BỘ
TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 3709/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 11
năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2000
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2011/QH13
ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2012 và nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIII;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP
ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP
ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 936/QĐ-BTP
ngày 29 tháng 05 năm 2012 về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng và
Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch Tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ
trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi hành);
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Tòa án nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (để phối hợp);
- Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch (để phối hợp);
- Bộ Y tế (để phối hợp);
- Bộ Ngoại giao (để phối hợp);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (để phối hợp);
- Ủy ban Dân tộc (để phối hợp);
- Văn phòng Quốc hội (để phối hợp);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (để
phối hợp);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PLDSKT (02b).
|
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
KẾ HOẠCH TỔNG KẾT
THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3709/QĐ-BTP ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Ngày 12 tháng 6 năm 2012, Quốc hội đã
thông qua Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng 06 năm 2012 về Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIII, trong đó có dự án Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Ngày 7 tháng 9 năm
2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg về việc phân
công cơ quan chủ trì, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh. Theo đó, Bộ Tư pháp được
giao trách nhiệm chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000.
Để tổ chức thực
hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổng kết công tác thi
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 bao gồm các nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI
TỔNG KẾT
1. Mục đích tổng
kết
Trên cơ sở đánh giá một cách khách
quan, toàn diện các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn
bản hướng dẫn thi hành qua gần 12 năm thi hành: (1) Làm rõ tác động tích cực của
Luật hôn nhân và gia đình tới xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam nói riêng
và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung;
tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến các quan hệ hôn nhân và gia đình,
đến quy định của Luật hôn nhân và gia đình; (2) Mối liên hệ
giữa Luật hôn nhân và gia đình với các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế có
liên quan; (3) Những thành công và hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện
Luật hôn nhân và gia đình; làm rõ tính phù hợp, khả thi của các quy định hiện
hành; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn hôn nhân và gia đình cần
được điều chỉnh; (4) Đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể trong sửa đổi, bổ
sung Luật hôn nhân và gia đình, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, của gia đình Việt Nam, phù hợp với hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu tổng kết
Việc tổng kết cần được thực hiện
nghiêm túc, toàn diện ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi
là địa phương) và các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan ở Trung ương. Nội dung tổng
kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế khách quan, có phân tích, đánh giá
sâu sắc, tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo thành tích.
Kết quả tổng kết phải xây dựng thành
Báo cáo để gửi về Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì, soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
3. Phạm vi tổng kết
Tổng kết toàn diện các quy định của
Luật hôn nhân và gia đình và thực tiễn thi hành Luật hôn nhân và gia đình kể từ
ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/01/2001) đến ngày 30/6/2012.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔNG KẾT
1. Nội dung tổng kết:
a) Đánh giá về sự tác động của Luật
hôn nhân và gia đình đến các quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng và sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung; tác động của phát triển kinh tế
- xã hội đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình và các quy định của Luật hôn
nhân và gia đình.
b) Đánh giá toàn diện các quy định của
Luật hôn nhân và gia đình về những quy định chung; kết hôn; quan hệ giữa vợ và
chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;
cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; con nuôi; giám hộ giữa các thành viên trong
gia đình; ly hôn; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Thông qua
đó, nêu rõ những bất cập, hạn chế của Luật, nguyên nhân của những hạn chế, bất
cập đó; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn hôn nhân và gia đình
cần được điều chỉnh.
c) Rà soát, đánh giá về mối quan hệ
giữa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình với các luật, pháp lệnh và điều
ước quốc tế có liên quan.
2. Hình thức tổng kết
a) Căn cứ vào vị trí, vai trò trong
xây dựng pháp luật và thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Bộ Tư pháp, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Cần Thơ cần tổ chức Hội nghị Tổng
kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình. Các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức
khác tùy theo tính chất và khối lượng công việc được phân công, quyết định tổ
chức Hội nghị Tổng kết hoặc chỉ xây dựng Báo cáo Tổng kết về thi hành Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000.
b) Tổ chức Hội nghị Tổng kết toàn quốc
về thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Có kế hoạch riêng).
