ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 36/2011/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2011
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 - 2020.
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện
Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương
đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân thành phố phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng
nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
Căn
cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân
thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Xét
Tờ trình số 641/TTr-SNN-PTNT ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc ban hành “Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn
2011 - 2015” và các văn bản số 826/SKHĐT-KT, ngày 15 tháng 02 năm 2011 của Sở
Kế hoạch và Đầu tư, văn bản số 1643/STC-QHPX ngày 25 tháng 02 năm 2011 của
Sở Tài chính về việc góp ý dự thảo Quyết định ban hành Chính sách
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Chính sách
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện có sản xuất nông nghiệp chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận
:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố;
- Các Ban Hội đồng nhân dân thành phố;
- Các Đoàn thể thành phố;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng chuyên viên;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu:VT, (CNN-M) P.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Tín
|
QUY
ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Mục đích khuyến khích
Việc ban hành Quy định này nhằm
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp đô thị, phát triển hiệu quả và bền
vững; xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội hiện đại.
Điều
2. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này áp dụng trong lĩnh vực nông
nghiệp nói chung, bao gồm: phát triển nông nghiệp kỹ
thuật cao; sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch theo hướng
nông nghiệp đô thị; phát triển ngành nghề nông thôn; trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp; diêm nghiệp, sơ chế biến và tiêu thụ các
sản phẩm nông nghiệp;
2. Thời gian thực hiện: từ ngày ban hành Quy
định này, đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.
3. Thời gian hưởng chính sách
được áp dụng từ ngày phương án đầu tư được tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay
(sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt phương án đầu tư) đến hết ngày thực hiện
phương án. Trong thời gian 03 tháng, nếu chủ đầu tư của các phương án đầu tư đã
được cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng không thực hiện đầu tư thì không được hỗ
trợ lãi vay theo quy định này.
Điều
3. Đối tượng áp dụng
1. Các doanh nghiệp, tổ hợp tác,
hợp tác xã, các hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân (sau đây gọi là các Tổ
chức, Cá nhân) trực tiếp sử dụng đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trên địa bàn
thành phố và có phương án, đề án, dự án (sau đây gọi tắt là Phương án) đầu tư
phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với mục tiêu
phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thành phố.
2. Các Tổ chức, Cá nhân ký kết
hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố và có
phương án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc có phương án tổ chức sơ chế
sản phẩm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp phù hợp với mục tiêu và danh mục khuyến
khích của Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố.
3. Các Tổ chức, Cá nhân đầu tư
sản xuất giống phù hợp với mục tiêu của chương trình giống cây, con chất lượng
cao của thành phố.
4. Các Tổ chức, Cá nhân đã được
hưởng ưu đãi theo các chính sách hỗ trợ lãi vay khác không thuộc đối tượng áp
dụng của Quy định này.
Điều
4. Giải thích từ ngữ:
Trong quy định này, các thuật ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. “Ngành nghề nông thôn”: sản xuất tiểu, thủ
công nghiệp ở nông thôn, gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất
vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở
nông thôn; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và
các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn.
2. “Nông nghiệp kỹ thuật cao”, gồm:
ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp; công nghệ sản xuất cây giống; kỹ
thuật canh tác cây trồng; ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản; ứng dụng công
nghệ thông tin, công nghệ sản xuất vật liệu mới ứng dụng cho sản xuất nông
nghiệp (áp dụng theo Tiêu chí công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp áp dụng
cho các nhà đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố).
3. “Sản xuất nông nghiệp tốt”: sản
xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP).
4. “Lãi suất vay
vốn thực tế”: mức lãi suất hỗ trợ cho các
phương án đầu tư trong Quy định này được tính theo lãi suất thực tế nhưng tối
đa không quá mức lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng kỳ hạn 12 tháng
bình quân của 4 ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố, gồm: Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh;
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh; Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh công bố hàng tháng (loại trả lãi sau) cộng thêm phí quản lý 2%/năm.
Chương II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Điều 5.
Đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo đồng ruộng; cơ sở bảo quản, sơ chế biến sản phẩm
nông, lâm, thủy sản; cơ giới hóa sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn
Các Tổ chức, Cá nhân vay vốn đầu
tư cơ sở hạ tầng để chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, phát triển ngành nghề nông
thôn, gồm: cải tạo đồng ruộng, xây dựng và nâng cấp bờ bao nội đồng, hệ thống
tưới tiêu, đào ao, cải tạo ao, đầu tư chuồng trại, xây dựng hầm biogas, nhà
lưới, nhà kính, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề. Đầu tư cơ sở sơ chế,
bảo quản sản phẩm và có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nông
dân, tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trên địa
bàn thành phố.
