Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 5949/QĐ-UBND 2017 chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới Bình Chánh Hồ Chí Minh

Số hiệu: 5949/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành: 10/11/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5949/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010 -2020;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013- 2020 và Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố;

Căn cứ Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố, ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 3558/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố;

Xét đề xuất của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính tại Tờ trình số 2781/TTr-NNPTNT-KHĐT-TC ngày 26 tháng 10 năm 2017 về Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, giai đoạn 2016 - 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh giai đoạn 2016 - 2020 (theo nội dung đề án đính kèm).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh thay đổi về cơ chế, chính sách đầu tư xã nông thôn mới, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước nghiên cứu, đề xuất kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc nhà nước thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và các Sở - ngành liên quan, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Trưởng Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đa Phước có trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Thanh Liêm

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5949/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Phần I

THỰC TRẠNG NÔNG THÔN MỚI XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN BÌNH CHÁNH

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ LAO ĐỘNG

1. Điều kiện tự nhiên

Xã Đa Phước, huyện Bình Chánh nằm về phía Đông Nam của ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 28 km.

- Phía Bắc giáp xã Phong Phú, huyện Bình Chánh;

- Phía Đông giáp xã Long Hậu, Cần Giuộc;

- Phía Tây giáp xã Hưng Long, huyện Bình Chánh;

- Phía Nam giáp xã Qui Đức, huyện Bình Chánh và tỉnh Long An.

- Xã Đa Phước được chia ra làm 5 ấp, bao gồm: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Đa Phước là 1.610,32 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 954,18 ha chiếm 59,3% diện tích của xã; đất phi nông nghiệp 656,14 ha chiếm 40,7% diện tích đất của xã; đất chưa sử dụng là 0,00 ha.

2. Dân số lao động

Dân số toàn xã là 21.923 nhân khẩu trong đó thường trú là 15.547 nhân khẩu, tạm trú là 6.376 nhân khẩu; 5.291 hộ gia đình trong đó thường trú là 3.550 hộ, tạm trú là 1.741 hộ; mật độ dân số bình quân 1.323 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số cơ học là 24%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,09%.

Nguồn nhân lực trẻ dồi dào, lao động trong độ tuổi 12.224 lao động, trong đó:

+ Nông nghiệp: 2.048 người, tương ứng 170 hộ;

+ Phi nông nghiệp: 10.001 người, tương ứng 5.056 hộ.

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Quy hoạch (Tiêu chí số 01)

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn:

- Đã được Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Quyết định số 6615/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2013 về phê duyệt Đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Đa Phước. Đã công khai quy hoạch vào tháng 11 năm 2015 bằng các hình thức: họp dân; công khai thông tin, bản đồ quy hoạch tại Ủy ban nhân dân xã, Văn phòng ấp, các điểm sinh hoạt nhân dân.

- Đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất 2010 - 2020, tỷ lệ 1/2000.

- Lập quy hoạch sử dụng đất để phân vùng sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhà ở trên địa bàn xã do quy hoạch xây dựng 1/2000 chua phủ kín.

1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch:

- Đã ban hành Quy chế quản lý quy hoạch nông thôn mới xã Đa Phước tại Quyết định số 4231/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh.

2. Hạ tầng kinh tế - xã hội

2.1 Giao thông (Tiêu chí số 02)

- Đường trục xã, liên xã: tuyến đường Quốc Lộ 50 đi qua xã Đa Phước với chiều dài 3,6km.

- Đường trục ấp: trong giai đoạn 2013 - 2015 đã đầu tư 01 tuyến đường bê tông ximăng dài 1,615km; 03 tuyến đường láng nhựa chiều dài 4,255km, nâng cấp đá dăm 07 tuyến đường chiều dài 13,912km. Có 6,870km đã được bêtông hóa (theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải) chiếm 24,2%, có 02 tuyến đường Đa Phước và đường Liên ấp 4-5, tổng chiều dài 6,344km vốn ngân sách tập trung đã được phê duyệt láng nhựa nhưng chua triển khai thực hiện. Có 07 tuyến đường đã được đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 2013 - 2015 từ đường đá dăm trũng thấp rộng từ 2,5m đến 3m thành đường đá dăm nâng cao độ từ 1m + 1,5m; rộng 5m - 6m, người dân đã hiến đất 100% để thực hiện. Trong giai đoạn 2013 - 2015, các tuyến đường này đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân trong khu vực.

- Đường hẻm, tổ: trong giai đoạn 2013 - 2015 đã được đầu tư đạt chuẩn 7,288km (trong đó 4,876km đầu tư từ ngân sách nhà nước; 2,412km nhân dân tự thực hiện) chiếm 48,3%

- Đường trục chính nội đồng: trên địa bàn xã không có công trình nội đồng.

2.2 Thủy lợi (Tiêu chí số 03)

- Toàn xã có 27 tuyến sông, kênh và rạch với tổng chiều dài khoảng 48,719 km cơ bản đáp ứng yêu cầu dân sinh, tỷ lệ hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu sản xuất là 43,847km/48,719km (90%). Tuy nhiên hệ thống kênh rạch còn 12 tuyến bị bồi lắng cần nạo vét (04 tuyến kênh dài 2.907m và 08 tuyến rạch dài 14.444m) để đảm bảo điều kiện tiêu thoát nước và giữ nước cho sản xuất nông nghiệp và thoát nước cho các khu dân cư.

- Theo Đề án xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 -2015 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết số 2506/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2013: đã thực hiện 20/28 điểm cống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, sản xuất còn 08/28 điểm cống chuyển tiếp sang thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 để đồng bộ trong dự án đường Liên ấp 4 - 5 và đường Đa Phước.

2.3 Điện (Tiêu chí số 04)

- Xã có 79 trạm biến áp, tổng dung lượng 20.848 KVA.

- Tổng số đường dây hạ thế: 43,2km đạt chuẩn 100%; tổng chiều dài đường dây trung thế: 27,6 km, trong đó 25,9 km đạt chuẩn (đạt 94%).

- Tỷ lệ hộ dùng điện an toàn từ lưới điện quốc gia đạt 100% (5.291 hộ/5.291 hộ).

2.4 Trường học (Tiêu chí số 05)

Trên địa bàn xã Đa Phước có đầy đủ trường ở các cấp học, 01 trường mẫu giáo, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ thông. Trong đó, có trường tiểu học và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường trung học cơ sở đạt chuẩn chất lượng giáo dục, trường trung học phổ thông đạt chuẩn cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn quốc gia.

2.5 Cơ sở vật chất văn hóa (Tiêu chí số 06)

- Trên địa bàn xã có 4/5 trụ sở ấp gắn với tụ điểm sinh hoạt văn hóa đã được xây dựng mới, sửa chữa khang trang, với diện tích khuôn viên mỗi điểm từ 150 m2 đến 250 m2; tại mỗi trụ sở ấp đều có trang bị bàn ghế phục vụ các hội nghị nhân dân, dụng cụ thể thao đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu giao lưu, sinh hoạt của người dân.

- Xã chưa có nhà văn hóa, chưa có trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Nhà văn hóa xã, trụ sở Ủy ban nhân dân xã đã được phê duyệt danh mục đầu tư trong Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 -2015 nhưng chưa có vị trí đất thực hiện, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh đang xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố về sử dụng 02ha từ Khu tái định cư 12ha xã Đa Phước để thực hiện công trình này (theo Công văn số 1646/UBND về việc xin chủ trương thay đổi nguồn vốn đầu tư xây dựng Khu tái định cư 12ha tại xã Đa Phước).

- Theo Đề án xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2506/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2013: đã đầu tư xây dựng 03/04 công trình Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa và 01 Văn phòng ấp từ nguồn kinh phí khen thưởng.

2.6 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (Tiêu chí số 07)

- Trên địa bàn xã chưa có chợ, toàn xã hiện có 03 điểm mua bán tự phát vào buổi sáng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm sinh hoạt hàng ngày của người dân, các điểm được bố trí tại 2 ấp (ấp 1,4). Hiện chưa tìm được quỹ đất để kêu gọi đầu tư xây dựng chợ. Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 đã có duyệt danh mục xây dựng Chợ (vốn doanh nghiệp) nhưng chưa tìm được nhà đầu tư.

- Có 01 cửa hàng bình ổn giá liên kết với Coopmart.

2.7 Thông tin và Truyền thông (Tiêu chí số 08)

- Xã có một bưu điện văn hóa xã tại ấp 5 đã được nâng cấp, sửa chữa và đầu tư trang thiết bị cho bưu điện văn hóa xã đảm bảo điều kiện phục vụ bưu chính.

- Toàn xã có 11 điểm truy cập Internet đang hoạt động ở 04 ấp (1, 2, 4, 5) - (ấp 1 có 2 điểm, ấp 2 có 2 điểm, ấp 4 có 1 điểm, ấp 5 có 1 điểm), ấp 3 chưa có.

- Trong quản lý, thực hiện công việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã đều có ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm quản lý văn bản, đăng ký hộ tịch, kế toán... 100% cán bộ, công chức đều có trình độ tin học từ chứng chỉ A trở lên.

2.8 Nhà ở dân cư (Tiêu chí số 09)

- Nhà tạm, dột nát: Trên địa bàn xã không còn nhà tạm, dột nát.

- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng: đạt 96% (5.079/5.291 căn, còn 07 căn xuống cấp cần hỗ trợ xây nhà tình thương).

