|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
3389/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Quảng Nam
|
|
Người ký:
|
Trần Văn Tân
|
Ngày ban hành:
|
19/11/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3389/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày 19 tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn
cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn
cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017 ;
Căn
cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/ 2017 của Chính phủ về quy định chi
tiết một số điều của Luật Du lịch;
Theo
đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 315/TTr-SVHTTDL
ngày 16/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh
mục tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, gồm 125 tài nguyên, trong
đó: 58 tài nguyên du lịch tự nhiên và 67 tài nguyên du lịch văn hóa (theo Phụ
lục I và II đính kèm).
Điều 2. Các Sở, Ban,
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ danh mục
tài nguyên du lịch thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo, đầu tư, khai
thác, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 3. Quyết định này
thay thế Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về
phê duyệt danh mục khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN, KGVX.
D:\Thanh2021\DL\QD phe duyet tai nguyen DL.docx
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tân
|
PHỤ LỤC I
TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND
ngày /11/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT
|
Tên TNDL
|
Vị trí, phạm vi
|
Diện tích
đất
|
Mặt nước đang sử dụng (nếu có)
|
Chủ thể sở hữu, quản lý
|
Đặc điểm, tính chất
|
Giá trị
TNDL
|
Hiện trạng khai thác, sử dụng
|
Hội An (3)
|
1
|
Đảo
Cù Lao Chàm
|
Xã
Tân Hiệp
|
1550 ha
|
|
UBND
thành phố Hội An
|
Cù Lao
Chàm là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thể giới Cù Lao Chàm với cảnh quan
sinh thái thơ mộng, thế giới san hô phong phú, kỳ ảo; rừng nguyên sinh che phủ
những con đường vòng cung lãng mạn; những di tích quốc gia mang đậm sắc thái
văn hóa biển đảo…
|
Du
lịch biển đảo, du lịch cộng đồng
|
Ban
Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm quản lý hoạt động bán vé tham quan. Ban
Quản lý du lịch xã Tân Hiệp hỗ trợ quản lý các hoạt động du lịch. Các dịch vụ
đang được khai thác: tắm biển, đi bộ dưới đáy biển, lặn ngắm san hô, lưu trú,
tham quan tìm hiểu cuộc sống của người dân…
|
2
|
Bãi
biển Cửa Đại
|
Phường
Cửa Đại; Đông Bắc giáp biển Đông, Tây Bắc giáp phường Cẩm An, Đông Nam giáp
KS Vitoria, Tây Nam giáp khối Phước Tân
|
1,92 ha
|
9.600
m²
|
UBND
thành phố Hội An
|
Bãi
biển Cửa Đại yên bình, không khí trong lành. Nhiều khu resort cao cấp đã được
xây dựng phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.
|
Du
lịch biển
|
UBND
phường Cửa Đại đang quản lý hoạt động du lịch tại bãi biển. Tuy nhiên hiện nay
bãi tắm bị sạt lở nên khách du lịch chỉ đến thưởng thức hải sản, nghỉ ngơi,
ngắm biển
|
3
|
Bãi
biển An Bàng
|
Phường
Cẩm An; Bắc và Tây giáp khu dân cư, Nam giáp dự án du lịch, Đông giáp biển
Đông
|
13,5ha, chiều dài bám biển khoảng 600m
|
|
UBND
thành phố Hội An
|
Bờ
biển trải dài với những cồn cát mịn từ An Bàng xuống Cửa Đại với các làng
chài xen lẫn các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp. Khách đến tắm biển, tắm nắng,
tham gia các hoạt động thể thao và thưởng thức hải sản.
|
Du
lịch biển
|
UBND
phường Cẩm An đang quải lý hoạt động du lịch tại bãi biển, các dịch vụ: ăn uống,
tắm biển, tắm nắng, thể thao biển.
|
Tam Kỳ (3)
|
4
|
Bãi
biển Hạ Thanh
|
Thôn
Hòa Hạ, Tam Thanh; Bắc giáp thôn Hòa Trung xã Tam Thanh, Nam giáp xã Tam Tiến,
Núi Thành, Tây giáp sông Trường Giang, Đông giáp biển Đông
|
Bờ biển dài 1,4km, rộng trên 300m
|
|
UBND
xã Tam Thanh
|
Biển
Tam Thanh có bờ biển dài hơn 70km, riêng bãi biển Hạ Thanh có bờ biển dài khoảng
1,5km. Cát rất mịn, nước biển trong xanh và sạch. Thềm lục địa nông, bờ cát
trắng khoảng 300m (từ mép nước vào đất liền); là bãi ngang với nhiều hải sản
phong phú.
|
Du
lịch biển
|
UBND
thành phố đã đầu tư hạ tầng bãi tắm khoảng 10,8ha. Các Resort, khách sạn, homestay
đã được đầu tư để phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ dưỡng của khách du lịch. Nhiều
hoạt động du lịch, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cấp thành phố, cấp tỉnh
được tổ chức tại đây.
|
5
|
Bãi
biển Tĩnh Thủy
|
Thôn
Tĩnh Thủy, xã Tam Thanh; Bắc giáp xã Bình Nam huyện Thăng Bình, Tây giáp sông
Trường Giang, Nam giáp thôn Hòa Thượng xã Tam Thanh, Đông giáp Biển Đông.
|
Bờ biển dài khoảng 0,5km, rộng 300m.
|
|
UBND
xã Tam Thanh
|
Biển
Tỉnh Thủy giữ được vẻ đẹp tự nhiên với làn nước trong xanh, thềm lục địa
nông, bờ cát trắng mịn, cũng là bãi ngang với nhiều hải sản phong phú
|
Du
lịch biển
|
Một
số cơ sở hạ tầng, vật chất đã được đầu tư: 6 ki-ot kinh doanh, 2 ki-ot của
người dân, 2 khu tắm nước ngọt, 1 khu vệ sinh, 1 nhà giữ xe.
|
6
|
Bãi
sậy sông Đầm
|
Thuộc
địa phận 3 xã phường: Tam Thăng, An Phú, và xã Tam Phú; Đông giáp thôn Ngọc Mỹ,
xã Tam Phú, Đông Nam giáp khối phố Ngọc Nam, phường An Phú, Tây giáp đường
Nguyễn Văn Trỗi nối dài, Tây Bắc giáp thôn Vĩnh Bình
|
180ha mặt nước, trong đó bãi sậy 40ha
|
140ha
|
UBND
xã Tam Thăng
|
Sông
Đầm nguyên là một đoạn sông cổ bị bồi lấp đã trở thành một hồ nước, độ sâu giảm
dần, các loài thực vật ưa nước như lau, sậy, rong, rêu... phát triển; Lau sậy
mọc um tùm là môi trường tốt cho các loài chim nước, vịt trời... về trú ngụ,
các loài tôm cá nước ngọt phát triển nhiều. Bãi sậy sông Đầm giai đoạn 1954-
1975 là một căn cứ cách mạng của lãnh đạo huyện Tam Kỳ và các lực lượng vũ
trang của huyện, của tỉnh, của quân khu 5.
|
Du
lịch, sinh thái, văn hóa
|
UBND
thành phố Tam Kỳ đã đầu tư xây dựng bến thuyền sông Đầm tại khu vực trước
đình Vĩnh Bình và điểm ngắm cảnh Sông Đầm. Đã trùng tu di tích đình Vĩnh
Bình, đình có mặt sân nhìn ra bến thuyền. Đã tổ chức tour tham quan kết hợp Địa
đạo Kỳ Anh và chèo thuyền trải nghiệm sông Đầm.
|
Điện Bàn (1)
|
7
|
Bãi
biển Hà My
|
Thuộc
thôn Hà My, phường Điện Dương
|
|
|
Trung
tâm phát triển Cụm CN thị xã Điện Bàn
|
Là
một bãi biển đẹp hoang sơ, nước trong xanh, sóng dịu, cát trắng sạch và nhiều
loại hải sản tươi ngon.
|
Du
lịch biển
|
Các
dịch vụ: Lưu trú (resort), ăn uống, tắm nước ngọt, giữ xe…UBND tỉnh đã hỗ trợ
kinh phí mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn nhằm
đảm bảo an toàn cho người dân và du khách tắm biển.
|
Núi Thành (7)
|
8
|
Đảo
Tam Hải
|
Xã
Tam Hải
|
56 ha
|
|
UBND
xã Tam Hải
|
Xã đảo
Tam Hải cách biệt với đất liền, một mặt giáp biển và ba mặt giáp sông nên người
dân sinh sống chủ yếu dựa vào biển. Thắng cảnh Bàn Than nằm phía Nam của xã
là một tổng thể đá dài khoảng 2km, cao 40 mét, bao quanh mũi An Hòa. Đến Tam
Hải, du khách sẽ được ngắm nhìn những bãi cát trắng trải dài dưới những vườn
dừa xanh mát và có cơ hội thưởng thức đặc sản biển tươi ngon của ngư dân vừa
đi biển về.
|
Du
lịch biển đảo, du lịch cộng đồng
|
Hiện
nay, đã có một số hộ dân tổ chức phục vụ nhu cầu ăn uống, lưu trú, thuê thuyền...
của khách du lịch đến Tam Hải. Môi trường tại một số bãi tắm không tốt do rác
thải từ các sông dạt vào bờ và rác thải sinh hoạt, Tam Hải chưa có giải pháp
xử lý.
|
9
|
Bãi
biển Rạng
|
Thôn
5, xã Tam Quang
|
1,5 ha
|
|
UBND
xã Tam Quang
|
Khu
vực biển có nhiều ghềnh đá và san hô đẹp, nước trong xanh, có bãi tắm đẹp với
cát trắng mịn.
|
Du
lịch biển
|
Các
dịch vụ: lưu trú, giữ xe, ăn uống, tắm nước ngọt… Khách du lịch chủ yếu là
người dân địa phương và các tỉnh, thành phố lân cận. UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh
phí mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn nhằm đảm bảo
an toàn cho người dân và du khách tắm biển.
|
10
|
Bãi
biển xã Tam Tiến
|
Thôn
Hà Lộc, Ngọc An và Long Thạnh, xã Tam Tiến
|
mỗi bãi biển có diện tích 03 ha
|
|
UBND
xã Tam Tiến
|
Khu
vực biển nước trong xanh, có bãi tắm đẹp với cát trắng mịn. Tại đây có các dịch
vụ hỗ trợ vui chơi bãi biển, ẩm thực biển.
|
Du
lịch biển
|
Khách
địa phương tự tổ chức dã ngoại tại điểm du lịch. Chưa có đầu tư phát triển du
lịch.
|
11
|
Rừng
dừa nước Tịch Tây
|
Thôn
Tịch Tây, xã Tam Nghĩa và thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông.
|
18,69 ha
|
|
UBND
xã Tam Nghĩa
|
Rừng
dừa nước phân bổ dọc theo hai bờ sông Trầu và sông Bến Đình. Chèo thuyền dưới
những rặng dừa xanh rì, du khách vừa có thể ngắm sen nở, cá nhảy… trong khung
cảnh nên thơ và thanh bình.
|
Du
lịch sinh thái
|
Khách
địa phương tự tổ chức dã ngoại tại điểm du lịch. Chưa đầu tư các hạng mục và
sản phẩm phục vụ khách du lịch.
|
12
|
Khu
bảo tồn Voọc Chà Vá chân xám
|
Thôn
Tú Mỹ, xã Tam Mỹ Tây
|
100 ha
|
|
UBND
xã Tam Mỹ Tây
|
Khu
bảo tồn đàn Voọc Chà vá chân xám rộng 100ha, hiện đang được quản lý tốt để phục
vụ cho du lịch và thực hiện bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
|
Du
lịch sinh thái, nghiên cứu.
|
Hiện
nay, chủ yếu là các chuyên gia đến điểm để nghiên cứu. Chưa đầu tư các hạng mục
và sản phẩm phục vụ khách du lịch
|
13
|
Hố
Giang Thơm
|
Thôn
9, xã Tam Mỹ Tây
|
8,5 ha
|
|
UBND
xã Tam Mỹ Tây
|
Được
kiến tạo bởi những dải đá nổi, chìm chạy dài gần 1 km với những thác suối nhỏ,
rì rào chảy suốt ngày đêm. Nước ở đây luôn trong và không khí mát mẻ, trong
lành.
|
Du
lịch dã ngoại.
|
UBND
huyện Núi Thành đã đầu tư bãi đỗ xe, nhà vệ sinh và giao cho hộ dân quản lý.
Các dịch vụ: ăn uống, giải khát, giữ xe…
|
14
|
Suối
Nà Nghệ
|
Thôn
Thuận Yên Tây, xã Tam Sơn
|
10 ha
|
|
UBND
xã Tam Sơn quản lý.
|
Suối
Nà Nghệ được tạo hóa sắp xếp từng khối đá lớn, bằng phẳng xếp nối đuôi nhau
theo bậc thang lệch, tạo cho dòng suối đổi hướng, chính những điểm trên đã tạo
nên con suối vừa hiền lành vừa hung dữ.
|
Du
lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.
|
Khách
địa phương tự tổ chức dã ngoại tại điểm du lịch. Chưa đầu tư các hạng mục và
sản phẩm phục vụ khách du lịch.
|
Phú Ninh (1)
|
15
|
Hồ
Phú Ninh
|
Bắc
là các xã: Tam Đại, Tam Dân, Tam Thái - Phú Ninh, Tam Xuân - Núi Thành và xã
Tam Ngọc - TP Tam Kỳ; Đông là các xã: Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Thạnh - Núi
Thành; Nam là các xã Tam Thạnh,Tam Sơn- Núi Thành, Tam Lãnh- Phú Ninh; Tây là
các xã Tam Dân, Tam Lãnh- Phú Ninh.
|
Tổng diện tích vùng phòng hộ: 23.409 ha, diện
tích quy hoạch DL: 675 ha
|
3.433
ha
|
UBND
huyện Phú Ninh
|
Hồ Phú
Ninh là công trình thủy lợi có quy mô lớn nhất của tỉnh Quảng Nam, có sức chứa
gần nửa tỷ m³ nước. Diện tích mặt hồ rộng 3.433 ha với 30 đảo và bán đảo nhỏ
xinh đẹp. Hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Đặc biệt, hồ có nguồn nước
khoáng có tác dụng chữa bệnh. Hồ Phú Ninh đã được xếp hạng là danh thắng cấp
quốc gia.
|
Du
lịch nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí.
|
Công
ty CP Đầu tư Du lịch Hùng Cường đang đầu tư với quy mô 59,77 ha. Các dịch vụ:
lưu trú, hội nghị, câu cá, hồ bơi, lướt ván, mô tô nước, tắm khoáng, cắm trại…
|
Thăng Bình (2)
|
16
|
Bãi
biển Bình Minh
|
Thôn
Hà Bình, xã Bình Minh
|
|
|
UBND
xã Bình Minh
|
Đây
là một trong số những bãi biển đẹp của huyện Thăng Bình, chiều dài 10km, khu
bãi tắm có diện tích 9400m2, cát trắng mịn, nước trong xanh.
|
Du
lịch biển
|
UBND
xã Bình Minh quản lý. Các dịch vụ: giữ xe, ăn uống, tắm nước ngọt …với quy mô
nhỏ. UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công
tác cứu hộ, cứu nạn nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách tắm biển.
|
17
|
Bãi
biển Bình Dương
|
Thôn
Duy Hà, xã Bình Dương; Đông giáp biển Đông, Tây giáp khu dân cư, Nam giáp
Bình Bình, Bắc giáp Duy Hải
|
bờ biển dài 6,7 km
|
|
UBND
xã Bình Dương
|
Bãi
biển Bình Dương là bãi tắm nông, cát trắng mịn
|
Du
lịch biển
|
UBND
xã Bình Dương quản lý. Các dịch vụ: giữ xe, ăn uống, tắm nước ngọt …với quy
mô nhỏ.
|
Duy Xuyên (2)
|
18
|
Bãi
biển Duy Hải
|
Thôn
Tây Sơn Đông, xã Duy Hải
|
20ha
|
|
UBND
xã Duy Hải
|
Bãi
biển đẹp, nước sâu vừa phải, sóng lặn và sạch sẽ
|
Du
lịch biển
|
Một
phần Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Hoiana nằm trong khu vực này. Khu vực còn
lại thu hút chủ yếu khách tại địa phương tắm biển. Chưa đầu tư hạ tầng thiết
yếu phục vụ khách du lịch
|
19
|
Hồ
thủy điện Duy Sơn
|
Thôn
Chiêm Sơn, xã Duy Sơn
|
|
|
UBND
xã Duy Sơn.
|
Hồ
Thủy điện Duy Sơn là công trình dân sinh được khởi công xây dựng sau năm
1975, đây công trình thủy điện có công suất 1.200 kw, do địa phương xây dựng.
Công trình nằm trên vùng đồi núi cao, cảnh quan đẹp, bên những hồ nước xanh
biếc, những dòng suối đá, những cách rừng phi lao thơ mộng.
|
Du
lịch sinh thái
|
UBND
xã Duy Sơn quản lý, khai thác. Các dịch vụ: Dã ngoại, tắm suối, câu cá, chèo
thuyền trên hồ, tham quan nhà máy thủy điện.
|
Quế Sơn (2)
|
20
|
Thắng
cảnh Đèo le - Suối Nước Mát
|
Thôn
5, xã Quế Long
|
5 ha
|
3.000m²
|
Công
ty TNHH Thịnh Thuận
|
Đèo
Le dài hơn 7km băng qua dãy núi Hòn Tàu, nối hai huyện Quế Sơn và Nông Sơn.
Suối Nước Mát nằm ngay đỉnh đèo với những tảng đá lớn, nước mát trong. Khí hậu
quanh năm mát mẻ và cảnh quan thơ mộng.
|
Du
lịch dã ngoại.
|
Công
ty TNHH Thịnh Thuận đang đầu tư khai thác. Các dịch vụ: ăn uống, hồ bơi,
...Thị trường khách chủ yếu là khách nội địa.
|
21
|
Thắng
cảnh Suối Tiên
|
Thôn
1, xã Quế Hiệp
|
11,27 ha
|
3.000m²
|
UBND
xã Quế Hiệp
|
Đây
là một con suối đẹp với hệ thống 14 thác nước chảy liên hoàn. Hệ động thực vật
phong phú, đa dạng, khí hậu mát mẻ quanh năm.
|
Du
lịch dã ngoại, leo núi.
|
Người
dân địa phương và một số nơi khác tự tổ chức hoạt động dã ngoại tại điểm.
Chưa đầu tư các hạng mục và sản phẩm phục vụ khách du lịch.
|
Đại Lộc (4)
|
22
|
Thắng
cảnh Khe Lim
|
Thôn
Phước Lâm, xã Đại Hồng
|
|
|
Công
ty cổ phần Quảng Cường
|
Khe
Lim nằm trong khu vực rừng nguyên sinh, có 3 thác nước chảy xuống các ghềnh
đá uốn lượn tạo sức quyến rũ cho du khách. Nơi đây có cảnh vật nên thơ và
không khí trong lành.
|
Du
lịch dã ngoại, mạo hiểm.
|
Công
ty cổ phần Quảng Cường đang đầu tư và khai thác, hiện nay chỉ còn khai thác dịch
vụ ăn uống, tham quan.
|
23
|
Đỉnh
Bằng Am
|
Thuộc
xã Đại Hồng
|
|
|
Công
ty cổ phần Quảng Cường
|
Đỉnh
Bằng Am nằm trên đỉnh của dải núi Bằng Am, như một cao nguyên rộng 380 ha ở độ
cao hơn 800m so với mực nước biển, khí hậu thoáng và mát mẻ. Trên đỉnh vẫn
còn lưu giữ nhiều dấu tích Chùa Am với những giai thoại dân gian huyền bí và
phiến đá mặt người nhìn xuống sông Vu Gia hết sức độc đáo.
|
Du
lịch dã ngoại, tâm linh
|
Công
ty cổ phần Quảng Cường được cấp chủ trương đầu tư khu du lịch sinh thái Bằng
Am với quy mô 145ha, trong đó khu văn hóa tâm linh với quy mô 24,4ha. Tuy
nhiên doanh nghiệp chưa thực hiện đúng theo cam kết về tiến độ đầu tư.
|
24
|
Hồ
Khe Tân
|
Thôn
Thạnh Tân, xã Đại Chánh
|
|
Lòng
hồ rộng 340 ha, dung lượng nước bình quân 54 triệu m³
|
UBND
xã Đại Chánh
|
Là
công trình thủy nông được xây dựng ở độ cao 30 m so với mực nước biển, có nhiều
thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn, với 12 ốc đảo lớn nhỏ trong lòng hồ và nhiều
thác suối thơ mộng hùng vĩ, một thời là “chiếc nôi” của cách mạng như: Thọ
Lâm, Hữu Niên, Tây An, An Bằng... Quanh hồ là những cánh rừng bạt ngàn với
nhiều khe suối kỳ thú.
|
Du
lịch sinh thái, dã ngoại
|
UBND
xã Đại Chánh giao hộ dân khai thác dịch vụ ăn uống quy mô nhỏ.
|
25
|
Suối
Mơ
|
Thôn
An Định, xã Đại Đồng
|
150 ha
|
|
UBND
xã Đại Đồng
|
Suối
Mơ có lòng khe rộng với chiều dài trên 1km, suối nước trong mát chảy lượng
theo bậc thang nhiều cấp qua các ghềnh đá và bể nước tự nhiên, lúc rì rào,
lúc ào ạt, tạo khung cảnh nên thơ.
|
Du
lịch dã ngoại
|
UBND
xã Đại Đồng quản lý. Các dịch vụ: bán nước giải khát và giữ xe
|
Tiên Phước (3)
|
26
|
Danh
thắng Lò Thung
|
Thôn
3, xã Tiên Cảnh
|
51 ha
|
12,3
ha
|
UBND
xã Tiên Cảnh
|
Được
ví như một “vương quốc” đá huyền bí với hàng trăm hang hốc hình thù kỳ lạ, đặc
biệt dấu chân to tướng của vị khổng lồ gắn với truyền thuyết về khúc sông này
vẫn còn in trên đá. Tâm điểm của bãi đá trải dài gần hai cây số là cửa nước
ngầm, còn gọi là “hang nước”, chảy luồn dưới bãi đá gồ ghề rồi trồi tuôn lên
thành thác trắng xóa. Bên thác nước ngổn ngang đá tảng với nhiều hình dáng kỳ
lạ xếp chồng lên nhau tạo thành nơi nghỉ ngơi lý tưởng. Danh thắng hiện đã được
UBND tỉnh công nhận danh thắng cấp tỉnh.
|
Du
lịch dã ngoại
|
Nhiều
du khách trong và ngoài tỉnh, có cả khách nước ngoài về thăm quan, khám phá cảnh
quan thiên nhiên, cắm trại dã ngoại tại Lò Thung. Chưa đầu tư các hạng mục và
sản phẩm phục vụ khách du lịch
|
27
|
Khu
sinh thái Hố Quờn
|
Thôn
Phái Đông, thị trấn Tiên Kỳ. Đông giáp đất thôn 6, Tiên Thọ, Tây giáp ruộng,
Nam giáp đường QL 40B, Bắc giáp vườn nhà dân.
|
4,56 ha
|
2,7
ha
|
UBND
thị trấn Tiên Kỳ
|
Hố
Quờn là hồ chứa nước nằm sát Quốc lộ 40B, được bao quanh bởi đồi thông karibe,
với thảm thực vật xanh mướt, lòng hồ xanh trong, mát lành, có nhiều loại cá
sinh sống. Tận dụng nguồn nước này nhiều khu vườn cây ăn trái của người dân
trong khu vực được hình thành, phát triển và có giá trị kinh tế cao như sầu
riêng măng cụt, thanh trà, bưởi da xanh, tiêu Tiên Phước…
|
Du
lịch sinh thái.
|
UBND
thị trấn Tiên Kỳ đã xây dựng Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 16/3/2018 về chỉnh
trang vườn, xây dựng điểm du lịch sinh thái Hố Quờn để đầu tư, phát triển sản
phẩm du lịch tại điểm. Tuy nhiên, do địa phương còn khó khăn về kinh phí nên
chưa triển khai thực hiện.
|
28
|
Khu
sinh thái Thanh Khê - Thác Ồ
|
Thôn
Thanh Khê, xã Tiên Châu; Đông giáp thôn Thanh Tân; Nam giáp đất vườn các hộ
dân thôn Thanh Khê, xã Tiên Châu; Bắc giáp thôn Thanh Hà, xã Tiên Hà; Tây
giáp Na Sơn huyện Hiệp Đức.
|
50 ha
|
5
ha
|
UBND
xã Tiên Châu
|
Một
quần thể bao gồm không gian sinh hoạt lao động của người dân và cảnh quan với
các nhà vườn có giá trị về kinh tế và thẩm mỹ. Gắn liền với làng Thanh Khê chính
là thác Ồ - là một hệ thống thác nước nằm trong thung lũng của rừng nguyên
sinh đầu nguồn xã Tiên Châu. Nước từ điểm đầu nguồn Ổ Dèo chảy qua các hốc đá
đổ xuống 5 tầng thác Ồ Ồ, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp giữa núi rừng.
|
Du
lịch sinh thái, cộng đồng, dã ngoại.
|
Du
khách các nơi trong và ngoài tỉnh, có cả khách nước ngoài về thăm quan, khám
phá cảnh quan thiên nhiên, cắm trại dã ngoại. UBND xã đã tích cực chỉ đạo
nhân dân cải tạo vườn, tạo không gian đẹp, trồng cây xanh ở khu thác nước Ồ Ồ,
vận động nhân dân dọn vệ sinh bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Chưa đầu tư các hạng
mục và sản phẩm phục vụ khách du lịch.
|
Bắc Trà My (3)
|
29
|
Thác
Năm Tầng
|
Thôn
3, xã Trà Giang
|
|
|
UBND
xã Trà Giang
|
Thác
suối Năm Tầng với vẻ đẹp nguyên sơ, không chảy mạnh mà dòng đổ mượt mà, trắng
xóa từ trên đỉnh cao, nơi cư dân bản địa gọi là đỉnh Hòn Bà. Quần thể đá, sỏi
ở đây được suối, thác bào mòn, trơn bóng, nhiều tảng kích thước lớn thích hợp
để du khách tham quan, chụp ảnh.
|
Du
lịch dã ngoại
|
Khách
địa phương và một số nơi khác đến tham quan, tắm thác vào mùa nắng. Chưa đầu
tư các hạng mục và sản phẩm phục vụ khách du lịch
|
30
|
Thác
Nước Ví
|
Thôn
1, xã Trà Kót; thuộc thượng nguồn suối Nước Ví, sát đỉnh núi Ví, thuộc dãy
núi Răng Cưa, giáp ranh giữa hai xã Trà Nú và Trà Kót.
|
|
|
UBND
xã Trà Cót
|
Toàn
khu này có tổng cộng 47 tầng thác nước và trên 20 hồ nước lớn nhỏ, được bao bọc
bởi những cánh rừng bạt ngàn với hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là rừng đầu
nguồn còn khá nguyên vẹn nên nguồn nước dồi dào, dòng thác chảy quanh năm với
những hồ nước đầy ắp, xanh thẳm, mát lạnh.
|
Du
lịch dã ngoại, mạo hiểm
|
Khách
địa phương và một số nơi khác đến tham quan, tắm thác vào mùa nắng. UBND xã
Trà Cót vận động du khách không vứt rác thải bừa bãi để bảo vệ môi trường, vận
động người dân bảo vệ rừng... Chưa đầu tư các hạng mục và sản phẩm phục vụ
khách du lịch
|
31
|
Hồ
thủy điện Sông Tranh 2
|
Thuộc
các xã Trà Giác, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân huyện Bắc Trà My và các xã Trà
Dơn, Trà Mai
|
2.448 ha
|
2.310
ha
|
Công
ty thủy điện Sông Tranh
|
Công
trình Thủy điện Sông Tranh 2 được khởi công xây dựng năm 2006 và phát điện
vào cuối năm 2010, gồm tổ hợp các công trình gồm hồ chứa nước và nhà máy phát
điện trên sông Thanh, một nhánh sông thượng lưu sông Thu Bồn. Hồ thủy điện
Sông Tranh 2 có không gian xanh mát, trong lành giữa mênh mông núi rừng Bắc
Trà My. Tham quan nhà máy thủy điện; đi thuyền thăm các bè nuôi cá và thưởng
thức các món cá lồng bè tươi ngon ngay trên lòng hồ là những điều thù vị đối
với du khách đến điểm du lịch này.
|
Du
lịch sinh thái, dã ngoại
|
Khách
địa phương và khu vực lân cận tự tổ chức dã ngoại tại điểm vào mùa nắng. Chưa
đầu tư các hạng mục và sản phẩm phục vụ khách du lịch.
|
Nam Trà My (5)
|
32
|
Thác
Năm Tầng
|
Thôn
1, xã Trà Mai
|
10 ha
|
2
ha
|
UBND
xã Trà Mai
|
Thác
gồm 5 tầng liên hoàn, nước mát lạnh. Chân thác có vùng suối tương đối rộng, đủ
không gian để tắm hay tổ chức sinh hoạt tập thể.