Đầu tư ứng dụng cơ giới hóa vào
trong sản xuất, bao gồm: các loại máy móc, thiết bị cơ khí, xe cơ giới, xe tải,
bạt nhựa sản xuất muối và dây chuyền thiết bị trong các lĩnh vực phục vụ sản
xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm và ngành nghề nông thôn. Đối với các
tổ hợp hay hệ thống máy móc, thiết bị liên hoàn có liên quan với nhau mới hoạt
động được, việc xét hỗ trợ sẽ tính chung cho toàn hệ thống.
1. Mức vay được hỗ trợ lãi vay:
theo quy mô đầu tư của Phương án.
2. Mức hỗ trợ lãi vay:
a) Các Tổ chức, Cá nhân khi vay vốn từ tổ
chức tín dụng được hỗ trợ 100% lãi suất vay thực tế.
b) Hộ nghèo vay từ Quỹ giảm nghèo
- tăng hộ khá được ngân sách thành phố hỗ trợ 4%/năm.
c) Tổ hợp tác, Hợp tác xã nếu vay
từ Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã áp dụng theo Quyết định số 3749/QĐ-UBND, ngày
24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề
án Xây dựng và phát triển mô hình Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ giai đoạn
2010 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Thời hạn được ngân sách hỗ trợ
lãi vay: theo chu kỳ sản xuất của phương án được duyệt, nhưng không vượt quá 05
(năm) năm trên một Phương án.
4. Phương thức thanh toán vốn và
lãi vay:
a) Các tổ chức tín dụng và chủ
phương án tự thỏa thuận lịch giải ngân và trả nợ vốn vay, lãi vay, hình thức
đảm bảo tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế của từng Tổ chức, Cá nhân xin
vay và quy định của tổ chức tín dụng.
b) Việc chuyển trả phần lãi suất
hỗ trợ được hiện theo Điều 10, 11 Chương III của quy định này.
5. Điều kiện hỗ trợ: các loại máy
móc, thiết bị cơ khí và dây chuyền thiết bị do các Tổ chức, Cá nhân (có cơ sở
sản xuất đặt tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam)
sản xuất và lắp ráp; có nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số
89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Điều 6.
Đầu tư phát triển sản xuất; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp; phát triển ngành nghề nông thôn; sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao; sản
xuất nông nghiệp theo tiêu chí thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) được
cấp giấy chứng nhận
Các Tổ chức, Cá nhân vay vốn sản
xuất bao gồm: mua giống, vật tư, phân bón, thức ăn, thuốc, nhiên liệu, trả công
lao động để sản xuất nông nghiệp hoặc mua nguyên nhiên vật liệu sản xuất phát
triển ngành nghề nông thôn; ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp; sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao; sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) được cấp giấy chứng nhận được ngân
sách thành phố hỗ trợ lãi vay như sau:
1. Mức cho vay được hỗ trợ lãi
vay: theo quy mô đầu tư của Phương án.
2. Mức hỗ trợ lãi vay:
a) Đầu tư phát triển sản xuất; ký
kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; mua nguyên nhiên vật
liệu sản xuất phát triển các ngành nghề nông thôn:
- Đối với các Tổ chức, Cá nhân
vay từ các tổ chức tín dụng được ngân sách Thành phố hỗ trợ 60% lãi suất vay
thực tế.
- Đối với những hộ thuộc diện
giảm nghèo nếu vay vốn của các tổ chức tín dụng được hỗ trợ 100% lãi suất vay
thực tế.
Nếu vay từ Quỹ giảm nghèo - tăng hộ khá được ngân
sách thành phố hỗ trợ 4%/năm.
- Tổ hợp tác, Hợp tác xã nếu vay
từ Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã thì áp dụng theo Quyết định số 3749/QĐ-UBND,
ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt
Đề án Xây dựng và phát triển mô hình Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ giai đoạn
2010 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
b) Sản xuất nông nghiệp kỹ thuật
cao; sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(GAP) được cấp giấy chứng nhận:
- Đối với các Tổ chức, Cá nhân
vay từ các tổ chức tín dụng, được ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% lãi suất vay
thực tế.
- Tổ hợp tác, Hợp tác xã nếu vay
từ Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã thì áp dụng theo Quyết định số 3749/QĐ-UBND,
ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt
Đề án Xây dựng và phát triển mô hình Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ giai đoạn
2010 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Thời hạn được ngân sách hỗ trợ
lãi vay:
a) Đối với các loại cây trồng,
vật nuôi có chu kỳ sản xuất dưới 12 tháng: thời hạn hỗ trợ lãi vay không quá 12
tháng trên một Phương án.
b) Đối với các loại cây trồng,
vật nuôi có chu kỳ sản xuất từ 12 tháng trở lên: thời hạn hỗ trợ lãi vay theo
chu kỳ sản xuất nhưng không vượt quá 03 (ba) năm trên một Phương án.
c) Đối với các đơn vị ký kết hợp
đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thời gian hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất, nhưng
tối đa không quá 3 (ba) năm trên một Phương án.
d) Đối với sản xuất phát triển
ngành nghề nông thôn: thời gian hỗ trợ không quá 12 tháng trên một Phương án.
