THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2227/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng
6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng
01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật du lịch;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí địa lý, quy mô, ranh giới
a) Vùng đồng bằng sông Cửu Long (sau
đây gọi là Vùng) bao gồm địa giới hành chính thành phố Cần
Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng
Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh
Long, có diện tích tự nhiên: 40.576,6 km2.
b) Vị trí địa lý của Vùng như sau:
Phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh; phía Bắc giáp
Campuchia; phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và phía Đông Nam là biển Đông.
2. Quan điểm phát triển
Thực hiện theo các quan điểm chung của
Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 và bổ sung các quan điểm phát triển cụ thể đối với Vùng như
sau:
a) Phát triển du lịch Vùng phù hợp với
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long,
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng
bằng sông Cửu Long; bảo đảm thống nhất với các chiến lược,
quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực liên quan trong khu vực quy hoạch.
b) Phát triển các sản phẩm du lịch
mang tính cạnh tranh góp phần khẳng định thương hiệu du lịch của Vùng trên cơ sở
phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và đặc trưng văn hóa của
Vùng.
c) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm;
huy động hợp lý các nguồn lực để phát triển du lịch bền vững, hài hòa với các mục
tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường.
d) Phát triển du lịch thích ứng với
các diễn biến của tình trạng biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, mực nước
biển dâng và các biến động bất thường về thủy văn sông Mê kông.
3. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển du lịch tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh; khẳng định vị trí quan trọng của Vùng đối với du lịch Việt Nam.
Từng bước nâng cao vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
của Vùng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân, góp phần quảng bá
hình ảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với cả nước và quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về các chỉ
tiêu phát triển ngành
+ Khách du lịch: Đến năm 2020 đón khoảng 34 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 3,5 triệu
lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 52 triệu lượt khách, trong
đó khoảng 6,5 triệu lượt khách quốc tế.
+ Tổng thu từ khách du lịch (giá hiện
hành): Đến năm 2020 đạt khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên
111 nghìn tỷ đồng.
- Số lượng cơ sở lưu trú: Đến năm
2020 có khoảng 53 nghìn buồng khách sạn, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ
3 sao đến 5 sao chiếm khoảng 15%. Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 100 nghìn buồng
khách sạn, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chiếm khoảng
30%.
- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2020 tạo
việc làm cho khoảng 230 nghìn lao động, trong đó khoảng 77 nghìn lao động trực
tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 450 nghìn lao động, trong
đó khoảng 150 nghìn lao động trực tiếp.
4. Các định hướng phát triển chủ yếu
a) Phát triển sản phẩm du lịch
Khai thác các tiềm năng và lợi thế của
Vùng để hình thành các dòng sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao.
- Ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc
thù, bao gồm: du lịch trải nghiệm đời sống sông nước, du lịch sinh thái, du lịch
tìm hiểu di sản văn hóa; củng cố các sản phẩm chính, bao gồm: nghỉ dưỡng biển -
đảo và vui chơi giải trí.
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với
các sản phẩm bổ trợ, gồm: du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch tìm hiểu
các di tích lịch sử - cách mạng, du lịch hội nghị - hội thảo - sự kiện (MICE).
b) Phát triển đồng thời thị trường
khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế
- Thị trường khách du lịch quốc tế:
+ Phát triển thị trường khách du lịch
quốc tế, chú trọng thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á đối với các sản phẩm
du lịch đặc thù: trải nghiệm đời sống sông nước, sinh thái, tìm hiểu di sản văn
hóa và các sản phẩm du lịch chính của Vùng;
+ Tập trung khai thác thị trường Đông
Nam Á, Châu Úc đối với các sản phẩm du lịch chính của Vùng;
+ Khuyến khích phát triển các thị trường
du lịch theo chuyên đề; mở rộng khai thác thị trường khách du lịch đối với dòng
sản phẩm du lịch bổ trợ.