|
Du
lịch dã ngoại
|
Người
dân địa phương đến tham quan, tắm thác, dã ngoại vào mùa nắng. Chưa đầu tư
các hạng mục và sản phẩm phục vụ khách du lịch
|
33
|
Thác
Noong Lau
|
Thôn
4, xã Trà Nam
|
7 ha
|
1
ha
|
UBND
xã Trà Nam
|
Thác
đẹp, nước mát trong, cảnh quang đẹp, đường giao thông thuận tiện, phù hợp với
việc tham quan, tắm mát.
|
Du
lịch dã ngoại
|
Người
dân địa phương đến tham quan, tắm thác, dã ngoại vào mùa nắng. Chưa đầu tư
các hạng mục và sản phẩm phục vụ khách du lịch
|
34
|
Rừng
Tre Khổng lồ
|
Thôn
3, xã Trà Nam
|
10 ha
|
|
Người
dân làng Long Riêu
|
Vườn
tre gai khổng lồ trên núi Ngók Cung, với những thân cây vươn cao hơn 30 mét,
chu vi thân lên đến 0,6 mét là một loài tre rất đặc hữu được người dân gìn giữ
qua các thế hệ. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự kỳ vỹ, choáng ngợp
của vườn tre cùng hệ sinh thái đa dạng, phong phú.
|
Du
lịch sinh thái
|
Rừng
tre được người dân làng Long Riêu bảo tồn nhằm thu hút du khách tham quan
khám phá.
|
35
|
Rừng
Thông cổ
|
Thôn
2, Trà Linh
|
13 ha
|
|
BQL
rừng phòng hộ huyện Nam Trà My
|
Rừng
thông bạt ngàn, với những cây thông cao to hàng nghìn năm tuổi, sừng sững
vươn cao kiêu hãnh, thách thức thời gian và cả gió mưa khắc nghiệt của thiên
nhiên hoang dã.
|
Du
lịch tham quan, ngắm cảnh
|
Các
tài nguyên du lịch nằm trong khu vực triển khai “chương ưu tiên phát triển du
lịch” tại Quyết định 1681/QĐ-UBND ngày 22/6/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam phê
duyệt dự án thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh.
|
36
|
Đỉnh
Ngọc Linh
|
Thôn
3, xã Trà Linh
|
50 ha
|
|
BQL
rừng phòng hộ huyện Nam Trà My
|
Đỉnh
núi Ngọc Linh cao 2.598m, quanh năm mây phủ, được mệnh danh là nóc nhà của miền
trung Việt Nam. Vào lúc chuyển giao giữa mùa xuân sang mùa hạ là lúc đỗ quyên
nở rộ, tỏa hương thơm ngát giữa không gian xanh - sạch, tinh khiết, làm say đắm
lòng người.
|
Du
lịch nghiên cứu, mạo hiểm
|
Hiệp Đức (3)
|
37
|
Hồ
Việt An
|
Thuộc
địa bàn xã Bình Lâm, phía Nam giáp với xã Tiên Sơn và Tiên Hà của huyện Tiên
Phước
|
180 ha
|
180
ha
|
UBND
xã Bình Lâm
|
Đây
là công trình thủy lợi, nước hồ trong xanh, không khí trong lành, hệ động thực
vật phong phú với một số đảo nổi rất thuận lợi cho các hoạt động tham quan,
dã ngoại, du thuyền.
|
Du
lịch dã ngoại, du thuyền
|
Người
dân địa phương và khu vực lân cận tự tổ chức dã ngoại tại điểm
|
38
|
Thắng
cảnh Khe Cái
|
Thuộc
địa bàn xã Hiệp Thuận, phía Bắc giáp xã Quế Lộc, Nông Sơn
|
100 ha
|
20
ha
|
UBND
xã Hiệp Thuận
|
Thắng
cảnh đẹp với những thác nước liên hoàn ngày đêm đổ xuống giữa núi non hùng
vĩ. Nơi đây có đa dạng hệ động, thực vật.
|
Du
lịch dã ngoại, cắm trại
|
Người
dân địa phương và khu vực lân cận tự tổ chức dã ngoại tại điểm
|
39
|
Thắng
cảnh Hòn Kẽm Đá Dừng
|
Xã
Hiệp Hoà
|
300 ha
|
20
ha
|
UBND
xã Hiệp Hoà
|
Hòn
Kẽm Đá Dừng là nơi phong thủy hữu tình nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn với
các địa danh như: Đá Dựng, Đá Bùa, khe Nghiêng, ghềnh Nước Mắt…
|
Du
lịch dã ngoại, du thuyền, leo núi
|
Người
dân địa phương, du khách từ các tỉnh lân cận tự tổ chức tham quan, dã ngoại tại
điểm
|
Nông Sơn (05)
|
|
Thắng
cảnh Hòn Kẽm Đá Dừng
|
Khu
vực ranh giới giữa xã Hiệp Hòa, Hiệp Đức và xã Quế Lâm, Nông Sơn
|
200 ha (hai bên bờ sông)
|
20
ha (mặt sông)
|
UBND
huyện Nông Sơn
|
Điểm
du lịch này không chỉ thể hiện cảnh quang sông núi hữu tình mà còn hấp dẫn bởi
những dòng chữ cổ Cham Pa khắc ghi trên những phiến đá lớn sừng sững soi mình
dưới dòng sông xanh
|
Du
lịch dã ngoại, nghiên cứu
|
Người
dân địa phương, du khách từ các tỉnh lân cận tự tổ chức tham quan, dã ngoại tại
điểm
|
40
|
Thác
Đại An
|
Thôn
Bình An, xã Sơn Viên
|
10ha
|
100m²
|
UBND
xã Sơn Viên
|
Thác
đẹp, nước mát trong, đường giao thông thuận lợi, phù hợp với việc tham quan,
tắm mát
|
Du
lịch dã ngoại, mạo hiểm
|
Người
dân địa phương tổ chức hoạt động dã ngoại tại điểm.
|
41
|
Nước
nóng Tây Viên
|
Thôn
Bính An, xã Sơn Viên; Quy hoạch không gian gồm núi Chúa và hồ Phước Bình….
|
7,5ha
|
|
UBND
xã Sơn Viên
|
Là
nguồn nước khoáng lộ thiên có nhiệt độ khoảng 87°C, chứa nhiều thành phần
khoáng chất chữa trị được nhiều chứng bệnh như: Khớp, tim mạch, đường ruột...
|
Du
lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh
|
Định
hướng cùng với hồ Phước Bình, núi Chúa, quy hoạch thành khu phức hợp du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, kết nối với di tích văn hóa thế giới
Mỹ Sơn. UBND huyện đang kêu gọi đầu tư toàn bộ khu phức hợp.
|
42
|
Khu
Bảo tồn loài, sinh cảnh voi
|
Trên
địa bàn 3 huyện: Nông Sơn, Hiệp Đức, Phước Sơn, khai thác 1 phần trên địa phận
Nông Sơn gắn với suối Nước Vàng
|
19.000 ha
|
|
BQL
Khu bảo tồn loài sinh cảnh voi
|
Là
khu bảo tồn với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, địa hình, chủng loại động
thực vật, đặc biệt đây là khu vực sinh sống của voi rừng
|
Du
lịch sinh thái, nghiên cứu
|
Ban
Quản lý khu bảo tồn được giao triển khai các dịch vụ, tổ chức hoạt động khai
thác du lịch.
|
43
|
Suối
Vực Vàng
|
Thôn
Mậu Long, xã Ninh Phước
|
|
|
UBND
xã Ninh Phước
|
Suối
chảy ra từ các dãy núi lớn thuộc dãy Hòn Kẽm với địa hình dốc, nước chảy xiết
với nhiều hồ nước lớn nhỏ, trong đó hồ nước lớn khoảng 150- 170 m2, sâu 0,3
-4m có dòng thác từ độ cao 3-4m đổ xuống, nước hồ trong xanh, đáy phủ lớp cát
mịn, sạch, bao quanh hồ là những tảng đá có kích thước lớn, nhẵn thuận tiện
cho du khách ngồi nghỉ, ngắm cảnh.
|
Du
lịch sinh thái, dã ngoại
|
Người
dân địa phương, du khách từ các thành phố Đà Nẵng tự tổ chức dã ngoại tại điểm.
Có dịch vụ ăn uống phục vụ du khách.
|
Phước Sơn (02)
|
44
|
Suối
Đheap Lang
|
Thôn
1, xã Phước Hòa
|
5 ha
|
|
Hộ
ông Hồ Văn Chiếu ở thôn 2, xã Phước Hòa
|
Nước
chảy tự nhiên từ chân đỉnh núi Xuân Mải đã tạo nhiều thác đẹp chồng lên nhau từ
cao xuống thấp, có nhiều điểm tắm đẹp. Nơi đây cũng là rừng nguyên sinh với cảnh
đẹp, quanh năm mát mẻ.
|
Du
lịch dã ngoại
|
Hộ
ông Hồ Văn Chiếu được giao khai thác một số dịch vụ du lịch và bảo vệ môi trường,
nhiều khách địa phương và các huyện lân cận đến vui chơi, giải trí vào mùa nắng.
|
45
|
Suối
Đheap Gà
|
Thôn
4, xã Phước Mỹ
|
10 ha
|
|
UBND
xã Phước Mỹ
|
Suối
Đheap Gà mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Trường Sơn, suối có nhiều dòng
thác chảy dài, mát mẻ, có dòng nước nóng tốt cho sức khỏe.
|
Du
lịch dã ngoại
|
Người
dân địa phương và một số nơi khác tự tổ chức hoạt động dã ngoại tại điểm.
|
Đông Giang (07)
|
46
|
Suối
khoáng nóng A Păng
|
Thôn
Bhơhôồng, xã Sông Kôn; Phía Tây, Đông giáp suối A Pẳng, Quốc lộ 14G, Nam và Bắc
giáp đất đồi núi, rừng trồng.
|
44,43 ha
|
|
UBND
huyện Đông Giang
|
Suối
A Păng là báu vật của người dân thôn Bhơhôồng, được chảy từ rừng già về. Nước
nóng rỉ ra từ dưới đất hay trong vách đá trong lòng suối A Păng nhiều và liên
tục quanh năm, phục vụ cả làng tắm nóng mỗi mùa đông.
|
Du lịch
nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
|
Công
ty CP Nông nghiệp sạch Phú Son đang triển khai các thủ tục pháp lý đầu tư Dự
án Khu du lịch sinh thái suối khoáng nóng A Păng
|
47
|
Rừng
nguyên sinh Tây Bà Nà
|
Thôn
Một, xã Ba. Đông, Tây, Nam, Bắc giáp đất rừng.
|
123,43 ha
|
|
UBND
huyện Đông Giang
|
Cảnh
quan thiên nhiên độc đáo gồm địa hình đồi núi phức tạp, mặt suối và bãi cát.
Khu vực lân cận có Khu du lịch Bà Nà Hill và thắng cảnh đồi chè nông trường
Quyết Thắng. Có khu vực dân cư là người Cơtu đang sinh sống.
|
Du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
|
Công
ty TNHH TMS Tây Bà Nà đang triển khai các thủ tục pháp lý đầu tư Dự án Khu du
lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Tây Bà Nà gồm các hạng mục: Khu dịch vụ
khách sạn 5 sao, nhà hàng, spa, khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, khu chợ vùng
cao…
|
48
|
Quần
thể hang động Gợp Teer (Dốc Gợp)
|
Thôn
A Xơờ, xã Mà Cooih; Phía Đông giáp xã Kà Dăng, Tây giáp núi Coong A Lanh, Nam
giáp đường ĐT609, Bắc giáp núi Coong Our.
|
120ha
|
39.776,
29m2
|
UBND
huyện Đông Giang
|
Hang
Gợp là cầu nối liền 2 ngọn núi riêng biệt nằm giữa rừng rậm hoang sơ, dưới cổng
có dòng sông Bhơm Lom chảy ngang qua, Cổng Trời được ví như 1 cái cổng vào rừng,
được cấu tạo từ những ngọn thạch nhũ qua hàng trăm triệu năm nhỏ giọt, tạo
thành. Dốc Gợp được tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
|
Du
lịch sinh thái, văn hóa
|
Công
ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp đang triển khai Dự án đầu tư Khu du
lịch sinh thái Cổng trời - Đông Giang với các hạng mục chính trong khu quy hoạch:
Nhà hàng, Làng Cơtu cổ, đài vọng cảnh, biệt thự nghỉ dưỡng, spa, khách sạn,
nhà hàng, khu thể dục, vui chơi trẻ em…
|
49
|
Cảnh
quan thiên nhiên và lòng hồ thủy điện Sông Bung 5
|
Thôn
Cutchrun, xã Mà Cooih (hạ lưu sông Bung); Bờ trái thuộc địa phận xã Mà Cooih,
huyện Đông Giang; Bờ phải thuộc địa phận thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang
|
20,54 ha
|
|
UBND
huyện Đông Giang; Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1
|
Cảnh
quan lòng hồ thơ mộng do các công trình thủy điện tạo nên kết hợp cảnh quan
thiên nhiên và đất rừng sản xuất khu vực lân cận.
|
Du
lịch sinh thái vườn, trải nghiệm tham quan lòng hồ thủy điện
|
Được
Công ty CP Khu du lịch sinh thái Hang Gợp đang triển khai các thủ tục pháp lý
đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái Trường Sơn - Sông Bung
|
50
|
Nông
trường chè Quyết Thắng
|
Thôn
Ban Mai, xã Ba
|
|
|
UBND
huyện Đông Giang
|
Thương
hiệu chè Quyết Thắng đã có từ lâu trên thị trường tiêu thụ chè tại Đông
Giang. Đến nông trường chè, du khách sẽ được trang bị vật dụng lên đồi hái
chè, tham quan các công đoạn sơ chế chè tại nhà máy chế biến cách đồi chè khoảng
200m, thưởng thức những tách chè ngay tại nơi chế biến.
|
Du
lịch ngắm cảnh, trải nghiệm
|
Thu
hút khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm, hoặc ảnh cưới. Chưa đầu tư các hạng mục
và sản phẩm phục vụ khách du lịch
|
51
|
Hồ
Ban Mai
|
Thôn
Ban Mai, xã Ba
|
11 ha
|
|
UBND
huyện Đông Giang
|
Hồ
rộng, có cảnh quan đẹp, nước trong xanh.
|
Du
lịch dã ngoại
|
Người
dân địa phương và một số nơi khác tự tổ chức hoạt động dã ngoại tại điểm.
|
52
|
Cảnh
quan sinh thái đồi núi thôn Pà Nai
|
Thôn
Pà Nai, Xã Tà Lu
|
18,2 ha
|
|
UBND
huyện Đông Giang
|
Khu
vực đồi núi, khí hậu mát mẻ quanh năm, thuận lợi để trồng hoa theo mùa, cây
dược liệu, trưng bày sản phẩm địa phương, tổ chức phục vụ du khách ẩm thực,
sinh hoạt thể thao, cắm trại …
|
Du
lịch nông nghiệp sinh thái và du lịch cộng đồng
|
Công
ty TNHH phát triển du lịch Đồi Đông Giang xin chủ trương đầu tư dự án “Khu
nông nghiệp du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng Đông Giang Hill Park”
|
Nam Giang (03)
|
53
|
Thác
Grăng
|
Thôn
A Liêng, xã Tà Bhing; Đông, Tây giáp đất rừng, Nam giáp Quốc lộ 14D, Bắc giáp
núi
|
300,7 ha
|
70,601h
a
|
UBND
huyện Nam Giang
|
Là
một thắng cảnh đẹp với hệ thống 3 thác nối liền nhau từ cao xuống thấp, nằm
giữa khu rừng nguyên sinh. Vào mùa hè, từ đỉnh thác những làn nước đổ xuống mặt
hồ mát lạnh được bao bọc bởi những phiến đá lớn, phẳng phiu trông toàn cảnh
như bức tranh thủy mặc hữu tình.
|
Du
lịch tham quan thắng cảnh, dã ngoại.
|
Hệ
thống đường bê tông, bậc tam cấp vào thác đã được đầu tư. Du khách tự tổ chức
dã ngoại tại thác.
|
54
|
Hồ
thủy điện Sông Bung 4
|
Xã
Zuôih và xã Tà Pơơ
|
Diện tích lưu vực: 1565 ha
|
|
Ban
Quản lý Dự án thủy điện Sông Bung 4
|
Ngoài
việc chống lũ và bảo vệ hạ lưu thì công trình này còn duy trì sự ổn định nguồn
nước tưới tiêu cho hoa màu, nước sinh hoạt cho người dân… Lòng hồ với cảnh
quan đẹp, có tiềm năng phát triển du lịch.
|
Du
lịch tham quan thắng cảnh, dã ngoại.
|
Người
dân địa phương và một số nơi khác tự tổ chức hoạt động dã ngoại tại điểm.