4. Phương thức thanh toán lãi và
vốn vay:
a) Các tổ chức tín dụng và chủ
phương án tự thỏa thuận lịch giải ngân và trả nợ vốn, lãi vay, hình thức đảm
bảo tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế của từng Tổ chức, Cá nhân xin vay và
quy định của tổ chức tín dụng.
b) Việc chuyển trả phần lãi suất
hỗ trợ được hiện theo Điều 10, 11 Chương III của Quy định này.
Điều 7.
Đầu tư sản xuất giống:
1. Ngân sách thành phố ưu tiên
đầu tư cho sản xuất giống phù hợp với Chương trình giống cây, con chất lượng
cao của Thành phố.
a) Các chương trình, dự án nghiên
cứu và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống.
b) Công nghệ sản xuất giống cây,
con, đảm bảo chất lượng và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng đô thị.
c) Xây dựng, nhân rộng các mô
hình khuyến nông trình diễn và chuyển giao kỹ thuật về công nghệ sản xuất và
chế biến giống, tiếp cận công nghệ sản xuất giống, thay đổi tập quán sử dụng
giống từ giống OP sang giống F1.
d) Tư vấn thiết kế, xây dựng
thương hiệu, quảng bá thương hiệu, chứng nhận thương hiệu giống cây, con.
e) Mua giống ông bà, bố mẹ để
phục vụ công tác sản xuất giống.
2. Hỗ trợ lãi vay vốn đầu tư: Các
Tổ chức, Cá nhân đầu tư phát triển sản xuất giống, có phương án, dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay.
a) Mức vay được hỗ trợ lãi vay: tùy
thuộc vào quy mô đầu tư của Phương án.
b) Mức hỗ trợ lãi vay:
- Ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% lãi suất
vay thực tế.
- Tổ hợp tác, Hợp tác xã nếu vay
từ Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã thì áp dụng theo Quyết định số 3749/QĐ-UBND,
ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt
Đề án Xây dựng và phát triển mô hình Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ giai đoạn
2010 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
c) Thời hạn hỗ trợ lãi vay: với
nguồn vốn đầu tư làm vốn cố định không vượt quá 05 (năm) năm trên một phương
án; với nguồn vốn đầu tư làm vốn lưu động thời gian hỗ trợ được tính theo chu
kỳ sản xuất.
d) Nguồn vốn vay: Từ nguồn vốn
của các tổ chức tín dụng.
e) Phương thức thanh toán vốn và
lãi vay:
- Các tổ chức tín dụng và chủ các
Phương án tự thỏa thuận lịch giải ngân, trả nợ vốn, lãi vay, hình thức đảm bảo
tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế của từng Tổ chức, Cá nhân xin vay và quy
định của tổ chức tín dụng.
- Việc chuyển trả phần lãi suất
hỗ trợ được thực hiện theo Điều 10, 11 Chương III của Quy định này.
Chương III
QUY TRÌNH VÀ THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT
Điều 8. Tổ chức và thẩm quyền xét duyệt
1.
Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Hội đồng thẩm định hỗ trợ vay
vốn theo Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng nông nghiệp đô thị cấp thành phố; Ủy ban nhân dân các quận - huyện có sản
xuất nông nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định hỗ trợ vay vốn theo Chính sách
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô
thị cấp quận - huyện.
a)
Thành phần Hội đồng thẩm định cấp thành phố, gồm đại diện: Phòng Công nông
nghiệp/Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở
Khoa học và Công nghệ; Sở Công Thương; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh
thành phố Hồ Chí Minh; Hội Nông dân; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Thành đoàn thành
phố; Ban Chỉ đạo Giảm nghèo - Tăng hộ khá thành phố.
b) Thành phần
Hội đồng thẩm định quận - huyện, gồm đại diện: Ủy ban nhân dân quận - huyện; Ủy
ban nhân dân xã - phường; Phòng Kinh tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Hội Nông
dân; Hội Phụ nữ; Đoàn Thanh niên; Ban Chỉ đạo giảm nghèo tăng hộ khá; Ngân hàng
Chi chánh tại các quận - huyện có thực hiện cho vay vốn theo Chính sách.
c) Nhiệm vụ
của Hội đồng thẩm định các cấp: thẩm định nội dung của các Phương án đầu tư vay
vốn theo Chính
sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị
trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và trình Ủy ban nhân dân các cấp
ra quyết định phê duyệt phương án được hưởng hỗ trợ lãi vay theo chính sách đối
với các phương án đủ điều kiện, gồm: nội dung đầu tư (cơ cấu cây trồng, vật
nuôi) có phù hợp với Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng
nông nghiệp đô thị trên từng địa bàn cụ thể; tính khả thi của phương án và các
quy định khác tại Quy định này.
