Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3566/2010/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Nguyễn Doãn Khánh
Ngày ban hành: 08/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3566/2010/QĐ-UBND

Việt Trì, ngày 08 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ, nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 604/TTr-STP ngày 15/10/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND huyện, thành, thị và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhân:
- UBTVQH;
- Chính phủ;
- VPQH, VPCP, Bộ Tư pháp;
- TTTU, HĐND, UBND, UBMTTQ, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- VKSND, TAND tỉnh;
- Như Điều 3;
- PVP (Ô. Hậu);
- Website Chính phủ;
- Công báo (2b);
- Lưu VT, NCTD

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Khánh

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3566 /2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh Phú Thọ)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng Đề án:

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vì vậy, làm tốt công tác PBGDPL có ý nghĩa quan trọng trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, thực tiễn công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh giai đoạn qua chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đất nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng đang trong tiến trình phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng một chương trình mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL trong thời gian tới là cần thiết và và có ý nghĩa thiết thực.

II. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án:

1. Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

2. Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012.

3. Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

4. Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.

5. Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp về kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PBGDPL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Những kết quả đã đạt được:

1. Công tác PBGDPL đã được lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đại đa số các đơn vị xác định đúng ý nghĩa, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL, coi đây là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và đặc biệt là đối với mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong giai đoạn hiện nay. Phú Thọ cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước sớm xây dựng được thể chế hoàn thiện về công tác PBGDPL, đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác này (Chỉ thị 08, 15 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Nghị quyết 06 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Chỉ thị 26, 15, Quyết định 1200, 4323, 3129của UBND tỉnh).

2. Đến nay, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng được một hệ thống các cơ quan làm công tác PBGDPL.

Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 1998, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của tỉnh Phú Thọ đã được thành lập, qua nhiều lần kiện toàn, đổi mới, đến nay Hội đồng có 25 thành viên, do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng, thành viên là đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đoàn thể, Sở Tư pháp là cơ quan Thường trực Hội đồng. Hội đồng làm nhiệm vụ chỉ đạo công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Tại cấp huyện, 13/13 UBND huyện, thành, thị thành lập Hội đồng với cơ cấu thành phần, số lượng thành viên như Hội đồng cấp tỉnh. 100% UBND cấp xã thành lập Hội đồng với số lượng 5-7 thành viên. Nhiều ngành, đoàn thể và các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã thành lập Tổ, ban thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật.

Ngành Tư pháp được giao nhiệm vụ tham mưu giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác PBGDPL. Sở Tư pháp đã thành lập phòng nghiệp vụ PBGDPL, Trung tâm Trợ giúp pháp lý và 03 chi nhánh ở các cụm huyện. Phòng Tư pháp các huyện, thành, thị có từ 3 biên chế trở lên. Ở cấp xã, có 1 cán bộ tư pháp – hộ tịch, một số ít xã, phường có 02 cán bộ tư pháp - hộ tịch.

Nhiều đơn vị cấp Sở, ngành, đoàn thể, như: Cục Thuế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Hội phụ nữ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Y tế có phòng, ban chuyên môn thực hiện công tác PBGDPL. 10/18 cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh thành lập được phòng (bộ phận) pháp chế, 03 cơ quan bố trí cán bộ pháp chế kiêm nhiệm. Toàn tỉnh có 3001 tổ hòa giải với 18574 hòa giải viên cơ sở; 2645 nhóm nòng cốt. Hình thành và củng cố đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh (126 người), báo cáo viên cấp huyện (366 người), tuyên truyền viên cấp xã. Giáo viên dạy môn giáo dục công dân và giảng viên pháp luật của các trường, các chức danh tư pháp như luật sư, công chứng viên, thẩm phán, thư ký tòa án, điều tra viên, kiểm sát viên là đội ngũ cán bộ đông đảo thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật.

3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện cho công tác PBGDPL:

Tủ sách pháp luật đã được xây dựng ở 277 xã, phường, thị trấn, 145 thôn, làng, tổ dân phố, 795 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Mức đầu tư bổ sung hàng năm cho tủ sách của nhiều đơn vị tuy chưa nhiều nhưng tương đối nền nếp, hiệu quả. Đặc biệt tủ sách pháp luật dành cho lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện được chú trọng đầu tư, bổ sung hàng năm.

Báo Phú Thọ được phát hành đến chi bộ và khu dân cư, là một trong những hình thức, công cụ phổ biến pháp luật có hiệu quả rất tốt trên địa bàn tỉnh. Báo Phú Thọ điện tử ra đời cũng là bước đột phá phục vụ cho việc cập nhật thông tin, tuyên truyền pháp luật và kết quả thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh. Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đã xây dựng mới được trụ sở làm việc hiện đại và các trang thiết bị hiện đại với tần suất phát sóng cao; đã xây được 02 điểm thu - phát lại tại Thanh Sơn, Đoan Hùng để đưa tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền tỉnh đến được với cán bộ nhân dân và đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Hệ thống Đài phát sóng FM của Đài PT-TH tỉnh và Đài truyền thanh cấp huyện đã được nâng cấp. Hệ thống truyền thanh cấp xã đã được quan tâm, nhiều xã đã được lắp đặt đài FM. Trên thực tế hiện nay, hệ thống loa truyền thanh của cấp xã được coi là công cụ đắc lực và hiệu quả nhất trong công tác PBGDPL cho quần chúng nhân dân. Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ có một hệ thống các bản tin, tập san, tờ tin rất phong phú do các ngành, đoàn thể biên tập, in ấn, xuất bản để tuyên truyền các nội dung pháp luật và tình hình thực thi pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, điển hình như: Thông tin tuyên truyền viên, thông tin sinh hoạt chi bộ, Bản tin Tư pháp, Bản tin Hội đồng nhân dân, Tin Tài nguyên – Môi trường, Thông tin phụ nữ…

Những năm gần đây, Chính phủ, các bộ, ngành; HĐND - UBND tỉnh, huyện, xã, Sở, ngành, đoàn thể đã có sự quan tâm, đầu tư kinh phí cho công tác PBGDPL. Ở cấp tỉnh, từ năm 2007, kinh phí dành cho công tác này là 300 triệu/năm.

Tỉnh Phú Thọ đã có trang thông tin điện tử của tỉnh, của một số ngành; Cổng giao tiếp điện tử, Trang thông tin điện tử công bố các văn bản QPPL của tỉnh Phú Thọ. Hầu hết các ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện đã đầu tư mua sắm và nâng cấp các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác PBGDPL: máy vi tính, máy in, máy phô tô, máy chiếu…, đã kết nối mạng Internet. Một số UBND phường, thị trấn đã có máy vi tính và kết nối mạng Internet.

