BỘ
NỘI VỤ
******
Số
: 35/2003/QĐ-BNV
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
******
Hà
Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI) CỦA LIÊN HIỆP CÁC TỔ
CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM.
BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số
102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và của Vụ trưởng
Vụ tổ chức phi Chính phủ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bản Điều
lệ (sửa đổi) của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã được Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ III ngày 27 tháng 4 năm 2003 thông qua.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Liên hiệp
các tổ chức hữu người
ghị Việt Nam,
Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Đặng Quốc Tiến
|
ĐIỀU LỆ
LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM
Chương 1:
TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tên gọi :
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Tiếng Anh :
Vietnam Union of Friendship Organizations.
Điều 2. Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về công
tác vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho hòa bình và phát triển,
mở rộng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với
nhân dân các nước trên thế giới và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 3. Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,
bình đẳng, hiệp thương nhất trí và tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 4. Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản.
Trụ sở của
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đặt tại Hà Nội.
Chương 2:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 5. Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị Việt Nam có nhiệm vụ:
1. Tiến hành
các hoạt động nhằm:
a) Tăng cường
sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết và hữu nghị, cổ
vũ và hỗ trợ sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giữa nhân dân
Việt Nam với nhân dân các nước.
b) Tranh thủ
sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
c) Ủng hộ sự
nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước; góp phần vào cuộc đấu tranh
chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội.
2. Làm đầu mối
phối hợp vận động, điều phối viện trợ của các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu
nghị, các tổ chức phi Chính phủ và cá nhân nước ngoài nhằm góp phần vào công cuộc
phát triển kinh tế xã hội và cứu trợ nhân đạo.
3. Tham gia
nghiên cứu các vấn đề quốc tế và tổ chức nghiên cứu về các đối tác của Liên hiệp
làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt
Nam và các các kiến nghị với Nhà nước và các tổ chức liên quan.
4. Hướng dẫn
các tổ chức thành viên trong hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác quốc
tế và vận động, điều phối viện trợ phi Chính phủ.
Điều 6. Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị Việt Nam có quyền:
1. Thiết lập
các mối quan hệ hòa bình, đoàn kết, hữu nghị với các tổ chức tương ứng, các tổ
chức phi Chính phủ, cá nhân ở nước ngoài; được cử các đoàn ra nước ngoài và đón
các đoàn nước ngoài vào Việt Nam theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Đề nghị với
các cơ quan chức năng về việc quyết định cử các đoàn ra nước ngoài và đón các
đoàn nước ngoài vào Việt Nam hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và viện trợ
phi Chính phủ đối với các tổ chức thành viên của địa phương.
3. Quan hệ trực
tiếp với các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương và
Ủy ban nhân dân địa phương để giải quyết các công việc của Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị Việt Nam.
4. Tham gia ý
kiến trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân và được cung cấp thông tin
theo quy định.
5. Kiến nghị
với Chính phủ và Ủy ban nhân dân địa phương trong việc thành lập hoặc giải thể
các tổ chức hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị.
6. Thực hiện
một số nhiệm vụ do Chính phủ giao.
Chương 3:
TỔ CHỨC THÀNH VIÊN
Điều 7.
1.Thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam gồm:
a) Các tổ chức
hòa bình, đoàn kết, hữu nghị toàn quốc.
b) Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị hoặc tổ chức có tính chất tương tự ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
2. Các tổ chức
trên được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động phù hợp với Điều lệ
của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Điều 8. Các tổ chức thành viên của
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có nghĩa vụ:
1. Chấp hành
Điều lệ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, tuân thủ sự hướng dẫn về
chủ trương, phương hướng hoạt động và chịu sự kiểm tra của Đoàn Chủ tịch Liên
hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
2. Thực hiện
các chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị Việt Nam; phối hợp và giúp đỡ các tổ chức thành viên khác trong hoạt động;
3. Đóng góp
vào quỹ hoạt động chung của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam theo khả
năng của mình.
Điều 9. Các tổ chức thành
viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có quyền:
1. Cử đại diện
vào cơ quan lãnh đạo của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
2. Tham gia
xây dựng và thông qua các phương hướng, chương trình và kế hoạch hoạt động của
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
3. Được Liên
hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam giúp đỡ, tạo điều kiện trong hoạt động như
thông tin, đào tạo cán bộ…và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của thành viên.
TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 10. Cơ quan lãnh đạo của
Liên hiệp gồm :
1. Đại hội Đại
biểu toàn quốc.
