ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3202/QĐ-UBND
|
Hưng
Yên, ngày 13 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ VỀ
XÃ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg
ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg
ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy định điều kiện,
trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông
thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016
- 2020;
Căn cứ Quyết định số
69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc Ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày
10/5/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XVII về Chương trình xây
dựng NTM tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2669/QĐ-UBND
ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT tại Tờ trình số 115/TT-NN ngày 01 tháng 9 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành
kèm theo Quyết định này một số Quy định và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về
xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định
này thay thế Hướng dẫn số 970/HD-UBND ngày 10/6/2014 của UBND tỉnh về việc hướng
dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2011 - 2015.
Điều 3. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ban chỉ đạo thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hưng Yên; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố; Chủ tịch UBND các xã trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có
liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BCĐ các Chương trình MTQG TW;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Quang
|
QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3202/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
và đối tượng áp dụng
Quy định và hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020,
làm cơ sở để đánh giá công nhận đạt từng tiêu chí và xã đạt chuẩn nông thôn mới
theo quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính
phủ.
Văn bản này áp dụng đối với các xã
trong phạm vi toàn tỉnh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan
tham gia thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016 - 2020.
Chương II
NỘI DUNG, PHƯƠNG
PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
Điều 2. Tiêu
chí Quy hoạch (Tiêu chí số 1)
Xã đạt tiêu chí Quy hoạch khi đáp ứng
đủ 03 yêu cầu sau:
1. Có quy hoạch xây dựng nông thôn mới
được phê duyệt:
a) Xã nông thôn mới phải có quy hoạch
chung xây dựng xã được lập và phê duyệt, thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch phải
đầy đủ theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của
Bộ Xây dựng Hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.
b) Rà soát, đánh giá quá trình thực
hiện và điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng xã, đảm bảo các nội dung sau:
- Định kỳ rà soát quy hoạch chung xây
dựng xã là 05 năm kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt;
- Quy hoạch xây dựng nông thôn được
điều chỉnh khi có 1 trong các trường hợp sau: có điều chỉnh về quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; có điều chỉnh về quy hoạch xây dựng
vùng; có điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất địa phương; có biến động
về điều kiện địa lý, tự nhiên;
- Trình tự điều chỉnh quy hoạch xây dựng
nông thôn thực hiện theo Điều 38, Luật Xây dựng năm 2014.
2. Công khai niêm yết quy hoạch và cắm
mốc quy hoạch:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt, UBND xã có trách nhiệm tổ chức công
bố rộng rãi quy hoạch xây dựng tới các thôn; những điểm công bố: Trụ sở UBND
xã, nhà văn hóa thôn.
b) Phải thực hiện việc cắm mốc chỉ giới
các công trình hạ tầng trên thực địa và quản lý mốc giới theo quy hoạch được
duyệt, tập trung cắm mốc giới khu vực trung tâm xã, các đường trục chính của
xã, các đường dự kiến cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới, các tuyến đường có
nhiều nhà ở, công trình công cộng, dịch vụ... Quy định về loại mốc giới, cột mốc,
hồ sơ cắm mốc; trình tự thủ tục lập, phê duyệt và dự toán
kinh phí được thực hiện theo hướng dẫn số 176/SXD-QH ngày 31/5/2013 của Sở Xây
dựng Hướng dẫn về việc triển khai cắm mốc giới theo Đồ án quy hoạch xây dựng
nông thôn mới ra ngoài thực địa và quản lý mốc giới và Thông tư số
10/2016/TT-BXD ngày 15/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản
lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng.
3. Có quy định quản lý theo quy hoạch
được phê duyệt:
(Chi
tiết đánh giá theo Phụ lục số 01 đính
kèm)
Điều 3. Tiêu
chí Giao thông (Tiêu chí số 2)
1. Xã đạt tiêu chí Giao thông khi đáp
ứng đủ 04 yêu cầu sau:
a) Đường trục xã và đường từ trung
tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận
tiện, đạt tỷ lệ 100%;
b) Đường trục thôn, đường liên thôn
và đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện, đạt tỷ lệ
100%;
c) Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội
vào mùa mưa, đạt tỷ lệ 100%;
d) Đường trục chính nội đồng đảm bảo
vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, đạt tỷ lệ 100% (lưu ý, chỉ là đường
trục chính chứ không phải tất cả đường nội đồng).
2. Về chiều rộng
mặt đường
a) Đường trục xã và đường từ trung
tâm xã đến đường huyện: Tối thiểu 3,5m.
b) Đường trục thôn, đường liên thôn:
Tối thiểu 3,0m.
c) Đường ngõ, xóm: Tối thiểu 2,0m (Trong trường hợp khó khăn về mặt bằng, trong khu dân cư không thể mở
rộng thì chiều rộng mặt đường chỉ cần bằng 80% kích thước trên cũng được coi là
đạt tiêu chí; tuy nhiên, phải bố trí điểm tránh xe trên tuyến đường).
d) Đường trục chính nội đồng: Tối thiểu
3,0m.
3. Khái niệm "cứng hóa"
trong tiêu chí Giao thông
a) Đường được "cứng hóa" là
đường được trải nhựa, kết cấu bê tông xi măng; đường lát bằng
gạch, gạch vỡ, gạch xỉ, đá xẻ, đá dăm, đá thải.
b) Đường trục chính nội đồng, kết cấu
mặt đường được "cứng hóa" như quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc
là đất, cát được đầm lèn chặt, đảm bảo bằng phẳng, xe đi lại thuận tiện quanh
năm.
Điều 4. Tiêu chí
Thủy lợi (Tiêu chí số 3)
Xã đạt tiêu chí Thủy lợi khi đáp ứng
đủ 02 yêu cầu sau:
1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông
nghiệp được tưới tiêu chủ động đạt từ 80% trở lên.
2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu
dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
(Chi
tiết đánh giá theo Phụ lục số 02 đính kèm)
Điều 5. Tiêu chí
Điện nông thôn (Tiêu chí số 4)
Xã đạt tiêu chí Điện nông thôn khi
đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
1. Có hệ thống điện đạt chuẩn
Hệ thống điện (bao gồm các nguồn từ
lưới điện quốc gia hoặc ngoài lưới điện quốc gia; hệ thống các trạm biến áp
phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, công tơ đo đếm phục vụ
sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
ngành điện.
2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường
xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 99% trở lên
Trường hợp vi phạm hành lang an toàn
lưới điện trung áp và cao áp, nếu đã có kế hoạch xử lý, khắc phục thì được đánh
giá là đạt.
Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện có
trách nhiệm đánh giá mức độ đạt chuẩn của tiêu chí này.
(Chi
tiết đánh giá theo Phụ lục số 03 đính kèm).
Điều 6. Tiêu chí
Trường học (Tiêu chí số 5)
Xã đạt tiêu chí Trường học khi có
100% số trường học các cấp: Trường mầm non, Trường tiểu học, Trường trung học
cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo quy định.
(Chi
tiết đánh giá theo Phụ
lục số 04 đính kèm).
Điều 7. Tiêu chí
Cơ sở vật chất văn hóa (Tiêu chí số 6)
Xã được công nhận đạt tiêu chí Cơ sở
vật chất văn hóa khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu:
1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường
đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã
a) Diện tích Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã được tính là tổng diện tích khu nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và
các công trình thể thao (sân vận động, sân tập thể thao, nhà luyện tập thi đấu
thể thao, bể bơi hoặc tôn tạo hồ nước ở địa phương cơ bản đáp ứng yêu cầu và
các công trình thể thao khác) trên địa bàn xã cộng lại, đảm bảo diện tích tối
thiểu là 2.500m2; trong đó diện tích hội trường và khuôn viên Nhà văn hóa hoặc
hội trường đa năng tối thiểu 500m2, khu thể thao 2.000 m2 trở lên (chưa tính diện
tích sân vận động). Các công trình văn hóa, thể thao có thể xây dựng tập trung
hoặc không tập trung tại một vị trí.
b) Nhà văn hóa hoặc hội trường đa
năng đảm bảo các trang thiết bị và hoạt động thường xuyên.
2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và
thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định
Đến năm 2020, từng bước quy hoạch,
triển khai xây dựng điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao
tuổi; trong đó, điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em phải đảm bảo điều
kiện và có nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em.
Những địa phương không có khu vui
chơi, giải trí và thể thao riêng biệt cho trẻ em, người cao tuổi có thể sử dụng
cơ sở vật chất của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao
thôn, trang bị một số trang thiết bị cơ bản phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí
cho trẻ em và người cao tuổi. Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà văn hóa -
Khu thể thao thôn dành tối thiểu 30% thời gian hoạt động trong năm để tổ chức
các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em và người cao tuổi.
3. Tỷ lệ thôn, làng có nhà văn hóa hoặc
nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng đạt 100%
a) Diện tích Nhà văn hóa - Khu hoạt động
thể thao thôn được tính là tổng diện tích khu nhà văn hóa và các công trình thể
thao (sân tập thể thao và các công trình thể thao khác) của thôn cộng lại, đảm
bảo diện tích tối thiểu là 800m2 (tùy theo quy mô dân số của thôn); trong đó diện
tích nhà văn hóa và khuôn viên nhà văn hóa thôn tối thiểu 300m2, khu thể thao
500m2 trở lên. Các công trình văn hóa, thể thao có thể xây dựng tập trung hoặc
không tập trung tại một vị trí.
b) Nhà văn hóa đảm bảo các trang thiết
bị và hoạt động thường xuyên. Đối với thôn, làng sử dụng Đình làng hoặc điểm
sinh hoạt công cộng khác làm nơi hoạt động văn hóa, thể thao phải đảm bảo diện
tích, có trang thiết bị và nội dung hoạt động theo tiêu chuẩn của nhà văn hóa
thôn thì được coi là nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao của thôn, làng.
