ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 59/2004/QĐ-UB
|
Đà Lạt, ngày
05 tháng 04 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
GẮN VỚI GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH
LÂM ĐỒNG THỜI KỲ 2004-2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ kết luận số 152/KL-TU
ngày 09/9/2003 của ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng;
- Tiếp theo Quyết định số
25/2002/QĐ-UB ngày 08/3/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kế hoạch
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm giai đoạn
2002-2005 tỉnh Lâm Đồng;
- Xét Tờ trình số 507/TT-NN và
PTNT ngày 22/3/2004 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng về việc
đề nghị phê duyệt Chương trình Xoá đói giảm nghèo gắn với giải quyết những vấn
đề bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời kỳ 2004-2010;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Chương trình Xoá đói giảm nghèo gắn với
giải quyết những vấn đề bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2004-2010 với các nội dung chủ yếu sau :
1- Tên chương trình: Xoá đói giảm nghèo gắn với giải quyết những vấn đề bức xúc trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2004-2010
2- Phạm vi, địa điểm thực hiện: địa bàn các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng.
3- Mục tiêu chủ yếu:
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu
chí mới) bình quân hàng năm 1,5-2%; đến năm 2005 còn dưới 8%, riêng vùng đồng
bào dân tộc dưới 20%; định hướng đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%, riêng
vùng đồng bào dân tộc dưới 12%.
- Giải quyết việc làm hàng năm cho
khoảng 22.000 - 25.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống
dưới 3,5 %; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trên 85
%; tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên trên 20%, bình quân hàng năm
5.500-12.000 người và trên 12.000 người năm 2010.
- Giải quyết cơ bản những vấn đề bức
xúc trong vùng đồng bào dân tộc gồm nhu cầu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, việc
làm và nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần. Đến năm 2005 hoàn thành việc cấp giấy
chứng nhận QSDĐ để đồng bào sản xuất và vay vốn phát triển sản xuất. Định hướng
đến năm 2010 toàn bộ xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu.
4- Nội dung và giải pháp chủ yếu:
4.1- Chương trình xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004-2010: Tiếp tục triển
khai nội dung kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và
việc làm tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2002-2005, bổ sung giai đoạn 2006- 2010 với định
hướng tập trung hỗ trợ giảm nghèo bền vững và phát triển mô hình kinh tế hộ ở
nông thôn. Lồng ghép triển khai đồng bộ với các dự án quy hoạch phân bổ lao động,
dân cư tỉnh Lâm Đồng; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; dự án quy hoạch cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên
cố hoá trường lớp; chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK miền núi
và vùng sâu, vùng xa.
Bổ sung xây dựng các đề án, dự án
phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo:
a- Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi cho từng xã.
b- Đề án giao khoán rừng cho hộ
gia đình, có sự tham gia của cộng đồng, hưởng lợi theo Quyết định 178 của Chính
phủ.
c- Dự án đào tạo phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4.2- Xây dựng và triển khai các dự
án, đề án giải quyết các vấn đề bức xúc vùng đồng bào dân tộc giai đoạn
2004-2010 :
a- Đề án tăng cường công tác khuyến
nông, khuyến công ở vùng đồng bào dân tộc trên cơ sở tổng kết đánh giá hiệu quả
công tác khuyến nông ở 49 xã đặc biệt khó khăn.
b- Đề án hỗ trợ khoa học kỹ thuật,
bảo quản chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản vùng đồng bào dân tộc.
c- Đề án phát triển các công trình
thủy lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa.
d- Đề án giáo dục, đào tạo nâng
cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc.
e- Đề án nghiên cứu về đời sống,
phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng.
4.3- Thực hiện tốt các chính sách
và giải pháp hỗ trợ cho người nghèo, cho đồng bào dân tộc thiểu số:
a- Các chính sách hỗ trợ cho người
nghèo về y tế, giáo dục-đào tạo, văn hoá-thông tin, hỗ trợ pháp lý.
- Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách mua nhà trả chậm theo Quyết định
số 154/2002/QĐ-TTg. Giải pháp hỗ trợ người nghèo về xây dựng và sửa chữa nhà ở.
