|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 86/QĐ-UBND 2020 phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa Kon Tum
Số hiệu:
|
86/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Kon Tum
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Văn Hòa
|
Ngày ban hành:
|
18/02/2020
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 86/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 18 tháng 02 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC KIỂM KÊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH
LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2020-2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định
98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hoá;
Xét
đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này
Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025.
Điều 2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích, quản
lý, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam
thắng cảnh đã được kiểm kê theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết
định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh
(b/c);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PVP UBND tỉnh phụ
trách;
- Lưu: VT, KGVX1,4.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hòa
|
DANH MỤC
KIỂM KÊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 86/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm
2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
TÊN DI TÍCH
|
LOẠI HÌNH DI TÍCH
|
ĐỊA ĐIỂM
|
TÓM TẮT GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH
|
CHỦ SỞ HỮU, QUẢN LÝ
|
I. HUYỆN
ĐĂK HÀ (03 di tích)
|
|
01
|
Căn cứ H5
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh
Kon Tum
|
- Căn cứ H5 ra đời sau năm
1954 tại khu vực làng Đăk Phía, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Nơi
đây, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cơ quan của H5 (thị xã Kon Tum) nói
riêng và các đơn vị vũ trang như B3, D304, D406 đã đứng chân hoạt động và chỉ
đạo phát triển phong trào kháng chiến.
- Tại đây B3 và Tỉnh ủy Kon
Tum đã chỉ đạo cuộc Tổng tiến công Mậu thân 1968 vào thị xã Kon Tum.
- Hiện trạng di tích: là phế
tích, chỉ còn lại một số dấu tích lịch sử như hầm, hào và địa điểm ghi dấu sự
kiện của di tích.
|
UBND xã Ngok Réo
|
02
|
Nhà Rông làng Kon
Rôn
|
Di tích kiến trúc nghệ thuật
|
Xã Ngok Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh
Kon Tum
|
- Nhà Rông làng Kon Rôn nằm ngay
trung tâm làng Kon Rôn thuộc cư dân Sơ Trá (Xơ Đăng) ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon
Tum. Nhà Rông Kon Rôn được xem là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở
Kon Tum. Bởi công trình này có sự giao thoa giữa hai công trình kiến trúc của
Ba Na (nhóm Giơ Lâng) và Xơ Đăng. Ở đây, nhiều lễ hội của cộng đồng làng Kon
Rôn thường được diễn ra hàng năm. Nhiều phong tục tập quán của cư dân Sơ Trá
được gìn giữ và phát huy. Trong nhà rông còn thể hiện nhiều hoa văn, họa tiết
trang trí đẹp.
- Hiện trạng di tích: còn nguyên
vẹn.
|
Cộng đồng làng Kon Rôn
|
03
|
Đập Mùa Xuân (Đập
Đăk Uy)
|
Di tích lịch sử-văn hóa
|
thôn Thanh Xuân, xã Đăk Ngok,
huyện Đăk Hà,
|
- Đập Mùa Xuân (hay còn gọi
là Hồ Đăk Uy) thuộc xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, nay thuộc thôn Thanh Xuân, xã Đăk
Ngok, huyện Đăk Hà, được khởi công xây dựng ngày 22/12/1975 do chính những
người lính mặt trận Tây Nguyên thiết kế và thi công, nhằm giúp người dân địa
phương có nguồn nước tưới, phục vụ sản xuất.
- Để xây dựng Đập Mùa Xuân,
Quân khu 5 đã tập trung một lực lượng mạnh với trang thiết bị hiện đại, đủ sức
thi công những công trình thủy lợi lớn nhất Tây Nguyên thời bấy giờ. Công
trình được xây dựng trong những ngày gian khổ nhưng hào hùng, để hoàn thành
công trình đại thủy nông này, 186 chiến sĩ đã nằm vĩnh viễn lại vì bệnh tật,
vì sốt rét rừng, vì bom mìn. Với tổng diện tích mặt nước là 290 ha, Đập Mùa
Xuân là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu cho 3/4 diện
tích đất canh tác của Nhân dân huyện Đăk Hà, là công trình thủy lợi đầu tiên ở
Kon Tum được xây dựng sau ngày đất nước thống nhất và cũng là công trình thủy
lợi lớn nhất Kon Tum lúc bấy giờ được dựng xây bằng mồ hôi, công sức của
"Bộ đội Cụ Hồ" như một món quà tri ân với những người dân đã hết
lòng nuôi giấu, chở che bộ đội và góp phần hồi sinh "vùng đất chết"
bởi bom đạn chiến tranh.
- Hiện trạng di tích: Nẳm trải
rộng trên địa bàn 02 xã Đăk Ui và Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
|
UBND huyện Đăk Hà
|
II. HUYỆN
SA THẦY (04 di tích)
|
|
01
|
Căn cứ Mặt Trận B3
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Mo Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh
Kon Tum.
|
- Căn cứ B3 được gọi là Căn cứ
Mặt Trận Tây Nguyên thành lập vào năm 1964 tại xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh
Kon Tum. Đơn vị B3 gồm có Trung đoàn BB66, 28, 24; trung đoàn pháo 40 và các
đại đội độc lập.
- Căn cứ B3 là địa bàn chiến
lược quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. ....
- Hiện trạng di tích: Nằm
cách xa khu dân cư, hệ thống di tích là phế tích.
|
UBND xã Mo Rai
|
02
|
Chứng tích Thảm sát
làng Noh
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh
Kon Tum
|
- Vụ ném bom làng Nol vào năm
1968 được xem là vụ thảm sát đẩm máu của chính quyền Sài Gòn đối với dân thường
tại làng Noh, H67 nay là làng Nol, xã Mo Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum làm
12 người chết và nhiều người bị thương.
- Hiện trạng di tích: Nằm
cách xa khu dân cư, hệ thống di tích là phế tích.
|
UBND xã Mo Rai
|
03
|
Khu di tích Ya Bok
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum.
|
- “Khu di tích Ya Bok” là nơi
diễn ra sự kiện nhân dân Campuchia sang cư trú lánh nạn diệt chủng thời kỳ
Pôn Pốt Iêngxari cầm quyền tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
- Hiện trạng di tích hiện nay
nằm trên phần đất canh tác của người dân xã Mo Rai, huyện Sa Thầy.
|
UBND xã Mo Rai
|
04
|
Di chỉ KCH Lung Leng
|
Di tích khảo cổ học
|
Xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh
Kon Tum
|
- Di chỉ KCH Lung Leng là môt
di chỉ khảo cổ học lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên. Nằm ở bờ Bắc sông Krong Pô
Kô, cách thành phố Kon Tum 15km về phía Tây, cách thị trấn Sa Thầy 12 km về
phía Đông Nam va cách nhà máy thủy điện IaLy 10km về phía Đông Bắc. Diện tích
di chỉ trên 11.000m2, ở cao trình 503 – 509m, thuộc vùng bán ngập lòng hồ thủy
điện Ia Ly. Tháng 8 năm 1999, di chỉ khảo được phát hiện và thánh 9 năm 1999
được Viện Khảo cổ học và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bắt đầu khai quật lần
thứ nhất với diện tích 106m2.