Điều 8. Tiêu chí
Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (Tiêu chí số 7)
1. Đối với xã có cơ sở hạ tầng thương
mại nông thôn
Xã được công nhận đạt Tiêu chí cơ sở
hạ tầng thương mại nông thôn khi đáp ứng một trong các nội dung sau:
a) Có chợ nông thôn trong quy hoạch
được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt chuẩn theo quy định
tại mục 1 của Phụ lục số 05 kèm theo.
b) Có siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện
lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt tiêu chí theo quy định tại mục 2, mục
3 của Phụ lục số 05 kèm theo.
2. Đối với xã chưa có hoặc không có
cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Trường hợp xã có cơ sở hạ tầng thương mại
nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng hoặc xã không có cơ sở
hạ tầng thương mại nông thôn trong quy hoạch thì sẽ xem xét coi như là đạt Tiêu
chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
(Chi
tiết đánh giá theo Phụ lục số 05 đính kèm)
Điều 9. Tiêu chí
Thông tin và Truyền thông (Tiêu chí số 8)
Xã đạt tiêu chí thông tin và truyền
thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:
1. Xã có điểm phục vụ bưu chính
Xã có điểm phục vụ bưu chính là xã có
ít nhất 01 (một) điểm phục vụ bưu chính đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng, trang thiết bị phù hợp
với hình thức tổ chức cung ứng và nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính tại địa
phương.
b) Có treo biển tên điểm phục vụ.
c) Niêm yết giờ
mở cửa phục vụ và các thông tin về dịch vụ bưu chính cung ứng tại điểm phục vụ.
d) Thời gian mở cửa phục vụ phải đảm
bảo tối thiểu 4 giờ/ngày làm việc.
e) Đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu
chính.
2. Xã có dịch vụ viễn thông, Internet
Xã có dịch vụ viễn thông, Internet là
xã đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Tất cả các thôn trên địa bàn xã
có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một
trong hai loại dịch vụ điện thoại: trên mạng viễn thông cố
định mặt đất hoặc trên mạng viễn
thông di động mặt đất; và ít nhất một trong hai loại dịch vụ truy cập Internet:
băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động
mặt đất.
b) Trường hợp chưa đáp ứng được điều
kiện tại điểm a Khoản 2 Điều này thì trên địa bàn xã phải có ít nhất 01 điểm phục
vụ dịch vụ viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch
vụ truy cập Internet.
c) Dịch vụ viễn thông, Internet trên
địa bàn xã phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền
ban hành.
3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống
loa đến các thôn
Xã có đài truyền thanh hoặc hệ thống
loa đến các thôn đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Có đài truyền thanh hữu tuyến hoặc
vô tuyến được thiết lập đáp ứng các quy định về thiết bị truyền thanh, phát xạ
vô tuyến điện, tương thích điện từ và sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định
của các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b) 100% số thôn có hệ thống loa công
cộng hoạt động.
4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý, điều hành
Xã có ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý, điều hành đáp ứng các điều kiện sau:
a) Về cơ sở vật chất
- Xã có máy vi tính phục vụ công tác của cán bộ, công chức với hệ số máy vi tính/số cán
bộ, công chức của xã đạt tối thiểu là 0,3;
- Cơ quan Đảng ủy, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân xã có máy vi tính kết nối mạng Internet băng rộng.
b) Về ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý, điều hành
Xã có sử dụng ít nhất một trong các
phần mềm ứng dụng sau:
- Hệ thống quản lý văn bản và điều
hành;
- Hệ thống thư điện tử chính thức của
cơ quan nhà nước;
- Hệ thống một cửa điện tử;
- Cổng/trang thông tin điện tử (có chức
năng phục vụ công tác quản lý, điều hành hoặc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 2 của xã).
Điều 10. Tiêu
chí Nhà ở dân cư (Tiêu chí số 9)
Xã được công nhận đạt tiêu chí Nhà ở
dân cư khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
1. Trên địa bàn không còn hộ gia đình
ở trong nhà tạm, nhà dột nát.
"Nhà tạm, nhà dột nát" là
loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới
5 năm hoặc không đảm bảo "3 cứng" (nền cứng, khung cứng, mái cứng),
thiếu diện tích ở (dưới 14m2/người), bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm
bảo an toàn cho người sử dụng.
2. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt
tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, theo quy định ≥ 90%
(Chi
tiết đánh giá tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng theo Phụ lục số 06 đính kèm).
Điều 11. Tiêu
chí Thu nhập (Tiêu chí số 10)
1. Mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới
của xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên:
a) Năm 2016: Thu nhập bình quân ≥ 33
triệu đồng/người/năm.
b) Năm 2017: Thu nhập bình quân ≥ 37
triệu đồng/người/năm.
c) Năm 2018: Thu nhập bình quân ≥ 41
triệu đồng/người/năm.
d) Năm 2019: Thu nhập bình quân ≥ 45
triệu đồng/người/năm.
e) Năm 2020: Thu nhập bình quân ≥ 50
triệu đồng/người/năm.
2. Phương pháp tính thu nhập bình
quân/người/năm:
Thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục
Thống kê tại Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 7/8/2014 của Tổng cục Thống kê về
việc hướng dẫn tạm thời tính thu nhập bình quân đầu người/năm
của xã:
a) Công thức tính:
Thu
nhập bình quân đầu người/năm của xã
|
=
|
Tổng
thu nhập của NKTTTT của xã trong năm
|
NKTTTT
của xã trong năm
|
b) Thu nhập của nhân khẩu thực tế thường
trú (NKTTTT) tại xã là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí
sản xuất mà nhân khẩu thực tế thường trú của xã nhận được trong năm, bao gồm:
Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, thủy sản; thu nhập từ sản xuất phi nông nghiệp,
thủy sản; thu từ tiền công, tiền
lương và các khoản thu nhập khác như: được cho, biếu, mừng, giúp từ người không
phải là nhân khẩu thực tế thường trú tại xã, lãi tiết kiệm, các khoản cứu trợ
và hỗ trợ mà hộ trực tiếp nhận được bằng tiền hoặc hiện vật...
(Lưu ý: thu nhập của nhân khẩu thực tế
thường trú tại xã không bao gồm các khoản như: rút tiền tiết kiệm,
thu nợ cho vay, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận
được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh...)
c) Nhân khẩu thực tế thường trú tại
xã trong năm (tính đến 31/12) là những người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ
tính đến thời điểm 31/12 đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở
ổn định tại hộ, không phân biệt họ đã được đăng ký hộ khẩu
thường trú tại xã đang ở hay chưa.
Điều 12. Tiêu
chí Hộ nghèo (Tiêu chí số 11)
1. Xã được công nhận đạt chuẩn nông
thôn mới về tiêu chí Hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã (tại thời điểm xét
duyệt) qua điều tra hoặc theo rà soát định kỳ hàng năm như sau:
a) Năm 2016: Hộ nghèo ≤
4%
b) Năm 2017: Hộ nghèo ≤ 3,5%
c) Năm 2018: Hộ nghèo ≤ 3%
d) Năm 2019: Hộ nghèo ≤ 2,5%
e) Năm 2020: Hộ nghèo ≤ 2%
2. Phương pháp tính tỷ lệ hộ nghèo của
xã:
a) Tỷ lệ hộ nghèo của xã được tính bằng
cách chia tổng số hộ nghèo của xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng
chính sách bảo trợ xã hội) được Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyết định công nhận
sau các cuộc điều tra, rà soát định kỳ hàng năm trên địa bàn cho tổng số dân cư
trên địa bàn xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ
xã hội) theo công thức sau đây:
Tỷ lệ
hộ nghèo của xã =
|
Tổng
số hộ nghèo của xã
(đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội)
|
x
100%
|
Tổng số hộ dân cư của xã
(đã trừ số hộ nghèo bảo trợ xã hội)
|
Trong đó: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo
trợ xã hội là hộ nghèo đáp ứng đủ 2 tiêu chí sau: (1) Có ít nhất một thành viên
trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của
pháp luật; (2) Các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động.
b) Thẩm quyền công nhận: Hộ nghèo thuộc
chính sách bảo trợ xã hội được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định
công nhận.
Điều 13. Tiêu
chí Lao động có việc làm (Tiêu chí số 12)
Xã được công nhận
đạt tiêu chí Lao động có việc làm khi có tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động
trong độ tuổi lao động đạt ≥ 90%.
Công thức tính:
Tỷ lệ
người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao
động
|
=
|
Số
người có việc làm trong độ tuổi lao động
|
x
100%
|
Dân số
trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động
|
Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi
tham gia lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) là số phần trăm những
người trong độ tuổi lao động tham gia lao động trong tổng dân số trong độ tuổi
lao động. Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy định "tuổi lao động"
bao gồm các độ tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi
đối với nữ (theo khái niệm "tuổi tròn"). Số còn lại là "ngoài tuổi lao động".
Điều 14. Tiêu
chí Tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13)
Xã được công nhận đạt tiêu chí Tổ chức
sản xuất khi đáp ứng được 02 yêu cầu sau:
1. Xã có hợp tác
xã hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012
a) Tổ chức, hoạt động theo quy định của
Luật Hợp tác xã năm 2012.
b) Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản,
thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã.
c) Kinh doanh có lãi liên tục trong
02 năm tài chính gần nhất (hoặc 01 năm tài chính gần nhất đối với hợp tác xã mới
thành lập chưa quá 03 năm);
d) Tham gia chuỗi giá trị gắn với các
sản phẩm chủ lực, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm; tích cực tham gia các hoạt động
cộng đồng gắn với chương trình nông thôn mới.
