Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 488/QĐ-TTg duyệt Đề án Đổi mới phát triển trợ giúp xã hội 2017 2025 đến 2030 2017

Số hiệu: 488/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 14/04/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 488/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

Thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, nguồn lực đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và quan trọng. Đầu tư cho an sinh xã hội là đầu tư cho phát triển. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia trợ giúp xã hội; đồng thời, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh, không ngừng cải thiện, nâng cao tinh thần, vật chất, bảo đảm công bằng, ổn định xã hội và phát triển bền vững.

2. Trợ giúp xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước, xu hướng quốc tế và từng bước tiếp cận với mức sống tối thiểu trong từng thời kỳ; ưu tiên người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, người sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số.

3. Trợ giúp xã hội phải đa dạng về mô hình, toàn diện cả vật chất và tinh thần phù hợp với vòng đời con người, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân; bảo đảm người dân gặp rủi ro được hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng; phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020

a) 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; mở rộng người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu và trợ cấp của Nhà nước sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số được hưởng trợ cấp xã hội.

b) 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

2. Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025

a) 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng; có chính sách trợ giúp đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp xã hội.

b) 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

3. Tầm nhìn đến năm 2030

a) 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của Nhà nước, trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội; mức trợ cấp xã hội điều chỉnh phù hợp với khả năng ngân sách và xu hướng quốc tế.

b) 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp trong chỉ đạo, huy động nguồn lực và thực hiện trợ giúp xã hội.

2. Tuyên truyền, phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp xã hội, vận động xã hội nhằm thay đổi cách thức trợ giúp xã hội theo hướng tiên tiến, hiệu quả, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.

3. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội

a) Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng theo mục tiêu của Đề án; nghiên cứu, xây dựng mức chuẩn trợ cấp xã hội và các hệ số trợ cấp xã hội dựa trên nhu cầu tối thiểu của con người, theo vòng đời và bảo đảm hội nhập quốc tế. Từng bước tích hợp các chính sách trợ cấp xã hội để ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, quản lý nhà nước; nghiên cứu, đề xuất xây dựng các dự án Luật: Trợ giúp xã hội, An sinh xã hội, Công tác xã hội.

b) Hoàn thiện chính sách, phát triển dịch vụ trợ giúp khẩn cấp theo hướng dựa trên mức độ thiệt hại, mức độ tổn thương, hoàn cảnh cụ thể và khả năng khắc phục rủi ro của cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nạn nhân của bạo lực gia đình, phụ nữ và trẻ em bị mua bán.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng tham gia trợ giúp khẩn cấp; lồng ghép trợ giúp khẩn cấp với các đề án, chương trình, chính sách liên quan ở các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lụt, tác động của biến đổi khí hậu có sự hỗ trợ của Nhà nước.

4. Công tác quản lý Nhà nước về trợ giúp xã hội

a) Thống nhất một cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội; bảo đảm không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành liên quan.

b) Cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết chính sách trợ giúp xã hội dựa vào nhu cầu của người dân bảo đảm công khai, minh bạch.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết, chi trả trợ giúp xã hội, bảo đảm tích hợp các chính sách trợ giúp xã hội với các chính sách an sinh xã hội.

d) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt chính sách trợ cấp xã hội, quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các chính sách có liên quan đến hỗ trợ thực hiện.

5. Quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội theo mục tiêu của Đề án, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, địa phương; phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có, hỗ trợ các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có đủ điều kiện trợ giúp toàn diện cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Xây dựng mô hình cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện, hướng đến năm 2030 cứ 5.000 người dân có một nhân viên công tác xã hội, trợ giúp xã hội chuyên nghiệp.

6. Huy động, sử dụng nguồn lực trợ giúp xã hội

a) Xây dựng kế hoạch, phân bổ ngân sách căn cứ vào tình hình thực tế của từng Bộ, ngành và địa phương; nâng định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội cao hơn mức quy định hiện nay.

b) Nhà nước hỗ trợ chi phí cho đối tượng sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở ngoài công lập cung cấp theo khung giá và danh mục dịch vụ sự nghiệp công được pháp luật quy định.

c) Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội, nhất là trợ giúp khẩn cấp.

7. Đẩy mạnh nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện, chăm sóc và trợ giúp xã hội cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

8. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài trong việc hỗ trợ kinh nghiệm, nguồn lực để triển khai các hoạt động của Đề án.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của đề án, các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng dự toán ngân sách gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; lồng ghép với dự án phát triển trợ giúp xã hội đối với đối tượng yếu thế thuộc Chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và các chương trình, Đề án về trợ giúp xã hội khác.

