ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
780/QĐ-UBND
|
Quảng Ninh, ngày 12 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU,
ngày 09/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững;
Căn cứ Kế hoạch số 193-KH/TU ngày 01/6/2018 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày
09/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững;
Căn cứ Chương trình hành động số 105/CTr-UBND ngày 02/8/2018 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NĐ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 112/TTr-SVHTT ngày 02/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án
“Quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030”, gồm những nội dung sau:
1. Tên Đề án:
“Quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030”.
2. Cơ quan chủ trì tham mưu xây dựng
Đề án: Sở Văn hóa và Thể thao.
3. Nội dung đề cương đề án: (Chi
tiết kèm theo Quyết định này).
4. Khái toán kinh phí xây dựng đề án:
984.774.572 đồng (Chín trăm tám mươi tư triệu, bảy trăm bảy mươi tư ngàn, năm
năm bảy mươi hai đồng).
5. Tiến độ thực hiện: hoàn thành
trong tháng 9/2021.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Sở Văn hóa và Thể thao lập dự toán
kinh phí xây dựng đề án, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định; chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức
xây dựng Đề án đảm bảo chất lượng, tiến độ hoàn thành và tuân thủ đúng trình tự
theo quy định hiện hành của pháp luật; tổng hợp, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn
vị liên quan chủ động phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao để xây dựng Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở,
ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- V0, V1-3, VX1, TM1-4;
- Lưu: VT, VX1;
12b-QĐ10
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hạnh
|
ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ
ÁN “QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số
780/QĐ-UBND ngày 12/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Phần 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
1. Hệ thống cơ sở chính trị, pháp
lý, thực tiễn
1.1. Cơ sở chính trị
1.2. Cơ sở pháp lý
1.3. Cơ sở thực tiễn
III. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CẤU TRÚC, SẢN PHẨM VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Đối
tượng nghiên cứu:
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề án thực hiện trên
toàn bộ không gian tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: Nghiên cứu công tác quản
lý và tổ chức, bảo vệ, phát huy giá trị lễ hội tỉnh Quảng Ninh trong thời gian
từ 2011-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu:
5. Cấu trúc của đề án
- Phần 1: Các vấn đề chung.
- Phần 2: Thực trạng công tác quản lý
và tổ chức lễ hội tỉnh Quảng Ninh tại thời điểm xây dựng Đề án.
- Phần 3: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm
vụ quản lý, tổ chức lễ hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến
2030.
- Phần 4: Giải pháp, nguồn vốn, lộ
trình thực hiện, hiệu quả và tổ chức thực hiện Đề án.
6. Sản phẩm của đề án
6.1. Hồ sơ khảo sát về lễ hội
6.2. Các báo cáo chuyên đề thành phần
6.3. Báo cáo thuyết minh tổng hợp
6.4. Các sản phẩm khác
Phần 2
THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
I. CÁC YẾU TỐ TỰ
NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC
LỄ HỘI
1. Các yếu tố về tự nhiên
2. Các yếu tố kinh tế
3. Các yếu tố xã hội
II. THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
1. Công tác quản lý lễ hội
1.1. Cấp tỉnh, Sở, ngành
1.2. Cấp huyện/thị xã/thành phố
1.3. Cấp xã/phường/thị trấn
2. Thực trạng công tác tổ chức lễ
hội
2.1. Lễ hội truyền thống.
2.2. Lễ hội văn hóa.
2.3. Lễ hội ngành nghề.
2.4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước
ngoài.
3. Công tác bảo vệ và phát huy giá
trị lễ hội
3.1. Kết quả
3.2. Hạn chế, tồn tại
3.3. Nguyên nhân hạn chế, tồn tại
4. Những nhân tố văn hóa mới
xuất hiện trong lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
4.1. Những nhân tố văn hóa mới xuất
hiện trong lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
4.2. Nguyên nhân xuất hiện những nhân
tố văn hóa mới
5. Sự tác động của lễ hội đối với
phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh
5.1. Tác động của lễ hội đối với kinh
tế
5.2. Tác động của lễ hội đối với xã hội
Phần 3
QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN 2030
I. QUAN ĐIỂM
1. Với
loại hình lễ hội truyền thống
1.1. Quản lý để bảo vệ và phát huy
giá trị Lễ hội truyền thống
1.2. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng
1.3. Đặt mục tiêu đảm bảo sức sống của di sản, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, củng cố, phát huy, truyền dạy, đặc biệt thông
qua công tác giáo dục chính quy và không chính quy, cũng như việc phục hồi các
phương diện khác nhau của di sản
1.4. Quản lý, bảo vệ và phát huy Lễ hội
truyền thống phải được lồng ghép vào trong các chương trình phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội của tỉnh Quảng Ninh
2. Với loại hình lễ hội văn hóa, lễ
hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về loại hình lễ hội truyền thống
2.2. Về loại hình lễ hội văn hóa, lễ
hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài
III. NHIỆM VỤ
1. Về loại hình lễ hội truyền thống
1.1. Khảo sát, đánh giá, kiểm kê và lập
hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể về lễ hội
truyền thống
1.2. Nghiên cứu, tư liệu hóa, số hóa
1.3. Tổ chức tập huấn về phương pháp
trao truyền và giáo dục, kỹ năng truyền dạy và thực hành nhằm bảo tồn lễ hội
truyền thống
1.4. Bảo tồn, khôi phục và phát huy
di sản văn hóa phi vật thể về lễ hội truyền thống và phục hồi các nghi thức,
sinh hoạt liên quan
1.5. Tổ chức truyền thông, quảng bá
và phát huy giá trị lễ hội truyền thống tỉnh Quảng Ninh gắn phát triển du lịch
1.6. Tăng cường công tác xã hội hóa
1.7. Nâng cao năng lực quản lý
2. Về loại hình lễ hội văn hóa, lễ
hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài
Phần 4
GIẢI PHÁP, NGUỒN
VỐN, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN, HIỆU QUẢ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. GIẢI PHÁP
II. NGUỒN VỐN
III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
IV. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN