ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 886/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 15 tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỔN ĐỊNH SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI CÁC THÔN, LÀNG CÓ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SINH SỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg
ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg
ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3593/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch
triển khai Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến
lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 1089/QĐ-UBND
ngày 05/4/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc phê duyệt Đề cương Đề án ổn định sản xuất, đời sống và phát
triển kinh tế - xã hội các thôn, làng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Dân
tộc tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án ổn định sản
xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các thôn, làng có đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.
(Có Đề án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành và UBND các huyện có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề
án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc
tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Dân tộc;
- Vụ Tài chính, Vụ Địa phương II thuộc Ủy ban
Dân tộc;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- PVPNN;
- Lưu: VT, K1.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|
ĐỀ ÁN
ỔN
ĐỊNH SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC THÔN, LÀNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 15/3/2017 của UBND tỉnh)
Phần mở đầu
SỰ CẦN THIẾT VÀ
CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết phải lập Đề án ổn
định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các thôn, làng dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020
Trong những năm qua, được sự quan tâm
của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, kịp
thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp ủy, chính quyền các địa phương nên các thôn,
làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tình hình sản xuất ổn định, đời
sống ngày càng cải thiện và kinh tế - xã hội không ngừng
phát triển; bộ mặt các thôn, làng ngày càng khởi sắc.
Tuy nhiên, nhìn chung các thôn, làng
đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức,
đó là: kinh tế phát triển chậm, trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, tập
quán canh tác lạc hậu, năng suất các loại cây trồng, vật nuôi thấp, trình độ
dân trí thấp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, trình độ
phát triển của các dân tộc chưa đồng đều, trình độ cán bộ thôn, làng phần lớn
chưa được đào tạo chuyên môn, văn hóa thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kết quả giảm
nghèo chưa vững chắc, chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế; kết cấu hạ tầng còn thấp kém chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất
là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi nhỏ, thông tin và hạ tầng
cấp thiết khác; nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác, phát huy đúng mức;
quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, sức cạnh tranh thấp và đời sống đồng bào còn nhiều
khó khăn.
Xuất phát từ tình
hình trên, nhằm phát huy những thành quả đã đạt được và tập trung huy động cao
nhất mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế để đầu tư ổn định sản xuất, đời sống
và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển nhanh
và bền vững hơn, đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Quyết định số 449/QĐ-TTg
ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác
dân tộc đến năm 2020, Quyết định số 3593/QĐ-UBND
ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định về việc ban hành Kế hoạch triển
khai Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược
công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định xây dựng Đề án ổn
định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các
thôn, làng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2020
là rất cần thiết.
2. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX)
và Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc;
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày
14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
- Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày
27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dân tộc thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày
12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm
2020;
- Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày
04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày
02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày
31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;
- Quyết định số 3593/QĐ-UBND ngày
29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 1089/QĐ-UBND ngày 05/4/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề cương Đề án ổn định sản xuất, đời
sống và phát triển kinh tế - xã hội các thôn, làng có đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020;
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của
các Bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh liên
quan đến Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
Phần I
HIỆN TRẠNG
TÌNH HÌNH DÂN CƯ - VÙNG SẢN XUẤT - CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC THÔN, LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. KHÁI QUÁT ĐẶC
ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC THÔN, LÀNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
Bình Định có 119 thôn, làng đồng bào
dân tộc thiểu số sống thành cộng đồng dân cư thuộc 33 xã ở 6 huyện: Vân Canh,
Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát. Trong 119 làng có 114 làng dân số
đông hình thành Ban Quản lý thôn, làng, 5 làng dân số ít thành tổ dân cư xen ghép trong thôn với người
Kinh, về dân tộc thiểu số toàn tỉnh có 39.836 người (Theo số liệu điều tra 53
dân tộc thiểu số của Tổng cục Thống kê tháng 8 năm 2015); riêng 119 thôn, làng
có 10.313 hộ, 37.443 khẩu.
II. VỀ SẢN XUẤT VÀ
THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ
1. Tại Quyết định số 4213/QĐ-UBND
ngày 17/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh quy định mức bình quân diện tích đất sản
xuất cho mỗi hộ gia đình để thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh
hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt
khó khăn như sau: Đối với đất sản xuất nông nghiệp, diện tích giao bình quân
cho mỗi hộ là 0,5 ha hoặc 01 ha đất trồng rừng; đối với hộ vừa có đất sản xuất
nông nghiệp vừa có đất trồng rừng thì diện tích giao đất bình quân là 01 ha thì
số hộ thiếu đất là 3.038 hộ.
2. Số hộ dân tộc thiểu số nhận khoán quản lý bảo vệ rừng là 6.730 hộ, với
diện tích 60.457,14 ha; trong đó, số hộ và diện tích nhận khoán rừng tự nhiên 6.140 hộ/59.695,6 ha, số hộ
và diện tích nhận khoán rừng trồng 590 hộ/761,54
ha.
3. Số hộ đã giao quyền sử dụng ruộng
đất lâu dài là 8.649 hộ/8.510,68 ha; trong đó, số hộ - diện tích đất nông nghiệp:
5.824 hộ/5.016,59 ha, số hộ - diện tích đất lâm nghiệp 2.825 hộ/3.494,09 ha.
4. Số hộ chưa giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài 4.489 hộ.
5. Về quy hoạch,
số làng đã ổn định định canh định cư: 112 làng/119 làng; số làng chưa ổn định cần
di chuyển điểm định canh, định cư mới hoặc chỉnh trang lại khu dân cư hiện có:
54 làng; số hộ cần di dãn dân 1.664 hộ, số hộ cần ở xen ghép 171 hộ.
Đến nay, chỉ có 13 làng (xã Vĩnh Thuận
8 làng, xã Vĩnh Hòa 4 làng) thuộc xã tái định cư Hồ Định Bình, huyện Vĩnh Thạnh
có các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và
quy hoạch các khu dân cư nhưng chưa đầy đủ còn phải bổ sung, điều chỉnh; còn lại
117 thôn, làng cần phải xây dựng quy hoạch mới theo yêu cầu
gồm:
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư
mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản
sắc văn hóa tốt đẹp.
III. VỀ HẠ TẦNG
KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Giao thông
- Đường trục từ xã đến thôn, làng được
nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải,
đạt tỷ lệ 84% theo Bộ tiêu chí 2013;
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng
hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, đạt tỷ lệ 63%.
- Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và
không lầy lội trong mùa mưa đạt, tỷ lệ 59%.
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng
được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, đạt tỷ lệ 42%.
Thực trạng công tác quản lý, duy tu bảo
dưỡng hệ thống đường giao thông thôn, làng còn nhiều bất cập, chưa có quy chế quản lý và giao cho bộ phận quản lý cụ thể, cộng
với thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng, điều kiện thiên nhiên
hiểm trở, đèo dốc, sạt lở, ý thức của người dân khi tham
gia giao thông còn hạn chế nên hệ thống giao thông xuống cấp nhanh và sự tham
gia của cộng đồng dân cư vào xây dựng và quản lý công trình còn rất khiêm tốn, chưa phát huy
trách nhiệm cộng đồng dân cư ở thôn, làng.
2. Thủy lợi
- Hệ thống công trình thủy lợi các
thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm: các hồ, đập, hệ thống kênh mương,
trạm bơm tưới, tiêu; đê, kè, cống đã cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu cho sản
xuất và cấp nước sinh hoạt, phòng chống bão lũ cho 48 thôn, làng, còn lại
71/119 thôn, làng chưa đáp ứng.
- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý ở
các thôn, làng đã được kiên cố hóa đạt tỷ lệ 40%.
Thực trạng công tác quản lý các công
trình thủy lợi, có sự tham gia của người dân còn hạn chế, nhiều công trình giao
do xã, làng quản lý do trình độ quản lý còn hạn chế và ý thức hạn chế của một số
người dân nên nhiều công trình chưa phát huy hết hiệu quả, xuống cấp nhanh. Công tác duy tu, bảo
dưỡng còn hạn chế do thiếu kinh phí
và vận hành công trình, quản lý môi trường nguồn nước nhiều lúc chưa đáp ứng
yêu cầu ...