2. Thẩm quyền
xét duyệt:
a) Các tổ
chức tín dụng (kể cả Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã, Quỹ giảm nghèo - tăng hộ
khá) và Hội đồng thẩm định quận - huyện có trách nhiệm thẩm định Phương án, xác
định nhu cầu vay vốn của các Tổ chức, Cá nhân phù hợp với quy hoạch và chủ
trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị đối với các
hạng mục quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định này.
b)
Đối với các Phương án do các Tổ chức, Cá nhân xin vay vốn để đầu tư đối với các
hạng được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy định này, được tổ
chức tín dụng xác nhận đủ điều kiện vay vốn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì thông qua Thường trực Hội đồng thẩm định vay vốn Thành phố thẩm
định để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Điều 9. Quy trình vay vốn
1. Đối với
các Tổ chức, Cá nhân có nhu cầu vay vốn có hỗ trợ lãi vay để đầu tư sản xuất
nông, lâm, diêm, ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn các hạng mục ở Điều 5; Điểm
a Khoản 2 Điều 6 Quy định này và có tổng vốn vay dưới 5 tỷ đồng thực hiện theo
các bước:
a) Các hộ gia
đình, cá nhân vay vốn dưới 100 triệu đồng, đăng ký với Ủy ban nhân dân xã -
phường để tổng hợp xác nhận địa điểm đầu tư; gửi về Hội đồng thẩm định quận -
huyện (Phòng Kinh tế quận - huyện) thẩm định, trình Ủy ban nhân dân quận -
huyện ra quyết định phê duyệt đối với các Phương án đủ điều kiện.
b) Các Tổ
chức, Cá nhân vay vốn trên 100 triệu đồng, tự xây dựng phương án gửi về Ủy ban
nhân dân xã - phường để xác nhận địa điểm đầu tư; gửi về Hội đồng thẩm định
quận - huyện (Phòng Kinh tế quận - huyện) thẩm định, trình Ủy ban nhân dân quận
- huyện ra quyết định phê duyệt đối với các Phương án đủ điều kiện.
c) Giao cho
Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để
quy định rõ thời gian giải quyết hồ sơ ở mỗi bước.
2. Đối với
các Tổ chức, Cá nhân có nhu cầu vay vốn có hỗ trợ lãi vay để đầu tư sản xuất
nông, lâm, diêm, ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn các hạng mục ở Điều 5 có
tổng vốn vay trên 5 tỷ đồng; điểm b khoản 2 Điều 6 và Điều 7 Quy định này thực
hiện theo các bước:
Các Tổ chức,
Cá nhân tự xây dựng Phương án, gửi về Ủy ban nhân dân xã để xác nhận địa điểm
đầu tư; sau đó chủ đầu tư gửi Phương án về Hội đồng thẩm định quận - huyện
(Phòng Kinh tế quận - huyện) để xem xét, đề xuất trình Hội đồng thẩm định cấp
thành phố, thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
3. Hộ nghèo
vay từ Quỹ Giảm nghèo - Tăng hộ khá: Ban Giảm nghèo - Tăng hộ khá cấp xã thực
hiện theo quy trình cho vay của nguồn Quỹ này. Đồng thời lập danh sách gửi về
Ban Chỉ đạo giảm nghèo - Tăng hộ khá của quận - huyện giúp xây dựng Phương án
chung trình Hội đồng thẩm định quận - huyện thẩm định và Ủy ban nhân dân quận -
huyện ra quyết định phê duyệt đối với các Phương án đủ điều kiện vay.
Điều
10. Hồ sơ cấp bù lãi vay:
1.
Đối với các phương án do Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt:
Căn
cứ theo phương thức hoàn trả lãi vay của phương án và thỏa thuận với tổ chức
tín dụng, Phòng Kinh tế của các quận - huyện gửi hồ sơ cấp phát kinh phí hỗ trợ
lãi vay của các phương án cho Phòng Tài chính - Kế hoạch của quận - huyện, bao
gồm:
-
Danh sách các Tổ chức, Cá nhân vay tiền của tổ chức tín dụng được hỗ trợ lãi
vay theo quyết định phê duyệt của quận - huyện có ý kiến xác nhận của tổ chức
tín dụng.