- Trụ sở Ủy ban nhân dân, Công an, Quân sự xã đã được phê duyệt danh mục đầu tư trong Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015 nhưng chưa có vị trí đất thực hiện, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh đang xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố về sử dụng 02ha từ Khu tái định cư 12ha xã Đa Phước để thực hiện công trình này (theo Công văn số 1646/UBND về việc xin chủ trương thay đổi nguồn vốn đầu tư xây dựng Khu tái định cư 12ha tại xã Đa Phước).

3. Kinh tế - Tổ chức sản xuất

3.1 Thu nhập (Tiêu chí số 10)

- Trong những năm qua cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã từng bước chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại. Cơ cấu kinh tế hiện nay của xã là nông nghiệp (46,8%) - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (45,8%) - thương mại, dịch vụ (7,4%).

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 9,5%.

- Thu nhập bình quân đầu người là 37,272 triệu/người/năm. Hiện nay do đô thị hóa, lao động đã có chuyển biến từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, các ngành dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chỉ phát triển được ở trục chính Quốc lộ 50, các khu vực khác của xã còn chưa phát triển, người dân chủ yếu có nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ở các ngành: lúa, rau, trồng hoa lan, nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh tại khu vực ấp 2, ấp 3, ấp 4 đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3.2 Hộ nghèo (Tiêu chí số 11)

- Hộ nghèo (theo Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố) là 258/5.291 hộ (1.115 nhân khẩu) chiếm tỷ lệ 4,87% so với hộ dân trên xã, trong đó:

+ 33 hộ thuộc hộ nghèo nhóm 1;

+ 223 hộ thuộc hộ nghèo nhóm 2;

+ 02 hộ thuộc hộ nghèo nhóm 3.

3.3 Lao động có việc làm (Tiêu chí số 12)

- Tổng số lao động trong độ tuổi: 12.224 người (chiếm 55,7% tổng số dân toàn xã).

- Trong đó:

+ Lao động đang làm việc: 12.049 người (98,6%), đang đi học: 100 người (0,8%), nội trợ - chưa có việc làm: 75 người (0,6%).

+ Lao động nông nghiệp: 2.048 người, chiếm 17 %.

+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 9.639 người, chiếm 80%.

+ Lao động thương mại - dịch vụ: 362 người, chiếm 03%.

- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động trên địa bàn xã là: 98,6% (12.049/12.224 người).

3.4 Tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13)

- Hiện nay, trên địa bàn chưa thành lập Hợp tác xã.

- Hiện nay đã thành lập được các Tổ hợp tác gồm:

- 01 Tổ hợp tác chăn nuôi và tiêu thụ cá lóc gồm 12 thành viên.

- 01 Tổ hợp tác tôm xen cua gồm 05 thành viên.

- 01 Tổ hợp tác dịch vụ gia đình gồm 30 thành viên.

- 01 Tổ hợp tác se nhang gồm 04 thành viên.

Hiện nay, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hoạt động chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ giữa các thành viên trong tổ hợp tác hoặc tổ ngành nghề mà chưa tạo được mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững, nên người dân gặp không ít khó khăn.

4. Văn hóa - Xã hội - Môi trường

4.1 Giáo dục và Đào tạo (Tiêu chí số 14)

Ủy ban nhân dân xã thường xuyên phối hợp với Ban Giám hiệu các trường nắm bắt tình hình học tập của học sinh ở các bậc học và tổ chức vận động 100% học sinh không bỏ học ra lớp. Kết quả năm học 2015 - 2016:

- Tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở: 189/193 học sinh (98%).

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (Phổ thông, bổ túc, nghề): 187/187 học sinh (đạt 100%).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 9.902/12.224 lao động (đạt 81%), trong đó có 4.059/9.902 lao động là nữ (đạt 41%)

- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: 314/314 trẻ (đạt 100%).

- Xóa mù chữ: 6050/6069 người (đạt 99,7%).

4.2 Y tế (Tiêu chí số 15)

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế hiện nay đạt 77% với 16.874/21.923 người tham gia.

- Trạm Y tế xã đạt 10/10 chuẩn theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Tại Trạm Y tế có 01 bác sĩ, 02 y sĩ, 03 điều dưỡng, 01 nữ hộ sinh, 01 dược sĩ, 01 hộ lý. Trang thiết bị và nhân sự tại Trạm Y tế xã đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

- Tỷ lệ người dân khám chữa bệnh thường xuyên, tiêm chủng dự phòng tại trạm y tế xã tăng bình quân mỗi năm 10% (năm 2015 là 1.351 lượt người; năm 2016 là 1.511 lượt người tăng 11,8 %, tiêm chủng đạt 96%)

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao): 3,52% (41/1109 trẻ).

4.3 Văn hóa (Tiêu chí số 16)

- Hiện nay có 05/05 ấp đạt ấp văn hóa 03 năm liền, đạt tỷ lệ 100%.

- Ủy ban nhân dân xã Đa Phước đạt "Công sở văn minh".

- Có 4.051 gia đình đạt gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 92,17%, biểu dương 50 gương người tốt, việc tốt tiêu biểu.

- Hàng năm, xã đều xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phân công cán bộ, thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các tiêu chuẩn xây dựng ấp văn hóa.

- Ủy ban nhân dân xã thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, thể thao tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và văn phòng các ấp với sự tham gia của nhiều người dân, hội viên các chi hội đoàn thể, đồng thời xã có 25 câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao sinh hoạt định kỳ.

4.4 Môi trường và An toàn thực phẩm (Tiêu chí số 17)

- Về tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch là 3.679/5.291 hộ chiếm tỷ lệ 69,53%, chưa gắn được đồng hồ nước sạch trên 122 tuyến hẻm nhánh sẽ phát triển mạng cấp 3 giai đoạn 2017 - 2020, chưa sử dụng nước sạch trung chuyển từ bồn 5m3, chưa gắn thiết bị lọc nước hộ gia đình nhưng đang sử dụng nước sạch từ bình 20 lít trong ăn uống là 1.612/5.291 chiếm tỷ lệ 30,47%.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: 84/84 cơ sở. Xã đã vận động các cơ sở sản xuất - kinh doanh chưa có giấy phép đăng ký bảo vệ môi trường liên hệ các cơ quan chức năng thực hiện đăng ký theo quy định; lập kế hoạch thực hiện kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất - kinh doanh, lập biên bản vận động, xử lý các cơ sở vi phạm gây ô nhiễm môi trường và đề xuất xử lý theo quy định.

- Thường xuyên phối hợp các ban ngành, đoàn thể, các Ban nhân dân ấp ra quân tổng vệ sinh môi trường và trồng cây xanh các tuyến đường trên địa bàn xã. Còn 10 tuyến đường chưa được trồng cây xanh. Tỷ lệ xanh hóa tường rào 15%.

- Các tuyến kênh rạch bị ô nhiễm, bị đổ thải chất thải rắn: có 03 tuyến kênh rạch bị ô nhiễm gồm kênh đường Bà Cả, rạch Chín Do, rạch Chùa; có nguy cơ ô nhiễm 05 tuyến rạch Tám Đức, Chín Cu, Chú Khánh, Sáu Vẽ, rạch tổ 12, 13 ấp 5. Tình hình xả thải nước thải ra kênh rạch: không có tình trạng xả thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch. Các khu dân cư hiện hữu, nước thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý, chủ yếu nước thải được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại.

- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hp vệ sinh và đảm bảo 03 sạch: 100%

- Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường (53,6%): 19/41 hộ chăn nuôi bò không có hầm biogas, tuy nhiên 19 hộ chăn nuôi bò có nhu cầu sử dụng phân để tái sản xuất, trong thời gian tới địa phương sẽ vận động 19 hộ này có biện pháp xử lý đảm bảo môi trường.

- Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm: 100%.

5. Hệ thống chính trị

5.1 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (Tiêu chí số 18)

- Biên chế cán bộ công chức xã có 43 nhân sự, gồm: 11 cán bộ, 13 công chức và 19 không chuyên trách.

- Hiện xã đã có đầy đủ hệ thống tổ chức-chính trị, gồm: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh xã.

- Năm 2016, Đảng bộ xã Đa Phước đạt kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Chính quyền xã đạt kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam đạt kết quả đơn vị xuất sắc.

- Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

5.2 Quốc phòng và An ninh (Tiêu chí số 19)

- Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ cao điểm các ngày lễ lớn: Tết Nguyên đán, Giỗ tổ Hùng Vương (10/3), Ngày Giải phóng Miền Nam (30/4) và Quốc tế lao động (01/5), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9), Đại hội Đảng toàn quốc... và các đợt tiếp xúc cử tri.

Phần II

NỘI DUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng xã Đa Phước thành xã nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hoàn chỉnh, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị xã dưới sự lãnh đạo của Đảng.

2. Mục tiêu cụ thể

Căn cứ Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố giai đoạn 2016 - 2020, hiện nay xã Đa Phước đạt 06/19 tiêu chí.

Căn cứ Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến tiến độ triển khai Đề án nâng chất các tiêu nông thôn mới xã Đa Phước giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

* Năm 2016: đạt 06/19 tiêu chí;

* Năm 2017: đạt 12/19 tiêu chí;

* Năm 2018: đạt 14/19 tiêu chí;

* Năm 2019 - 2020: đạt 19/19 tiêu chí.

Hoàn thành các tiêu chí và được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó, đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

- Thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thuộc Đề án nâng chất tiêu chí nông thôn mới xã Đa Phước, giai đoạn 2016 - 2020.

