ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2148/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày 08 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO QUẢN, TU BỔ,
PHỤC HỒI HỆ THỐNG DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN
2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT
ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn mức chi phí cho lập,
thẩm định và công bố Quy hoạch tổng thể kinh tế -
xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT
ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ thông tư 17/2013/TT-BVHTTDL
ngày 30/12/2013 của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập
quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế-kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Căn cứ Thông tư 01/2013/TT-BXD
ngày 09/02/2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn mức chi phí cho lập, thẩm định
và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 743/Ttr- SVHTTDL ngày 06/6/2017 của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về việc xem xét thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt đề
cương và dự toán Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Báo cáo số 459/BCTĐ-SKHĐT ngày 23/10/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch bảo quản,
tu bổ, phục hồi hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm
nhìn đến 2030, cụ thể như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch bảo quản, tu
bổ, phục hồi hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm
nhìn đến 2030.
2. Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh
Quảng Ngãi.
3. Chủ đầu tư: Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch.
4. Mục tiêu quy hoạch:
Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ
thống di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 nhằm
đánh giá hiện trạng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, từ đó định hướng và đề xuất giải
pháp, phương thức tổ chức tu bổ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích; khai
thác có hiệu quả các di tích trên địa bàn tỉnh để phát triển
du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
5. Đối tượng, phạm vi quy hoạch:
a) Đối tượng:
- Các di tích đã được xếp hạng trên địa
bàn tỉnh.
- Các công trình lịch sử, văn hóa và
danh lam thắng cảnh được UBND tỉnh quyết định bảo vệ, đưa vào danh mục kiểm kê.
- Các công trình, danh lam thắng cảnh
có giá trị lịch sử văn hóa được phát hiện, bổ sung trong quá trình triển khai
thực hiện Quy hoạch.
b) Phạm vi quy hoạch: theo Nghị định
số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ, cụ thể:
- Về không gian:
Thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Về thời kỳ quy
hoạch: Đánh giá thực trạng hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh, trong đó tập
trung đánh giá trong 10 năm (từ năm 2007 đến năm 2016); quy hoạch hệ thống di
tích đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
6. Nhiệm vụ quy hoạch
a) Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo
sát di tích và các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan trên địa bàn tỉnh:
- Thu thập tài liệu, phân tích các
tài liệu đã có; tổng hợp thống kê hệ thống tư liệu.
- Xây dựng hệ thống tài liệu bổ sung
phục vụ nhu cầu nghiên cứu lập quy hoạch.
- Điều tra, kiểm kê, xác định phân loại
di tích
b) Xác định đặc điểm, tính chất, giá
trị, đánh giá tổng quan về hệ thống di tích:
- Các đặc điểm, giá trị cơ bản nổi bật
mang tính tiêu biểu.
- Tình hình quản lý và sử dụng.
- Tình trạng bảo tồn và phát huy giá
trị.
- Đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
tại khu vực di tích.
- Đánh giá vấn đề khai thác di tích gắn
với phát triển kinh tế, xã hội.
c) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Đánh giá hiện trạng môi trường về
điều kiện tự nhiên, địa hình, văn hóa, xã hội và cảnh quan gắn liền với hệ thống
di tích.
- Phân tích, dự báo những tác động
tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
- Đề xuất hệ thống tiêu chí bảo vệ
môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, kiến trúc và hạ tầng kỹ
thuật cho khu vực quy hoạch.
- Đề ra các biện pháp để giảm thiểu,
khắc phục các tác động xấu đến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch.
- Lập kế hoạch giám sát môi trường để
bảo vệ hệ động, thực vật hiện hữu và cải thiện cảnh quan xung quanh.
d) Xây dựng nội dung bảo tồn, phát
huy giá trị di tích:
- Nghiên cứu phát hiện, tổng hợp các
giá trị, nhóm giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học và
tiềm năng khai thác của hệ thống di tích.
- Xác định và dự báo những tác động của
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đối với hệ thống di tích (trước đây, hiện
tại và tương lai).
- Xác định những nhu cầu bảo tồn, tu
bổ hệ thống di tích, khả năng kết nối, phát huy giá trị của
di tích trong hệ thống và các yếu tố kinh tế xã hội khác của tỉnh cũng như của
các địa phương trong toàn tỉnh.
- Phân loại, thiết lập danh mục, quy
mô của các nhóm, các loại hình di tích, đề xuất các giải pháp, mức độ cho từng
đối tượng.
