Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 626/QĐ-UBND 2017 Xây dựng và phát triển văn hóa con người Quảng Ngãi

Số hiệu: 626/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 05/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 626/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI QUẢNG NGÃI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khóa X "về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới";

Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước";

Căn cứ Quyết định s581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, ththao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững;

Căn cứ Nghị quyết số 39/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XII - Kỳ họp thứ 6 về việc thông qua Đề án Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đi mới, hội nhập và phát triển bn vững;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1063/TTr-SVHTTDL ngày 15/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh và các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Đài PTTH t
nh, Báo Quảng Ngãi;
- VPUB:
C, PCVP(KGVX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVX(bnt624).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH



Trần Ngọc Căng

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI QUẢNG NGÃI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Kèm theo Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa, con người đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức trong xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa, con người đối với sự phát triển có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động, sản phẩm văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng. Quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư; nhiều di sản văn hóa - lịch sử - tôn giáo được bảo tồn, phát huy. Những đức tính: giàu lòng nhân ái, yêu lẽ phải, trung thực, thẳng thắn, hiếu học, cần cù, tiết kiệm, sáng tạo, nhẫn nại, cố kết cộng đồng... của con người Quảng Ngãi được kế thừa và phát huy. Các giá trị mới về văn hóa, con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập đang hình thành và được khẳng định; giao lưu, hợp tác về văn hóa của tỉnh từng bước được mở rộng.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được trên lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế; thụ hưởng văn hóa còn chênh lệch lớn giữa các vùng miền, các tầng lớp nhân dân; đời sống tinh thần ở một bộ phận dân cư còn nghèo nàn. Xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh tuy được quan tâm nhưng chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Văn hóa chưa thẩm thấu sâu và vững chắc vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Một số hoạt động văn hóa thiếu chiều sâu, hiệu quả thấp; tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật còn ít. Bảo tồn, phát huy một số di sản văn hóa - lịch sử chưa hiệu quả. Thiết chế văn hóa, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động văn hóa còn thiếu và lạc hậu, hiệu quả sử dụng thấp, còn mang nặng tính hình thức, bao cấp; xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa mạnh. Các biểu hiện văn hóa thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Chưa phát huy đúng mức những giá trị văn hóa truyền thống và đức tính tốt đẹp của con người Quảng Ngãi; chưa khắc phục thực sự hiệu quả tính hẹp hòi, khắc khe, cố chấp, cứng nhắc, thụ động, thiếu hợp tác, ý thức chấp hành kỷ luật lao động thấp trong một bộ phận cán bộ và nhân dân Quảng Ngãi.

Nhằm phát huy các kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại trên và để triển khai thực hiện có hiệu quả và thể chế hóa Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 03), Nghị quyết số 39/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững là cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII;

- Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ năm BCHTW (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khóa X "về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới";

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;

- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vng đất nước";

- Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX của Đảng đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII);

- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;

- Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;

- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX;

- Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 13/10/2011 của Tỉnh ủy khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Chỉ thị 26-CT/TU ngày 14/11/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh;

- Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 23/7/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững;

Các văn bản khác có liên quan đến lĩnh vực liên quan đến văn hóa, nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông, báo chí...

Phần II

THỰC TRẠNG VĂN HÓA, CON NGƯỜI QUẢNG NGÃI

I. ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA, CON NGƯỜI QUẢNG NGÃI

Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung, hiện có 14 huyện, thành phố, trong đó có 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi, 1 huyện đảo và 1 thành phố trực thuộc tỉnh. Tổng dân số tính sơ bộ đến cuối năm 2014 là 1.241.400 người, gồm 4 dân tộc chính: Kinh, Hrê, Cor, Cadong, ngoài ra còn một số dân tộc khác. Mật độ dân cư phân tập trung khá cao ở thành phố và các huyện đồng bằng; vùng miền núi chiếm gần 2/3 diện tích, nhưng dân cư thưa thớt. Toàn tỉnh có 184 xã, phường, thị trấn, trong đó có 56 xã miền núi đặc biệt khó khăn. Nhân dân Quảng Ngãi có truyền thống yêu nước, cách mạng, có lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều nét văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Các dân tộc trên địa bàn Quảng Ngãi và từng vùng miền đều có những nét riêng, nhưng có nhiều điểm tương đồng, nằm trong dòng chảy văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nhân tố văn hóa từ nước ngoài du nhập sâu rộng, đan xen nhiều yếu tố tích cực, lẫn tiêu cực, nhất là trong giới trẻ. Di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp bị mai một, thay vào đó văn hóa ngoại lai trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc ngày càng tác động tiêu cực trong cộng đồng dân cư.

Sau khi tái lập tỉnh, qua các nhiệm kỳ, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ và đạt được những thành tựu to lớn; ngân sách đầu tư cho văn hóa đều tăng lên hàng năm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế thì những kết quả đạt được trong lĩnh vực văn hóa, xây dựng con người Quảng Ngãi còn khiêm tốn, chưa tương xứng và chưa bền vững.

Do đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế, con người Quảng Ngãi mang tính cách chung của con người Việt Nam như tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, ý chí phấn đấu, nổi trội là ở đức tính: giàu lòng nhân ái, yêu lẽ phải, trung thực, thẳng thắn, hiếu học, cần cù, tiết kiệm, sáng tạo, nhẫn nại, cố kết cộng đồng... của con người Quảng Ngãi được kế thừa và phát huy. Các giá trị mới về văn hóa, con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập như năng động, cởi mở, thân thiện, hợp tác, chia sẻ, thích ứng nhanh với cái mới, khát khao làm giàu... đang hình thành và được khẳng định; tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì một bộ phận người Quảng Ngãi có những hạn chế sau: tính hẹp hòi, khắc khe, cố chấp, cứng nhắc, thụ động, thiếu hợp tác, ý thức chấp hành kỷ luật lao động thấp trong một bộ phận cán bộ và nhân dân Quảng Ngãi, gây cản trở, ít nhiều làm chậm tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển của tỉnh.

II. KẾT QUẢ XÂY DỰNG VĂN HÓA, CON NGƯỜI QUẢNG NGÃI TỪ NĂM 19981 ĐẾN NAY

1. Xây dựng con người Quảng Ngãi

Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chú trọng đến công tác quán triệt, phổ biến tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên, hội viên và quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, củng cố tinh thần đoàn kết, thống nhất trong Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể chính trị, nhờ đó tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị được nâng lên, tinh thần dân chủ, tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được thể hiện sâu rộng trong Đảng, cơ quan nhà nước và toàn xã hội.

Trong đội ngũ cán bộ, đảng viên tinh thần tự giác, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nhận thức về chính trị, về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh có những chuyển biến rõ rệt; ý thức tổ chức kỷ luật trong thực thi công vụ, trong sinh hoạt, học tập được đề cao gắn với việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua phân loại hàng năm, số tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh và đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảng viên đủ tư cách tăng lên.

Các cấp, các ngành, Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước2. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước này đã khơi dậy trong cán bộ, đảng viên hội viên, đoàn viên, học sinh, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân nêu cao tính tự giác, đoàn kết, hp lực, hăng hái thi đua trong học tập, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống; tích cực tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc. Nhiều phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, xây dựng đời sống văn hóa, dân số kế hoạch hóa gia đình, hội thi, hội diễn văn hóa, nghệ thuật, phát triển các làng nghề truyền thống, đã có tác dụng tích cực góp phần xây dựng, củng cố mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, lòng nhân ái, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện, tạo sự đồng thuận trong xã hội, khơi dậy được sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, lao động sáng tạo trong công nhân, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.

2. Xây dựng môi trường văn hóa

a) Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận và đoàn thể quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh: cơ sở đã tổ chức nhiều mô hình sinh hoạt văn hóa phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị3. Nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở miền núi được khôi phục, giữ gìn và phát huy. Nhiều hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, sinh hoạt cộng đồng dân cư, các làng nghề truyền thống được khôi phục, nhờ vậy mà đã khơi dậy, phát huy tính sáng tạo trong lao động, sản xuất; các giá trị đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục được giữ gìn góp phần đẩy lùi, xóa bỏ các tập tục lạc hậu; tác động tích cực đến mỗi cá nhân, từng gia đình, cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư với những quy tc ứng xử tt đẹp, những giá trị văn hóa truyền thống, tht cht tình làng, nghĩa xóm, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.

b) Xây dựng nếp sng văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội: Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 22/4/2001 của UBND tỉnh, trong những năm qua việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội đã có những chuyển biến, góp phần nâng cao nhận thức, cách nghĩ, cách làm của cán bộ và nhân dân theo hướng tích cực, xóa bỏ dn các hủ tục, tập quán lạc hậu, giảm bớt phin hà, tn kém thời gian, vật chất của xã hội.

- Trong việc cưới: Đa phần nam nữ thanh niên đều đến UBND xã, phường, thị trấn để đăng ký kết hôn, làm đúng các thủ tục trao nhận giấy đăng ký kết hôn theo đúng pháp luật quy định. Việc tổ chức đám cưới linh đình, trong nhiều ngày đã được hạn chế. Tình trạng thách cưới cao mang tính gả bán được xóa bỏ, tục tảo hôn được hạn chế.

- Trong việc tang: Tổ chức theo phong tục truyền thống nhưng được giản lược, gọn nhẹ. Các tập tục như khóc mướn, trừ tà, bắt ma, những ràng buộc của việc tang đối với việc lấy vợ, lấy chồng cơ bản đã được đẩy lùi từng bước. Nhiều địa phương thành lập ban tang lễ, vận động các hộ gia đình đóng góp, đầu tư mua sắm xe tang, cờ, trống...

- Trong lễ hội: Các địa phương đã ý thức chú trọng khôi phục yếu tố nguyên gốc các lễ hội truyền thống như: Lễ hội ăn trâu, lễ ăn cơm mới, lễ cầu mưa và tín ngưỡng cúng tế các thần linh của đồng bào miền núi, lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm của ngư dân vùng biển, đảo, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội đua thuyền... Thông qua lễ hội và các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc, các giá trị truyền thống văn hóa được bảo tồn và phát triển trong cộng đồng, tạo nên bản sắc văn hóa đặc thù của Quảng Ngãi4. Nhìn chung, hoạt động sinh hoạt lhội được tổ chức chu đáo, tiết kiệm và thực hiện tt phương châm xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, nhà nước và nhân dân cùng thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên nên đã hạn chế những hiện tượng tiêu cực phát sinh trong lễ hội như: mê tín, dị đoan, đồng bóng, cờ bạc...

c) Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa (TDĐKXDĐSVH): Phong trào TDĐKXDĐSVH được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể xác định là một hoạt động thiết thực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Hầu hết Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH các cấp đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức nhiều hoạt động có hiệu quả, chất lượng, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với vai trò, vị trí của vic xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, gia đình, thôn, tổ dân phố, cơ quan văn hóa, khu dân cư tiên tiến làm hạt nhân trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần tạo nên diện mạo mới trong sự phát triển xã hội ở các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Phong trào TDĐKXDĐSVH đều đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm đề ra5.

3. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, tỉnh Quảng Ngãi tập trung đầu tư xây dựng nhiều thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần và nâng cao thể chất cho cán bộ, nhân dân, học sinh trong tỉnh6.

Hệ thống bảo tàng, nhà lưu niệm và đền thờ các vị anh hùng dân tộc, chí sỹ yêu nước được đầu tư và đưa vào khai thác nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, góp phần phát triển du lịch7...

Các huyện, thành phố cũng đầu tư xây dựng các công trình văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu giải trí của nhân dân ở địa phương.8 Bên cạnh đó, nhiều sở, ban, ngành của tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, các trường học trung học phổ thông, các nhà máy ở các khu công nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao9; đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao cho cán bộ, đảng viên, công nhân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang và nhân dân.