Phần kinh phí tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, cộng tác viên, gia đình đối tượng; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp cơ sở trợ giúp xã hội và các mô hình được thực hiện lồng ghép với các chương trình, Đề án: Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, trợ giúp phục hồi chức năng cho người tâm thần, phát triển nghề công tác xã hội đến năm 2020. Từ năm 2021, các nội dung này được bố trí dự toán từ ngân sách nhà nước theo Đề án này.

2. Nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Đề án theo định hướng chung của Nhà nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mô hình thí điểm cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện; xây dựng thí điểm “Quỹ trợ giúp khẩn cấp”, đánh giá, tổng kết và nhân rộng mô hình;

- Hướng dẫn, tổ chức, triển khai và điều phối thực hiện các hoạt động của đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Huy động sự hỗ trợ, hợp tác về tài chính và kinh nghiệm của quốc tế trong việc triển khai thực hiện Đề án.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho việc thực hiện Đề án; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở cấp quốc gia.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thường xuyên nguồn ngân sách trung ương thực hiện các nhiệm vụ do Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thực hiện.

4. Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đề án.

5. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Đề án phù hợp với chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Đề án với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn;

- Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Đề án;

- Theo dõi, tổ chức kiểm tra, giám sát và báo cáo việc thực hiện Đề án theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 488/QD-TTg

Hanoi, April 14, 2017

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON RENEWAL AND DEVELOPMENT OF SOCIAL SUPPORT ACTIVITIES DURING 2017-2025 WITH A VISION TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 23, 2009 Law on the Elderly;

Pursuant to the June 17, 2010 Law on Persons with Disabilities;

Pursuant to the Government’s Decree No. 136/2013/ND-CP of October 21, 2013, prescribing social support policies for social protection beneficiaries;

In furtherance of the Government s Resolution No. 70/NQ-CP of November 1, 2012, promulgating the Government's Action Plan to implement the XIth Party Central Committee's Resolution No. 15-NQ/TW of June 1, 2012, on a number of issues concerning social policies during 2012-2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme on renewal and development of social support activities during 2017-2025 with a vision toward 2030 (below refereed to as the Scheme) with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS

1. Assurance of social security is a frequent and important task of authorities at all levels, sectors, the entire political system and the entire society, in which state investment resources play a key and important role. Investment in social security is investment in development. The State shall adopt policies to encourage organizations, businesses and people to participate in social support activities and, at the same time, create conditions for people to increase their capacity to satisfy social security demands, unceasingly improve the spiritual and material lives, and ensure equality, social stability and sustainable development.

2. Social support activities must suit the socio-economic development level, capacity to mobilize and balance the country’s resources, and international trend, and ensure gradual attainment of the minimum living standards in each period; priority shall be given to people in extremely difficult circumstances, the poor, and people living in mountainous, island and ethnic minority areas.

3. Social support activities must be diversified in model, cover both spiritual and material spheres, suit the life cycle of humans, and be shareable among the State, society and people; and ensure that people at risk can receive prompt support from the State, organizations and the community. To develop a network of social support establishments.

II. OBJECTIVES

1. During 2017-2020

a/ To provide prompt support for all people meeting with unexpected difficulties; to offer social welfare for more elderly people in difficult circumstances and having no pension or state allowance who live in mountainous, island and ethnic minority areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. During 2021 -2025

a/ To provide prompt support for all people meeting with unexpected difficulties; to increase monthly social allowance levels; to adopt support policies for children under 36 months of age and pregnant women of poor households, households just above the poverty line or households in difficult circumstances who live in mountainous, island and ethnic minority areas; to further provide social welfare for more elderly people who have no pension or social insurance allowance;

b/ To provide social support services for 70% of people in extremely difficult circumstances suitable to their needs, at least 30% of whom will be provided with comprehensive social support services.

3. Vision toward 2030

a/ To provide prompt support for all people meeting with unexpected difficulties; to offer social welfare for more elderly people who have no pension or social insurance allowance, children under 36 months of age, and pregnant women of poor households, households just above the poverty line or households in difficult circumstances; to adjust social allowance levels as suitable to the state budget capacity and international trend;

b/ To provide social support services for 90% of people in extremely difficult circumstances suitable to their needs, at least 50% of whom will be provided with comprehensive social support services.

III. TASKS AND SOLUTIONS

1. To strengthen the direction, leading and management by Party committees and administrations at all levels; to bring into play the strength of the entire political system, and build a consensus of the entire society in implementation of social support guidelines and policies. To raise the awareness and responsibility of cadres of authorities at all levels in directing, mobilizing resources for, and realizing social support activities.

