ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40/2010/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 03 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về
Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống
ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2007/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 20 tháng 8 năm
2007 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính về Hướng dẫn
thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại cơ sở quản lý
người cai nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cai nghiện ma túy và quản lý
sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều
2. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn
và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các
Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 10/5/2001 về việc phê duyệt Đề án cai nghiện
và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2001-2005; Quyết định số 70/2006/QĐ-UBND
ngày 18/8/2006 về việc ban hành Quy chế cai nghiện ma túy và quản lý sau cai
nghiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định số 30/2009/QĐ-UBND ngày
20/11/2009 về sửa đổi, bổ sung Điều 3, Quy chế cai nghiện ma túy và quản lý sau
cai nghiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số
70/2006/QĐ-UBND ngày 18/8/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều
4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; Chủ tịch
UBND các quận, huyện, xã, phường; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH; Bộ Công an; Bộ Y tế;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT. TU, TT. HĐND thành phố;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Đoàn ĐBQH TPĐN;
- UBMTTQVN thành phố;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Sở Tư pháp;
- UBND các quận, huyện, xã, phường;
- Trung tâm THVN tại Đà Nẵng;
- Đài PTTH ĐN; Báo Đà Nẵng;
- Trung tâm Công báo thành phố;
- Lưu: VTLT; VX; NCPC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Minh
|
QUY CHẾ
CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2010
của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy
định về đối tượng, biện pháp, hình thức, thẩm quyền, thủ tục, quy trình cai nghiện
và quản lý sau cai nghiện ma túy; chế độ quản lý, chính sách hỗ trợ cho người
cai nghiện và người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện; chế độ phụ cấp
đối với những người làm việc tại Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai nghiện;
trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức cai nghiện và quản lý
sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Trung tâm
cai nghiện và quản lý sau cai nghiện (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị do Chủ
tịch UBND thành phố quyết định thành lập, thực hiện công tác quản lý, cai nghiện,
giáo dục, dạy nghề đối với người nghiện ma túy và người đã hoàn thành thời gian
cai nghiện ma túy bắt buộc nhưng có nguy cơ tái nghiện cao.
2. Tái nghiện
là tình trạng người nghiện ma túy sau khi đã thực hiện xong quy trình cai nghiện
theo quy định nhưng vẫn tiếp tục sử dụng ma túy.
3. Quản lý
sau cai nghiện tại nơi cư trú là hoạt động quản lý giáo dục bắt buộc tại
gia đình đối với người đã hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy, không thuộc
diện có nguy cơ tái nghiện cao.
4. Quản lý
sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm là hoạt động quản lý giáo dục tập trung
với hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc đối với người đã hoàn thành thời gian cai
nghiện ma túy nhưng có nguy cơ tái nghiện cao.
Điều 3. Biện pháp, hình thức cai nghiện ma túy
Biện pháp, hình
thức cai nghiện ma túy bao gồm:
- Cai nghiện ma
túy tự nguyện tại Trung tâm;
- Cai nghiện ma
túy bắt buộc tại Trung tâm;
- Cai nghiện ma
túy bằng phương pháp điều trị thay thế bằng thuốc Methadone tại cộng đồng.
Điều 4. Biện pháp, hình thức quản lý sau cai nghiện ma túy
- Quản lý sau
cai nghiện tại nơi cư trú;
- Quản lý sau
cai nghiện tại Trung tâm.
Điều
5. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng tự
nguyện cai nghiện tại Trung tâm
Bản thân và gia
đình người nghiện ma túy tự giác khai báo về tình trạng nghiện thì được xin vào
cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm.
2.
Đối tượng bắt buộc cai nghiện tại Trung tâm
a) Người nghiện
ma túy, người tái nghiện ma túy và người sử dụng trái phép chất ma túy bị bắt
quả tang;
b) Người đang
cai nghiện nhưng trốn khỏi nơi cai nghiện.
3. Đối tượng cai
nghiện bằng phương pháp điều trị thay thế bằng thuốc Methadone được thực hiện
theo quy định tại khoản 1 mục III phần II Kế hoạch triển khai Chương trình điều
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Đà Nẵng
(ban hành kèm theo Quyết định số 3521/QĐ-UBND ngày 11/5/2010 của UBND thành phố
Đà Nẵng).
4. Đối tượng quản
lý sau cai nghiện tại nơi cư trú
Đối tượng bị áp
dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú là người đã hoàn thành
xong thời gian cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm nhưng không thuộc đối tượng có
nguy cơ tái nghiện cao.
5. Đối tượng quản
lý sau cai nghiện tại Trung tâm
Đối tượng bị áp
dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm bao gồm:
a) Người đã hoàn
thành xong thời gian cai nghiện tại Trung tâm, tự nguyện xin vào quản lý sau
cai nghiện tại Trung tâm;
b) Người đã hoàn
thành xong thời gian cai nghiện tại Trung tâm, có nguy cơ tái nghiện cao thuộc
một trong các trường hợp sau:
- Đã cai nghiện
bắt buộc tại Trung tâm từ 3 lần trở lên;
- Có thời gian
nghiện ma túy từ 5 năm trở lên hoặc sử dụng ma túy với hình thức tiêm chính từ
2 năm trở lên;
- Trong thời
gian cai nghiện có hành vi vi phạm quy chế, nội quy của Trung tâm, bị thi hành
kỷ luật với hình thức cảnh cáo từ 3 lần trở lên hoặc với hình thức cách ly tại
phòng kỷ luật từ 2 lần trở lên;
- Không có nghề
nghiệp; có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào Trung tâm
cai nghiện; không có nơi cư trú nhất định;
c) Người đang được
quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định
về quy trình quản lý sau cai nghiện và 3 tháng liên tục bị xếp loại chưa tiến bộ,
có nguy cơ tái nghiện cao.
6. Việc cai nghiện
ma túy đối với người được quy định tại khoản 1 và người từ đủ 12 tuổi đến dưới
18 tuổi quy định tại khoản 2 Điều này không bị coi là bị xử lý vi phạm hành
chính.
Điều
6. Thời gian, độ tuổi cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm
và quản lý sau cai nghiện
1. Thời gian cai
nghiện bắt buộc tại Trung tâm
a) Cai nghiện lần
đầu: 12 tháng;
b) Tái nghiện:
24 tháng;
c) Đối với đối
tượng sử dụng ma túy tổng hợp, thời gian cai nghiện bắt buộc áp dụng như sau:
- Cai nghiện lần
đầu: 03 tháng;
- Cai nghiện lần
thứ 2: 06 tháng;
- Cai nghiện lần
thứ 3: 12 tháng;
- Cai nghiện từ
lần thứ 4 trở lên: 24 tháng.
2. Thời gian cai
nghiện tự nguyện tại Trung tâm
c) Cai nghiện lần
đầu: 09 tháng;
b) Tái nghiện:
18 tháng.
3. Thời gian quản
lý sau cai nghiện
a) Đối với người
thật sự tiến bộ là: 12 tháng;
b) Đối với người
chưa thật sự tiến bộ: 24 tháng;
4. Về độ tuổi:
Đối tượng đưa
vào Trung tâm để cai nghiện bắt buộc và đối tượng quản lý sau cai nghiện bắt buộc
tại Trung tâm là người từ đủ 12 tuổi trở lên. Đối với các trường hợp nam trên
60 tuổi, nữ trên 55 tuổi, không áp dụng biện pháp cai nghiện và quản lý sau cai
nghiện bắt buộc.
Điều
7. Về tổ chức cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện tập trung và quản lý
sau cai nghiện tại Trung tâm
1. Trung tâm thực
hiện việc cai nghiện, chữa bệnh cho đối tượng cai nghiện bắt buộc và cai nghiện
tự nguyện; tổ chức quản lý người sau cai nghiện theo quy định của pháp luật và
quy định của Quy chế này.
2. Trung tâm được
phép sử dụng một số công cụ hỗ trợ trong quá trình tổ chức quản lý, cai nghiện
và quản lý sau cai nghiện theo quy định của pháp luật.
Điều
8. Về tổ chức quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú
Ủy ban nhân dân
các xã, phường thực hiện việc tổ chức quản lý, giáo dục người sau cai nghiện tại
nơi cư trú theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
Điều
9. Về tổ chức cai nghiện bằng phương pháp điều trị thay thế bằng thuốc
Methadone
Việc tổ chức cai
nghiện bằng phương pháp điều trị thay thế bằng thuốc Methadone được thực hiện
theo quy định tại khoản 5 mục IV phần II Kế hoạch triển khai Chương trình điều
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Đà Nẵng
(ban hành kèm theo Quyết định số 3521/QĐ-UBND ngày 11/5/2010 của UBND thành phố
Đà Nẵng).
Điều
10. Về xử lý đối với người nghiện không phải là cư dân thành phố
1. Người nghiện
ma túy không có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) tại thành phố Đà
Nẵng (trừ tỉnh Quảng Nam) sau khi phát hiện đưa vào cai nghiện bắt buộc tại
Trung tâm, Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố (gọi tắt là Chi cục
PCTNXH) phối hợp với Phòng cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy Công an thành phố
xác minh nơi thường trú và thông báo cho gia đình đến bảo lãnh đưa về địa
phương để quản lý giáo dục cai nghiện;
2. Chi cục
PCTNXH tiếp nhận, xem xét đơn xin bảo lãnh của thân nhân gia đình, lập thủ tục
trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Sở LĐ-TB&XH)
quyết định.
3. Trường hợp
thân nhân gia đình không đến bảo lãnh, thì khi hết thời hạn cai nghiện phải
đóng góp toàn bộ chi phí trong quá trình cai nghiện.
Chương 2.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, QUY
TRÌNH CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM
Điều
11. Thẩm quyền xét duyệt và quyết định áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma
túy vào Trung tâm
1. Chủ tịch UBND
thành phố quyết định việc đưa người cai nghiện bắt buộc vào Trung tâm trên cơ sở
đề nghị của Hội đồng tư vấn xét duyệt đưa người nghiện ma túy, người bán dâm
vào Trung tâm (gọi tắt là Hội đồng tư vấn);
2. Giám đốc Sở
LĐ-TB&XH quyết định việc đưa người tự nguyện vào Trung tâm cai nghiện trên
cơ sở đề nghị của Chi cục PCTNXH.
3. Hội đồng tư vấn
thành phố do UBND thành phố quyết định thành lập; Giám đốc Sở LĐ-TB&XH là
Chủ tịch Hội đồng, Chi cục PCTNXH là cơ quan thường trực của Hội đồng và các
thành viên là đại diện của các ngành Tư pháp, Công an, Hội Liên hiệp Phụ nữ. Hợp
đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết bằng nhau thì
quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng tư vấn. Các
ý kiến khác nhau phải được ghi đầy đủ vào biên bản của cuộc họp kèm theo báo
cáo trình UBND thành phố.
Điều
12. Hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy vào Trung tâm
1. Hồ sơ cai
nghiện bắt buộc gồm:
a) Bản tóm tắt
lý lịch (dán ảnh màu 4 x 6) của người bị đưa vào Trung tâm;
b) Tài liệu chứng
minh về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của người đó như: Biên bản bắt giữ
người có hành vi vi phạm, biên bản ghi lời khai, bản tường thuật của người vi
phạm;
c) Biên bản thử
test; Bệnh án người nghiện ma túy (nếu có);
d) Văn bản đề
nghị của UBND quận, huyện hoặc Công an thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng
thành phố (đối với trường hợp người nghiện do Công an thành phố, Bộ chỉ huy Bộ
đội biên phòng thành phố trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi
phạm pháp luật);
đ) Quyết định
đưa người nghiện ma túy vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm và biên bản giao nhận
người nghiện giữa cơ quan bắt giữ với Trung tâm (đối với trường hợp người nghiện
bị đưa vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm);
e) Biên bản xét
duyệt đề nghị của Hội đồng tư vấn thành phố.