3. Nội dung của Báo cáo Tổng
kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Báo cáo Tổng kết thi hành Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, đánh giá những kết quả đạt được của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
và thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đối với việc bảo đảm các quyền
dân sự nói chung, quyền về hôn nhân và gia đình nói riêng, sự ổn định và phát
triển của gia đình Việt Nam, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung và của địa phương nói riêng;
- Thứ hai, nêu những hạn chế, bất cập trong quy định của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000; xác định những vấn đề phát sinh trong thực tiễn của các quan hệ
hôn nhân, gia đình cần được pháp luật điều chỉnh; phân tích, chỉ rõ nguyên nhân
của những hạn chế, bất cập đó;
- Thứ ba, những đề xuất cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương
a) Tòa án nhân dân tối cao
Đề nghị Tòa án
nhân dân tối cao chủ trì việc Tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 trong ngành Tòa án về các nội dung:
(1) Đánh giá các quy định của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 thông qua công tác xét xử, giải quyết các vụ việc
hôn nhân và gia đình và thông qua công tác xét xử, giải quyết hình sự các tội về
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
(2) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất
giữa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với các quy định của
luật, pháp lệnh có liên quan, đặc biệt Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự.
b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Đề nghị Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao tổng kết việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trong ngành Kiểm sát nhân dân,
đánh giá các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 thông qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc điều tra, xét xử
các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và công tác kiểm sát việc giải quyết
các vụ việc dân sự về hôn nhân và gia đình.
c) Bộ Tư pháp
(1) Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì, phối
hợp với Ban soạn thảo tổ chức hoạt động tổng kết toàn quốc về thi hành Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, cụ thể:
- Xây dựng Đề cương
chi tiết các nội dung cần tổng kết; cũng như biểu mẫu yêu cầu thống kê các nội
dung mà Bộ Tư pháp cần tổng kết, đánh giá để đảm bảo tính thống nhất trong thực
hiện cũng như đảm bảo được đúng mục tiêu, yêu cầu của việc tổng kết thi hành Luật
hôn nhân và gia đình;
- Hướng dẫn, đôn đốc hoạt động tổng kết
thi hành Luật hôn nhân và gia đình ở các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên
quan;
- Chủ trì xây dựng Báo cáo tổng hợp về Tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình của các Bộ, ngành, địa
phương và tổ chức liên quan, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức
Hội nghị Tổng kết toàn quốc về thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
(2) Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức các hoạt
động tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của ngành tư pháp,
trong đó tập trung vào các vấn đề sau:
- Đánh giá các quy định của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn thi hành pháp luật trong các lĩnh vực
thi hành án dân sự; đăng ký giao dịch bảo đảm; công chứng, chứng thực, hộ tịch,
quốc tịch; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư
pháp;
- Rà soát, đánh giá về mối quan hệ giữa
các quy định của Luật hôn nhân và gia đình với quy định của Bộ luật dân sự, Luật
công chứng, Luật quốc tịch, Luật nuôi con nuôi, Luật thi hành án dân sự, pháp
luật về giao dịch bảo đảm, pháp luật về hộ tịch, các hiệp định tương trợ tư
pháp được ký kết giữa Việt Nam và các nước khác, các luật, pháp lệnh khác và điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.
d) Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
Đề nghị Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó tập trung
vào: đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 với các quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình, các
luật, pháp lệnh khác và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên
quan.
đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội
Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó tập trung vào các vấn
đề chủ yếu sau:
(1) Đánh giá quy định của Luật hôn nhân
và gia đình về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình;
bình đẳng giới; quyền và nghĩa vụ của người yếu thế trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình (người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người cao
tuổi);
(2) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất
giữa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với các quy định của
Luật bình đẳng giới, Luật người cao tuổi, Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật người khuyết tật, các luật, pháp lệnh khác và
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.
e) Bộ Y tế
Đề nghị Bộ Y tế chủ trì tổ chức tổng
kết việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của ngành Y tế, trong đó tập
trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
(1) Đánh giá những quy định và việc
thực thi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về tuổi kết hôn; giới tính trong kết
hôn; việc kết hôn của người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả
năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác
nhân gây bệnh (nhóm A); xác định cha, mẹ, con; sinh con theo phương pháp khoa học;
mang thai hộ. Đánh giá quan điểm về những vấn đề mới phát sinh dự kiến đưa vào
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật hôn nhân và gia đình 2000;
(2) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất
giữa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với
các quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, các
văn bản pháp luật về sinh con theo phương pháp học, các luật, pháp lệnh khác và
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.
g) Bộ Ngoại giao
Đề nghị Bộ Ngoại
giao chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
của ngành Ngoại giao, trong đó tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
(1) Đánh giá các quy định của Luật
hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; áp dụng
pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài;
(2) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất
giữa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với các điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên hoặc chuẩn bị gia nhập có
liên quan.
h) Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đề nghị Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 của ngành Tài nguyên và Môi trường, trong đó tập trung vào
các vấn đề chủ yếu sau:
(1) Đánh giá các quy định của Luật
hôn nhân và gia đình về quyền sở hữu, giao dịch (hợp đồng, thừa kế) có đối tượng
là quyền sử dụng đất là tài sản của vợ chồng hoặc của các thành viên khác trong
gia đình;
(2) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất
giữa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với các quy định của
Luật đất đai, các luật, pháp lệnh khác có liên quan.