4. Hoạt động PBGDPL được tăng cường, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân có sự chuyển biến rõ rệt

Hoạt động tuyên truyền pháp luật được tiến hành tương đối thường xuyên ở các cấp, các ngành. Hình thức, biện pháp tuyên truyền khá phong phú, đa dạng; các hình thức phổ biến pháp luật truyền thống được sử dụng là: hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật, phổ biến pháp luật; tư vấn pháp luật; biên soạn, phát hành tờ gấp, đề cương; biên soạn, in sao băng, đĩa; kẻ vẽ pa nô, áp phích, khẩu hiệu, tranh cổ động; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền pháp luật, hòa giải ở cơ sở… Nhiều mảng pháp luật được tuyên truyền, vận động thực hiện sâu rộng đến từng khu dân cư, từng gia đình, như: dân số - kế hoạch hóa gia đình; phòng chống ma túy; nếp sống văn hóa; chính sách xã hội; chính sách đối với người có công với cách mạng, an toàn giao thông… Công tác PBGDPL được kết hợp, lồng ghép với các hoạt động chính trị, tư tưởng, văn hóa – văn nghệ. Giáo dục pháp luật đã được phổ cập trong các chương trình giáo dục – đào tạo, bước đầu giúp thanh thiếu niên làm quen với pháp luật. Các cấp, ngành, đoàn thể đã có sự phối kết hợp trong công tác PBGDPL do vậy phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với công tác này.

Nội dung tuyên truyền đã có sự chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng thời điểm, phục vụ tốt những sự kiện chính trị của đất nước, của địa phương. Việc tuyên truyền pháp luật nhất là đối với các điểm nổi cộm về vi phạm pháp luật; đối với việc triển khai các dự án lớn trên địa bàn; gắn công tác tuyên truyền pháp luật với kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, tăng cường xử lý vi phạm pháp luật bước đầu được quan tâm triển khai thực hiện.

Để đạt được hiệu quả của công tác PBGDPL là quá trình lâu dài, mặt khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đến nay có thể khẳng định PBGDPL đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức cũng như trong hành động chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. PBGDPL bước đầu có tác dụng làm cho công dân ý thức được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, hướng dẫn người dân tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Người dân không chỉ từng bước chủ động tìm hiểu pháp luật mà còn tự giác đóng góp các ý kiến phản ánh tâm tư nguyện vọng của mình trong quá trình thực hiện pháp luật. Với sự hỗ trợ của hoạt động PBGDPL, người dân đã và đang phát huy tính chủ động trong tham gia quản lý nhà nước; đóng góp các ý kiến xây dựng chủ trương, chính sách lớn của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn ổn định trật tự và an toàn xã hội. Công tác PBGDPL đã thực sự góp phần phát huy quyền làm chủ của người dân, đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Mỗi người dân có sự quan tâm với từng chế định pháp luật liên quan mật thiết với nghề nghiệp, địa bàn sinh sống, điều kiện kinh tế. Thực tế đã cho thấy, nhiều văn bản pháp luật thiết thực, gần gũi với cuộc sống của người dân đang được nhân dân hưởng ứng, tự giác tìm hiểu và chấp hành như văn bản về doanh nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế, vay vốn, xoá đói giảm nghèo, cải cách thủ tục hành chính, chính sách thu hút sinh viên giỏi, cán bộ có trình độ cao về công tác tại tỉnh, … do vậy đã góp phần phát triển kinh tế của mỗi gia đình và địa phương.

Do tăng cường PBGDPL và tổ chức thực hiện pháp luật tốt mà tỷ lệ vi phạm pháp luật trên một số lĩnh vực ở nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức đơn vị có chiều hướng giảm. Ở những địa phương làm tốt công tác PBGDPL cùng với thực hiện tốt chính sách pháp luật, tình trạng khiếu nại tố cáo đã có những chuyển biến tích cực, giảm dần tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp. Nhiều năm qua, Phú Thọ không có điểm nóng về khiếu nại, tố cáo. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức đã nắm vững pháp luật, cập nhật được các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh công chức; nắm được các thông tin về tình hình thực hiện pháp luật; năng lực vận dụng, thi hành pháp luật được nâng lên một bước rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp đã có sự quan tâm ngày càng sâu sắc đến pháp luật, hiểu rõ hơn vai trò của pháp luật trong phát triển sản xuất kinh doanh.

II. Hạn chế:

Công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:

- Nhìn chung các đơn vị đều tiến hành công tác tuyên truyền pháp luật, tuy nhiên hoạt động có hiệu quả, duy trì thường xuyên, đầu tư kinh phí lớn, hình thức tuyên truyền phong phú mới chỉ tập trung ở một số đơn vị. Nhiều đơn vị thực hiện tuyên truyền mang tính chất chung chung, nội dung pháp luật đơn thuần, nghèo nàn, chưa thực sự đi vào chiều sâu, ít tính thuyết phục, vận động thực hiện pháp luật.

- Nhiều nội dung pháp luật quan trọng đối với đời sống sinh hoạt, quyền và nghĩa vụ của người dân chưa được chuyển tải đến đối tượng thực hiện, đối tượng thụ hưởng. Việc phổ biến pháp luật đến cơ sở, đối với người dân tộc ít người, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều mảng trong công tác thực thi pháp luật chưa được phổ biến rộng rãi.

- Các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chưa phong phú, sinh động và chưa được đổi mới. Hoạt động tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở mức độ đưa thông tin pháp luật; các tin bài chưa thu hút người đọc, người nghe. Số lượng các hội nghị PBGDPL trên địa bàn toàn tỉnh rất lớn nhưng hiệu quả tuyên truyền chưa tương xứng, thông tin pháp luật truyền tải đến người tham dự chưa nhiều. Trong các hội nghị tập huấn, giảng dạy, tài liệu chưa sinh động, chưa có nhiều tài liệu trực quan, phương pháp giảng dạy mang tính chất một chiều, chưa chú trọng các phương pháp giảng dạy tích cực, do vậy hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Một số hình thức, biện pháp truyền thống có ưu thế chưa được phát huy tối đa, ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL còn yếu, thiếu linh hoạt trong lựa chọn hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ người được tuyên truyền và đặc thù của địa bàn.