Chưa đầu tư các hạng mục và sản phẩm phục vụ khách du lịch
|
55
|
Vườn
quốc gia Sông Thanh
|
12
xã của huyện Nam Giang và huyện Phước Sơn; Bắc giáp quốc lộ 14D, Nam giáp tỉnh
Kon Tum, Tây giáp Lào, Đông được giới hạn bởi đường phân thủy của sông Thanh
và sông Cái chảy qua địa phận thị trấn Khâm Đức
|
76,660 ha
|
|
BQL
Vườn quốc gia Sông Thanh
|
Vườn
quốc gia Sông Thanh có hơn 830 loài thực vật bậc cao, trong đó 23 loài đặc hữu
của Việt Nam; 49 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Trong rừng, hệ động vật
rất đa dạng, gồm 53 loài thú, 183 loài chim, 44 loài bò sát, 21 loài lưỡng
cư, 25 loài cá và nhiều loài động vật không xương sống. Vườn có chức năng bảo
tồn các giá trị tự nhiên, đa dạng sinh học, các loài động thực vật nguy cấp,
quý hiếm; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển du
lịch.
|
Du
lịch sinh thái, trải nghiệm, nghiên cứu
|
Ban
Quản lý Vườn quốc gia Sông Thanh đã tổ chức tour khảo sát nhằm định hướng
phát triển du lịch tại điểm. Chưa đầu tư các hạng mục và sản phẩm phục vụ khách
du lịch.
|
Tây Giang (03)
|
56
|
Đỉnh
Quế
|
Xã
Tr'hy; Bắc giáp thôn Nal, xã Lăng; Nam giáp thôn Voong, xã Tr’hy; Đông giáp với
xã Lăng; Tây giáp với suối R’ai.
|
|
|
Nhóm
hộ đầu tư dịch vụ du lịch tại điểm
|
Đỉnh
Quế toạ lạc độ cao 1369m so với mực nước biển, được bao bọc giữa những cánh rừng
nguyên sinh. Khí hậu mát mẻ quanh năm, đây là điểm du lịch lý tưởng không
khác Bà Nà thứ hai. Đứng tại vị trí này, du khách như được bay vào không
trung và được chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp của núi rừng hùng vĩ ẩn hiện dưới
những làn mây trắng.
|
Du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, phượt
|
Hiện
nay, nhóm hộ dân góp vốn xây dựng điểm dừng chân và du lịch Đỉnh Quế vào năm
2014, với 6 nhà lưu trú, 01 nhà ăn, 01 nhà hàng, 01 nhà lễ tân, 02 nhà vệ sinh.
Mặc dù, lượt khách đến điểm khá đông, nhưng hoạt động khai thác khách chưa
phát huy hiệu quả, đặc biệt nước sạch phục vụ sinh hoạt và chất lượng phục vụ
du lịch còn yếu và hạn chế. Bão năm 2020 làm cơ sở vật chất bị hư hại một số
hạng mục.
|
57
|
Rừng
cây di sản Pơ mu
|
Thuộc
địa bàn hai xã A Xan và Tr’hy
|
500 ha
|
|
Ban
Quản lý rừng phòng hộ huyện
|
Quần
thể cây Pơ Mu có độ tuổi khoảng 300 đến trên 1.000 tuổi, thuộc khu vực núi
Zi’liêng, độ cao trên 1.500 mét so với mực nước biển, trải dài trên diện tích
250 ha. Cây Pơ Mu lớn nhất ở đây có đường kính gần 3 mét, cao 22 mét. Năm
2016, có 725 cây Pơ Mu nguyên sinh tại đỉnh núi Zi’liêng được Hội Bảo vệ
Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Rừng cây Di sản Việt Nam.
|
Du
lịch sinh thái, mạo hiểm.
|
Huyện
Tây Giang đã đầu tư đường vào điểm và các cơ sở vật chất: 01 Gươl, 10 nhà
sàn,…Tuy nhiên, đường vào điểm chưa được đầu tư hoàn thiện.
|
58
|
Điểm
dừng chân Eo Aliêng
|
Thôn
Voong, xã Tr’hy; Bắc giáp nước CHDCND Lào, Đông giáp Thôn Arớh, xã Lăng, Tây
giáp thôn Voong, xã Tr’hy, Nam giáp đường giao thông ĐT 606.
|
|
|
Ban
Quản lý rừng phòng hộ huyện
|
Với
độ cao 1.300m, vào mùa hè, khí hậu nơi đây mát mẻ không khác gì Đà Lạt. Sáng
sớm và chiều tối, mây phủ dưới chân người. Đến đây du khách có thể hòa mình
vào thiên nhiên, đi tắm suối, đi tham quan rừng cây Đỗ Quyên cổ thụ trên trên
đỉnh K’lang với độ cao 2.005m so với mực nước biển. Du khách đến đây còn được
thưởng thức ẩm thực của người Cơ tu, lưu trú qua đêm trong các nhà sàn, sẽ cảm
nhận được thú vị của đời sống núi rừng Tây Giang.
|
Du
lịch sinh thái, mạo hiểm.
|
Huyện
Tây Giang đã đầu tư nhà đón tiếp, nhà vệ sinh và các nhà sàn lưu trú.
|
PHỤ LỤC II
TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày
/11/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
I. Tài nguyên văn hoá vật thể (58)
TT
|
Tên TNDL
|
Vị trí, phạm vi
|
Diện tích
đất
|
Chủ thể
sở hữu, quản lý
|
Đặc điểm, tính chất
|
Giá trị
TNDL
|
Hiện trạng khai thác, sử dụng
|
Hội An (09)
|
1
|
Khu
phố cổ Hội An
|
Thuộc
Phường Minh An, Sơn Phong và Cẩm Phô
|
Tổng DT: 130 ha, KV 1: 30ha, KV 2a: 30,85ha,
KV 2b: 54,57ha, mặt nước: 14,58ha
|
UBND
thành phố Hội An
|
Từ
thế kỷ 16, 17, Hội An một trong những thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất
Đông Nam Á. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn hầu như nguyên trạng một quần
thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: nhà ở, hội quán, đình, chùa, miếu,
giếng, cầu, nhà thờ tộc, chợ, lăng, mộ, bến cảng kết hợp với đường giao thông
ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến kiểu đô thị
thương nghiệp phương Đông thời Trung Đại; được UNESCO công nhận di sản văn
hoá thế giới năm 1999.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử.
|
Trung
tâm VHTT-TTTH đang quản lý hoạt động tham quan du lịch, các dịch vụ: tham
quan phố cổ, các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống
|
2
|
Làng
gốm Thanh Hà
|
Khối
Nam Diêu, phường Thanh Hà; Nam giáp sông Thu Bồn, Bắc giáp ấp An Bàng khối 4
phường Thanh Hà, Tây giáp xã Điện Phương, Điện Bàn
|
5,13ha
|
UBND
thành phố Hội An
|
Là
nơi lưu giữ không gian làng nghề truyền thống, được bảo tồn khá nguyên trạng
về cảnh quan văn hóa với cây đa, bến nước, sân đình, các di tích tôn giáo -
tín ngưỡng và những đôi tay tài hoa, khéo léo, điêu luyện của cư dân làng gốm
tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, mang tính đặc trưng của làng nghề.
|
Du
lịch văn hóa, cộng đồng.
|
Trung
tâm VHTT-TTTH đang quản lý hoạt động tham quan du lịch, các dịch vụ: tham
quan làng gốm, trình diễn nghề gốm, lưu trú
|
3
|
Làng
mộc Kim Bồng
|
Xã
Cẩm Kim; Đông giáp phường Cẩm Nam, Nam giáp xã Duy Vinh, Duy Xuyên, Tây giáp
xã Duy Phước, Duy Xuyên, Bắc giáp xã Điện Phương, Điện Bàn và phường Thanh
Hà, Hội An.
|
Diện tích xã: 413,74ha , trong đó, trung tâm
làng mộc: 1,72ha
|
UBND
thành phố Hội An
|
Làng
mộc Kim Bồng được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 15, là nơi lưu giữ và
phát triển nghề mộc nổi tiếng của Hội An. Đa số các kiến trúc nhà bằng gỗ ở Hội
An ngày nay đều do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Kim Bồng làm nên. Đến
nay, nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ của làng Kim Bồng đã được xuất khẩu ra nước
ngoài.
|
Du
lịch văn hóa, cộng đồng.
|
Trung
tâm VHTT-TTTH đang quản lý hoạt động tham quan du lịch, các dịch vụ: tham
quan trình diễn nghề đóng tàu thuyền, dệt chiếu, chạm mộc, đan thúng chai,
lưu trú,…
|
4
|
Làng
rau Trà Quế
|
Xã
Cẩm Hà; Đông giáp phường Cẩm An, Tây giáp thôn Cửa Suối, xã Cẩm Hà, Nam giáp
phường Cẩm Châu, Bắc giáp thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà
|
Thôn Trà Quế 100,2 ha, trong đó: làng rau 18
ha
|
UBND
thành phố Hội An
|
Rau
Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với nhiều loại rau được trồng trên đất đai màu mỡ
và được bón bằng loại rong lấy từ đầm Trà Quế nên có hương vị đặc trưng
riêng. Đến với Làng rau Trà Quế, du khách sẽ được trải nghiệm làm người nông
dân trồng rau và thưởng thức các món ẩm thực của Hội An.
|
Du
lịch cộng đồng.
|
Trung
tâm VHTT-TTTH đang quản lý hoạt động tham quan du lịch, các dịch vụ: tham quan
láng rau, dạy khách làm nông dân, nấu ăn, massage chân, lưu trú...
|
5
|
Làng
lụa Hội An
|
28
Nguyễn Tất Thành, Hội An
|
Gần 2,5 ha
|
Công
ty CP Tơ lụa Quảng Nam
|
Làng
Lụa Hội An là nơi tái hiện không gian nuôi tằm, dệt lụa của người xưa, được
bài trí, sắp đặt như bảo tàng về các giống dâu, tằm cùng cách thức dệt thủ
công của người Chăm Pa và người Việt xưa, với những giống dâu tằm cổ thụ và
trình diễn công đoạn ươm tơ, dệt lụa truyền thống.
|
Du
lịch tham quan, trải nghiệm
|
Công
ty CP Tơ lụa Quảng Nam quản lý và khai thác. Các dịch vụ: Lưu trú, trình diễn
nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, bán hàng lưu niệm may mặc, ăn uống, ...
|
6
|
Khu
di tích lịch sử cách mạng Rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh
|
Thuộc
các thôn: Thanh Tam, Thanh Nhứt, Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh
|
|
UBND
thành phố Hội An
|
Nằm
trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ở hạ lưu sông Thu Bồn, Rừng Dừa Bảy Mẫu, căn
cứ cách mạng bất khả xâm phạm của quân và dân Hội An trong hai cuộc kháng chiến
bảo vệ tổ quốc đang trở thành điểm tham quan không thể thiếu trong hệ thống tham
quan - du lịch của thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam.
|
Du
lịch sinh thái, cộng đồng, văn hóa,
|
Ban
Quản lý du lịch thuộc UBND xã Cẩm Thanh đang quản lý, khai thác các hoạt động
du lịch. Các dịch vụ chủ yếu là chèo thuyền thúng, biểu diễn lắc thúng chai,
hát hò khoan, dạy nấu ăn, lưu trú.
|
7
|
Công
viên Đất nung Thanh Hà
|
Khối
phố 5, phường Thanh Hà
|
0,6 ha
|
Công
ty Nhà Việt Corp
|
Được
xây dựng trên khuôn viên rộng 5.800 m², Công viên Đất nung Thanh Hà là công
trình kiến trúc độc đáo, một bảo tàng nghề gốm của Việt Nam với hàng nghìn sản
phẩm gốm, hiện vật gốm, tranh ảnh,... có liên quan đến lịch sử, văn hóa và
nghệ thuật kiến trúc điêu khắc gốm của nước ta. Nhiều kiệt tác là những công
trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nhân loại được tái hiện một cách
rõ nét và sinh động.
|
Du
lịch tham quan, trải nghiệm
|
Công
ty Nhà Việt Corp quản lý và khai thác. Các dịch vụ tham quan, trải nghiệm nghề
gốm, ăn uống, giải khát...
|
8
|
Làng
du lịch An Mỹ
|
Khối
An Mỹ, phường Câm Châu; Đông giáp Khối Thanh Tây; Nam giáp Khối Sơn Phô 2,
Sơn Phô 1, Thanh Tây; Tây giáp Khối Trường Lệ; Bắc giáp sông Đế Võng
|
113,11 ha
|
UBND
thành phố Hội An
|
An
Mỹ là ngôi làng được hình thành khá sớm của vùng đất Hội An. Đến nay, làng vẫn
giữ nguyên vẹn những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. Về với An Mỹ du
khách sẽ được trải nghiệm và cảm nhận những thú vị về cuộc sống của người
nông dân làm nông nghiệp vào thế kỷ trước còn được gìn giữ.