- Nghiên cứu và đề xuất các chương
trình hoạt động, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và khả năng tổ chức du lịch, kết
nối với các điểm du lịch văn hóa khác trên địa bàn toàn tỉnh.
- Xây dựng quy chế bảo tồn và phát
huy giá hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh.
e) Xây dựng nội dung hồ sơ quy hoạch
(phần bản vẽ):
- Bản đồ vị trí di tích trên nền bản
đồ địa hình khu vực lỷ lệ: 1/50.000.
- Bản đồ xác định các vùng di tích trọng
điểm trên nền bản đồ địa hình khu vực lỷ lệ: 1/50.000.
- Bản đồ định hướng bảo quản, tu bổ
và phục hồi di tích tỷ lệ: 1/50.000.
- Bản đồ định hướng phát triển hạ tầng
kỹ thuật liên kết các vùng di tích trọng điểm tỷ lệ: 1/25.000.
- Bản đồ xác định và kết nối các tuyến
tham quan, du lịch hệ thống di tích: 1/25.000.
- Các bản đồ, bản vẽ minh họa một số
vị trí khu vực di tích tiêu biểu (đề xuất cụ thể trong quá trình khảo sát,
nghiên cứu).
- Quy định quản lý theo Quy hoạch.
(Các tỉ lệ bản đồ,
bản vẽ có thể điều chỉnh cho phù hợp trên cơ sở đảm bảo đúng
các yêu cầu quy định hiện hành của luật, phù hợp với cơ sở bản đồ, dữ liệu của
địa phương trong quá trình thực hiện).
7. Nội dung quy hoạch:
Nội dung, nhiệm vụ dự án Quy hoạch bảo
quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2025, tầm nhìn đến 2030 chi tiết tại Đề cương kèm theo Quyết định này.
8. Sản phẩm giao nộp: 10 bộ thuyết
minh quy hoạch và bản vẽ hiện trạng, bản vẽ quy hoạch các điểm di tích (gồm
bản in và bản điện tử trên cơ sở dữ liệu GIS), đĩa USB chứa toàn
bộ dữ liệu quy hoạch.
9. Tổng dự toán: 837.576.000 đồng
(Tám trăm ba mươi bảy triệu năm trăm bảy mươi sáu ngàn đồng), trong đó :
- Chi phí tư vấn : 723.720.000 đồng
- Chi phí quản lý dự án : 21.593.000
đồng
- Chi phí khác : 92.263.000 đồng
10. Nguồn vốn: Vốn
ngân sách tỉnh.
11. Hình thức quản lý thực hiện dự
án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
12. Thời gian thực hiện dự án: Tháng
11/2017 đến 6/2018.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai
lập đồ án quy hoạch theo Đề cương phê duyệt tại Quyết định này và theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Giám đốc Kho bạc
nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Như Điều 4;
- CT, PCT (KGVX) UBND tỉnh ;
- VPUB: PCVP (KGVX), CBTH ;
- Lưu: VT, KGVX(bnt805).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Dũng
|
ĐỀ CƯƠNG
QUY
HOẠCH, BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI HỆ THỐNG DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
PHẦN MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT, MỤC
TIÊU, CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH
1. Đặt vấn đề
2. Mục
tiêu
3. Khái niệm, đối tượng và thời
gian nghiên cứu
3.1. Các Khái niệm chính
3.2. Đối tượng:
- Các điểm di tích đã được xếp hạng.
- Các điểm di tích chưa được xếp hạng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
3.3.1. Diện tích lập Quy hoạch: 5.153
km2
3.3.2. Phạm vi: Trên địa bàn toàn tỉnh
Quảng Ngãi.
3.3.4. Thời kỳ quy hoạch: đến năm
2025, định hướng đến năm 2030
4. Căn cứ lập Quy hoạch
5. Phương pháp quy hoạch
6. Nhiệm vụ Quy hoạch
PHẦN I
BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH QUẢNG NGÃI
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
2. Tài nguyên thiên nhiên
II. Điều kiện kinh tế - xã hội
1. Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế,
xã hội
2. Hạ tầng kĩ
thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông)
3. Bối cảnh kinh tế của tỉnh
4. Định hướng phát triển kinh tế - xã
hội đến năm 2025 và năm 2030
PHẦN II
THỰC TRẠNG CỦA CÁC ĐIỂM
DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
I. Phân loại các điểm di tích trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Di tích Lịch sử (Cách mạng, lưu niệm
Danh nhân)
2. Di tích Khảo cổ.
3. Di tích Kiến trúc Nghệ thuật.
4. Danh lam - thắng cảnh
II. Thực trạng Di tích.
1. Số lượng, địa điểm di tích hiện
nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
2. Số lượng các điểm di tích đã được
công nhận và cơ quan quản lý.