4. Về
điện
- Hiện nay, có 113/119 thôn, làng sử
dụng điện lưới quốc gia; còn lại 06/119 thôn, làng sử dụng điện diezel...không ổn
định (Làng 02 - Vĩnh Kim; Làng Chồm, Làng Canh Tiến, Làng Cát, làng Kbông (Canh
Liên), Làng Canh Giao Trong (Canh Hiệp);
- Tỷ lệ hộ được dùng điện thường
xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 95%.
5. Trường học
Tỷ lệ trường học có cơ sở vật chất đạt
chuẩn quốc gia theo các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học là 45%.
6. Cơ sở vật chất văn hóa
Số thôn, làng có nhà rông hoặc nhà
văn hóa và khu thể thao đạt yêu cầu theo nội dung Tiêu chí nông thôn mới tất cả
119 thôn, làng đều không đạt; số thôn, làng có nhà rông hoặc nhà văn hóa 89/119
thôn, làng.
7. Bưu điện
- Tổng số thôn phủ sóng được điện thoại
di động 111 thôn, làng/119 thôn; số thôn, làng chưa phủ sóng điện thoại di động
8 thôn, làng (Thôn 3, xã An Nghĩa; Thôn 5, Thôn 6 xã An Quang; Làng Cà Nâu,
Làng Chồm, Làng Cát, Làng Kà Bong, Làng Kà Bưng xã Canh Liên);
- Có 65 thôn, làng được kết nối
internet thôn, đạt tỷ lệ 54,62% tổng số thôn; số thôn, làng chưa được kết nối
internet 54 thôn, làng; trong đó, huyện An Lão 22 thôn, làng, huyện Hoài Ân 8
thôn, làng, huyện Vân Canh 14 thôn, làng; huyện Vĩnh Thạnh 10 thôn, làng.
8. Nhà ở dân cư
- Số lượng nhà tạm, nhà dột nát hiện
còn 1.416 nhà; chiếm tỷ lệ 13,74% so với tổng số nhà đồng bào dân tộc thiểu số;
- Số lượng nhà ở của dân cư đạt tiêu
chuẩn của Bộ Xây dựng là 6.901 nhà; chiếm tỷ lệ 67% so với tổng số nhà đồng bào
dân tộc thiểu số.
IV. KINH TẾ VÀ TỔ
CHỨC SẢN XUẤT
1. Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người
10.910.000 đồng/người/năm, so với mức bình quân chung của tỉnh còn rất thấp.
2. Dân số
(khẩu, nhân khẩu) hộ nghèo, cận nghèo đa chiều cuối năm 2015 trong 119 thôn,
làng.
- Dân số (khẩu, nhân khẩu):
|
10.313 hộ, 37443 khẩu.
|
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đến
31/12/2015:
|
76,80%
|
- Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều đến
31/12/2015:
|
10,86%
|
3. Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc
làm thường xuyên đạt 95%.
4. Hình thức tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác thuộc hợp tác xã hoặc tổ
quần công, đổi công hoạt động có hiệu quả có 8/119 thôn, làng.
V. VĂN HÓA - XÃ HỘI
- MÔI TRƯỜNG
1. Giáo dục
- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến
trường đạt 97,7 %;
- Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng đạt
4,13%;
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt
118/119 thôn, làng, tỷ lệ 99%;
- Tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghe) đạt
75,73%;
- Số học sinh tốt nghiệp các trường:
dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học ra trường từ năm 2011 - 2015 là 619 người;
- Số người đã có việc làm: 286 người;
- Số người chưa bố trí việc làm: 333
người.
2. Y tế
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình
thức bảo hiểm y tế đạt 100%.
- Nhân viên y tế thôn, làng phần lớn
đều đạt trình độ chuyên môn được đào tạo theo Chương trình của Bộ Y tế trở lên.
3. Văn hóa
Thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn
hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 60/119 thôn, làng; còn
lại 59 thôn, làng chưa đạt.
4. Môi trường
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ
sinh theo tiêu chuẩn Quốc gia 73,19%;
- Tỷ lệ hộ có công trình vệ sinh (hố
xí) khoảng 20% tổng số hộ, tất cả các làng đều không đạt;
- Tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm
có chuồng trại đạt tỷ lệ khoảng 30%, tất cả các làng đều
không đạt;
- Chất thải, nước thải được thu gom
và xử lý theo quy định có 12/119 thôn, làng.
VI. HỆ THỐNG TỔ CHỨC
CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
1. Trình độ cán bộ thôn, làng
- Bí thư Chi bộ có trình độ văn hóa:
Cấp I có 20 người, cấp II có 78 người và cấp III có 21 người.
- Thôn trưởng: Cấp I có 20 người, cấp
II có 78 người và cấp III có 21 người.
- Mặt trận thôn: Từ lớp 3/12 đến 12/12.
2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống
chính trị cơ sở ở thôn, làng theo quy định
Tất cả các thôn đều đạt.
VII. AN NINH, TRẬT
TỰ
1. Tổng số vụ khiếu kiện của người
dân tộc thiểu số 31 vụ;
2. Số đơn thư
khiếu nại, tố cáo đồng bào dân tộc thiểu số đã được tiếp nhận 30 đơn, số đơn
thư đã được giải quyết 28 đơn.
3. Số vụ tranh chấp đất đai của đồng
bào dân tộc thiểu số 7 vụ.
4. Số vụ tự tử, tự sát trong thôn,
làng từ năm 2015 - 2016: 19 vụ, làm chết 17 người.
VIII. KẾT LUẬN
CHUNG
Qua khảo sát tình hình sản xuất, đời
sống và phát triển kinh tế - xã hội các thôn, làng dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh theo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đánh giá chung những mặt
được và những khó khăn, tồn tại như sau:
1. Những mặt được
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
trong thời gian qua đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu
số trong tỉnh nên đến nay các thôn, làng đồng bào đã có nhiều thay đổi tích cực,
đời sống của đồng bào không ngừng được nâng lên, quyền bình đẳng giữa các dân tộc
được đảm bảo, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố; kinh tế vùng đồng bào
dân tộc thiểu số đã có bước phát triển đáng kể. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
thay đổi rõ nét, đến nay có 112/119 thôn, làng đạt 94,12% đã ổn định định canh
định cư, có 112/119 thôn, làng đạt 94,12% đường ô tô đến làng, có 48/119 thôn,
làng có hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất và nước sinh hoạt; có 113/119
thôn, làng có điện lưới quốc gia đạt 94,96 %, gần 95% hộ dùng điện lưới quốc
gia; số thôn, làng có nhà rông 89/119 thôn, làng, đạt 74,79%.; số thôn được phủ
sóng điện thoại di động 111/116 thôn, làng đạt 95,69%; kết nối internet 65/119
thôn, làng đạt 54,62%. Các chế độ, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất
là cho đối tượng nghèo, cho học sinh, sinh viên được thực hiện đầy đủ.
Ban quản lý, điều hành thôn, làng thường
xuyên được kiện toàn, củng cố và ngày càng phát triển; các chính sách dân tộc được
trực tiếp tới người dân, góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, giảm tỷ
lệ nghèo hàng năm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
2. Những khó khăn và tồn tại
- Số hộ nghèo của đồng bào dân tộc
thiểu số còn cao so với tổng số hộ nghèo chung của cả tỉnh;
- Số hộ thoát
nghèo chưa bền vững, các hộ mới thoát
nghèo dễ tái nghèo;
- Số hộ thiếu đất sản xuất còn chiếm
tỷ lệ cao;
- Số hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng mới đạt 65,25% trên tổng số hộ; trong
khi đó rừng tự nhiên và rừng trồng chưa nhận khoán
vẫn còn;
- Số hộ và diện tích đã giao quyền sử
dụng ruộng đất lâu dài còn thấp, nhất là diện tích đất lâm
nghiệp, mới giao 2.885 hộ/3.494 ha. Số hộ chưa giao quyền
sử dụng ruộng đất lâu dài 4.489 hộ;
- Số làng có quy hoạch chỉ có 13 làng
ở huyện Vĩnh Thạnh thuộc xã tái định cư Hồ Định Bình, còn lại các làng chưa có
quy hoạch sản xuất, phát triển hạ tầng và khu dân cư;
- Về giao thông
đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện tỷ lệ chỉ
đạt 40%;
- Tỷ lệ thôn làng có hệ thống công
trình thủy lợi phục vụ ổn định đất sản xuất và nước sinh hoạt mới đạt 48/119
thôn, làng; số kênh mương do xã quản lý được cứng hóa mới đạt tỷ lệ 40%.