So với nhiều năm trước, hoạt động tuyên truyền pháp luật trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường; tuy nhiên, chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chưa ngang tầm với việc quản lý xã hội bằng pháp luật.

- Nhận thức pháp luật của cán bộ, nhân dân không đồng đều; một bộ phận không nhỏ chưa có ý thức tốt về chấp hành pháp luật, thể hiện ở một số lĩnh vực: Tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, tổng số vụ án giải quyết của Tòa án các cấp tỉnh Phú Thọ năm sau cao hơn năm trước xấp xỉ 10%; số lượng người phạm tội là nữ, người dân tộc ít người, người tái phạm, tái phạm nguy hiểm ngày càng tăng. Tình hình vi phạm pháp luật giao thông trên địa bàn tỉnh ở mức độ nghiêm trọng: số người chết, bị thương trong một năm từ sự thiếu ý thức chấp hành pháp luật giao thông tuy có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn rất cao, trung bình mỗi năm có 130 người chết, 61 người bị thương do tai nạn giao thông. Trong 5 năm gần đây, tỉnh Phú Thọ không có điểm nóng về khiếu kiện, tuy nhiên số đơn khiếu nại đúng, tố cáo đúng chiếm tỷ lệ còn thấp; số đơn khiếu nại sai, tố cáo sai chiếm tỷ lệ khá cao so với số đơn đã giải quyết.

III. Nguyên nhân của những hạn chế:

- Hệ thống pháp luật về công tác PBGDPL chưa hoàn thiện; văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất chỉ đạo công tác PBGDPL hiện nay là Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, chưa xây dựng được Nghị định, Pháp lệnh, Luật để điều chỉnh hoạt động PBGDPL, do vậy công tác tuyên truyền pháp luật chưa trở thành hoạt động bắt buộc, thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp.

- Quan điểm về nhà nước pháp quyền XHCN chưa được nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn ở một số đơn vị, địa phương. Một số cấp ủy Đảng, cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ công chức chưa xác định đúng ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL, do vậy chưa quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ PBGDPL.

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác PBGDPL chưa đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên, rộng rãi. Thiếu cơ chế, kế hoạch phối hợp giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện và cơ sở để huy động sức mạnh tổng của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của cả xã hội. Nhiều Hội đồng phối hợp cấp huyện, cấp xã hoạt động chưa thực chất, mang tính hình thức, chưa thực hiện hết vai trò chỉ đạo của Hội đồng đối với công tác PBGDPL trên địa bàn.

- Nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL còn thiếu về số lượng; chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay.

Các Phòng Tư pháp cấp huyện mới được bổ sung biên chế trong năm 2010; trước năm 2010, nhiều Phòng Tư pháp chỉ có 02 biên chế, cán bộ luân chuyển thường xuyên đã ảnh hưởng lớn đến việc hướng dẫn, chỉ đạo công tác tư pháp nói chung và PBGDPL nói riêng. Toàn tỉnh có 280 cán bộ tư pháp – hộ tịch chuyên trách/277 xã, phường, thị trấn; tuy nhiên, cán bộ tư pháp cấp xã phải đảm đương thường xuyên trên 12 đầu việc, do vậy ít có thời gian đầu tư cho công tác PBGDPL. Trình độ chuyên môn của cán bộ tư pháp cấp xã chưa đáp ứng so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng (20% cán bộ tư pháp xã có trình độ Đại học Luật và Đại học chuyên ngành khác). Trình độ văn hóa, nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật của đội ngũ hòa giải viên cơ sở chưa cao: 36,5% có trình độ phổ thông trung học, 16,2% có trình độ chuyên môn từ trung cấp đến đại học.

Nhiều Sở, ngành chưa bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách. Số lượng cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp còn rất ít ỏi, chưa có đủ trình độ và năng lực thực tiễn làm tư vấn về pháp luật cho lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là mảng pháp luật về xuất nhập khẩu, quan hệ hợp tác kinh tế với doanh nghiệp nước ngoài…

Mạng lưới báo cáo viên pháp luật tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên cấp xã tuy đã được thành lập nhưng hoạt động chưa thực sự có hiệu quả. Số lượng người thuộc diện trợ giúp pháp lý của tỉnh là rất lớn trong khi tổ chức trợ giúp pháp lý tuy mới được củng cố, kiện toàn về tổ chức, bộ máy và thành lập chi nhánh tại một số huyện nhưng chưa thể đáp ứng hết yêu cầu về giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.

- Chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, do vậy chưa tạo được động lực thu hút những người giỏi tham gia công tác này.

Việc tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ cán bộ chưa thường xuyên, thiếu bài bản, do vậy việc cập nhật các nội dung pháp luật mới, kỹ năng tuyên truyền của cán bộ còn hạn chế.

Nhiều chính sách, chế độ chưa được thực hiện trên thực tế: Hòa giải viên ở cơ sở chưa được hưởng chế độ thù lao cho các vụ việc hòa giải thành cũng như chưa được cung cấp thường xuyên các tài liệu tuyên truyền pháp luật và các tài liệu khác phục vụ cho công tác hòa giải, do vậy làm giảm nhiệt tình tham gia hoạt động này.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật còn nhiều bất cập. Các điều kiện làm việc của cán bộ, công chức chưa được cải thiện nhiều; việc tuyên truyền pháp luật qua công nghệ thông tin hiện đại ít được áp dụng.

- Kinh phí đầu tư cho công tác PBGDPL chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ.

Mặc dù đã có các văn bản của Trung ương về mức chi cho các hoạt động nghiệp vụ và thù lao cho cán bộ thực hiện nhưng trên thực tế do nguồn ngân sách của địa phương khó khăn nên việc đầu tư cho công tác này hết sức hạn chế.

Hoạt động tuyên truyền pháp luật gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do không có kinh phí: Theo kết quả điều tra, khảo sát về công tác này 5 năm gần đây, kinh phí chi cho công tác PBGDPL/năm ở cấp huyện cao nhất là từ 50-70 triệu đồng, trung bình ở mức 35 - 45 triệu đồng/năm. Kinh phí chi cho công tác PBGDPL ở các xã thuộc huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, thành phố Việt Trì chỉ đạt ở mức 1 - 1,5 triệu đồng/năm. Hầu hết các xã liên tục nhiều năm không có kinh phí chi cho công tác này. Bình quân kinh phí chi cho công tác PBGDPL của tỉnh hiện nay mới đạt 1800 đ/người/năm. Việc đầu tư kinh phí cho công tác PBGDPL trong toàn tỉnh thấp, dàn trải, thiếu đồng bộ. Chưa có nhiều chương trình, đề án đầu tư cho công tác này.

Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động, lựa chọn hình thức, biện pháp cũng như hiệu quả tuyên truyền pháp luật.

Phần thứ ba

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. Phạm vi, đối tượng của Đề án:

1. Phạm vi:

Đề án được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến năm 2015.

2. Đối tượng:

Đối tượng của Đề án là các cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp; cơ quan, đơn vị Trung ương, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động, nhân dân, người nước ngoài sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh.

II. Mục tiêu của Đề án:

1. Mục tiêu tổng quát:

a) Thực hiện công tác PBGDPL đồng bộ, tương xứng với hoạt động xây dựng pháp luật của Trung ương và văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Phú Thọ.

b) Từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác PBGDPL.

Đến năm 2015, đảm bảo tất cả các văn bản pháp luật được tuyên truyền đến các đối tượng thi hành; mọi người dân nhận được thông tin pháp luật phù hợp với lứa tuổi, nghề nghiệp, địa bàn sinh sống.

Xây dựng văn hóa, văn minh chấp hành pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Xã hội hóa công tác PBGDPL:

Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đối với công tác PBGDPL. Hoàn thiện các thiết chế văn hóa pháp luật, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu khai thác, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân. Cán bộ, nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm tự giác tìm hiểu pháp luật để thực hiện.

b) Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan làm công tác PBGDPL

- Thường xuyên kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh, cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của Hội đồng đảm bảo chỉ đạo toàn diện, kịp thời đối với công tác PBGDPL trên địa bàn.

- Tăng cường cán bộ công chức cho các cơ quan quản lý nhà nước về PBGDPL (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp). Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác PBGDPL ở Phòng Tư pháp cấp huyện, Ban Tư pháp cấp xã.

- 100% Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có Phòng, tổ chức hoặc cán bộ pháp chế chuyên trách.

- 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có cán bộ tư vấn pháp luật. Phát triển và quản lý đội ngũ tư vấn viên pháp luật.

- Xây dựng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở rộng khắp địa bàn tỉnh.

c) Chuẩn hóa về trình độ đối với cán bộ làm công tác PBGDPL:

- 40% cán bộ quản lý, công chức làm công tác PBGDPL của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trình độ trên đại học chuyên ngành Luật. 100% cán bộ pháp chế của Sở, ngành, đoàn thể có trình độ đại học, có kiến thức pháp lý.

- 50% cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp xã có trình độ đại học Luật; không có cán bộ tư pháp – hộ tịch chưa qua đào tạo chuyên ngành luật.

- 100% tuyên truyền viên cấp xã có trình độ trung cấp pháp lý trở lên.

- 40% hòa giải viên có trình độ pháp lý từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên, có kiến thức pháp lý.

- 100% đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL được tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL theo định kỳ.

d) Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL

- Tăng mức đầu tư kinh phí so với giai đoạn 2007-2010.

- Xây dựng trang thông tin điện tử, Bản tin chuyên về PBGDPL; chuyên trang PBGDPL trên các trang thông tin điện tử.

- Từng bước hiện đại hóa các phương tiện làm việc cho các cơ quan, công chức làm công tác PBGDPL.

e) Phổ cập kiến thức pháp luật

- 100% cán bộ quản lý; cán bộ, công chức của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể nắm vững pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh, chức vụ công chức; cơ bản nắm được các nội dung pháp luật về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân.

- 100% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tự tìm hiểu và được truyên truyền về pháp luật lao động, thuế, kinh tế, tài nguyên - môi trường và pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh.

- 90% học sinh phổ thông, sinh viên được tuyên truyền về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân phù hợp với lứa tuổi.

- 90% người dân nhận được thông tin pháp luật phù hợp với địa bàn.

III. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị đối với công tác PBGDPL:

Đảng bộ và chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thông qua việc ban hành các nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án triển khai công tác PBGDPL; lồng ghép chỉ tiêu về PBGDPL trong hoạch định chính sách và lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đưa công tác PBGDPL thành nội dung thường xuyên chương trình hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền, coi đây là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, địa phương; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền.

Xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác PBGDPL phù hợp với điều kiện của địa phương. Xây dựng dự toán và bố trí kinh phí cho nhiệm vụ này.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện công tác PBGDPL của đơn vị, địa phương, xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục những yếu kém, bất cập.

2. Xây dựng cơ chế phối hợp trong tổ chức thực hiện:

Thường xuyên củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp. Xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng, quy chế phân công trách nhiệm của các thành viên Hội đồng. Tăng cường vai trò chỉ đạo, lãnh đạo công tác PBGDPL trên địa bàn quản lý của Hội đồng.

Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các thành viên Hội đồng trong triển khai công tác tuyên truyền pháp luật; Xây dựng văn bản liên tịch của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án.

Phát huy vai trò đầu mối của cơ quan tư pháp các cấp, cán bộ pháp chế các Sở, ngành, tổ chức, doanh nghiệp. Chủ động tham mưu giúp UBND cùng cấp các biện pháp, quyết sách nhằm tăng cường công tác PBGDPL phù hợp với từng giai đoạn và thời điểm.

3. Xây dựng nguồn nhân lực:

a) Kiện toàn nguồn nhân lực

Các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh chưa có cán bộ pháp chế chuyên trách bố trí ít nhất 1-2 cán bộ pháp chế chuyên trách theo đúng quy định của Nghị định 122/2004/NĐ-CP của Chính Phủ.

Nghiên cứu tiếp tục bổ sung biên chế cho Phòng Tư pháp cấp huyện; tăng cường thêm cán bộ làm nhiệm vụ tư pháp - hộ tịch cấp xã; bố trí đúng trình độ chuyên ngành Luật đối với công chức tư pháp – hộ tịch; tuyển dụng cán bộ mới đủ tiêu chuẩn thay thế cán bộ không đủ tiêu chuẩn, không hoàn thành nhiệm vụ; khuyến khích cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp lý.

Vận động, khuyến khích những người đã có thời gian công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thi hành pháp luật có tâm huyết tham gia hoạt động PBGDPL. Thu hút những người có chức danh tư pháp (luật sư, công chứng viên, kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán…) tham gia tuyên truyền pháp luật.

Kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của xã, phường, thị trấn đảm bảo có trình độ chuyên môn từ trung cấp luật trở lên.

b) Chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác PBGDPL:

- Về đào tạo, bồi dưỡng:

Các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng: Nhóm 1: Cán bộ quản lý về PBGDPL của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; người đứng đầu tổ chức pháp chế của Sở, ngành, đoàn thể. Nhóm 2: Công chức làm công tác PBGDPL tỉnh, cấp huyện, cấp xã; cán bộ pháp chế Sở, ngành, đoàn thể; báo cáo viên pháp luật của tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên cấp xã; giảng viên giảng dạy pháp luật của các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; giáo viên giảng dạy môn pháp luật của các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh; phóng viên, biên tập viên pháp luật Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ và Bản tin, tập san của các ngành, đoàn thể. Nhóm 3: Hòa giải viên ở cơ sở.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

Bồi dưỡng và nâng cao trình độ lý luận chính trị: 1 lần/năm đối với đối tượng nhóm 1 và 2; 02 năm 1 lần đối với đối tượng nhóm 3.

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL: Tổ chức tập huấn cho đối tượng nhóm 1 và 2 theo định kỳ 2 đợt/năm theo hướng tăng cường tập huấn theo chuyên đề, tập huấn các văn bản pháp luật mới được ban hành, các vấn đề vướng mắc nổi cộm tại địa bàn, kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL. Đội ngũ cán bộ làn công tác PBGDPL ở những địa bàn cần sử dụng tiếng dân tộc được đào tạo bồi dưỡng tiếng dân tộc. Tổ chức tập huấn cho đối tượng nhóm 3 theo định kỳ 1 đợt/năm. Định kỳ tổ chức đánh giá, từ đó tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác PBGDPL.

- Được cung cấp tài liệu pháp luật.

- Được tham dự các cuộc thi người làm công tác PBGDPL giỏi.

- Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở được chi trả thù lao khi thực hiện nhiệm vụ về PBGDPL.

4. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền pháp luật

a) Tiếp tục phát huy hiệu quả của hình thức tuyên truyền miệng thông qua các hội nghị chuyên đề, lớp tập huấn, lồng ghép trong buổi họp, tuyên truyền miệng cá biệt. Tất cả các Sở, ngành, đoàn thể có trách nhiệm tổ chức giới thiệu các văn bản pháp luật mới điều chỉnh các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã phổ biến các văn bản pháp luật mới triển khai trên địa bàn, cần thiết phải tổ chức tập huấn các chế độ nghiệp vụ, chính sách pháp luật mới cho cán bộ, công chức.

b) Đẩy mạnh việc xây dựng các tài liệu PBGDPL. Tùy từng điều kiện cụ thể và yêu cầu nhiệm vụ chính trị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tập hợp, tuyển chọn, biên soạn, chỉnh lý, cập nhật các nội dung pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung. Biên soạn đề cương, tờ gấp, đĩa hình, đĩa tiếng, lịch, pa nô, áp phích phổ biến pháp luật và các hình thức khác phù hợp với việc chuyển tải thông tin pháp luật đến khu dân cư, làng, bản, thôn, xóm; in ấn, phát hành tài liệu với số lượng lớn nhằm thực hiện mục tiêu đưa thông tin pháp luật đến được với đa số người dân.

Đa dạng hóa các hình thức biên soạn tài liệu nhằm phù hợp với đối tượng được tuyên truyền và đặc thù từng vùng miền.

c) Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục pháp luật trong các cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đầu tư mua sắm các bộ công cụ hỗ trợ dạy và học môn giáo dục công dân, pháp luật (bao gồm sách, tài liệu tham khảo, đĩa hình, giáo cụ trực quan khác). Nghiên cứu phương thức giáo dục pháp luật theo hướng đơn giản, dễ hiểu trên trang bìa sách, vở, đồ dùng học tập (do tỉnh phát hành) phù hợp với các cấp học.

d) Củng cố, duy trì và phát triển tủ sách pháp luật theo hướng tăng cường sách pháp luật phổ thông phù hợp với điều kiện, yêu cầu, tâm lý, trình độ của cán bộ, nhân dân ở cơ sở; đa dạng các loại tài liệu pháp luật; tiếp tục phát huy nhân rộng các mô hình khai thác tủ sách pháp luật có hiệu quả.

Đảm bảo nguồn chi thường xuyên cho công tác xây dựng tủ sách pháp luật: Căn cứ điều kiện thực tế và nhiệm vụ chính trị, các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã bố trí kinh phí hợp lý để phát triển tủ sách pháp luật. Tiếp tục phát triển tủ sách pháp luật kết hợp với tủ sách pháp luật điện tử phù hợp với trình độ công nghệ thông tin của tỉnh.

Nâng cao hiệu quả phối hợp luân chuyển sách pháp luật giữa 3 thiết chế: tủ sách pháp luật – thư viện – điểm bưu điện văn hóa xã; tiếp tục xây dựng và bổ sung sách pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp và mở rộng mô hình tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật ở khu dân cư, các đình chùa, nhà thờ tôn giáo. Huy động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cung cấp sách, tài liệu pháp luật cho các xã thuộc vùng khó khăn.

e) Trang thông tin điện tử, Cổng giao tiếp điện tử, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ, các bản tin, tập san của các ngành, đoàn thể đều đều có chuyên mục, chuyên trang PBGDPL.

Các Sở, ngành, đoàn thể tích cực xây dựng các chuyên mục của ngành, tổ chức nhằm giới thiệu các văn bản pháp luật mới liên quan đến các nội dung quản lý nhà nước của ngành, phản ánh tình hình thực hiện pháp luật, gương người tốt, việc tốt, các vi phạm pháp luật và biện pháp xử lý, giải đáp pháp luật, chú trọng phản ánh các vướng mắc trong thực thi pháp luật và tâm tư nguyện vọng của người dân đối với chế độ, chính sách của nhà nước.

Đề nghị các cơ quan xuất bản, phát hành báo, tạp chí, bản tin trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dành tỷ lệ thích hợp từ 1-5% số lượng phát hành để cấp phát miễn phí cho một số tủ sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật; khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm nhà tài trợ cung cấp tài liệu pháp luật cho tủ sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật.

Phát huy hiệu quả của đài truyền thanh, loa truyền thanh của cấp xã, khu dân cư trong thông tin pháp luật.

f) Tiếp tục phát triển các chi nhánh trợ giúp pháp lý, đảm bảo sau năm 2015 mỗi huyện, thị có ít nhất 01 chi nhánh nhằm đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.

g) Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình câu lạc bộ; lồng ghép nội dung pháp luật vào sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ.