|
Du
lịch cộng đồng
|
Dịch
vụ trải nghiệm nghề làm vườn, làm. ruộng, ăn uống, giải khát...
|
9
|
Khu
du lịch Đảo Ký ức Hội An
|
Cồn
Hến, phường Cẩm Nam
|
8,88 ha
|
Công
ty CP Gami Hội An
|
Đảo
Ký ức Hội An là phức hợp gồm có 3 khu chức năng: Khu du lịch nghỉ dưỡng Ký ức
Hội An, Công viên văn hoá Chủ đề Ấn tượng Hội An và show diễn thực cảnh Ký ức
Hội An
|
Du lịch
nghỉ dưỡng, giải trí
|
Công
ty CP Gami Hội An đang quản lý. Các dịch vụ đang khai thác: lưu trú, chương
trình biểu diễn thực cảnh, các hoạt động vui chơi giải trí.
|
Tam Kỳ (06)
|
10
|
Quần
thể Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng
|
Đường
Lê Thánh Tông, xã Tam Phú; Đông Bắc giáp đường Lê Thánh Tông, Tây Bắc giáp với
KP Ngọc Nam, p. An Phú, Tây Nam giáp KP Phú Sơn, Phú Phong, p. An Phú, Đông
Nam giáp Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh
|
15,3 ha
|
Ban
quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam
|
Toàn
thể khu Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tọa lạc trên đỉnh núi Cấm, bao gồm nhiều
hạng mục như: Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, Quảng trường tiền môn, 8 trụ
huyền thoại, sân hành lễ, không gian trưng bày, công viên cây xanh, vườn truyền
thống, vườn hiện đại. Trong đó, không gian trưng bày được tổ chức với nhiều
hình ảnh, tư liệu, hiện vật của các Mẹ Việt Nam anh hùng trên cả nước.
|
Du
lịch tham quan
|
Hằng
năm đón khoảng 200 nghìn lượt khách tham quan. Khu Tượng đài chỉ mới phục vụ nhu
cầu khách tham quan địa chỉ đỏ là chủ yếu, chưa có các dịch vụ đi kèm thực sự
thu hút khách.
|
11
|
Địa
đạo Kỳ Anh
|
Thuộc
thôn Thạch Tân và thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng
|
375ha (theo quy hoạch 1/2000)
|
Trung
tâm VHTT& TT thành phố Tam Kỳ
|
Là
một trong 3 địa đạo có quy mô lớn nhất của nước ta. Địa đạo dài khoảng 32 km,
được đào dưới lớp đất cát sâu từ 1 đến 1,5 mét do nhân dân địa phương xây dựng
vào năm 1967. Địa đạo là một mạng lưới đường hầm gồm 3 trạm xá, nhiều cửa lên
xuống, cửa bắn tỉa tạo nên thế trận liên hoàn rất an toàn. Địa đạo đã được xếp
hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1997. Nằm trên bề mặt địa đạo Kỳ
Anh là đình Thạch Tân - nơi chứa lương thực, thực phẩm, đạn dược và che dấu
thương bệnh binh.
|
Du
lịch tham quan
|
Một
số công trình được phục dựng để phục vụ khách tham quan: đường hầm 119m/32 km
địa đạo, Đình Thạch Tân, nhà đón tiếp, nhà trưng bày, hầm cứu thương, hầm chỉ
huy, hầm cây rơm, cây rỏi cổ thụ, nhà liệt sĩ Phạm Sỹ Thuyết....
|
12
|
Văn
Thánh Khổng Miếu
|
Đường
Phan Bội Châu, phường Tân Thạnh
|
0.7 ha
|
Trung
tâm VHTT& TT thành phố Tam Kỳ
|
Khu
Văn Thánh gồm chánh điện, hậu điện, tháp chuông, tháp trống, hai dãy nhà cầu,
nhà cổ dân gian Quảng Nam, cầu bắc qua hồ sen và cổng Tam quan. Đây là nơi thờ
các bậc tiền hiền của vùng đất Hà Đông xưa - trong đó có vùng đất Tam Kỳ ngày
nay và là nơi tổ chức huấn học về tư tưởng Nho giáo, là quần thể kiến trúc
nghệ thuật độc đáo, hội tụ nét truyền thống văn hóa dân gian Quảng Nam có
niên đại hơn 200 năm, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
năm 2006.
|
Du
lịch tham quan
|
Di
tích được đưa vào phục vụ đón khách tham quan, dâng hương, vãn cảnh. Vào dịp
Tết nguyên đán, lễ hội tháng Giêng hàng năm thường diễn ra các hoạt động như:
Hội Xuân, Tết Nguyên Tiêu, Lễ trao giải Phan Châu Trinh (tôn vinh người học
giỏi, đỗ cao), trưng bày tranh, ảnh nghệ thuật, thư pháp ..
|
13
|
Bảo
tàng tỉnh Quảng Nam
|
281
Phan Bội Châu, phường Tân Thạnh
|
02ha
|
Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch
|
Bảo
tàng là một trong những công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh; hiện đang lưu giữ
và trưng bày giới thiệu gần 30.000 hiện vật có giá trị về văn hóa vùng đất Quảng
Nam từ thời tiền sơ sử đến hiện đại.
|
Du
lịch văn hoá, lịch sử
|
Bảo
tàng tỉnh quản lý, tổ chức phục vụ khách tham quan
|
14
|
Làng
nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh
|
Thuộc
địa bàn 2 thôn Hòa Trung và Hòa Thượng, xã Tam Thanh
|
33ha
|
UBND
xã Tam Thanh
|
Làng
nghệ thuật được hình thành vào năm 2016 với 100 tác phẩm bích họa sinh động
khắc họa cuộc sống của người dân và thể hiện mối giao lưu văn hóa Việt - Hàn,
thu hút khá đông du khách thập phương, trở thành Làng bích họa đầu tiên của
Việt Nam. Làng có vị trí đặc biệt, một bên giáp biển, một bên giáp sông với cảnh
quan yên bình. Các nghề truyền thống tại làng như sản xuất nước mắm, phơi khô
cá, mực...khá hấp dẫn du khách. Từ sau năm 2016, UBND thành phố Tam Kỳ tiếp tục
đầu tư các hạng mục và các khu vực cảnh quan nghệ thuật sắp đặt, tạo thành sản
phẩm du lịch Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh.
|
Du
lịch biển, nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, cộng đồng.
|
Đã hình
thành Hợp tác xã du lịch tổ chức phục vụ khách các dịch vụ: lưu trú
(homestay), ăn uống, cắm trại, trải nghiệm kéo lưới, thuyền thúng trên sông,
câu cá… Du khách đến làng tham quan, chụp ảnh là chủ yếu. Cần đầu tư thêm hạ
tầng thiết yếu phục vụ khách du lịch như nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách
du lịch, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp…
|
15
|
Làng
sinh thái Hương Trà
|
Phường
Hòa Hương; Tây Nam giáp Phan Châu Trinh, Đông Bắc giáp ngã ba sông Tam Kỳ -
Bàn Thạch và đường Bạch Đằng, Đông Nam giáp sông Tam Kỳ
|
153,8ha
|
UBND
phường Hòa Hương
|
Hương
Trà là ngôi làng trên 500 tuổi, với những nếp nhà cổ kính, những vườn cây
xanh rợp bóng mát quanh năm. Làng được bao bọc bởi sông Tam Kỳ và sông Bàn Thạch.
Có hàng sưa và vườn cừa cổ thụ gần 300 năm tuổi. Hằng năm, cứ đến mùa sưa nở
(tháng 4 Dương lịch) là hoa sưa dát vàng lối đi trong làng.
|
Du
lịch sinh thái, cộng đồng.
|
Làng
Hương Trà chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch. Hiện tại việc
khai thác du lịch chính là vào lễ hội mùa hoa sưa tháng 4 Dương lịch hàng năm.
Lễ hội thu hút khoảng 20 nghìn lượt khách suốt mùa hoa sưa (03 ngày hội chính
và sau đó khoảng 15 ngày), chủ yếu khách trong tỉnh.
|
Điện Bàn (04)
|
16
|
Bảo
tàng thị xã Điện Bàn
|
13
Hoàng Diệu, thị trấn Vĩnh Điện
|
|
Trung
tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình thị xã
|
Bảo
tàng là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật phục vụ trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ của quân dân Điện Bàn và thành tựu kinh tế - xã hội của Nhân
dân Điện Bàn; các di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa được khai
quật trên địa bàn thị xã; là nơi trưng bày, giới thiệu về lịch sử hình thành
và đạo cụ biểu diễn loại hình nghệ thuật tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và bộ sưu tập
đèn cổ với gần 500 hiện vật.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử
|
Khách
đến tham quan chủ yếu là khách nội địa
|
17
|
Làng
nghề Đông Khương
|
Thôn
Đông Khương 1, xã Điện Phương
|
7,3 ha
|
Trung
tâm PT Cụm Công nghiệp - TM và DV thị xã Điện Bàn
|
Là
nơi trưng bày và sản xuất các sản phẩm truyền thống nghề mộc của gia đình;
công trình nghệ thuật và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gốm.
|
Du
lịch văn hóa, cộng đồng.
|
Các
công ty: Cơ sở Gốm nghệ thuật Lê Đức Hạ và Gỗ nghệ thuật truyền thống Nguyễn
Văn Tiếp quản lý và khai thác.
|
18
|
Làng
du lịch cộng đồng Cẩm Phú
|
Thuộc
phạm vi hai thôn Cẩm Phú 1, 2 - xã Điện Phong
|
150.000h a
|
UBND
xã Điện Phong
|
Cẩm
Phú là điểm nối giữa hai di DSVH thế giới Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn bằng
đường bộ và đường sông, đây là một ngôi làng thuần Việt được bao bọc bởi sông
Thu Bồn và sông Trùm Ngô, khí hậu mát mẻ, với rặng tre, con đường làng, các
bàu nước tự nhiên, các vườn trái cây, với nhiều nghề truyền thống thu hút
khách trải nghiệm như mây tre đan, đánh bắt thủy sản, nghề mộc ...
|
Du
lịch cộng đồng, sinh thái làng quê
|
Hợp
tác xã nông nghiệp làng Cẩm Phú - Gò Nổi tổ chức khai thác khách tại điểm.
Các dịch vụ: ăn uống, tham quan làng, trải nghiệm xử lý rác hữu cơ
|
19
|
Làng
du lịch cộng đồng Triêm Tây
|
Thôn
Triêm Tây, xã Điện Phương
|
|
UBND
xã Điện Phương
|
Làng
Triêm Tây nằm ở ngã ba sông Thu Bồn đổ về Hội An và Duy Xuyên, nơi đây vẫn
còn giữ nguyên nét hoang sơ của vùng quê nông thôn xứ Quảng. Những con đường
xanh, uốn mình theo xóm làng rợp bóng cây. Những rặng chè tàu được cắt tỉa đẹp,
gọn gàng chạy dọc hai bên đường. Người dân Triêm Tây thân thiện, gần gũi, chất
phác với các nghề truyền thống: dệt chiếu, tráng bánh ướt, làm bánh đập, mì
Quảng…
|
Du
lịch sinh thái, cộng đồng
|
Công
ty TNHH Bảo tồn và Phát triển làng nghề Hội An, HTX Nông nghiệp làng Triêm
Tây là hai đơn vị đang tổ chức khai thác du lịch. Các dịch vụ: lưu trú nhà vườn,
homestay, hồ bơi, ăn uống, tham quan, hát bài chòi, chèo thuyền phục vụ
khách,…
|
Núi Thành (03)
|
20
|
Khu
lưu niệm Chủ tịch HĐNN Võ Chí Công
|
Xã
Tam Xuân I
|
0,4 ha
|
Trung
tâm QL Di tích và Danh thắng Quảng Nam
|
Nơi
đây còn lưu giữ rất nhiều kỷ vật liên quan đến cuộc đời cách mạng của bác Võ
Chí Công. Công trình được khánh thành vào ngày 29 tháng 3 năm 2004 nhân dịp kỷ
niệm 29 năm ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
|
Du
lịch tham quan.
|
Trung
tâm Quản lý Di tích và Danh thắng (thuộc Sở VHTTDL Quảng Nam) quản lý và tổ
chức tham quan.
|
21
|
Địa
điểm Chiến thắng Núi Thành
|
Xã
Tam Nghĩa
|
6,74 ha
|
UBND
huyện Núi Thành
|
Tượng
đài được khánh thành ngày 26-5-1986, là hình ảnh thể hiện chiến tích lẫy lừng
của quân dân Quảng Nam trong trận đầu đánh Mỹ, mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ
mà đánh” trên toàn miền Nam. Tượng đài nằm trên đồi Phú Huề, nơi có sân bay
trực thăng của không quân Mỹ trong quần thể di tích Chiến thắng Núi Thành, gồm
nơi diễn ra trận đánh tại đồi 49 và đồi 50, cách đồi Phú Huề khoảng 2km theo
đường chim bay về phía Tây, được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1979.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử.
|
Các
dịch vụ: thuyết minh, giải khát... Thị trường khách chủ yếu là học sinh và
khách địa phương. Tỉnh đã có văn bản thông báo về đầu tư tu bổ, tôn tạo Khu
tượng đài Chiến thắng Núi Thành.
|
22
|
Tháp
Khương Mỹ
|
Xã
Tam Xuân I
|
0,6 ha
|
Trung
tâm QL Di tích và Danh thắng Quảng Nam
|
Là
công trình kiến trúc tôn giáo của vương quốc Chăm Pa được xây dựng vào khoảng
thế kỷ thứ 10. Công trình gồm một cụm, 3 tháp xếp hàng ngang theo trục Bắc
Nam, tại đây cũng tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc mang tính vishnu giáo, được
công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1989.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử.
|
Trung
tâm Quản lý Di tích và Danh thắng (thuộc Sở VHTTDL Quảng Nam) quản lý và tổ
chức tham quan.
|
Phú Ninh (02)
|
23
|
Tháp
Chiên Đàn
|
Xã
Tam An
|
|
Trung
tâm QL Di tích và Danh thắng Quảng Nam
|
Tháp
Chiên Đàn là một trong những ngôi tháp cổ của Chăm Pa, khu tháp gồm ba ngôi
tháp khá lớn, ngôi tháp ở giữa còn khá nguyên vẹn. Các tháp Chiên Đàn có dáng
vẻ được đánh giá là phong cách đẹp nhất của nghệ thuật kiến trúc cổ Chăm Pa,
gần tương tự như các tháp Khương Mỹ, tháp Mỹ Sơn A1,..., được công nhận di
tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1989.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử.
|
Đã
được đầu tư nhà vệ sinh, điểm đón tiếp; lượng khách tham quan chưa nhiều.
|
24
|
Nhà
lưu niệm cụ Phan Châu Trinh
|
Xã
Tam Lộc
|
|
Phòng
VHTT huyện Phú Ninh
|
Nhà
lưu niệm cụ Phan Châu Trinh nằm giữa một vườn cây râm mát, tọa lạc trên lưng
chừng đồi, con đường dẫn lên được lát đá xanh, hai bên đường phủ đầy cỏ cây.