2. Hồ sơ cai
nghiện tự nguyện gồm:
a) Đơn xin cai
nghiện tự nguyện tại Trung tâm của cá nhân người nghiện, có xác nhận của UBND
xã, phường nơi cư trú. Đối với người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ
hoặc người giám hộ;
b) Sơ yếu lý lịch
có dán ảnh màu 4 x 6 (có xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú), bản sao hộ khẩu,
chứng minh nhân dân của người nghiện;
c) Bản tự khai của
người nghiện.
Điều
13. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc lập hồ sơ, xét duyệt và đưa người
nghiện ma túy vào Trung tâm
1. Đối với cai
nghiện bắt buộc
a) Hồ sơ do Công
an xã, phường, quận, huyện lập báo cáo UBND quận, huyện; UBND quận, huyện trình
Chủ tịch UBND thành phố. Trường hợp người nghiện do Công an thành phố hoặc Bộ
chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố trực tiếp phát hiện, thụ lý thì Công an
thành phố hoặc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố lập hồ sơ trình Chủ tịch
UBND thành phố;
b) Hồ sơ trình
Chủ tịch UBND thành phố gửi trực tiếp cho cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn
thành phố để xem xét;
c) Trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Hội đồng tư vấn thành phố phải tổ chức xét duyệt
và trình Chủ tịch UBND thành phố ra Quyết định. Quyết định của Chủ tịch UBND
thành phố được gửi cho người bị đưa vào Trung tâm (Trường hợp người nghiện dưới
18 tuổi thì Quyết định phải được gửi cho cha mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc
người giám hộ); Công an thành phố; cơ quan Công an và phòng LĐ-TB&XH cấp quận,
huyện; UBND xã, phường nơi người đó cư trú;
d) Trong thời hạn
05 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc,
Công an quận, huyện có trách nhiệm đưa người có tên trong Quyết định đến Trung
tâm để bàn giao. Trường hợp người nghiện bỏ trốn thì Công an cấp quận, huyện
nơi lập hồ sơ ra Quyết định truy tìm.
2. Đối với cai
nghiện tự nguyện
a) Hồ sơ cai
nghiện tự nguyện do cán bộ theo dõi công tác phòng, chống ma túy mại dâm xã,
phường (sau đây gọi tắt là cán bộ chuyên trách xã, phường) trực tiếp hướng dẫn
cho đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
b) Chi cục
PCTNXH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp
nhận hồ sơ, Chi cục PCTNHXH tiến hành xem xét và trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH
ra Quyết định tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm để cai nghiện. Quyết định tiếp
nhận được gửi cho người tự nguyện (Trường hợp người nghiện dưới 18 tuổi thì Quyết
định phải được gửi cho cha mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc người giám hộ)
và UBND xã, phường nơi người đó cư trú;
c) Trong thời hạn
05 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định, người có tên trong Quyết định tự đến
hoặc gia đình đưa người nghiện đến Trung tâm để cai nghiện;
d) Sau thời hạn
05 ngày, người nghiện không đến Trung tâm để cai nghiện, Chi cục PCTNXH thông
báo cho Công an xã, phường nơi người nghiện cư trú biết để lập hồ sơ đưa vào
cai nghiện bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều
14. Thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa người nghiện ma túy vào lưu trú tạm thời
và thi hành Quyết định đưa đối tượng vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm
1. Người nghiện
ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên bị bắt quả tang đang sử dụng trái phép chất ma túy
hoặc đã thực hiện xong hành vi sử dụng trái phép chất ma túy qua xét nghiệm có
kết quả dương tính, thì được đưa vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm.
2. Thời hạn đưa
vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm đối với người nghiện ma túy không quá 15
ngày. Trưởng Công an cấp quận, huyện quyết định việc đưa người nghiện ma túy
vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm. Trường hợp người nghiện do Công an thành phố
hoặc Bộ đội Biên phòng thành phố trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong
các vụ vi phạm pháp luật, thì Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy
Công an thành phố, Trưởng phòng phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng
thành phố quyết định đưa người nghiện vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm.
3. Hồ sơ đưa người
vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm gồm:
a) Biên bản về
hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm và kết quả xét nghiệm chất ma túy;
b) Bản lý lịch tự
khai;
c) Quyết định
đưa vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm.
4. Việc thi hành
quyết định đưa người nghiện vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm thực hiện theo
quy định hiện hành.
Điều
15. Quy trình tiếp nhận, quản lý cai nghiện tại Trung tâm
Quy trình tiếp
nhận, quản lý cai nghiện tại Trung tâm bao gồm:
1. Tiếp nhận
phân loại, lập hồ sơ bệnh án;
2. Tổ chức cắt
cơn, giải độc, điều trị các bệnh xã hội;
3. Tổ chức giáo
dục thể chất, đạo đức, pháp luật, hành vi nhân cách;
4. Tổ chức lao động
trị liệu;
5. Tổ chức học
văn hóa, học nghề;
6. Giáo dục cá
biệt, tư vấn về chống tái nghiện hòa nhập cộng đồng.
Chương 3.
QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN
MA TÚY
MỤC
1. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, QUY TRÌNH QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI NƠI CƯ TRÚ
Điều
16. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư
trú
1. Chậm nhất 45
ngày trước khi kết thúc thời gian cai nghiện tập trung, Giám đốc Trung tâm tiến
hành xem xét việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú đối với
người đang chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm.