- Tháng 5 năm 2001, Viện khảo
cổ học đã đưa 40 cán bộ chuyên môn và trên 600 công nhân tham gia khai quật.
Đây được xem là cuộc khai quật có quy mô lớn nhất Việt Nam và khu vực lúc bấy
giờ.
- Hiện vật tìm thấy ở Lung
Leng gồm đồ đá, đồ gốm và kim loại. Về đồ đá có công cụ lao động, đồ trang sức
và các loại hình khác nhau.
- Lung leng là di chỉ cư trú của
cư dân thời tiền sử, chứng cứ là di tích hố chân cột nhà, các khu bếp lửa
cũng như số lớn các di vật khảo cổ. Không chỉ thế, Lung Leng còn là nơi chế
tác gai công đồ đá (với số lượng lớn mảnh tước trách ra từ việc đẽo lại lười
rìu bôn, cùng hòn ghè, bàn mài, lõi vòng hoan dở...) nơi sản xuất đồ gốm, nơi
luyện kim loại và là một khu mộ táng lớn.
- Lung leng là di chỉ có quy
mô lớn, có tầng văn hóa dày, số lượng di vật phong phú, phản ảnh các giai đoạn
phát triển cơ bản của lịch sử. Từ thời đại đá cũ đến thời đại đá mới, qua thời
đại đồ thau sang thời đại sắt sớm, thậm chí cả vết tích khảo cổ thời kỳ lịch
sử.
- Qua những di vật, các tầng
văn hóa ta thấy di chỉ Khảo cổ học Lung Leng là nơi ghi dấu sự có mặt của
loài người cách đây từ 3000 – 6000 ngàn năm cách ngày nay.
- Hiện trạng di tích: hiện
nay nằm trong diện tích thuộc lồng hồ thủy điện Sê San
và Plei Krong thuộc địa bàn xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
|
UBND xã Sa Bình
|
III. HUYỆN
NGỌC HỒI (04 di tích)
|
|
01
|
Điểm cao 875 – Chiến
dịch Đăk Tô 01 (1967)
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Sa Long, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum.
|
- Chiến dịch Đăk Tô diễn ra từ
ngày 3 đến 22-11-1967, được phía Mỹ xem là một trong những cuộc đụng độ nghiêm
trọng nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Về phía Mỹ, đây là chiến dịch
mang tên Mác Ác-thơ (MacArthur), với các trận đánh trên các ngọn đồi 1338,
664, 830, 882 (nam và đông nam Đắc Tô)... và nhất là trận đánh tại đồi 875...
- Điểm cao 875 là môt điểm
cao nằm về phía Đông Nam của huyện Ngọc Hồi, hiện nay thuộc làng Đăk Vang, xã
Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, phía Bắc giáp với Hồ đập thủy lợi Đăk
Kan (Đập Bun Ngai), phía Nam giáp với trường tiểu học Nguyện Huệ, phía Tây và
Đông giáp với đất nông nghiệp của dân làng Đăk Vang.
- Điểm cao 875 là một địa
danh lịch sử gắn liền với nhiều trận chiến ác liệt giữa
ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn tỉnh Kon
Tum. Trong các địa danh tại Kon Tum, điểm cao 875 được nói đến nhiều trong
các trang tư liệu lịch sử của Việt Nam và nước Mỹ vào tháng 11 năm 1967. Tại
đây, vào Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn dù 173 và một đại đội của Sư đoàn kỵ binh bay của
Mỹ đã giao tranh với Sư đoàn 1 của quân giải phóng. Kết quả ta đã giành chiến
thắng lớn tại điểm cao này, quân Mỹ đã thiệt hại nặng nề, có 5.570 tên loại
khỏi vòng chiến đấu, bắn rơi và phá hủy 70 máy bay các loại, tiêu diệt gần 2
tiểu đoàn Mỹ và đánh thiệt hại 6 tiểu đoàn (trong đó có
4 tiểu đoàn Mỹ) góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Chiến dịch
Đăk Tô 01.
- Với thắng lợi của chiến dịch
Đăk Tô 01 và cùng với các sự kiện trong cả nước, Bộ Chính trị và Quân ủy
Trung ương quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm
1968.
- Hiện trạng di tích hiện nay
là phế tích, nằm trên phần đất của người dân xã Sa Long, huyện Ngọc Hồi.
|
UBND xã Sa Long
|
02
|
Chứng tích thảm sát
làng Chênh Chếch
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi
|
- Vụ thảm sát làng Chênh Chếch
vào năm 1962 là sự kiện đẩm máu mà Chính quyền Sài Gòn đã gây ra đối với người
dân làng Chênh Chếch, xã Đăk Xú, H67 (nay là xã Đăk Xú, huyện Ngok Hồi, tỉnh
Kon Tum). Vụ thảm sát đã làm 19 người chết.
- Hiện trạng di tích hiện là
phế tích, nằm trên phần đất canh tác của người dân thuộc xã Đăk Xú, huyện Ngọc
Hồi.
|
UBND xã Đăk Xú
|
03
|
Cột mốc 3 biên giới
|
Di tích lịch sử
|
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum
|
- Ngã ba biên giới là biểu tưởng
của Quốc gia, của Dân tộc; là biểu tượng của tỉnh đoàn kết giữa 3 nước Việt
Nam, Lào và Campuchia. Đây cũng là địa danh của nhiều sự kiện lịch sử của
vùng đất Kon Tum xưa – là nơi giao thương qua lại của các dân tộc thiểu số tại
chỗ của tỉnh Kon Tum với các dân tộc thuộc vùng Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
- Hiện trạng di tích: Hiện
đang còn nguyên trạng.
|
UBND xã Bờ Y
|
4
|
Đền Tưởng niệm đường
Trường Sơn
|
Di tích lịch sử, cách mạng
|
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum
|
- Đền tưởng niệm các chiến sỹ
đường Trường Sơn được Ngân hàng VietinBank tài trợ và
xây dựng.
- Công trình Đền tưởng niệm
các anh hùng liệt sĩ Trường Sơn được đầu tư xây dựng tại ngã ba biên giới xã
Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục:
Nhà tưởng niệm 188m2, nhà treo chuông 86m2, đường vào, sân bê tông, tường rào
hệ thống điện, lư đồng, chuông đồng và một số hạng mục khác. Qua hơn 3 năm
thi công (2015-2017) công trình đã hoàn thành và trở thành điểm đến không thể
thiếu của các du khách và thân nhân của những chiến sĩ Trường Sơn năm xưa để
tưởng niệm và tri ân.