Trước mắt thành lập thí điểm câu lạc bộ pháp luật ở một số huyện, thành, thị trên cơ sở các câu lạc bộ của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh. Trong thời gian hoạt động thí điểm, câu lạc bộ pháp luật hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách cấp tỉnh (một triệu đồng/tháng/CLB) và ngân sách UBND cấp huyện nơi có câu lạc bộ (một triệu đồng/tháng/CLB) cấp.

Đến năm 2015, nhân rộng mô hình câu lạc bộ pháp luật ở tất cả các huyện, thành, thị và 50% số xã, phường, thị trấn. Phân công mỗi đơn vị Sở, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện quản lý, chịu trách nhiệm về hoạt động của một hoặc một số câu lạc bộ. Giữa các câu lạc bộ thực hiện trao đổi, luân chuyển tài liệu pháp luật.

h) Tăng tỷ lệ số vụ án xét xử lưu động hàng năm từ 12 -15% trên tổng số vụ án được giải quyết. Nghiên cứu phương thức tuyên truyền rộng rãi hơn các vụ án xét xử lưu động trên các phương tiện thông tin đại chúng.

i) Thực hiện nghiêm túc công tác tuyên truyền pháp luật trong các dự án về giao đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, cổ phần hóa doanh nghiệp, tuyển dụng công chức, xây dựng, …).

k) Khuyến khích hoạt động sân khấu hóa công tác PBGDPL, lồng ghép tuyên truyền pháp luật trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội, hội thi. Hoạt động PBGDPL cần được tăng cường hơn nhân dịp các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của đất nước, của địa phương.

l) Tăng cường sử dụng các hình thức, biện pháp nhằm tuyên truyền quy định pháp luật, đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền thông qua các hình thức áp dụng quy định của pháp luật vào các trường hợp cụ thể, hoạt động thực thi pháp luật như: tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền cá biệt, hoạt động thực thi công vụ của các cơ quan kiểm lâm, thuế, thanh tra, thi hành án, công an, kiểm sát, tòa án… nhằm làm cho công tác PBGDPL cụ thể hơn với đại đa số nhân dân.

m) Tổ chức thực hiện Ngày pháp luật trên địa bàn tỉnh. Trước mắt tổ chức làm điểm trên một số lĩnh vực, địa bàn; sau giai đoạn thí điểm, tổng kết để nhân rộng mô hình.

n) Đồng thời với việc tuyên truyền vận động thực hiện, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật để củng cố sâu sắc các nội dung pháp luật đã được tuyên truyền, tạo niềm tin vào pháp luật trong cán bộ, nhân dân.

Chú trọng việc biên soạn các tài liệu thông tin về các vụ việc vi phạm pháp luật đã xảy ra trên địa bàn được dư luận xã hội quan tâm, quá trình và kết quả xử lý, việc vận dụng pháp luật trong quá trình xử lý nhằm giúp cán bộ và nhân dân hiểu biết sâu sắc hơn về pháp luật.

o) Tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật nhân dịp các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của tỉnh.

5. Xã hội hóa công tác PBGDPL:

Huy động, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ, hỗ trợ kinh phí, tài liệu cho các hoạt động PBGDPL. Hỗ trợ in ấn, phát hành tài liệu pháp luật cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc ít người. Tài trợ tài liệu pháp luật cho một hoặc một số câu lạc bộ pháp luật, tủ sách pháp luật. Các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể phối hợp, hợp tác cùng các doanh nghiệp thực hiện tuyên truyền pháp luật trên các ấn phẩm văn hóa, bao bì sản phẩm hoặc sản phẩm, hóa đơn bán hàng, thông qua các dịch vụ công nghệ thông tin; lồng ghép phổ biến pháp luật với quảng bá xúc tiến thương mại của doanh nghiệp.

Xây dựng các thiết chế văn hóa pháp luật (tủ sách pháp luật, điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện, Internet công cộng, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội, trang thông tin điện tử cung cấp văn bản pháp luật, giải đáp pháp luật) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tự khai thác, tìm hiểu các quy định của pháp luật khi có nhu cầu.

Đưa giáo dục pháp luật trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Cán bộ, công chức, viên chức và mọi người dân có trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật để chấp hành.

6. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với công tác PBGDPL

Xây dựng kế hoạch, chương trình, hướng dẫn, định hướng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác PBGDPL của các đơn vị, địa phương.

Tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền pháp luật thường xuyên.

Bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL: Kinh phí đầu tư cho công tác PBGDPL bao gồm: ngân sách của tỉnh, huyện, xã; ngân sách của Trung ương đầu tư cho các Đề án, chương trình về PBGDPL; huy động đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế.

Phấn đấu kinh phí đầu tư của các cấp, ngành, đoàn thể cho công tác này đến năm 2015 đạt: xã, phường, thị trấn: 30 triệu đồng; riêng đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn có thể đạt 50 triệu đồng; huyện, thành, thị: 150 triệu đồng (không tính kinh phí chi cho công tác thông tin, tuyên truyền của các dự án trên địa bàn); Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh: 50 triệu đồng; tỉnh: 1 500 triệu đồng (cấp riêng cho mục PBGDPL) nhằm đạt được mức đầu tư xấp xỉ 10000đ/người/năm vào năm 2015. Kết hợp lồng ghép PBGDPL với các hoạt động khác và sử dụng có hiệu quả kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, viện trợ quốc tế và xã hội hóa để tăng mức đầu tư cho công tác này đạt 20000 đ/người/năm.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động PBGDPL.

Xây dựng và phát triển Bản tin, trang thông tin điện tử chuyên về PBGDPL của tỉnh Phú Thọ. Tiếp tục thực hiện kết nối mạng Internet đối với các đơn vị chưa có Internet. Khuyến khích phát triển việc xây dựng trang thông tin điện tử của đơn vị, địa phương.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh:

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Đề án; chỉ đạo, điều phối các hoạt động của Đề án nhằm tạo sự phối kết hợp chặt chẽ, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh. Hàng năm đề xuất mức kinh phí dành cho công tác PBGDPL và đề ra các giải pháp cụ thể tăng cường hiệu quả hoạt động của Đề án; đề nghị UBND tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL.

2. Sở Tư pháp:

Tham mưu giúp Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án; tổ chức kiểm tra các hoạt động của Đề án trên toàn tỉnh; chủ trì, phối hợp việc tổ chức khảo sát, đánh giá; tham mưu đề xuất việc lựa chọn thực hiện thí điểm.