2. Người không
thuộc đối tượng nguy cơ tái nghiện cao theo quy định của pháp luật thì được lập
hồ sơ chuyển về địa phương để UBND xã, phường ra quyết định áp dụng biện pháp
quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú.
Điều
17. Hồ sơ áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú
1. Hồ sơ căn cứ
để ban hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú
gồm:
a) Quyết định hoặc
giấy xác nhận hết thời hạn cai nghiện của Giám đốc Trung tâm;
b) Sơ yếu lý lịch
(có dán ảnh màu 4 x 6) và hồ sơ theo dõi quá trình cai nghiện;
c) Bản nhận xét
đánh giá quá trình học tập, rèn luyện trong thời gian cai nghiện;
d) Văn bản đề
nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện của Giám đốc Trung tâm.
2. Hồ sơ xác lập
trong quá trình quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú gồm:
a) Quyết định áp
dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú của Chủ tịch UBND xã, phường;
b) Các tài liệu
liên quan đến nhân thân người sau cai nghiện (nếu có);
c) Phiếu quản lý
người sau cai nghiện và bản cam kết chấp hành pháp luật về phòng, chống ma túy
và không tái sử dụng ma túy của người sau cai nghiện;
d) Phiếu theo
dõi đánh giá người sau cai nghiện hàng tháng của Ban chỉ đạo xã, phường.
đ) Quyết định
công nhận hết thời gian quản lý sau cai nghiện của Chủ tịch UBND xã, phường.
Điều
18. Nội dung quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú
1. Quản lý, hướng
dẫn, giúp đỡ người sau cai nghiện cách ly môi trường ma túy; phòng, chống tái
nghiện.
2. Giúp đỡ, hỗ
trợ người được quản lý sau cai nghiện trong việc học nghề, tạo việc làm, cho
vay vốn, trợ giúp công cụ, phương tiện lao động; tạo điều kiện làm ăn ổn định
cuộc sống.
3. Giúp đỡ, động
viên người sau cai nghiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, kịp thời giúp họ
giải quyết những vướng mắc trong khi chấp hành biện pháp này; động viên thăm hỏi
khi người sau cai nghiện ốm đau hoặc gặp hoạn nạn.
Điều
19. Quy trình quản lý, giáo dục người sau cai nghiện ma túy
1. Trong thời hạn
05 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện nơi cư
trú có hiệu lực, người sau cai nghiện phải đến UBND xã, phường trình diện để lập
hồ sơ quản lý sau cai nghiện. Công an và cán bộ chuyên trách xã, phường có
trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND cùng cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ
quản lý, theo dõi về sự tiến bộ của người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai
nghiện tại nơi cư trú.
2. UBND xã, phường
phân công thành viên Ban chỉ đạo cùng đoàn thể, Tổ dân phố họp với gia đình và
bản thân người sau cai nghiện để thống nhất về biện pháp phối hợp thực hiện các
nội dung quản lý sau cai nghiện.
3. Hàng tháng,
đoàn thể nhận đỡ đầu, giúp đỡ, giáo dục đối tượng nhận xét về sự tu dưỡng, rèn
luyện của đối tượng, cán bộ chuyên trách xã, phường tập hợp báo cáo UBND cùng cấp
để đánh giá phân loại. Việc phân loại người sau cai nghiện gồm có 3 loại:
a) Loại tiến bộ:
Là người có cố gắng rèn luyện, có quyết tâm phấn đấu vươn lên; chấp hành đầy đủ
các quy định của địa phương; có việc làm ổn định;
b) Loại chưa tiến
bộ: Là người chấp hành không đầy đủ các quy định quản lý sau cai nghiện, thiếu
quyết tâm trong việc rèn luyện để vươn lên;
c) Loại có nguy
cơ tái nghiện: Là người vi phạm các quy định quản lý sau cai nghiện, không có
việc làm, thường xuyên quan hệ với những đối tượng xấu.
4. Mỗi tháng một
lần cán bộ chuyên trách cùng với Công an xã, phường tiến hành kiểm danh, kiểm
diện và thông báo kết quả đánh giá của UBND xã, phường cho cá nhân và gia đình
đối tượng biết. Các đối tượng trong diện có nguy cơ tái nghiện thì cho thử Test
đột xuất để kiểm tra. Khi phát hiện đối tượng có sử dụng trái phép chất ma túy,
Công an xã, phường lập hồ sơ theo quy trình cai nghiện bắt buộc và chuyển đối
tượng vào Trung tâm để cai nghiện hoặc điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời
gian quản lý sau cai nghiện, đối tượng đi khỏi nơi cư trú qua đêm thì phải báo
cáo xin tạm vắng tại Công an xã, phường và có giấy bảo lãnh của gia đình. Trường
hợp đối tượng tự ý rời khỏi nơi cư trú, Công an xã, phường lập biên bản về việc
đối tượng vắng mặt không có lý do, cảnh báo và yêu cầu gia đình đưa đối tượng về
trình diện.
6. Đối với đối
tượng đi khỏi địa phương quá 06 tháng không có lý do; đối tượng qua phân loại có
nguy cơ tái nghiện thì UBND xã, phường báo cáo UBND quận, huyện xem xét đề nghị
UBND thành phố quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tập trung tại
Trung tâm; hồ sơ thủ tục được thực hiện theo khoản 1 Điều 21 Quy chế này. Đối với
đối tượng đang được quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú chuyển đến nơi cư trú
mới thì UBND xã, phường chuyển hồ sơ cho UBND xã, phường nơi đối tượng đến để
tiếp tục quản lý.