2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn
với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững
Trên địa bàn xã có mô hình liên kết sản
xuất, tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là
hai (02) chu kỳ thu hoạch và được sản xuất theo quy trình và chất lượng thống
nhất giữa các bên tham gia liên kết.
Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã
là sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh
nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn... để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng
cao, giá thành cạnh tranh, có diện tích sản xuất (đối với
trồng trọt), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với
hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã; hoặc có hiệu
quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã) và có tiềm
năng mở rộng. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc
định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của xã.
Điều 15. Tiêu
chí Giáo dục và Đào tạo (Tiêu chí số 14)
Xã đạt tiêu chí Giáo dục và Đào tạo
khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu:
1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, Chương trình giáo dục thường
xuyên cấp Trung học phổ thông, trung cấp) đạt trên 90%.
3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đảo
tạo ≥ 45%
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua
đào tạo là tỷ lệ số lao động đang làm việc đã qua đào tạo trong tổng số lao động
đang làm việc trong kỳ.
Điều 16. Tiêu
chí Y tế (Tiêu chí 15)
Xã được công nhận đạt tiêu chí Y tế
khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu:
1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm
y tế
Căn cứ theo Nghị quyết số
15/2016/NQ-HĐND ngày 07/7/2016 của HĐND tỉnh về việc giao chỉ tiêu thực hiện bảo
hiểm y tế giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hưng Yên.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế
phải đạt tỷ lệ như sau, cụ thể:
STT
|
Năm thực hiện
|
Đơn vị
tính
|
Chỉ
tiêu giao
|
1
|
Năm 2017
|
(%)
|
80,40
|
2
|
Năm 2018
|
(%)
|
84,50
|
3
|
Năm 2019
|
(%)
|
88,20
|
4
|
Năm 2020
|
(%)
|
91,50
|
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT được
xác định (%) = (Số người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia BHYT/Tổng số
dân thường trú trên địa bàn x 100%); Yêu cầu có xác nhận của BHXH huyện về tỷ lệ
người dân tham gia BHYT tại thời điểm thẩm định.
2. Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: Là
xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày
07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm
2020.
3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)
Căn cứ theo Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 09/3/2017 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện
Chương trình bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
hàng năm như sau:
Tiêu
chí
|
ĐVT
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng cân
nặng theo tuổi
|
%
|
11,8
|
11,6
|
11,4
|
11,0
|
Trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng
chiều cao theo tuổi.
|
%
|
22,8
|
22,2
|
21,6
|
21,0
|
Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi: Số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng một trong 2 thể (cân nặng theo tuổi;
chiều cao theo tuổi) tính của khu vực/Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi của khu vực được
cân đo tại thời điểm đó) x 100%.
Điều 17. Tiêu
chí Văn hóa (Tiêu chí số 16)
Xã đạt tiêu chí Văn hóa khi có 70% số
thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu "Làng văn hóa".
Điều 18. Tiêu
chí Môi trường và An toàn thực phẩm (Tiêu chí số 17)
Xã được công nhận đạt tiêu chí Môi
trường và An toàn thực phẩm khi đáp ứng được 08 yêu cầu:
1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ
sinh và nước sạch theo quy định:
Tiêu chí
|
ĐVT
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ
sinh theo quy định
|
%
|
93,5
|
95
|
96,5
|
98
|
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp sạch
theo quy định
|
%
|
63
|
67
|
71
|
75
|
2. Tỷ lệ cơ sở sản
xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ
môi trường đạt 100%.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở
chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất trong làng nghề thực hiện
đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung sau:
a) Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về bảo vệ
môi trường.
b) Thực hiện phân loại, thu gom, xử
lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn) và các
biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường; nộp phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải đã cam kết tại các hồ sơ nêu trên
và theo quy định của pháp luật.
c) Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần phải bảo đảm các điều kiện:
- Nằm trong quy hoạch phát triển nuôi
trồng thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Không sử dụng thuốc thú y thủy sản,
hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy
sản theo quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y
nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.
d) 100% Làng nghề trên địa bàn tỉnh
phải thực hiện các nội dung sau:
- Thực hiện đúng quy định của địa
phương về bảo vệ môi trường;
- Có phương án bảo vệ môi trường làng
nghề;
- Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom,
phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải theo quy định;
- Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi
trường.
3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh
- sạch - đẹp, an toàn: các khu vực công cộng không có hiện tượng xả nước thải,
chất thải rắn bừa bãi gây mất mĩ quan; hồ ao, kênh mương, bờ đê, đường làng ngõ
xóm, khu vực công cộng được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.
4. Mai táng phù hợp với quy định và
theo quy hoạch
a) Mai táng phù hợp quy hoạch:
Tất cả các nghĩa trang đều phải được
quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các yêu
cầu cụ thể về địa điểm xây dựng, hình thức và các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng
kỹ thuật trong nghĩa trang được thực hiện theo Hướng dẫn số 394/HD-SVHTTDL ngày
30/8/2012 của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về quy hoạch, xây dựng nghĩa trang nhân dân xã.
b) Mai táng phù hợp với quy định:
- Theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT
ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa
táng;
- Theo Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước
thải khu dân cư tập trung cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo
quy định
a) Về chất thải rắn
- Không để xảy ra tình trạng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp
hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này
sau khi sử dụng bị vứt, đổ ra môi trường.
- Có phương án phù hợp để thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, trong đó nêu rõ:
+ Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển;
+ Chủng loại, số lượng phương tiện vận
chuyển;
+ Cách thức phân loại;
+ Tần suất, lịch trình thu gom đối với
từng cụm dân cư;
+ Vị trí các điểm trung chuyển (nếu
có).
- Điểm tập kết chất thải rắn trong
khu dân cư (nếu có) phải đảm bảo hợp vệ sinh.
- Có Hương ước, quy ước đối với từng
khu dân cư với sự tham gia của tất cả các hộ, cơ sở cam kết thực hiện đúng các
quy định của địa phương đối với chất thải rắn, nước thải.
b) Về nước thải
- Mỗi khu dân cư tập trung của thôn,
xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực, không có hiện tượng
tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng;
- Có điểm thu gom nước thải và áp dụng
biện pháp xử lý phù hợp theo quy định trước khi đổ vào các sông, kênh, mương, hồ.
6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể
chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch theo quy định đạt ≥ 90%
7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại
chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt ≥ 80%
Việc tổ chức chăn nuôi phải đảm bảo
quy định của tỉnh về điều kiện chăn nuôi trong khu dân cư.
8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP)
đạt 100%
a) Đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm
ban đầu nhỏ lẻ:
- Các cơ sở (chủ cơ sở và người trực tiếp
sản xuất thực phẩm) có kiến thức và thực hành đúng về ATTP;
- Các cơ sở thực hiện cam kết tuân thủ
trong sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn: không sử dụng hóa chất cấm, hóa chất ngoài danh mục, không lạm dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm,...
b) Đối với cơ sở sản xuất ban đầu thực
phẩm nông lâm thủy sản; cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản
phẩm thực phẩm có đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận
kinh tế trang trại, hợp tác xã: Các
cơ sở (chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm) có kiến thức và thực
hành đúng về ATTP.
(Chi
tiết đánh giá theo Phụ lục số 07 đính kèm).
Điều 19. Tiêu
chí Hệ thống chính trị và Tiếp cận pháp luật (Tiêu chí số 18)
Xã đạt tiêu chí Hệ thống tổ chức
chính trị và Tiếp cận pháp luật khi đáp ứng đủ 06 yêu cầu:
1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn
a) 100% cán bộ xã đạt chuẩn theo quy
định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã và quy định
của tỉnh.
b) 100% công chức xã đạt chuẩn theo
quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức cấp xã.
2. Có đủ hệ thống chính trị cơ sở
theo quy định
3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu
chuẩn trong sạch, vững mạnh
Đảng bộ và chính quyền xã đạt tiêu
chuẩn trong sạch, vững mạnh vào năm trước liền kề năm xã đề nghị công nhận xã đạt
chuẩn quốc gia về nông thôn mới.
4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã
đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
của xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,
Công đoàn cơ sở xã) phải đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và có văn bản công nhận.
5. Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo
quy định
(Chi
tiết đánh giá theo Phụ lục số 08 đính kèm).
6. Đạt tiêu chí đảm bảo bình đẳng giới
và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương
trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội khi đáp ứng đủ các yêu cầu
sau:
a) 100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ
khuyết tật có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm
nghèo và các nguồn tín dụng chính thức.
b) Không có trường
hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.
c) Mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên mục
tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã.
d) Xã đạt chuẩn "xã, phường phù hợp
với trẻ em"
e) 100% người cao tuổi khi ốm đau được
khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng.