- Triển khai thực hiện các nội dung trong Đề án nâng chất tiêu chí nông thôn mới xã Đa Phước, giai đoạn 2016 - 2020.

- Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội, quản lý quy hoạch theo quy chế được duyệt (giúp người dân ổn định sản xuất, đảm bảo cho người dân có nơi đổ rác thải, chỉnh trang khu dân cư, cải thiện bộ mặt nông thôn).

- Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn có chất lượng, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản.

- Nâng cấp hệ thống thủy lợi và cải tạo các tuyến kênh nội đồng đảm bảo tốt cho phục vụ sản xuất của người dân.

- Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học.

- Duy trì và phát triển đời sống văn hóa ở nông thôn với 100% số ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 90%.

- Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2020 tăng, đạt 63 triệu đồng/người/năm trở lên.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 21 triệu đồng/người/năm): mỗi năm giảm bình quân 04% trở lên và đến năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo dưới 01%.

- Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả cao.

II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Quy hoạch (Tiêu chí số 01)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2017.

* Nội dung thực hiện:

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện và cấp thành phố; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt của xã Đa Phước. Quy hoạch sản xuất phải đảm bảo tính kết nối, thực hiện quy hoạch thủy lợi nuôi trồng thủy sản theo hướng đầu tư hệ thống kênh cấp nước và hệ thng kênh thoát nước riêng biệt; quy hoạch sản xuất phải phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghệ trên địa bàn xã để tăng thu nhập bền vững cho người dân và phát triển môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

- Triển khai thực hiện Đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Đa Phước đã được Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh phê duyệt tại Quyết định số 6615/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2013. Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo thực tiễn tình hình địa phương gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp, định hướng đến năm 2020 diện tích hoa, cây kiểng là 15ha, diện tích nuôi cá kiểng là 5ha. Lập đồ án quy hoạch cho giai đoạn 2020 -2025, tiếp tục thực hiện công bố công khai các đồ án quy hoạch được phê duyệt. Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Thực hiện Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2016 về triển khai rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch. Cắm mốc các công trình hạ tầng kỹ thuật, các ranh quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự kiến cắm khoảng 1.000 mốc; mỗi mốc 1,5 triệu đồng) mốc theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/TT-BXD ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng.

- Rà soát nội dung Quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện quy hoạch đã ban hành. Lập nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm xã. Điều chỉnh quy mô quy hoạch Khu tái định cư 12ha còn 10ha. Trình duyệt quy hoạch dự án Nghĩa trang Đa Phước (1/500), Khu xử lý phân bón Sài Gòn Xanh (1/500), Khu xử lý rác (1/2000). Triển khai thực hiện dự án hành lang cây xanh cách ly. Xây dựng, tổ chức triển khai chương trình chỉnh trang nâng cấp khu dân cư hiện có, gắn với mẫu nhà nông thôn.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

2. Hạ tầng kinh tế - xã hội

2.1 Giao thông (Tiêu chí số 2)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2019.

* Nội dung thực hiện:

- Đường trục ấp, liên ấp: cải tạo nâng cấp lên nhựa hóa 08 tuyến đường tổng chiều dài 14,662 km.

- Đường ngõ xóm: Cải tạo nâng cấp 04 tuyến đường hẻm lên bêtông, xi măng đạt 100% đường ngõ, xóm đạt bê tông xi măng tổng chiều dài 2,445km.

- Thực hiện chương trình chung sức xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ bêtông, ximăng 16 tuyến hẻm, tổng chiều dài 4.872m.

- Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên các tuyến đường được nâng cấp láng nhựa (08 tuyến đường).

2.2 Thủy lợi (Tiêu chí số 03)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 3 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2019.

* Nội dung thực hiện:

- Nạo vét 08 tuyến kênh rạch bị bồi lắng và khơi thông dòng chảy 04 tuyến kênh, kết hợp nâng cấp cửa van, tường cánh thượng hạ lưu điểm cống ngang đường 4B trong dự án nạo vét rạch Chú Khánh, cống ngang đường Tập đoàn 16 trong dự án nạo vét kênh đường Tập đoàn 16 và cống ngang đường Bà Cả trong dự án nạo vét kênh đường Bà Cả, để đảm bảo nhu cầu tiêu thoát nước, dài 15,937km.

- Nâng cấp, sa chữa Đập Hai Du.

- Tập trung rà soát, kiểm tra xử lý các trường hợp san lấp, lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát dọn cỏ rác, khơi thông dòng chảy.

2.3 Điện (Tiêu chí số 4)

* Mục tiêu: Phấn đấu giữ vững yêu cầu tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt vào năm 2016.

* Nội dung thực hiện:

- Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về tiết kiệm điện, công tác an toàn điện, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, thống kê tỷ lệ hộ dân đã sử dụng thiết bị tiết kiệm điện.

- Phối hợp Công ty Điện lực Bình Chánh thực hiện tinh gọn dây điện, phát triển hệ thống điện 3 pha tuyến đường Quốc lộ 50 và các tuyến đường trục ấp, phục vụ sản xuất.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Công Thương chủ trì, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

2.4 Trường học (Tiêu chí số 5)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2018.

* Nội dung thực hiện:

- Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phấn đấu trường Trung học cơ sở đạt chuẩn về cơ sở vật chất và trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia (nâng hiệu suất đào tạo đạt trên 80%).

- Nâng cấp, xây dựng Phòng tập đa năng, hồ bơi cho trường Trung học Phổ thông Đa Phước.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng Trường Mầm non Đa Phước và trường Tiểu học Đa Phước đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Quyết định chuẩn bị đầu tư (nguồn vốn ngân sách tập trung).

2.5 Cơ sở vật chất văn hóa (Tiêu chí số 6)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2017.

* Nội dung thực hiện:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa tại các cơ sở vật chất đã được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa trong cộng đồng, giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm điểm vui chơi giải trí cho người già và trẻ em (đảm bảo hoạt động chống đuối nước cho trẻ em). Phát huy vai trò xã hội hóa trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn xã. Triển khai cung cấp dịch vụ kết nối mạng điện tử với băng thông rộng tại các điểm sinh hoạt văn hóa ở các ấp.

- Đề nghị hỗ trợ từ chương trình chung sức xây dựng nông thôn mới để bổ sung trang thiết bị cho các Văn phòng ấp và nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sinh hoạt của các câu lạc bộ, đội nhóm các Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa.

- Đầu tư thực hiện xây dựng các hạng mục công trình: Nhà văn hóa xã; Trụ sở Ủy ban nhân dân, Công an xã; Văn phòng ấp 1 kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa.

2.6 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (Tiêu chí số 7)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2019.

* Nội dung thực hiện:

- Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ dọc trục Quốc lộ 50 và các tuyến đường chính, bổ sung hàng tiêu dùng, vật tư phục vụ nông nghiệp. Rà soát kêu gọi đầu tư phát triển ít nhất 01 điểm siêu thị loại 3 hoặc cửa hàng tiện ích, tiện lợi thay thế loại hình chợ truyền thống (nếu không thể kêu gọi đầu tư phát triển chợ truyền thống) nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch xử lý tình trạng mua bán lấn chiếm lòng lề đường tại khu vực Ngã ba chú Lường thuộc ấp 4, điểm tự phát tại ấp 1; không để xảy ra tình trạng mua bán lấn chiếm gây ách tắt giao thông tại Quốc lộ 50.

- Rà soát, chọn địa điểm, giới thiệu phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bình ổn, siêu thị mini; phấn đấu phát triển ít nhất 01 điểm bán/năm. Giới thiệu, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tham gia hội chợ kết nối cung cầu do huyện, thành phố tổ chức.

2.7 Thông tin và Truyền thông (Tiêu chí số 8)

* Mục tiêu: Phấn đấu giữ vững yêu cầu tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt vào năm 2016.

* Nội dung thực hiện:

- Cải tạo, nâng cấp, bổ sung các dịch vụ bưu chính viễn thông gắn với thư viện để Bưu điện xã trở thành trung tâm phục vụ bưu chính gắn với các điểm truy cập dịch vụ Internet ở mỗi ấp tạo điều kiện để nhân dân mở mang kiến thức và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đưa công nghệ thông tin về đến các ấp trong xã thông qua đầu tư xây dựng đường truyền Internet tốc độ cao, bổ sung dung lượng, chất lượng. Đầu tư trang thiết bị, cơ cấu tổ chức cho hoạt động thư viện của bưu điện. Xây dựng Kios thông tin nông thôn mới; trang bị máy vi tính có kết nối internet tại Văn phòng các ấp phục vụ nhu cầu truy cập thông tin phục vụ phát triển sản xuất, thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công cấp độ 3.

- Phát triển công nghệ thông tin, mạng điện tử (internet) về từng Văn phòng ấp để thuận tiện trong trao đổi thông tin. Bồi dưỡng chuyên đề kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cho 12 cán bộ, công chức xã; tăng cường sử dụng hộp thư điện tử, công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.

- Xây dựng, lắp đặt hệ thống truyền thanh không dây trên địa bàn xã. Bao gồm nâng cấp 08 trạm truyền thanh hiện hữu, 01 hệ thống thiết bị phát sóng và làm chương trình phát thanh, 01 trụ ănten phát sóng.