7. Khi người sau
cai nghiện chấp hành từ đủ 2/3 thời hạn trở lên và thật sự tiến bộ, không vi phạm
các quy định quản lý sau cai nghiện tại Quy chế này, thì cán bộ chuyên trách
xã, phường lập thủ tục đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp ra quyết định công nhận hết
thời gian quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và xóa tên khỏi danh sách quản
lý.
MỤC
2. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, QUY TRÌNH QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM
Điều
20. Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm
1. Chủ tịch UBND
thành phố quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện bắt buộc đối với
người có nguy cơ tái nghiện cao nhưng không tự nguyện vào Trung tâm trên cơ sở
đề nghị của Hội đồng tư vấn thành phố.
2. Giám đốc Sở
LĐ-TB&XH quyết định việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với
người sau cai nghiện tự nguyện xin vào Trung tâm trên cơ sở đề nghị của Chi cục
PCTNXH.
Điều
21. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện bắt buộc tại Trung
tâm
1. Hồ sơ đề nghị
sử dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện bắt buộc đối với người có nguy cơ tái
nghiện cao gồm:
a) Hồ sơ của người
cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm (bản sao); hoặc hồ sơ xác lập trong quá trình
quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú;
b) Bản kiểm điểm
quá trình học tập, rèn luyện trong thời gian ở Trung tâm của người cai nghiện,
có nhận xét đánh giá của Giám đốc Trung tâm; hoặc Phiếu theo dõi đánh giá người
sau cai nghiện hàng tháng của Ban chỉ đạo xã, phường;
c) Biên bản của
Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao tại Trung tâm; các tài liệu
chứng minh đối tượng thuộc diện quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm;
d) Văn bản đề
nghị của Giám đốc Trung tâm đối với đối tượng quy định tại điểm b, khoản 5, Điều
3; Hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường đối với đối tượng
quy định tại điểm c, khoản 5 Điều 3 Quy chế này;
đ) Quyết định áp
dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện.
2. Hồ sơ đề nghị
áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với người tự nguyện vào Trung tâm
bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch
(dán ảnh màu 4x6);
b) Đơn tự nguyện
xin vào Trung tâm;
c) Hồ sơ theo
dõi quá trình cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm;
d) Các tài liệu
liên quan đến nhân thân của người tự nguyện (nếu có);
d) Quyết định áp
dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện.
Điều
22. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc lập hồ sơ, xét duyệt và áp dụng biện
pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm
1. Đối với người
bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm
a) Đối với đối
tượng đang cai nghiện tại Trung tâm: Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm lập,
hoàn thiện hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện bắt buộc tại
Trung tâm gửi Hội đồng tư vấn thành phố chậm nhất là 20 ngày trước khi người
cai nghiện ma túy kết thúc thời gian cai nghiện;
b) Đối với đối
tượng đang quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng: Chủ tịch UBND xã, phường có
trách nhiệm lập và hoàn thiện hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai
nghiện bắt buộc tại Trung tâm trình UBND quận, huyện để gửi Hội đồng tư vấn
thành phố đối với đối tượng không chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý sau
cai nghiện tại nơi cư trú (theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Quy chế
này);
c) Trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Hội đồng tư vấn thành phố phải tổ chức xét duyệt
và trình Chủ tịch UBND thành phố ra Quyết định;
d) Trong thời hạn
05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn, Chủ tịch
UBND thành phố xem xét quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tập
trung đối với người có nguy cơ tái nghiện cao nhưng không tự nguyện vào Trung
tâm.
2. Đối với người
sau cai nghiện tự nguyện xin vào Trung tâm
a) Chậm nhất là
45 ngày trước khi kết thúc thời gian cai nghiện bắt buộc, Giám đốc Trung tâm tổ
chức cho người đang cai nghiện đăng ký tự nguyện quản lý sau cai tại Trung tâm
và tiến hành lập hồ sơ số người có đơn tự nguyện;
b) Chậm nhất 15
ngày trước khi người cai nghiện ma túy kết thúc thời gian cai nghiện, Giám đốc
Trung tâm có trách nhiệm chuyển hồ sơ người tự nguyện đăng ký cho Chi cục
PCTNXH;
c) Trong thời hạn
05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục trưởng Chi cục PCTNXH thẩm định và
trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai
nghiện tại Trung tâm.
Điều
23. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm
1. Trong thời hạn
03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại
Trung tâm có hiệu lực thi hành, UBND xã, phường (cán bộ chuyên trách), công an
xã, phường làm thủ tục giao người sau cai nghiện cho người đứng đầu Trung tâm.
2. Đối với các
trường hợp đang ở Trung tâm thì Giám đốc Trung tâm chuyển hồ sơ và người sau
cai nghiện sang quản lý theo quy định quản lý sau cai nghiện.
3. Người phải chấp
hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm nếu
không tự giác chấp hành quyết định thì cơ quan Công an áp dụng biện pháp cưỡng
chế theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định.
Điều
24. Thủ tục giao nhận người sau cai nghiện ma túy vào Trung tâm
1. Khi tiếp nhận
người sau cai nghiện, Trung tâm phải kiểm tra hồ sơ và lập biên bản giao nhận
2. Hồ sơ giao nhận
người sau cai nghiện ma túy vào Trung tâm bao gồm:
a) Quyết định của
Chủ tịch UBND thành phố (đối với người có nguy cơ tái nghiện cao nhưng không tự
nguyện vào Trung tâm) hoặc Quyết định của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH (đối với người
tự nguyện xin vào Trung tâm) về việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại
Trung tâm;
b) Hồ sơ đề nghị
áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm theo quy định tại Điều
21 Quy chế này.
Điều
25. Nội dung quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm
1. Tổ chức quản
lý cách ly người sau cai khỏi môi trường ma tuý;
2. Tiếp tục điều
trị các bệnh xã hội và rèn luyện phục hồi sức khoẻ;
3. Tổ chức giáo
dục thể chất, đạo đức, pháp luật, hành vi nhân cách;
4. Tổ chức lao động
trị liệu, nâng cao kỹ năng lao động;
5. Tổ chức học
văn hóa, học nghề;
6. Giáo dục cá biệt,
tư vấn về kỹ năng chống tái nghiện.