- Hiện trạng di tích: Phòng
Lao động Thương binh xã Hội của huyện Ngọc Hồi đang quản lý và sử dụng. Hiện
trạng di tích mới được đầu tư xây dựng và còn nguyên vẹn.
|
Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Ngọc Hồi
|
IV. HUYỆN
IA H’DRAI (01 di tích)
|
|
01
|
Hệ thống đường Trường
Sơn
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Ia Tơi, Ia Dom, Ia Đal,
huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
|
Sau chiến dịch Xuân hè năm
1972 giành thắng lợi, Đăk Tô – Tân Cảnh được giải phóng. Bộ tư lệnh tiền phương
470 đóng trên địa bàn xã Mo Ray, huyện Sa Thầy đã triển khai việc làm tiếp đường
Đông Trường Sơn nối từ Ngã Ba Biên giới Việt Nam-Lào, hình thành con đường
128 nối từ Kon Tum xuống Gia Lai qua địa phận huyện Ia Hrai ngày nay.
- Hiện
trạng di tích: Hiện nay di tích nằm trải dài trên địa bàn các xã Ia Tơi, Ia
Dom, Ia Đal, huyện Ia H’Drai.
|
UBND huyện Ia Hrai
|
V. HUYỆN
TU MƠ RÔNG (03 di tích)
|
|
01
|
Căn cứ kháng chiến
Đăk Xao
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông,
tỉnh Kon Tum.
|
- Căn cứ kháng chiến Đăk Xao
được hình thành từ năm 1954. Nơi đây được xem là căn cứ cách mạng trong suốt
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Xã Đăk Xao nằm cách trung tâm huyện lỵ
Đăk Tô 40km về phía bắc. Xã nằm ở vị trí trung tâm thuộc khu I của Kon Tum.
Năm 1960, chi bộ đầu tiên của xã được thành lập với 7 đơn vị, lực lượng du
kích xã thời kỳ này đã phát, triển lên 70 người.
- Trải qua 21 năm kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, nhân dân và lực lương vũ trang xã đã trực tiếp tham gia
chiến đấu 155 trận lớn nhỏ. Tiêu diệt và bắt sống 46 tên Mỹ, hàng trăm ngụy
quân, ngụy quyền; bắn rơi 4 máy bay và thu 116 khẩu súng các loại,.. Xã đã
huy động hàng vạn ngày công mở đường chiến lược vận chuyển quân, vũ khí,
lương thực cho bộ đội ta. Nhân dân đã đóng góp cho cách mạng 1.342 tấn lương
thực,51 con trâu, bò, 150 con heo và nhiều tấn thực phẩm khác.
- Toàn xã có 676 người tham
gia cách mạng, 350 nhập ngũ, 305 người vào dân quân du kích xã... Quân và dân
xã Đăk Xao đã được Nhà nước tặng thưởng: 1 Huân chương Thành đồng, 3 Huân
chương Quân công, 2 Huân chương Giái phóng, 3 Huy chương Giải phóng, 7 Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ và 1 Bằng khen của Quân khu 5.
- Ngày 22 tháng 8 năm 1998,
nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Đăk Xao được Chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân.
- Hiện trạng di tích: Di tích
nằm trải rộng trên địa bàn xã Đăk Xao, các điểm di tích đã trở thành phế
tích, chỉ còn lại địa điểm diễn ra sự kiện.
|
UBND xã Đăk Sao
|
02
|
Núi Ngok Ang (Eng)
|
Di tích lịch sử và Danh thắng
|
Làng Mô Gia, xã Ngok Lây, huyện
Tu Mơ rông, tỉnh Kon Tum.
|
- Núi Ngok Ang thường được gọi
là núi Ngok Linh có độ cao 2.598m so với mặt nước biển. Đây là ngọn núi được
ví như móc nhà của miền nam. Dưới chân núi này, người Xơ Đăng đã định cư, tồn
tại từ rất lâu đời. Đây là ngọn núi thiên được người Xơ Đăng tôn thờ từ bao đời
nay, nhiều câu chuyện và truyền thuyết của người Xơ Đăng cho đến nay vẫn còn
lưu trữ.
- Năm 1960, tại địa điểm này,
Ban cán sự Đảng tỉnh Kon Tum tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất vào ngày
9/6/1960.
- Hiện trạng di tích: Nằm
trên phần dất của xã Ngok Lây, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
|
UBND huyện Tu Mơ Rông
|
03
|
Núi Ngok Pâng
|
Di tích lịch sử và Danh thắng
|
Xã Đăk Na và xã Măng Ri, huyện
Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
|
- Núi Ngok Pâng có độ cao
2.251m nằm về phía Bắc tỉnh Kon Tum, trên địa bàn 02 xã Măng Ri và Đăk Na thuộc
huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Nơi đây, người dân Xơ Đăng còn lưu giữ một
truyền thuyết về “Người đàn bà và con chó” khi nói về nguồn gốc tộc người Xơ
Đăng ở vùng Măng Ri, Đăk Na ngày nay.
- Núi Ngok Pâng nằm trong hệ
thống của dãy Trường Sơn Đông kéo dài từ Đông sang Tây giáp với Lào. Ở đó, hệ
động thực vật rất quý hiếm và đặc biệt là Sâm Ngok Linh.
- Trong công cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây là chỗ dựa và là nơi đứng
chân, trú ẩn của những người cách mạng nằm vùng hoạt động cách mạng và xây dựng
lực lượng vũ trang, phát triển phong trào.
- Hiện trạng di tích: Thuộc
phần đất nằm trên địa bàn xã Đăk Na và xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon
Tum.
|
UBND huyện Tu Mơ Rông
|
VI. HUYỆN
ĐĂK GLEI (05 di tích)
|
|
01
|
Căn cứ Mường Hoong
– Ngok Linh
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Mường Hoang, Ngok Linh, huyện
Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
|
- Căn cứ Mường Hoong, Ngok
Linh là địa bàn chiến lược trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
Nơi đây đã hình thành các lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Kon Tum và là
nơi đứng chân của Tỉnh ủy Kon Tum trong thời gian dài từ năm 1954-1975.
- Hiện trạng di tích: nằm xã
khu dân cư thuộc phần đất canh tác của người dân xã Ngok Linh và Mường Hoong,
huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
|
UBND Xã Mường Hoong
|
02
|
Quần thể Núi Peng
Hiu, Peng Ôi (Núi Cơm)
|
Di tích lịch sử và danh thắng
|
Xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei, tỉnh
Kon Tum
|
- Quần thể di tích danh thắng
Peng Ôi và Peng Hiu là địa danh được tộc người Giẻ - Triêng vùng phía Bắc của
huyện Đăk Glei kể về câu chuyện huyền thoại về “Nồi cơm”. Đây là nơi được mệnh
danh là núi cổng trời. Nơi có nhiều động thực vật quý hiếm như Sơn Dương, Khỉ,
gấu... và các loại dược liệu quý.
- Trong những năm kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đây là căn cứ địa của cách mạng Kon Tum
nói chung và của huyện Đăk Glei nói riêng. Nơi diễn ra cuộc đồng khởi của dân
tộc Giẻ - Triêng vào năm 1960, mà nổi bật là trận đánh Tà Pót và đồn Đăk
Pung.
- Hiện trạng di tích vẫn còn
nguyên vẹn, nằm trên phần đất của người dân thuộc xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei.
|
UBND xã Đăk Blô
|
03
|
Căn cứ Ộp Pờ kần
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Đăk Long, huyện Đăk Glei,
tỉnh Kon Tum.
|
- Ộp Pơ Kần là địa danh căn cứ
cách mạng của cơ quan Huyện ủy H40 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ
năm 1954-1975.