Điều 20. Tiêu
chí Quốc phòng và An ninh (Tiêu chí 19)
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc
phòng, quân sự địa phương
a) Phối hợp chặt chẽ với Công an và
các lực lượng tham gia giữ vững ANCT, TTATXH trên địa bàn. Duy trì nền nếp chế
độ sẵn sàng chiến đấu, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai,
phòng chống cháy nổ... Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận.
b) 100% cán bộ, chiến sỹ (Ban CHQS
xã, dân quân, dự bị động viên) có bản lĩnh chính trị vững vàng, kỷ luật nghiêm,
sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
c) Xây dựng lực lượng dân quân, dự bị
động viên đủ số lượng, chất lượng cao; huy động, huấn luyện và thực hiện nhiệm
vụ đúng quy định, bảo đảm quân số theo yêu cầu và an toàn tuyệt đối.
d) Tuyển quân hàng năm đúng luật,
hoàn thành 100% chỉ tiêu, không phải loại trả, không có
tình trạng đảo ngũ, bỏ ngũ và các biểu hiện tiêu cực phải
xử lý.
e) Thực hiện tốt chính sách hậu
phương quân đội, đúng nguyên tắc, thủ tục, chế độ, không có đơn thư khiếu kiện,
phát huy dân chủ trong xét duyệt.
f) Bảo đảm đầy đủ lương, phụ cấp, trợ
cấp, chế độ tiêu chuẩn cho cán bộ, chiến sỹ, theo quy định.
Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, an toàn vũ khí trang bị kỹ thuật, cơ sở
vật chất, quân trang, công văn, tài liệu...
g) Ban CHQS xã hoạt động có nền nếp,
nội bộ đoàn kết, thống nhất cao; hàng năm được công nhận đạt đơn vị vững mạnh
toàn diện, đạt đơn vị tiên tiến trở lên; Chi bộ Quân sự đạt mức hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh,
trật tự xã hội và đảm bảo bình yên
a) Hàng năm, Đảng ủy có nghị quyết, Ủy
ban nhân dân xã có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự; tổ chức xây dựng
có hiệu quả các mô hình bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.
b) Không có hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; tuyên truyền,
phát triển đạo trái pháp luật; không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện
vượt cấp trái pháp luật.
c) Không để xảy ra trọng án, những vụ
án đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án quy định tại chương XXI của Bộ luật hình
sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) quy định "Các tội xâm phạm về chức vụ" mà người phạm tội là cán
bộ, lãnh đạo địa phương.
d) Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội
(ma túy, trộm cắp, cờ bạc, mại dâm,...) và các vi phạm
pháp luật khác được kiềm chế, giảm so với năm trước (thời điểm đề nghị công nhận
xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên).
e) Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn
an toàn về an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày
27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã phường, thị trấn, cơ quan,
doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; Quyết định
số 06/QĐ-UBND, ngày 03/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tiêu chí, trình
tự, thủ tục xét công nhận khu dân cư, xã phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp,
nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.
f) Lực lượng Công an xã đã được xây dựng,
củng cố trong sạch, vững mạnh; hàng năm đạt danh hiệu
"Tiên tiến" trở lên.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Trách
nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương
1. Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình
MTQG tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo
BTV Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2. Các Sở, ngành chuyên môn thuộc
UBND tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện, đánh giá và thẩm định các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành
mình; hướng dẫn các địa phương, cơ sở thường xuyên rà soát tiêu chí tại các xã
đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các quy định của Trung ương và của
tỉnh để hoàn thiện và nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới; kịp thời tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện của địa phương theo
chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Căn cứ vào Quy định và hướng dẫn của
UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các xã tổ
chức tự rà soát đánh giá; hàng năm xây dựng kế hoạch các xã đạt các tiêu chí NTM theo quy định, định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo
BCĐ tỉnh; đánh giá, tổng hợp và đề nghị UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM. Đồng
thời, tiếp tục rà soát đối với các xã đã được công nhận đạt
chuẩn để không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.
4. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì,
tham mưu thành lập Đoàn thẩm định các xã đạt chuẩn NTM để thẩm định, trình UBND
tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận xã đạt chuẩn xây dựng NTM theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
có vướng mắc phát sinh các huyện, thành phố phản ảnh về Sở Nông nghiệp và PTNT
để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 01
TIÊU CHÍ QUY HOẠCH
Quy định quản lý theo quy hoạch được
phê duyệt:
1. Quản lý theo Quyết định phê duyệt
quy hoạch xây dựng nông thôn mới
a) Khu vực nhà ở dân cư:
Các chỉ tiêu kỹ thuật
yêu cầu:
- Khu vực cải tạo: quy định về chiều
cao tối đa, diện tích ô đất;
- Khu vực xây mới: quy định về tầng
cao, mật độ xây dựng, chiều cao công trình, chỉ giới xây dựng...
b) Khu vực xây dựng công trình công cộng:
- Các công trình công cộng gồm: Trường
học, trạm y tế, trụ sở UBND, chợ, nhà văn hóa, khu thể dục thể thao...;
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính
để quản lý xây dựng: Mật độ xây dựng, chiều cao, hệ số sử dụng đất...
c) Đất sản xuất:
- Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, diêm nghiệp..
- Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ...
d) Đất cây xanh;
e) Các khu vực bảo tồn, di tích, thắng cảnh, cấm xây dựng;
f) Khu vực dự trữ, an ninh quốc
phòng;
g) Các công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông: Quy định về lộ giới,
chiều rộng, kết cấu mặt đường của các tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn,
liên thôn;
- Cấp điện: Nguồn cấp, mạng lưới cấp;
- Cấp nước: Nguồn cấp, mạng lưới cấp;
- Thoát nước mưa: Phương án thoát, mạng
lưới thoát, vị trí trạm bơm, cửa xả;
- Thoát nước thải, quản lý chất thải
rắn, nghĩa trang toàn xã và vệ sinh môi trường.
+ Thoát nước thải: Phương án, vị trí
trạm xử lý, công nghệ, công suất;
+ Thu gom và xử lý chất thải rắn:
Phương án thu gom, cơ sở xử lý, công suất, công nghệ xử
lý;
+ Nghĩa trang: Vị trí, quy mô, các hình
thức táng.
2. Quản lý theo đặc điểm của từng địa
phương, vùng miền (quản lý mềm, theo hương ước vùng miền).
PHỤ LỤC 02
TIÊU CHÍ THỦY LỢI
1. Phương pháp đánh giá kết quả thực
hiện chỉ tiêu 1 thuộc tiêu chí Thủy lợi
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp
được tưới chủ động xác định theo công thức sau:
Ttưới
= x 100(%)
Trong đó:
+ Ttưới: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp
được tưới chủ động (%);
+ S1:
Diện tích sản xuất nông nghiệp cả năm thực tế được tưới bởi
công trình thủy lợi (ha);
+ S: Diện tích sản xuất nông nghiệp cả
năm cần tưới theo kế hoạch (ha).
S1,
S: Được xác định theo số liệu của năm gần nhất không có thiên tai.
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông
nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động xác định theo công thức sau:
Ttiêu
= x 100(%)
Trong đó:
+ Ttiêu: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được
tiêu chủ động (%);
+ F1:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thực tế được tiêu bởi công trình thủy lợi (ha);
+ F: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp
và đất phi nông nghiệp của xã (ha).
F1,
F: Được xác định theo số liệu của năm gần nhất không có thiên tai.
Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 1
tiêu chí Thủy lợi khi Ttưới ≥ 80% và
Ttiêu ≥ 80%.
- Trường hợp khác đối với các xã có đất
nuôi trồng thủy sản:
Đối với các xã có đất nuôi trồng thủy
sản được đánh giá là đạt chỉ tiêu 1 tiêu chí Thủy lợi khi
có công trình thủy lợi đảm bảo cấp, thoát nước chủ động đạt từ 80% trở lên,
cách xác định như sau:
- Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy
sản được cấp, thoát nước chủ động xác định theo công thức:
Tthủy sản
= 100(%)t
Trong đó:
+ Tthủy sản: Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản
được cấp, thoát nước chủ động;
+ K1: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản thực tế được cấp, thoát nước đảm bảo
(ha);
+ K: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản
cần cấp, thoát nước theo kế hoạch (ha).
K1,
K: Được xác định theo số liệu của năm gần nhất không có thiên tai.
Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu chỉ
tiêu 1 tiêu chí Thủy lợi khi Tthủy sản đạt ≥ 80%.
- Đối với các xã không có công trình
thủy lợi nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu
chủ động đạt trên 80% thì vẫn được tính là đạt.
2. Phương pháp đánh giá kết quả thực
hiện chỉ tiêu 2 thuộc tiêu chí thủy lợi
- Có tổ chức bộ máy thực hiện công
tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp
luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại
địa phương:
+ Có Ban chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn được thành lập và kiện toàn hàng
năm;
+ Có lực lượng xung kích sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai tại địa phương.
- Các hoạt động phòng, chống thiên
tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh:
+ Có kế hoạch phòng, chống thiên tai
cấp xã được phê duyệt và rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm theo quy định của
Luật, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai tại chỗ;
+ Có phương án ứng phó đối với các loại
hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng cụ thể,
chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai ở địa
phương;
+ Thực hiện có hiệu quả kế hoạch
phòng, chống thiên tai được phê duyệt.
- Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng
yêu cầu phòng, chống thiên tai:
+ Thực hiện lồng ghép nội dung phòng,
chống thiên tai vào các Quy hoạch: sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế -
xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch về đê điều
(nếu có);
+ Có hệ thống thu nhận, truyền tải và
cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% người dân
được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy đủ;
+ Kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp
thời các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai.