Điều
26. Hết thời hạn chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm
1. Trong thời
gian 30 ngày trước khi người sau cai nghiện hết thời hạn chấp hành quyết định
áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm, Giám đốc Trung tâm
thông báo cho bản thân, gia đình và UBND xã, phường nơi người sau cai nghiện cư
trú biết.
2. Khi hết thời
hạn chấp hành quyết định, Giám đốc Trung tâm cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành
xong quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm cho người đó và gửi bản
sao Giấy chứng nhận cho UBND xã, phường nơi người đó cư trú và gia đình để tiếp
tục quản lý, giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng.
Chương 4.
QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA
ĐỐI TƯỢNG CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM
Điều
27. Quyền lợi của đối tượng cai nghiện ma túy và đối tượng quản lý sau cai nghiện
tại Trung tâm
1. Được hỗ trợ cắt
cơn, cai nghiện phục hồi sức khỏe, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được
giáo dục đạo đức, pháp luật, được học nghề, tham gia lao động và hưởng thành quả
lao động làm ra.
2. Được trang bị
dụng cụ bảo hộ khi lao động và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật
về lao động; được nghỉ lao động trong những ngày lễ, ngày tết, ngày chủ nhật;
được về gia đình 03 ngày để thăm viếng chịu tang khi có bố, mẹ (cả bên vợ hoặc
bên chồng), người trực tiếp nuôi dưỡng vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột từ
trần nhưng phải có đơn đề nghị của gia đình và có xác nhận của chính quyền địa
phương.
3. Được tham gia
các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động sinh hoạt bổ
ích khác.
4. Được gặp và
nhận quà của thân nhân chủ yếu khi đến thăm, nhưng không quá 1 lần/tháng.
5. Được quyền
khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của
học viên khác, của cán bộ nhân viên Trung tâm.
6. Trường hợp ốm
đau nặng, bệnh hiểm nghèo được Trung tâm làm thủ tục đề nghị cho tạm đình chỉ
hoặc miễn chấp hành Quyết định để chữa bệnh.
7. Trường hợp phụ
nữ có thai (có xác nhận của y tế Trung tâm, Cơ quan y tế cấp huyện trở lên) hoặc
nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, có đơn đề nghị được UBND xã, phường xác nhận
thì được Trung tâm làm thủ tục đề nghị cho đình chỉ thi hành Quyết định cai
nghiện bắt buộc, chuyển giao cho UBND xã, phường quản lý giáo dục tại địa
phương.
8. Được Trung
tâm xem xét đề nghị giảm, miễn thời gian chấp hành tập trung cai nghiện và quản
lý sau cai nghiện còn lại nếu có đủ các điều kiện sau:
a) Có nhiều tiến
bộ nổi bật hoặc lập công trong quá trình cai nghiện và quản lý sau cai nghiện;
b) Được tập thể
học viên bầu chọn;
Các điều kiện
nêu trên thực hiện theo quy chế khen thưởng tại Trung tâm được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Thời gian được xét giảm cộng dồn không quá 1/2 thời gian chấp hành
quyết định. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND thành phố quyết định.
Điều
28. Trách nhiệm của đối tượng cai nghiện ma túy và đối tượng quản lý sau cai
nghiện tại Trung tâm
1. Phải chấp
hành đúng pháp luật Nhà nước, Quy chế này và nội quy, quy chế của Trung tâm. Nếu
vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
và Quy chế của Trung tâm.
2. Trong thời
gian cai nghiện ma túy và quản lý giáo dục sau cai nghiện tại Trung tâm, nếu tiếp
tục sử dụng trái phép chất ma túy thì thời gian cai nghiện ma túy và quản lý
sau cai nghiện được tính lại từ đầu.
3. Trong thời
gian đi bệnh viện điều trị, đối tượng phải chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ Bệnh
viện và chịu sự quản lý, giám sát của UBND xã, phường nơi cư trú.
Trường hợp đối tượng
cố tình không điều trị hoặc tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì Công an
xã, phường lập biên bản chuyển đối tượng vào Trung tâm để chấp hành Quyết định
cai nghiện hoặc quản lý sau cai nghiện bắt buộc với thời gian được tính lại từ
đầu.
4. Đối tượng có
hành vi trốn khỏi Trung tâm phải chịu hình thức kỷ luật theo Quy chế của Trung
tâm; thời gian cai nghiện, quản lý sau cai được tính lại từ đầu.
5. Đối tượng cai
nghiện và quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm, bản thân hoặc gia đình phải
đóng góp các khoản chi phí theo quy định của pháp luật và theo quy định của
UBND thành phố.
Chương 5.
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG
CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN; CÁN BỘ, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC
TẠI TRUNG TÂM
Điều
29. Chế độ trợ cấp đối với đối tượng cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại
Trung tâm
1. Đối tượng cai
nghiện và quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm (cả tự nguyện và bắt buộc) được
hỗ trợ:
a) Tiền ăn: 12
tháng đối với người cai nghiện ma túy và không quá 24 tháng đối với người sau
cai nghiện;
b) Tiền thuốc hỗ
trợ cắt cơn, cấp cứu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội
khác/1 lần chấp hành quyết định;
c) Tiền mua sắm
vật dụng cá nhân hàng năm (quần áo và các vật dụng cá nhân khác …);
d) Tiền hoạt động
văn thể mỹ/1 năm;
đ) Tiền học văn
hóa, học nghề;
e) Tiền tàu xe,
ăn đường về hòa nhập cộng đồng/1 lần chấp hành quyết định;
g) Tiền vệ sinh
phụ nữ/1 tháng;
h) Tiền mua sắm
chăn màn/1 lần chấp hành quyết định;
i) Tiền mua thẻ
bảo hiểm y tế hàng năm.