i) Ủy ban Dân tộc
Đề nghị Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000, trong đó tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
(1) Đánh giá các quy định và việc thực
thi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về áp dụng tập quán trong các quan hệ
hôn nhân gia đình; về điều kiện kết hôn; quan hệ chung sống như vợ chồng nhưng
không có đăng ký kết hôn; kết hôn trái pháp luật; quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình đối với đối tượng là người dân tộc thiểu số;
(2) Đánh giá sự thống nhất giữa các
quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với các quy định của luật, pháp
lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới có đồng bào dân tộc thiểu
số.
k) Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam
Đề nghị Trung ương Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam chủ trì tổ chức tổng kết việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình
thuộc hệ thống tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trong đó tập trung vào
các vấn đề chủ yếu sau:
(1) Đánh giá các quy định về trách
nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình; những nguyên tắc cơ
bản của chế độ hôn nhân và gia đình; bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình; áp dụng
phong tục, tập quán trong các quan hệ hôn nhân và gia đình; quyền và nghĩa vụ của
phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; điều kiện kết hôn; chung
sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn; hủy kết hôn trái pháp luật; xác định
cha, mẹ, con; cấp dưỡng; giải quyết ly hôn và các tranh chấp khác trong gia
đình; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; thẩm quyền yêu cầu giải quyết các vụ việc về hủy kết hôn trái pháp luật, cấp
dưỡng, xác định cha, mẹ, con, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành
niên;
(2) Phân tích, đánh giá về vấn đề giới
trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và vấn đề lồng ghép giới trong việc sửa
đổi, bổ sung Luật này;
(3) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất
giữa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với các quy định của
Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các luật, pháp lệnh khác và điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan.
2. Đối với các địa phương
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tổng
kết việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trên địa bàn. Sở Tư pháp
có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết
và xây dựng Báo cáo Tổng kết của địa phương, gửi Bộ Tư pháp.
b) Việc tổng kết được thực hiện theo
các nội dung sau:
(1) Đánh giá các quy định của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 thông qua thực tiễn các quan hệ hôn nhân và gia
đình ở địa phương. Trong đó tập trung làm rõ tính phù hợp, khả thi của các quy
định hiện hành; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn hôn nhân và
gia đình cần được điều chỉnh;
(2) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất
giữa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với
quy định của các luật, pháp lệnh khác và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên có liên quan.
3. Thời hạn tổng kết và gửi
báo cáo
a) Các Bộ, ngành và địa phương, tổ chức
có liên quan chủ động tổ chức thực hiện việc tổng kết thi hành Luật hôn nhân và
gia đình và gửi Báo cáo tổng kết (kèm theo bản điện tử) đến Bộ Tư pháp (Vụ Pháp
luật dân sự - kinh tế) trước ngày 15 tháng 01 năm 2012.
b) Hội nghị Tổng kết toàn quốc được tổ
chức theo hình thức Hội nghị tập trung (có kế hoạch riêng).
4. Kinh phí
a) Kinh phí cho hoạt động tổng kết
thi hành Luật hôn nhân và gia đình của các Bộ, ngành, địa phương được lấy từ
nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của các Bộ, ngành, địa phương.
b) Kinh phí thực hiện công tác đôn đốc,
hướng dẫn tổ chức thực hiện của Bộ Tư pháp và Ban soạn thảo đối với hoạt động tổng
kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình ở Bộ, ngành, địa phương, tổ chức liên
quan và kinh phí tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc về thi hành Luật hôn nhân
và gia đình được thực hiện bằng kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp.
Mẫu 01 - Dành cho các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương
……………..
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: /BC-...
|
Hà
Nội, ngày tháng năm 2012
|
BÁO CÁO
TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
I. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG CỦA
BỘ, NGÀNH, TỔ CHỨC
Đánh giá sự tác động tích cực của Luật
hôn nhân và gia đình và thi hành Luật hôn nhân và gia đình đối với:
- Việc bảo đảm các quyền dân sự nói
chung, quyền về hôn nhân và gia đình nói riêng;
- Sự ổn định và phát triển gia đình Việt Nam nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước nói chung.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
1. Đánh giá những bất cập,
hạn chế trong quy định
của Luật hôn nhân và gia đình
Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công
tại mục 1 phần III - Phân công nhiệm vụ tại Quyết định số
/QĐ-BTP ngày tháng
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổng
kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, các Bộ, ngành, tổ chức đánh
giá các nội dung được hướng dẫn.