- Thị trường khách du lịch nội địa:
+ Tập trung phát triển mạnh thị trường
du lịch nội Vùng; phát triển thị trường khách đến từ các tỉnh thuộc vùng Đông
Nam Bộ, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và thành phố Đà Nẵng;
+ Chú trọng thị trường khách du lịch
với mục đích tìm hiểu đời sống sông nước, miệt vườn, lễ hội, văn hóa - tâm
linh, nghỉ dưỡng biển - đảo; đồng thời khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường
khách du lịch theo chuyên đề và du lịch vui chơi giải trí.
c) Tổ chức không gian phát triển du lịch
- Không gian phát triển du lịch:
+ Không gian du lịch phía Tây: bao gồm
thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng
Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau; với định hướng khai thác sản phẩm
du lịch đặc trưng gồm: tham quan đất Mũi, Tây Đô; nghỉ dưỡng biển đảo; sinh
thái; trải nghiệm đời sống sông nước, chợ nổi; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, di
tích lịch sử, lễ hội;
+ Không gian du lịch phía Đông: bao gồm
các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà
Vinh; với định hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm: nghiên cứu đời sống
sông nước, miệt vườn; tham quan làng nghề, các di tích lịch sử, cách mạng; lưu
trú tại nhà dân (homestay).
- Khu du lịch, điểm du lịch và trung
tâm du lịch:
+ Tập trung phát triển 05 khu du lịch
quốc gia, gồm: Thới Sơn nằm trong cụm cù lao Long Lân Quy Phụng (Tiền Giang, Bến Tre), Phú Quốc (Kiên Giang), Năm Căn - Mũi Cà Mau (Cà Mau), Tràm Chim
- Láng Sen (Long An, Đồng Tháp), Núi Sam (An Giang); 07 điểm du lịch quốc gia,
gồm: Khu phức hợp giải trí Xứ sở Hạnh phúc (Long An), Cù lao Ông Hổ (An Giang),
Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sỹ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu),
Bến Ninh Kiều (Cần Thơ), Hà Tiên (Kiên Giang), Văn Thánh Miếu (Vĩnh Long), Ao
Bà Om (Trà Vinh);
+ Trung tâm du lịch: Phát triển thành
phố Cần Thơ và đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thành trung tâm
du lịch và điều phối khách cho toàn Vùng; phát triển thành phố Mỹ Tho (Tiền
Giang) thành trung tâm du lịch của Không gian du lịch phía Đông, đồng thời là
trung tâm phụ trợ của Vùng.
- Các tuyến du lịch
+ Tuyến du lịch nội vùng:
Tuyến du lịch chính: bao gồm các quốc
lộ lớn kết nối trung tâm du lịch Vùng, trung tâm du lịch của các địa phương với
các khu du lịch, điểm du lịch trong Vùng.
Tuyến du lịch phụ trợ: là các tuyến
du lịch nối từ trung tâm du lịch của các địa phương đến các điểm du lịch phụ cận
của địa phương.
Dựa trên hệ thống tuyến du lịch nội
vùng hình thành và khai thác các tuyến du lịch chuyên đề: sinh thái rừng, biển,
khám phá vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười, rừng U Minh,
Năm Căn, du khảo đồng quê...
+ Tuyến du lịch liên vùng theo đường
bộ, đường thủy và đường không, kết nối đến các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ;
vùng Tây Nguyên; duyên hải miền Trung và các tỉnh phía Bắc.
+ Phát triển tuyến du lịch quốc gia
và quốc tế dựa trên việc mở rộng các tuyến du lịch liên vùng gắn với Thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Cà Mau; tuyến hành lang
ven biển phía Nam (Thái Lan - Campuchia - Rạch Giá - Cà Mau theo đường R10) và
hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ Hà Tiên (Kiên Giang), Tịnh Biên (An Giang),
Dinh Bà, Thường Phước (Đồng Tháp) và Bình Hiệp (Long An); tuyến đường biển qua
các cảng biển (Cần Thơ, Phú Quốc) và tuyến đường sông trên sông Tiền và sông Hậu
kết nối với Phnompenh, Seam Reap (Campuchia). Tăng cường phát triển các tuyến
du lịch đường không quốc tế trên cơ sở nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế
Cần Thơ và Phú Quốc.
d) Đầu tư phát triển du lịch
- Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển
du lịch Vùng bao gồm: vốn đầu tư từ ngân sách (kể cả vốn ODA), Quỹ Hỗ trợ phát
triển du lịch, vốn FDI, vốn huy động từ đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp,
các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được bố trí căn cứ vào khả năng cân đối
ngân sách hàng năm và theo tiến độ từng giai đoạn để đầu tư hạ tầng khung trong
các khu du lịch, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá và xây dựng
thương hiệu du lịch Vùng, đầu tư bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng
phó với biến đổi khí hậu.