- Nơi đây, Ban cán sự Huyện
40 đã chỉ đạo quân và dân trên địa bàn huyện xây dựng lực lượng, phát triển
phong trào trên các mặt của đời sống xã hội trong việc đấu tranh giành độc lập
cho dân tộc huyện nhà đến ngày toàn thắng 15/6/1974.
- Hiện trạng di tích nằm cách
UBND xã Đăk Long khoảng 03 km về phía Tây Bắc, thuộc đất canh tác của người
dân xã Đăk Long.
|
UBND xã Đăk Long
|
04
|
Phế tích Nền nhà
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Đăk Choong, huyện Đăk
Glei, tỉnh Kon Tum
|
- Phế tích Nền nhà nằm trong khuôn
viên đầu tư tôn tạo Nhà Ngục Kon Tum cụ thể là khu vực cụm tượng “cảnh làm đường
14 của tù chính trị phạm”. Theo lời kể của một số nhân chứng ở làng Đăk Glây,
xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, đây là vị trí đồn Đăk Glây được xây dựng khoảng
năm 1932. Ông đồn trưởng là Bê Li Ô, người Pháp đóng giữ tại đây.
- Phía trước đồn hiện còn 3
cây me tây là dấu tích còn sót tại của vị trí này.
- Hiện trạng di tích: Hiện
nay thuộc khu vực di tích Ngục Đăk Glei đang được triển khai dự án tu bổ, tôn
tạo di tích do phòng Văn hóa, Thông tin huyện Đăk Glei quản lý, sử dụng.
|
Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Đăk Glei
|
05
|
Cung đường 14 (Đăk
Pao – Đăk Pét)
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Đăk An, huyện Ngọc Hồi, –
thị trấn Đăk Pek, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
|
- Đường 14 xưa kia được Pháp
xây dựng nối liền với các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Năm 1930, chính quyền thực
dân Pháp đã đưa những tù chính trị phạm lên Kon Tum và bắt đi làm đường 14 đoạn
từ Đăk Pao, Đăk Tao đến Đăk Pét (Ngay nay là địa bàn của 02 huyện Ngoc Hồi và
Đăk Glei).
- Tính từ năm 1930-1934 số lượng
từ chính trị đưa lên làm đường khoảng năm 500 người. Chỉ trong 6 tháng mùa
khô từ tháng 12 năm 1930 đến tháng 6 năm 1931, đã có gần 100 người tù làm đường
phải bỏ mạng trên công trường 14 do đánh đập, tra tấn, hành hạ của chính quyền
thực dân trong quá trình khổ sai cộng với sự khắc nghiệt của rừng thiên “nơi
mệnh danh là rừng thiên nước độc” đã giết chết những người tù chính trị đã được
Lê Văn Hiến – người tù chính trị lấy giờ đã viết lại trong thiên phóng sự
“Nhà Ngục Kon Tum” xuất bản năm 1937.
- Hiện trạng di tích nằm các
xa khu dân cư, đã trở thành phế tích, trải dài trên nhiều địa bàn của xã Đăk
Môn, Đăk Rong, thị trấn Đăk Pét thuộc huyện Đăk Glei và xã Đăk An thuộc huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
|
UBND xã Đăk An, Ngok Hồi và UBND xã Đăk Môn, Đăk Rong, huyện Đăk Glei
|
VII. HUYỆN
ĐĂK TÔ (01 di tích)
|
|
01
|
Trại giam Đăk Tô (Căng
An trí Đăk Tô)
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Kon Đào, huyện Đăk Tô, tỉnh
Kon Tum
|
- Đồn Đăk Tô nằm trên một triền
đồi khá rộng, ngay trên đường 14, cách suối nước nóng khoảng 2km về phía đông
bắc và cách suối nước Búi 200m, cách thị trấn Đăk Tô 6km về phía nam. Hiện
nay, toàn bộ vị trí khu di tích này nằm trên vị trí đất trụ sở UBND xã Kon
Đào.
- Vào năm 1920 thực dân Pháp
cho xây dựng Đồn Đăk Tô do ông Buiron lập sáng lập và bên cạnh đó chúng cũng
tiến hành xây dựng nhà Giam để giam giữ những người chống đối thực thi những
chính sách của chúng trên địa bàn này.
- Nơi đây đã giam cầm nhiều
người từ chính trị phạm, số lượng tù có khi lên đến gần 100 người. Trong số
đó có các đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ, Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Hà Thế Hạnh,
Hoàng Anh....
- Hiện trạng di tích nằm ngay
trên diện tích của trụ sở UBND huyện Kon Đào và đất canh tác của người dân xã
Kon Đào, huyện Đăk Tô.
|
UBND xã Kon Đào
|
VIII. HUYỆN
KON RẪY
|
|
01
|
Không
|
|
|
|
|
IX. HUYỆN
KON PLÔNG (02 di tích)
|
|
01
|
Căn cứ Tỉnh ủy Kon
Tum (1954-1960)
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Xã Ngok Tem, huyện Kon Plong,
tỉnh Kon Tum.
|
- Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum đóng
tại xã Ngok Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum từ năm 1954-1960. Tại đây, Ban
cán sự Tỉnh đã tổ chức phong trào, xây dựng lực lượng hình thành khu căn cứ
liên hoàn giữa đồng bằng và miền núi, giữa Khu Ủy 5 với tỉnh Kon Tum và 2 tỉnh
Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định.
- Hiện trạng di tích nằm cách
xa khu dân cư, đường đi lại khó khăn và chỉ còn là phế tích.
|
UBND xã Ngok Tem
|
02
|
Địa điểm Đại Hội các dân tộc
tỉnh Kon Tum năm 1961
|
Di tích lịch sử cách mạng
|
Tại Điek
Tà Âu (làng Măng Phăng), xã
Ngọc Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
|
- Đây là vùng căn cứ cách mạng
của Tỉnh Kon Tum được hình thành từ những năm 1950, nối với căn cứ cách mạng
của địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Vào ngày 03-01-1961 tại Măng Păng nằm trên địa
bàn của làng Đăk Pét, xã Măng Păng (Rơ Manh). Đại hội có mặt hơn 300 đại biểu
của các dân tộc, các tầng lớn nhân dân về dự và đại diện cho những người
kháng chiến chống Pháp. Đại hội đã bầu ông A Chương (dân tộc Xơ Đăng) làm Chủ
tịch Ủy ban phong trào dân tộc tự trị tỉnh Kon Tum. Sự kiện này có ý nghĩa thắng
lợi to lớn trong định hướng đúng đắn của Đảng, phát huy vai trò thống nhất
các dân tộc trong tỉnh trước những âm mưu gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc.