PHỤ LỤC 03
TIÊU CHÍ ĐIỆN NÔNG THÔN
STT
|
Nội
dung đánh giá
|
Nhận
dạng đánh giá
|
Mức
đánh giá
|
Ghi
chú
|
|
I
|
Hệ thống cung cấp điện đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật, an toàn theo quy định (Tiêu chí 4.1)
|
|
1
|
Đường dây trung áp
|
|
|
|
|
1.1
|
Hồ sơ pháp lý
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ dự án (thiết kế, nghiệm thu
theo quy định), quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
|
Có hồ
sơ, có Quyết định phê duyệt.
|
Đạt
|
Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ
sơ, Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành lập lại hồ sơ nguyên trạng lưới điện
theo nội dung ghi chú dưới đây
|
|
1.2
|
An toàn điện
|
|
|
|
|
a)
|
Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất trong
các chế độ làm việc bình thường của đường dây.
|
Theo
quy định số 4293/QĐ-BCT
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Chiều rộng hành lang giới hạn bởi
hai mặt thẳng đứng.
|
Đạt
|
|
|
c)
|
Biển báo an toàn.
|
Có Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm,
cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo an toàn.
|
Đạt
|
|
|
d)
|
An toàn cho người và vật nuôi.
|
Dây nối đất: dây nối từ xà,
dây néo hoặc dây trung tính đến cọc tiếp địa. Không bị dỉ sắt
hoặc đứt, có nối vào cọc tiếp đất
|
Đạt
|
|
|
1.3
|
Kết cấu chịu lực
|
|
|
|
|
a)
|
Cột thép, bê tông.
|
Theo
quy định số 4293/QĐ-BCT
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Mỏng bê tông, trụ...
|
Đạt
|
|
|
c)
|
Xà đỡ, néo dây điện.
|
Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn,
cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.
|
Đạt
|
|
|
2
|
Trạm biến áp phân phối
|
|
|
|
|
2.1
|
Hồ sơ pháp lý
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ dự án (thiết kế, nghiệm thu
theo quy định), quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
|
Có hồ
sơ, có Quyết định phê duyệt.
|
Đạt
|
Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ
sơ, Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành lập lại hồ sơ nguyên trạng lưới điện
theo nội dung ghi chú dưới đây
|
|
2.2
|
An toàn điện
|
|
|
|
|
a)
|
Khoảng cách giữa phần mang điện với
các bộ phận, công trình xung quanh.
|
Theo
quy định số 4293/QĐ-BCT
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Nối đất
|
Dây nối đất an toàn, nối đất làm việc
và nối đất chống sét.
|
Đạt
|
|
c)
|
Biển báo an toàn.
|
Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm, cảnh
báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định.
|
Đạt
|
|
|
2.3
|
Cung cấp điện
|
|
|
|
|
a)
|
Dung lượng vận hành trạm theo nhu cầu
sử dụng điện.
|
≤ công suất định mức máy biến áp.
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Đảm bảo về chất lượng điện.
|
Không vượt quá +5%; - 10% điện áp định
mức.
|
Đạt
|
|
|
2.4
|
Kết cấu chịu lực
|
|
|
|
|
a)
|
Cột thép, bê tông.
|
Theo
quy định số 4293/QĐ-BCT
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Móng bê tông, trụ...
|
Đạt
|
|
|
c)
|
Xà đỡ, néo dây điện.
|
Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn,
cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.
|
Đạt
|
|
|
3
|
Đường dây hạ áp
|
|
|
|
|
3.1
|
Hồ sơ pháp lý
|
|
|
|
|
|
Hồ sơ dự án (thiết kế, nghiệm thu theo
quy định), quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
|
Có hồ
sơ, có Quyết định phê duyệt.
|
Đạt
|
Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ
sơ, Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành lập lại hồ sơ nguyên trạng lưới điện
theo nội dung ghi chú dưới đây
|
|
3.2
|
An toàn điện
|
|
|
|
|
a)
|
Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất
trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây.
|
Theo quy định số 4293/QĐ-BCT
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Biển báo an toàn.
|
Có Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm,
cảnh báo; Biển chỉ dẫn; Biển báo an toàn.
|
Đạt
|
|
|
c)
|
Nối đất.
|
Theo quy định số 4293/QĐ-BCT
|
Đạt
|
|
|
3.3
|
Chất lượng điện năng
|
|
|
|
|
|
Trong điều kiện bình thường, độ lệch
điện áp cho phép so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại
vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận.
|
Trong
khoảng ± 5%
|
Đạt
|
|
|
3.4
|
Dây dẫn điện
|
|
|
|
|
|
Kiểu đi dây.
|
Đảm bảo an toàn điện. Lắp trên sứ
cách điện có xà đỡ sứ, không mắc dây dẫn điện trên cây xanh, gá trên mái nhà
|
Đạt
|
|
|
3.5
|
Kết cấu chịu lực
|
|
|
|
|
a)
|
Cột thép, bê tông, cột gỗ, tre...
|
Theo
quy định số 4293/QĐ-BCT
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Móng bê tông, trụ...
|
|
Đạt
|
|
|
c)
|
Xà đỡ, néo dây điện.
|
Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn,
cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.
|
Đạt
|
|
|
4
|
Dây dẫn về hộ gia đình sau công
tơ điện và công tơ điện
|
|
4.1
|
Dây sau công tơ
|
|
|
|
|
a)
|
Tiết diện dây bọc cách điện hoặc
cáp điện phải phù hợp với công suất sử dụng của các hộ sử dụng điện.
|
Dây bọc cách điện, tiết diện tối
thiểu 2,5mm2
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Khoảng cách từ công tơ về nhà dưới
20m.
|
Có hãm dây hai
đầu trên sứ cách điện hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết
2 đầu.
|
Đạt
|
|
|
c)
|
Khoảng cách từ công tơ về nhà từ
20m trở lên.
|
Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện
hạ áp hoặc sử dụng kẹp hãm, kẹp siết 2 đầu, có cột đỡ trung gian.
|
Đạt
|
|
|
d)
|
Dây dẫn căng
vượt đường ô tô.
|
Có hãm dây hai đầu trên sứ cách điện
hạ áp, có dây văng đỡ dây, khoảng cách an toàn tới đất
kiểm tra theo tiêu chuẩn đường dây hạ áp.
|
Đạt
|
|
|
4.2
|
Kết cấu sau công tơ điện và loại công tơ
|
|
|
|
|
a)
|
Cột đỡ trung gian.
|
Được chôn dưới đất, không bị
nghiêng, không ảnh hưởng đến việc giao thông đi lại.
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Các hộ dân ký hợp đồng mua bán điện
theo giá quy định của Chính phủ.
|
100% các hộ dân được ký hợp đồng.
|
Đạt
|
|
|
c)
|
Công tơ điện.
|
Có kiểm định còn thời hạn, được kẹp
chì niêm phong.
|
Đạt
|
|
|
d)
|
Hòm công tơ.
|
Công tơ được đặt trong hòm comporit
hoặc sơn tĩnh điện treo trên cột hoặc tường nhà.
|
Đạt
|
|
|
4.3
|
Điện trong nhà
|
|
|
|
|
|
Bảng điện tổng Có cầu chì/aptomat,
công tắc, ổ cắm đặt cố định trên tường
hoặc khung nhà.
|
100% các hộ dân
|
Đạt
|
|
|
II
|
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường
xuyên (Tiêu chí 4.2)
|
|
a)
|
Tỷ lệ số hộ dùng điện thường xuyên.
|
≥
99%
|
Đạt
|
|
|
b)
|
Ngừng, giảm mức cung cấp điện.
|
Thông báo trước ≥ 05 ngày và 3 ngày
liên tiếp trên các thông tin đại chúng
|
Đạt
|
|
|
Ghi chú:
* Trường hợp hồ sơ pháp lý không có
hoặc bị thất lạc hồ sơ
Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành lập
lại hồ sơ nguyên trạng, gồm những nội dung sau:
- Đối với đường dây
trung áp:
+ Bản vẽ mặt bằng tuyến (có xác nhận của UBND xã);
+ Bản vẽ trắc dọc tuyến đường dây;
+ Bản vẽ kết cấu chịu lực, xà,
móng,... (nếu cần).
- Đối với trạm
biến áp phân phối:
+ Bản vẽ mặt bằng trạm biến áp (có
xác nhận của UBND xã);
+ Bản vẽ sơ đồ một
sợi;
+ Sơ đồ lắp đặt các thiết bị trạm biến áp;
+ Bản vẽ kết cấu chịu lực, xà,
móng,... (nếu cần).
- Đối với đường dây hạ áp:
+ Mặt bằng tuyến đường dây hạ áp (có
xác nhận của UBND xã);
+ Bản vẽ kết cấu chịu lực, xà,
móng,... (nếu cần).
PHỤ LỤC 04
TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC
Tiêu chuẩn để đạt tiêu chí Trường đặt
chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất như sau:
1. Đối với Trường Mầm Non (theo Thông tư 02/TT-BGD&ĐT, ngày
8/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
a) Quy mô trường mầm non, nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo
Số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo trong trường mầm non đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi.
b) Địa điểm trường: trường mầm non đặt
tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về
an toàn và vệ sinh môi trường.
c) Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: diện
tích mặt bằng sử dụng của trường mầm non bình quân tối thiểu cho một trẻ theo
quy định tại Điều lệ trường mầm non. Các công trình của nhà trường, nhà trẻ (kể
cả các điểm lẻ) được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Khuôn
viên ngăn cách với bên ngoài bằng tường gạch, gỗ, kim loại
hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều
lệ trường mầm non. Trong khu vực trường mầm non có nguồn
nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.
d) Các phòng chức năng
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:
+ Phòng sinh hoạt chung: đảm bảo diện
tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Trang bị
đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí
đẹp, phù hợp. Tất cả đồ dùng, thiết bị
phải đảm bảo theo quy cách do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
+ Phòng ngủ: đảm bảo diện tích trung
bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Có đầy đủ các đồ
dùng phục vụ trẻ ngủ;
+ Phòng vệ sinh: đảm bảo diện tích
trung bình cho một trẻ và các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non,
được xây khép kín hoặc gần với nhóm lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng, trung bình
10 trẻ có 1 bồn cầu vệ sinh; chỗ đi tiêu, đi tiểu được
ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2m. Đối với trẻ nhà trẻ
dưới 24 tháng trung bình 4 trẻ có 1 ghế ngồi bô. Có đủ nước sạch, bồn rửa tay
có vòi nước và xà phòng rửa tay. Các thiết bị vệ sinh bằng
men sứ, kích thước phù hợp với trẻ;
+ Hiên chơi (vừa có thể là nơi tổ chức
ăn trưa cho trẻ): thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng; đảm bảo quy cách và diện tích trung bình cho một
trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng
không quá 0,1m.