Ngoài ra nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao theo phương thức xã hội hóa. Tuy nhiên, xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ở Quảng Ngãi còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có tổ chức, cá nhân nào đầu tư những công trình văn hóa quy mô lớn.

4. Các hoạt động văn hóa

a) Hoạt động điện ảnh: Toàn tỉnh có 7 Đội chiếu phim lưu động và Rạp chiếu bóng Hòa Bình thuộc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh10. Các đội chiếu bóng lưu động đã làm tốt công tác tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, ăn ở vệ sinh, phòng, chống bệnh tật, bài trừ mê tín dị đoan, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình, làng, xã văn hóa đến với đồng bào miền núi, vùng sâu, ven biển, hải đảo.

b) Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng: Hoạt động văn hóa, nghệ thuật phát triển khá mạnh, đều khắp ở nhiều địa phương, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp và trở thành phong trào sôi nổi, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, học sinh, sinh viên, người lao động và nhân dân tham gia. Nhiều cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi kể chuyện, triển lãm tranh, ảnh, sách, báo được tổ chức, góp phần tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong quần chúng nhân dân, qua đó khơi dậy sự sáng tạo, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống11.

Trung tâm Văn hóa tỉnh và Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố đã thực hiện nhiều buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân. Các hội thi, hội diễn cấp tỉnh, khu vực, toàn quốc được thường xuyên tổ chức, hoặc tham gia và đạt được nhiều thành tích cao. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong những năm qua đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, chú trọng trong việc khai thác, kế thừa và phát huy các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trong tỉnh.

c) Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp: trong thời gian qua, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh đã tích cực dàn dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật có chất lượng phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và biểu diễn phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa12. Ngoài ra, Đoàn còn dàn dựng nhiều chương trình tham gia các cuộc liên hoan, hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc (03 năm một lần) và đạt được kết quả đáng khích lệ13.

Để nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật của Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh, tỉnh đã đầu tư nâng cấp trụ sở làm việc, tập luyện của Đoàn, đồng thời chỉ đạo xây dựng Đề án nâng cấp Đoàn để trình UBND tỉnh xem xét ban hành trong thời gian đến.

d) Hoạt động thư viện: Từ năm 2011 đến nay, các thư viện không ngừng bổ sung sách báo, phục vụ nhu cầu đọc sách báo của bạn đọc trong tỉnh14. Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức nhiều đợt trưng bày sách và nói chuyện chuyên đề, tổ chức ngày sách Việt Nam, trưng bày sách báo Xuân hàng năm thu hút đông đảo độc giả tham gia. Hiện nay, Thư viện tỉnh đã triển khai Dự án Tin học hóa Thư viện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ thông tin cho bạn đọc trong tỉnh, phấn đấu trở thành trung tâm lưu trữ sách báo, nghiên cứu khoa học, phổ biến tri thức của tỉnh.

Hệ thống thư viện địa phương cơ sở, các trường học được củng cố, đầu tư. Hầu hết các huyện, thành phố, trường học đều có thư viện. Công tác phát triển các điểm đọc cơ sở được chú trọng; các xã, phường đều xây dựng tủ sách. Hàng năm, Thư viện tỉnh tổ chức luân chuyển sách, báo đến các điểm đọc cơ sở. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, hàng năm đều tổ chức cấp phát sách cho 13 thư viện trong tỉnh để triển khai phục vụ đọc sách cho cán bộ, nhân dân, học sinh các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

đ) Phát triển sự nghiệp văn học-nghệ thuật: Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh hoạt động; kịp thời chỉ đạo, định hướng tư tưởng, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ của tỉnh tham gia sáng tạo, biểu diễn. Đội ngũ văn nghệ sĩ được tham dự nhiều buổi sinh hoạt chính trị, trại sáng tác, hội thi...ở địa phương và khu vực; được hỗ trợ kinh phí sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật. Hằng năm có hàng chục buổi biểu diễn; 4-5 cuộc triển lãm các tác phẩm văn học, nghệ thuật với quy mô lớn cấp tỉnh, cấp khu vực. Công tác sưu tầm, sáng tác, quảng bá, giới thiệu các tác phẩm, tác giả được quan tâm. Có nhiều văn nghệ sĩ của tỉnh đã đoạt giải thưởng văn học, nghệ thuật cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc, như các giải thưởng toàn quốc về nhiếp ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, văn nghệ dân gian.

Đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh tăng về số lượng và chất lượng; hằng năm số văn nghệ sĩ của tỉnh được kết nạp vào các hội chuyên ngành của Trung ương đều tăng lên.

e) Đầu tư, tôn tạo, trùng tu, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa

Nhiều đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được triển khai và đạt được kết quả nhất định. Tỉnh đã phối hợp với một số ngành ở Trung ương tổ chức nhiều hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế 15, tiêu biểu như các Hội thảo quốc tế có hàng trăm nhà khoa học hàng đầu thế giới về lĩnh vực chuyên ngành tham dự, như Hội thảo: “100 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Sa Huỳnh”; “Khảo cổ học dưới nước Việt Nam và Đông Nam Á - hợp tác và phát triển”...

Toàn tỉnh hiện có 29 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và 63 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, 121 di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ; trong đó một số di tích, thắng cảnh thu hút đông đảo lượng khách đến tham quan, du lịch. Trong các năm qua, các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện quản lý di tích trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh và nhiều Chỉ thị, kế hoạch, văn bản chỉ đạo công tác này.

Công tác trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được quan tâm, có 19 di tích cấp quốc gia được trùng tu, tôn tạo, có 11 di tích cấp tỉnh và 62 di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ được cắm mốc, xây dựng bia, bảng. Hiện tỉnh đang triển khai lập hồ sơ đề nghị công nhận Bình Châu, Lý Sơn và khu vực phụ cận là công viên địa chất toàn cầu, lập hồ sơ công nhận Giếng Tiền, Thới Lới là di tích cấp quốc gia, di tích văn hóa Sa Huỳnh, Khu di tích Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Khu Chứng tích Sơn Mỹ là di tích quốc gia đặc biệt. Đang triển khai quy hoạch các di tích lịch sử văn hóa, quy hoạch khảo cổ, quy hoạch các thiết chế văn hóa... Trong những năm qua hoạt động quản lý di tích được chú trọng, các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương xử lý một số trường hợp vi phạm, xâm hại di tích và tình trạng xuống cấp của di tích16.

g) Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi và cư dân vùng biển Quảng Ngãi: Công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát triển văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ, nghề truyền thống được chú trọng; những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, miền biển được phát huy17. Các hủ tục, mê tín dị đoan dần dần được xóa bỏ.

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đặc biệt, năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện Lý Sơn là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; Lễ hội Điện Trường Bà ở Trà Bồng đã được xếp hạng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017. Nhiều địa phương làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các lễ hội dân gian, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người địa phương. Tuy có mai một dần, nhưng các làng nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, nghề làm gốm, nghề rèn, nghề làm mắm, nghề làm mạch nha, đường phèn, đường phổi... cũng được duy trì, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm của người Hrê, hiện đang duy trì và phát triển trong cộng đồng khá tốt.

Các hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng cũng góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Việc giữ gìn tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi được khuyến khích lưu truyền, sử dụng thường xuyên trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Công tác đào tạo đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, chọn lựa cử đi đào tạo, bồi dưỡng và bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn, sở trường. Đã có nhiều trí thức là người dân tộc tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, báo chí và quản lý văn hóa ở tỉnh và huyện. Việc phát hiện và phát huy tài năng của các nghệ nhân là người dân tộc thiểu số được chú trọng. Tỉnh thường xuyên đưa các nghệ nhân là người dân tộc thiểu số tham gia các hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng ở khu vực, toàn quốc và đạt nhiều huy chương, giải thưởng. Việc bảo tồn, phát huy, biểu diễn và tổ chức giảng dạy các làn điệu dân ca, nghệ thuật bài chòi, quảng bá và phát triển nghệ thuật ca múa nhạc dân gian truyền thống đặc thù của các dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã được chú trọng. Đến thời điểm hiện nay đã có 9 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng nghệ nhân ưu tú, 2 nghệ nhân được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian.

h) Hoạt động văn hóa trong các tôn giáo: Các tổ chức tôn giáo có nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa xã hội phong phú. Ngoài việc sinh hoạt, hành đạo theo hiến chương, điều lệ và quy định của pháp luật, các tôn giáo còn vận động chức sắc, tín đồ tham gia công tác từ thiện xã hội, nhân đạo.

Hiện nay toàn tỉnh có nhiều di tích, thiết chế tôn giáo tín ngưỡng được xếp hạng di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia18, góp phần bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cho nhân dân địa phương và phát triển du lịch. Các Lễ hội tôn giáo như: Lễ Phật đản, Lễ Vu Lan, Lễ giỗ Tổ đình Thiên Ấn, Lễ Giáng sinh... được chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện tổ chức.

5. Hoạt động thể dục thể thao

- Phong trào TDTT quần chúng có nhiều khởi sắc và phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Nhất là phong trào rèn luyện thân thể của nhân dân được với các hình thức: đi bộ, tắm biển, thể dục dưỡng sinh, đạp xe đạp... Mạng lưới câu lạc bộ, điểm tập luyện thể dục ngày càng được mở rộng, chất lượng phong trào thể dục thể thao quần chúng được tăng lên qua từng năm19. Về hoạt động thể dục thể thao trong trường học: có 90% học sinh, sinh viên đạt chuẩn về rèn luyện thân thể. Các sở ban, ngành, đoàn thể, địa phương, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh hàng năm đều tổ chức các giải đấu, các hội thi thể thao tạo không khí luyện tập thể dục thể thao quần chúng sôi nổi.

- Trong những năm gần đây có nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư mở các phòng tập thể dục dụng cụ, phòng tập thể hình, yoga, sân bóng đá mini... thu hút khá đông người đến tập luyện hàng ngày. Trong các dịp lễ tết, nhiều địa phương tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao quần chúng phục vụ nhu cầu vui chơi, rèn luyện của nhân dân. Các môn thể thao truyền thống đậm nét dân tộc vùng, miền đã được nhiều địa phương gìn giữ, phát huy20.

- Thể thao thành tích cao của tỉnh Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả khá21. Trường Năng Khiếu thể dục thể thao tỉnh thường xuyên mở các lớp năng khiếu22, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao duy trì huấn luyện các đội tuyển, triển khai công tác kiểm tra, tuyển chọn lực lượng vận động viên gởi đi tập huấn tại các Trung tâm huấn luyện khu vực, quốc gia vào các thời điểm chuẩn bị lực lượng vận động viên tham gia các giải toàn quốc đạt kết quả. Có nhiều vận động viên đạt huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng tại các giải SEAgames, giải PARAgames, châu Á, thế giới.

6. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa

Trong những năm qua, công tác ngoại giao nhân dân được tăng cường, thông qua các cuộc hội thảo khoa học về văn hóa23, tạo điều kiện cho một số đoàn nghệ nhân tham gia các cuộc Liên hoan nghệ thuật, giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới24. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất, Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP, sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn đã góp phần rất lớn trong việc giao lưu hợp tác văn hóa quốc tế.

Nhằm phục vụ du khách người nước ngoài, cũng như tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu văn hóa, con người Quảng Ngãi đến với bạn bè quốc tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xuất bản một số tập gấp được in hai thứ tiếng Việt - Anh và sẽ tiếp tục xuất bản, in ấn một số sản phẩm văn hóa nhằm phục vụ khách du lịch, góp phần tăng cường công tác ngoại giao của tỉnh.

7. Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa

Đ có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản trên các lĩnh vực như bảo tồn bảo tàng, quảng cáo, dịch vụ karaoke, thư viện; ban hành các văn bản, hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở cơ sở; các quy định, quy chế về gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, xã văn hóa; quy định phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, xã văn hóa nông thôn mới; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW ngày 27/10/2010 của Ban Bí thư (khóa X) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội... Mặt khác, tỉnh đã kịp thời rà soát và bãi bỏ những văn bản pháp luật về lĩnh vực quản lý văn hóa không còn phù hợp với các quy định của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.

Trong những năm qua, UBND tỉnh đã phê duyệt nhiều đề án, dự án, quy hoạch lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, y tế, giáo dục, thông tin truyền thông, khoa học25... nhằm mục đích xây dựng văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

8. Phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo và y tế

a) Phát triển giáo dục-đào tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới

Công tác giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước và cách mạng được chú trọng. Thông qua các giờ học giáo dục công dân, lịch sử, địa lý, ngữ văn, nhạc, họa, hoạt động Đoàn, Đội, và các hội thi, hội diễn... ngành giáo dục đã đẩy mạnh giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử, trong học sinh, sinh viên26. Tổ chức biên soạn bộ tài liệu giáo dục văn hóa lịch sử địa phương từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Một số trường học phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh tổ chức cho học sinh, đoàn viên thanh niên tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường ở các nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử, di tích cách mạng tại địa phương.

Sự nghiệp giáo dục-đào tạo của tỉnh được đầu tư, phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phong trào khuyến học, khuyến tài được chú trọng, việc xây dựng xã hội học tập được quan tâm hơn. Số lượng trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng27, nhiu loại hình đào tạo được mở ra.

b) Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường đầu tư; trang thiết bị, nhân lực y tế được tăng cường về số lượng và chất lượng28. Hệ thống y tế tuyến tỉnh đến xã, phường, thị trấn đã được thành lập và củng cố, xây dựng và phát triển hoàn chỉnh, nâng cao về số lượng và chất lượng công chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh29. Hệ thống y tế dự phòng tăng cường30, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế đẩy lùi. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chủ động, góp phần giảm tỷ lệ sinh duy trì mức sinh thay thế, hạn chế sinh con thứ 3 và mất cân bằng giới tính31.

9. Phát triển thông tin, truyền thông góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi

Trong những năm qua, hoạt động thông tin, truyền thông trong tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả về tính chất, nội dung, hình thức và loại hình, đã thật sự là phương tiện thiết yếu của đời sống xã hội, phục vụ đắc lực sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và nhu cầu thông tin liên lạc của các tầng lớp nhân dân. Hoạt động thông tin ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong việc nắm bắt tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc tế, những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ và mọi mặt của cuộc sống.

Mạng viễn thông được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng đường truyền cáp quang, các mạng di động ngày càng được mở rộng và nâng cấp32. Hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình ngày càng được củng cố, mở rộng phủ sóng, tăng chất lượng và số lượng chương trình phục vụ nhu cầu của người dân và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước33. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh từng bước được đầu tư nâng cấp, diện tích ph sóng tăng cao34.

Toàn tỉnh hin có 6 cơ quan báo chí địa phương35; 12 cơ quan báo chí trung ương, ngành có phóng viên làm thường trú36; 2 cơ quan báo chí Trung ương đặt văn phòng đại diện tại Quảng Ngãi (Phân xã thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân). Báo Quảng Ngãi in và điện tử chất lượng nội dung được nâng cao, hình thức được cải tiến đẹp, nội dung phong phú, từng bước đáp ứng yêu cầu thông tin định hướng dư luận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng. Đến đầu tháng 7/2013 báo in tăng thêm 1 kỳ, thành 5 kỳ/tuần (8 trang/kỳ), phát hành bình quân 5.100 tờ/kỳ với chất lượng nội dung và hình thức tờ báo được cải tiến.

Nhìn chung, các cơ quan thông tấn báo chí đã tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các tầng lớp nhân dân về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, lịch sử văn hóa, bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa. Trên các chuyên mục của hệ thống thông tin đại chúng đã giới thiệu, quảng bá về các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật để định hướng về tư tưởng, thẩm mỹ, hướng con người hoàn thiện “chân - thiện - mỹ”. Ngoài ra, thông qua các chuyên mục, đã kịp thời biểu dương, phản ánh các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong xây dựng nếp sống văn hóa, môi trường văn hóa của địa phương, chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, làm hủy hoại thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

10. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và một số vấn đề xã hội

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực và ngày càng được nâng lên, dần dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tính đến năm 2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Quảng Ngãi đạt mức 47%, có 40 cơ sở dạy nghề và tham gia dạy nghề, đáp ứng tốt nhu cầu học nghề và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp trên địa bàn đã có sự chuyển biến tích cực, cụ thể, tại các Khu Công nghiệp tỉnh là 95%; Khu Kinh tế Dung Quất khoảng 80%.

Công tác giải quyết việc làm được triển khai đồng bộ tại các địa phương, nhất là tại các huyện miền núi. Chương trình mục tiêu việc làm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lao động chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2016, đã giải quyết việc làm cho 39.000 người, trong đó có lao động nữ là 19.900 người. Thông qua 24 phiên giao dịch việc làm đã có 9.670 lao động được tuyển dụng.

Công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ và quyết liệt tại các địa phương, đến năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm còn 2,13% so với cuối năm 2015. Chất lượng cuộc sống của người dân dần được cải thiện, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở miền núi và phụ nữ; hầu hết các hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đều được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách của Nhà nước.

Công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc giúp đỡ người có công cách mạng được quan tâm và triển khai sâu rộng trong nhân dân37. Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, thực hiện bình đẳng giới, bảo vệ và chăm sóc trẻ em đạt kết quả khá, góp phần tạo môi trường xã hội lành mạnh, tiến bộ và công bằng.

III. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM

1. Lĩnh vực văn hóa, con người

- Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tình trạng kèn cựa, bon chen, chạy chức, chạy quyền...; nhiều giá trị truyền thống, đạo đức nghề nghiệp hiện không còn được coi trọng như trước đây, có mặt bị mai một, đảo lộn; chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng gia tăng, chi phối đời sống xã hội, gây hậu quả xấu đối với việc xây dựng con người và môi trường văn hóa. Đạo đức nghề nghiệp sa sút trên nhiều lĩnh vực, cả ở những lĩnh vực vốn được xã hội tôn vinh.

- So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và những thành tựu đạt được trên lĩnh vực kinh tế thì những kết quả đạt được trong lĩnh vực văn hóa của tỉnh chưa tương xứng và chưa bền vững. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống; tình trạng trộm, cướp, lừa đảo; bạo lực gia đình, khiếu kiện, tranh chấp tài sản, đất đai trong gia đình và dòng tộc, làng xóm vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh. Ở miền núi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra. Lối sống thực dụng, sính ngoại đã và đang trở thành trào lưu trong giới trẻ. Đời sống văn hóa ở vùng nông thôn, miền núi, khu kinh tế, khu công nghiệp còn đơn điệu. Một số hủ tục, mê tín, dị đoan, thói quen xấu chưa được loại bỏ hoàn toàn. Ý thức của nhân dân trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, môi trường và các giá trị văn hóa truyền thống chưa cao. Một số di tích văn hóa, lịch sử bị lấn chiếm diện tích đất và có các hình thức hoạt động phi văn hóa38.

- Một số di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện trong tỉnh đang có nguy cơ mai một hết sức nhanh chóng. Sự lai căng văn hóa xuất hiện trong một số thanh niên người dân tộc thiểu số39. Văn hóa cồng chiêng trong đồng bào dân tộc thiểu số có nguy cơ thất truyền40. Một số nghề thủ công truyền thống như: đan lát, dệt, luyện rèn sắt, một số lễ hội, nghi lễ truyền thống giàu tính nhân văn, cố kết cộng đồng của đồng bào dân tộc Cor, Cadong, Hrê cũng bị mai một; nhà sàn, trang phục truyền thống của đồng bào Cadong không còn41.

- Chưa phát huy cao văn hóa với du lịch, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch còn yếu kém, sản phẩm văn hóa, du lịch nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài tỉnh, cũng như du khách nước ngoài. Hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa chưa nhiều.

- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhiều nơi còn chạy theo chỉ tiêu, thành tích, chất lượng chưa cao, chưa bền vững, nhiều mô hình mới, cách làm hay chưa được nhân rộng. Môi trường ô nhiễm, tai nạn giao thông, tranh chấp đất đai, tội phạm không giảm.

- Vẫn còn ít tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp chưa được đầu tư đúng mức. Chưa có cơ chế chính sách khuyến khích, động viên các văn nghệ sĩ tham gia sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao xứng tầm với một tỉnh có truyền thống văn hóa, cách mạng; đề án giải thưởng văn học nghệ thuật chỉ mới được bước đầu xây dựng.

- Đầu tư về nhân lực, đầu tư ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở thiếu thốn, lạc hậu và chắp vá, một số loại hình thiết chế văn hóa đưa vào hoạt động hiệu quả chưa cao42. Mô hình tổ chức hoạt động của ngành văn hóa ở các địa phương chưa thống nhất43. Các thiết chế văn hóa của tỉnh hầu như không có, chưa có Nhà văn hóa đa năng, Trung tâm hội nghị, Nhà triển lãm. Đến nay, không còn thiết chế văn hóa tương xứng cấp tỉnh để chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao của tỉnh, khu vực và toàn quốc. Rạp chiếu bóng Hòa Bình xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu không đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân.

- Hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ người lao động chưa được đầu tư thỏa đáng, nhất là tại các Khu Công nghiệp và Khu Kinh tế. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người lao động; môi trường văn hóa ở nơi làm việc và nơi sinh sống của người lao động chưa được quan tâm xây dựng và phát triển.

- Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động văn hóa còn ít, chủ yếu là hoạt động dịch vụ mau thu hồi vốn; trên địa bàn tỉnh chưa có công trình văn hóa lớn như khu vui chơi giải trí, dịch vụ văn hóa cao cấp để phục vụ nhu cầu giải trí ngày càng cao của nhân dân và du khách đến Quảng Ngãi. Đầu tư cho công tác thông tin, cổ động, triển lãm, trưng bày... còn thấp; hiện chưa có những cụm pano lớn sử dụng công nghệ hiện đại phục vụ công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh.

- Lực lượng cán bộ phục vụ cho ngành văn hóa từ tỉnh đến xã còn nhiều bất cập44. Chế độ tiền lương, bồi dưỡng, đãi ngộ cho văn nghệ sĩ, nghệ nhân còn hạn chế; nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú đã được công nhận nhưng chưa có chế độ đãi ngộ để động viên khuyến khích việc truyền dạy, lưu giữ, phát huy vốn văn hóa dân gian của địa phương. Việc điều tra di sản văn hóa phi vật thể đã tiến hành, nhưng chưa làm tổng kiểm kê số lượng nghệ nhân nên việc xét công nhận danh hiệu theo quy định của Nhà nước còn khó khăn, bất cập.

2. Về giáo dục- đào tạo, dạy nghề, việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, an sinh xã hội:

Chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số từng bước được cải thiện nhưng kết quả chưa cao; tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn nhiều, nhất là đối với học sinh ở các trường thuộc khu vực miền núi, các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Đặc biệt đáng lo ngại một bộ phận học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống thực dụng, không có mơ ước, hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai.

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Lòng say mê nghề nghiệp, ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người lao động còn hạn chế. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm; việc làm của người lao động thiếu tính bền vững; tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn tiếp diễn, nhất là tại vùng nông thôn và min núi.

Đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng xa. Hiệu quả thực hiện một số chính sách an sinh xã hội còn thấp. một số địa phương việc thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa chưa đạt hiệu quả cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Chất lượng khám, chữa bệnh và tinh thần thái độ phục vụ tuy có cải thiện nhưng chưa thật sự đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân.