-
Phiếu tính lãi vay theo khế ước nhận nợ do các tổ chức tín dụng tại thời điểm
hỗ trợ lãi vay phát hành (bản photocopy) và căn cứ trên tài khoản vay.
2.
Đối với các Phương án do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt:
a) Sau khi có
Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt
Phương án, chủ phương án gửi hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Kho
bạc Nhà nước thành phố, gồm có:
-
Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt phương án;
-
Bản sao (có thị thực) Hợp đồng tín dụng đã ký với các tổ chức tín dụng;
-
Bảng kê chi phí và phiếu tính lãi vay kèm khế ước nhận nợ do các tổ chức tín
dụng tại thời điểm hỗ trợ lãi vay phát hành (bản photocopy) - với các khoản vay
thuộc hạng mục chi phí đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt hỗ trợ lãi
vay;
-
Công văn (hoặc giấy đề nghị cấp phát lãi vay theo mẫu) có xác nhận của tổ chức
tín dụng cho vay: về thời gian hỗ trợ lãi vay, số dư nợ thực tế và tổng số tiền
hỗ trợ lãi vay.
c)
Căn cứ trên hồ sơ của chủ phương án, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng
hợp và ra quyết định phân khai nguồn vốn hỗ trợ lãi vay. Trên cơ sở quyết định
phân khai nguồn vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Thành phố thực
hiện chuyển trả lãi vay cho chủ phương án theo quy định.
Điều
11. Thẩm quyền thanh toán lãi vay
1.
Các Tổ chức, Cá nhân và tổ chức tín dụng tự thỏa thuận về thời gian giải ngân,
phân kỳ trả nợ gốc, lãi vay.
2. Đối với các phương án do các tổ chức, cá nhân xin vay vốn
để đầu tư các hạng mục ở Điều 5; Điểm a Khoản 2 Điều 6 Quy định này và có tổng
vốn vay dưới 5 tỷ đồng, ngân sách sẽ chuyển
trả phần hỗ trợ lãi vay cho tổ chức cho vay định kỳ theo thỏa thuận giữa quận -
huyện cho tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng chỉ thu phần chênh lệch còn
lại ngoài phần hỗ trợ lãi suất từ ngân sách.
3.
Đối với các phương án do các Tổ chức, Cá nhân xin vay vốn để đầu tư các hạng
mục ở Điều 5 có tổng vốn vay trên 5 tỷ đồng; Điểm b Khoản 2 Điều 6 và Điều 7
Quy định này , việc chuyển trả tiền hỗ trợ lãi vay do Kho bạc Nhà nước thành
phố thực hiện cấp phát kinh phí cho chủ phương án theo quy định.
4.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có sản xuất nông nghiệp chịu trách
nhiệm tổng hợp kinh phí hỗ trợ lãi vay gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp
và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt
của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Sở Tài
chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phân khai nguồn
vốn hỗ trợ lãi vay cho các quận - huyện.
5.
Căn cứ kế hoạch hàng năm và báo cáo tiến độ thực hiện hỗ trợ lãi vay các Phương
án, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ
cho các đối tượng theo đúng quy định và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hỗ
trợ lãi vay theo định kỳ.
Điều
12.
Trách nhiệm Ủy ban nhân dân
cấp quận - huyện có sản xuất nông nghiệp
1.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn xác nhận đối tượng được vay
vốn theo Quyết định này.
2.
Chỉ đạo các Phòng, ban chức năng phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận
động, hướng dẫn các Tổ chức, Cá nhân đăng ký, tập huấn và lập phương án vay
vốn, hỗ trợ theo chính sách.
3.
Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ lãi vay theo chính sách khuyến khích
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị (kể cả các
hạng mục đầu tư do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt), gửi các Sở, ngành có
liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu hàng năm.
4.
Căn cứ kế hoạch phân khai kinh phí hỗ trợ lãi vay hàng năm được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân quận - huyện có kế hoạch dự toán rút kinh phí
tại Kho bạc quận - huyện theo định kỳ để chuyển trả hỗ trợ lãi vay cho tổ chức
tín dụng.
5.
Các quận - huyện có trách nhiệm gửi các phương án đã được Ủy ban nhân dân quận
- huyện phê duyệt về bộ phận thường trực - Chi cục Phát triển nông thôn thành
phố Hồ Chí Minh để tổng hợp, báo cáo. Hàng quý, 6 tháng, năm các quận - huyện
phải tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện triển khai Chính sách khuyến khích
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành
phố giai đoạn 2011 - 2015.
6.
Theo dõi tình hình sản xuất của các Tổ chức, Cá nhân đã phê duyệt Phương án;
phối hợp với
các tổ chức tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá
nhân đúng mục đích. Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Ủy ban nhân dân các phường -
xã kiểm tra, phù hợp với định hướng phát triển lâu dài trên địa bàn, gửi Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố ra văn bản điều chỉnh bổ sung sửa
đổi vào hạng mục được hưởng hỗ trợ lãi vay.
7. Phòng Kinh
tế quận - huyện có trách nhiệm xây dựng dự toán và sử dụng kinh phí Mức bồi
dưỡng kiêm nhiệm của Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc thực hiện Chính sách và
trình Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt áp dụng theo Công văn số
7113/UB-TM ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về mức bồi
dưỡng kiêm nhiệm, thù lao hội họp cho các Thành viên, Ban chỉ đạo, Hội đồng và
thành viên Tổ giúp việc.
Điều
13. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành thành phố
1. Giao Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì
phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Sở, ban, ngành đoàn thể phổ
biến, tuyên truyền nội dung về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông
nghiệp đô thị cho các Tổ chức, cá nhân. Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố định
kỳ hàng quý, 6 tháng, năm về tình hình thực hiện Chính sách khuyến khích chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.
- Hướng dẫn
các Tổ chức, Cá nhân về tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP);
sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao.
-
Hàng năm có trách nhiệm xem xét và ra văn bản điều chỉnh bổ sung quy định về
danh mục lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và địa bàn ưu tiên được hưởng Chính
sách.
-
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận -
huyện, phường - xã - thị trấn kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn vay, tham
mưu xử lý đối với các trường hợp sử dụng vốn vay không đúng mục đích đối với
các Phương án do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
-
Xây dựng dự toán và sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định và Tổ
giúp việc thực hiện Chính sách và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt
trong nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm. Mức bồi dưỡng kiêm nhiệm, thù lao hội họp
cho các thành viên các Sở, ngành và Tổ giúp việc của thành phố áp dụng theo
Công văn số 7113/UB-TM ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố
về mức bồi dưỡng kiêm nhiệm, thù lao hội họp cho các Thành viên, Ban chỉ đạo,
Hội đồng và thành viên Tổ giúp việc. Giao Chi cục
Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
thực hiện.
2.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
-
Căn cứ vào kế hoạch và tổng kinh phí hỗ trợ lãi vay chương trình chuyển đổi cơ
cấu nông nghiệp của Ủy ban nhân dân các quận - huyện gửi về, Sở Kế hoạch và Đầu
tư tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định giao kế hoạch chỉ tiêu
cấp bù lãi vay.
-
Cân đối đủ kinh phí hỗ trợ theo chỉ tiêu Ủy ban nhân dân thành phố giao hàng
năm để thực hiện Chính sách.
-
Phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện
chính sách tại các quận - huyện.
3.
Giao Sở Tài chính:
-
Hướng dẫn các Phòng, ban quận - huyện về thủ tục chuyển trả tiền hỗ trợ lãi vay
cho các Tổ chức, Cá nhân thông qua các tổ chức tín dụng.
-
Phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện
chính sách tại các quận - huyện.
4.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh:
-
Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo Chính sách
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015.
-
Hàng tháng có văn bản thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các quận, huyện về mức lãi suất huy động
tiết kiệm bằng tiền đồng kỳ hạn 12 tháng (loại lãi trả sau) của 4 ngân hàng
thương mại trên địa bàn thành phố (theo Khoản 4, Điều 4 của Quy định này).
5.
Kho bạc Nhà nước thành phố:
-
Hướng dẫn và thực hiện việc chuyển trả phần kinh phí hỗ trợ lãi vay cho các
Phương án theo quy định.
-
Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm về tình hình
chuyển trả lãi vay thực hiện theo Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011
- 2015.
6.
Các tổ chức tín dụng (kể cả Quỹ giảm nghèo - tăng hộ
khá; Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã):
-
Phối hợp với Hội đồng thẩm định quận - huyện thẩm định các Phương án vay vốn
của các Tổ chức, Cá nhân thực hiện Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.
-
Tự chịu trách nhiệm về việc xét duyệt, quyết định cho vay và lập thủ tục cho
vay trực tiếp đối với các Tổ chức, Cá nhân do Ủy ban nhân dân quận - huyện phê
duyệt theo quy định và có trách nhiệm giải ngân vốn vay trong vòng 3 tháng kể
từ ngày phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều
14. Các Tổ chức, Cá nhân thực hiện vay vốn được hỗ trợ lãi vay của chính sách
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô
thị
-
Thực hiện đăng ký hoặc xây dựng Phương án vay vốn có hỗ trợ lãi vay theo đúng
quy định.