- Khối phòng phục vụ học tập: Phòng
giáo dục thể chất, nghệ thuật: có diện tích tối thiểu 60 m2, có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát
triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ (đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, đạo cụ
múa, giá vẽ, vòng tập...).
- Khối phòng tổ chức ăn:
+ Khu vực nhà bếp đảm bảo diện tích
trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; được xây dựng
theo quy trình vận hành một chiều theo trình tự: nơi sơ chế, nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia thức ăn. Đồ dùng nhà bếp đầy
đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện khi sử dụng;
+ Kho thực phẩm có phân chia thành
khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm;
+ Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
- Khối phòng hành chính quản trị: Văn
phòng trường: diện tích tối thiểu 30m2, có bàn
ghế họp và tủ văn phòng, các biểu bảng theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
+ Phòng hiệu trưởng: diện tích tối
thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp
khách;
+ Phòng các phó hiệu trưởng: diện
tích và trang bị phương tiện làm việc như phòng hiệu trưởng;
- Phòng hành chính quản trị: diện
tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc.
+ Phòng y tế: diện tích tối thiểu 12m2,
có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ,
có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì; có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và
khám sức khỏe định kỳ cho trẻ; có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khỏe,
phòng bệnh cho trẻ;
+ Phòng bảo vệ, thường trực: diện
tích tối thiểu 6m2; có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách;
+ Phòng dành cho nhân viên: diện tích
tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân;
+ Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ,
nhân viên: diện tích tối thiểu 9m2; có đủ nước sử dụng, có bồn rửa tay
và buồng tắm riêng;
+ Khu để xe cho giáo viên, cán bộ,
nhân viên đảm bảo an toàn, tiện lợi.
- Sân vườn: Diện tích sân chơi được
quy hoạch, thiết kế phù hợp. Có cây xanh, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp,
tạo bóng mát sân trường. Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối
và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Khu vực trẻ chơi được lát gạch (hoặc
láng xi măng) và trồng thảm cỏ, có ít nhất 5 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời
theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành. Sân vườn thường xuyên sạch sẽ, có rào chắn an toàn ngăn
cách với ao, hồ (nếu có).
2. Đối với Trường Tiểu học (theo
Thông tư 59/TT-BGD&ĐT, ngày 28/12/2012 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
a) Khuôn viên, cổng trường, hàng rào
bảo vệ, sân chơi, sân tập
- Diện tích khuôn viên và các yêu cầu
về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục;
- Có cổng, biển tên trường, tường rào
bao quanh;
- Có sân chơi, sân tập thể dục thể
thao.
b) Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo
viên, học sinh
- Số lượng phòng học đủ cho các lớp học
để không học ba ca. Phòng học được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng;
- Bàn ghế học sinh đảm bảo yêu cầu về
vệ sinh trường học; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
- Kích thước, màu sắc, cách treo của
bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học.
c) Khối phòng, trang thiết bị văn
phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học
- Khối phòng phục vụ học tập bao gồm:
thư viện, phòng để thiết bị giáo dục; khối phòng hành chính quản trị bao gồm:
phòng hiệu trưởng, phòng họp;
- Phòng y tế trường học có tủ thuốc với
các loại thuốc thiết yếu;
- Có các loại máy văn phòng (máy
tính, máy in) phục vụ công tác quản lí và giảng dạy.
d) Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống
nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác
- Có khu vệ sinh dành riêng cho nam,
dành riêng cho nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên; riêng cho học sinh nam, riêng
cho học sinh nữ;
- Có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên
và học sinh đảm bảo an toàn, tiện lợi;
- Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu
sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm
bảo vệ sinh môi trường.
d) Thư viện
- Thư viện được trang bị sách giáo
khoa, tài liệu tham khảo tối thiểu và báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và
học;
- Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu
cầu dạy và học của giáo viên, học sinh;
- Thư viện được bổ sung sách, báo và
tài liệu tham khảo hàng năm.
e) Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng
thiết bị dạy học
- Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ
giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Nhà trường có các loại thiết bị
giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
+ Mỗi giáo viên có ít nhất một bộ văn
phòng phẩm cần thiết trong quá trình giảng dạy, một bộ sách giáo khoa, tài liệu
hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu cần thiết khác;
+ Mỗi học sinh phải có ít nhất một bộ
sách giáo khoa, các đồ dùng học tập tối thiểu. Học sinh người dân tộc thiểu số
được áp dụng các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, được hỗ
trợ các tài liệu, đồ dùng học tập phù hợp để hỗ trợ học tiếng Việt;
- Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị
dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu
cầu dạy học ở Tiểu học.
- Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ
sung đồ dùng và thiết bị dạy học hàng năm.
3. Đối với Trường Trung học cơ sở
(theo Thông tư 17/TT-BGD&ĐT, ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
a) Khuôn viên nhà trường được xây dựng
riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các
khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản
lý, dạy học và sinh hoạt.
- Các trường nội thành, nội thị có diện
tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh;
- Các trường khu vực nông thôn có diện
tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh;
- Đối với trường trung học được thành
lập từ sau năm 2001 phải bảo đảm có diện tích mặt bằng theo quy định hiện hành
của Điều lệ trường trung học.
b) Có đầy đủ cơ
sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.
c) Cơ cấu các khối công trình trong
trường bao gồm:
- Khu phòng học, phòng bộ môn:
+ Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không
quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng
đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;
+ Có phòng y tế trường học đảm bảo
theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Khu phục vụ học tập:
+ Có các phòng học bộ môn đạt tiêu
chuẩn theo quy định hiện hành của Quy định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị
dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị dạy học;
+ Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định
về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư
liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm
tra, đề thi...; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước đáp ứng yêu
cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;
+ Có phòng truyền thống; khu luyện tập
thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với trường
trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Khu văn phòng: Có phòng làm việc của
Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục
nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực,
kho;
- Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh
và có cây bóng mát;
- Khu vệ sinh được bố trí hợp lý,
riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở
trong và ngoài nhà trường;
- Có khu để xe cho giáo viên, cho từng
khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn;
- Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy
học, nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.
d) Có hệ thống công nghệ thông tin kết
nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có
Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ
trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.
- Trường có tối đa không quá 30 lớp,
mỗi lớp có tối đa không quá 35 học sinh;
- Có khuôn viên không dưới 6m2/01
học sinh vùng thành phố/thị xã; không dưới 10m2/01 học sinh đối với
các vùng còn lại;
- Có đủ phòng học cho mỗi lớp học (diện
tích phòng học bình quân không dưới 01m2/01 học sinh). Trong phòng học
có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống quạt. Bàn, ghế, bảng,
bục giảng, hệ thống chiếu sáng, trang trí phòng học đúng quy cách. Được trang bị
đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Điều kiện vệ sinh đảm bảo các yêu
cầu xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh đi học;
- Có nhà tập đa năng, thư viện đạt
chuẩn theo quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành theo Quyết định
số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 và Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT
ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có đủ các phòng chức năng: phòng hiệu
trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng hoạt động Đội, phòng giáo
dục nghệ thuật, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng thường trực;
- Trường có nguồn nước sạch, có khu vệ
sinh riêng cho cán bộ giáo viên và học sinh, riêng cho nam và nữ, có khu để xe,
có hệ thống cống rãnh thoát nước, có tường hoặc hàng rào cây xanh bao quanh trường.
PHỤ LỤC 05
TIÊU CHÍ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
1. Chợ nông thôn
Chợ nông thôn đạt tiêu chí khi đáp ứng
các yêu cầu sau:
- Diện tích, mặt bằng xây dựng chợ:
+ Có mặt bằng chợ phù hợp với quy mô
hoạt động của chợ; bố trí đủ diện tích cho các hộ kinh doanh cố định, không cố định và các dịch vụ tối thiểu tại chợ (trông giữ xe, vệ
sinh công cộng);
+ Diện tích tối thiểu cho một điểm
kinh doanh trong chợ là 3m2.
- Về kết cấu nhà chợ chính:
Nhà chợ chính phải đảm bảo kiên cố hoặc
bán kiên cố. Chợ bán kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 năm đến 10 năm theo quy định tại nghị định
02/2003/NĐ-CP.
- Về yêu cầu đối với các bộ phận phụ
trợ và kỹ thuật công trình.
+ Có bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa
chỉ, số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức quản lý chợ;
+ Nền chợ phải
được bê tông hóa;
+ Có khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng;
+ Có bố trí địa điểm hoặc phương án
trông giữ xe (ngoài trời hoặc mái che) phù hợp với lưu lượng người vào chợ, bảo đảm trật tự, an toàn cho khách;
+ Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch
vụ ăn uống được bố trí riêng, bảo đảm điều kiện về vệ sinh
an toàn thực phẩm;
+ Có nước sạch, nước hợp vệ sinh bảo
đảm cho hoạt động của chợ;
+ Có phương án và hệ thống cấp điện
theo quy định bảo đảm cho hoạt động của chợ;
+ Có khu thu gom rác và xử lý rác
trong ngày hoặc có khu thu gom rác và phương án vận chuyển rác trong ngày về
khu xử lý tập trung của địa phương;
+ Có hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm
thông thoáng và dễ dàng thông tắc;
+ Có thiết bị và phương án bảo đảm
phòng cháy, chữa cháy cho chợ theo quy định.