- Các chương trình và dự án đầu tư:
Ưu tiên đầu tư phát triển 05 khu du lịch quốc gia, 07 điểm du lịch quốc gia. Đầu
tư 04 chương trình phát triển du lịch: Phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc
tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Vùng; bảo tồn, tôn tạo, phát triển
tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng và phát triển hạ
tầng du lịch then chốt.
5. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách
Nghiên cứu, hoàn thiện và đẩy mạnh áp
dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực: đầu tư phát triển
du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là nhân lực du lịch chất lượng
cao; phát triển thị trường - sản phẩm du lịch; xã hội hóa trong du lịch; cơ chế
liên kết và hợp tác trong phát triển du lịch.
b) Giải pháp quy hoạch và quản lý quy
hoạch
- Tập trung hoàn thiện công tác quy
hoạch, bao gồm: rà soát, điều chỉnh và lập mới quy hoạch du lịch các địa phương
và các khu du lịch quốc gia phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn Vùng.
- Tăng cường hiệu lực công tác quản
lý theo quy hoạch, phát huy vai trò chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, kiện
toàn bộ máy quản lý phát triển du lịch tại các địa phương và thực hiện phân cấp
quản lý triệt để, thống nhất.
c) Giải pháp đầu tư và huy động nguồn
vốn phát triển du lịch
- Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu
quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch, theo hướng: ưu tiên tập trung vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đối với các khu du lịch
quốc gia, điểm du lịch quốc gia của Vùng theo hướng lồng ghép các chương trình mục
tiêu quốc gia gắn với phát triển du lịch; đẩy mạnh huy động nguồn vốn ODA thông
qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát
hành trái phiếu Chính phủ cho các công trình đầu tư lớn như: đường cao tốc, cảng
tàu du lịch, cảng hàng không quốc tế; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để thu
hút tài trợ cho các chương trình phát triển dài hạn.
- Cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi
thế trong việc thu hút các nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp, nguồn lực tài
chính trong nhân dân và của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiềm lực tài
chính của các tổ chức trong và ngoài nước (bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài)... để bảo đảm đủ nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển du lịch.
- Tăng cường công tác xúc tiến, thu
hút đầu tư nước ngoài đối với từng địa phương trong Vùng, chú trọng liên kết
xúc tiến đầu tư toàn Vùng.
d) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Các tỉnh, thành phố trong Vùng xây
dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch cho
địa phương phù hợp với định hướng phát triển du lịch của Vùng nhằm mục tiêu phát
triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và
trình độ đào tạo, bảo đảm về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của
Vùng.
- Tập trung xây dựng đội ngũ giảng
viên, giáo viên, thẩm định viên nghề du lịch; chú trọng đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường công tác đào tạo tại chỗ, đào tạo
ngắn hạn đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch trước mắt cũng như
lâu dài của từng địa phương và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động
nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch, tham gia vào các hoạt động du lịch
và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
đ) Giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch
- Nghiên cứu, hình thành mô hình tổ
chức thích hợp thực hiện vai trò điều phối du lịch vùng đồng
bằng sông Cửu Long phù hợp với điều phối vùng kinh tế trọng điểm.
- Thực hiện hợp tác liên kết toàn Vùng và giữa các địa phương trong cùng
không gian hoặc các chương trình hợp tác
song phương phù hợp với từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực: phát triển sản phẩm
du lịch; quảng bá xúc tiến, kêu gọi đầu tư; du lịch cộng đồng; phát triển nguồn nhân lực du lịch; bảo vệ tài
nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường hợp tác với các quốc gia
trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, đặc biệt là Thái Lan và Campuchia trong
phát triển sản phẩm du lịch, kết nối tuyến du lịch (nhất là tuyến du lịch đường
sông và đường bộ ven biển vịnh Thái Lan) và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch để góp phần giữ vững chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
e) Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch
Vùng
- Tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh xã hội
hóa hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Vùng.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong
hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: Tập trung xúc tiến, quảng bá du lịch Vùng
theo chiến dịch trọng điểm, bằng nhiều hình thức, đa dạng cả trong và ngoài nước;
sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại, huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Định kỳ hằng năm tổ chức đánh giá
tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Vùng để cập nhật đầy đủ, chính xác các
thông tin phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình Trung
tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch của Vùng.
g) Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên
và môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Xây dựng và triển khai kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng; lồng ghép, tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng vào chương trình, kế hoạch
và quy hoạch du lịch của từng địa phương trong Vùng.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách và
các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
- Khuyến khích các hoạt động du lịch
thân thiện với môi trường; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia vào các hoạt
động du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên
cho phát triển du lịch.
- Nâng cao nhận thức, tăng cường khả
năng thích ứng và công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng trong hoạt động du lịch.
h) Giải pháp phát triển thị trường -
sản phẩm và xây dựng thương hiệu du lịch Vùng
- Về thị trường
khách: Xây dựng chiến lược về thị trường khách du lịch; tăng cường liên kết, tập
trung nguồn lực để khai thác và phát triển
các thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm; tổ chức các chương trình kích
cầu du lịch quy mô cấp Vùng, cấp quốc gia với sự tham gia của các doanh nghiệp
du lịch mạnh.
- Về phát triển
sản phẩm du lịch: Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù kết hợp với
việc việc đa dạng hóa hệ thống sản phẩm; chú trọng việc nâng cao chất lượng và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch thông qua việc xây dựng, ban hành bộ
quy tắc đánh giá chất lượng sản phẩm và thực hiện việc đánh giá chất lượng dịch
vụ du lịch.
- Xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch của từng địa phương và thương hiệu du lịch
Vùng.
i) Giải pháp ứng dụng khoa học và
công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng
khoa học và công nghệ trong cải cách hành chính và quản lý doanh nghiệp; trong
hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thống kê du lịch cũng như đào tạo và nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới
trong đầu tư xây dựng các khu du lịch, đặc biệt các công nghệ trong lĩnh vực
năng lượng, môi trường.
- Ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc gìn giữ và phát
huy giá trị di tích, di sản văn hóa.
k) Giải pháp bảo đảm an ninh, quốc
phòng
- Thực hiện nghiêm các quy định về an
ninh, quốc phòng khi lập quy hoạch cụ thể,
dự án đầu tư tại các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa ngành du lịch, chính quyền địa phương với
ngành công an, ngoại giao, bộ đội biên phòng, Quân khu 9 về công tác an ninh,
quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong hoạt động du lịch khu vực
biên giới, hải đảo; với ngành y tế về bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh du lịch... nhằm tạo
môi trường du lịch Vùng an toàn và thân thiện.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho
khách du lịch và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, tập trung khắc phục
yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch chỉ
đạo hoạt động của các Bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong Vùng trong
việc giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên tỉnh trong quá trình tổ
chức thực hiện Quy hoạch.
2. Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với
các Bộ, ngành Trung ương tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tỉnh, thành phố trong
Vùng phối hợp triển khai Quy hoạch và tổng hợp các đề xuất tham mưu, đề xuất về cơ chế,
chính sách và các giải pháp cần chỉ đạo để thực hiện hiệu
quả quy hoạch gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn
Vùng.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản quy hoạch, có nhiệm
vụ sau:
a) Giao Tổng
cục Du lịch và các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ
- Tổ chức công bố và triển khai thực
hiện Quy hoạch.
- Chủ trì xây dựng và thực hiện quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc
gia mang tính liên tỉnh hoặc có vai trò quan trọng đối với an ninh, quốc phòng trên địa bàn Vùng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các
chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án chuyên ngành văn hóa, thể
thao phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch
Vùng.
- Hướng dẫn các địa phương trong vùng
xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; quy hoạch
các khu, điểm du lịch địa phương.
- Hướng dẫn, giám sát các địa phương
và các Ban Quản lý khu du lịch quốc gia trong việc phát triển và hoạt động của
các khu du lịch quốc gia theo quy hoạch và các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm
ngành.
- Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chính quyền các địa
phương trong vùng những giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển du lịch cho toàn Vùng.
b) Chủ trì nghiên cứu hình thức tổ chức
thích hợp đóng vai trò điều phối phát triển du lịch Vùng,
với các nhiệm vụ cụ thể:
- Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của
các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động liên kết phát triển du lịch của vùng trong từng giai đoạn, thời
kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch
và kinh tế - xã hội của Vùng và cả nước.
- Thống nhất chủ trương phát triển du
lịch Vùng nói chung và của các địa phương trong Vùng nói riêng; hỗ trợ các địa
phương thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển du lịch phù hợp với định hướng
phát triển du lịch chung của cả Vùng.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch của các địa phương trong Vùng triển khai
các kế hoạch, chương trình cụ thể về phát
triển du lịch Việt Nam tại vùng đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với kế hoạch chung của cả Vùng.
- Điều phối, kết nối các sự kiện, hoạt
động quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch tại các địa phương trong Vùng.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
trực thuộc Chính phủ
Tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động
của ngành với việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng; phối hợp có hiệu quả với Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Ủy ban nhân dân các địa
phương trong Vùng trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành, nhiệm vụ cụ thể
như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức
năng nhiệm vụ liên quan tới việc xác định nhiệm vụ đầu tư nhà nước cho du lịch,
cơ chế chính sách đầu tư du lịch, tín dụng ưu đãi, cân đối về vốn và nguồn lực
khác, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển du lịch.
b) Bộ Tài chính thực hiện chức năng
nhiệm vụ liên quan về cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực tài chính, thuế, hải
quan; bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho triển khai thực hiện Quy hoạch.
c) Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng
thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan tới phát triển kết cấu hạ tầng, phương
tiện giao thông, đặc biệt là hàng không, đường biển, hạ tầng bến bãi du lịch đường
sông, trật tự an toàn giao thông; lồng ghép nội dung phát triển hạ tầng giao
thông phục vụ phát triển du lịch vào quy hoạch ngành giao thông; rà soát, điều
chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phù hợp với các mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn Vùng được
xác định trong quy hoạch này.
d) Bộ Nội vụ thực hiện những nội dung
liên quan đến hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương; phối
hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu hình thức tổ chức thích hợp
đóng vai trò điều phối phát triển du lịch Vùng.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông và
các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền du lịch xúc tiến quảng bá tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch
Vùng cũng như nâng cao nhận thức về du lịch.
e) Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Quốc
phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới thủ tục xuất nhập cảnh, cư
trú, đi lại của khách du lịch quốc tế đến vùng đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp, hỗ trợ ngành, doanh nghiệp du lịch các địa phương
trong Vùng đẩy mạnh quảng bá du lịch, bảo đảm phát triển du lịch gắn liền với
giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là khu vực
biên giới, hải đảo.
5. Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng
Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tham gia nghiên cứu hình thức tổ chức
thích hợp để điều phối phát triển du lịch Vùng.
- Chủ động tham gia và tạo môi trường
thuận lợi, tăng cường liên kết với các địa phương khác trên địa bàn vùng trong
các lĩnh vực phát triển du lịch phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng địa phương.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trên
địa bàn xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương và tạo điều kiện thuận
lợi để các doanh nghiệp liên kết hợp tác phát triển
du lịch với các địa phương trong và ngoài Vùng.
- Căn cứ nội dung Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Vùng tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch,
khu du lịch, điểm du lịch quốc gia của từng địa phương, các quy hoạch chi tiết
và dự án đầu tư trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Vùng và gắn với quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
- Chỉ đạo, quản lý tốt việc bảo vệ
tài nguyên, môi trường du lịch đặc biệt đối với những khu vực được định hướng
phát triển thành khu, điểm du lịch quốc gia. Giáo dục quần chúng nhân dân gìn
giữ và phát huy giá trị tài nguyên du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững,
khai thác lâu dài.
- Chú trọng công tác trật tự an toàn
giao thông, bảo đảm an toàn cho du khách, nâng cao hình ảnh du lịch vùng và địa
phương.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa
phát triển du lịch để phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh
phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
du lịch.
- Thiết lập kênh trao đổi thông tin
thường xuyên giữa các cấp quản lý trong Vùng để có phương
án chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư bảo đảm
thực hiện theo mục tiêu phát triển chung của toàn Vùng.