- Còn 06 làng chưa có điện lưới quốc
gia, sử dụng điện diezel không hiệu quả;
- Cơ sở vật chất các trường mầm non,
mẫu giáo, phòng tiểu học mới đạt 45% chuẩn quốc gia;
- Còn 30 thôn, làng chưa có nhà rông
hoặc nhà văn hóa để sinh hoạt;
- Số lượng nhà tạm, nhà dột nát hiện
còn nhiều;
- Đội ngũ cán bộ quản lý các thôn,
làng trình độ văn hóa và chuyên môn còn thấp; phần lớn chưa được đào tạo về
chuyên môn.
3. Nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế
a) Về
khách quan
- Các thôn, làng dân tộc thiểu số ở địa
bàn rộng, địa hình đồi núi, độ dốc cao, chia cắt; dân số phân bố không tập
trung, gây khó khăn trong việc tổ chức phương án ổn định phát triển sản xuất,
phát triển kinh tế - xã hội; nằm trong vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, đất
đai phần lớn là đồi núi, tầng canh tác thấp, bạc màu, ít thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp;
- Về huy động và
bố trí nguồn lực: Vùng dân tộc thiểu số đã được ưu tiên nguồn lực (bình quân mỗi
năm huy động lồng ghép hơn 500 tỷ đồng), song do nhu cầu đầu tư lớn, nhiều mục tiêu phải thực hiện trong khi xuất phát điểm thấp nên nguồn lực vẫn
còn thấp so với nhu cầu; việc huy động nguồn lực hỗ trợ từ
các Tập đoàn, Tổng công ty và các doanh nghiệp giúp đỡ cho huyện nghèo mặc dù đạt
những kết quả khả quan nhưng không đồng đều qua các năm; những năm gần đây do
khó khăn nên việc đóng góp, ủng hộ nguồn lực cũng giảm sút;
- Về cơ chế
chính sách: Một số chính sách thực hiện trên địa bàn miền núi còn chồng chéo, trùng
lắp về đối tượng, nội dung, địa bàn (Chương trình 135, Chương trình 30a, Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng nông thôn mới đều có các chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng cho các xã thuộc huyện nghèo), mặc dù không trùng lắp về nguồn lực
nhưng do định mức, cơ chế, cách thức thực hiện khác nhau nên khó khăn trong
công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện của các địa phương, cơ sở, làm phân tán nguồn
lực, giảm hiệu quả của chương trình;
- Có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ
trực tiếp cho hộ nghèo, người nghèo nên phát sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại,
không muốn ra khỏi diện nghèo của một bộ phận người nghèo; công tác đánh giá,
rà soát, bình xét hộ nghèo hàng năm ở một số địa phương, cơ sở còn nhiều sai
sót.
b) Về
chủ quan:
- Nguyên nhân đồng bào dân tộc còn
thiếu đất sản xuất:
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất với mục
tiêu chung là ổn định đời sống và sản xuất cho đồng bào
dân tộc thiểu số nhưng đến nay tỷ lệ hộ thiếu đất sản xuất còn cao; nguyên nhân
cụ thể như sau:
+ Thực hiện các chính sách tại Quyết
định số 132/2002/QĐ-TTg về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào
dân tộc thiểu số; Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà
ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số; Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg
và Quyết định số 1342/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ định canh định cư cho
đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực
hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến
năm 2010, Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất, nước sinh hoạt và chuyển đổi nghề theo Quyết định số 755/QĐ-TTg... Chính
sách được ban hành khá nhiều nhưng kết quả thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất
cho đồng bào dân tộc thiểu số lại hạn chế, đạt kết quả rất thấp so với kế hoạch.
Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi, “đất rộng, người
thưa” nhưng diện tích đất nông nghiệp lại ít, chủ yếu là đất
có độ dốc lớn, địa hình phức tạp, nhiều núi cao, diện tích đất rừng chiếm nhiều...
dẫn đến quỹ đất không đủ so với định mức hỗ trợ mà chính sách đã hoạch định.
Khai hoang phục hóa để tạo quỹ đất cấp
cho dân thì định mức quy định không sát thực tế. Theo các Quyết định số 132,
134, định mức hỗ trợ khai hoang là 5 triệu đồng/ha nhưng ở Bình Định cần phải
có 20 triệu đồng mới có thể khai hoang được 1 ha đất; theo Quyết định số 1592 nếu
địa phương không có quỹ đất thì được hỗ trợ ngân sách và tín dụng để mua đất sản xuất với định mức không quá 20 triệu đồng/ha, trong
đó ngân sách Nhà nước cấp 10 triệu đồng/hộ
và vay tín dụng không quá 10 triệu đồng/hộ trong thời gian 5 năm với lãi suất
0%, thực tế giá đất lên tới 80-120 triệu đồng/ha dân không thể thực hiện được;
+ Do thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, để nhường đất cho xây dựng các công trình quan trọng của địa phương,
của Quốc gia, đồng bào phải di chuyển tới những nơi ở mới. Nhiều dự án không bố
trí đủ đất sản xuất cho đồng bào dẫn đến thiếu ổn định cuộc
sống, đất có chất lượng xấu, có độ dốc cao không sử dụng được, đất bị các hộ
dân sở tại lấn chiếm làm trang trại, đất bị người dân các nơi khác xâm canh...
+ Dân số vùng dân tộc thiểu số tăng
nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước cộng với việc tách hộ cũng là
nguyên nhân dẫn đến việc thiếu đất ở, đất sản xuất ở các địa phương vùng miền
núi, dân tộc.
+ Giải pháp tạo quỹ đất từ việc thu hồi
đất của các dự án, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, sử dụng chưa đúng mục
đích để cấp cho các hộ đạt kết quả thấp.