- Về điều hành quản lý chợ:
+ Có Ban quản lý, Hợp tác xã hoặc
doanh nghiệp tổ chức quản lý và kinh doanh khai thác chợ;
+ Có Nội quy chợ được UBND cấp có thẩm
quyền phê duyệt và được niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm
tại chợ;
+ Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị
đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa;
+ Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại
chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với
các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo
đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Siêu thị mini
Siêu thị mini đạt tiêu chí khi đáp ứng
các yêu cầu sau:
- Có bảng hiệu thể hiện tên siêu thị,
địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức, cá nhân quản lý;
- Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc
mua sắm hàng ngày của người dân;
- Có diện tích kinh doanh từ 200m2
và có bãi để xe với quy mô phù hợp;
- Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500
tên hàng trở lên;
- Công trình kiến trúc được xây dựng vững
chắc, có thiết kế và trang bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa
cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí
điểm hoặc phương án trông giữ xe và khu vệ sinh phù hợp cho khách hàng;
- Có kho và các thiết bị kỹ thuật cần
thiết phục vụ cho bảo quản hàng hóa (tủ đông, tủ mát...); cho đóng gói, bán
hàng (kệ, giá, giỏ, móc treo...); cho thanh toán và quản lý kinh doanh (thiết bị
và phần mềm quản lý...);
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành
hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua
sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân;
- Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại
siêu thị mini không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng
kinh doanh tổng hợp
Cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh
doanh tổng hợp đạt tiêu chí khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có bảng hiệu thể hiện tên cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại
diện tổ chức quản lý;
- Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc
mua sắm hàng ngày của người dân;
- Có diện tích kinh doanh tối thiểu từ
50m2 trở lên và có nơi để xe với quy mô phù hợp;
- Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 200
tên hàng trở lên;
- Có bố trí quầy hoặc khu vực phù hợp
để trưng bầy hoặc bán hàng hóa nông sản của địa phương;
- Công trình kiến trúc được xây dựng
vững chắc, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ
sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng;
- Có trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá...) để bảo quản hàng hóa và đáp ứng
nhu cầu mua sắm của khách hàng;
- Tổ chức, bố trí hàng hóa một cách
văn minh, khoa học thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán;
- Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại
cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp không thuộc danh mục cấm
kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế
kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của
pháp luật hiện hành.
PHỤ LỤC 06
TIÊU CHÍ NHÀ Ở DÂN CƯ
1. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt
tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
- Diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người
trở lên; đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2
trở lên;
- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ
20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó;
- Nhà ở nông thôn phải đảm bảo
"3 cứng" (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy.
Cụ thể:
+ "Nền cứng" là nền nhà làm
bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền
như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát, gỗ;
+ "Khung cứng" bao gồm hệ
thống khu, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm
từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá
hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch/đá;
+ "Mái cứng" gồm hệ thống đỡ
mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật
liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép,
lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, phi brô xi
măng;
+ Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận
nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất
lượng tương đương, đảm bảo thời hạn sử dụng.
- Mặt bằng khuôn viên khu ở: bố trí hợp
lý về nhà ở, khu bếp, vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi.... phải phù hợp, đảm bảo
vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi thành viên trong gia đình; đảm bảo
yêu cầu tối thiểu về diện tích sử dụng.
- Có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật
phục vụ sinh hoạt:
+ Có hệ thống điện phục vụ sinh hoạt;
+ Sử dụng nước sạch: nước máy hoặc nước
giếng, nước mưa, nước tự chảy đã qua xử lý lắng lọc hợp vệ sinh;
+ Thoát nước thải đảm bảo vệ sinh môi
trường chung;
+ Thực hiện việc phân loại và thu gom
rác thải sinh hoạt;
+ Khu vệ sinh dùng bể tự hoại, bán tự
hoại hoặc được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường;
+ Chuồng trại chăn nuôi (nếu có): phải
đảm bảo vệ sinh, phải sử dụng bể khí sinh học (biogas) làm khí đốt;
+ Giao thông đi lại từ chỗ ở phải kết
nối với hệ thống giao thông công cộng, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của
người dân cũng như các phương tiện khác như xe thô sơ, xe
máy...
- Về kiến trúc nhà ở:
+ Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với
phong tục, tập quán, lối sống của địa phương;
+ Đảm bảo an toàn, bền vững, đảm bảo
mỹ quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế;
+ Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh và an
toàn cháy nổ;
+ Tận dụng thông gió và chiếu sáng tự
nhiên.
PHỤ LỤC 07
TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ
sinh và nước sạch theo quy định
Nước hợp vệ sinh: là nước sử dụng trực
tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị.
Ngoài ra, cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn dưới đây:
+ Nước máy hợp vệ sinh là nước từ các
công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có hệ thống
đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thỏa mãn điều kiện: Trong, không
màu, không mùi, không vị;
+ Giếng đào hợp vệ sinh: Giếng đào phải
nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm
khác ít nhất 10m. Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây
bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ;
+ Giếng khoan hợp
vệ sinh: Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô
nhiễm khác. Sân giếng phải làm bằng
bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ;
+ Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: Nước
mưa và nước mạch lộ hợp vệ sinh.
Khuyến cáo: Nước mưa thu hứng từ mái fibro xi măng có chất amiăng, khi sử dụng có nguy cơ gây
bệnh ung thư, do đó khuyến cáo không được dùng cho ăn uống và
không được xếp vào loại nước hợp vệ sinh.
Nước sạch (cũng là
nước hợp vệ sinh): Là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban
hành ngày 17/6/2009.
2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh,
nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 100%
a) Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi
trường, bao gồm:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường
hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc
Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ tương đương (trừ cơ sở thuộc đối tượng
quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc Báo cáo về các biện
pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc Danh mục
quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại; giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; Giấy phép khai thác nước, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các giấy
phép khác có liên quan trong trường hợp thuộc các đối tượng quy định tại các
văn bản pháp luật (nếu có);
- Phương án bảo vệ môi trường đối với
các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại
Chương V Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch
vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
b) Làng nghề trên địa bàn tỉnh phải
thực hiện các nội dung sau:
- UBND cấp xã lập phương án bảo vệ
môi trường cho từng làng nghề hoặc các làng nghề trên địa bàn trình UBND cấp
huyện phê duyệt và bố trí nguồn nhân lực thực hiện theo quy định tại Thông tư số
31/2016/TT-BTNMT;
- Xây dựng Kế hoạch, lộ trình và từng
bước đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng bảo đảm
thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải theo quy định, bao gồm:
+ Hệ thống thu gom nước thải, nước
mưa bảo đảm yêu cầu tiêu thoát nước của làng nghề, không để xảy ra hiện tượng tắc
nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng;
+ Hệ thống xử lý nước thải tập trung
(nếu có) bảo đảm công suất xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng đối
với tổng lượng nước thải phát sinh từ làng nghề trước khi thải ra nguồn tiếp nhận;
+ Điểm tập kết chất thải rắn hợp vệ
sinh; khu xử lý chất thải rắn bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc
phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
- Thành lập tổ đội tự quản về bảo vệ
môi trường với các điều kiện sau:
+ Có quyết định thành lập và quy chế
hoạt động do UBND cấp xã ban hành;
+ Được trang bị phương tiện và bảo hộ
lao động đầy đủ.
3. Xây dựng cảnh quan, môi trường
xanh - sạch - đẹp, an toàn
a) Đối với hệ thống cây xanh:
- Đầu tư, hoàn thiện hệ thống cây
xanh (bao gồm cả cây bóng mát, cây cảnh hoa và thảm cỏ...) trong các xã nông
thôn mới đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:
+ Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt;
+ Không gian xanh trong nông thôn mới
được gắn kết với nhau bằng dải cây xanh liên tục trên các đường liên xã, liên
thôn và nội đồng.
- Việc trồng cây không để ảnh hưởng đến
an toàn giao thông, không làm hư hại đến các công trình của nhân dân và các
công trình công cộng (không trồng cây dễ đổ, gãy); không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường (không tiết ra chất độc ảnh
hưởng đến sức khỏe con người); không trồng các loài cây thuộc danh mục ngoại
lai xâm hại theo quy định;
- Diện tích trồng cây xanh phải đảm bảo
tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 2m2/người, ưu tiên trong cây xanh ở các địa điểm công cộng như: trụ sở xã, nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã,
trung tâm văn hóa thể thao, các chợ, cửa hàng dịch vụ.
b) Đối với hệ thống ao, hồ sinh thái
Hệ thống ao, hồ sinh thái trong khu dân cư đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:
- Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt;
- Tạo mặt thoáng, điều tiết khí hậu,
tạo cảnh quan đẹp;
- Có khả năng phát triển chăn nuôi,
thủy sản, tạo nguồn lợi kinh tế;
- Nạo vét, tu bổ ao, hồ thường xuyên
nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hòa môi trường; có rào chắn,
biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ mất an toàn với người dân.
c) Đối với đường làng ngõ xóm
- Các tuyến đường đã được bê tông hóa
hoặc rải cấp phối đảm bảo không lầy lội khi có mưa;
- Đã xây dựng hương ước về giữ gìn vệ
sinh chung trong xã và các hộ gia đình. Tổ chức thu dọn vệ sinh, rác thải định
kỳ;
- Trên 70% số hộ đã thực hiện cải tạo
vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác nhưng phủ
cây xanh. Hàng rào bằng cây xanh phải được cắt tỉa gọn gàng, không vươn ra đường
gây cản trở giao thông.
d) Đối với khu vực công cộng
- Các khu vực công cộng (chợ, đường
giao thông...) không có tình trạng xả nước thải, chất thải
rắn không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi
trường;
- Các địa phương tăng cường cải tạo
ao, hồ, khu vực công cộng... thành các khu vui chơi giải trí, khu vực tập thể
dục, khu sinh hoạt công cộng, khu vực học bơi cho trẻ em.
