ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 59/2005/QĐ-UBND
|
Phan Thiết, ngày 20 tháng 9 năm
2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC: QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM ĐÓNG
GÓP ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN TẠI TRUNG TÂM
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã
được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số 13/2004/TTLB/BLĐTBXH-BTC ngày 02/11/2004 của Liên Bộ Lao động
Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ
cấp đối với người bán dâm, người nghiện ma túy;
Xét đề nghị của Liên Sở: Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội tại công
văn số: 2773 LS/TC-LĐ ngày 24/5/2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy định trách nhiệm đóng góp đối với
người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục lao động
xã hội”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định
số 72/2002/QĐ-UBBT ngày 22/11/2002 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc Trung tâm
Giáo dục lao động xã hội và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan căn cứ
Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư Pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND Tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND Tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh;
- Mặt trận Tổ quốc Tỉnh;
- Đài Phát thanh truyền hình;
- Báo Bình Thuận;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, TH, Bình (30b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Tấn Thành
|
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TÚY CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ
HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 59 /2005/QĐ-UBND ngày 20/9/2005 của UBND tỉnh
Bình Thuận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện
tự nguyện tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội.
Điều 2. Người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục
lao động xã hội có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí theo quy định.
Chương II
TRÁCH NHIỆM ĐÓNG GÓP
Điều 3. Người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục
lao động xã hội phải đóng góp các khoản sau:
1. Tiền ăn 210.000 đồng/tháng (7.000 đồng/ngày) trong suốt
thời gian chữa trị, cai nghiện.
2. Tiền xét nghiệm tìm chất ma tuý 01 lần là: 45.000 đồng/người.
3. Tiền thuốc chữa bệnh, thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và thuốc
chữa bệnh thông thường khác 500.000 đồng/người/đợt chữa trị, cai nghiện; Trường
hợp đối tượng có sức khỏe yếu phải tăng cường thêm các biện pháp y tế khác hoặc
bồi dưỡng theo chế độ của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội thì có thể thu
thêm theo thực tế phát sinh theo thoả thuận giữa đối tượng, gia đình và Trung
tâm Giáo dục lao động xã hội.
4. Tiền sinh hoạt văn thể: 100.000 đồng/người/đợt chữa trị,
cai nghiện.
5. Tiền điện, nước, vệ sinh: 250.000 đồng/người/đợt chữa trị,
cai nghiện.
6. Tiền học văn hoá, học nghề thu theo thực tế (nếu bản thân
đối tượng và gia đình có nhu cầu).
7. Tiền đóng góp xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; trang
thiết bị: 400.000 đồng/người/đợt chữa trị, cai nghiện.
8. Chi phí quản lý, phục vụ: 1.700.000 đồng/người/đợt chữa
trị, cai nghiện.
Chương III
CHẾ ĐỘ MIỄN CHI PHÍ CHỮA TRỊ, CAI
NGHIỆN
Điều 4. Đối tượng được xét miễn: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số
13/2004/TTLT/ BLĐTBXH – BTC ngày 02/11 /2004 như sau:
1. Người chưa thành niên, người già cô đơn, gia đình chính
sách và gia đình thuộc hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo hiện hành.
2. Người thuộc đối tượng cứu trợ xã hội theo quy định hiện
hành của Chính phủ.
3. Người không có nơi cư trú nhất định mà bản thân không có
điều kiện đóng góp hoặc không xác định được thân nhân hoặc người giám hộ của
người đó.
4. Người bị nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động.
Điều 5. Thủ tục đề nghị xét miễn: Đối tượng chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại
Trung tâm giáo dục lao động xã hội thuộc diện quy định tại điều 4 phải tự làm
đơn hoặc thân nhân, gia đình làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường;
thị trấn và Phòng Nội vụ Lao động thương binh xã hội huyện, thành phố nơi đối
tượng cư trú gửi cho Giám đốc Trung tâm Giáo dục lao động xã hội trình cấp thẩm
quyền giải quyết. Ủy ban nhân dân Tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Lao động-Thương
binh Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.
Chương IV
QUẢN LÝ, PHÂN PHỐI, SỬ DỤNG NGUỒN
THU
Điều 6. Toàn bộ số tiền thu từ đối tượng chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại
Trung tâm Giáo dục lao động xã hội được quản lý, phân phối, sử dụng như sau:
1. Số tiền thu được tại điểm 7 và điểm 8 Điều 3 được quy
thành 100% và sử dụng như sau:
- 50% để chi cho công tác quản lý; bồi dưỡng công theo dõi,
chăm sóc bệnh nhân; các khoản chi phục hồi sức khoẻ bệnh nhân tự nguyện.
- 50% dành để chi mua sắm các trang thiết bị y tế phục vụ điều
trị, mua sắm các tài sản, vật dụng sinh hoạt cho bệnh nhân tự nguyện.
2. Các khoản thu từ điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 Trung tâm
giáo dục lao động xã hội có trách nhiệm chi phục vụ trực tiếp cho đối tượng cai
nghiện; không được phân phối sử dụng như điểm 7 và điểm 8 Điều 3.
Toàn bộ số thu phát sinh được để lại Trung tâm Giáo dục lao
động xã hội chi cho các nội dung nói trên. Trung tâm giáo dục lao động xã hội
thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà
nước.
3. Chứng từ thu do cơ quan thuế thống nhất phát hành.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Kinh phí để thực hiện các chế độ miễn chi phí chữa trị, cai nghiện cho
các đối tượng theo quy định tại Quyết định này được bố trí trong dự toán chi đảm
bảo xã hội hàng năm của Ngân sách Tỉnh cho Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội.
Điều 8. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh đề nghị báo
cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Lao động-Thương binh Xã hội,
Sở Tài chính) để xem xét, giải quyết./.