-
Sử dụng vốn vay đúng mục đích theo các Phương án do các cấp thẩm quyền đã phê
duyệt.
-
Thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc; lãi vay cho các tổ chức tín dụng theo đúng quy
định.
Điều 15. Kiểm
tra và xử lý vi phạm
1.
Giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra việc sử dụng vốn
vay của các Tổ chức, Cá nhân theo Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.
2.
Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì
phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính và các cơ quan liên quan kiểm
tra việc thực hiện tại các quận - huyện.
3.
Xử lý các Tổ chức, Cá nhân sử dụng vốn vay không đúng mục đích như sau: Ủy ban
nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm ra quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ
lãi vay đối với trường hợp do Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt phương án,
tham mưu đề xuất Hội đồng thẩm định cấp Thành phố đối với các phương án do Ủy
ban nhân dân thành phố phê duyệt. Các Tổ chức, Cá nhân đã vi phạm sử dụng vốn
vay không đúng mục đích sẽ không được tiếp tục xem xét giải quyết hỗ trợ lãi
vay cho các Phương án khác theo Quy định này.
4.
Trường hợp thực hiện Phương án sản xuất kéo dài, không phải do thiên tai, bệnh
dịch, ngân sách thành phố sẽ không xem xét để tiếp tục hỗ trợ lãi vay, chủ
phương án vay vốn tự chịu trách nhiệm thanh toán phần lãi do nợ quá hạn.
5.
Trường hợp phát sinh rủi ro trên diện rộng do các nguyên nhân khách quan (thiên
tai, dịch bệnh), việc thực hiện xử lý rủi ro áp dụng theo các quy định tại Nghị
định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Điều 16. Điều khoản thi hành
1.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các
quận - huyện tổ chức hướng dẫn kiểm tra thực hiện Quy định này.
2.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có sự không phù hợp với thực tế, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp thông qua Hội đồng thẩm định Thành
phố tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét bổ sung, sửa đổi cho
phù hợp./.
DANH
MỤC
CÁC ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
1. Lĩnh vực trồng
trọt:
1.1- Trồng rau, dưa
hấu: tại các vùng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đủ điều
kiện sản xuất rau an toàn và các vùng được các Quận (Huyện) chuyển đổi trồng
rau.
1.2- Nuôi trồng nấm
các loại : các Quận (Huyện) sử dụng nguồn nước tưới hợp vệ sinh.
1.3- Nhóm hoa cây
kiểng: các Huyện và Quận vùng ven có sản xuất nông nghiệp.
- Trồng hoa lài: quận
12 và các huyện: Hóc Môn, Củ Chi.
1.4- Trồng cây ăn
trái chuyên canh :
+ Các Xã dọc theo
sông Sài Gòn thuộc các huyện: Củ Chi, Hóc Môn; quận Thủ Đức; dọc sông Đồng Nai
quận 9.
+ Các Xã thuộc huyện
Bình Chánh.
+ Các Xã thuộc huyện
Cần Giờ.
1.5- Nhóm cây thức ăn
chăn nuôi thuộc các huyện: Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh.
1.6- Nhóm cây công
nghiệp (sản xuất theo vùng tập trung).
2. Lĩnh vực chăn nuôi
:
- Chăn nuôi bò sữa :
các huyện :Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh; Quận 12.
- Chăn nuôi bò thịt,
ưu tiên nuôi vỗ béo bò sữa lấy thịt: các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Cần Giờ.
- Chăn nuôi heo : các
huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ; Quận 9, Quận 12.
- Chăn nuôi các loại
khác: thỏ, trùng, dế,…: các Huyện, Quận vùng ven có sản xuất nông nghiệp.
3. Lĩnh vực thủy sản
:
- Nuôi tôm nước lợ,
mặn : các huyện: Cần Giờ, Nhà Bè.
- Nuôi cá nước ngọt:
các huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ; quận 9, quận 12.
- Nuôi cá: Bình
Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, quận 9, quận 12.
- Nuôi nghêu, sò,
hàu, vọp : huyện Cần Giờ.
- Cua, lươn, ếch,
baba: các Huyện, Quận ven có sản xuất nông nghiệp.
- Trại thuần dưỡng
giống thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản: huyện Cần Giờ.
- Lập bè theo qui
hoạch : các huyện: Cần Giờ và Nhà Bè; quận 9.
- Cá cảnh : các
Huyện, Quận ven có sản xuất nông nghiệp.
4. Lĩnh vực lâm, diêm
nghiệp:
- Sản xuất muối ở
huyện Cần Giờ;
- Ươm giống cây lâm
nghiệp, các huyện: Bình Chánh và Củ Chi.
- Cá sấu, trăn, rắn,
nhím,…ở những vùng có điều kiện.