2.8 Nhà ở dân cư (Tiêu chí số 9)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2017.

* Nội dung thực hiện:

- Phổ biến, giới thiệu và khuyến khích nhân dân thực hiện xây dựng nhà theo nhà mẫu. Hỗ trợ người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính về nâng cấp, sa chữa nhà phù hợp kiến trúc, cảnh quan vùng nông thôn thành phố, dự kiến 200 trường hợp, phấn đấu nhà đạt chuẩn trên 98% có lập kế hoạch cụ thể. Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà đối với các trường hợp khó khăn, hộ cận nghèo, hộ nghèo nhằm đảm bảo tiêu chuẩn nhà 03 cứng.

- Tiếp tục hỗ trợ, vận động các hộ dân thuộc diện nhà tình nghĩa, nhà tình thương mở rộng thêm diện tích nhà để đảm bảo tiêu chuẩn 14m2/người, đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.

- Tổ chức các buổi giới thiệu quảng bá mẫu nhà để người dân biết, tham khảo và áp dụng.

- Đối với các khu vực đã có quy hoạch khu đô thị; đã xác định hành lang đường cao tốc, ven kênh rạch...nhưng chưa có quyết định thu hồi đất sẽ tổ chức hướng dẫn người dân xây dựng, sa chữa nhà theo quy định hiện hành (cấp phép xây dựng có thời hạn) để tạo điều kiện cải thiện nhà ở cho các hộ dân.

3. Kinh tế và Tổ chức sản xuất

3.1 Thu nhập (Tiêu chí số 10)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 (thu nhập bình quân khu vực nông thôn đến năm 2020 63 triệu đồng/người/năm) vào năm 2019.

* Nội dung thực hiện:

- Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về triển khai thực hiện chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện, giai đoạn 2016-2020.

- Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, Đề án, kế hoạch về phát triển sản xuất nông nghiệp đã được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành phù hợp với thực tế của địa phương. Trong đó, tập trung thực hiện công tác tập huấn, hướng dẫn người dân áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi giống, xây dựng thương hiệu...

- Tổ chức rà soát đánh giá lại hiệu quả các mô hình sản xuất, các loại cây trồng vật nuôi trên địa bàn để lựa chọn và nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương, cụ thể như: vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi trồng lúa sang nuôi cá kiểng, trồng rau ăn lá, trồng lan, nuôi tôm...Đồng thời thực hiện thí điểm các mô hình trồng dưa gang, dưa lưới, cây ăn trái. Tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản (tôm, cua) tại khu vực Rạch Rô và khu tiếp nối với sông Cần Giuộc với tổng diện tích khoảng 70ha, khu vực sông Cần Giuộc ở phía Nam và phía Đông của xã có tổng diện tích khoảng 67ha. Nhân rộng mô hình trồng hoa lan dự kiến đến năm 2020 phát triển khoảng 15ha, bon sai cây cảnh, cá kiểng để người dân ứng dụng vào sản xuất, nâng cao thu nhập; xây dựng sản phẩm tôm là sản phẩm chủ lực của các xã bằng các hình thức: ứng dụng quy trình sản xuất VietGAP, quảng bá hình ảnh sản phẩm qua các kênh thông tin...

- Phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, tham quan học tập các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của xã.

- Rà soát các vị trí đất phù hợp để giới thiệu, kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất các ngành nghề phù hợp, lựa chọn một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để đào tạo nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Tăng cường công tác tiếp xúc gặp gỡ doanh nghiệp, hộ kinh doanh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh về thủ tục hành chính, vốn vay...

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

3.2 Hộ nghèo (Tiêu chí số 11)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2019.

* Nội dung thực hiện:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố, giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh về Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (Chỉ tiêu số 7):

+ Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, điều kiện sống, thông tin) nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống và đảm bảo giảm nghèo bền vững.

+ Phấn đấu hoàn thành giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2016 là 4- 5%, trong năm 2017 là 3-4% trong đó không còn hộ nghèo nhóm 1; trong năm 2018 là 03% còn khoảng 120 hộ nghèo nhóm 2; trong năm 2019 là 01% còn 40 hộ nghèo nhóm 2; trong năm 2020 đến cuối giai đoạn giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 01%, hộ cận nghèo dưới 03% theo Nghị quyết số 40-NQ/ĐU ngày 26 tháng 9 năm 2016 của Đảng ủy xã Đa Phước. Thực hiện Kế hoạch số 1481/KH-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân xã Đa Phước về thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

+ Ban hành Kế hoạch cụ thể, có lộ trình, giải pháp để đến cuối năm 2020 thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 3,5 lần so với năm 2011.

- Tổ chức thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn ấp, xã như các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách, hỗ trợ người lao động mất việc làm, hỗ trợ xóa nhà tạm dột nát cho người nghèo, khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 06 tuổi, chính sách đối với người có công,...Tăng cường thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, góp phần đảm bảo tốt các chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách.

- Tiếp tục thực hiện chính sách về hỗ trợ vốn vay theo Quyết định số 3582/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố. Thực hiện chính sách về mua thẻ bảo hiểm y tế cho các thành viên hộ nghèo, cận nghèo chưa tham gia bảo hiểm y tế diện khác.

- Tập huấn nâng cao nhận thức về giảm nghèo (theo phương pháp đa chiều) trong giai đoạn mới cho cả hệ thống chính trị và nhân dân xã Đa Phước để các chính sách giảm nghèo thực sự đi vào cuộc sống.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

3.3 Lao động có việc làm (Tiêu chí số 12)

* Mục tiêu: Phấn đấu giữ vững yêu cầu tiêu chí số 12 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt vào năm 2016.

* Nội dung thực hiện:

- Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho học sinh lớp 9 và lớp 12; rà soát thống kê, cập nhật bổ sung nhu cầu đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề nông nghiệp. Rà soát, thống kê nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đào tạo nghề, học vấn và tạo việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn xã, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân và yên tâm định cư. Đào tạo lao động có tay nghề trên địa bàn xã hướng đến đáp ứng nhu cầu lao động các doanh nghiệp, các khu công nghiệp đóng trên địa bàn xã hay các địa bàn lân cận nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Định kỳ hàng quý nắm tình hình thực trạng lao động địa phương như: mất việc làm, thiếu việc... để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Chánh về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhiệm kỳ 2015-2020 (Chỉ tiêu 5). Thực hiện lồng ghép các chương trình dạy nghề cho nông dân biết về quản lý kinh tế, vững về kỹ thuật, khả năng tiếp thị; cán bộ xã giỏi về phát triển nông thôn, là nòng cốt góp phần quan trọng trí thức hóa nông thôn. Ban quản lý liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện, các trường lân cận và các doanh nghiệp nhằm có định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải quyết lao động có việc làm, hướng đến khả năng xuất khẩu lao động.

- Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

3.4 Tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2017.

* Nội dung thực hiện:

- Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã thông qua các buổi tập huấn tọa đàm.

- Bồi dưỡng, đào tạo Tổ trưởng, Tổ phó của các Tổ hợp tác (04 tổ) nhằm nâng cao về năng lực quản lý.

- Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, điều hành hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Củng cố hoạt động của các tổ hợp tác đã có, hướng dẫn hỗ trợ thành lập mới tổ hợp tác rau an toàn và hoa lan. Xác định tôm là sản phẩm chủ lực của xã. Củng cố tổ hợp tác tôm xen của để tiến tới hình thành hợp tác xã. Hỗ trợ các tổ hợp tác phát triển, xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững cho các sản phẩm tôm, hoa lan, cá cảnh...

- Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế tổ hợp tác.

- Phối hợp các cơ quan chuyên môn tập huấn, trang bị kiến thức cho Tổ hợp tác nuôi tôm có điều kiện để chủ động phát triển hệ thống sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ giúp làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao doanh thu.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

4. Văn hóa - Xã hội - Môi trường

4.1 Giáo dục và đào tạo (Tiêu chí số 14)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 của Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2017.

* Nội dung thực hiện:

- Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng các chương trình như tập huấn khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, đào tạo cán bộ tại chỗ. Tiếp tục giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Trung học Cơ sở. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng bỏ học thông qua các giải pháp hỗ trợ cho học sinh và gia đình. Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, đảm bảo 100% trẻ 05 tuổi đến lớp thông qua các giải pháp hỗ trợ kinh phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn, hộ cận nghèo, hộ nghèo.

- Tập trung thực hiện đạt kết quả tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, trung học nghề. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp trong việc lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, đặc biệt là các em học lực yếu để tiếp tục học phổ thông sang học nghề, bổ túc.

- Điều tra, khảo sát số liệu lao động chưa qua đào tạo để phối hợp, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ học phí, mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại xã. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố về nghề nông nghiệp. Giữ vững các chỉ tiêu đã đạt trong giai đoạn 2011 - 2015. Phấn đấu đạt và giữ vững tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 85%, trong đó có 40% là lao động nữ (đào tạo nghề cho 2.559 lao động từ các nguồn hỗ trợ đào tạo của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và gia đình), tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt trên 80%.

- Phát huy hiệu quả hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng của xã đảm bảo các hoạt động thường xuyên theo quy định. Rà soát, hỗ trợ cho người dân trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi tham gia học hết lớp 5.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 3778/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” giai đoạn 2016 - 2020.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

4.2 Y tế (Tiêu chí số 15)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 của Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2017.

* Nội dung thực hiện:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đến năm 2020 đạt trên 95% và tham gia khám chữa bệnh thường xuyên, tiêm chủng dự phòng tại Trạm Y tế.