3. Về khoa học, công nghệ, thông tin và truyền thông:

Hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng, tốc độ xử lý chậm. Trình độ và khả năng sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu. Việc triển khai hệ thống một cửa tại các cơ quan hành chính nhà nước còn thấp so với mức trung bình trong cả nước, ứng dụng công nghệ thông tin chưa thực sự tác động làm đổi mới hẳn lề lối làm việc, chưa phục vụ tốt công lãnh đạo, quản lý và điều hành.

Việc triển khai xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động với các hạ tầng kỹ thuật khác chưa đồng bộ, thiếu cơ chế, chính sách dùng chung hạ tầng kỹ thuật. Hạ tầng viễn thông thụ động chủ yếu đầu tư phát triển mạnh ở đồng bằng, khu vực miền núi, vùng sâu của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân. Việc quản lý, đôn đốc, giám sát hội viên Hội Nhà báo thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, có trường hợp chưa chặt chẽ, chưa nghiêm. Chất lượng hoạt động của từng chi hội cơ sở không đồng đều, còn thụ động, ít tìm tòi sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của chi hội.

Công tác xuất bản và phát hành Báo in Quảng Ngãi còn hạn chế. Nội dung các trang, mục chưa ổn định; còn ít nhng bài viết chuyên sâu mạnh mẽ chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, thiếu bài viết sắc bén đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.

IV. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ, YẾU KÉM

1. Nguyên nhân khách quan:

Do tác động của tình hình thế giới, sự phát triển bùng ncủa công nghệ thông tin diễn ra nhanh chóng, tác động lên các lĩnh vực đời sống xã hội làm cho tư tưởng, nhận thức con người thay đổi theo hướng tích cực nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực. Công tác lãnh đạo, quản lý tổ chức các hoạt động văn hóa có lúc không theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội và khoa học công nghệ, nên dẫn tới sự lúng túng bị động. Mặt trái của cơ chế thị trường, của sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho người dân tiếp cận thông tin đa chiều, trong đó, có những thông tin có hại, những tư tưởng lạc hậu còn tồn tại trong đời sống hàng ngày... đã ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ, nhận thức của con người. Sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đặc biệt trên các trang mạng xã hội, ngày càng phức tạp làm cho công tác lãnh đạo, quản lý về văn hóa gặp nhiều khó khăn.

2. Nguyên nhân chủ quan:

Một số cấp ủy đảng và chính quyền còn có biểu hiện xem nhẹ vai trò của văn hóa, chưa nhận thức sâu sắc và đúng đắn “văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” .

Xuất phát điểm của tỉnh thấp, trước khi có nhà máy Lọc dầu Dung Quất tỉnh ta là tỉnh thuần nông, kinh tế chậm phát triển nên đầu tư cho văn hóa không đáng kể. Tiếp đó, tỉnh tập trung mọi nguồn lực để thúc đy kinh tế phát triển, chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư cho văn hóa.

Sự thụ động, trông chờ ỷ lại của một số cấp ủy, chính quyền còn diễn ra nhiều nơi. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng thiếu đồng bộ, vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa phát huy mạnh mẽ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ các cấp trong tỉnh còn thiếu và yếu, chưa làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, quản lý có hiệu quả. Việc đầu tư ngân sách cho sự nghiệp văn hóa, vốn đã quá ít lại còn có hiện tượng dàn trải, chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên. Việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế. Sự phối hợp của các cấp, các ngành thiếu chặt chẽ.

Cơ chế chính sách thu hút đầu tư đối với lĩnh vực xã hội thiếu cởi mở, chưa thông thoáng. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa còn có những bất cập, lúng túng. Các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa xã hội xử lý chưa nghiêm theo quy định.

Nhận thức của một bộ phận phụ huynh về công tác giáo dục, việc học của con em mình chưa cao, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em. Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác vận động học sinh đến trường có lúc chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Nhiều học sinh, sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm, hoặc làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo làm ảnh hưởng đến tâm lý của các em học sinh bậc học phổ thông trung học, nên dẫn đến tình trạng bỏ học nhiều và có chiều hướng tăng. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng quản lý nhưng một số vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới.

Các cấp ủy đảng chưa quan tâm nhiều đến việc ứng dụng và triển khai công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý việc phát triển kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý hành chính nhà nước còn yếu kém.

Chậm ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi về hoạt động báo chí, xuất bản và phát hành; chế độ nhuận bút chưa thỏa đáng; chính sách đãi ngộ văn nghệ sỹ tham gia sáng tác văn học nghệ thuật còn hạn chế nên khó thu hút được người có năng lực tham gia. Có một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà báo chưa thật sự nhiệt tình trong hoạt động, còn thờ ơ với công tác hội, ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt và công tác hội chưa cao, thiếu sự cố gắng và nghiêm túc trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Kinh phí đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật còn thấp.

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Trong những năm qua, bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế tỉnh cũng quan tâm phát triển văn hóa; đầu tư phát triển y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ thông tin truyền thông, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần giáo dục ý thức công dân, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ con người Quảng Ngãi, lực lượng trí thức của tỉnh tăng về số lượng. Lực lượng và trình độ lao động qua đào tạo có phát triển; hợp tác quốc tế được mở rộng. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền và các sở ban, ngành quan tâm.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế thì thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi còn nhiều hạn chế, yếu kém. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. Công tác giáo dục - đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề còn nhiều bất cập, chạy theo thành tích, số lượng, nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đạt kết quả chưa cao, vì vậy số lượng lớn học sinh tốt nghiệp đại học, trên đại học về tỉnh không có việc làm; trong khi đó ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang thiếu đội ngũ công nhân chất lượng cao đã qua đào tạo nghề và có kinh nghiệm.

Trong lao động, sản xuất, con người Quảng Ngãi còn thụ động, trì trệ, thiếu tính hợp tác. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ vào đời sống, lao động sản xuất còn nhiều bất cập. Đời sống văn hóa ở các khu công nghiệp, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều thiếu thốn. Chất lượng y tế, giáo dục, khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nguồn nhân lực chất lượng so với các tỉnh lân cận. Nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển văn hóa và con người còn hạn chế. Thiếu tính dự báo, công tác quy hoạch còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu tầm nhìn trong tương lai.

VI. DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI QUẢNG NGÃI

Trong thời gian tới, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi có những thời cơ, thuận lợi mới, đồng thời cũng có những khó khăn, thách thức đan xen tác động nhiều mt. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung. Thành tựu, kinh nghiệm của những năm đổi mới đã tạo cho đất nước sức mạnh tổng hợp lớn hơn. Nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn. Khoa học, công nghệ phát triển mạnh, thúc đẩy hình thành xã hội thông tin, tạo điều kiện để nâng chất lượng hoạt động. Sự phát triển các hình thức thhiện mới về văn hóa, nghệ thuật, xã hội hóa hoạt động văn hóa; mở rộng, đa dạng, đa phương trong giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật...đang tác động thúc đẩy các hoạt động văn hóa. Đồng thời với phát triển kinh tế, phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng con người, xây dựng gia đình đang là xu thế của thi đại...

Tuy nhiên tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa khắc phục được. Cuộc đấu tranh cho chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc vẫn diễn biến phức tạp; tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ngày càng gay gắt, khó lường. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu, mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, công nghệ thông tin, sản phẩm độc hại tác động tiêu cực đến văn hóa, gây biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống. Tâm lý bao cấp, thụ động; đội ngũ cán bộ quản lý và trình độ chỉ đạo, quản lý văn hóa bất cập; âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân ngày càng phức tạp, tác động tiêu cực đến cả xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa.

Bối cảnh tình hình trên sẽ tác động đến xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, hội đoàn thể và toàn thể xã hội nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi trong thời gian sắp đến.

Phần III

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI QUẢNG NGÃI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Đề án này đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và nguồn kinh phí đxây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.

2. Đối tượng áp dụng

- Tổ chức chính trị, cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh.

- Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

II. QUAN ĐIỂM

1. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi phải được đặt ngang hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững của tỉnh.

2. Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi phải đặt trong sự thống nhất, phát triển đa dạng của cộng đồng cư dân Quảng Ngãi và các dân tộc Việt Nam với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

3. Phát triển văn hóa nhằm hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa; bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; bài trừ hủ tục, mê tín; lấy gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức trong xã hội làm nền tảng để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi.

4. Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi là trách nhiệm của cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và toàn dân; nhân dân là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa; đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

III. MỤC TIÊU

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, là động lực cho sự phát triển của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của tỉnh. Xây dựng môi trường văn hóa trong từng gia đình, địa phương, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp gắn với xây dựng, hình thành các giá trị mới của con người Quảng Ngãi với các đặc tính cơ bản: yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tự trọng, tự chủ, sống nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, có tri thức, sức khỏe, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm công dân, tuân thủ pháp luật, có tinh thần hợp tác cao, khẳng khái, khoan dung, thân thiện, có ý thức bảo vệ môi trường; đồng thời, từng bước khắc phục những khiếm khuyết trong tính cách của một bộ phận dân cư như tính hẹp hòi, đố kỵ, cố chấp, thụ động, cứng nhắc, thiếu hợp tác, ý thức lao động thấp.

IV. CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020

1. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu: 88% gia đình, 78% thôn, tổ dân phố, 96% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 35 - 40% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và văn minh đô thị.

2. Thực hiện đạt 26 giường bệnh/vạn dân; 07 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,92%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90 % dân số.

3. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non 35%, Tiểu học, THCS 75%, THPT 60%, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi 100%, tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học 99%, trung học cơ sở 95%, 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 đạt 99%.

4. Trên 90% hộ gia đình được tiếp cận thông tin qua các phương tiện thông tin và truyền thông; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt từ 55 - 65% dân số; 100% xã, phường, thị trấn có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet và điểm đọc sách.

5. Trên 36% dân số, 25% gia đình tập thể dục, thể thao, thường xuyên.

6. Tuổi thọ trung bình 75 tuổi; chiều cao trung bình đối với nam 18 tuổi đạt 165 cm, đối với nữ 18 tuổi đạt 156 cm; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75; 89% dân cư thành thị sử dụng nước sạch; 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước hp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm (trong đó: miền núi giảm 4%/năm; đồng bằng giảm 1,6%/năm); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; đạt trên 450 sinh viên/1 vạn dân.

7. Huy động nhiều nguồn lực trùng tu, tôn tạo, nâng cấp các thiết chế văn hóa hiện có; đầu tư công viên, khu vui chơi, giải trí, các khu du lịch, nghỉ dưỡng theo quy hoạch. Trong đó, tập trung xây dựng và hoàn thành các dự án văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, ưu tiên xây dựng Bảo tàng biển đảo Việt Nam (Bảo tàng lịch sử Hoàng Sa - Trường Sa), Trung tâm Văn hóa đa năng, Khu Liên hợp thể dục thể thao (giai đoạn 1). Phấn đấu 100% huyện, thành phố và 40% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao; 43% thôn có nhà sinh hoạt văn hóa, khu luyện tập thể thao cơ bản đạt tiêu chí theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp có quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động; trùng tu, tôn tạo 70-80% di tích quốc gia và 50 - 60% di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.

8. Hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận: 02-03 di tích quốc gia đặc biệt (trong các di tích: khảo cổ học Sa Huỳnh, Quần thể di tích Lý Sơn, Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Quần thể khu di tích Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ, Quần thể khu di tích Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ); 02-03 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ưu tiên Lễ hội điện Trường Bà, Lễ hội đua thuyền Lý Sơn, cồng chiêng dân tộc Cor; 02-03 di tích quốc gia (trong các di tích, thắng cảnh: thắng cảnh Giếng Tiền và núi Thới Lới, đình làng An Định, di tích Lê Trung Đình và khởi nghĩa Cần Vương, di tích quân tình nguyện Việt - Lào). Hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận khu vực Lý Sơn, Bình Châu và vùng phụ cận là Công viên địa chất quốc gia và toàn cầu. Tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa quy mô cấp quốc gia.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng, phát triển toàn diện con người Quảng Ngãi về đức, trí, thể, mỹ đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững

a) Đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền:

- Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách nhằm triển khai và phổ biến, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động và nhân dân.