5. Chất thải rắn
trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung cơ sở sản xuất - kinh doanh được
thu gom, xử lý theo quy định
a) Về chất thải rắn
- Tổ chức thu gom, vận chuyển và xử
lý toàn bộ lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng phát sinh trên địa
bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số
05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử
lý bao gói thuốc bảo vệ và Hướng dẫn số 02/HD-STNMT ngày
23/5/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thu gom, vận chuyển và xử lý
bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Không để xảy ra
tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý nông nghiệp đã hết hạn sử dụng hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản
phẩm này sau khi sử dụng vứt bừa bãi ra môi trường, đặc biệt là tại các khu vực
trồng trọt, các nguồn nước sông, kênh, mương, ao, hồ,...;
- Tổ chức thu gom, xử lý phế phụ phẩm
nông nghiệp:
+ Các hộ gia
đình, cơ sở sản xuất tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, chất đốt, thức ăn gia súc, sản phẩm nấm... hoặc
ký hợp đồng với tổ chức dịch vụ để thu gom, xử lý theo quy định;
+ Không đốt rơm rạ, rác thải hoặc các
phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
- Phân loại, phân định, thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường. Ưu tiên xử lý tập trung đối với các loại chất thải y
tế phát sinh trên địa bàn;
- Phân loại, phân định, thu gom
riêng, cách ly phù hợp toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh (đặc biệt là chất
thải nguy hại phát sinh từ làng nghề gia công, kim khí, tái chế phế liệu...) trên địa bàn theo quy định tại Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
+ Xây dựng phương án phù hợp để thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn phù hợp vệ
sinh; trong đó nêu rõ: đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển;
chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển; tần suất, lịch trình thu gom đối với
từng cụm dân cư; vị trí các điểm trung chuyển; cách thức phân loại (nếu có), khuyến khích phân loại rác tại nguồn; phương án chôn lấp chất thải rắn hữu
cơ tại các hộ gia đình (nếu có);
+ Hướng dẫn tổ chức cho các hộ gia
đình phân loại rác thải tại nguồn: Chất thải hữu cơ dễ phân hủy (rau, vỏ hoa quả, thức ăn thừa...) các hộ gia đình thu gom và đưa vào hố rác được đào
trong vườn có nắp đậy hoặc đem ủ trong thùng để tạo nguồn
phân bón cho trồng trọt; nếu rác thải hữu cơ không sử dụng
làm phân bón phải thu gom cùng với rác thải vô cơ (sành sứ,
túi nilon, mảnh xốp, chất thải rắn xây dựng, xỉ than, thủy tinh...) vận chuyển
đến điểm tập kết, bãi chôn lấp rác thải tập trung để xử lý hoặc cho vào lò đốt được cơ quan quản lý nhà nước
cấp phép để đảm bảo các yếu tố về môi trường.
- Bố trí điểm tập
kết chất thải rắn trong khu dân cư: mỗi thôn bố trí ít nhất có một điểm tập kết/trạm trung chuyển rác thải. Trạm trung chuyển và các phương
tiện vận chuyển chất thải rắn phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh
môi trường; khoảng cách ly vệ sinh đạt ≥ 20m;
- Các hộ gia đình tại vùng nông thôn
chưa có hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải theo hướng dẫn của
chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường,
ao hồ, sông suối, kênh rạch.
b) Về nước thải
- Yêu cầu về hệ thống tiêu thoát nước:
+ Các điểm dân cư tập trung của thôn,
xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải (sau đây gọi là hệ thống
thoát nước). Hệ thống thoát nước phải đảm bảo quy định tại
QCVN 14:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về Quy hoạch xây dựng nông thôn;
+ Mỗi khu dân cư tập trung của thôn,
xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực không có hiện tượng
tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng. Thu gom được lượng nước thải phát sinh từ 80% các hộ, cơ sở trên địa bàn;
+ Đối với khu vực không thể xây dựng
hệ thống tiêu thoát nước tập trung (do địa hình khó khăn), hộ gia đình phải có
công trình thu gom và xử lý nước thải như bể tự hoại hoặc
hố ga lắng cặn trước khi thải ra môi
trường. Nước thải hộ gia đình không chảy tràn, đổ thải bừa bãi ra đường làng,
ngõ xóm, không tạo thành các vũng, ao tù, nước đọng.
- Về xử lý nước thải:
+ Đối với nước thải khu dân cư tập
trung: có điểm thu gom và xử lý nước thải phù hợp trước khi đổ vào sông, kênh, mương, ao, hồ;
+ Đối với nước thải của cơ sở sản xuất,
kinh doanh: thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 7, Điều 18.
- Có Hương ước, quy ước về bảo vệ môi
trường hoặc Hương ước, quy ước có nội dung về bảo vệ môi trường đối với từng
khu dân cư, trong đó có sự tham gia của tất cả các hộ gia
đình, cơ sở trên địa bàn cam kết thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường và quy định của địa phương về thu gom, quản lý, xử
lý chất thải rắn, nước thải.
6. Hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa
nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch khi:
a) Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo
quy định về kỹ thuật theo QCVN 01:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu
- Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh) với các nội dung chính sau:
- Được xây dựng khép kín;
- Chất thải nhà vệ sinh không thải trực
tiếp ra môi trường;
- Có biện pháp cô lập được phân người,
làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với
người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut,
vi khuẩn);
- Không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở;
- Không gây mùi hôi, khó chịu.
b) Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Nhà tắm kín đáo có sàn cứng, tường
bao, có mái che;
- Có hệ thống thu gom thoát nước, thu
gom và biện pháp xử lý nước thải phù hợp, không để chảy
tràn ra môi trường.
c) Bể chứa nước
sinh hoạt hợp vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu
cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình;
- Được làm từ vật liệu không có thành
phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm
của địa phương, khuyến khích các phương án sau: bể chứa nước được xây dựng bằng
gạch hoặc bê tông; dụng cụ trữ nước
sinh hoạt bằng inox, nhựa;
- Có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất
bẩn khác xâm nhập hoặc muỗi đẻ trứng; bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và
van xả tràn.
d) Vệ sinh thiết bị, khu vực chứa nước
trước khi chứa nước và định kỳ 01 lần/3 tháng; nếu dụng cụ chứa nước vị nhiễm bẩn,
cần thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B hoặc
clorua vôi.
e) Các hộ gia đình thực hiện 3 sạch:
sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung cuộc vận động "Xây dựng gia
đình 5 không, 3 sạch" do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam phát động.
7. Có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ
sinh môi trường khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở
của con người;
- Chuồng nuôi phải khô ráo sạch sẽ,
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, được xây dựng phù hợp với tập tính
sinh lý của loài vật nuôi, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;
- Phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn,
có hố để xử lý chất thải lỏng;
- Phải có chuồng để nhốt riêng gia
súc, gia cầm nhập từ nơi khác về. Cách ly với gia súc, gia cầm đang nuôi của hộ gia đình;
- Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi phải
được vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh, các loài động vật trung gian
truyền bệnh định kỳ và sau mỗi đợt nuôi.
PHỤ LỤC 08
TIÊU CHÍ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TIẾP CẬN
PHÁP LUẬT
1. Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo
quy định
a) Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp
luật
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo
của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ;
- An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma
túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm chế, có giảm so với năm trước;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng
trình tự, thủ tục, thời hạn; không có hoặc giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài trên
địa bàn cấp xã so với năm trước.
b) Thực hiện thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Công khai đầy đủ, kịp thời các thủ
tục hành chính;
- Bố trí địa điểm công chức tiếp nhận,
giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định;
- Giải quyết các thủ tục hành chính
đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định;
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
về giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định;
- Bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá
nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính.
c) Phổ biến, giáo dục pháp luật
- Công khai văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung có liên quan trực tiếp đến tổ chức,
cá nhân trên địa bàn (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước) thuộc
trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Cung cấp đầy đủ
thông tin pháp luật thuộc trách nhiệm phải cung cấp của Ủy
ban nhân dân cấp xã theo quy định;
- Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ
quan, tổ chức cấp trên;
- Tổ chức quán triệt, phổ biến các
văn bản, chính sách pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức cấp xã;
- Triển khai các hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức phù hợp;
- Triển khai các hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn thuộc trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Các thiết chế thông tin, văn hóa,
pháp luật tại cơ sở hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, phổ
biến pháp luật của Nhân dân trên địa bàn cấp xã;
- Tổ chức đối thoại chính sách, pháp
luật theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương;
- Bố trí kinh phí bảo đảm cho công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định.
d) Hòa giải ở cơ sở
- Thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và
công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn
nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở;
- Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm
pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu của các
bên;
- Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác
hòa giải ở cơ sở theo quy định.
e) Thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Công khai, minh bạch các nội dung
theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, trừ các thông tin quy định tại
điểm b và điểm c Khoản này;
- Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia
đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật
về dân chủ ở cơ sở;
- Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia
đình được bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung
theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
- Nhân dân được tham gia ý kiến trước
khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật
về dân chủ ở cơ sở;
- Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua
Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.