- Hiện trạng di tích nằm cách
xa khu dân cư, đường đi lại khó khăn và chỉ còn là phế tích.
|
UBND xã Ngok Tem
|
X. THÀNH
PHỐ KON TUM (08 di tích)
|
|
01
|
Nhà thờ Tân Hương
|
Di tích lịch sử văn hóa
|
Đường Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất,
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
|
- Nhà thờ Tân Hương tọa lạc tại
số 92 đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum. Nhà thờ được
xây được khởi sự vào năm 1853 bởi Cha Nguyễn Do, tên đạo là Phanxicô Xavie
Nguyễn Do. Ban đầu, ngôi thánh đường được làm bằng tranh tre, nứa lá, theo kiểu
kiến trúc nhà sàn của dân tộc Ba Na tại đây.
- Năm 1858, do sự cố hỏa hoạn
đã thiêu hủy toàn bộ ngôi thánh đường. Đến năm 1860, Cha Do cùng với số giáo
dân tại làng Plei Rơ Hai đã xây dựng lại trên nền cũ ngày xưa.
- Sau chín năm, cha Do đã cho
thiết kế lại ngôi thánh đường to lớn và kiên cố hơn, với nhiều hàng cột gỗ
quí tạo sự vững chắc cho nhà thờ cho đến năm 1871 thì hoàn thành.
- Năm 1906, Cha Demure (cố Ngự)
được phân công phụ trách giáo phận và nhà Thờ Tân Hương. Ông đã dốc công
trùng tu ngôi thánh đường này một lần nữa theo kiến trúc
Đông Tây cộng với sắc thái bản địa Kon Tum tạo thành một ngôi thánh đường như
ngày hôm nay.
- Tổng thể kiến trúc ngôi nhà
thờ theo kiểu Gô tích, hình chữ U, gồm có 3 gian, hai mái, mái lợp ngói vẫy
(nay thay đổi lợp tôn). Sàn được làm bằng ván gỗ, cách mặt đất 90cm. Mặt tiền
nhà thờ có 3 cửa chính, các khung cửa được trang trí hoa
văn, họa tiết rất đẹp.
- Tháp chuông nhà thờ cao 20m
được xây dựng vào năm 1926.
- Đây được xem là một công
trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tỉnh Kon Tum được tồn tại đến này nay.
- Hiện trạng di tích vẫn được
giữ nguyên vẹn và được bảo quản tốt.
|
Tòa giám mục Kon
|
02
|
Nhà thờ Chánh tòa
Kon Tum
|
Di tích kiến trúc nghệ thuật
|
Đường Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất,
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
|
- Nhà thờ chánh tòa Kon Tum
(hay Nhà thờ gỗ) là một nhà thờ Công giáo nằm tại số 13
đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- Theo tư liệu lịch sử, vào
những năm giữa thế kỉ 19, nhiều đoàn truyền giáo lần lượt lên vùng đất của
người Ba Na ở dọc sông Bla để truyền đạo mà người ta thường gọi là “Xứ Rơ
Ngao”. Khi số lượng tín đồ càn đông, nhu cầu xây cất nhà thờ để phục vụ truyền
đạo và hành lễ theo kiểu của người Ba Na ở đây. Vào năm 1913, Linh mục Giuse
Decrouille được giao cai quản xứ đạo Kon Tum, ông đã quyết định xây dựng ngôi
nhà thờ lớn với vật liệu chủ yếu là gỗ cà chít. Công việc
xây dựng nhà thờ gỗ Kon Tum bắt đầu từ năm 1913 và kéo dài đến năm 1918 mới
hoàn tất. Nhà thờ gỗ Kon Tum được làm bằng gỗ cà chít (sến đỏ) (trần
và tường được xây bằng đất trộn rơm) thiết kế theo kiến trúc Roman, phối
hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na từ những
đường nét họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu nên đậm sắc thái văn
hóa, tín ngưỡng của người Tây Nguyên. Nhà thờ
là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các
sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra
còn có cô nhi viện, cơ sở
may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc.
- Nhà thờ được xây dựng bởi
những người thợ mộc lành nghề đến từ Bình Định và Quảng Ngãi. Vật liệu
chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít. Trần và tường
được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền Trung Việt Nam.
Trên tường rơm là những bức tranh kính màu rực rỡ về Chúa, Đức Mẹ.
- Khu hoa viên của nhà thờ có
bức tượng Đức Mẹ hai tay nâng bế Chúa Hài Đồng được làm từ một thân gỗ nguyên
sơ, tạc theo phong cách mộc mạc của các dân tộc Tây Nguyên. Ngoài ra, thánh giá và các tượng
trang trí bên ngoài lẫn bên trong nhà thờ như các con chiên, tượng thánh được
làm bằng gốc rễ cây rừng càng làm không gian mang đậm màu sắc Tây Nguyên. Đây
được xem là công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo đặc sắc không những của
Kon Tum mà của cả Tây Nguyên.
- Hiện trạng di tích vẫn được
giữ nguyên vẹn và được bảo quản tốt.
|
Tòa giám mục Kon Tum
|
03
|
Chủng viện Thừa sai
Kon Tum
|
Di tích kiến trúc nghệ thuật
|
Đường Trần Hưng Đạo, phường
Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
|
- Tòa Giám mục Kon Tum có tên
gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum. Đây là cơ sở Công giáo lớn nhất
khu vực Tây Nguyên Việt Nam. Toà Giám mục Kon Tum có địa chỉ tại số 146 đường
Trần Hưng Đạo, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum. Toà Giám mục Kon Tum quản
lý giáo phận Kon Tum bao gồm cả hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
- Chủng viện được thiết kế bởi
vị Giám mục người Pháp tiên khởi của Giáo phận Kon Tum, Đức Cha Martial
Jannin Phước. Tòa Giám mục là một công trình kiến trúc độc đáo, theo kiểu
phương Tây kết hợp với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống của các dân
tộc Tây Nguyên, được xây dựng vào năm 1935 - 1938. Công trình trải dài 100m,
có ba tầng. Trong đó tầng trệt được xây bằng gạch và bê tông, còn hai tầng lầu
trên là hệ kết cấu khung gỗ, mái nhà lợp ngói. Bao quanh công trình là khuôn
viên rộng với nhiều cây cối.
- Bên cạnh vẻ đẹp tuyệt với của
kiến trúc, Toà Giám mục Kon Tum còn đầy lôi cuối bởi không gian độc đáo ở
phòng truyền thống. Từ sảnh lầu 1 chính giữa toà nhà có cầu thang gỗ dẫn lối
lên không gian này ở lầu 2.
- Đây được coi là một bảo
tàng nhỏ, trưng bày lịch sử truyền giáo tới giáo phận Kon Tum và Tây Nguyên từ
thế kỷ 19; đồng thời cũng trưng bày những hiện vật là vật dụng sinh hoạt,
nông cụ, nhạc cụ, tác phẩm điêu khắc, sản vật văn hóa - đời sống của các dân
tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn Kon Tum. Các hiện vật, bản đồ trưng
bày trong phòng truyền thống đều rất giá trị, có tính nghệ thuật cao. Các
hình tượng khái quát và các hiện vật thực của văn hoá Kon Tum và Tây Nguyên
được tái hiện đầy sinh động. Du khách có thể thấy những vật dụng gắn liền với
đời sống sinh hoạt, văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Kon Tum. Đó là những bộ
chiêng, ché, trống, đàn; các bộ đồ thờ cúng, đồ gốm hay những dụng cụ đi
nương, rẫy, săn bắt, hái lượm... Bên cạnh những hiện vật là những thuyết minh
bằng tiếng bản địa.