- Tuyên truyền, phổ biến lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mi người”; tập trung phê phán tính ích kỷ, hẹp hòi; khuyến khích tinh thần cống hiến, sáng tạo vì cộng đồng; đức tính tốt đẹp của con người Quảng Ngãi.

- Gắn kết công tác tuyên truyền, giáo dục về văn hóa, con người vào tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao đxây dựng con người Quảng Ngãi có thể giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ.

b) Phát huy vai trò của giáo dục trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi:

- Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Xây dựng xã hội học tập, nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, kiến thức pháp luật, ý thức công dân.

- Xây dựng mỗi trường học thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện phát triển toàn diện con người về lý tưởng, phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống. Tổ chức biên soạn và dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, giáo viên công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

c) Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi:

- Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho văn nghệ sĩ phát triển. Khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân, nhân dân sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc..

- Xây dựng và ban hành chế độ quy định nội dung và mức chi giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Phạm Văn Đồng; Xây dựng các cơ chế hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình nghệ thuật; chính sách khuyến khích, đãi ngộ, thu hút, phát triển tài năng trẻ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao.

- Chú trọng bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ trong các Hội chuyên ngành. Huy động các nguồn lực xã hội, có sự hỗ trợ của Nhà nước để tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả, thiết thực.

- Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật để văn học nghệ thuật thực sự có sức lan tỏa, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người.

d) Chăm lo phát triển sức khỏe toàn dân, xây dựng và phát triển con người Quảng Ngãi có tầm vóc, thể lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

- Nâng cao chất lượng giống nòi; tầm vóc, thể lực con người Quảng Ngãi. Gắn chăm lo giáo dục thchất với giáo dục trí thức, đạo đức, kỹ năng sống.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là chăm sóc sức khỏe học đường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người nghèo, các đối tượng chính sách; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

đ) Phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bn vững

- Phát triển nguồn lao động đảm bảo đủ về số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng, đào tạo phát triển toàn diện về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, đạo đức, tác phong.

- Chú trọng giáo dục văn hóa ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, trí thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc công nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo.

- Đổi mới phương thức đào tạo nghề, đào tạo gắn với giải quyết việc làm, đào tạo theo đặt hàng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

a) Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về gia đình, phòng, chng bạo lực gia đình:

- Tiếp tục triển khai thực hiện việc đẩy mạnh xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Xây dựng được chính sách hỗ trợ cho cộng tác viên dân số, kế hoạch hóa gia đình kiêm công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

- Tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình, phê phán lối sống thực dụng, ích kỷ, tệ nạn xã hội.

b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đưa phong trào đi vào chiều sâu, thiết thực. Xây dựng gia đình văn hóa, thôn - tổ dân phố văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị làm nòng cốt của Phong trào.

- Thường xuyên rà soát, lồng ghép, bổ sung các tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các phong trào thi đua yêu nước của các sở, ban ngành, hội đoàn thể tỉnh và thực hiện quy ước thôn, tổ dân phố trên từng địa bàn dân cư. Chú trọng tôn vinh và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; giữ gìn, phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau đi đôi với phê phán, đẩy lùi lối sống vô cảm, biệt lập, các hủ tục, mê tín, dị đoan trong một bộ phận nhân dân.

c) Phát huy các giá trị, nhân ttích cực của tôn giáo, tín ngưỡng:

- Khuyến khích các hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ. Động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo.

- Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

- Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Nhà nước, gây mất đoàn kết tôn giáo, dân tộc.

d) Đẩy mạnh tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bổ ích:

- Gắn kết chặt chẽ các hoạt động văn hóa với các sự kiện chính trị, với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khuyến khích đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Tổ chức đặt hàng các tác giả, đơn vị nghệ thuật sáng tác, dàn dựng các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao và thường xuyên tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân.

- Từng bước xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao, ưu tiên đầu tư các công trình văn hóa trọng điểm theo mục tiêu đề ra; khuyến khích việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành du lịch, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao của tỉnh.

3. Xây dựng văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế

a) Xây dựng văn hóa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nghiêm túc Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên.

- Đ cao vai trò, trách nhiệm cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tính hẹp hòi, khắt khe, đố kỵ, cố chấp, thụ động, cứng nhắc, tùy tiện, ít tranh luận, ít cởi mở, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 16/11/2012 của Tỉnh ủy về phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên đến từng cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 13/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương không dùng rượu, bia trong buổi trưa của các ngày làm việc; Quyết định số 306-QĐ/TU ngày 25/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi ban hành Quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Gắn việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và thực hiện Chỉ thị 05-CT/BCT ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách H Chí Minh.

- Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức và lực lượng giám sát phản biện xã hội nhằm minh bạch hóa hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng nền công vụ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

b) Quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế; ly con người làm trung tâm của quá trình xây dựng văn hóa trong kinh tế:

- Phát huy vai trò tư vấn và phản biện của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các tổ chức phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và triển khai các chương trình kinh tế - xã hội.

- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và ban hành các quy định quản lý các hoạt động văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, tổ chức các hoạt động văn hóa.

- Phát triển kinh tế gắn chặt và tương thích với phát triển văn hóa; các quy hoạch, đề án, dự án về kinh tế phải gắn với văn hóa và cộng đồng.

- Tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân vào Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa

a) Ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn lực toàn xã hội cho phát triển văn hóa, xây dựng con người:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và xây dựng các thiết chế văn hóa.

- Xây dựng cơ chế, chính sách về lĩnh vực văn hóa, con người, cụ thể:

+ Chính sách hỗ trợ sáng tác công trình, tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật.

+ Chính sách đãi ngộ, tôn vinh các nghệ nhân dân gian; tổ chức, cá nhân có công gìn giữ, trao truyền và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

+ Chính sách khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa, du lịch; xây dựng các công trình văn hóa, du lịch.

+ Chính sách khuyến khích, đãi ngộ, thu hút, phát triển tài năng trẻ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao; đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức là người đồng bào dân tộc thiểu số làm công tác văn hóa ở miền núi.

- Bố trí nguồn lực của Nhà nước cho phát triển văn hóa, con người tương thích ứng với mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh; công khai, minh bạch nguồn đầu tư Nhà nước, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên miền núi, hải đảo và một số loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh cần bảo tồn, phát huy.

- Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển văn hóa, thể dục, thể thao, nâng cao thể chất con người Quảng Ngãi.

b) Thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa góp phần xây dựng văn hóa, con người và phát triển kinh tế - xã hội:

- Chú trọng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và các loại hình nghệ thuật, lễ hội truyền thống đặc trưng, các giá trị văn hóa tích cực của cư dân ven biển, hải đảo, của đồng bào dân tộc thiểu số, của các tôn giáo.

- Tăng cường phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch hệ thống di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh.

- Ưu tiên lập hồ sơ đề nghị xếp hạng các di tích trên địa bàn tỉnh đã có quyết định bảo vệ; trùng tu, tôn tạo các di tích đã xuống cấp; khẩn trương hoàn thiện bản đồ khoanh vùng bảo vệ; hồ sơ, thủ tục cấp quyền sử dụng đất đối với di tích được công nhận. Kiểm kê, bảo vệ và phát huy có chọn lọc, có định hướng các giá trị văn hóa truyền thống.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ tại hệ thống bảo tàng có tâm huyết, trình độ, năng lực chuyên môn. Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ thuyết minh viên tại các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trước hết là tại các di tích có khả năng khai thác phục vụ du lịch.

c) Xây dựng mới hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có:

- Từng bước xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở về quy mô xây dựng, trang thiết bị hoạt động, phương thức hoạt động; củng cố, hoàn thiện hệ thống bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện các cấp.

- Khôi phục nhà sàn truyền thống để sử dụng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; khôi phục một số nghề truyền thống của dân tộc thiểu số bị mai một. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở hoạt động và dịch vụ văn hóa, ththao theo phương thức xã hội hóa.

d) Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí và truyền thông:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử; chú ý loại hình thông tin mạng internet để định hướng tư tưởng, thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là thanh thiếu niên.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, định hướng các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng văn hóa, con người Quảng Ngãi.

- Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiện quả, tạo ra những cơ chế chính sách về tài chính, về đào tạo nguồn nhân lực, huy động đúng đắn các nguồn lực trong xã hội để phát triển báo chí.

- Đẩy mạnh công tác tư tưởng, lý luận, báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Đấu tranh chống lai căng, bắt chước, lệ thuộc nước ngoài.

5. Phát triển công nghiệp văn hóa và thị trường dịch vụ, sản phẩm văn hóa

a) Phát triển sản phẩm văn hóa, khai thác, phát huy tiềm năng và giá trị văn hóa đặc sc:

- Xây dựng, hoàn thiện các thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với định hướng giá trị văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ văn hóa.

- Củng cố các hoạt động sự nghiệp văn hóa đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân và nền kinh tế, góp phần hình thành và phát triển công nghiệp văn hóa.

- Đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, tài chính; hòa nhập thị trường công nghiệp văn hóa.

- Xây dựng, ban hành các quy định quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn, nhất là công tác quản lý lễ hội; quy hoạch hoạt động dịch vụ karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh; quy định hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa; ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa; tăng cường thanh tra nhà nước về quản lý văn hóa, xã hội.

b) Tăng cường thực thi các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyn liên quan:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong hoạt động văn hóa nghệ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương về quyền tác giả và quyền liên quan.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

6. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

a) Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác giao lưu văn hóa:

- Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân vai trò, ý nghĩa của công tác ngoại giao văn hóa và văn hóa đối ngoại. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá văn hóa, con người Quảng Ngãi.

- Tăng cường liên kết, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế. Tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và các sự kiện lớn có quy mô khu vực, quốc gia và quốc tế.

- Phát triển ngoại giao kinh tế, chính trị gắn với ngoại giao văn hóa; gắn kết ngoại giao văn hóa với kiều bào ở nước ngoài.

b) Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về văn hóa đi ngoại:

- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Thực hiện tốt cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác đối ngoại; cơ chế, chính sách tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật, nghệ sỹ, nghệ nhân nước ngoài tại tỉnh và các đơn vị nghệ thuật, nghệ sỹ, nghệ nhân của tỉnh tham gia biểu diễn tại nước ngoài hoặc các chương trình tổ chức tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài

- Gắn công tác văn hóa đối ngoại với các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi và các quy hoạch, đề án của ngành, địa phương;

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện

Tổng vốn thực hiện Đề án; 1.200,26 tỷ đồng (ngân sách tỉnh: 537,87 tỷ đồng, xã hội hóa: 662,39 tỷ đồng), trong đó:

a) Trùng tu, tôn tạo các di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh: 223,2 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 198,7 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo các di tích cấp quốc gia.

- Ngân sách cấp huyện có di tích: 24,5 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo các di tích cấp tỉnh.

b) Các dự án ưu tiên đầu tư của ngành văn hóa, thể thao tỉnh Quảng Ngãi: 932,391 tỷ đồng, trong đó:

- Các dự án theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh Khóa XII, kỳ họp thứ 4 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020: Ngân sách tỉnh 140 tỷ đồng, xã hội hóa: 662,39 tỷ đồng45.