5. Chủng loại máy cơ
giới hoá sản xuất và chế biến được hỗ trợ:
- Trồng
trọt: Máy làm đất, gieo cấy, thu hoạch, máy liên hợp;
- Trong
chăn nuôi: máy vắt sữa, máy xay - nghiền thức ăn, máy trộn thức ăn, máy bơm
điện, hệ thống cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi;
- Trong
thủy sản: máy bơm-thoát, tạo oxy (máy nén, máy dầu);
- Chế
biến và ngành nghề nông thôn: máy sấy, máy cắt, máy xay, máy ép; muối (làm
đất, vận chuyển); thiết
bị giết mổ, xe chuyên dụng, các công cụ,dụng cụ phục vụ cho phát triển ngành
nghề nông thôn.
Các loại
máy nêu trên không phân biệt chủng loại, địa bàn, có mặt trên thị trường và do
người mua tự lựa chọn theo nguyên tắc thoả thuận với người bán. Đối với các tổ hợp
hay hệ thống máy móc, thiết bị liên hoàn có liên quan với nhau mới hoạt động
được, việc xét hỗ trợ sẽ tính chung cho toàn hệ thống.
Điều kiện
hỗ trợ: các loại máy móc, thiết bị cơ khí và dây chuyền thiết bị do các Tổ
chức, Cá nhân (có cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động
theo luật pháp Việt Nam) sản xuất và lắp ráp; Có nhãn hàng hóa theo quy định
tại Nghị định 89/2006/CPNĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về nhãn
hàng hóa.
6. Sản xuất phẩm nông
nghiệp sạch; sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) được cấp giấy chứng nhận:
6.1. Sản xuất nông
nghiệp kỹ thuật cao:
- Công nghệ sinh học
trong nông nghiệp bao gồm:
a-Ứng dụng sinh học
phân tử trong giám định bệnh hại cây trồng; Công nghệ sản xuất và ứng dụng các
bộ KIT chẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng và vật nuôi: Thuốc thử, que thử (test
strip), đoạn mồi (primers), kháng thể (antibody)…
b-Ứng dụng công nghệ
sinh học trong sản xuất phân hữu cơ, thuốc Bảo vệ thực vật, sản suất nấm (nấm
ăn, dược liệu), sản xuất các chế phẩm xử lý môi trường…
Công nghệ sản xuất
cây giống bao gồm:
a-Công nghệ nhân
giống truyền thống có cải tiến (Nuôi cấy mô hom; vi ghép…)
b-Công nghệ nuôi nhân
giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật (tissue culture, anther culture);
c-Chọn tạo giống mới
bằng gây đột biến gen ( sử dụng kỹ thuật phóng xạ hạt nhân, hóa chất…)
d-Công nghệ lai tạo
giống có ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử.
Kỹ thuật canh tác cây
trồng gồm:
a-Kỹ thuật canh tác
không dùng đất: Thủy canh (hydroponic), màng dinh dưỡng (deepend and flooting
board techonology), khí canh, trồng cây trên giá thể;
b-Sử dụng hệ thống tưới
phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động;
c-Sử dụng hệ thống
nhà kính, nhà lưới, nhà màng PE (polyethylene) có hệ thống điều khiển tự động
hoặc bán tự động;
- Ứng dụng công nghệ
mới trong bảo quản (điều chỉnh thành phần không khí: O2, N2,
CO2,…sử dụng enzim, màng thong minh,…) và chế biến nông sản.
- Công nghệ sản xuất
vật liệu mới và ứng dụng để sản xuất giá thể, khay ươm cây giống, màng phủ nông
nghiệp, màng bao trái, chất bảo quản nông sản, sản xuất các vật liệu cho hệ thống
nhà màng, hệ thống tưới…
- Ứng dụng công nghệ
thông tin (computer), tự động hóa trong canh tác chăm sóc cây trồng như điều
tiết nhiệt độ, ẩm độ, cường độ và thời gian chiếu sang, tưới tiêu nước, sử dụng
phân bón, phòng trừ sinh vật hại, thu hoạch nông sản…
Trong quá trình thực
hiện, tiêu chí này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình
thực tế.
6.2- sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (GAP) được cấp giấy chứng nhận.
7. Ký kết
tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nông thôn và có phương
án cụ thể.
8. Ngành nghề
nông thôn:
các Huyện, Quận vùng ven, gồm:
- Sản xuất tiểu, thủ
công nghiệp ở nông thôn:
+ Chế biến, bảo quản
nông, lâm, thủy sản;
+ Sản xuất vật liệu
xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông
thôn;
+ Xử lý, chế biến
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn;
-Sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ;
-Xây dựng, vận tải
trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân
cư nông thôn./.
ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|