2.1. Số lượng các điểm di tích đã được công nhận.
2.2. Cơ quan quản lý các điểm di
tích.
3. Các điểm di tích xếp hạng đã được
khảo sát, đánh giá hiện trạng.
4. Các di tích chưa được công nhận.
III. Thực trạng công tác quản lý
nhà nước về di tích
IV. Đánh giá hiện trạng công tác bảo
quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích
1. Công tác khoanh vùng bảo vệ, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích
1.1. Công tác khoanh vùng, cắm mốc
giới bảo vệ di tích:
1.2. Công tác cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho di tích:
2. Công tác lập hồ sơ khoa học di
tích
3. Công tác lập quy hoạch di tích
4. Thực trạng xâm hại, lấn chiếm và
xuống cấp di tích
4.1. Tình hình xâm hại, lấn chiếm:
4.2. Tình hình di tích bị xuống cấp:
5. Công tác tu bổ di tích
5.1. Kết quả thực hiện tu bổ di tích
5.2. Nguồn ngân sách thực hiện
- Ngân sách do Trung ương hỗ trợ:
- Kinh phí từ nguồn ngân sách địa
phương:
+ Ngân sách tỉnh:
+ Ngân sách huyện:
- Từ nguồn huy động xã hội hóa và các
nguồn huy động hợp pháp khác:
6. Thực trạng công tác phát huy giá
trị di tích
6.1. Công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của cộng đồng xã hội tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích
6.2. Phát huy giá trị di tích gắn
với phát triển du lịch
PHẦN III
QUY HOẠCH BẢO QUẢN,
TU BỔ, PHỤC HỒI HỆ THỐNG DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN 2030
I. Mục tiêu quy hoạch
1. Mục tiêu tổng quát:
2. Mục tiêu cụ thể:
II. Quy hoạch đến năm 2025.
1. Kết quả nghiên cứu, khảo sát di
tích và các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan trên địa bàn tỉnh
2. Đặc điểm, tính chất, giá trị, đánh
giá tổng quan về hệ thống di tích
3. Đánh giá môi trường chiến lược
4. Nội dung bảo quản, tu bổ, phục hồi
hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
4.1. Khoanh vùng, cắm mốc giới bảo
vệ di tích
4.2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho di tích
4.3. Lập hồ sơ khoa học di tích
4.4. Bảo quản, tu bổ, phục hồi và
phát huy giá trị di tích
- Bảo tồn, tu bổ hệ thống di tích;
- Kết nối, phát huy giá trị của di
tích trong toàn tỉnh.
- Thiết lập danh mục, quy mô của các
nhóm, các loại hình di tích
- Giải pháp, mức độ bảo quản, tu bổ,
phục hồi cho từng đối tượng.
- Xây dựng quy chế bảo tồn và phát
huy giá hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh.
4.2. Xây dựng nội dung hồ sơ quy hoạch
(phần bản vẽ)
4.3. Đề xuất công nhận các điểm di
tích chưa được xếp hạng.
- Giai đoạn 1: Đến hết năm 2020.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2021 đến 2025
4.4. Các chương trình, dự án ưu tiên
- Xác lập ưu tiên để phân bổ nguồn lực
- Phân kỳ thực hiện (cụ thể thành kế
hoạch ngắn hạn)
- Nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn
5. Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi
hệ thống di tích đến năm 2030
PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY HOẠCH
I. Giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính
sách, quy chế, quy định
1. Nhóm giải pháp đầu tư bảo quản,
trùng tu, tôn tạo di tích
1.1. Đầu tư của nhà nước
1.2. Đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa
2. Nhóm giải pháp phân cấp, cải thiện
hiệu quả quản lý di tích
3. Nhóm giải pháp phát huy hiệu quả
di tích
4. Một số đề xuất cụ thể thực hiện
Quy hoạch
II. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Sở Văn hóa, Thể thao
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
3. Sở Tài chính
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
5. Sở Nội vụ
6. Sở Xây dựng
7. Các Sở, ban ngành liên quan
8. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
CÁC PHỤ LỤC