- Các giải pháp hỗ trợ cho hộ
nghèo ổn định và phát triển sản xuất : đất sản xuất, vay tín dụng, định hướng sản
xuất và chuyển giao khoa học kỹ thuật, trợ giá, trợ cước, hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm..
b- Những chính sách và giải pháp
cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên theo Quyết định số
168/2001/QĐ-TTg : chính sách đất đai, đầu tư và tín dụng, trợ cước trợ giá, hỗ
trợ kinh phí làm nhà ở, mắc điện nhánh rẽ vào nhà cho đồng bào dân tộc, chính
sách giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá; chính sách các thành phần kinh tế;
chính sách đối với cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đặc
biệt là cơ sở.
- Giải pháp về đất sản xuất và đất
ở cho đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên theo Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg .
5- Tổng vốn đầu tư chương
trình:
5.1- Tổng vốn đầu tư : 4.878 tỷ đồng,
Gồm nguồn vốn ngân sách và các nguồn
vốn khác : vốn vay, huy động đóng góp của cộng đồng, vốn của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, hỗ trợ của các tổ chức từ thiện, các tổ chức, cá nhân nước
ngoài, vốn lồng ghép của các chương trình, dự án liên quan.
5.2-Cơ cấu vốn ngân sách đầu tư :
- Chương trình xóa đói giảm nghèo
và việc làm : 975.000 triệu đồng
- Giải quyết các vấn đề bức xúc
vùng ĐBDTTS : 254.000 triệu đồng
- Xây dựng mô
hình
: 20.000 triệu đồng
- Tuyên truyền, đào tạo và hỗ trợ
CB thực hiện : 6.400 triệu đồng
6- Thời gian thực hiện chương
trình : từ năm 2004-2010.
Điều 2: Phân công
trách nhiệm các sở, ban, ngành quản lý và thực hiện chương trình:
2.1- Sở Lao động-Thương binh và Xã
hội thường trực giúp UBND tỉnh quản lý điều hành, tổng hợp tình hình kế hoạch
thực hiện nội dung xóa đói giảm giảm nghèo của chương trình; chủ trì và phối hợp
với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Dân tộc và Miền núi, các sở,
ngành liên quan và UBND các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đào
tạo, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2- Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn thường trực giúp UBND tỉnh quản lý điều hành, tổng hợp tình hình kế
hoạch thực hiện nội dung giải quyết các vấn đề bức xúc trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số của chương trình; chủ trì phối hợp các địa phương xây dựng các đề
án giao khoán rừng cho hộ gia đình; đề án tăng cường công tác khuyến nông, khuyến
công ở vùng đồng bào dân tộc; đề án hỗ trợ khoa học kỹ thuật, bảo quản chế biến
nông sản và tiêu thụ nông sản vùng đồng bào dân tộc; đề án phát triển các công
trình thủy lợi nhỏ vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa.
2.3- Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương rà soát,
thực hiện và giải quyết cơ bản đất cho ĐBDTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất.
2.4- Sở Công nghiệp chủ trì thực
hiện đề án mắc điện nhánh rẽ và nhà đồng bào dân tộc.
2.5- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ
trì xây dựng và thực hiện đề án giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí và phát triển
nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc.
2.6- Sở Văn hoá-Thông tin chủ trì
xây dựng và thực hiện đề án nghiên cứu về đời sống, phong tục, tập quán, sinh
hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng.
2.7- Sở Kế Hoạch Đầu Tư, Sở Tài
chính chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính
sách về đất đai, thuế, tín dụng, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế và
cân đối kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm, đảm bảo kinh phí thực hiện chương
trình.
2.8- Các sở, ban, ngành liên quan
tiếp tục thực hiện theo phân công trách nhiệm tại điều 2-Quyết định số
25/2002/QĐ-UB ngày 08/3/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kế hoạch
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm giai đoạn
2002-2005 tỉnh Lâm Đồng.
2.9- UBND các huyện, Thành phố Đà
Lạt, Thị xã Bảo Lộc chỉ đạo lập và tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình từ
cấp xã, phường, thị trấn; chủ trì xây dựng, thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi của địa phương; phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với mặt trận và các
đoàn thể trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình.
2.10- Đề nghị ủy ban Mặt trận
TQVN, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCSHCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông
dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức xã hội khác tiếp tục phối hợp các sở,
ban, ngành và địa phương thực hiện nội dung tại điểm 14, điều 2-Quyết định số
25/2002/QĐ-UB và lồng ghép các hoạt động, các phong trào vận động trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng giúp đồng
bào nhận thức vươn lên ổn định cuộc sống.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn
phòng HĐND và UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt căn cứ quyết định thi
hành kể từ ngày ký./.
|
TM. UBND TỈNH
LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH
Phan Thiên
|