- Trong không gian này, du
khách có thể cảm nhận được những giá trị văn hoá của Tây Nguyên qua các hiện
vật trưng bày có tuổi đời hàng trăm năm. Tất cả được bài trí mộc mạc, giản dị
như một tinh thần của Tây Nguyên.
- Bộ sưu tập những bức tượng
gỗ là điểm thú vị và lôi cuốn. Những tác phẩm nghệ thuật dân gian này rất đơn
giản song lại toát lên sự sinh động lạ kỳ. Và đó là đặc trưng của điêu khắc
Tây Nguyên. Có thể thấy những hình ảnh thật gần gũi như giã gạo, đâm trâu,
chơi đàn, uống rượu cần…
- Hiện trạng di tích vẫn được
giữ nguyên vẹn và được bảo quản tốt.
|
Tòa giám mục Kon Tum
|
04
|
Am Bà (Điện Thánh Mẫu)
|
Di tích lịch sử văn hóa
|
Đường Nguyễn Đình Chiểu,
P.Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
|
- Điện Thánh Mẫu là một công
trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo được lưu dân người Kinh lập nên vào buổi
đầu của thế kỷ XX ở Kon Tum. Đây là nơi đánh dấu sự ra đời, hình thành và
phát triển của làng Lương Khế xưa kia và thành phố Kon Tum ngày nay.
- Trải qua nhiều lần trùng tu
xây dựng, Điện Thánh Mẫu vẫn còn giữ nguyên các giá trị lịch sử, văn hóa.Tổng
thể kiến trúc được xây dựng khoảng 200m2 bao gồm có 5 hạng mục công trình
chính như: Cổng tam quan, tiền sảnh, chánh điện, gian thờ vong và sân vườn.
Trong gian chánh điện được chia thành 3 hệ thống bàn thờ chính, nhìn từ ngoài
vào trong ở giữa thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Ba hệ thống bàn thờ này được ngăn
cách bởi hai hàng cột, mỗi hàng gồm có 3 trụ cột, hai trụ phía trước bằng gỗ,
cột ở chính giữa thì được đúc bằng bê tông cốt thép, trên thân cột được đắp nổi
hình rồng, đầu rồng uốn lượng bay lên trời. Hai bên gian thờ mẫu là thờ các
chư vị thần linh (đông phối, Tây Phối), thờ các bậc Tiền Hiền khai khẩn, hậu
hiền khai cơ.
- Trên hệ thống kiến trúc mái
được thiết kế theo kiểu “cổ lầu” hai tần mái. Trên các đầu đao của góc mái được
trang trí hình tượng “Rắn hóa rồng” uốn lượng.
- Dưới gốc đa cổ thụ là Miếu
thờ Thần được xây dựng lại bằng gạch, xi măng, cao 1,65m, dài 88cm, rộng 1m.
Miếu thờ thần quay mặt về phía Tây, bên trong viết chữ “Thần”, hai bên ghi
“Sơn thần linh hiển, Phò trợ cư dân”. Các di vật, cổ vật được trưng thờ tại
Điện Thánh Mẫu ta thấy như sắc phong, Hoành phi, Liễn đối, lư hương, tượng thờ
… được lưu giữ cho đến ngày đã để lại cho ta một hệ thống di sản hán nôm khá
phong phú và đa dạng. Đây là một trong những cứ liệu lịch sử quan trọng trong
việc nghiên cứu dư địa chí Kon Tum trong giai đoạn đầu của thế kỷ XX.
- Qua các bài trí tượng thờ
trong chánh điện có thể thấy được sự giao thoa văn hóa giữa tín ngưỡng thờ Mẫu,
tín ngưỡng vạn vật hữu linh, được phối thờ theo tín ngưỡng của người Việt xưa
đã tạo nên nét độc đáo và rất riêng đối với di tích Điện Thánh Mẫu ở Kon Tum
nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
- Hàng năm, Điện Thánh Mẫu
thường xuyên tổ chức các lễ cúng Thượng Ngươn, cầu an đầu năm, cúng sao giải
hạn vào rằm tháng Giêng và đặc biệt là lễ vía Mẫu vào rằm tháng 10 để cầu
phúc cho “Quốc thái dân an”, thập phương bá tánh làm ăn ngày càng thịnh vượng,
phát triển. Theo như ông Trần Văn Hùng kể lại: Cách đây 10 năm về trước, cứ
vào dịp rằm tháng 2 hàng năm Điện Thánh Mẫu còn tổ chức lễ trước “Sắc thần” của
làng Lương Khế và “Sắc Bà” ở Điện Thánh Mẫu về Đình Lương Khế làm lễ Tế Xuân.
- Trải qua gần 100 năm tồn tại,
Điện Thánh Mẫu vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, với nhiều yếu tố văn hóa được
bảo lưu, đan xen trong xu thế phát triển của xã hội. Hệ thống tượng thờ có phần
thay đổi, nhu cầu tâm linh ngày càng cao, xu hướng thờ Phật trong chánh điện
như các tượng thờ Bồ tát Mục Kiền Liên, Địa Tạng Vương Bồ Tát được phụng thờ.
Từ đó, đã tạo nên sự đa dạng sắc thái văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và làm
phong phú thêm di sản văn hóa của cộng đồng cư dân trên mãnh đất Kon Tum.
- Hiện trạng di tích vẫn được
giữ nguyên vẹn và được bảo quản tốt.
|
Ban trị sự Điện Thánh Mẫu
|
05
|
Đình Lương Khế
|
Di tích lịch sử văn hóa
|
Đường Trần Phú, P.Thống Nhất,
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
|
- Khoảng năm 1911, ông Đặng
Ngại - một người dân Bình Định lên buôn bán ở Kon Tum. Sau thời gian làm ăn,
ông thấy rằng nơi đây núi rừng hoang vu rất nhiều lâm thổ sản, đất đai lại mầu
mỡ chưa được ai khai thác nhiều. Khi quay về quê, ông đã kêu gọi một số gia
đình lên Kon Tum khai hoang lập nghiệp. Lúc đầu, số người từ Bình Định lên
Kon Tum chỉ hơn 10 gia đình như ông Đặng Ngại, Nguyễn Hy, Thái Đặng, Huỳnh Thừa,
Võ Thuỷ, Thái Nam, Trần Văn Hoá, Trần Ô, Ngô Đình Quang, Huỳnh Kiến(4). Những
gia đình này cùng nhau bỏ tiền bạc thuê mướn nhân công, bắt đầu khai khẩn. Địa
điểm đánh dấu cho những nhát rìu, đốn những gốc cây cổ thụ đầu tiên để khai
sơn làng Lương Khế là tại Điện Thánh Mẫu (nay ở góc đường Hoàng Văn Thụ -
Nguyễn Đình Chiểu). Trong quá trình khai hoang, mở mang đất đai, địa giới của
làng được mở rộng, phía Bắc giáp nghĩa địa (đường Phan Chu Trinh ngày nay),
phía Nam giáp làng Tân Hương, phía Tây giáp làng Trung Lương, phía Đông giáp
làng Phường Nghĩa (5).