- Rà soát và trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự án ưu tiên đầu tư của ngành văn hóa, thể thao tỉnh Quảng Ngãi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 từ nguồn ngân sách tỉnh: 130 tỷ đồng.

c) Bảo tồn, phát triển di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi: 18,28 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 7,08 tỷ đồng

- Ngân sách cấp huyện: 11,2 tỷ đồng đthực hiện khôi phục các nhà sàn truyền thống dân tộc Cor tại các địa phương có dân tộc Cor, Hrê sinh sống và sử dụng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng (10 tỷ đồng); tổ chức các chương trình liên hoan, hội thi, trò diễn dân gian, ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số cấp huyện, tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần (600 triệu đồng/6huyện miền núi).

d) Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy hoạch, đề án và nguồn lực thực hiện về lĩnh vực văn hóa tỉnh Quảng Ngãi từ nguồn ngân sách tỉnh: 26,39 tỷ đồng.

2. Phân kỳ kinh phí:

a) Phân kỳ kinh phí đầu tư các dự án dự án ưu tiên đầu tư của ngành văn hóa, thể thao tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch giao vốn đầu tư công trung hạn.

b) Phân kỳ kinh phí đầu tư tại điểm a, c, d khoản 1 chương V phần thứ Ba được thực hiện theo từng năm:

- Trùng tu, tôn tạo các di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh (Có phụ lục s 01 kèm theo).

- Các dự án ưu tiên đầu tư của ngành văn hóa, thể thao tỉnh Quảng Ngãi (Có phụ lục s 02 kèm theo).

- Bảo tồn, phát triển di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (Có phụ lục s 03 kèm theo).

- Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy hoạch, đề án và nguồn lực thực hiện về lĩnh vực văn hóa tỉnh Quảng Ngãi (Có phụ lục số 04 kèm theo).

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ phối hợp các sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu triển khai thực hiện Đề án này; Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Đề án này.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện bảo đảm thiết thực, hiệu quả cao.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc cân đối và bố trí ngân sách nhà nước hằng năm cho lĩnh vực văn hóa để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

- Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đề án này.

- Định kỳ hàng năm, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án này và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm.

2. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố bố trí kinh phí thực hiện Đề án phù hợp điều kiện, khả năng ngân sách địa phương.

- Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đề án này.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố bố trí kinh phí thực hiện Đề án phù hợp khả năng ngân sách địa phương.

- Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đề án này.

- Tham mưu phân bổ nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng công trình văn hóa trọng điểm; dự án trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử- văn hóa; thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới và các công trình, dự án khác trong Đề án này.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đề án này. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phát huy vai trò của giáo dục trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi.

5. SY tế

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đề án này. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng nhằm phát triển thể chất.

6. SLao động - Thương binh và Xã hội

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đề án này. Tập trung phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.

7. Sở Ni v

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đề án này. Tập trung phát huy các giá trị, nhân ttích cực của tôn giáo, tín ngưỡng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đồ án này. Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí và truyền thông góp phần xây dựng văn hóa, con người Quảng Ngãi.

9. SNgoại vụ

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đề án này. Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác giao lưu văn hóa; xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về văn hóa đối ngoại.

10. Hi Văn hc - Nghthuật tỉnh

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Đề án này. Đổi mới phương thức hoạt động, quảng bá, giới thiệu, phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật; phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi.

11. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương; tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và bảo đảm thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án này.

- Định kỳ hàng năm, gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 

PHỤ LỤC I

CÁC DI TÍCH CẤP QUỐC GIA, CẤP TỈNH ƯU TIÊN TRÙNG TU, TÔN TẠO GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số: 626/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

TÊN DI TÍCH

ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

GIAI ĐOẠN 2018-2020

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

DI TÍCH CẤP QUỐC GIA

 

 

 

 

1.

Di tích Quốc gia kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông

Huyện Tư Nghĩa

13,7

 

 

2.

Di tích Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Trung Bộ (Nghĩa Hành)

H. Nghĩa Hành

50

 

 

3.

Khu Chứng tích Sơn Mỹ

Tp. Quảng Ngãi

20

 

 

4.

Bùi Tá Hán

P. Quảng Phú, Tp. Quảng Ngãi

2,0

 

 

5.

Thành Châu Sa

Các xã Tịnh Châu, Tịnh Khê, Tịnh An, Tịnh Thiện - th.p Quảng Ngãi

 

15

 

6.

Thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ Lũy cô thôn

Nghĩa Phú - TP Quảng Ngãi

 

10

 

7.

Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (phục vụ kỷ niệm 60 năm)

Các điểm di tích tại huyện Trà Bng và Tây Trà

5

5

 

8.

Vụ thảm sát Bình Hòa

Xã Bình Hòa - huyện Bình Sơn

 

5,0

 

9.

Nhà thờ Trần Cẩm

Xã Đức Thạnh - huyện Mộ Đức

 

 

3,0

10.

Di tích Trường Lũy - Quảng Ngãi

8 huyện của tỉnh

 

 

70

B

DI TÍCH CẤP TỈNH

 

 

 

 

11.

Chiến thắng Khánh Lạc Đông

Xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi

0,5

 

 

12.

Đình làng Sung Tích

Xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi

0,5

 

 

13.

Đn Văn Thánh

Phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi

0,5

 

 

14.

Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà

0,5

 

 

15.

Chiến thắng Bãi Mầu

Xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây

0,5

 

 

16.

Di tích Chiến thắng Huy Măng

Xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây

0,5

 

 

17.

Cuộc biểu tình Ba La

Xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi

0,5

 

 

18.

Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà

1,0

 

 

19.

Trường Sư phạm dân tộc miền núi

Xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây

 

0,5

 

20.

Địa điểm biểu tình Trường Cháy

Xã PhCường, huyện Đức Ph

 

0,5

 

21.

Đình Thi Phổ

Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức

 

0,5

 

22.

Căn cứ huyện Đông Sơn

Bình Tân, huyện Bình Sơn

 

0,5

 

23.

Mộ và nhà thờ Trần Kỳ Phong

Xã Bình Thanh Tây, huyện Bình Sơn

 

0,5

 

24.

Chiến thắng Bến Lăng

Xã Bình Đông, huyện Bình Sơn

 

0,5

 

25.

Mộ và nhà thờ Võ Thị Đệ

Xã Bình Tân, huyện Bình Sơn

 

0,5

 

26.

Mộ và bia Trương Quang Cận

Xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh

 

0,5

 

27.

Xưởng quân giới X1002

Xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà

 

0,5

 

28.

Đền Văn Thánh

Xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức

 

10

 

29.

Đình An Chuẩn

Xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức

 

 

0,5

30.

Mộ và đền thờ tiền hiền Võ Văn Đương

Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa

 

 

0,5

31.

Đình Lâm Sơn

Xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành

 

 

0,5

32.

Vụ thảm sát Phú Thọ

Xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành

 

 

0,5

33.

Chiến Thắng Hành Thịnh

Đồng Ba Gò, xã Hành Thịnh

 

 

0,5

34.

Dinh thờ và vườn thờ Trương Định

Xã Tịnh Thiện - thành phố Quảng Ngãi

 

 

0,5

35.

Hầm Xác Máu

Xã Đức Phong - huyện Mộ Đức

 

 

0,5

36.

Xưởng Quân giới Từ Nhại

Xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh

 

 

0,5

37.

Nhà thờ Họ Võ (Văn)

Xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn

 

 

0,5

38.

Điểm cp bến tàu không số (C41)

Bãi biển An Thổ, xã Phổ An, huyện Đức Phổ

 

 

0,5

39.

Điểm cp bến tàu không số (C43)

Bãi biển Qui Thiện, huyện Đức Phổ

 

 

0,5

 

TNG CỘNG

 

95,2

49,5

78,5

 

PHỤ LỤC II

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số: 626/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Tên dự án

Địa điểm xây dựng

GIAI ĐOẠN 2017- 2020

Ghi chú

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

40.

Trung tâm Thông tin triển lãm tỉnh

Tp Quảng Ngãi

20

 

 

 

Có trong Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND

41.

Khu Du lịch văn hóa Thiên Ấn

Tp Quảng Ngãi

 

10

 

 

trong Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND

42.

Khu Liên hp TDTT tỉnh(*)

Tp Quảng Ngãi

 

80

 

 

- Có trong Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND

- NS tỉnh chỉ thực hiện một số nhiệm vụ thiết yếu, phần còn lại huy động đầu tư

43.

Công viên tỉnh

Tp Quảng Ngãi

 

30

 

 

Có trong Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND

44.

Cải tạo, nâng cấp Thư viện Tổng hợp tỉnh

Tp. Quảng Ngãi

 

 

5,0

 

Rà soát, bổ sung vốn đầu tư công

45.

Cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Tổng hợp tỉnh

Tp. Quảng Ngãi

 

 

10

 

Rà soát, bổ sung vốn đầu tư công

46.

Bảo tàng Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa tại đảo Lý Sơn

Huyện Lý Sơn

 

 

 

115

Rà soát, bổ sung vốn đầu tư công

 

TNG CỘNG

 

20

120

15

115

 

(*) Ghi chú: Dự án Khu liên hợp TDTT tỉnh: TMĐT: 742,39 tỷ, trong đó vn ngân sách: 80 tỷ; vốn kêu gọi XHH: 662,39 tỷ)

 

PHỤ LỤC III

BẢO TỒN PHÁT TRIỂN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số: 626/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

47.

Tổng kiểm kê di sản văn hóa và xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Hrê, Cor, Ca Dong đến năm 2020

 

100

 

700

48.

Hỗ trợ Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Hrê ở Sơn Hà

 

 

2.550

2.000

49.

Khôi phục các sàn nhà truyền thống dân tộc Cor, Ca dong tại các địa phương có dân tộc Cor, Ca dong sinh sống và sử dụng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

 

 

3.000

3.000

50.

Tổ chức lớp nghệ nhân truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc trong tỉnh

300

300

500

300

51.

Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, xuất bản, phát hành trong nước và trong cộng đồng các dân tộc: sách nghiên cứu về di sản văn hóa dân tộc Hrê, dân tộc Cor, dân tộc Ca Dong; về từng di sản văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc; đĩa tiếng, đĩa hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh về dân ca, dân vũ, dân nhạc, diễn xướng dân gian khác.

120

200

200

200

52.

Xây dựng bộ tài liệu về nghệ thuật dân gian cho các đoàn nghệ thuật qun chúng, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong tỉnh

 

200

200

200

53.

Tổ chức các chương trình liên hoan, hội thi, trò diễn dân gian, ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh (tổ chức định kỳ 1 - 2 năm 1 lần)

 

1.000

 

1.000

54.

Tổ chức lập hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

240

 

 

250

55.

Tham gia Liên hoan Dân ca Việt Nam

270

 

300

 

56.

Tham gia các sự kiện, các hoạt động tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

450

200

200

00

 

TỔNG CỘNG

1.380

2.000

7.050

850

 

PHỤ LỤC IV

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, QUY HOẠCH, ĐỀ ÁN VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN VỀ LĨNH VỰC VĂN HÓA TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số: 626/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

57.

Chính sách đãi ngộ, tôn vinh các nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công gìn giữ, trao truyền và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể

20

500

500

500

58.

Chế độ về Quy định nội dung và mức chi giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Phạm Văn Đồng

20

1.300

 

 

59.

Chính sách hỗ trợ sáng tác công trình văn học, nghệ thuật

 

1.000

1.000

1.000

60.

Chính sách khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa, du lịch; xây dựng các công trình văn hóa, du lịch

 

20

 

 

61.

Chính sách khuyến khích, đãi ngộ, thu hút, phát triển tài năng trẻ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao; đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức là người đồng bào dân tộc thiểu số làm công tác văn hóa ở miền núi.

 

1.000

1.000

1.000

62.

Đề án Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

230

 

 

 

63.

Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

500

5.000

5.000

5.000

64.

Quy hoạch hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh

500

 

 

 

65.

Quy hoạch Khảo cổ học trên địa bàn tỉnh

600

 

 

 

66.

Quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

 

 

 

500

67.

Sửa đổi, bổ sung Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh

 

 

 

200

 

TỔNG CỘNG

1.870

8.820

7.500

8.200

 



1 Tính mốc thời gian từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) ngày 16/7/1998 "về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"

2- Phong trào "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Sinh viên 5 tốt" trong ngành giáo dục; Phong trào "Người thầy thuốc như mẹ hiền" của ngành y tế; thực hiện tốt "6 điều Bác Hồ dạy" trong ngành công an; Phong trào "Giành 3 đnh cao quyết thắng" trong thanh niên quân đội; Phong trào "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền" của Hội Người cao tuổi; Phong trào "Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước" trong đoàn viên thanh niên. Phong trào "Xây dựng người cán bộ, công chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu" trong công nhân viên chức; Phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" trong các cấp hội phụ nữ; Phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng" gắn với cuộc vận động xây dựng "Gia đình nông dân văn hóa"; Phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu" của Hội Cựu chiến binh; Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và nhiều hoạt động của các tôn giáo hướng những người có đạo "sống tốt đời, đẹp đạo"; "sống phúc âm trong lòng dân tộc"...

3- Các câu lạc bộ gia đình văn hóa, dòng họ khuyến học; mô hình "Phòng, chống bạo lực gia đình" tại thành phố Quảng Ngãi, "Xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" ở huyện Nghĩa Hành; xây dựng mô hình điểm từ bỏ thói quen, tập tục lạc hậu đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ; xây dựng hương ước, quy ước tại khu dân cư, dòng họ ở một số địa phương. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Mặt trận, các ngành, các cấp, các địa phương tập trung triển khai; "Đẩy mạnh giáo dục truyền thống và lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ tỉnh Quảng Ngãi" của Hội Cựu chiến binh; "Xây dựng nông thôn mới" của Hội Nông dân; "Xây dựng nếp sống văn minh công sở" do Liên đoàn Lao động phát động...

4- Tỉnh Qung Ngãi có nhiều lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Ngã rạ (Trà Bồng), Lễ hội Điện Trường Bà (Trà Bồng), Lê Cầu mưa (của đồng bào Hrê ở Ba Tơ), Lễ hội ăn trâu (ở các huyện miền núi), Lễ ra quân đánh bắt hài sản đầu năm (Sa Huỳnh, các xã ven biển và huyện Lý Sơn), đặc biệt là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (huyện Lý Sơn).

5 - Năm 2011, số hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa là 233.905/310.237, đạt tỷ lệ 75,4%, số hộ toàn tỉnh; số thôn, tổ dân phố văn hóa là 636/1081, đạt tỷ lệ 58,8%; số cơ quan, đơn vị văn hóa có 1522/1827 tổng số cơ quan trên toàn tnh, đạt tỷ lệ 83,3 %; có 17/184 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa.

- Năm 2012, số gia đình đạt danh hiệu văn hóa là 248.240/319.654, đạt tỷ lệ 77,6% số hộ toàn tỉnh; số thôn, tổ dân phố văn hóa là 748/1.081, đạt tỷ lệ 69.2%; số cơ quan, đơn vị văn hóa có 1.635/1981 tổng số cơ quan trên toàn tỉnh, đạt 82,5%; có 23/184 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa.

- Năm 2013, số gia đình đạt danh hiệu văn hóa là 79,4%, số thôn, tổ dân phố văn hóa là 72,2%, số cơ quan, đơn vị văn hóa là 90,5%, có 23/184 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa.

- Năm 2014, số gia đình đạt danh hiệu văn hóa là 80%, số thôn, tổ dân phố văn hóa là 73%, số cơ quan, đơn vị văn hóa là 92%.

- Năm 2015, số gia đình đạt danh hiệu văn hóa là 275.047/325.483 số hộ trên toàn tỉnh, đạt tỷ lệ 84,5%, số thôn, tổ dân phố văn hóa là 916/1.115, đạt tỷ lệ 82%, tổng số thôn, tổ dân phố toàn tnh, đơn vị văn hóa là 1.755/1.947 tổng số cơ quan trên toàn tỉnh đạt tỷ lệ 90%.

- Năm 2016, số gia đình đạt danh hiệu văn hóa là 254.868/325.386 số hộ trên toàn tỉnh, đạt tỷ lệ 78,3%, số thôn, tổ dân phố văn hóa là 894/1.137, đạt tỷ lệ 79%, tổng số thôn, tổ dân phố toàn tỉnh, đơn vị văn hóa là 1.737/1.877 tổng số cơ quan trên toàn tỉnh, đạt tỷ lệ 92,5%.

6 - Đến nay, toàn tnh có: 01 Trung tâm văn hóa tnh, 01 Trung tâm phát hành phim và Chiếu bóng, 01 Thư viện Tổng hợp tnh, 01 Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, 01 Nhà Văn hóa lao động (thuộc Liên đoàn lao động tỉnh), 01 Nhà văn hóa Thiếu nhi tỉnh (thuộc Tnh đoàn), 01 Rạp chiếu bóng tỉnh, 01 sân vận động tỉnh, 01 Khu hoạt động Thanh thiếu niên tnh (thuộc Tỉnh đoàn), 07 Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp huyện, thành phố, 13 Thư viện huyện, thành phố. Hầu hết các xã đều có Bưu điện văn hóa xã hoặc tủ sách. Hiện nay nhiều xã phường, thị trấn đã triển khai thực hiện chương trình xã hội hóa để xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao.

7 Có các bảo tàng sau: Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, Bo tàng chuyên đề Khởi nghĩa Trà Bồng, Bào tàng Khởi nghĩa Ba Tơ, Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường; Khu lưu niệm Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, Khu chứng tích Sơn Mỹ, Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tại huyện Lý Sơn... Nhà lưu niệm và đền thờ: Nhà lưu liệm Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Chánh, Trương Quang Giao, Phạm Kiệt... Đền thờ Trương Định, Bùi Tá Hán, Huỳnh Công Thiệu, Mộ Huỳnh Thúc Kháng, Đền thờ Bác Hồ và anh hùng liệt sĩ ở huyện Tây Trà...

8- Qung trường thành phố (đường Phạm Văn Đồng, TP Qung Ngãi), Vườn hoa Ba Tơ, vườn hoa ở núi Long đầu (thành phố Qung Ngãi), Quảng trường 11/3 và tượng đài khởi nghĩa Ba Tơ (Ba Tơ), Quảng trường 28/8 (Trà Bồng), Qung trường 8 tháng 10 và Tượng đài tưởng niệm "Cuộc khởi nghĩa chiếm huyện đường Đức Phổ" ở Trung tâm huyện Đức Phổ, Qung trường ở Mộ Đức...

9 - Trung tâm Văn hóa Thể thao Dung Quất, Nhà thi đấu Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tnh, Nhà văn hóa Đức Phổ, Bình Sơn, Tư Nghĩa... Nhà thi đấu đa năng của các trường trung học phổ thông ở một số huyện, thành phố...

10- Trung bình hàng năm, chủ yếu các đội chiếu bóng lưu động tổ chức trên 1.000 buổi chiếu phim phục vụ gần 35.000 lượt người xem với hàng trăm bộ phim khác nhau.

11- Tiêu biểu trong những năm qua ngành giáo dục, ngân hàng, bưu chính viễn thông, các lực lượng vũ trang (Công an, Quân sự, Biên phòng) luôn là ngọn cờ đầu trong phong trào văn nghệ quần chúng; các địa phương như: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ, Trà Bồng, Thành phố Quảng Ngãi...

12- Từ năm 2011 đến năm 2016, Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh xây dựng hơn 75 chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó, Đoàn đã thực hiện được khoảng 240 buổi biểu diễn, phục vụ khoảng 170.000 lượt người.

13 Năm 2012 tham gia Liên hoan tại tỉnh Sơn La đạt 01 huy chương vàng; 1 huy chương bạc, năm 2015 tham gia Liên hoan tại Bà Rịa Vũng Tàu đạt 01 huy chương vàng, 2 huy chương bạc.

14 - Trung bình mỗi năm, Thư viện tỉnh bổ sung được trên 2.500 bn sách, báo, phục vụ trên 120.000 lượt bạn đọc, tổng số tài liệu lưu trữ: 140.000 tài liệu;

15 - Các Hội tho khoa học về văn hóa biển miền Trung và Văn hóa biển Quảng Ngãi, Hội thảo khoa học về giá trị di tích Trường Lũy Quảng Ngãi; Hội tho khoa học quốc tế 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh; Hội thảo về Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và Miền Tây Quảng Ngãi, về chiến thắng Ba Gia, Vạn Tường; Hội tho khoa học quốc tế: Quân tình nguyện Nam ở Nam Trung bộ làm nhiệm vụ quốc tế Lào và Đông bắc Camphuchia - Vai trò và ý nghĩa lịch sử; Hội thảo quốc tế về khảo chọc Việt Nam và Đông Nam Á - Hợp tác để phát triển.

16- Di tích Lăng Cá Ông (xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh), di tích chùa Diệu Giác (xã Bình Trung, huyện Bình Sơn), di tích nhà đồng chí Nguyễn Chánh (xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh), di tích cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (huyện Ba Tơ), di tích đình làng An Hi (huyện Lý Sơn); di tích kiến trúc Chùa Ông (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa).

17 - Lhội ăn trâu, Lễ Ngã rạ, múa đấu chiêng, hát ca lêu, ca choi, cơi đàn ra ngoái, a máp, hát các làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc miền núi, dệt thổ cẩm, đan nát các dụng cụ bằng mây, tre, nứa phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Một số lễ hội dân gian được bảo tồn như: Lễ hội đua thuyền, Lễ hội nghinh cá Ông, LKhao lề thế lính Hoàng Sa, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội Điện Trường Bà (Trà Bồng), Lễ hội ăn trâu, LNgã rạ, hát sắc bùa, hò bá trạo, hô bài chòi, hát các làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh, các trò diễn dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống Quảng Ngãi...

18- Một số di tích, thiết chế tôn giáo tín ngưỡng được xếp hạng di tích cấp tnh và cấp quốc gia như: chùa Hang, đình làng An Hải, đình làng An Định, Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa (Lý Sơn), chùa Ông (Tư Nghĩa), chùa Diệu Giác (Bình Sơn), Điện Trường Bà (Trà Bồng), một số lăng, miếu thờ cá Ông, thờ Mu (Thiên Yana); các đền thờ danh nhân, danh tướng như: Bùi Tá Hán, Trương Định, Huỳnh Công Thiệu, Trần Cẩm...Thực hiện chương trình mục tiêu chống xuống cấp các di tích của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh đã triển khai trùng tu, tôn tạo Đình làng và Nhà thờ tiền hiền xã An Hải, Đình làng và Nhà tiền hiền An Vĩnh, Chùa Hang, Đình làng An Định, tôn tạo đền thờ Bùi Tá Hán, đền thờ Huỳnh Công Thiệu...

19 - Năm 2011 toàn tỉnh, tỷ lệ dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 27%, số gia đình luyện tập thể thao 15%.

- Năm 2012, tỷ lệ dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: 27,5%, số gia đình tập luyện thể thao thường xuyên: 17,5%.

- Năm 2013, tỷ lệ dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: 28,5%; số gia đình tập luyện thể thao thường xuyên đạt 18,5%.

- Năm 2014, tỷ lệ dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: 29,5%, số gia đình tập luyện thể thao thường xuyên đạt 19%.

- Năm 2015, tỷ lệ dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: 30%, số gia đình tập luyện thể thao thường xuyên đạt 20%.

- Năm 2015, tỷ lệ dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: 31%, số gia đình tập luyện thể thao thường xuyên đạt 21 %.

20- Các trò chơi dân gian như: Đua thuyền, thi cờ tướng, đấu võ thuật cổ truyền, lắc thúng, đẩy gậy, kéo co, cà kheo; các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông.

21- Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi có 20 vận động viên cấp I, 20 kiện tướng quốc gia; có 6 vận động viên và 3 huấn luyện viên được triệu tập làm nhiệm vụ ở các Đội tuyển Thể thao quốc gia (tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Đà Nng). Trung bình mỗi năm các đội tuyển thể thao của tỉnh tham gia thi đấu 28 giải thể thao cấp toàn quốc và khu vực. Tổng số huy chương đạt được: 292 huy chương các loại.

22- Hàng năm Trường Năng khiếu thể dục thể thao tnh thường xuyên có 250 học sinh theo học, gồm 18 lớp, 14 môn thể thao: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Bóng rổ, Cầu lông, Điền kinh, Bơi lội, Boxing; mở 02 lớp đào tạo từ xa tại huyện Ba Tơ và huyện Bình Sơn, ngoài ra còn tổ chức có các lớp Năng khiếu hè, có khoảng 100 - 120 học viên theo học.

23 - Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với đoàn nghiên cứu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) tiến hành các hoạt động nghiên cứu Trường Lũy Quảng Ngãi; phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: hợp tác và phát triển"; "Quân tình nguyện Việt Nam ở Nam Trung bộ làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Đông Bắc Camphuchia- Vai trò và ý nghĩa lịch sử".

24 - Tham gia Festival cồng chiếng Quốc tế Gia Lai - Việt Nam lần thứ I năm 2009; cử nghệ nhân Đinh Ngọc Su, dân tộc Hrê tham gia chương trình “Giao lưu âm nhạc truyền thống Việt Nam-Thụy Điển” tại Hà Nội; Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tnh tham gia Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp ba nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia; Đoàn nghệ nhân Hội Liên hiệp Nghệ thuật dân tộc Hàn Quốc - Chi hội tnh đảo Jeju đến tỉnh Qung Ngãi đến giao lưu văn hóa, nghệ thuật. Tạo điều kiện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đưa đoàn nghệ nhân dân tộc thiu sHrê, Cor tỉnh Quảng Ngãi giao lưu văn hóa nghệ thuật tại đảo Jeju, Hàn Quốc...

25 - Văn bản đã được phê duyệt:

- Quy hoạch phát triển văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2014-2030 tại tỉnh Qung Ngãi.

- Quy hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Qung Ngãi đến năm 2020 định hướng đến năm 2025.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tnh Qung Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

- Quy hoạch khu du lịch huyện đo Lý Sơn.

- Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh.

- Văn bản đang xây dựng và trình phê duyệt:

- Đề án xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh từ năm 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

- Đề án hỗ trợ đào tạo các môn TDTT mũi nhọn của tnh Quảng Ngãi, Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020...

- Dự án điều chính, mrộng quy hoạch phân khu Khu du lịch Mỹ Khê, tỷ lệ 1/2000.

- Dự án Khu Văn hóa Thiên n.

- Dự án Quy hoạch mở rộng khu du lịch Sa Huỳnh.

- Dự án Quy hoạch khảo cổ học.

- Dự án tượng đài Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

- Dự án Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ.

- Dự án Trung tâm Văn hóa đa năng tnh (thời gian dự kiến thực hiện dự án là giai đoạn 2016-2020).

- Dự án Khu Liên hp thể dục, thể thao tỉnh (thời gian dự kiến thực hiện dự án là giai đoạn 2016-2020 với hình thức đầu tư công tư (PPP).

- Dự án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia Trường Lũy - Quảng Ngãi.

- Nâng cấp, cải tạo Bảo tàng Tổng hợp tnh (thời gian dự kiến thực hiện dự án là giai đoạn 2016-2020).

- Dự án Bảo tàng lịch sHoàng Sa - Trường Sa tại đo Lý Sơn (thời gian dự kiến thực hiện dự án là giai đoạn 2016-2020).

26 - Hàng năm, ngành giáo dục phối hợp với một số ngành liên quan tổ chức cho các em học sinh tham gia hội thi "Đọc và kể chuyện theo sách", "Tiếng hát họa mi", "Tiếng kèn đội ta", "Tiếng hát hoa phượng đỏ"; tham gia Liên hoan "Búp sen hồng" toàn quốc; tổ chức hình thức sân khấu hóa hội thi "tìm hiểu lịch sử quê hương, đất nước con người Quảng Ngãi"; tổ chức nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Thi tìm hiểu về "Bin, đảo Việt Nam", "An toàn giao thông", "Phòng, chống ma túy, HIV trong học đường"; Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp Thủ tướng Phạm Văn Đồng”; đưa các trò chơi dân gian vào trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa. Tổ chức cho sinh viên, học sinh tham quan các Bảo tàng; chăm sóc các di tích...

27 Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 3 Trường Đại học: Trường Đại học Phạm Văn Đồng;Trường Đại học Công nghiệp phân hiệu miền Trung; Trường Đại học Tài chính Kế toán; Trường Cao đẳng nghề Dung Quất; Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm; Trường Cao đẳng nghề Việt-Hàn Qung Ngãi; Trường Cao đẳng Công thương; Trường Cao đẳng Công nghiệp kỹ thuật Qung Ngãi và nhiều cơ sở đào tạo khác.

28- Tới nay toàn tnh có 6,07 bác sỹ/vạn dân, 100% số trạm y tế xã có bác sỹ, 100% số trạm y tế được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo. 100% số thôn/làng có nhân viên y tế hoạt động.

29- Đến nay, tổng sgiường bệnh là đạt 22,7 giường/vạn dân (không tính trạm y tế xã), tăng 3,6 lần so với năm 1975. 99 % số xã, phường, thị trấn (xã) có trạm y tế, 100% số trạm y tế xã có bác sỹ, 70,11 % số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế (năm 2010 là 10,4%); Tlệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 56% năm 1989 giảm xuống còn 15% năm 2015.

30- Thành lập 07 Trung tâm Y tế dự phòng 06 huyện đồng bằng và thành phố Qung Ngãi (Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mộ Đức được đầu tư xây dựng mới năm 2013); 14 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, thành phố... Đến năm 2016 toàn tỉnh có 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Có trên 90% số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 8 loại vacxin.

31- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 8,5%.

32- Đến nay, có trên 1.100 trạm BTS, phát triển các dịch vụ trên nền 2G, 3G, 4G; mật độ thuê bao đạt trên 90 máy/100 dân, mật độ truy cập Internet đạt gần 40/100 dân.

33- Toàn tỉnh có Đài phát thanh - Truyền hình tnh (PTQ), 14 đài truyền thanh - truyền hình huyện và 17 trạm phát lại truyền hình của 6 huyện miền núi và 1 Đài Đức Phổ. Hệ thống truyền thanh cơ sở (xã, phường, thị trấn) có khoảng 180 đài phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền tại địa phương, trong đó có 147 đài đang hoạt động ổn định. Phát thanh phủ sóng đạt 100%, truyền hình mặt đất phủ sóng đạt 80-85%.

34 - Sóng phát thanh, năm 1989 chỉ phkhoảng 50% diện tích, hiện nay phủ sóng 100% diện tích. Sóng truyền hình, năm 1989 phủ khoảng 30% diện tích, hiện tại đã phủ sóng 80-85% diện tích. Người dân trong tỉnh bắt sóng được Đài Tiếng nói Việt Nam trên VOV1, VOV2, VOV3 và xem được truyền hình trên các kênh: PTQ, VTV1, VTV2, VTV3, kênh kỹ thuật số mặt đất, kênh truyền hình cáp SCTV, MyTV nhờ vệ tinh Vinasat-1

35- Báo Qung Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình, Tạp chí Sông Trà, Tạp chí Cẩm Thành, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tạp chí Tài chính - Kế toán và Trang thông tin điện tử của tỉnh.

36 - Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ, Báo Lao động và Xã hội, Báo Văn hóa, Báo Dân trí, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Kinh tế Nông thôn, Báo Đại đoàn kết, Báo Biên phòng, Kênh truyền hình Quốc hội Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Thể thao và Văn hóa, Tin nhanh Việt Nam (Vnexpress.net)...

37 - Đến nay, toàn tnh đã có 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đã được các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng đến cuối đời. 90% gia đình chính sách có cuộc sống vật chất, tinh thần cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú; gần 85,3% xã, phường, thị trấn đã được công nhận làm tốt chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công. Xác nhận, giải quyết hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến nay khoảng hơn 80.000 người. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa cho trên 10.788 nhà ở cho người có công với cách mạng, với tổng số tiền huy động trên 144 tỷ đồng; thực hiện tốt công tác điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng người có công.

38- Hiện tỉnh có 29 di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, trong đó đã trùng tu, tôn tạo 19 di tích, còn 10 di tích chưa được trùng tù tôn tạo đồng bộ. Một số di tích chưa được khắc phục tình trạng xuống cấp hoặc lấn chiếm như di tích Chùa Ông, thắng cảnh Cổ Lũy cô thôn, thắng cảnh Thác Trắng...

39- Một bộ phận đồng bào dân tộc Cadong lấy tên diễn viên Hàn Quốc, cầu thủ bóng đá thế giới đặt tên cho con...

40- Theo báo cáo của huyện Ba Tơ và Trà Bồng, đến nay, huyện Ba Tơ còn 2.298 bộ có cồng chiêng; Trà Bồng có 1.519 bộ cồng chiêng; hiện nay, những bài chiêng cổ dần dần bị thất truyền, những người biết đánh chiêng không nhiều, đại bộ phận giới trẻ không thích học đánh chiêng

41- Đồng bào Cadong không có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Trước đây người Cadong mua vi thổ cẩm của các vùng lân cận để may trang phục. Còn ngày nay, đồng bào mua vải, trang phục từ miền xuôi về sử dụng, vì vậy trang phục truyền thống đồng bào Cadong đã mất hẳn.

42 - Hiện toàn tnh có 7/14 huyện, thành phố chưa có thiết chế văn hóa-thể thao; 161/184 xã, phường, thị trấn chưa có thiết chế văn hóa-thể thao (tỷ lệ 87,5%); 570/1063 thôn, tổ dân phố chưa có thiết chế văn hóa - thể thao (tỷ lệ 53,6%). Thành phố Quảng Ngãi chưa có Nhà văn hóa; chưa có khu vui chơi giải trí và những công trình văn hóa ngang tầm là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tnh. Nhiều Trung tâm học tập cộng đồng các xã, phường, thị trấn, bưu điện văn hóa xã, thư viện, tủ sách hoạt động không hiệu qu...các mô hình này đa số là chạy theo số lượng, hình thức, gây lãng phí.

43- Hiện nay toàn tnh có 6/14 huyện, thành phố hoạt động theo mô hình Trung tâm văn hóa - thể thao, 01 huyện có Trung tâm thể thao, 7 huyện hoạt động theo mô hình phòng Văn hóa - Thông tin.

44 - 100% xã, thị trấn của 13 huyện không có cán bộ chuyên trách công tác văn hóa, thông tin, chỉ có 01 cán bộ văn hóa - xã hội (cán bộ này phải kiêm nhiệm nhiều việc gồm: văn hóa, thông tin, lao động, thương binh-xã hội, bảo hiểm, đưa thư...), có nơi không bố trí được cán bộ (Riêng đối với thành phố Qung Ngãi UBND thành phố có chủ trương cho các xã, phường hợp đồng thêm 1 biên chế làm công tác văn hóa, thông tin). Cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao cấp xã, phường, thị trấn có trình độ chuyên ngành văn hóa, thể thao: đại học 7%, cao đẳng 14%, trung cấp 30%.

45 Dự án Khu liên hp TDTT tnh: TMĐT: 742,39 tỷ, trong đó ngân sách: 80 tỷ; XHH: 662,39 tỷ)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 626/QĐ-UBND ngày 05/09/2017 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.873

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.93.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!