+ Theo quy định thì các hộ được giao
đất không được phép chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất sản xuất
trong vòng 10 năm kể từ ngày được Nhà nước giao đất nhưng trên thực tế do làm
ăn không hiệu quả, khó khăn, bệnh tật, nhiều hộ dân tộc thiểu số nghèo phải
sang nhượng, cầm cố, thế chấp đất sản xuất, thậm chí cả đất ở, nhà ở rồi không
có khả năng chuộc lại quay về trở thành hộ không có đất ở, đất sản xuất;
- Quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu dựa
vào sản xuất nông nghiệp, lại thường xuyên chịu tác động xấu của thời tiết,
thiên tai, dịch bệnh và giá cả thị trường;
- Đặc điểm địa hình núi và dốc, hạ tầng
sản xuất, đời sống yếu kém và thiếu đồng bộ, nhất là hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông là
những trở ngại lớn trong phát triển, đòi hỏi lớn về vốn đầu tư;
- Trình độ dân trí và chuyên môn kỹ
thuật còn thấp, khả năng nắm bắt thông tin thị trường, ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ còn nhiều hạn chế. Một bộ phận đồng bào các dân tộc chưa thật sự thoát khỏi tư tưởng thoát nghèo, chưa thật sự vươn lên để phát triển kinh tế và làm
giàu; tinh thần, ý chí tự vươn lên của một bộ phận đồng bào dân tộc chưa cao; vẫn
còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại;
- Xuất phát điểm thấp, nền kinh tế
chưa có tích lũy, nguồn lực trong dân, trong cộng đồng chưa được huy động tốt,
nhất là trong phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả,
chưa tạo được nhiều mô hình giúp nhau giữa người giàu, người làm ăn giỏi với
người nghèo để cùng nhau thoát nghèo,
vươn lên khá giả;
- Cơ chế phân cấp và trách nhiệm đối với cấp huyện và cấp xã chưa rõ ràng, nhất là đối với các
công trình hỗ trợ phát triển sản xuất và hạ tầng dân sinh quy mô vừa và nhỏ,
làm hạn chế vai trò chủ động của cấp xã, hạn chế sự tham gia của người dân (hiện
nay, các công trình tại các địa phương chủ yếu đều do cấp huyện làm chủ đầu
tư). Cơ chế chính sách đặc thù thu hút đầu tư vào vùng miền núi chưa đủ mạnh
nên vẫn chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn;
- Công tác thông tin, tuyên truyền,
phổ biến các chủ trương, chính sách và cơ chế thực hiện các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến người dân chưa được
sâu, rộng, sát thực tế và đầy đủ, phương thức chưa phù hợp, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm đúng mức,
làm hạn chế mức độ tham gia, giám sát của người dân, cộng đồng, hạn chế mức độ
tham gia và huy động nguồn lực trong dân; việc ưu tiên bố trí nguồn lực từ các
chương trình, dự án khác cho khu vực miền núi còn hạn chế;
- Công tác lựa chọn đầu tư, giám sát
đầu tư ở một số địa phương miền núi thực hiện chưa tốt, dàn trải; một số công
trình đầu tư chưa thực sự phù hợp với nhu cầu cấp thiết về sản xuất và dân sinh
trên địa bàn; còn ít dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi cho cả vùng; cách thức hỗ trợ sản xuất tại một số địa phương chưa căn
cứ vào quy hoạch sản xuất, chủ yếu tổ chức mua giống, vật tư cấp phát cho người
dân, dẫn đến hiệu quả thấp;
- Chậm triển khai xây dựng các loại
quy hoạch, chất lượng một số quy hoạch còn thấp. Nội dung quy hoạch chủ yếu tập
trung vào quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới điểm dân cư nông thôn, ít chú
trọng đến quy hoạch sản xuất;
- Sự chỉ đạo, điều hành của một số
chính quyền cơ sở đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các thôn, làng đồng
bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là ở những xã,
thôn đặc biệt khó khăn cán bộ là người tại chỗ còn có những hạn chế nhất định về
trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chương trình nên
cũng hạn chế đến hiệu quả của các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng.
4. Một số bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn triển khai thực hiện
các chương trình, dự án, các chính sách phát triển kinh tế
- xã hội vùng dân tộc thiểu số, có thể rút ra một số bài học như sau:
- Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương, tỉnh
đến cơ sở; trong đó cấp ủy, tổ chức Đảng và chính quyền các cấp phải cụ thể hóa
nghị quyết thành những chính sách, chương trình hành động,
kế hoạch cụ thể, đồng bộ và thống nhất. Quá trình thực hiện cần có sự phân
công, phân cấp, làm rõ trách nhiệm của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân;
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
giáo dục, vận động sự tham gia của cộng đồng dân cư cùng với
Nhà nước thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, phát huy dân chủ, tạo ý thức tự lực, tự cường và tạo niềm tin, sự
đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân;
- Phát huy tối đa các nguồn lực,
tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, phát huy nội lực và huy động các nguồn lực
từ bên ngoài để tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên đầu
tư kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề bức xúc về đất sản xuất, nước sinh hoạt
cho các thôn, làng đặc biệt khó khăn; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân
trí gắn với đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào các dân tộc
thiểu số;
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự
phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và
phát huy đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ dân tộc thiểu số, người có uy tín trên địa
bàn. Đồng thời làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch hàng năm, đặc biệt là quy
hoạch về sản xuất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng để giải quyết
cơ bản vấn đề việc làm, phát triển sản xuất, bảo vệ tài
nguyên, giải quyết đói nghèo người dân ở các thôn, làng;
- Để phát triển kinh tế - xã hội
thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo nhanh và bền vững, sớm thu hẹp khoảng
cách với vùng đồng bằng, bên cạnh sự hỗ trợ của Trung
ương, các ngành, các cấp thì việc nâng cao nhận thức, năng lực tự thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế gia
đình của người dân trên địa bàn là vấn đề rất quan trọng.
Những khó khăn trên của các thôn,
làng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian đến rất cần sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước và sự chung tay, giúp sức của cộng đồng, các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh.
Phần II
NỘI DUNG CỦA ĐỀ
ÁN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế - xã hội các thôn,
làng đồng bào dân tộc thiểu số toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo
vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng dân tộc, miền
núi và miền xuôi; giảm dần thôn, làng đặc biệt khó khăn; hình thành các vùng
chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị; phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc
thiểu số; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân
tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các
dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực vùng dân tộc thiểu số: Người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động
được qua bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo đạt trên 50%, trong đó có 20% được đào tạo
nghề; đảm bảo 95% trở lên số trường học kiên cố; trên 95% trẻ em trong độ tuổi được đến trường; đạt 300 sinh viên trên một vạn
dân; tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 60% lao động xã hội;
- Công tác cán bộ người dân tộc thiểu
số: 100% cán bộ Ban quản lý thôn (Bí thư, Phó Bí thư, Thôn trưởng, Thôn phó, Mặt
trận thôn) được đào tạo, trong đó trên 70% có trình độ từ sơ cấp trở lên;
- Giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số:
Bình quân mỗi năm giảm 4 - 5% hộ nghèo; xóa nhà ở dột nát, trên 70% nhà ở đạt
tiêu chuẩn, đảm bảo thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số đến năm
2020 đạt 21 triệu đồng/người/năm; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất, nước
phục vụ sản xuất; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm một số sản phẩm nông nghiệp
hàng hóa;
- Cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số:
Đảm bảo 100% đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường
huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm
và 70% đường trục thôn, làng và đường liên thôn, làng ít nhất được cứng hóa, đảm
bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm được quy định trong Chương trình xây dựng
nông thôn mới; trên 98% hộ sử dụng điện thường xuyên; 95% hộ gia đình sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh; các xã có điểm phục vụ bưu
chính, viễn thông; internet đến hầu hết các thôn, làng;
- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc; trên 100% hộ gia đình được xem truyền hình; đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu thu các kênh phát thanh, truyền hình kỹ thuật số;
phát triển con người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất,
tinh thần, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật; 100% thôn, làng có cán bộ y tế
đạt trình độ chuyên môn từ y tá trở lên; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế
khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách dân số -
kế hoạch hóa gia đình;
- Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh,
tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số;
- Hạn chế thiệt hại do các sự cố môi
trường, thiên tai, dịch bệnh gây ra; bố trí lại khu chăn nuôi gia súc, gia cầm,
nhà vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh môi trường nông thôn.
II. NỘI DUNG CỦA
ĐỀ ÁN
1. Công tác quy hoạch, ổn định định
canh, định cư
- Tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch
xây dựng xã nông thôn mới, trong đó tập trung vào các nội dung: quy hoạch sản
xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi); khu sản xuất lâm nghiệp; khu dân cư,
đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, không để nhân dân
thiếu đất sản xuất.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ di dân,
thực hiện định canh định cư cho các thôn, làng cần sắp xếp, ổn định khu dân cư,
nhất là các vùng sạt lở; vùng sông, suối dễ bị lũ cuốn trôi, nhà ở chật chội...
gồm nhiều lĩnh vực như phát triển sản xuất, giao thông, điện, nước sinh hoạt,
giáo dục, văn hóa, y tế; sắp xếp ổn định dân cư theo hướng quy hoạch mới để góp
phần phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và
dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Phấn đấu đến năm 2020, có 100% thôn,
làng ổn định định canh định cư, 100% thôn làng thực hiện theo quy hoạch di dãn
dân theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
2. Phát triển sản xuất và ổn định
đời sống
- Đến năm 2020, phấn đấu giải quyết cơ
bản các hộ có nhu cầu nhưng thiếu đất sản xuất;
trường hợp quỹ đất địa phương không còn phải vận động bà
con thực hiện chuyển đổi ngành nghề phù hợp với thực tế. Tiếp tục giao khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên còn lại và rừng
trồng cho bà con để rừng được bảo vệ tốt hơn và góp phần giải quyết việc làm và
tăng thu nhập;
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng
phát triển kinh tế hàng hóa nông hộ và tập thể, mở mang các ngành nghề phi nông
nghiệp với sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước, từng bước đưa
sản xuất thoát ra khỏi tình trạng manh
mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, hòa nhập vào kinh tế thị trường. Tập trung giải quyết
đất đai, đôn đốc thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước
sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo theo Quyết định số
2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc
thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2017 - 2020. Đồng thời, phải làm thật tốt công tác tuyên truyền giáo dục;
tập trung nâng cao trình độ dân trí, năng lực quản lý xã hội và kỹ năng phát
triển kinh tế cho cán bộ và đồng bào các dân tộc;
- Quan tâm tới việc giúp đỡ đồng bào
thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ bỏ cách canh tác lạc hậu để chuyển sang sản xuất
theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa. Hướng dẫn bà con biết áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, thay thế dần các giống cây, con năng suất thấp bằng giống
mới cho năng suất cao hơn; tích cực chuyển đổi diện tích vườn tạp sang trồng
các loại cây công nghiệp dài ngày như: hồ tiêu, chè, cây ăn quả,... đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Tập quán chăn nuôi cũ phải dần xóa bỏ, thay thế bằng chăn nuôi
chuồng trại; người dân biết chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc, gia cầm vào
mùa khô và biết cách phòng, chống bệnh dịch.
3. Phát triển y tế, văn hóa, giáo
dục
3.1. Về giáo dục
- Tập trung xây dựng và phát triển hệ
thống trường, lớp; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng
nhu cầu dạy và học, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chú trọng phát triển đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc thiểu số về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; coi trọng giáo dục, phát triển và
hoàn thiện nhân cách, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân của học
sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục thực hiện đúng, đủ, kịp thời
các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên; đồng thời, chăm lo đời
sống cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để các thầy,
cô an tâm giảng dạy.
3.2. Về văn hóa
- Tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc,
phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ
viết của các dân tộc; quán triệt và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc nói chung và chính sách về bảo tồn văn hóa, phong
tục tập quán các DTTS nói riêng;
- Tiếp tục đầu tư số thôn, làng chưa
có nhà rông hoặc nhà văn hóa và khu thể thao đạt yêu cầu
theo nội dung Tiêu chí nông thôn mới; hỗ trợ cho mỗi thôn, làng một bộ cồng
chiêng (ít nhất 12 món). Phấn đấu đến năm 2020 thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng
văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 100%.
3.3. Về y tế thôn, làng
- Tiếp tục phát huy vai trò của đội
ngũ y tế thôn, làng để chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng,
chống dịch bệnh hiệu quả cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là các thôn,
làng ở vùng sâu, vùng xa; giảm khó khăn trong công việc khám, chữa bệnh, tiếp cận
các dịch vụ y tế của người dân;
- Chú trọng củng cố đội ngũ cán bộ y
tế ở 100% số thôn, làng để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu và tuyên truyền kiến thức phòng, chống dịch bệnh xây dựng môi trường sống
hợp vệ sinh. Ngành y tế tỉnh tiếp tục tổ chức đào tạo, đào tạo lại từ 6 đến 9
tháng cho tất cả cán bộ y tế thôn, làng chưa bảo đảm trình độ, đến năm 2020 đạt
chuẩn 100%; đồng thời cấp phát túi y tế thôn, làng.
- Phấn đấu đến năm 2020 tiếp tục giữ
tỷ lệ người dân dân tộc thiểu số tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 100%
như hiện nay.
4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
4.1. Về giao thông
- Đầu tư các công trình đường xã và
đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô
tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 100% theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Đường trục thôn, làng và đường liên
thôn, làng ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt
70%;
- Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận
chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt 70%.
4.2. Về thủy lợi
- Tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi để
đến năm 2020 cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh cho các làng đồng bào
dân tộc thiểu số; phấn đấu trên 80% diện tích đất sản xuất có khả năng tưới được
tưới ổn định trên 70% diện tích.
- Trên 50% kênh mương do xã quản lý
được kiên cố phục vụ sản xuất.
4.3. Về điện
- Tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống
điện lưới quốc gia đến các thôn, làng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;
đưa điện lưới về các làng: Làng Chồm, Làng Kà Bưng, Làng Cát, xã Canh Tiến (Vân
Canh) hiện nay đang sử dụng điện diezel không hiệu quả; đầu tư nâng cấp máy và
hệ thống điện diezel của 2 làng: làng Canh Giao Trong thuộc xã Canh Hiệp, làng
Canh Tiến thuộc xã Canh Liên, làng 02 thuộc xã Vĩnh Kim khó khả năng kéo điện
lưới quốc gia khó khả thi vì ở xa trung tâm xã;
- Đầu tư để tăng tỷ lệ dùng điện của
đồng bào dân tộc thiểu số từ 98% lên 99,5%; trong đó tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc
gia đạt 99%.
4.4. Về trường học
Đẩy mạnh việc xây mới trường học, tu
sửa tường rào, sân chơi bê tông, vườn hoa cây cảnh, công trình vệ sinh nước sạch
khép kín, các trường mẫu giáo, phòng học và nhà trẻ.
5. Ổn định an ninh, trật tự xã hội
Hiện nay, một số địa bàn vùng sâu,
vùng xa, đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều
khó khăn, mặt bằng dân trí, thu nhập chưa đồng đều, nạn phá rừng làm rẫy trái
phép, hủ tục mê tín dị đoan như ma chay, nghi kỵ cầm đồ
thuốc độc, tệ nạn tự tử, quá trình triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số còn một số bất cập, làm phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp,
khiếu kiện trong nhân dân; tình hình tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội chưa được
ngăn chặn triệt để... phần nào tiềm ẩn
yếu tố gây mất ổn định về an ninh trật tự.
Trước tình hình trên, công tác đảm bảo
an trật tự trong vùng đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng. Các cấp ủy Đảng,
chính quyền phải quan tâm củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở. Vận động
quần chúng nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc, giúp củng cố niềm
tin của quần chúng nhân dân, nâng cao ý thức tích cực tham gia tố giác, đấu
tranh với tội phạm và tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về nhiệm vụ
công tác dân tộc trong tình hình mới; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn
giáo để củng cố niềm tin của đồng bào DTTS. Từ đó tiếp tục phát huy vai trò
quan trọng của đồng bào DTTS trong đảm bảo an ninh, trật tự.