- Trong những buổi đầu khai
sơn lập địa, dân làng phải chịu bao cơ cực trước cảnh hoang vu, khí hậu khắt
nghiệt, sơn lam chướng khí, sốt rét, bệnh tật, thú dữ, rắn rết, đêm đêm cọp đến
tận nhà bắt người. Trước những thách thức cam go đó, dân làng Lương Khế đã đứng
ra lập 1 ngôi đình để thờ Thần hoàng bản xứ, với mong muốn thần linh phù hộ
cho dân làng Lương Khế được an cư, lạc nghiệp.
- Khoảng năm 1913 ngôi đình
được dựng lên, kiến trúc ban đầu rất đơn sơ với kết cấu nhà bằng gỗ, mái
tranh, vách nứa, nền đất, mặt đình quay về hướng Nam, nằm ngay trung tâm của
làng.
- Đến năm 1925, ngôi đình được
trùng tu lần thứ nhất, mái đình thay bằng ngói vẩy, khung gỗ, tường gạch vôi
vỉa. Trên đầu nóc mái đắp nổi "Lương long chầu nguyệt", trên các
hàng cột ở tiền sảnh có khắc hình rồng uốn lượn, có Hương án, Hoành phi, câu
đối được đặt trang trọng ở nơi Chánh điện thờ thần. Sau khi ngôi đình được
hoàn tất, triều đình nhà Nguyễn ban sắc và phong cho vị thần hoàng làng Lương
Khế là Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần(7) vào ngày 26 tháng 6 năm Khải
Định thứ 10 (năm 1925). Theo sắc này, dân làng Lương Khế chiếu theo đó mà phụng
sự thần hoàng để hộ quốc tý dân.
- Năm 1964, cùng với xu hướng
phát triển của thị xã Kon Tum mà đặt biệt là con đường Phan Thanh Giảng (nay
là đường Trần Phú) được mở rộng, nằm ở phía sau lưng đình. Vì vậy, ngôi đình
không còn phù hợp với vị trí ban đầu, nên ngôi đình được xây dựng mới trên nền
cũ nhưng mặt đình đình quay mặt về phía Tây (theo hướng của đường). Người thiết
kế ngôi đình này là ông Nguyễn Đình Bảo, ông Phạm Văn Lưu là người đốc công
và quyên góp tiền của để xây dựng.
- Nhìn tổng thể kiến trúc
theo kiểu chữ Môn " 門” gồm có Chánh điện, nhà Tiền hiền và Cô hồn,
trước mặt đình là Bức bình phong án ngự, có nắp nổi cuốn sách và bút thư.
- Chánh điện là một ngôi nhà
3 gian 2 chái, cổ lầu, gian chính giữa rộng hơn 2 gian 2 bên. Cấu trúc đình
theo kiểu chồng diên 2 tầng mái, mái đình lợp ngói vẩy, trên bờ nóc ở chính
giữa gắn hình " Lưỡng long chầu nguyệt". Bốn đầu đao tầng mái trên
và 4 đầu đao mái dưới thể hiện dây cuốn.
- Trong chánh điện, bàn thờ
Thần đặt trung tâm, 2 bên tả hữu thờ Tiền hiền khai nhận, Hậu hiền khai cơ.
Trên 4 trụ cột, treo 4 câu liễn đối được sơn son thép vàng do bà con trong
làng phụng cúng. Trên các mảng tường trong chánh điện treo các bản tự, khắc
tên những người có công đóng góp để kiến tạo đình.
- Tại dãy nhà hướng Nam, thờ
các vị Tiền hiền có công khai phá xây dựng làng. Dãy nhà hướng Bắc là nơi dân
làng hội họp trong các ngày lễ.
- Hàng năm, cứ vào dịp lễ hội
Tế Xuân (14-15/2Al) và Tế Thu (14-15/8 âm lịch) trong làng thường tổ chức lễ
tế Cô hồn, tế Thần, tế Tiền hiền và hội làng. Thành viên trong ban tế lễ gồm có
Chánh lễ, Phụ tế, Xướng viên, Văn tế; có Đại cổ và tiểu cổ là những người phụ
trách Chiêng, Trống, ban nhạc. Trong ban tế lễ, các vị chức sắc này mặc áo thụng
xanh, đầu đội khăn xếp, có học trò "Gia lễ" làm phụ tế. Lễ vật dâng
trên điện thờ phải có mâm cao, cổ đầy, đầu bò hoặc đầu heo luộc chín. Thường
vào tế lễ và hội làng, dân làng có khi làm thịt 1 con bò và vài ba con heo.
- Trước thủ tục tế lễ trời đất,
Ban tế lễ và dân làng Lương Khế tổ chức trước sắc Thần tại Điện Thánh Mẫu
(nơi thờ mẫu Ngũ Hành Tiên Nương), dẫn đầu là đội khèn, trống "bát
âm" tiếp theo là ban tế lễ bận lễ phục có Long Đỉnh đi trước để rước sắc
thần của vua Khải Định về Đình làng.
- Sau buổi tế lễ, dân làng mới
tập trung vào ăn uống và bàn việc chung của làng, qua đó kể cho con cháu nghe
về những người đã có công tạo dựng làng và dạy bảo con cháu mọi điều về cuộc
sống. Đến tối, làng bắt đầu khai hội, có năm thuê cả đoàn hát Bộ (hát bội), từ
Bình Định lên, hát liên tục cả tuần lễ ở sân đình cho dân làng xem. Kết thúc
lễ hội, ban tế lễ lại đưa sắc thần về lưu giữ tại Điện thánh mẫu.
- Cho đến nay, có thể nói
Đình làng Lương Khế đã được 100 năm tuổi, trải qua bao biến cố thăm trầm của
lịch sử nhưng ngôi đình vẫn được bà con nơi đây trân trọng bảo tồn và phụng sự.
Đây được xem là một di tích còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa cũng
như ghi dấu một trong những địa điểm đầu tiên của lưu dân người Kinh lên lập
nghiệp ở Kon Tum.
- Hiện trạng di tích đã bị xuống
cấp, hệ thống cột kèo, hoành phi câu đối đã bị hư hỏng, mối mọc.
|
Ban Trị sự Đình Lương Khế
|
06
|
Hội Thanh Minh Nghĩa
Tự
|
Di tích lịch sử văn hóa
|
Đường
Trần Phú, P. Thống Nhất,
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
|
- Thanh Minh Nghĩa Tự tọa lạc
gốc ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Trần Phú thuộc phường Thống Nhất, thành phố
Kon Tum.