2. Đánh giá về mối quan hệ
chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp giữa quy định của Luật hôn nhân và gia đình với
quy định của các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có
liên quan
Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công
tại mục 1 phần III - Phân công nhiệm vụ tại Quyết định số
/QĐ-BTP ngày tháng
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, các Bộ,
ngành, tổ chức đánh giá các nội dung được hướng dẫn.
3. Xác định những vấn đề mới
nảy sinh trong thực tiễn hôn nhân và gia đình chưa được pháp luật quy định và cần
được pháp luật điều chỉnh
Trong trường hợp, Bộ, ngành, tổ chức
thấy có những nội dung mới nảy sinh trong thực tiễn hôn nhân và gia đình nhưng
chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh, thì đề nghị Bộ,
ngành, tổ chức tổng kết, đánh giá về nội dung đó.
III. ĐỀ XUẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN SỬA NHẰM SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Về kết cấu của Luật hôn nhân và gia
đình;
- Theo các vấn đề được nêu ở mục II
Báo cáo.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- … …;
|
LÃNH
ĐẠO BỘ, NGÀNH, TỔ CHỨC
(Ký tên đóng dấu)
|
Mẫu 02 - Dành cho các cấp địa phương
ỦY BAN NHÂN DÂN
…
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: /BC-UBND
|
……., ngày tháng năm 2012
|
BÁO CÁO
TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
I. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
Đánh giá sự tác động tích cực của Luật
hôn nhân và gia đình và thi hành Luật hôn nhân và gia đình đối với:
- Việc bảo đảm các quyền dân sự nói
chung, quyền về hôn nhân và gia đình nói riêng;
- Sự ổn định và phát triển gia đình
Việt Nam nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương
nói chung.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
1. Đánh giá những bất cập, hạn chế
trong quy định của Luật hôn nhân và gia đình liên
quan đến các vấn đề sau:
1. Áp dụng tập quán trong các quan hệ
hôn nhân và gia đình;
2. Điều kiện về tuổi kết hôn, kết hôn
giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc, kết hôn giữa những người cùng
giới tính;
3. Quan hệ chung sống như vợ chồng
không có đăng ký kết hôn;
4. Đường lối giải quyết các trường hợp
kết hôn trái pháp luật;
5. Quyền sở hữu giữa vợ và chồng theo
quy định của luật; quyền tự định đoạt, tự thỏa thuận của vợ chồng về tài sản;
6. Quyền, nghĩa vụ về nhân thân giữa
vợ và chồng;
7. Vấn đề ly thân;
8. Căn cứ ly hôn và đường lối giải
quyết ly hôn;
9. Quyền về nhân thân và quyền về tài
sản của vợ chồng khi ly hôn;
10. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
khi ly hôn;
11. Vấn đề mang thai hộ;
12. Quyền, nghĩa vụ về nhân thân và
tài sản giữa cha mẹ và con;
13. Quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình;
14. Giám hộ giữa các thành viên trong
gia đình;
15. Cấp dưỡng giữa các thành viên
trong gia đình;
16. Kết hôn có yếu
tố nước ngoài.
Trong những nội dung nêu trên, địa
phương có thể không đánh
giá những nội dung không có trong thực tiễn hôn
nhân và gia đình ở địa phương. Ngoài ra, nếu có những nội dung phát sinh trong
thực tiễn hôn nhân và gia đình ở địa phương không thuộc những nội dung nêu trên
thì đề nghị địa phương tổng kết, đánh giá về nội dung đó.
2. Đánh giá về mối quan hệ
chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp giữa quy định của Luật hôn nhân và gia đình với quy định của các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên có liên quan
Ví dụ: Mối quan hệ với Bộ luật dân sự,
Luật công chứng, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật đất đai, Luật
doanh nghiệp, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật nuôi
con nuôi, Luật người cao tuổi, pháp luật về hộ tịch...
3. Xác định những vấn đề mới
nảy sinh trong thực tiễn hôn nhân và gia đình chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh
Trong trường hợp, địa phương thấy có
những nội dung mới nảy sinh trong thực tiễn hôn nhân và gia đình ở địa phương nhưng
chưa được pháp luật quy định và cần được pháp luật điều chỉnh, thì đề nghị địa
phương tổng kết, đánh giá về nội dung đó.
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT CỤ THỂ NHẰM SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
- Về kết cấu của Luật hôn nhân và gia
đình;
- Theo các vấn đề được nêu ở mục II
Báo cáo.
Nơi nhận:
- ……………;
- ……………;
|
TM. UBND
CHỦ TỊCH
(Ký tên đóng dấu)
|