- Khảo sát, xác định chính xác: tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; Tỷ lệ người dân tham gia khám chữa bệnh thường xuyên, tiêm chủng dự phòng tại Trạm Y tế; Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi). Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân khám chữa bệnh thường xuyên, tiêm chủng dự phòng tại Trạm y tế xã tăng bình quân mỗi năm 10%. Kịp thời hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện 10 tiêu chí để xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế, trong đó có tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi). Tăng cường thêm 01 bác sĩ, y tá nhằm bảo đảm công tác thăm khám chữa bệnh cho nhân dân xã.

- Đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng huyện cử cán bộ y tế đi đào tạo hoặc tuyển dụng mới nhằm đảm bảo đến năm 2020 mỗi Trạm Y tế có từ 02 bác sỹ trở lên.

- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

4.3 Văn hóa (Tiêu chí số 16)

* Mục tiêu: Phấn đấu giữ vững yêu cầu tiêu chí số 16 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt vào năm 2016.

* Nội dung thực hiện:

- Phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tạo điều kiện để người dân tham gia xây dựng và hưởng thụ đời sống văn hóa, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em. Rà soát các bất cập, vướng mắc của cơ chế, chính sách về quản lý và hoạt động các thiết chế văn hóa để đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm phát huy hiệu quả, công năng cơ sở vật chất đã được đầu tư. Xây dựng các chỉ tiêu về hoạt động văn hóa, thể thao đối với xã, hàng năm có 80% số cơ quan, đơn vị tại địa bàn đạt tiêu chuẩn công sở văn minh sạch đẹp an toàn, đơn vị văn hóa, 85% số dân thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang, lễ hội, 20% số dân tham gia các hoạt động văn nghệ, 25% số dân tham gia hoạt động thể dục thể thao thường xuyên.

- Lựa chọn, đề xuất nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dòng họ, cộng đồng dân cư, ấp, xã. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy ước về nếp sống văn hóa; xây dựng kế hoạch thực hiện để đạt các chỉ tiêu: số ấp đạt tiêu chuẩn “ấp văn hóa” 3 năm liên tục; tỷ lệ gia đình văn hóa; tỷ lệ người dân tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên; tỷ lệ người tham gia hoạt động văn nghệ; tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa; tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật và tập huấn khoa học kỹ thuật. Triển khai thực hiện, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã; Phấn đấu xây dựng ấp văn hóa 03 năm liền đạt trên 70%, gia đình văn hóa gương người tốt việc tốt năm 2015 tiếp tục giữ vững và vượt theo chỉ tiêu hàng năm, hàng năm có từ 10 đến 15 gương người tốt việc tốt được biểu dương ở ấp.

- Tổ chức định kỳ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa các ấp trên địa bàn các xã - thị trấn, phối hợp giao lưu văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao với các xã - thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh nhân kỷ niệm các Ngày Lễ lớn, các Ngày truyền thống như Hội thi văn hóa, văn nghệ, sáng tác thơ văn về nông thôn mới; các giải thi đấu thể dục, thể thao...

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch xây dựng ấp văn hóa, trong đó định kỳ hàng quý có kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung để có sự tập trung chỉ đạo thực hiện. Đầu tư trang thiết bị. Tổ chức và duy trì các lớp tuyên truyền pháp luật, khoa học kỹ thuật cho nông dân.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

4.4 Môi trường và An toàn thực phẩm (Tiêu chí số 17)

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 vào năm 2017.

* Nội dung thực hiện:

- Phối hợp với Phòng Quản lý đô thị huyện, Công ty Cổ phần cấp nước Chợ Lớn xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phát triển mạng lưới đường ống cấp 3 đến 100% hộ dân trên địa bàn xã. Tập trung vận động nhân dân tham gia sử dụng nước sạch, hạn chế sử dụng nước giếng khoan.

- Tổ chức rà soát, lập danh sách cụ thể các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó xác định cụ thể các cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường và xác định mức độ ô nhiễm, nguồn ô nhiễm để phối hợp các đơn vị có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các quy định nhằm đảm bảo 100% cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. Định kỳ kiểm tra xử lý vi phạm đối với các cơ sở không đạt tiêu chuẩn chất lượng về môi trường. Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường và xử phạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ.

- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn tại xã, ấp theo quy hoạch. Rà soát, xác định nhu cầu và đăng ký số lượng cây xanh phân tán cần trồng mới trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020; vận động nhân dân trồng mới các loại cây xanh, dây leo phù hợp dọc các hàng rào, cải tạo vườn tạp.

- Vận động nhân dân đóng góp kinh phí cải tạo, nâng cấp hệ thống cống, rãnh thoát nước trong ấp, tổ. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát quang, dọn cỏ rác, khơi thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, các tuyến kênh mương nội đồng, dọc đường giao thông. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường; có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh chung, thường xuyên phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và giải quyết các khiếu nại của người dân trên địa bàn xã.

- Khuyến khích việc nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng các công trình xanh - sạch - đẹp; tạo điều kiện cho việc áp dụng các giải pháp mang tính cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

- Tập trung phát động các phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường (trong đó phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên); xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện, tố giác các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Phát huy vai trò giám sát của cộng đồng đối với công tác khắc phục ô nhiễm môi trường của các đơn vị vi phạm.

- Vận động nhân dân thay đổi tập quán chôn cất đất nhà, tăng cường hỏa táng, chôn cất tại nghĩa trang theo quy hoạch.

- Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của 02 tổ thu gom trên địa bàn. Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ lực lượng thu gom tại nguồn chuyển đổi phương tiện phù hợp, đảm bảo vệ sinh theo chủ trương, chính sách chung của thành phố. Sắp xếp, mở rộng mạng lưới thu gom tại nguồn để đảm bảo các hộ gia đình đăng ký và chuyển giao chất thải rắn. Vận động 100% cơ sở sản xuất, hộ dân trên địa bàn tham gia đăng ký và thực hiện xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định. Tuyên truyền, vận động hộ gia đình phân loại và lưu giữ riêng chất thải nguy hại, tổ chức tuần lễ thu gom chất thải nguy hại định kỳ. Rà soát, hỗ trợ và hướng dẫn cho các hộ chưa thực hiện thu gom xử lý nước theo quy định thực hiện đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở, hộ gia đình vi phạm về môi trường. Đảm bảo thu 100% phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường hoặc giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, đảm bảo 100% cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thực hiện quản lý chất thải nguy hại theo quy định hiện hành.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “xây dựng gia đình 05 không - 03 sạch”. Vận động nhân dân xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hp vệ sinh và đảm bảo 03 sạch. Rà soát, cập nhật danh sách các hộ chưa có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt chưa đảm bảo 03 sạch để hướng dẫn, hỗ trợ việc xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 03 sạch.

- Rà soát lập danh sách các hộ chăn nuôi trên địa bàn, trong đó xác định các hộ chăn nuôi chưa có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường, nằm xen cài trong khu dân cư để có kế hoạch vận động giảm đàn, chuyển đổi nghề phù hợp. Đối với các hộ phù hợp quy hoạch chăn nuôi, có giải pháp hỗ trợ cải tạo nâng cấp để đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Tổ chức điều tra hiện trạng, lập danh sách hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn chấp hành và thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác tuyên truyền nhân dân sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn và có nguồn gốc rõ ràng; triển khai thực hiện việc cam kết không sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn đến từng hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm để kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định các trường hợp vi phạm.

- Phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Cảnh sát môi trường định kỳ kiểm tra, giám sát quá trình vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn về Khu Liên hp xử lý chất thải rắn Đa Phước nhằm tránh trường hợp đổ thải, rơi vãi trong quá trình vận chuyển.

- Đầu tư đường ống dẫn nước sạch cho người dân trên địa bàn xã (33.610m), đạt tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 100%. Thực hiện kế hoạch phát triển cấp nước sạch theo Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII kỳ họp thứ 20 về tỷ lệ hộ dân thành phố được cấp nước sạch đạt 100% năm 2016 (thực hiện qua các giải pháp: phát triển mạng cấp 3, trạm cấp nước, lắp đặt bồn nước, đồng hồ tổng, đầu tư xã hội hóa, lắp đặt thiết bị lọc nước hộ gia đình...). Thực hiện Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 -2020.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

5. Hệ thống chính trị

5.1 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (Tiêu chí số 18)

* Mục tiêu: Phấn đấu giữ vững yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt vào năm 2016.

* Nội dung thực hiện:

- Tiếp tục tạo điều kiện cho cán bộ, công chức xã học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia tự đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức xã theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Duy trì việc phân công công chức chuyên trách về nông thôn mới theo quy định.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch: xây dựng Đảng bộ xã hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; xây dựng chính quyền xã đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến trở lên; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ xã, thị trấn đến ấp - khu phố; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên làm nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. 100% cán bộ, đảng viên đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kết nạp ít nhất 50 đảng viên.

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ xã, thị trấn đến ấp - khu phố triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng lực lượng nòng cốt thực chất trong đoàn viên, hội viên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới.

- Thường xuyên kiện toàn, bổ sung nhân sự Ban Quản lý Nông thôn mới các xã, Ban Phát triển các ấp khi có biến động, thay đổi về nhân sự. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban quản lý; đồng thời, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng nông thôn mới nói riêng.

- Tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Mỗi cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, hộ gia đình đăng ký thực hiện một nội dung thi đua. Mỗi đoàn thể, Chi bộ, ấp đăng ký 01 công trình thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.

- Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, từng bước xây dựng nền hành chính văn minh, hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức để thực thi tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng chính quyền, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ và phát huy quyền và lợi ích hp pháp của công dân; phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tổ chức đánh giá, công nhận xã - thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Triển khai thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

5.2 Quốc phòng và An ninh (Tiêu chí số 19)

* Mục tiêu: Phấn đấu giữ vững yêu cầu tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt vào năm 2016.

* Nội dung thực hiện:

- Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo các chỉ tiêu về quân sự - quốc phòng, hàng năm đạt 100% chỉ tiêu tuyển quân, trong đó có 01 đảng viên; xây dựng lực lượng dân quân đạt 100% quân số, trong đó đảm bảo tỷ lệ Đảng, đoàn trong dân quân theo quy định. Tổ chức rà soát, củng cố và kiện toàn lực lượng dân quân đảm bảo các yêu cầu theo quy định. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng hàng năm.

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện để xã đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc và nghiện hút) được hạn chế và giảm tỷ lệ xảy ra so với năm trước. Triển khai thực hiện công tác đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn; rà soát các nội quy, quy ước của ấp, tổ về trật tự an ninh, phòng chống tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu. Cần tập trung 02 nội dung:

+ Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc”; công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo quy định của Bộ Công an. Ký kết các kế hoạch liên tịch với các ban, ngành đoàn thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội; phối hợp với lực lượng chính trị nòng cốt ở cơ sở, gắn phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

+ Tỷ lệ trọng án đến năm 2020: xây dựng kế hoạch đấu tranh kéo giảm phạm pháp hình sự trên dân số thực tế tại địa bàn năm 2020 so với cuối năm 2015; phấn đấu nâng tỷ lệ khám phá phạm pháp hình sự và số lượng chuyên án các loại hiện nay như: cướp, cướp giật, trộm cắm tài sản, tỷ lệ khám phá án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 95, tỷ lệ khám phá án trộm cắp tài sản đạt trên 55%... Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh nhằm tiếp tục kiềm chế, kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, góp phần đảm bảo tốt an ninh trật tự và thực hiện thắng lợi Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bình Chánh từ năm 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

* Phân công quản lý và thực hiện:

Giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện.

III. DỰ KIẾN KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐẺ ÁN

1. Tổng kinh phí đầu tư, hỗ trợ để thực hiện Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, dự kiến là 286.996 triệu đồng, gồm:

1.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 130.581 triệu đồng (chiếm 45,50%).

1.2 Vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động trên địa bàn xã: 156.415 triệu đồng (chiếm 54,50%).

2. Nguồn vốn:

2.1 Vốn từ Ngân sách nhà nước: 104.822 triệu đồng, chiếm 36,52%; trong đó:

+ Vốn nông thôn mới: 104.822 triệu đồng.

+ Vốn lồng ghép: 0 triệu đồng, chiếm; chia ra:

* Vốn ngân sách tập trung: 0 triệu đồng;

* Vốn phân cấp huyện: 0 triệu đồng;

* Vốn sự nghiệp: bố trí chi thường xuyên hàng năm của các Sở, ngành và huyện.

2.2 Vốn cộng đồng đóng góp: 116.674 triệu đồng, chiếm 40,65%; trong đó:

+ Vốn dân: 37.259 triệu đồng;

+ Vốn doanh nghiệp: 79.415 triệu đồng;

2.3 Vốn vay tín dụng: 65.500 triệu đồng, chiếm 22,82%.

2.4 Vốn đầu tư các nguồn được xác định cụ thể theo chương trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện đề án: từ nay đến năm 2020.

2. Quy mô và khối lượng thực hiện: theo các biểu đính kèm.

3. Phương châm và nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ:

- Phát huy nội lực của địa phương là chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giúp đỡ của các doanh nghiệp.

- Phát huy dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư, khẩn trương, đồng bộ và chặt chẽ trong thủ tục hành chính và đầu tư.

3.1. Cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn:

- Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Trong quá trình triển khai thực hiện Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước không thực hiện huy động theo quy định, có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo.

- Thực hiện Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Thực hiện Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020.

- Thực hiện Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Thực hiện Quyết định số 6182/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

- Thực hiện Quyết định số 6183/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thực hiện Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Thực hiện Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

- Thực hiện Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

- Thực hiện Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

3.2 Quản lý đầu tư và xây dựng:

- Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

- Thực hiện Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Thực hiện Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020 và Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Thực hiện Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố, ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020 và Quyết định số 3558/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.

4. Phân công thực hiện:

4.1. Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Ủy ban nhân dân xã Đa Phước, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước:

- Đối với hạng mục công trình Văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp 1, Trụ sở Nhà Văn hóa xã và Trụ sở Ủy ban nhân dân xã, sau khi có quyết định giao đất của cấp thẩm quyền phê duyệt, Liên sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính sẽ tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt bổ sung và trong Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh giai đoạn 2016 - 2020.

- Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, Đảng viên, cán bộ công chức quán triệt chủ trương của Trung ương và thành phố về chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã; vận động cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đóng góp hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã.

- Thực hiện theo đúng nội dung của Đề án được phê duyệt, không được thay đổi nội dung của Đề án khi chưa được chấp thuận của Ban Chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.

- Trong quá trình triển khai các công trình, dự án có nguồn vốn huy động ngoài ngân sách thì phải thực hiện xong nội dung huy động đóng góp mới bắt đầu khởi công triển khai công trình, dự án.

- Khi triển khai các công trình, dự án theo Đề án được phê duyệt, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh chỉ đạo chủ đầu tư và các phòng, ban chuyên môn thuộc huyện thực hiện các nội dung trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư như sau:

+ Đối với đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng: phải đảm bảo thực hiện theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển hạ tầng - kỹ thuật, phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với công trình giao thông: khảo sát, đánh giá địa hình, địa chất thủy văn và lực vực dọc tuyến để thiết kế hệ thống thoát nước cho phù hợp.

- Phân công các phòng ban, đơn vị chức năng của huyện, cán bộ chuyên môn của xã tham gia, hỗ trợ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm, kế hoạch đầu tư trung hạn đảm bảo tiến độ và mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định hướng dẫn của pháp luật hiện hành.

4.2. Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố:

- Phân công cán bộ công chức theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đa Phước, huyện Bình Chánh chuẩn bị và thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí của ngành trên địa bàn xã.

- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu của Trung ương và Thành phố do Sở-ngành phụ trách trên địa bàn xã.

- Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã Đa Phước và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt.

- Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn, hoàn tất thẩm định quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch hạ tầng thiết yếu (theo phân công, phân cấp) của huyện Bình Chánh và xã Đa Phước; tổ chức giám sát việc công bố, công khai các quy hoạch được phê duyệt, thực hiện cắm mốc chỉ giới.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phối hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước rà soát các công trình cấp bách, phân kỳ đầu tư phù hợp với kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố cân đối nguồn vốn để đảm bảo đầu tư theo kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước, các Sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp chi thường xuyên để thực hiện các hoạt động, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Đa Phước.

4.3. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án, các tiêu chí đặc thù vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh về nông thôn mới trên địa bàn xã Đa Phước, huyện Bình Chánh; định kỳ hàng tháng báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình của Thành ủy xây dựng nông thôn mới thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện; tham mưu, đề xuất, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để thành phố tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố./.

 

BIỂU 1:

TIẾN ĐỘ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐA PHƯỚC - HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5949/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

TÊN TIÊU CHÍ

NĂM 2016

NĂM 2017

NĂM 2018

NĂM 2019

NĂM 2020

1

Quy hoạch

 

Đạt

 

Đạt

Đạt

2

Giao thông

 

 

 

Đạt

Đạt

3

Thủy lợi

 

 

 

Đạt

Đạt

4

Điện

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

5

Trường học

 

 

Đạt

Đạt

Đạt

6

Cơ sở vật chất văn hóa

 

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

 

 

 

Đạt

Đạt

8

Thông tin và Truyền thông

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

9

Nhà ở dân cư

 

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

10

Thu nhập

 

 

 

Đạt

Đạt

11

Hộ nghèo

 

 

 

Đạt

Đạt

12

Lao động có việc làm

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

13

Tổ chức sản xuất

 

 

Đạt

Đạt

Đạt

14

Giáo dục và Đào tạo

 

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

15

Y tế

 

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

16

Văn hóa

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17

Môi trường và An toàn thực phẩm

 

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

18

Hệ thống chính trị và Tiếp cận pháp luật

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

19

Quốc phòng và An ninh

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

TỔNG CỘNG

6/19

12/19

13/19

19/19

19/19

 

BIỂU 2:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5949/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chung cả nước

Đông Nam bộ

TP.HCM

Hiện trạng 2016

Dự kiến kết quả thực hiện nâng chất tiêu chí

Tỷ lệ %

So với tiêu chí

Kế hoạch phát triển %

2017

2018

2019

2020

1

Quy hoạch

1.1 Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt được công bố công khai đúng thời hạn.