Ngôi nhà được xây theo kiểu kiến trúc cổ, bên trong trưng bày một số hình ảnh,
tư liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Cụ; được công nhận di tích cấp
quốc gia năm 2005.
|
Du
lịch tham quan, nghiên cứu
|
Khách
tham quan chủ yếu là học sinh, đoàn thanh niên của các cơ quan nhà nước
|
Thăng Bình (03)
|
25
|
Làng
rau sạch Hưng Mỹ
|
Thôn
Hưng Mỹ, Xã Bình Triều
|
65ha
|
UBND
xã Bình Triều
|
Làng
rau sạch Hưng Mỹ có 294 hộ sản xuất rau với tổng diện tích 65 ha, bao bọc
làng rau là một vùng cát trắng và được thiên nhiên ưu đãi với những mạch nước
ngầm chảy quanh năm nên màu xanh của rau hiện hữu suốt 4 mùa. Làng rau Hưng Mỹ
đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận làng nghề truyền thống.
|
Du
lịch cộng đồng.
|
Hiện
nay thôn Hưng Mỹ chủ yếu trồng rau để cung cấp cho địa phương và các địa bàn
lân cận, chưa được đầu tư phục vụ khách du lịch.
|
26
|
Phật
viện Đồng Dương
|
Thuộc
xã Bình Định Bắc
|
|
UBND
xã Bình Định Bắc
|
Phật
viện Đồng Dương là khu di tích tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo Chăm Pa và cả
khu vực Đông Nam Á, với những tu viện và đền thờ Bồ Tát bảo hộ cho vương triều
Laskmindra Lokesvara Svabhyada, nằm kế tiếp nhau chạy dài suốt 1330m theo hướng
từ Tây sang Đông. Phật viện Đồng Dương tồn tại gần 600 năm (từ năm 875 đến
sau năm 1301). Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di
tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2016.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử.
|
Cơ
quan quản lý chủ yếu thực hiện công tác bảo tồn, chưa đầu tư các hạng mục và
sản phẩm phục vụ khách du lịch.
|
27
|
Làng
nước mắm Cửa Khe
|
Thôn
6, xã Bình Minh
|
|
UBND
xã Bình Minh
|
Làng
nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe có từ hàng trăm năm, đã từng rất nổi tiếng
nổi tiếng với câu ca dao: "Nhất mắm Cửa Khe - Nhì chè An Phú". Làng
được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2014. Với lợi
thế gần bãi biển Bình Dương, làng là điểm tiềm năng phát triển du lịch.
|
Du
lịch tham quan, trải nghiệm
|
Hiện
nay, làng nghề có 200 hộ sản xuất và chế biến hàng hải sản giải quyết hơn 100
lao động chuyên nghiệp và gần 300 lao động thời vụ, chưa có các dịch vụ du lịch.
|
Duy Xuyên (07)
|
28
|
Khu
Đền tháp Mỹ Sơn
|
Thôn
Mỹ Sơn, xã Duy Phú
|
1.158 ha (quy hoạch bảo tồn)
|
UBND
huyện Duy Xuyên
|
Khu
Đền tháp Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ,
thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn
minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng
những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một
thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13), được UNESCO công
nhận di sản văn hoá thế giới năm 1999.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử.
|
Ban
Quản lý Di sản văn hoá Mỹ Sơn quản lý hoạt động du lịch tại điểm. Các dịch vụ:
tham quan khu di sản, trình diễn nghệ thuật truyền thống, ăn uống, mua sắm…
|
29
|
Cánh
đồng sen Trà Lý
|
Thôn
Chánh Lộc, xã Duy Sơn
|
20ha
|
Các
hộ dân trồng sen
|
Sen
Trà lý là đầm sen lớn và đẹp nhất tỉnh Quảng Nam. Cánh đồng này rộng hơn
20ha, nhiều hoa, lại nằm kề chân núi với khung cảnh nên thơ, thanh bình. Sen ở
đây được trồng tập trung trên ruộng cạn, có nhiều lối đi chằng chịt khắp cánh
đồng nên có nhiều điểm chụp hình với sen lý tưởng.
|
Du
lịch tham quan, sinh thái
|
Trong
khoảng thời gian sen nở rộ (từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7), bình quân mỗi
ngày có vài trăm lượt người đến làng sen để ngắm sen, chụp hình lưu niệm. Dịch
vụ hiện có: cho thuê quần áo, dụng cụ đề khách mặc chụp hình
|
30
|
Khu
di tích Căn cứ Đặc khu ủy Quảng Đà
|
Xã
Duy Sơn
|
Gần 10000 ha
|
Trung
tâm VHTT- TTTH huyện
|
Căn
cứ Đặc Khu ủy Quảng Đà thuộc dãy núi Hòn Tàu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2012.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử.
|
Cơ
quan quản lý chủ yếu thực hiện công tác quản lý, bảo tồn di tích, chưa khai
thác phục vụ du lịch
|
31
|
Làng
nghề tơ lụa Mã Châu
|
Thị
trấn Nam Phước
|
|
UBND
thị trấn Nam Phước
|
Đây
là làng nghề tơ lụa thủ công truyền thống nổi tiếng, gắn liền với lịch sử
phát triển của huyện Duy Xuyên, nơi đây đã từng cung cấp lụa quý cho hoàng
cung. Hiện nay, làng nghề đang được những người tâm huyết với nghề dệt lụa
truyền thống khôi phục và phát triển để trở thành điểm tham quan.
|
Du
lịch tham quan, trải nghiệm.
|
Du
khách đến đây được trải nghiệm các công đoạn của quy trình công nghệ khép kín
vừa truyền thống vừa hiện đại từ trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa và các
sản phẩm sản xuất ra từ quy trình này.
|
32
|
Làng
Trà Nhiêu
|
Xã
Duy Vinh
|
|
UBND
xã Duy Vinh
|
Trà
Nhiêu là làng quê ven sông thuộc vùng hạ lưu của sông Thu Bồn. Rừng dừa ngập
nước Trà Nhiêu còn là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài thủy hải sản có giá
trị, nhất là các loài tôm, cua, ghẹ, sò, ốc...Làng quê Trà Nhiêu cũng đậm nét
văn hóa thuần Việt, với phong cảnh làng quê yên bình.
|
Du
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
|
Được
công nhận điểm du lịch địa phương tại Quyết định số 3220/QĐ-UBND ngày
22/9/2009 của UBND tỉnh. Một số hộ dân có tổ chức dịch vụ du lịch như
homestay, ăn uống… Doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại điểm: Công ty TNHH
Paris Nhỏ - Hội An
|
33
|
Bảo
tàng văn hoá Sa huỳnh- Chămpa
|
Thôn
Trà Kiệu, xã Duy Sơn
|
|
Ban
quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn
|
Bảo
tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về văn hoá Sa huỳnh và Chăm pa
và đặc biệt là bộ sưu tập gốm rất nổi tiếng… nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu,
giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
|
Du
lịch văn hóa.
|
Bảo
tàng được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2009, được công nhận điểm du lịch
vào năm 2010. Thị trường khách chủ yếu là khách nội địa
|
34
|
Nhà
thờ Ngũ xã Trà Kiệu
|
Thôn
Trà Châu, xã Duy Sơn
|
|
UBND
xã Duy Sơn.
|
Nhà
thờ được xây dựng vào đời vua Huy Tông (1613 - 1695 ) là nơi đầu tiên thờ 13
vị thủy tổ của 13 tộc đứng đầu tại Trà Kiệu đã có công từ Nghệ An, Thanh Hoá
theo vua vào đây dẹp loạn, khai hoang lập ấp. Về sau còn thờ 4 vị thủy tổ và
26 vị liệt tổ. Nhà thờ xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ xưa, được công nhận di
tích cấp quốc gia năm 2005.
|
Du
lịch tham quan, nghiên cứu
|
Cơ
quan quản lý chủ yếu thực hiện trùng tu, bảo tồn di tích, chưa khai thác phục
vụ du lịch
|
Quế Sơn (01)
|
35
|
Di
tích chiến thắng Cấm Dơi
|
Thị
trấn Đông Phú
|
6,5 ha
|
Phòng
VH&TT, Đội QLTTXD huyện
|
Đây
là công trình đẹp, hùng vĩ và có ý nghĩa lịch sử lớn, gồm các hạng mục công
viên nước, Tượng đài chiến thắng và khu nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt
sĩ; được công nhận di tích cấp quốc gia năm 2012.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử
|
Địa
phương tổ chức học sinh, thanh niên tham quan di tích, ôn lại truyền thống, cựu
chiến binh hoạt động về nguồn
|
Đại Lộc (01)
|
36
|
Địa
đạo Phú An, Phú Xuân
|
Thôn
Phú An và thôn Phú Xuân, xã Đại Thắng
|
Địa đạo dài hơn 2.000 mét
|
UBND
xã Đại Thắng
|
Địa
đạo được xây dựng từ năm 1965. Đây là nơi đảm bảo an toàn cho các đồng chí Võ
Chí Công, Chu Huy Mận, Đoàn Khuê và nhiều lãnh đạo, tướng lĩnh khác trong thời
kỳ chống Mỹ cứu nước, đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia từ năm 2002. Địa
đạo đang được tái tạo để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
|
Du
lịch tham quan, về nguồn
|
Địa
phương tổ chức học sinh, thanh niên tham quan di tích, ôn lại truyền thống, Cựu
chiến binh hoạt động về nguồn
|
Tiên Phước (02)
|
37
|
Làng
cổ Lộc Yên
|
Thôn
4, xã Tiên Cảnh; Bắc giáp thôn 6, Nam giáp thôn 4 và suối An Sơn, Đông giáp
Sông Đá Giăng, Tây giáp đường ĐT 616.
|
50,93ha
|
UBND
xã Tiên Cảnh
|
Làng
cổ Lộc Yên vẫn còn hơn 10 ngôi nhà cổ từ 100 - 150 năm tuổi và được xếp hạng di
tích cấp quốc gia năm 2019. Những ngôi nhà cổ mang đậm lối kiến trúc nhà Quảng
Nam xưa. Nhà làm bằng gỗ mít, hai gian, ba chái, mái ngói âm dương. Phía sau
nhà tựa lưng vào núi vững chãi. Phía trước nhà nhìn ra ngõ đá sâu dẫn lối xuống
vũng ruộng xanh ngút. Lộc Yên mang đặc trưng của không gian sinh thái làng
trung du Xứ Quảng.
|
Du
lịch cộng đồng, nghiên cứu.
|
Hiện
nay, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng đã được đầu tư. Trong
làng có 3 hộ đang triển khai mô hình homestay, 03 điểm kinh doanh, dịch vụ ẩm
thực và bán các sản phẩm địa phương.
|
38
|
Nhà
lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng
|
Thôn
1, xã Tiên Cảnh; Đông giáp vườn ông Huỳnh Thức, Tây giáp quốc lộ 40B, Nam
giáp đường Tiên An, Bắc giáp vườn ông Võ Tòng
|
2,19 ha
|
UBND
huyện và một phần di tích do hộ ông Huỳnh Thoàn chủ sở hữu (0,3 ha)
|
Là
di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia từ năm 1990. Đây là ngôi nhà cũ do
thân sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng xây dựng từ năm 1869, theo lối kiến trúc rất phổ
biến dưới thời nhà Nguyễn. Ngôi nhà gồm 3 gian, mái ngói, khung sườn gỗ với
những đường nét chạm trổ tinh xảo. Di tích đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.
Tại đây có trưng bày một số di vật và tư liệu có liên quan về thân thế sự
nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Huỳnh.
|
Du
lịch tham quan
|
Trung
tâm VHTT-TTTH huyện được giao quản lý, khai thác. Khu di tích đang được trùng
tu, tôn tạo mở rộng từ 3390m²(Biên bản khoanh vùng quy định khu vực bảo vệ di
tích lập ngày 05/4/1989) lên 21.940m², với các công trình phụ trợ như bãi đỗ
xe, nhà đón tiếp, lối đi nội bộ, vườn cây xanh, nhà trưng bày…
|
Bắc Trà My (02)
|
39
|
Làng
Cao Sơn
|
Thôn
Cao Sơn, xã Trà Sơn
|
|
UBND
xã Trà Sơn
|
Tổ
2, thôn Cao Sơn là nơi định cư của 31 hộ người Cadong từ lâu đời. Nơi đây là một
thung lũng có đai tự nhiên bằng phẳng, có một số bãi đá núi và suối tự nhiên
với nhiều điểm thác nước, đá suối dừng chân sạch đẹp
|
Du
lịch sinh thái, cộng đồng.
|
Người
dân đã được tổ chức tập huấn nâng cao nhận về du lịch cộng đồng, đầu tư hạ tầng
giao thông. Địa phương đang khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch.
|
40
|
Quần
thể khu di tích lịch sử Trung Trung bộ - Nước Oa
|
Xã
Trà Tân; Bắc giáp Quốc lộ 40B, Đông giáp sông Oa, Nam giáp thôn Tân Hiệp (xã
Trà Sơn), Tây giáp thôn 1 xã Trà Tân
|
|
UBND
huyện Bắc Trà My
|
Đây
là khu căn cứ cách mạng và là nơi đặt cơ quan đầu não về chính trị, quân sự của
chiến trường quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ (1960-1973). Khu di tích nằm
giữa rừng núi hoang sơ, đã được đầu tư, tôn tạo và xây dựng với quy mô rộng lớn,
với 11 điểm di tích, bao gồm: Cơ quan Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu, hầm trú ẩn,
nhà ở làm việc của các đồng chí lãnh đạo như: đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy
Mân, Võ Thứ...UBND tỉnh Quảng Nam công nhận điểm du lịch năm 2019.