III. TỔNG VỐN
1. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng
1.1. Vốn đầu tư quy hoạch:
|
128.599
triệu đồng
|
a) Khu dân cư mới: 41,20 ha, kinh
phí
|
46.230
triệu đồng;
|
b) Chỉnh trang khu dân cư hiện có:
45,20 ha, kinh phí:
|
25.369
triệu đồng;
|
c) Xây dựng điểm mới: 14,10 ha,
kinh phí
|
57.000
triệu đồng
|
1.2. Đầu tư giao thông
|
330.315
triệu đồng
|
a) Đường trục đến thôn, làng: 62,30
km, kinh phí
|
49.908
triệu đồng
|
b) Đường trục thôn, xóm: 76,1km, kinh phí
|
116.049
triệu đồng
|
c) Đường trục nội đồng; 147,20km,
kinh phí
|
164.358
triệu đồng
|
1.3. Đầu tư về thủy lợi:
|
259.125
triệu đồng
|
a) Công trình
thủy lợi
(Hồ chứa, xây kè, đập dâng)
|
184.995
triệu đồng
|
b) Bê tông kênh mương: 79,10km,
kinh phí
|
74.130
triệu đồng
|
1.4. Đầu tư về điện:
|
75.084
triệu đồng
|
a) Công trình điện/Trạm biến áp
19CT/TBA, kinh phí
|
13.710
triệu đồng
|
b) Lưới điện hạ thế: 89,2 km, kinh
phí
|
61.374
triệu đồng
|
1.5. Đầu tư về trường học:
(Phòng học, nhà vệ sinh, sân chơi)
|
59.143
triệu đồng
|
1.6. Đầu tư về văn hóa
|
49.920
triệu đồng
|
Nhà sinh hoạt cộng đồng:
(Xây dựng mới, khu thể thao, tường
rào, cổng ngõ âm thanh, ánh sáng)
|
|
1.7. Chợ
|
18.600
triệu đồng
|
Xây dựng mới 8 chợ, kinh phí
|
18.600
triệu đồng
|
1.8. Nước sinh hoạt
|
31.782
triệu đồng
|
a) Công trình cấp nước sinh hoạt cộng
đồng:
(Sửa chữa, xây
dựng mới 30 công trình, thụ hưởng 1.790 hộ)
|
28.524
triệu đồng
|
b) Giếng nước: 1.319 giếng
|
3.258 triệu đồng
|
1.9. Khai hoang
|
870
triệu đồng
|
Khai hoang 52 ha, kinh phí
|
870
triệu đồng
|
CỘNG:
|
953.438
triệu đồng
|
2. Tổng nhu cầu kinh phí sự nghiệp
|
|
2.1. Công tác ổn định định
canh định cư:
|
15.151,00
triệu đồng
|
a) Hỗ trợ trực tiếp cho hộ:
|
14.095,00
triệu đồng
|
b) Hỗ trợ cho cộng đồng:
|
1.056,00
triệu đồng
|
2.2. Phát triển sản xuất và ổn
định đời sống:
|
175.352,12
triệu đồng
|
a) Khoán
chăm sóc bảo vệ rừng:
|
72.564,64
triệu đồng
|
b) Hỗ trợ giống cây lâm nghiệp:
|
13.774,00
triệu đồng
|
c) Hỗ trợ giống vật nuôi:
|
28.800,00
triệu đồng
|
d) Hỗ trợ khuyến nông, ngư:
|
10.265,00
triệu đồng
|
- Khuyến nông:
|
8.812,00
triệu đồng
|
- Khuyến ngư:
|
1.453,00
triệu đồng
|
đ) Hỗ trợ gạo để trồng rừng:
|
520,00
triệu đồng
|
e) Trồng rừng
phòng hộ đặc dụng:
|
450,00
triệu đồng
|
g) Hỗ trợ khai hoang, phục hóa:
|
1.220,00
triệu đồng
|
h) Xuất khẩu lao động và tạo việc
làm:
|
6.600,48
triệu đồng
|
- Đào tạo nghề để xuất khẩu lao động:
|
1.675,22
triệu đồng
|
- Đào tạo nghề cho người DTTS:
|
4.925,26
triệu đồng
|
i) Hỗ trợ nhà cho hộ DTTS nghèo:
|
41.158,00
triệu đồng
|
2.3. Phát triển y tế, văn
hóa, gia đình:
|
45.319,18
triệu đồng
|
a) Hỗ trợ học bổng cho học sinh:
|
24.311,50
triệu đồng
|
b) Tăng mức phụ cấp cho giáo viên mầm
non thôn:
|
4.405,00
triệu đồng
|
c) Y tế:
|
6.982,90
triệu đồng
|
- Nâng mức phụ cấp cho y tế thôn:
|
6.982,9
triệu đồng
|
- Hỗ trợ thẻ BHYT cho hộ DTTS, hộ
nghèo, hộ ở vùng ĐBKK: 100%
|
d) Đào tạo nâng cao năng lực cho
cán bộ thôn:
|
3.577,80
triệu đồng
|
đ) Chăm sóc dân số kế hoạch hóa gia
đình:
|
3.020,99
triệu đồng
|
e) Kinh phí phụ cấp cán bộ thôn:
|
3.020,99
triệu đồng
|
Tổng:
|
235.822,30
triệu đồng
|
Tổng
cộng: 953.438,00 + 235.822,30 = 1.189.260,3 triệu đồng
|
Tương
đương:
|
1.189.260,00
triệu đồng
|
(Một
nghìn một trăm tám mươi chín tỷ hai trăm sáu chục triệu đồng)
|
IV. NGUỒN VỐN
Tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12
tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc
đến năm 2020; Quyết định số 3593/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành
Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định, nguồn vốn
thực hiện gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương đóng góp, từ các doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội, người dân và các nguồn huy động hợp pháp khác; trong đó coi trọng bố trí nguồn
lực từ ngân sách nhà nước, trên cơ sở tổng mức đầu tư, xác định cơ cấu nguồn vốn
của chương trình, cụ thể:
1. Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ
1.1. Vốn theo Quyết định số 449/QĐ-TTg
1.189.260
x 40% =
475.704 triệu đồng
1.2. Vốn từ các Chương trình MTQG, các chương trình, dự án hỗ trợ khác:
1.189.260
x 35% =
416.281 triệu đồng
(Bao gồm: Chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (250 tỷ đồng); Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (50 tỷ đồng);
Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (50 tỷ đồng); Chương trình phòng chống tội phạm;
Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chương trình phòng chống một số bệnh
xã hội, bệnh hiểm nghèo và HIV/AISD; Chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; Chương trình về văn hóa; Chương trình về giáo dục đào tạo;
hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6
tuổi; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; đầu tư kiên cố hóa kênh mương; phát
triển đường giao thông nông thôn; cơ sở hạ tầng làng nghề ...);
2. Vốn đầu tư phần ngân sách địa
phương
1.189.260
x 5% =
59.463 triệu đồng
3. Vốn tín dụng, bao gồm vốn vay hỗ
trợ đầu tư phát triển và tín dụng thương mại:
1.189.260
x 10%
= 118.926 triệu đồng
4. Vốn từ các Doanh nghiệp và các
loại hình kinh tế khác:
1.189.260
x 5%
= 59.463 triệu đồng
5. Vốn đóng góp của cộng đồng:
1.189.260
x 5%
= 59.453 triệu đồng
Tổng
cộng
1189.260 triệu đồng
V. PHÂN KỲ ĐẦU
TƯ
1. Năm 2017:
|
297.310 triệu đồng
|
Trong đó:
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng:
|
238.360 triệu đồng
|
+ Vốn sự nghiệp:
|
58.590 triệu đồng
|
2. Năm 2018:
|
297.310 triệu đồng
|
Trong đó
|
|
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng:
|
238.360 triệu đồng
|
+ Vốn sự nghiệp:
|
58.950 triệu đồng
|
3. Năm 2019:
|
297.300 triệu đồng
|
Trong đó:
|
|
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng:
|
238.350 triệu đồng
|
+ Vốn sự nghiệp:
|
58.950 triệu đồng
|
4. Năm 2020:
|
297.340 triệu đồng
|
Trong đó:
|
|
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng:
|
238.368 triệu đồng
|
+ Vốn sự nghiệp:
|
58.972 triệu đồng
|
Cộng:
|
1.189.260,00 triệu đồng
|
(Một
nghìn một trăm tám mươi chín tỷ hai trăm sáu chục triệu đồng)
|
Phần thứ III
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
1. Về
tuyên truyền, vận động tham gia Đề án ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các thôn, làng dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2020
- Tăng cường vai trò của cấp ủy Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh
phát huy vai trò của nhân dân trong việc thực hiện Đề án ổn
định sản xuất, đời sống và phát triển
kinh tế - xã hội các thôn, làng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2015 - 2020; hướng dẫn, vận động đồng bào các dân tộc thay đổi dần tập
quán sản xuất còn lạc hậu sang phương thức sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững; thường xuyên phổ biến mô hình mới, cách làm hay, các điển hình
tiên tiến, các sáng kiến và kinh nghiệm
tốt về xây dựng nông thôn mới và sản xuất đạt hiệu quả trên các phương tiện
thông tin đại chúng;
- Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung
sức xây dựng nông thôn mới” bằng các đợt phát động thi đua
xây dựng nông thôn mới; tổ chức bình xét, đánh giá để khen thưởng, động viên kịp
thời đối với các tập thể, cá nhân và các hộ gia đình có thành tích xuất sắc
trong xây dựng nông thôn mới và trong sản xuất.