2. Mức hỗ trợ được
thực hiện theo quy định hiện hành của Trung ương và của UBND thành phố.
Điều 30. Chế độ phụ cấp đối với cán bộ,
viên chức, người lao động làm việc tại Trung tâm
- Chế độ phụ cấp
được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Trung ương bao gồm: phụ cấp khu vực, phụ
cấp làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp trực
y tế 24/24 giờ, bồi dưỡng hiện vật do làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm,
phụ cấp thu hút đặc thù, phụ cấp ưu đãi y tế, phụ cấp ưu đãi giáo dục, phụ cấp
ưu đãi đối với cán bộ viên chức làm công tác quản lý và chế độ phụ cấp cho những
người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm;
Mức phụ cấp các
chế độ trên được áp dụng theo quy định của Trung ương và của UBND thành phố tại
thời điểm thực hiện.
- Ngoài các chế
độ trên, cán bộ, viên chức, người lao động công tác tại Trung tâm còn được hưởng
các chế độ như sau:
+ Phụ cấp thu
hút 200% lương chính (cấp bậc và chức vụ) đối với bác sĩ; 150% lương chính đối
với số cán bộ nhân viên y tế còn lại, cán bộ có trình độ Đại học công tác tại
Trung tâm; 100% lương chính đối với số cán bộ, nhân viên, người lao động còn lại
đang công tác tại Trung tâm.
+ Được thanh
toán chế độ công tác phí khi đi công tác tại các xã, phường, quận, huyện trong
thành phố và đi công tác ngoài tỉnh theo quy định của UBND thành phố.
Điều
31. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực
hiện theo quy định tại Điều 29, 30 Quy chế này được bố trí trong dự toán chi đảm
bảo xã hội của ngân sách thành phố hàng năm.
2. Ngân sách
thành phố chi trước các khoản thân nhân gia đình học viên phải đóng góp trên cơ
sở dự toán hàng năm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nhằm đảm bảo các
hoạt động bình thường của Trung tâm.
3. Tất cả các
khoản đóng góp của thân nhân gia đình học viên theo quy định hiện hành, Trung
tâm có trách nhiệm thu và nộp vào ngân sách thành phố.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
32. Trách nhiệm của Trung tâm
1. Tổ chức tiếp
nhận, phân loại, lập hồ sơ sổ sách quản lý người nghiện, người sau cai nghiện
ma túy; thực hiện phát đồ cắt cơn, cai nghiện phục hồi sức khỏe; tổ chức giáo dục
pháp luật, đạo đức, rèn luyện lao động, dạy nghề cho người cai nghiện và người
sau cai nghiện.
Có biện pháp
phòng, chống việc bỏ trốn, chống ma túy thâm nhập, chống các hành vi tiêu cực tại
Trung tâm; cán bộ nhân viên Trung tâm vi phạm thì phải kiểm điểm làm rõ trách
nhiệm và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật và theo nội quy, Quy chế của Trung tâm.
2. Khi tiếp nhận
người nghiện và người sau cai nghiện ma túy, Trung tâm phải kiểm tra đối chiếu
hồ sơ với người được giao nhận; thu giữ những vật dụng, tư trang không được
phép mang vào nơi cai nghiện và quản lý sau cai nghiện; lập biên bản tiếp nhận,
ghi tên người nghiện và người sau cai nghiện vào sổ quản lý.
3. Thành lập khu
vực tiếp nhận người nghiện vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm.
4. Tổ chức khu vực
dành riêng cho người cai nghiện, người sau cai nghiện là nữ, trẻ em dưới 18 tuổi,
người sử dụng ma túy tổng hợp.
5. Đảm bảo an
toàn vệ sinh lao động cho người cai nghiện, người sau cai nghiện khi tham gia
lao động sản xuất. Nếu xảy ra tai nạn lao động, phải có biện pháp xử lý
ngay theo quy định của pháp luật về lao động.
6. Quản lý, tổ
chức điều trị bệnh cho người cai nghiện, người sau cai nghiện khi ốm đau.
a) Người đang
cai nghiện, người sau cai nghiện bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo mà Trung tâm
không đủ điều kiện để tiếp tục điều trị phải có trách nhiệm đưa người bệnh đến
khám tại cơ sở y tế cấp thành phố;
b) Trường hợp đối
tượng mắc bệnh vượt quá khả năng điều trị của Trung tâm thì lập thủ tục đề nghị
Chi cục PCTNXH tham mưu cho Giám đốc Sở LĐ-TB&XH trình UBND thành phố quyết
định cho tạm đình chỉ thi hành Quyết định để chữa bệnh. Sau khi có Quyết định,
Trung tâm tổ chức bàn giao người bệnh cho cơ sở y tế, UBND xã, phường và gia
đình quản lý chữa bệnh;
c) Hàng tháng
Trung tâm phối hợp với địa phương kiểm tra định kỳ việc chữa bệnh của người bệnh.
Chi phí trong thời gian chữa bệnh thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
7. Trong thời
gian điều trị, đối tượng bỏ trốn khỏi nơi chữa bệnh thì Trung tâm phải thông
báo bằng văn bản cho UBND, Công an xã, phường nơi đối tượng cư trú biết để kiểm
tra bắt chuyển đối tượng vào lại Trung tâm.
8. Người đang
cai nghiện, người sau cai nghiện bị chết Trung tâm phải có biện pháp giữ nguyên
hiện trường, báo ngay cho cơ quan chủ quản, cơ quan y tế, Công an nơi gần nhất
và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố để điều tra làm rõ theo đúng quy định của
pháp luật; đồng thời thông báo cho thân nhân người chết đến chứng kiến và nhận về
để mai táng.