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

1.2 Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch

Đạt

Đạt

Đạt

Chưa đạt (đã ban hành Quy chế quản lý quy hoạch nhưng chưa thực hiện cắm mốc)

50%

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

2

Giao thông

2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được bê tông hóa đạt chuẩn

100%

100%

100%

100%

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

2.2. Tỷ lệ km đường trục ấp, liên ấp, trục tổ được nhựa hóa hay bê tông xi măng

70%

100%

100%

24,2%

24,2

Chưa đạt

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

2.3. Tỷ lệ km đường tổ, hẻm được nhựa hóa hay bê tông xi măng

100%

100% cứng hóa

100%

48,3%

48,3

Chưa đạt

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cấp phối xe cơ giới đi lại thuận tiện

65%

100%

100%

100%

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

3

Thủy lợi

3.1 Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới nước và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên

Đạt

Đạt

Đạt

85%

85%

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

3.2 Đảm bảo điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định phòng chống thiên tai tại chỗ

Đạt

Đạt

Đạt

Chưa đạt (còn 12 tuyến kênh rạch cần nạo vét)

50%

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

Đạt

4

Điện

4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

98%

99%

100%

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

5

Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

80%

100%

100%

Chưa đạt (còn Trường THPT và THCS chưa đạt chuẩn quốc gia)

50

Chưa đạt

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

6

Cơ sở vật chất văn hóa

6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt hóa, thể thao của xã

Đạt

Đạt

Đạt

Chưa có

0

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định

Đạt

Đạt

Đạt

Chưa có

0

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

6.3. Tỷ lệ ấp có nhà văn hóa và khu thể thao ấp đạt quy định của Bộ VH-TT-DL

100%

100%

100%

60%

60

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa

Đạt

Đạt

Đạt

Chưa có, có 02 chợ tạm

0

Chưa đạt

Chưa đạt

Chưa đạt

Đạt

Đạt

8

Thông tin và Truyền thông

8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

8.2. Có dịch vụ viễn thông, internet

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

8.3 Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

8.4 Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

9

Nhà ở dân cư

9.1. Nhà tạm, dột nát

Không

Không

Không

Không

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng.

80%

90%

98%

96% 5079/5291 (còn 200 căn chưa đạt chuẩn)

98

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người)

63 triệu đồng /người /năm

63 triệu đồng /người /năm

63 triệu đồng /người /năm

37,272

100

Chưa đạt

50 triệu đồng/ người/ năm

58 triệu đồng /người/ năm

64 triệu đồng/ người/ năm

>63 triệu đồng /người /năm

11

Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

< 6%

3%

Mỗi năm giảm bình quân 1%

Chưa đạt (4,87%) 258/5291

60

Chưa đạt

4%

3%

<1%

<1%

12

Lao động có việc làm

Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động

90%

Đạt

95%

98,6%

12.049/12.224

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

13

Tổ chức sản xuất

13.1 Có Hợp tác xã hoạt động đúng quy định của Luật hợp tác xã năm 2012

Đạt

Đạt

Đạt

Có 04 Tổ hợp tác, Chưa có Hợp tác xã

0

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

13.2 Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững

Đạt

Đạt

Đạt

Chưa có

0

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

14

Giáo dục và đào tạo

14.1. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

98,94

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

85%

90%

>90%

Đạt

99,82

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

14.3. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo

> 35%

> 40%

85%

81%

9902/12.224

81

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

14.4. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

 

 

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

14.5. Xóa mù chữ

 

 

Đạt

Đạt

99,41

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

14.6 Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo

40%

45%

80%

Chưa thống kê

Chưa thống kê

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

15

Y tế

15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

70%

Đạt

95%

92%

16.874/21.923

92

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

15.3 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)

<21,8%

<14,3%

<14,3%

5,4%

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

16

Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn (ấp) trở lên đạt tiêu chuẩn thôn (ấp) VH theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia

85%

90%

100%

44,45% (nước sạch)

44,45

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17.3. Xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom và xử lý theo quy định

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17.6 Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bchứa nước sinh hoạt hp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch

85%

90%

90%

100%

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17.7 Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường

70%

80%

80%

100%

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

17.8 Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

100%

100%

100%

100%

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

18

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; Có công chức xã chuyên trách về xây dựng nông thôn mới

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

18.3. Đảng bộ xã hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

18.4 Chính quyền xã đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến trở lên

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

18.5 Các tổ chức chính trị xã hội của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

18.6. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

18.7 Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

19

Quốc phòng an ninh

19.1 Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

19.2 Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên; không có khiếu kiện đôn người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

100

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

 

BIỂU 3:

DỰ KIẾN KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ PHÂN BỔ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN BÌNH CHÁNH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5949/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)


STT

Tiêu chí

Nội dung thực hiện

ĐVT

Số lượng

Chia theo nguồn vốn

Vốn ngân sách

Vốn dân

Vốn Doanh nghiệp

Vốn tín dụng

Tổng cộng

Tổng

NTM

Lồng ghép

Vốn huyện

Sự nghiệp

TNG CỘNG

104.822

104.822

 

 

37.259

79.415

65.500

286.996

Tỷ lệ (%)

 

 

36,52

 

 

 

12,98

27,67

22,82

 

I

QUY HOẠCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quy hoạch

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cắm mốc chỉ giới

Bản đồ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

II

HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI

104.822

104.822

 

 

16.759

9.000

 

130.581

2

Giao thông

Tổng

8.394

57.340

57.340

 

 

759

 

 

58.099

Đường trục xã, liên xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường trục ấp, liên ấp, trục tổ

m

7014

48.385

48.385

 

 

370

 

 

48.755

Đường ngõ, xóm

m

1.380

8.955

8.955

 

 

389

 

 

9.344

Đường nội đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thủy lợi

Tổng

 

 

44.382

44.382

 

 

 

 

 

44.382

Cải tạo, nâng cấp hệ thống cống thủy lợi

m

11.537

43.982

43.982

 

 

 

 

 

43.982

 

 

Sa chữa 01 điểm cống 1 cái

4

400

400

 

 

 

 

 

400

4

Điện

Tổng

 

 

 

 

 

 

7.000

 

7.000

Tinh gọn dây dẫn điện

tuyến

14

 

 

 

 

 

7.000

 

7.000

5

Trường học

Tổng

 

 

2.500

2.500

 

 

 

 

 

2.500

Nâng cấp Trường THPT Đa Phước

 

1

2.500

2.500

 

 

 

 

 

2.500

6

Cơ sở vật chất văn hoá

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Tổng

 

 

 

 

 

 

6.000

 

 

6.000

Phát triển cửa hàng bình ổn

Cửa hàng

5

 

 

 

 

6.000

 

 

6.000

8

Thông tin và truyền thông

Tổng

 

 

600

600

 

 

 

2.000

 

2.600

Nâng cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại bưu điện xã

Bưu điện

1

 

 

 

 

 

2.000

 

2.000

Đầu tư hệ thống truyền thanh không dây

Bộ

1

600

600

 

 

 

 

 

600

9

Nhà ở dân cư

Tổng

 

 

0

0

 

 

10.000

 

 

10.000

Cải tạo, nâng cấp nhà đạt chuẩn

nhà

200

 

 

 

 

10.000

 

 

10.000

III

KINH TẾ-TỔ CHỨC SẢN XUẤT

 

 

 

 

11.000

12.000

60.000

83.000

10

Thu nhập

Tổng

 

 

 

 

 

 

5.000

8.000

30.000

43.000

Hỗ trợ các hình thức phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập

 

 

 

 

 

 

5.000

8.000

30.000

43.000

11

Hộ nghèo

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

2.000

5.000

7.000

Tỷ lệ hộ nghèo (giảm dưới <2 %)

 

 

 

 

 

 

 

2.000

5.000

7.000

12

Lao động có việc làm

Tổng

 

 

 

 

 

 

1.000

 

5.000

6.000

Giải quyết việc làm cho lao động

 

 

 

 

 

 

1.000

 

5.000

6.000

13

Tổ chức sản xuất

Tổng

 

 

 

 

 

 

5.000

2.000

20.000

27.000

Thành lập mới tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

5.000

2.000

20.000

27.000

IV

VĂN HÓA XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

9.500

58.415

5.500

73.415

14

Giáo dục và đào tạo

Tổng

 

 

 

 

 

 

1.500

2.000

5.500

9.000

Xây dựng các chương trình tập huấn KHKT, hỗ trợ đào tạo nghề

 

 

 

 

 

 

500

2.000

5.500

8.000

Tuyên truyền, vận động con em trong độ tuổi được đi học, nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp các cấp

 

 

 

 

 

 

1.000

 

 

1.000

15

Y tế

Tổng

 

 

 

 

 

 

6.000

4.000

 

10.000

Hỗ trợ các hình thức bảo hiểm y tế. Tổ chức các hoạt động y tế cộng đồng

 

 

 

 

 

 

6.000

4.000

 

10.000

16

Văn hóa

Tổng

 

 

 

 

 

 

1.000

1.000

 

2.000

Hỗ trợ các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh

 

 

 

 

 

 

1.000

1.000

 

2.000

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

Tổng

 

 

 

 

 

 

1.000

51.415

 

52.415

Xây dựng đường ống cấp nước sạch

m

33.610

 

 

 

 

 

50.415

 

50.415

Hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường, xanh hóa hàng rào

 

 

 

 

 

 

1.000

1.000

 

2.000

V

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đào tạo cán bộ cơ sở, xây dựng CT liên tịch giữa các đoàn thể chính trị,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Quốc phòng và an ninh

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyên truyền, vận động toàn dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, chủ trương của Đảng, nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 4:

CHI TIẾT DANH MỤC CÁC HẠNG MỤC, CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ THUỘC ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5949/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban

TT

Công trình đề xuất

Địa điểm (Ấp)

Hiện trạng

Đầu tư

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Ghi chú

Dài (m)

Rộng (m)

Kết cấu

Dài (m)

Rộng (m)

Kết cấu

Vốn ngân sách

Vốn cộng đồng

Tổng cộng

Tổng

NTM

 

 

 

Doanh nghiệp

Tỷ lệ đóng góp

Vốn huyện

Sự nghiệp

Dân

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

104.822

104.822

 