- Tổ chức tốt, hiệu quả công tác
thanh, kiểm tra hoạt động đầu tư, khai thác phát triển du lịch trong Vùng.
6. Doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề
và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội khác
- Các doanh nghiệp chủ động xây dựng
và thực hiện các chương trình liên kết phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá,
đào tạo nhân lực du lịch theo quy hoạch được duyệt.
- Các hiệp hội ngành nghề và các tổ
chức xã hội khác trong phạm vi chức năng hoạt động của mình quán triệt quan điểm,
mục tiêu liên kết phát triển du lịch Vùng để cụ thể hóa thành chương trình hành
động hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho
việc thực hiện các mục tiêu của quy hoạch. Tham gia nghiên cứu hình thức tổ chức
thích hợp để điều phối phát triển du lịch Vùng.
- Các đoàn thể, tổ chức chính trị -
xã hội phối hợp với ngành du lịch và
chính quyền các địa phương trong Vùng thực hiện quảng bá hình ảnh du lịch; vận
động, tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch,
về quy hoạch du lịch, tham gia vào hoạt động du lịch và ý thức bảo vệ tài
nguyên và môi trường du lịch.
- Cộng đồng dân cư có trách nhiệm
tích cực tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, tham gia chuỗi cung ứng
dịch vụ du lịch và các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan; bảo vệ
tài nguyên môi trường du lịch theo các quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau,
Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Trà
Vinh và Vĩnh Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW: An Giang, Bến Tre,
Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng,
Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long;
- Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL);
- Văn phòng BCĐNN về Du lịch;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Chương trình / Dự án đầu tư
|
Phân
kỳ thực hiện
|
Đến 2020
|
2021-2030
|
A
|
Các khu du lịch Quốc gia
|
|
|
1
|
Khu du lịch Thới Sơn (cụm Long Lân
Quy Phụng của Tiền Giang và Bến Tre)
|
Hoàn
thành giai đoạn 1
|
Hoàn
thành dự án
|
2
|
Khu du lịch Phú Quốc (Kiên Giang)
|
Hoàn
thành giai đoạn 1
|
Hoàn
thành dự án
|
3
|
Khu du lịch Năm Căn - Mũi Cà Mau
(Cà Mau)
|
Hoàn
thành giai đoạn 1
|
Hoàn
thành dự án
|
4
|
Khu du lịch Tràm Chim - Láng Sen (Đồng Tháp - Long An)
|
Hoàn
thành giai đoạn 1
|
Hoàn
thành dự án
|
5
|
Khu du lịch Núi Sam (An Giang)
|
Hoàn
thành dự án
|
|
B
|
Các điểm du lịch Quốc gia
|
|
|
1
|
Xứ sở Hạnh phúc (Long An)
|
Hoàn
thành dự án
|
|
2
|
Cù lao ông Hổ (An Giang)
|
Hoàn
thành giai đoạn 1
|
Hoàn
thành dự án
|
3
|
Khu lưu niệm Cao Văn Lầu (Bạc Liêu)
|
Hoàn
thành dự án
|
|
4
|
Bến Ninh Kiều (Cần Thơ)
|
Hoàn
thành giai đoạn 1
|
Hoàn
thành dự án
|
5
|
Hà Tiên (Kiên Giang)
|
Hoàn
thành giai đoạn 1
|
Hoàn
thành dự án
|
6
|
Văn Thánh Miếu (Vĩnh Long)
|
Hoàn
thành dự án
|
|
7
|
Ao Bà Om (Trà Vinh)
|
Hoàn
thành dự án
|
|
C
|
Các chương trình phát triển du lịch vùng
|
|
|
1
|
Phát triển hạ tầng du lịch then chốt
(bao gồm cả hệ thống các điểm dừng chân, bến bãi du lịch
đường sông...)
|
|
|
2
|
Phát triển nguồn nhân lực
|
|
|
3
|
Xúc tiến quảng
bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng
|
|
|
4
|
Bảo tồn, tôn tạo,
phát triển tài nguyên và ứng phó với biến
đổi khí hậu, mực nước biển dâng
|
|
|
Ghi chú: Quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các dự án nêu
trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và
trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.