Tham gia, phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong thực hiện Đề án. Chịu trách nhiệm chính trong thực hiện các nhiệm vụ: thông tin, tuyên truyền các văn bản pháp luật điều chỉnh chung; hướng dẫn, theo dõi việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; nghiên cứu việc xây dựng Trang thông tin điện tử, Bản tin chuyên về PBGDPL; tham mưu việc phát triển các chi nhánh trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý; xúc tiến việc thành lập thí điểm các câu lạc bộ pháp luật và quản lý, theo dõi hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật; đề xuất việc thực hiện Ngày pháp luật; theo dõi, tổng hợp toàn bộ hoạt động PBGDPL trên địa bàn tỉnh.

Tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo HĐND, UBND tỉnh vào tháng 12 hàng năm; tham mưu sơ kết vào năm 2015, tổng kết thực hiện Đề án vào năm 2020.

3. Sở Kế hoạch - Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác PBGDPL; lồng ghép các chỉ tiêu cơ bản về PBGDPL vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từng năm và cả giai đoạn; đưa công tác tuyên truyền pháp luật là một nội dung bắt buộc của các dự án kinh tế - xã hội.

4. Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, bổ sung chỉ tiêu biên chế hàng năm cho nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL. Hướng dẫn lồng ghép các chỉ tiêu thực hiện công tác PBGDPL thành một trong những tiêu chuẩn để đánh giá thi đua, xét danh hiệu và hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân.

5. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch - Đầu tư cân đối, đảm bảo nguồn chi ngân sách thực hiện Đề án và các chương trình, đề án khác về PBGDPL đang được triển khai trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục tiêu, có hiệu quả.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục PBGDPL phục vụ cán bộ, nhân dân trên Báo, Đài, trang thông tin điện tử của tỉnh; chỉ đạo việc phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách về tuyên truyền pháp luật; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ báo chí bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

7. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch:

Chỉ đạo lồng ghép tuyền truyền pháp luật thông qua các hoạt động văn hóa thể thao và du lịch; Chỉ đạo sử dụng các thiết chế văn hóa – thông tin cơ sở trong hoạt động PBGDPL.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chỉ đạo việc tổ chức giảng dạy môn pháp luật và các hoạt động ngoại khóa về pháp luật trong các đơn vị giáo dục thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo chất lượng và nội dung chương trình; tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, pháp luật thuộc quyền quản lý; đề xuất và chỉ đạo tổ chức thực hiện phương thức giáo dục pháp luật trên đồ dùng học tập (sản xuất ở tỉnh) phù hợp với lứa tuổi học sinh.

9. Đài PT-TH tỉnh, Báo Phú Thọ:

Tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật; tăng thời lượng phát thanh và truyền hình về tuyên truyền pháp luật, nâng cao tính định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận của đông đảo nhân dân trong việc xây dựng ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật.

10. Các Sở, ngành:

Trên cơ sở các hoạt động của Đề án và tình hình thực tế, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL dài hạn, hàng năm để triển khai thực hiện ở ngành mình; bố trí cán bộ có trình độ pháp lý thực hiện nhiệm vụ pháp chế ngành hoặc tiếp tục thành lập Phòng, bộ phận pháp chế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị; chịu trách nhiệm chính trong việc thông tin, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành và các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành; phổ biến pháp luật cho cán bộ công chức của ngành; chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền pháp luật đối với các hoạt động, dự án đối với xã hội do đơn vị triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật do ngành được phân công quản lý; xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật theo đúng nội dung Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ; lập dự toán và bảo đảm kinh phí cho hoạt động PBGDPL. Tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện thông báo cho Sở Tư pháp để tổng hợp.

11. UBND cấp huyện:

Xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL dài hạn, hàng năm để triển khai thực hiện ở địa phương; chịu trách nhiệm thông tin, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật Trung ương, các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành trên địa bàn quản lý; phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý; tổ chức tuyên truyền pháp luật đối với các hoạt động, dự án phức tạp, nhạy cảm đối với xã hội triển khai trên địa bàn; chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật do đơn vị được phân công quản lý; xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật theo đúng tinh thần của Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở; lập dự toán và bảo đảm kinh phí cho hoạt động PBGDPL. Tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện thông báo cho Sở Tư pháp để tổng hợp.

12. Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL và đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện và xã.

13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên

Chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước tích cực vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên tự giác tìm hiểu pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đẩy mạnh việc giám sát hoạt động thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức; kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

14. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

Tăng cường PBGDPL thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; quan tâm bồi dưỡng kỹ năng lồng ghép tuyên truyền pháp luật; Tòa án nhân dân tỉnh tăng số vụ xét xử lưu động hàng năm và chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện tăng cường hoạt động này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận:

Đề án tăng cường công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là một bước tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về PBGDPL trong điều kiện thực tiễn của tỉnh Phú Thọ. Đề án được triển khai đồng bộ, nghiêm túc sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm hiểu pháp luật ngày càng cao của cán bộ, nhân dân; nhân dân từng bước ý thức được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, biết sử dụng pháp luật đúng đắn trong công việc và cuộc sống; tích cực tham gia hoạt động xã hội, đóng góp ý kiến của mình đối với quá trình thực hiện pháp luật; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đấu tranh chống các hành vi phạm pháp luật; từ đó xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật, với Nhà nước.

Năng lực vận dụng, tổ chức thi hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao, đảm bảo đúng pháp luật. Do vậy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

II. Đề xuất và kiến nghị:

1. Đối với Chính phủ:

- Ban hành theo thẩm quyền và trình Quốc hội ban hành các văn bản về tăng cường số lượng, chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Tăng mức đầu tư kinh phí cho các hoạt động PBGDPL, thành lập Quỹ PBGDPL; đưa công tác PBGDPL vào Chương trình mục tiêu quốc gia.

2. Đối với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan:

- Đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu Chính phủ trình Quốc hội hoàn thiện trình tự xây dựng các văn bản pháp luật, cơ chế thực thi pháp luật phải rõ ràng, tính khả thi cao, tránh sự chồng lấn, giao thoa về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của các ngành luật; tránh tình trạng văn bản có tính pháp lý cao phải chờ văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp dưới, làm hạn chế hiệu quả công tác PBGDPL do phải tuyên truyền một cách chung chung, không cụ thể.

- Đề nghị Bộ Tư pháp sớm tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật tạo cơ sở pháp lý chỉ đạo công tác này.