|
Du
lịch tham quan
|
Trung
tâm Văn hóa - Thể thao & Truyền thanh - Truyền hình huyện quản lý, khai
thác. Các dịch vụ: tham quan di tích, thuyết minh viên, cắm trại, bán sản vật
địa phương…
|
Nam Trà My (05)
|
41
|
Làng
Văn hóa Cộng đồng Mô Chai
|
Thôn
Mô Chai, xã Trà Linh
|
40ha
|
UBND
xã Trà Linh
|
Mô Chai
là bản làng của người Xê Đăng, với những nếp nhà sàn chênh vênh trên sườn
núi, ẩn mình trong rừng xanh, mây trắng của đỉnh núi Ngọc Linh, nơi nối tiếng
với cây sâm Ngọc Linh và nhiều loại dược liệu quý hiếm. Người Xê Đăng hiền
lành, mến khách sống chan hòa cùng thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây còn bảo tồn
nguyên vẹn các đặc trưng văn hoá của người Xê Đăng với cồng chiêng, rượu cần,
cơm gạo đỏ…
|
Du
lịch cộng đồng, văn hoá, trải nghiệm
|
Người
dân đã được tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch. Chưa được đầu tư các hạng
mục, sản phẩm để phục vụ khách du lịch
|
42
|
Vườn
Sâm Tắc Ngo
|
Thôn
2, xã Trà Linh; Đông giáp thôn 3 xã Trà Linh, Tây và Bắc giáp tỉnh Kon Tum,
phía Nam giáp thôn 1 xã Trà Linh
|
30ha
|
UBND
huyện Nam Trà My
|
Vườn
sâm nằm giữa khu rừng nguyên sinh, trên sườn núi Ngọc Linh ở độ cao 1800m so
với mặt nước biển. Ở đây có khí hậu trong lành, mát mẻ, còn lưu giữ nhiều
loài động vật và thực vật quý hiếm. Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) được xếp vào
loại thần dược của thế giới với hàm chất vi lượng cao hơn cả sâm Nhật, sâm Mỹ
và sâm Hàn Quốc.
|
Du
lịch sinh thái, trải nghiệm, nghiên cứu.
|
UBND
tỉnh công nhận điểm du lịch năm 2019. Trung tâm sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà
My chịu trách nhiệm đón, phục vụ khách du lịch. Các dịch vụ: thuyết minh,
tham quan vườn sâm…
|
43
|
Làng
Văn hóa Tắc Chươm
|
Thôn
2, xã Trà Mai
|
12ha
|
UBND
xã Trà Mai
|
Ngôi
làng là một thung lũng nhỏ, cảnh quan đẹp, hòa quyện giữa rừng xanh và mây trắng,
còn lưu giữ nền văn hóa bản địa đa dạng và nhiều nét huyền bí của những lễ hội
tâm linh.
|
Du
lịch cộng đồng.
|
Chưa
đầu tư các hạng mục và sản phẩm phục vụ khách du lịch
|
44
|
Vườn
Quế cổ thụ
|
Thôn
2, xã Trà Vân
|
2ha
|
Nhân
dân chủ quản
|
Quế
là một loại cây dược liệu, hương liệu nổi tiếng thế giới, được mệnh danh là
Cao Sơn Ngọc Quế. Cây quế gắn bó gần gũi bao đời nay đối với người dân Xê
Đăng, Ca Dong, Mhnoong. Vườn quế cổ là một trong vườn quế hàng trăm năm tuổi,
dành để lấy hạt ươm trồng bảo vệ nguồn gen quí hiếm.
|
Du
lịch sinh thái.
|
Người
dân thực hiện tốt bảo tồn Vườn quế để lấy hạt ươm trồng, chưa đầu tư các hạng
mục và sản phẩm phục vụ khách du lịch
|
45
|
Khu
Di tích nước Là
|
Thôn
2, xã Trà Mai
|
30ha
|
UBND
huyện Nam Trà My
|
Đây
là nơi bác Võ Chí Công cùng với Khu ủy Khu V và Ban Quân sự Khu V lãnh đạo phong
trào đấu tranh cách mạng của khu vực Miền trung - Tây nguyên trong giai đoạn
kháng chiến giành độc lập; được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2008.
|
Du
lịch văn hóa, lịch sử.
|
Khu
Di tích đang trong giai đoạn được phục dựng, tu bổ, tôn tạo, đến nay, đã hoàn
thành cổng chào, bậc cấp, sân tập trung, hạ tầng kỹ thuật.
|
Nông Sơn (02)
|
46
|
Làng
Đại Bình
|
Thôn
Đại Bình, xã Quế Trung; Đông giáp sông Thu Bồn, Tây giáp đất đồi và ruộng
lúa; Nam giáp sông Thu Bồn; Bắc giáp đất vườn.
|
133ha
|
UBND
xã Quế Trung
|
Làng
quê nằm ven sông Thu Bồn, có phong cách đặc trưng của làng quê Việt Nam, đặc
biệt là phong cảnh nhà vườn với nhiều loại hoa quả đặc trưng của vùng đất Nam
Bộ.
|
Du
lịch cộng đồng, du lịch sinh thái
|
Đã
có quy hoạch 1/2000, đã được công nhận điểm du lịch năm 2020; đã có HTX kinh
doanh dịch vụ du lịch; đang xây dựng đề án phát triển theo hướng sinh thái, cộng
đồng.
|
47
|
Dinh
Bà Thu Bồn
|
Thôn
Trung An, xã Quế Trung; Tây giáp sông Thu Bồn, Đông -Nam giáp QL 14H; Bắc
giáp đồi Lôi Giáng
|
70ha (bao gồm vùng đệm)
|
UBND
xã Quế Trung
|
Là
di tích cấp tỉnh, gắn với lễ hội truyền thống văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ
hội bà Thu Bồn. Đặc trưng là truyền thuyết gắn với các địa danh, công trình
còn hiện hữu.
|
Du
lịch văn hóa, tâm linh
|
Định
hướng quy hoạch thành khu du lịch với loại hình tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng.
Giao cho địa phương quản lý, khai thác du lịch tâm linh; thu hút đầu tư các dịch
vụ nghỉ dưỡng, sinh thái….
|
Hiệp Đức (01)
|
48
|
Khu
di tích Phước Trà
|
Thôn
Trà Va, xã Sông Trà
|
18 ha
|
UBND
huyện Hiệp Đức
|
Khu
di tích Phước Trà nay được gọi là khu di tích cách mạng Khu Ủy Khu 5
(1973-1975) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích cấp Quốc gia vào
năm 1993, gồm: hội trường, hệ thống hầm trú, hầm ở và làm việc của đồng chí bí
thư Khu Ủy. Tại đây Khu Ủy đã đề ra kế hoạch cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy
Mùa Xuân 1975 theo tinh thần của nghị quyết ban chấp hành TW Đảng tháng 5 năm
1975
|
Du
lịch tham quan.
|
Trung
tâm VH-TT-TT huyện trực tiếp quản lý phục vụ khách đến tham quan về nguồn,
tìm hiểu lịch sử.
|
Phước Sơn (1)
|
49
|
Khu
du lịch bảo tồn văn hóa Bhnong
|
Thị
trấn Khâm Đức; nằm trong quần thể Hồ Mùa Thu, Tượng Đài chiến Thắng Khâm Đức
|
30ha
|
UBND
huyện Phước Sơn
|
Người
Bhnong (thuộc dân tộc Giẻ-triêng) chiếm 75 % dân số huyện Phước Sơn. UBND huyện
Phước Sơn xây dựng Khu du lịch bảo tồn Văn hóa Bhnong nằm bên Hồ Mùa Thu, và
Tượng đài chiến thắng Khâm Đức nhằm bảo tồn, phát huy nét văn hóa đặc sắc của
người Bhnong, kết hợp với công trình thủy nông Hồ Mùa Thu và Tượng đài chiến
thắng Khâm Đức, tạo thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch.
|
Du
lịch văn hóa, cộng đồng
|
UBND
huyện đang triển khai xây dựng các hạng mục liên quan để đưa vào phục vụ đón
khách.
|
Đông Giang (02)
|
50
|
Làng
du lịch cộng đồng Bhơhôồng
|
Thôn
Bhơhôồng, xã Sông Kôn
|
170,72 ha
|
Ban
quản lý Làng DLCĐ Bhơhôồng
|
Đây
là thôn văn hóa còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu trên vùng
núi Đông Giang với những điệu nói lý, hát lý, múa tân tung da dá và nghề đan
lát mây tre truyền thống...Thôn Bhờ Hôồng còn có khe suối nước nóng, thích hợp
cho việc kết hợp du lịch nghỉ dưỡng của du khách.
|
Du
lịch cộng đồng.
|
Thôn
văn hóa Bhờ Hôồng được khai trương làm điểm khai thác du lịch từ năm 2008. Do
Công ty TNHH Du lịch cộng đồng Bhơhôồng, BQL làng du lịch quản lý và khai
thác. Các dịch vụ: ăn uống, lưu trú homestay, dịch vụ dạy bắn nỏ, thưởng thức
múa cồng chiêng, trekking suối nước nóng, đan lát mây tre, mua sắm hàng lưu
niệm.
|
51
|
Làng
du lịch cộng đồng Đhrôồng
|
Thôn
Đhrôồng, xã Tà Lu
|
02ha
|
Ban
quản lý Làng DLCĐ Đhrôồng
|
Làng
có nhà Gươl, kiến trúc đặc trưng văn hóa Cơ Tu, là nơi bảo tồn nghề thủ công
dệt thổ cẩm truyền thống ở địa phương, khí hậu quanh năm mát mẻ, khung cảnh
làng quê tươi đẹp...
|
Du
lịch cộng đồng.
|
Ban
quản lý Làng DLCĐ Đhrôồng quản lý và khai thác. Các dịch vụ du lịch: tham
quan, lưu trú homestay, mua sắm hàng lưu niệm từ các sản phẩm dệt thổ cẩm, ẩm
thực.
|
Nam Giang (02)
|
52
|
Làng
du lịch cộng đồng Cơ Tu, Tà Bhing
|
Xã
Tà Bhing; Đông giáp xã Cà Dy và thị trấn Thành Mỹ, Nam giáp xã Đắc Pring và
xã Phước Xuân (Phước Sơn), Tây Giáp xã Chà val và xã Zuooih, Bắc giáp xã
M'coil (Đông Giang)
|
228,18m ²
|
Hợp
tác xã du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu
|
Là
khu dân cư của đồng bào dân tộc Cơ Tu, gồm nhiều hộ gia đình sống liền kề
nhau với cảnh núi rừng hùng vĩ. Các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể người
Cơ Tu vẫn được bảo tồn như kiến trúc nhà sàn, cồng chiêng, múa tân tung da
dá, ẩm thực địa phương: Bánh sừng trâu, cơm lam, Dà Rá, muối tiêu rừng, rượu
cần, rượu Tà Vạt, cá niên...
|
Du
lịch cộng đồng
|
Hợp
tác xã du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu quản lý và khai thác. Các dịch vụ: Ẩm
thực, biểu diễn cồng chiêng, múa tân tung da dá.
|
53
|
Làng
nghề dệt thổ cẩm Zơ Ra
|
Thôn
Gơ Lêê, xã Tà Bhing
|
10 ha
|
Hợp
tác xã làng nghề Za Ra
|
Là
làng nghề truyền thống với sự tham gia của hàng chục chị em phụ nữ trong
làng. Nhiều sản phẩm được làm từ thổ cẩm của đồng bào dân tộc Cơ Tu như: quần,
áo, khố, túi xách, ví, trang sức…Du khách được trực tiếp xem biểu diễn kỹ
năng dệt thổ cẩm.
|
Du
lịch văn hóa, trải nghiệm
|
Hợp
tác xã làng nghề Za Ra quản lý và khai thác. Các dịch vụ: Trình diễn nghề dệt
thổ cẩm, bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương. Cần nâng cấp một số hạng mục
hạ tầng thiết yếu phục vụ du khách như nhà vệ sinh, nhà đón tiếp…
|
Tây Giang (05)
|
54
|
Làng
truyền thống Cơtu
|
Thôn
Agrồng, xã Atiêng; Bắc giáp thôn Bhượp, Nam giáp với Quảng Trường huyện, Đông
giáp Sông Đường đi xã Dang, Tây giáp với Khu dân cư làng cổ.
|
2ha
|
UBND
huyện Tây Giang
|
Làng
truyền thống Cơtu được quy hoạch phục dựng vào năm 2008, là quần thể không
gian văn hóa nhà cổ, được thiết kế theo hình bầu dục, có 01 Gươl là ngôi nhà
chung của làng, đây là ngôi nhà Gươl to nhất hiện còn lại ở Tây Giang; xung
quanh có 10 nhà sàn truyền thống đại diện cho 10 xã và 01 ngôi mộ cổ được phục
dựng nhằm để giới thiệu những giá trị về kiến trúc nhà cửa, mồ mã đến với du
khách khi đến Tây Giang.
|
Du
lịch văn hoá
|
UBND
huyện đã đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ khách du lịch. Hiện nay có 03 nhóm
hộ thuê làm dịch vụ kinh doanh du lịch văn hoá, cộng đồng thu hút khách trong
tỉnh và ngoài tỉnh đến tham quan, lưu trú, trải nghiệm.
|
55
|
Làng
Pơ’ning
|
Thôn
Pơ’ning, xã Lăng
|
|
UBND
xã Lăng
|
Ngôi
làng văn hoá đầu tiên của huyện Tây Giang sau khi tái lập huyện năm 2003, được
phục dựng với 08 nhà sàn truyền thống và 01 Gươl làng. Tại đây, các văn hoá
hay đẹp, nhân văn của người Cơtu luôn được gìn giữ và phát huy tốt như kiến
trúc, nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm, y dược học, nhạc cụ, trang phục,
điệu múa, nghi lễ: mừng lúa mới, cúng lập làng, kết nghĩa, cúng thần rừng,
cúng máng nước ...
|
Du
lịch cộng đồng
|
Làng
đã hình thành Tổ Hợp tác du lịch, xây dựng tour đón khách để trải nghiệm văn
hoá, thiên nhiên quanh làng...Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, các nhà
sàn Gươl đã xuống cấp. Hạ tầng thiết yếu phục vụ khách du lịch chưa được đầu
tư hoàn thiện.
|
56
|
Làng
văn hóa cộng đồng Ta Lang
|
Thôn
Ta Lang, xã Bha Lêê; Bắc giáp thôn A rớh, Nam giáp thôn Ta ry, Đông giáp Đường
xuống thôn Ta ry, phía Tây giáp suối Nal.
|
|
Ban
Quản lý điểm du lịch
|
Ta
Lang là một trong những thôn văn hóa điển hình của người Cơ Tu ở Tây Giang.