Trường hợp không
có thân nhân hoặc thân nhân không đến, Trung tâm có trách nhiệm tổ chức mai
táng sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền; chi phí mai táng được thực hiện
theo đúng quy định hiện hành.
9. Người nghiện,
người sau cai nghiện khi hết thời hạn cai nghiện hoặc quản lý sau cai nghiện
theo quy định, Trung tâm phải thông báo cho chính quyền địa phương và gia đình
biết trước 30 ngày và mời đến Trung tâm để nhận bàn giao đối tượng về quản lý tại
địa phương.
Cấp giấy chứng
nhận và lập biên bản bàn giao người hết thời hạn cai nghiện, người hết thời hạn
quản lý sau cai nghiện cho gia đình và UBND xã, phường để tiếp tục quản lý.
10. Trường hợp
cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có văn bản yêu cầu chuyển giao đối tượng đang
chấp hành Quyết định tại Trung tâm để điều tra, xét xử, Trung tâm phải thực hiện
theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Giám đốc Trung tâm báo cáo
bằng văn bản cho Chi cục PCTNXH, Sở LĐ-TB&XH để thực hiện đúng theo quy định
hiện hành.
Điều
33. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy;
tham mưu cho UBND thành phố ban hành Kế hoạch hàng năm, dài hạn về công tác cai
nghiện và quản lý sau cai nghiện.
2. Là Chủ tịch Hội
đồng tư vấn thành phố.
3. Trực tiếp quản
lý toàn diện Trung tâm; chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện
trên địa bàn thành phố.
4. Chỉ đạo ngành
dọc tham mưu cho UBND cùng cấp triển khai thực hiện công tác cai nghiện và quản
lý sau cai nghiện.
5. Xây dựng và
ban hành các biểu mẫu phục vụ cho việc cai nghiện, quản lý sau cai nghiện.
6. Định kỳ 6
tháng, năm tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Quy chế cho UBND
thành phố, đề xuất giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Điều
34. Trách nhiệm của Công an thành phố
1. Chỉ đạo Công
an các cấp phối hợp với các ngành chức năng giúp UBND cùng cấp lập hồ sơ và đưa
đối tượng cai nghiện bắt buộc và quản lý sau cai nghiện vào Trung tâm; trực tiếp
tham mưu tổ chức quản lý giáo dục người sau cai nghiện tại nơi cư trú.
2. Tổ chức huấn
luyện nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác bảo vệ và huấn luyện, hướng dẫn sử dụng
các loại trang thiết bị công cụ hỗ trợ cho cán bộ Trung tâm theo đề nghị của Sở
LĐ-TB&XH.
3. Hỗ trợ lực lượng
bảo vệ Trung tâm khi có yêu cầu, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng xử
lý khi có tình huống xấu xảy ra tại Trung tâm.
4. Phối hợp các
cơ quan chức năng điều tra xử lý đối tượng cai nghiện và quản lý giáo dục sau
cai nghiện tại Trung tâm có hành vi vi phạm pháp luật.
Điều
35. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện các quy định chuyên môn trong hỗ trợ cắt cơn, điều trị, cai
nghiện phục hồi sức khỏe cho người cai nghiện tại Trung tâm.
2. Chỉ đạo các
cơ sở y tế chuyên khoa phối hợp với Trung tâm trong việc xét nghiệm, điều trị
các bệnh xã hội và hướng dẫn việc phòng, chống lây nhiễm lao và HIV/AIDS cho học
viên tại Trung tâm.
3. Hướng dẫn y tế
các cấp cơ sở quản lý, theo dõi sức khỏe người sau cai; chỉ đạo Bệnh viện tiếp
nhận, cứu chữa, quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện mắc các bệnh
nặng, bệnh hiểm nghèo do Trung tâm chuyển đến.
4. Tham mưu
trình UBND thành phố về chế độ miễn, giảm viện phí cho người nghiện ma túy đang
cai nghiện và người đang được quản lý sau cai nghiện.
5. Hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone trên địa bàn thành phố.
Điều
36. Các sở, ngành liên quan và đề nghị UBMTTQVN thành phố, các đoàn thể
Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ tạo điều kiện và cùng tham gia
thực hiện tốt công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy.
Điều
37. Trách nhiệm của UBND các quận, huyện
1. Tổ chức quản
lý chặt chẽ địa bàn, nắm chắc di biến động của đối tượng nghiện; chỉ đạo việc
quản lý giáo dục sau cai nghiện tại nơi cư trú, có biện pháp ngăn chặn tình trạng
tái nghiện và gia tăng người nghiện mới.
2. Chỉ đạo các
ngành chức năng và UBND xã, phường thường xuyên rà soát, phát hiện kịp thời người
nghiện, lập hồ sơ, xét duyệt đưa hết số người nghiện vào Trung tâm cai nghiện.
3. Hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc các xã, phường trong việc thực hiện quy trình quản lý sau cai nghiện
tại nơi cư trú; đồng thời thực hiện đầy đủ các chính sách, hỗ trợ, giúp người
sau cai nghiện ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng.
4. Bố trí lực lượng,
hỗ trợ kinh phí và phương tiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả công tác quản
lý sau cai nghiện trên địa bàn.
Điều
38. Trách nhiệm của UBND xã, phường
Chủ động phối hợp
với các đoàn thể và gia đình trong việc tổ chức quản lý giáo dục người sau cai
nghiện tại nơi cư trú theo quy định tại Quy chế này.
Điều
39. Định kỳ 6 tháng, năm các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương báo
cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo
cáo UBND thành phố.
Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản
ánh bằng văn bản về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo
UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.