2. Về phát
triển sản xuất, ổn định đời sống
- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các
vùng sản xuất tập trung, giao đất sản xuất nông nghiệp trên nương, giao rừng gắn
với giao đất lâm nghiệp để nhân dân yên tâm ổn định phát triển sản xuất, khoanh
nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới nhằm đáp ứng nhu cầu phòng
hộ đầu nguồn, cung cấp nước cho các công trình thủy điện,
thủy lợi;
- Khuyến khích các doanh nghiệp tùy
theo điều kiện thực tế, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, lợi thế cạnh tranh của từng vùng, địa phương phát triển trồng các loại cây công
nghiệp (keo lai, quế, chè, tiêu, mỳ..); đồng thời nghiên cứu
phát triển các loại cấy có giá trị kinh tế cao như: mắc ca, cây có dầu...; tăng
cường hỗ trợ đầu tư giúp doanh nghiệp xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với chế
biến, tiêu thụ sản phẩm để ký kết hợp đồng với nhân dân sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua sản
phẩm;
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành
chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình là
chính; đồng thời, xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại,
đảm bảo tốc độ phát triển của đàn gia súc, gia cầm; đầu tư, hỗ trợ phát triển
thủy sản ở những vùng có lợi thế;
- Đẩy mạnh mô hình tổ chức các tổ quần
công, đổi công có tổ chức, có hiệu quả để giúp nhau phát triển sản xuất ở các thôn, làng đồng
bào dân tộc thiểu số;
- Lấy những tấm
gương điển hình sản xuất, chăn nuôi, làm kinh tế giỏi tại địa phương để phổ biến, hướng dẫn, giúp đỡ
mọi người làm theo.
3. Giải pháp và cơ chế, chính sách
về vốn
Căn cứ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ
theo các nhóm tiêu chí cụ thể (nêu trên) của Đề án, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Chủ đầu tư và các cơ quan chuyên
môn rà soát, tổng hợp, khái toán vốn, phân kỳ đầu tư của Đề
án, xây dựng các dự án cụ thể trong vùng 119 thôn, làng để
triển khai các dự án trên địa bàn theo quy định của Luật Đầu
tư công, đảm bảo nguyên tắc:
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình hỗ trợ có mục
tiêu và các Chương trình, dự án khác trên địa bàn; huy động vốn đầu tư của
doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp;
- Huy động đóng góp của nhân dân theo
nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án cụ thể do Hội đồng nhân dân xã thông qua.
Hình thức đóng góp của người dân có thể bằng ngày công lao động, hiến đất giải phóng mặt bằng phục vụ cho các
công trình đầu tư.
4. Giải pháp và cơ chế, chính sách
phát triển nguồn nhân lực
- Tập trung đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ thôn,
làng, tổ hợp tác để có đủ năng lực đảm nhận nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng
thôn, làng phát triển kinh tế - xã hội, ổn định trật tự an
toàn ở thôn, làng; tăng cường việc điều động, luân chuyển
cán bộ ở xã xuống giúp đỡ các thôn, làng; phát huy vai trò già làng, trưởng
làng, người có uy tín trong dòng họ, các cá nhân tiêu biểu đối với việc xây dựng nông thôn mới;
- Từng bước đổi mới công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, mở rộng ngành nghề, mở rộng
quy mô và hình thức dạy nghề, chú ý các ngành nghề phù hợp
với nhu cầu thực tế ở địa phương;
nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như
phát triển công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, xuất khẩu lao động; quan tâm đào tạo
nghề phổ thông cho lao động ở các độ tuổi phù hợp, giúp nông dân nâng cao kỹ
năng, chất lượng lao động và có thể chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm mới;
tăng cường mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi mới, kỹ năng quản lý kinh tế hộ, trang trại và
ngành nghề ở nông thôn (thương mại, dịch vụ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm).
5. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất
- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học,
công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đẩy nhanh tiến bộ cơ giới hóa ứng dụng vào sản
xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây
trồng;
- Tổ chức tốt và tạo điều kiện phát
triển dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất của vùng, đặc
biệt là những giống cây trồng, vật
nuôi có giá trị kinh tế cao để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp; tăng cường lực lượng
cán bộ khuyến nông xuống tận cơ sở (thôn, làng) để tuyên
truyền, xây dựng nhân rộng mô hình có hiệu quả.
6. Giải pháp và cơ chế, chính sách
về giải quyết đất sản xuất
Giải pháp cho các hộ thiếu đất sản xuất,
đất ở là phải thực hiện có hiệu quả các Chính sách hỗ trợ đang có hiệu lực hiện
nay như sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện các
chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn về đất ở, đất
sản xuất như Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh
tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020... Đồng
thời, tăng cường sự hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và sản lượng các sản
phẩm nông nghiệp;
- Thúc đẩy thực hiện Quyết định số
2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ nhằm
nhanh chóng hoàn thành các dự án định canh định cư còn dở dang. Đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
sống tại những vùng nhạy cảm với môi trường, vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai bất
thường;
- Kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung và thúc đẩy thực hiện quyết liệt các nội
dung Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi đất
sản xuất của các nông lâm trường để giao
cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
- Khi người dân thụ hưởng chính sách
hỗ trợ về đất đai phải có quy định để người dân giữ đất, phát triển sản xuất và
ổn định đời sống sau khi nhận hỗ trợ để đảm bảo việc thực thi chính sách có hiệu
quả và nhằm đúng đối tượng như sau:
- Quy
định rõ các tiêu chuẩn hộ được nhận hỗ trợ, cách thức xác định đối tượng
được nhận hỗ trợ và các tổ chức có trách
nhiệm xác định đối tượng được nhận hỗ trợ;
- Quy định trách nhiệm điều tra đánh
giá và thống kê các đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách;
- Đưa ra các phương án hỗ trợ thay thế
như tạo nghề mới, hỗ trợ đào tạo nghề... đối với những địa phương không có khả
năng tạo quỹ đất và đối với những gia đình có nhu cầu chuyển đổi sang làm nghề
khác;
- Quy định trách nhiệm của những hộ
được nhận hỗ trợ về đất ở và đất sản xuất: Cá nhân, hộ gia đình được nhận hỗ trợ
về đất ở và đất sản xuất phải đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, có trách
nhiệm bồi bổ nâng cao chất lượng đất....;
- Quy định thời gian sử dụng đất tối
thiểu của người được nhận hỗ trợ về đất để đảm bảo họ có thể ổn định sản xuất
và đời sống sau khi nhận hỗ trợ;
- Xem xét quy định về miễn giảm lệ
phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những hộ DTTS được nhận hỗ trợ về
đất;
- Lồng ghép các hỗ trợ kỹ thuật canh
tác, cung cấp giống cây trồng vật nuôi, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển sản xuất và lưu thông thị trường cho những vùng khó khăn;
- Xem xét nâng định mức hỗ trợ đất sản
xuất cho phù hợp với thực tế của thị trường hiện nay.
7. Giải pháp về công tác quy hoạch
Chú trọng trong công tác quy hoạch sản
xuất, chăn nuôi, trồng trọt như: Tổ chức lại vùng nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất gắn với các loại hình du lịch, dịch vụ
hiệu quả. Quan tâm tháo gỡ khó khăn về đất canh tác, hỗ trợ về vốn, giống cây trồng,
vật nuôi phù hợp; triển khai thiết thực, hiệu quả các chính sách hỗ trợ dạy nghề
gắn với hướng dẫn đồng bào về phương thức, mô hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp, hiệu quả, phát huy được tiềm năng, thế
mạnh của vùng. Xây dựng các đề án, cơ chế gắn kết mô hình sản xuất, chăn nuôi,
dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp
với đặc điểm của từng thôn, xã.