- Để khắc phục khó khăn về kinh phí, đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành trung ương xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện thống nhất kinh phí chi cho công tác PBGDPL cho các cấp trên cả nước tương xứng với hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các tiểu mục chi cho công tác PBGDPL tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền phù hợp với điều kiện kinh phí.

- Đề nghị Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục - Đào tạo nghiên cứu xây dựng giáo trình đưa giáo dục pháp luật vào các cấp giáo dục, đào tạo.

- Đề nghị Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ kiện toàn bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL ở địa phương; nghiên cứu các phương thức kiện toàn, nâng cao chất lượng và cơ chế chính sách đối với đội ngũ làm công tác PBGDPL trên cả nước.

- Đề nghị các Bộ, ngành ở Trung ương có liên quan phối hợp chặt chẽ hướng dẫn cụ thể cho địa phương tổ chức các chiến dịch, đợt tuyên truyền sâu rộng đối với các nội dung pháp luật cụ thể, nhân dịp các sự kiện lớn của đất nước, cần thiết xây dựng các tài liệu tuyên truyền thống nhất trong đó quan tâm đầu tư các tài liệu trực quan như tranh ảnh, pa nô, áp phích để tăng hiệu quả tuyên truyền; cần thiết tổ chức làm điểm ở một số địa phương việc tuyên truyền pháp luật kết hợp với giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật để làm chuyển biến sâu sắc nhận thức pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ nhân dân ở địa phương đó để từ đó nhân rộng cách làm.

3. Đối với Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh:

- Đề nghị Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết bố trí ngân sách của tỉnh hàng năm đảm bảo thực hiện công tác PBGDPL.

 

PHỤ LỤC 1:

KINH PHÍ NGÂN SÁCH CẤP CHO CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
(Ban hành Quyết định số 3566/2010/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Phê duyệt Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015)

Năm

Ngân sách đầu tư cho công tác PBGDPL ở cấp tỉnh

(thời kỳ ổn định ngân sách địa phương)

Ngân sách đầu tư cho công tác PBGDPL ở cấp huyện

 

Ngân sách đầu tư cho công tác PBGDPL ở cấp xã

 

Sở, ban, ngành, đoàn thể

(38 đơn vị)

 

Bình quân KP người/năm

2007

300 triệu đồng

30 triệu đ/đơn vị x 12 HTT = 360 triệu đ

1 triệu đ/đơn vị x 274 XPTT = 274 triệu đ

20 triệu đ/đơn vị x 38 = 760 triệu đ

1303 đ

(1694 triệu đ/1300 nghìn người )

2008

300 triệu đồng

35 triệu đ/đơn vị x 12 HTT = 420 triệu đ

1 triệu đ/đơn vị x 274 XPTT = 274 triệu đ

1285 đ

(1754 triệu đồng /1364 nghìn người)

2009

300 triệu đồng

42 triệu đ/đơn vị x 13 HTT = 546 triệu đ

1,2 triệu đ/đơn vị x 277 XPTT = 332,4 triệu đ

1400 đ

(1938,4 triệu đồng/1379 nghìn người)

2010

300 triệu đồng

45 triệu đồng/đơn vị x 13 HTT = 585 triệu đ

3,5 triệu đ/đơn vị x 277 XPTT = 969,5 triệu đ

1876 đ

(2614,5 triệu đồng/1393 nghìn người)

 

PHỤ LỤC 2:

MỤC TIÊU CẤP NGÂN SÁCH CHO CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành Quyết định số 3566 /2010/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Phê duyệt Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015)

Năm

Ngân sách đầu tư cho công tác PBGDPL ở cấp tỉnh

(Tỷ lệ tăng so với năm trước liền kề)

Ngân sách đầu tư công tác PBGDPL cho cấp huyện

(Tỷ lệ tăng so với năm trước liền kề)

 

Ngân sách đầu tư công tác PBGDPL cho cấp xã

(Tỷ lệ tăng so với năm trước liền kề)

 

Ngân sách đầu tư công tác PBGDPL Sở, ban, ngành, đoàn thể

(Tỷ lệ tăng so với năm trước liền kề)

Bình quân KP người/năm

(Tỷ lệ tăng so với năm trước liền kề)

2011

500 triệu

(tăng 66%)

 

50 triệu đ/đơn vị x 13 HTT = 650 triệu

(tăng 66%)

 

7 triệu đ/đơn vị x 277 XPTT = 1939 triệu đ

(tăng 100 %)

25 triệu đ/đơn vị x 38 đ.vị = 950 triệu đ

(tăng 25 %)

2870 đ

(4039 triệu đ/1407 nghìn người )

(tăng 52%)

2012

700 triệu đồng

(tăng 40%)

 

 

70 triệu đ/đơn vị x 13 HTT = 910 triệu đ

(tăng 40%)

 

12 triệu đ/đơn vị x 277 XPTT = 3324 triệu đ

(tăng 71%)

30 triệu đ/đơn vị x 38 đ.vị = 1140 triệu đ

(tăng 20 %)

4274 đ

(6074 triệu đồng /1421 nghìn người)

(tăng 48%)

2013

900 triệu đồng

(tăng 28%)

 

90 triệu đ/đơn vị x 13 HTT = 1170 triệu đ

(tăng 28%)

17 triệu đ/đơn vị x 277 XPTT = 4709 triệu đ

(tăng 41%)

37 triệu đ/đơn vị x 38 đ.vị = 1406 triệu đ

(tăng 23%)

5707 đ

(8185 triệu đồng/1434 nghìn người)

(tăng 33%)

2014

1200 triệu đồng

(tăng 33%)

 

120 triệu đ/đơn vị x 13 HTT = 1560 triệu đ

(tăng 33%)

 

24 triệu đ/đơn vị x 277 XPTT = 6648 triệu đ

(tăng 41%)

43 triệu đ/đơn vị x 38 đ.vị = 1634 triệu đ

(tăng 16%)

7625 đ

(11042 triệu đồng/1448 nghìn người)

(tăng 33%)

2015

1500 triệu đồng

(tăng 25%)

150 triệu đ/đơn vị x 13 HTT = 1950 triệu đ

(tăng 25%)

30 triệu đ/đơn vị x 277 XPTT = 8310 triệu đ

(tăng 25%)

50 triệu đ/đơn vị x 38 đ.vị = 1900 triệu đ

(tăng 16%)

9356 đ

(13660 triệu đồng/1460 nghìn người)

(tăng 22%)

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3566/2010/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 phê duyệt Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.310

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.28.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!