 

16.759

9.000

130.581

 

I

GIAO THÔNG

 

 

 

 

 

 

 

57.340

57.340

 

 

759

 

58.099

 

1

Đường trục ấp, liên ấp, trục tổ

7.014

 

 

7.014

 

 

48.385

48.385

 

 

370

 

48.755

 

1.1

Nâng cấp đường Liên ấp 1-2

1 và 2

1.005

6

Mặt đường cấp phối đá dăm 5m + Lề 0,5mx2

1.005

6

Mặt đường láng nhựa 5m + Lề đá dăm 0,5m x 2 + hệ thống thoát nước

8.400

8.400

 

 

60

 

8.460

Dân đóng góp tiền mặt để làm đường

1.2

Nâng cấp đường 4B

4

1.081

6

Mặt đường cấp phối đá dăm 5m + Lề 0,5mx2, thoát nước tự nhiên

1.081

6

Mặt đường láng nhựa 5m + Lề đá dăm 0,5m x 2 + hệ thống thoát nước

9.047

9.047

 

 

60

 

9.107

Dân đóng góp tiền mặt để làm đường

1.3

Nâng cấp đường 4C

4

1.075

5,5

Mặt đường cấp phối đá dăm 5m + Lề 0,25mx2

1.075

5,5

Mặt đường láng nhựa 5m + Lề đá dăm 0,25mx2

5.193

5.193

 

 

50

 

5.243

Dân đóng góp tiền mặt để làm đường

1.4

Nâng cấp đường Tập đoàn 16

5

1.197

5

Mặt đường cấp phối đá dăm 5m

1.197

5

Mặt đường láng nhựa 4m + Lề đá dăm 0,5mx2

5.655

5.655

 

 

55

 

5.710

Dân đóng góp tiền mặt để làm đường

1.5

Đường Tập đoàn liên doanh

2 và 3

2656

4

Mặt đường cấp phối đá dăm 4m

2656

4

Mặt đường Láng nhựa 3m, lề đá dăm 0,5mx2 + 04 điểm cống ngang

15.440

15.440

 

 

90

 

15.530

Dân đóng góp tiền mặt để làm đường

1.6

Đường Linh Hòa

4

750

5

Mặt đường láng nhựa 4m, lề 0,5mx2 + thoát nước tự nhiên

750

5

Cải tạo mặt đường + Lắp đặt hệ thống thoát nước

4.650

4.650

 

 

55

 

4.705

Dân đóng góp tiền mặt để làm đường

2

Đường hẻm, t

1.380

 

 

1.380

 

 

8.955

8.955

 

 

389

 

9.344

 

 

1

Hẻm liên t9,10 ấp 4

4

810

3

Đá dăm

810

3

Cải tạo mặt đường + Lắp đặt hệ thống thoát nước

5.265

5.265

 

 

25

 

5.290

Dân đóng góp tiền mặt để làm đường

2

Hẻm liên t 4, 5

3

570

2

Mặt đường cấp phố đá dăm 2m

570

4

Mặt đường bê tông xi măng 3m + Lề 0,5m x 2

3.690

3.690

 

 

364

 

4.054

Dân hiến đất 100%

II

THỦY LỢI

 

11.537

 

 

11.537

 

 

44.382

44.382

 

 

 

 

44.382

 

1

Rạch t 11-12-13

5

750

3

Bồi lắng

750

3

Nạo vét, khơi thông dòng chảy

3.300

3.300

 

 

 

 

3.300

 

2

Kênh đường 4C

4

900

2,5

Bồi lắng

900

2,5

Nạo vét, khơi thông dòng chảy

500

500

 

 

 

 

500

 

3

Kênh đường Tập đoàn 16

5

907

3

Bồi lắng

907

3

Nạo vét, khơi thông dòng chảy, nâng cấp 01 điểm cống ngang

900

900

 

 

 

 

900

 

4

Rạch Tám Đức

2

1.100

2,5

Bồi lắng

1.100

2,5

Nạo vét, khơi thông dòng chảy

3.502

3.502

 

 

 

 

3.502

 

5

Rạch Sáu Vẽ

4

850

2,5

Bồi lắng

850

2,5

Nạo vét, khơi thông dòng chảy

3.040

3.040

 

 

 

 

3.040

 

6

Rạch Chín Cu

2

1.800

4

Bồi lắng

1.800

4

Nạo vét, khơi thông dòng chảy

8.424

8.424

 

 

 

 

8.424

 

7

Rạch Chú Khánh

4

1.500

5

Bồi lắng

1.500

5

Nạo vét, khơi thông dòng chảy, nâng cấp 01 điểm cống ngang

8.450

8.450

 

 

 

 

8.450

 

8

Rạch cống Năm Nhã

2

1.230

3

Bồi lắng

1.230

3

Nạo vét, khơi thông dòng chảy

3.616

3.616

 

 

 

 

3.616

 

9

Rạch nhỏ t3 ấp 3

3

2.500

5

Bồi lắng

2.500

5

Nạo vét, khơi thông dòng chảy

12.250

12.250

 

 

 

 

12.250

 

10

Đập Hai Du

1

cửa van, tường cánh thượng hạ lưu xuống cấp

nâng cấp cửa van, tường cánh thượng hạ lưu

400

400

 

 

 

 

400

 

III

TRƯỜNG HỌC

2.500

2.500

 

 

 

 

2.500

 

1

Trường THPT Đa Phước

4

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong giai đoạn 2016 - 2020

Sơn sửa toàn bộ các hạng mục hiện có của nhà trường

2.500

2500

 

 

 

 

2.500

 

IV

ĐIỆN

 

 

 

 

 

7.000

7.000

 

1

Tinh gọn dây dẫn điện 14 tuyến đường

5 ấp

Chưa có

Tinh gọn dây điện

 

 

 

 

 

7.000

7.000

 

V

CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN

 

 

 

 

6.000

 

6.000

 

1

Phát triển các cửa hàng bình n giá, cửa hàng tiện ích

05 ấp

Có 01 cửa hàng bình n

Phát triển thêm 04 cửa hàng

 

 

 

 

6.000

 

6.000

 

VI

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

600

600

 

 

 

2.000

2.600

 

1

Nâng cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông tại Bưu điện xã

ấp 5

Chưa hoàn chỉnh

Nâng cấp thêm

 

 

 

 

 

2.000

2.000

 

2

Xây dựng, lắp đặt hệ thống truyền thanh không dây

05 ấp

Hệ thống truyền thanh của xã đã xuống cấp

Xây dựng mới, bao gồm nâng cấp 08 trạm truyền thanh hiện hữu, 01 hệ thống thiết bị phát sóng và làm chương trình phát thanh, 01 trụ ănten phát sóng

600

600

 

 

 

 

600

 

VIII

NHÀ Ở DÂN CƯ

 

 

 

 

10.000

 

10.000

 

1

Xây dựng, cải tạo nhà đạt chuẩn

5 ấp

Chưa đạt chuẩn

Cải tạo 200 căn nhà đạt chuẩn,

 

 

 

 

10.000

 

10.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 5:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP XÃ ĐA PHƯỚC - HUYỆN BÌNH CHÁNH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5949/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Ngành nghề

Hiện trạng 2010

Hiện trạng 2015

Định hướng 2020

Tỷ lệ tăng, giảm 2020/2015 (%)

Nhận định về tính hiệu quả và khả năng phát triển (*)

Lao động

Quy mô hộ

Lao động

Quy mô hộ

Lao động

Quy mô hộ

Lao động

Quy mô hộ

I. NÔNG NGHIỆP

 

 

 

1

Lúa nước

692

139

594

118

300

90

-50

-76

Không hiệu quả do thu nhập thấp

2

Hoa lan, cây kiểng

50

13

67

15

90

16

134

106

Hiệu quả

3

Rau an toàn

290

62

312

68

350

72

106

106

Hiệu quả

4

Mía

90

19

103

22

50

10

-48

-45

Không hiệu quả do thu nhập thấp

5

Bò thịt, dê

34

7

51

9

70

15

137

166

Hiệu quả

6

Heo

68

10

78

12

90

15

115

125

Hiệu quả

7

Rắn, lươn, ếch

0

0

83

14

100

20

120

143

Hiệu quả

8

Cá da trơn, cá lóc

130

28

154

32

170

35

110

109

Hiệu quả

9

Tôm sú, của

87

18

198

42

250

70

126

166

Hiệu quả

10

Hoa nền

50

11

68

14

100

20

147

143

Hiệu quả

II. TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ

 

 

 

1

Nấu đám

90

22

103

22

110

26

106

118

Duy trì

2

Sửa chữa, cơ khí

64

17

75

19

100

25

133

131

Hiệu quả

3

Xe nhang

45

7

16

3

10

3

-62,5

100

Duy trì

4

May gia công

120

84

136

91

150

95

110

104

Hiệu quả

5

Buôn bán nhỏ

268

198

282

209

500

300

177

144

Hiệu quả

(*): (1) hiệu quả, phát triển tốt, có khả năng phát triển, (2) Hoạt động ở mức duy trì, (3) Không hiệu quả, nguyên nhân ……………………………

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng số lao động

12.224

12.824

13.424

14.124

14.724

15.324

Lao động nông nghiệp

1.708

1.678

1.646

1.612

1.576

1.570

Tỷ lệ(%)

14

13

12,2

11,4

10,7

10,3

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 5949/QĐ-UBND ngày 10/11/2017 về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.325

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.23.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!