Phần thứ IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan theo dõi, hướng dẫn, phối hợp
với Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện Đề
án theo đúng tiến độ; triển khai thực hiện các chương trình, dự án, các chính
sách đặc thù đối với vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn miền núi của tỉnh giai
đoạn 2017 - 2020.
b) Phối
hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến
các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác dân tộc miền núi để nâng cao nhận
thức, hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, vận động đồng bào thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức
trách nhiệm của đồng bào trong việc thực hiện các chương
trình, chính sách trên địa bàn.
c) Chịu trách nhiệm đôn đốc, theo
dõi, tổng kết, đánh giá và báo cáo định kỳ tình hình thực hiện Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cân đối, phân bổ nguồn
vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội miền núi hàng năm và trung hạn 5 năm
2016 - 2020 theo Luật Đầu tư công; đồng thời tham mưu lồng ghép các nguồn vốn
khác đầu tư cho Đề án.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu rà soát, sửa đổi, xây dựng một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và chính sách phát triển kinh tế - xã hội
miền núi của tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương kêu gọi, vận động, thu hút
các nguồn hỗ trợ ODA, NGO, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và thôn, làng
địa bàn miền núi.
d) Chủ trì, phối hợp với các ngành
liên quan và các địa phương đưa nội dung báo cáo tình hình thực hiện Đề án vào
báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan cân đối, tham mưu phân bổ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để thực hiện Đề án.
b) Hướng dẫn các địa phương trong
công tác xây dựng, thực hiện và thanh, quyết toán các nguồn vốn thuộc chương trình,
dự án, chính sách đầu tư trên địa bàn.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên
quan nghiên cứu lập quy hoạch phát triển sản xuất, ổn định đời sống, phát triển
kinh tế - xã hội các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số; các vùng nguyên liệu,
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội,
tuyên truyền phổ biến và công bố về quy hoạch 3 loại rừng cho địa phương, đồng
bào hiểu rõ; đồng thời, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa
phương đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho người dân để đảm bảo tất cả hộ
dân ven rừng có nhu cầu đều được nhận giao khoán
và hưởng lợi từ rừng và đất rừng.
b) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng và
tham mưu ban hành các cơ chế chính sách có liên quan đến hỗ trợ phát triển sản
xuất, chính sách phát triển rừng, các chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn để thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp khu vực miền núi.
c) Tăng cường công tác khuyến nông -
lâm - ngư để hỗ trợ người đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc tìm giống mới
và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả đầu
tư.
d) Chủ trì triển khai thực hiện hỗ trợ
phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc ở các thôn, làng; xây
dựng và phổ biến nhân rộng các mô hình sản xuất mới hiệu quả. Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
liên kết chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
chủ động, hiệu quả và theo hướng tiết kiệm nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và
điều kiện canh tác vùng dân tộc miền núi.
5. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác khuyến
công, xúc tiến thương mại, phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp theo lợi
thế từng vùng. Tham mưu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, hình thành phát triển các
làng nghề trên địa bàn.
b) Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết
định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai
đoạn 2015 - 2020.
c) Nghiên cứu đề xuất chính sách phát
triển công nghiệp, thương mại phù hợp với đặc điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu
số gắn với công tác đào tạo nghề cho lao động đồng bào dân
tộc thiểu số.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại mạng
lưới trường lớp học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
trường lớp học; tiếp tục thực hiện các chính sách đối với học sinh, giáo viên,
đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.
b) Nghiên cứu xây
dựng Đề án về nâng cao chất lượng giáo dục vùng miền núi, rút ngắn chênh lệch về chất lượng giáo dục
các cấp học, bậc học ở vùng miền núi so với mặt bằng chung
toàn tỉnh.
7. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách, chương
trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
b) Tăng cường đa dạng, đổi mới công tác
đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số gắn với giải quyết việc làm và
xúc tiến các hoạt động xuất khẩu lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động và
tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số;
8. Sở Văn
hóa - Thể thao và Sở Du lịch
Đẩy mạnh các hoạt động thông tin,
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về bảo tồn và
phát triển văn hóa truyền thống; thực hiện tốt công tác quảng bá xúc tiến điểm
đến du lịch miền núi kết nối đồng bằng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng phục vụ
phát triển du lịch miền núi. Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ, tôn tạo nguồn
tài nguyên nhân văn nhằm khai thác một cách hợp
lý các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa truyền thống.
9. Sở Giao thông và Vận tải
Phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành, UBND
các huyện tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và huy động từ các nguồn vốn
hợp pháp khác để đầu tư kết cấu hạ tầng
giao thông vùng dân tộc thiểu số, nhất là hệ thống công trình thoát nước thuộc các tuyến giao thông huyết mạch
giữa vùng dân tộc thiểu số và vùng nông thôn, thành thị
trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các ngành liên quan và địa phương tổ chức sâu rộng công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về đất đai; tăng cường công tác quản lý, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng
sản và tài nguyên nước; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, chủ động phòng
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng dân tộc thiểu số; xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách về đất đai đối với vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
11. Sở Y tế
Chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất
và trang thiết bị cho các cơ sở y tế vùng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu, đề xuất
chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường nguồn nhân lực, nhất là
Bác sỹ cho vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; chỉ đạo lồng ghép các
nguồn vốn để hỗ trợ đảm bảo đến năm
2020 có trên 85% hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hố xí hợp
vệ sinh.
12. Sở Nội vụ
Có giải pháp phát triển nguồn nhân lực
vùng dân tộc thiểu số; chỉ đạo triển khai thực hiện tốt
các chính sách hiện hành về việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ là người dân tộc
thiểu số ở các ngành, các địa phương và cán bộ đến công tác ở vùng dân tộc thiểu
số; xây dựng quy chế quản lý sinh viên cử tuyển sau tốt
nghiệp trở về phục vụ tại địa phương.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn, làng
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
13. Sở Khoa học và Công nghệ
Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao
khoa học và công nghệ tiên tiến hỗ trợ phát triển
sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản
hàng hóa vùng dân tộc thiểu số.
14. Sở Xây dựng
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn
các địa phương thực hiện việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số và thực hiện đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật
theo đúng mục tiêu và yêu cầu.
15. Các đơn vị chức năng, chuyên
ngành
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
của đơn vị mình, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ chủ yếu của Đề án; đồng thời, phối
hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội các
thôn, làng dân tộc thiểu số theo mục tiêu của Đề
án đề ra.
16. Ủy
ban nhân dân các huyện có địa bàn thuộc vùng dân tộc thiểu số
a) Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp của Đề án thành các chương trình, dự án, kế hoạch triển khai và tổ chức thực
hiện; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tình hình và báo cáo kết quả triển khai thực
hiện định kỳ theo quy định.
b) Huy động, lồng ghép, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực đầu tư, các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã
hội các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
c) Tăng cường tuyên truyền, vận động,
hướng dẫn đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh nâng cao ý thức tự chủ, tăng
cường kiến thức, kỹ năng về sản xuất và tổ chức đời sống, vươn lên phát triển
kinh tế.
17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các hội
đoàn thể có liên quan
a) Phối
hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức và phổ biến các chính sách có liên quan để đồng bào các dân
tộc thiểu số biết, thực hiện.
b) Đề nghị Tỉnh
đoàn Thanh niên chỉ đạo các Đội Thanh niên tình nguyện thực hiện lồng ghép các
hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề, tạo việc làm cho lao động người dân
tộc thiểu số phù hợp với nội dung của Đề án.
12. Các sở, ngành, địa phương, căn cứ
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch
để triển khai thực hiện; định kỳ 6 tháng, 9 tháng và cả năm báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số về Ủy ban
nhân dân tỉnh (thông qua Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư) để tổng hợp, báo cáo./.
Phần thứ V
PHẦN KẾT LUẬN
Qua điều tra thực trạng sản xuất,
kinh tế - xã hội 119 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số,
ta thấy mặc dù thời gian qua được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nên tình hình sản xuất, đời sống của đồng
bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng ổn định, kinh tế - xã hội các
thôn, làng đồng bào ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn
ngày càng đổi mới; tuy nhiên, tình hình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như: phần
lớn các thôn, làng chưa có quy hoạch, nhiều hộ còn thiếu đất sản xuất, kết cấu
hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các thôn, làng; vì
vậy, Đề án ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các thôn,
làng cho đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 -
2020 được UBND tỉnh phê duyệt là nhu cầu
cấp thiết, nhằm đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu, mục
tiêu, nội dung, giải pháp để đưa các thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số
trong tỉnh đạt các mục tiêu đã đề ra tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng
3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến
năm 2020 và Quyết định số 3593/QĐ-UBND
ngày 29/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra,
trong thời gian đến ngoài sự tích cực phấn đấu của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc trong
tỉnh rất cần sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức
và đồng bào cả nước đầu tư hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để thực hiện Đề án./.