2. To provide public information about the State’s viewpoints, guidelines, policies and laws on social support, carry out mobilization activities so as to apply progressive and effective modes of providing social support, and raise the awareness of families, the State and society about the responsibility for protecting, caring for and helping social support beneficiaries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/To study, and propose the improvement of, social welfare policies toward increasing policy beneficiaries as stated in the Scheme’s objectives; to study and formulate standard social allowance levels and social allowance coefficients based on humans’ minimum needs and lifecycle, while guaranteeing international integration. To step by step integrate social welfare policies for the labor, war invalids and social affairs sector to assume the prime responsibility for and perform state management of such policies; to study and propose the formulation of draft laws on social support, social security and social affairs;

b/ To improve policies on, and develop the service of, urgent support on the basis of damage levels, vulnerability levels, specific circumstances and risk management capacity of individuals and households that are affected by disasters, fires, crop failures, epidemics, climate change, occupational accidents or traffic accidents, victims of domestic violence, or trafficked women and children.

To encourage organizations, individuals, households and the community to join urgent support efforts; with the State’s support, to integrate urgent support contents into relevant schemes, programs and policies for implementation in areas frequently hit by disasters, floods or storms, or impacted by climate change.

4. State management of social support

a/ To assign one state management agency to perform state management of social support to avoid overlap of functions and tasks among related ministries and sectors;

b/ To reform administrative procedures toward reducing the time limit and procedures for settlement of social support policies on the basis of people’s needs and ensuring publicity and transparency;

c/ To apply information technology to the management, settlement and payment of social support benefits, ensuring the integration of social support policies into social security policies;

d/ To improve the capacity of managerial officers and employees engaged in social support affairs;

dd/ To increase the inspection, supervision and assessment of implementation of social support policies, particularly social welfare policies; to manage social support establishments and implementation support policies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To build a model of establishments providing comprehensive social support services so that by 2030, there will be one officer specialized in social affairs or social support affairs per 5,000 people.

6. Mobilization and use of resources for social support

a/ To formulate plans and allocate state budget funds based on realities of each ministry, sector and locality; to increase the norms of social security expenditures against the current ones;

b/ The State shall provide support in terms of expenses for users of social support services provided by public and non-public social support establishments on the basis of price brackets and the list of public non-business services prescribed by law;

c/ To boost socialization and diversification of resources for social support activities, particularly urgent support.

7. To learn more international community-based experience in prevention and detection activities and in provision of care and social support for people in extremely difficult circumstances.

8. To strengthen cooperation with domestic and foreign organizations and individuals in providing experience and resources for realization of activities of the Scheme.

IV. FUNDS

1. Funds for implementation of the Scheme shall be allocated from the state budget according to current decentralization and mobilized from contributions of domestic and foreign organizations and individuals in accordance with law. Annually, based on objectives and tasks set forth in the Scheme, ministries, central sectors and localities shall make budget estimates and send them to competent agencies in accordance with law on the state budget; and integrate the Scheme’s contents into the social support development project for the disadvantaged under the target program on assistance for development of the social support system during 2016-2020 and other programs and schemes on social support.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Lawful funding sources of domestic and foreign organizations and individuals for implementation of the Scheme under the State’s regulations.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, related ministries, sectors, agencies and organizations, and provincial-level People’s Committees in, building a model of establishments providing comprehensive social support services and “urgent support funds” on a pilot basis, then conducting assessment and summarization for replicating the model.

- Guide, organize and coordinate the implementation of the Scheme’s activities and periodically report thereon to the Prime Minister.

- Seek financial support and cooperation and international experience for the implementation of the Scheme.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and related ministries, sectors and agencies in, mobilizing official development assistance (ODA) loans for implementation of the Scheme; and integrating objectives and targets of the Scheme into the annual national socio-economic development plan.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, allocating regular funds from central budget for ministries, sectors and central agencies to perform their tasks.

4. Related ministries and sectors shall, based on their assigned functions, tasks and powers, perform the tasks set forth in the Scheme.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Provincial-level People’s Committees shall:

- Organize the implementation of the Scheme in localities.

- Formulate, and organize the implementation of, plans on activities of the Scheme in compliance with local socio-economic development programs and plans.

- Integrate the contents of the Scheme into other relevant programs in localities.

- Actively allocate local budget funds and personnel for implementation of the Scheme.

- Monitor, inspect, supervise and report on the implementation of the Scheme in accordance with current law.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies, and chairpersons of provincial-level People Committees shall implement the Decision.-

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 488/QĐ-TTg ngày 14/04/2017 phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.615

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.37.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!