2. Đoàn chủ tịch.
3. Ban Thường
vụ.
Điều 11. Đại hội Đại biểu toàn
quốc của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất,
được triệu tập năm năm một lần với sự tham gia của các thành viên thuộc Đoàn Chủ
tịch Liên hiệp và Đại biểu của các tổ chức thành viên.
Đại hội Đại
biểu toàn quốc có các nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Thông qua
báo cáo công tác của Đoàn Chủ tịch, thảo luận và quyết định phương huớng, nhiệm
vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
2. Thông qua
Điều lệ sửa đổi;
3. Thông qua
danh sách Đoàn Chủ tịch của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam theo đề nghị
của Đoàn Chủ tịch nhiệm kỳ trước.
Điều 12 . Đoàn Chủ tịch là cơ
quan lãnh đạo của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội Đại
biểu toàn quốc.
1. Đoàn Chủ tịch
gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
Việt Nam, Chủ tịch của tất cả các tổ chức thành viên và một số cá nhân tiêu biểu.
2. Đoàn Chủ tịch
mỗi năm họp một lần. Theo đề nghị của Chủ tịch, Đoàn Chủ tịch có thể họp bất
thường hoặc mở rộng.
3. Hội nghị
Đoàn Chủ tịch có các nhiệm vụ và quyền hạn :
a) Thảo luận
và thông qua báo cáo của Ban Thường vụ; quyết định chương trình và kế hoạch hoạt
động hàng năm giữa hai kỳ hội nghị Đoàn Chủ tịch
b) Thông qua
số lượng, danh sách Ban Thường vụ và thay đổi nhân sự Ban Thường vụ theo đề nghị
của Chủ tịch Liên hiệp;
c) Đoàn Chủ tịch
triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc bất thường khi có ít nhất 2/3 các tổ chức
thành viên yêu cầu.
Điều 13. Ban Thường vụ là cơ
quan chỉ đạo hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam giữa hai kỳ
họp của Đoàn Chủ tịch .
1. Ban Thường
vụ gồm Chủ tịch, Các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký.
2. Ban Thường
vụ có nhiệm vụ;
a) Cụ thể hoá
các quyết định của Đoàn Chủ tịch và tổ chức chỉ đạo thực hiện các quyết định
đó; hướng dẫn thực hiện Điều lệ của Liên hiệp.
b) Kiểm tra
việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động của
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ;
c) Chuẩn bị nội
dung cho hội nghị Đoàn Chủ tịch ;
d) Thông qua
chức năng, nhiệm vụ và danh sách Ban thư ký theo đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp
các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
e) Quyết định
công nhận hoặc không công nhận, khen thưởng và kỷ luật các tổ chức thành viên;
3. Ban Thường
vụ họp sáu tháng một lần, khi cần thiết có thể họp bất thường.
Điều 14. Ban Thư ký là bộ máy
giúp Ban Thường vụ tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Liên
hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và chuẩn bị nội dung cho hội nghị các cơ
quan lãnh đạo.
Ban Thư ký gồm:
Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký và một số uỷ viên.
Điều 15. Cơ quan thường trực của
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị Việt Nam đứng đầu. Cơ cấu của cơ quan thường trực gồm văn phòng, các ban
khu vực, các ban chức năng và các đơn vị trực thuộc.
Cơ quan thường
trực của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có trách nhiệm giúp Chủ tịch tổ
chức mọi hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Chương 5:
TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH
Điều 16. Tài sản và tài chính
của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. gồm :
1. Nguồn do
ngân sách nhà nước cấp.
2. Các nguồn
tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các khoản thu hợp pháp
khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tài sản và
tài chính của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được quản lý và sử dụng
theo luật pháp của nhà nước và các qui định của Chính phủ.
Chương 6:
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 17. Những tổ chức thành
viên và cá nhân có nhiều đóng góp cho việc thực hiện tôn chỉ, mục đích và hoạt
động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị Việt Nam biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng.
Tổ chức thành
viên và cá nhân vi phạm Điều lệ, tuỳ theo mức độ sẽ bị kỷ luật từ khiển trách đến
khai trừ đối với cá nhân và xoá tên đối với tổ chức thành viên của Liên hiệp
các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Chỉ có Đại hội Đại biểu
toàn quốc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam mới có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung điều lệ này.
Điều 19. Điều lệ này có hiệu lực
kể từ ngày được cơ quan có thầm quyền của Chính phủ phê chuẩn ./.