- Thanh Minh Nghĩa Tự khởi thủy
xây dựng vào ngày 20/10/1939 với tên gọi là Thanh Minh Tự do Hội đồng làng
Lương Khế sáng lập ra gồm có ông Nguyễn Tý – Lý trưởng, ông Trương Tráng – Chủ
tự, ông Phan Khuê – Hiến cúng địa trí, ông Nguyễn Diệu – Chủ tạo, ông Trần
Hưng – tri ai, ông Lê Chín – Trị tự và các cố vấn như Trần Anh, Châu Ngọc
Chương, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Điệt.
- Sau lần đại trùng tu lần thứ
nhất vào năm 1964 và năm 1969 Thanh Minh Tự được đổi thành Hội Thanh Minh
Nghĩa Tự.
- Nơi đây là địa điểm thờ
cúng Tổ tiên, Chư Anh Linh, Anh hùng Tử sĩ, Đồng bào tử nạn không nơi nương tựa.
Đây cũng là nơi tưởng nhớ công đức tiền nhân và người đã khuất. Do đó, Thanh
Minh Nghĩa Tự còn có tên gọi khác là Dinh Cô Hồn.
- Hàng năm, vào dịp tiết
Thanh Minh, Hội Thanh Minh Nghĩa Tự tổ chức Đại lễ Thanh Minh vào ngày 16/3
ân lịch để cầu cho Quốc Thái dân an, Âm dương siêu thới, tưởng nhớ ông bà tổ
tiên và những người đã khuất.
- Hiện trạng di tích vẫn còn
nguyên vẹn và đang được Ban trị sự quản lý.
|
Ban trị sự Hội Thanh minh Nghĩa tự
|
07
|
Thánh Thất Cao Đài
|
Di tích lịch sử văn hóa
|
Đường Hùng Vương, P.Quang
Trung, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
|
- Đạo Cao Đài là một tôn giáo
du nhập vào kon Tum muộn hơn so với các tôn giáo khác. Cho đến nay, Đạo đa Cao
Đài có đến 459 đạo hữu ở sống trong tỉnh, gồm có 4 hệ phái, trung tâm của các
hệ phái là Thánh thất Cao Đài Kon Tum.
- Thánh thất Cao đài Kon Tum
tọa lạc tại số 43 đường Hùng Vương, phương Quang Trung, thành phố Kon Tum, tỉnh
Kon Tum. Thánh thất là một trong những công trình kiến trúc độc đáo ở Kon
Tum, nằm trong khuôn viên 2.400m2, được xây dựng vào năm 1963 đến năm 1965
hoàn thành.
- Người có công tạo lập là Lễ
sanh Thái Truy Thanh (tức Trần Truy), người quê Bình Đinh lên Kon Tum lập
nghiệp tại làng Võ Lâm từ những năm 1940 của thế kỷ XX.
- Trải qua 5 đời chủ trì,
ngôi Thánh thất vẫn giữ được nét cổ kín như xưa. Nhìn tổng thể kiến trúc,
thánh thất được thiết kế theo mẫu số 5 theo hệ kiến trúc của Toà Thánh Tây
Ninh, đó là sự kết hợp giữa kiến trúc Âu và Á, mặt tiền quay về hướng Bắc gồm
có cổng Tay Quan và Chánh điện thờ. Thánh thất được xây trên nền đất cao, gồm
2 tầng mái, mái lợp ngói, cột xây bê tông, cốt thép, các hệ thống kèo, xiên,
trính đều bằng gỗ, nền láng xi măng với diện tích xây dựng là 324m2. Mặt trước
của Thánh thất xây 2 tòa tháp vuông, cao 14m, hai toàn tháp này được gọi là Lầu
Chuông và Lầu trống được gọi là “Bạch Ngọc Chung Đài”. Ở giữa có một bao lơn
hình bán nguyệt gọi là “Vinh Dự Công Lao Chi Đàn”.
- Phần chánh điện được chìa
làm 3 phần: Hiệp Thiên đài, Cửu trùng đài và Bát quái đài. Mỗi gian đều trang
trí hoa văn họa tiết nói lên những triết lý của đạo Cao Đài. Phần hậu Thánh
thất là nơi thờ Điện thánh mẫu, hai bên tả hữu là phòng Nam phía và Nữ phái.
- Hàng năm, có 2 lễ hội lớn
diễn ra tại Thánh thất thừng tổ chức vào rằm tháng giêng âm lịch (15/1AL) và
rằm tháng 8 (15/8AL).
- Đến nay, Thánh thất Cao Đài
ở Kon Tum đã tồn tại hơn 50 năm nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của trước trúc
ban đầu tạo dựng. Đây là một công trình di tích lịch sử văn hóa độc đáo ở
vùng Bắc Tây Nguyên.
- Hiện trạng di tích vẫn được
nguyên vẹn, một số hạng mục công trình bị bong tróc và mối mọc.
|
Ban trị sự Thánh tất Cao Đài
|
08
|
Chùa Hồng Từ
|
Di tích lịch sử văn hóa
|
Đường Nguyễn Huệ, Phường Quyết
Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
|
- Chùa Hồng Từ hay còn gọi là
Chùa Tỉnh hội tọa làng số 249, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum, tỉnh
Kon Tum. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1958. Ban đầu, ngôi chùa được
xây dựng với vật liệu thô sơ như vách bằng ván, nền đất, trụ gỗ, mái lợp
ngói, mặt chánh điện quay về hướng Nam. Người sáng lập ngôi chùa là Thượng tọa
Thích Đức Thiện – thuộc hệ phái Bắc Tông.
- Sau biến cố lịch sử năm
1968, ngôi chùa chính quyền Ngô Đình Diệm phá bỏ hoàn toàn. Năm 1969, Thượng
tọa Thích Viên Nhơn là người chủ trương cho trùng tu lại và đến năm 1972 hoàn
thành. Từ ngày thành lập đến nay, Chùa đã trải qua 10 đời chủ trì.
- Kiến trúc chùa xây dựng
theo kiểu hình chữ Đinh gồm có cổng tam quan, Chánh điện và hậu tổ. Là một
công trình phật giáo đặc sắc của Kon Tum sau chùa Tổ đình Bác Ái.
- Chùa Hồng từ là nơi thờ
cúng, vừa nơi cầu nguyện linh thiêng của các tín đồ phật giáo trong chùa. Đến
đây chúng ta sẽ tìm thấy những giây phút yên tĩnh. Chúng ta sẽ cảm giác như
trút bỏ được ưu tư, phiền nào của cuộc sống đời thường.
- Hàng năm, Chùa Hồng Từ thường
xuyên tổ chức các lễ lớn của Phật giáo như Lễ phật đản (14-15/4AL); Lễ Vu lan
(14,15/7 AL) và ngày giổ kị tổ khai sơn, những người có công lớn xây dựng và
tu đạo ở chùa.
- Hiện trạng di tích có dự
thay đổi về công trình kiến trúc, phần cổng tam quan xưa kia nằm về phía Nam
đã bị đập thay vào đó là cổng tam quan mới quy về phía Bắc.
|
Ban trị sự Chùa Hồng Từ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quyết định 86/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 86/QĐ-UBND ngày 18/02/2020 phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025
8.115
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|