Nơi đây là một thung lũng đẹp, khí hậu trong lành, đồng thời còn lưu giữ nhiều
dấu ấn văn hóa dân tộc Cơ Tu đặc sắc, tiêu biểu như nghề chế tác và trình diễn
các loại hình nhạc cụ dân tộc, các lễ hội, các món ăn mang đậm bản sắc của
người Cơ Tu.
|
Du
lịch cộng đồng
|
Năm
2019, Dự án Trường Sơn xanh hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch tại làng với
các dịch vụ: homestay, ẩm thực, trình diễn văn nghệ, cho thuê xe đạp. Tuy
nhiên, do dịch bệnh, thiên tai, người dân chưa khai thác phục vụ khách được
nhiều mà các cơ sở vật chất được tài trợ đều bị xuống cấp.
|
57
|
Ruộng
bậc thang Axan
|
Thôn
Arâng và thôn Ariing, xã A Xan
|
|
Người
dân
|
Ruộng
bậc thang của đồng bào dân tộc Cơ Tu từ bao đời, là kết quả của phương thức
canh tác nông nghiệp từ xa xưa nhất mà tổ tiên, ông bà người Cơ Tu đã để lại
cho thế hệ sau này. Mỗi mùa thu hoạch lúa là mùa lễ hội mừng lúa mới để tưởng
nhớ đến công ơn của thần linh, giàng, đã giúp đỡ dân làng có được mùa thu hoạch
bội thu.
|
Du
lịch tham quan
|
Chưa
được đầu tư các hạng mục, sản phẩm để phục vụ khách du lịch
|
58
|
Làng
Ariêu
|
Thôn
Ariêu, xã Tr’hy
|
|
UBND
xã Tr’hy
|
Ariêu
là ngôi làng Cơtu gần lòng hồ thủy điện Tr’hy, còn bảo tồn không gian nhà sàn
truyền thống, và các đặc trưng đời sống văn hoá bản địa của người Cơtu, có
đôi cây đa di sản hơn ngàn năm tuổi, không khí trong lành, cảnh quan đẹp với
ruộng bậc thang chín vàng bên sườn núi.
|
Du
lịch cộng đồng
|
Chưa
được đầu tư các hạng mục, sản phẩm để phục vụ khách du lịch
|
II. Tài nguyên văn hoá phi vật thể (09)
TT
|
Tên TNDL
|
Vị trí
|
Đặc điểm, tính chất
|
Giá trị
TNDL
|
Hiện trạng khai thác, sử dụng
|
59
|
Nghệ
thuật diễn xướng Bài Chòi (Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại
|
Các
địa phương ven biển của tỉnh
|
Bài
Chòi là một trò chơi dân gian dân đã ra đời cách đây 300- 400 năm ở khu vực
duyên hải Trung Trung Bộ và đã dần trở thành là món ăn tinh thần không thể
thiếu của người dân. Ở Quảng Nam, Bài Chòi ra đời vào khoảng những năm đầu thế
kỷ 20. Trò chơi này được hiểu nôm na là chơi Bài trong Chòi, thường được tổ
chức vào những ngày đầu xuân (phổ biến nhất là thường được tổ chức chơi từ
ngày mồng 1 Tết đến ngày khai hạ mồng 7), ở những nơi công cộng rộng rãi,
thoáng mát như ở ngã ba đầu làng, sân chợ, sân đình... Đây là môn nghệ thuật
đa dạng, kết hợp giữa âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. Về cơ bản,
bài chòi là sân chơi của những ván cờ, nhưng đối với người chơi, chuyện được
thua không quan trọng, mà thú vị ở chỗ họ được cùng thưởng thức những câu hát
trong trò diễn của người hô hát, đó là lời tự sự về nhân tình thế thái, những
lời ca ngợi tình làng nghĩa xóm, tình vợ chồng, tình yêu quê hương, đối nhân
xử thế… hay phê phán những thói hư, tật xấu ở đời.
|
Du
lịch văn hóa, nghiên cứu, trải nghiệm
|
Hiện
nay phong trào hô hát bài chòi rất được phổ biến ở hầu hết vùng quê ven biển Quảng
Nam. Ở Hội An, Bài Chòi đã trở thành một sản phẩm du lịch được tổ chức thường
xuyên vào đêm 14 Âm lịch hằng tháng để phục vụ khách du lịch. Ở một số địa
phương, Bài Chòi còn được đưa vào trường học để giới thiệu và truyền dạy cho
các em học sinh.
|
60
|
Lễ
rước Cộ Bà chợ Được (Di sản phi vật thể quốc gia)
|
Thôn
Phước Ấm, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình
|
Bà
Chợ Được, tương truyền là "Nữ thần linh ứng" Nguyễn Thị Của sinh
năm 1800, mất năm 1817, tại Đại Cường, Đại Lộc. Bà hiển linh tại làng Phước Ấm,
phủ Thăng Bình (nay là Chợ Được, Thăng Bình) vào năm 1952, là một thiếu nữ
xinh đẹp độ chừng 18 tuổi làm nghề bán nước, đổi trầu, với ý định tụ tập, xây
dựng nơi đây thành chợ để mua bán, trao đổi hàng hoá và hình thành nên Chợ Được.
Người dân ghi nhớ công đức của Bà đã lập lăng thờ và hằng năm tổ chức Lễ hội
Rước Cộ, Lễ hội diễn ra vào Ngày 11 tháng Giêng (Âm Lịch), bao gồm phần lễ (Lễ
rước sắc, Lễ cúng đất, Lễ cúng Bà) và phần hội (rước Cộ, đua thuyền, hát bội,…)
|
Du
lịch văn hóa, nghiên cứu, trải nghiệm
|
Lễ
hội thu hút người dân và du khách đến dâng hương, tham gia các hoạt động vui
chơi trong ngày hội.
|
61
|
Nghệ
thuật trang trí cây nêu và bộ Gu của dân tộc Cor (Di sản phi vật thể quốc
gia)
|
Vùng
đồng bào dân tộc Cor tại huyện Bắc Trà My
|
Lễ
hội ăn trâu là một loại lễ hội rất lớn của người Cor, đồng thời cũng là lễ hội
ăn trâu lớn nhất so với lễ hội ăn trâu của các dân tộc khác ở Trường Sơn -
Tây Nguyên, hội tụ và phô bày bản sắc dân tộc một cách rõ ràng và phong phú,
được tổ chức vào khoảng cuối năm đến đầu năm sau, khi đã thu hoạch mùa màng.
Lễ có thể do một gia đình hay cả làng nóc tổ chức để tạ ơn thần linh, tạ ơn
ông bà tổ tiên. Trong lễ hội này, cây nêu là bái vật cúng ngoài trời và bộ gu
là bái vật cúng trong nhà, được chạm khắc, trang trí tốn nhiều thời gian, công
sức, có giá trị thẩm mỹ cao, là tác phẩm trang trí sáng giá miêu tả sinh động
thiên nhiên, đời sống cộng đồng…
|
Du
lịch văn hóa, nghiên cứu, trải nghiệm
|
Đưa
vào phục vụ du khách, tuy nhiên, hiện nay người Cor không còn tổ chức nhiều lễ
hội ăn trâu như trước đây do đó ít có dịp sáng tạo, tạo tác cây nêu và bộ gu.
Thêm vào đó những nghệ nhân có năng khiếu lần lượt qua đời mà chưa truyền dạy
lại cho thế hệ trẻ. Và một nguyên nhân sâu xa không thể không kể đến đó là
càng ngày rừng càng bị tàn phá nặng nề dẫn đến nguyên liệu để làm cây nêu, bộ
gu trở nên khó khăn.
|
62
|
Múa
tân tung da dá của dân tộc Cơtu (Di sản phi vật thể quốc gia)
|
Vùng
đồng bào dân tộc Cơtu tại huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang
|
Có
thể xem múa tân tung da dá là một trong những điệu múa cổ nhất của loài người,
chỉ có người Cơtu còn lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay. Điệu múa là sự
kết hợp cả nam lẫn nữ, được biểu diễn trong các lễ hội truyền thống. Da dá là
điệu múa của nữ, thể hiện sự cầu xin, đón nhận sinh khí và hạt lúa của thần
linh, thể hiện vui mừng, sự biết ơn của dân làng đối với sự giúp đỡ của các
thần linh. Tân tung là điệu múa của đàn ông, tái hiện cảnh đi săn, thể hiện
tinh thần thượng võ của người Cơ tu.
|
Du
lịch văn hóa, nghiên cứu, trải nghiệm
|
Hầu
hết các thôn bản Cơtu đều duy trì đội múa tân tung da dá, biểu diễn phục vụ
khách du lịch.
|
63
|
Nói
lý, hát lý dân tộc Cơtu (Di sản phi vật thể quốc gia)
|
Vùng
đồng bào dân tộc Cơtu tại huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang
|
Trong
đời sống của người Cơtu, nói lý hát lý là một trong những hình thức tự sự dân
gian đặc sắc và độc đáo, gắn liền với lời ăn tiếng nói của đồng bào, thể hiện
lối giao tiếp, ứng xử, biểu lộ tâm tư, tình cảm của mỗi người, của cộng đồng.
Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu mang tính đối đáp nhanh, thấu tình đạt
lý, nó phức tạp sâu lắng về ý tứ, cô đọng về tính chất, thâm thúy về nội
dung. Do vậy, người cùng nói hoặc hát phải suy nghĩ cân nhắc và chắt lọc để
am hiểu đích thực nội dung của bên kia đưa ra để có cách đối đáp phù hợp.
|
Du
lịch văn hóa, nghiên cứu, trải nghiệm
|
Đưa
vào phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, cái khó của nói lý, hát lý là không có
bài mẫu chung để học hát, học nói mà nó phụ thuộc vào việc ứng khẩu của người
đưa ra, trình độ, khả năng kinh nghiệm của từng nghệ nhân, người hát, vì thế,
thế hệ trẻ Cơtu rất ít ai nói lý, hát lý được một cách thông thạo, nhuần nhuyễn,
làm cho loại hình văn hoá nghệ thuật này có nguy cơ bị mai một dần.
|
64
|
Nghề
dệt thổ cẩm Cơtu (Di sản phi vật thể quốc gia)
|
Vùng
đồng bào dân tộc Cơtu tại huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang
|
Nghề
dệt của người Cơtu được hình thành khá lâu đời. Trước đây, sợi dệt được làm từ
cây bông nguyên thủy ở trong rừng, người dân đem về trồng ở rẫy, thu hoạch,
chế biến và nhuộm màu. Khung dệt là loại hình khung dệt Indonesien - cổ xưa
nhất của nhân loại còn tồn tại cho đến ngày nay, là loại khung giữ bằng chân,
dệt bằng tay, các bộ phận tách rời nhau, chỉ khi dệt, giăng sợi vào thì mới
trở thành khung dệt.
|
Du
lịch văn hóa, nghiên cứu, trải nghiệm
|
Sản
phẩm dệt thổ cẩm được khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế yêu
thích. Một số địa phương đã đưa nghệ dệt thổ cẩm vào phục vụ khách du lịch.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Làng Công Dồn, xã Zuôich, huyện Nam Giang còn lưu
giữ nghề trồng bông, dệt vải theo lối cổ truyền. Các bản làng khác chủ yếu
mua sẵn sợi dệt ngoài thị trường, vì vậy, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng
bào Cơtu có nguy cơ mai một, thất truyền, cần được bảo tồn.
|
65
|
Lễ
hội Cầu ngư và hát Bả Trạo
|
Các
địa phương ven biển của tỉnh
|
Hát
Bả Trạo - là hoạt động có sức hấp dẫn và thu hút được nhiều người xem trong lễ
hội Cầu Ngư, một loại hình văn hoá phi vật thể phong phú về tư tưởng và nghệ
thuật, do các thế hệ tiền nhân sáng tạo, được lưu truyền bằng hình thức truyền
miệng, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu nghề nghiệp, yêu cuộc sống và tâm tư
nguyện vọng của người dân sông nước trước cảnh đẹp của thiên nhiên, sự trù
phú của biển cả; mặc dù họ luôn phải đối đầu với con sóng, gió, đương đầu với
những ác hải, kình ngư…
|
Du
lịch văn hóa, nghiên cứu, trải nghiệm
|
Hát
Bả Trạo cũng đã được sân khấu hóa biểu diễn trong lễ hội miền biển, biểu diễn
phục vụ khách du lịch tại Cẩm Thanh, Hội An. Đến nay toàn tỉnh đã có 14 đội
hát bả trạo. Trong đó, Hội An có 04 đội, Duy Xuyên có 02 đội, Điện Bàn có 01
đội, Thăng Bình 02 đội, Tam Kỳ 02 đội và Núi Thành có 03 đội...Tuy nhiên,
công tác bảo tồn di sản này cũng rất khó khăn, bởi các nghệ nhân ngày càng
già đi, lớp trẻ thì không mặn mà.
|
66
|
Lễ
hội Bà Thu Bồn (Di sản phi vật thể quốc gia)
|
Xã
Duy Tân, huyện Duy Xuyên và xã Quế Trung, huyện Nông Sơn
|
Lễ
hội Bà Thu Bồn là lễ hội dân gian mang nhiều ý nghĩa, cầu cho quốc thái dân
an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; thể hiện tinh thần đoàn kết của các
dân tộc Kinh, Chăm, Cơ tu,… sinh sống ở vùng thượng lưu sông Thu Bồn. Lễ hội
diễn ra vào ngày 12/2/ÂL hằng năm, bao gồm phần Lễ (Lễ tế Bà, lễ rước sắc, lễ
rước nước) và phần hội (hô hát bài chòi, hát tuồng và các trò chơi dân gian
khác)
|
Du
lịch văn hóa, nghiên cứu, trải nghiệm
|
Lễ
hội thu hút người dân và du khách đến dâng hương, tham gia các hoạt động vui
chơi trong ngày hội.
|
67
|
Lễ
hội Bà Phường Chào (Di sản phi vật thể quốc gia)
|
Xã
Đại Cường, huyện Đại Lộc
|
Theo
truyền thuyết dân gian và gia phả tộc Nguyễn ở Phiếm Ái châu, Bà Phường Chào sinh
ngày 25.2 năm 1800, tại làng Phường Chào (nay là thôn Khương Mỹ, xã Đại Cường,
Đại Lộc). Khi Bà sinh có điềm lạ, khói trắng che phủ một vùng. Lớn lên trở
thành người con gái đẹp người đẹp nết, thường bốc thuốc cứu người nhưng yểu mệnh.
Và khi đã về cõi hư vô, Bà vẫn thường hiển linh, giúp đỡ dân lành, trừng trị
kẻ ác. Nhờ Bà mà xóm vạn ghe ở Phiếm Ái châu bên dòng Vu Gia trở nên sầm uất,
hưng thịnh. Nhân dân trong vùng lập dinh thờ Bà, gọi là Dinh Bà Phường Chào
và hằng năm, vào ngày 25.2 âm lịch tổ chức lễ hội Bà Phường Chào để vọng bái
ân đức Bà.
|
Du
lịch văn hóa, nghiên cứu, trải nghiệm
|
Lễ
hội thu hút người dân và du khách đến dâng hương, tham gia các hoạt động vui
chơi trong ngày hội.
|
Quyết định 3389/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt danh mục tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 3389/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 phê duyệt danh mục tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
193
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|