ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1871/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 01 tháng 06 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN,
NGHIỆP VỤ CỦA HỘI NHÀ BÁO THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí
trước yêu cầu mới;
Căn cứ Luật Báo chí năm 1989; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm
1999;
Căn cứ Công văn số 32-TB/VPTU ngày
14 tháng 3 năm 2016 của Văn phòng Tỉnh ủy
Thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường
vụ Hội Nhà báo Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Hội Nhà báo Thanh
Hóa tại Tờ trình số 01/TTr-HNB; Công văn số 442/STTTT-BCXB ngày 15/4/2016 của Sở
Thông tin và Truyền thông; Công văn số 1959/STC-HCSN ngày 23/5/2016 của Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Đổi mới,
nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Nhà báo Thanh Hóa,
giai đoạn 2016 - 2020”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông; Tài chính; Chủ tịch Hội
Nhà báo Thanh Hóa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy;
- Các cơ quan báo chí của tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.
BC/2016/Ngọc.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Đăng Quyền
|
ĐỀ ÁN
ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA
HỘI NHÀ BÁO THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1871/QĐ-UBND ngày 01/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
I. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Báo chí cách mạng là bộ phận tiên
phong trong công tác tư tưởng của Đảng, diễn đàn tin cậy của nhân dân, đóng vai
trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đẩy mạnh hoạt động
báo chí trong tình hình mới cần thiết
phải nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của
các cấp Hội nhà báo.
2. Thời gian qua một bộ phận người
làm báo trên địa bàn Thanh Hóa còn bộc lộ hạn chế trong cách sử dụng, xử lý
thông tin, thiếu kiến thức pháp luật, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, ảnh hưởng
không nhỏ đến việc tác nghiệp và các sản phẩm báo chí. Do vậy, yêu cầu bồi dưỡng,
nâng cao toàn diện, nhất là nhận thức về chính trị, tư tưởng; kiến thức pháp luật;
đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ đông đảo người
làm báo trong “mái nhà chung” của những người làm báo Thanh Hóa đáp ứng nhiệm vụ
mới là đòi hỏi trước mắt và lâu dài.
3. Với chức năng, nhiệm vụ quản lý, tập
hợp, định hướng, nâng cao trình độ của hội viên, người làm báo, Hội Nhà báo
Thanh Hóa cần phải đổi mới hoạt động, đa dạng các hình thức thông tin, cách tiếp
cận, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, hiệu quả công tác tuyên truyền của
các cơ quan báo chí và công tác tham mưu quản lý nhà nước về công tác báo chí,
đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cũng như nhu cầu hưởng
thụ của công chúng báo chí.
4. Yêu cầu mới đòi hỏi phải không ngừng
nâng cao chất lượng hội viên, người làm báo; đa dạng cách thức hoạt động, hướng
báo chí về cơ sở, góp phần xây dựng các cơ quan báo chí vững mạnh, đội ngũ người
làm báo Thanh Hóa giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng
góp phần xây dựng
Thanh Hóa đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI ĐỀ ÁN
1. Đối tượng
Hội viên, người làm báo trên địa bàn
Thanh Hóa.
2. Phạm vi
Thực hiện đối với 6 chi hội nhà báo
trực thuộc Hội Nhà báo Thanh Hóa, gồm: Chi hội nhà báo Báo Thanh Hóa, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Văn hóa và Đời sống, Tạp chí Xứ Thanh, Văn phòng Hội Nhà báo, Chi
hội nhà báo các cơ quan báo chí Trung ương tại Thanh Hóa và độc giả trong và
ngoài tỉnh.
III. THỜI GIAN THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN: Từ năm 2016 đến 2020.
IV. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao vị thế của Hội Nhà báo Thanh Hóa đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới, góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 trở thành tỉnh
khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện
đại.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường công
tác tập huấn, bồi dưỡng, phấn đấu đến năm 2020 mỗi hội viên, người làm báo ở
các cơ quan báo chí trên địa bàn ít nhất 1 lần được tham gia tập huấn, bồi dưỡng
về nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp.
- Đa dạng hóa việc tổ chức Hội báo
Xuân. Ngoài tổ chức tại thành phố Thanh Hóa còn tổ chức ở nhiều địa phương
trong tỉnh, nhất là ở khu vực miền núi, ven biển; tham gia
có hiệu quả vào Hội báo toàn quốc thường niên tổ chức vào dịp 21/6 hàng năm tại
Hà Nội góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa.
- Nâng tầm Giải
báo chí Trần Mai Ninh thành giải thưởng có tính khu vực thu hút được nhiều nhà báo, tác giả có uy tín ở Trung
ương và trong khu vực tham gia.
- Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng
ấn phẩm Người làm báo đáp ứng nhu cầu trao đổi nghiệp vụ của người làm báo và công chúng báo chí; góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh
trong tỉnh.
- Thiết lập Trang thông tin điện tử của Hội Nhà báo Thanh Hóa để đa dạng hóa hình
thức thông tin, trao đổi nghiệp vụ; mở rộng quan hệ, ảnh hưởng của Hội Nhà báo
Thanh Hóa đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tăng cường tương tác với bạn
đọc; góp phần đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến nhân dân.
V. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP CỦA ĐỀ ÁN
1. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng; tổ chức hội
thảo
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chính
trị, pháp luật, đạo đức, nghiệp vụ, phong cách của người làm báo cách mạng;
tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, chủ trương của tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
của các cấp, ngành và những vấn đề cuộc sống đang đặt ra mỗi năm ít nhất 3 lớp
để các nhà báo nắm vững và chia sẻ, đồng hành; qua đó tạo sự đồng tâm, đồng sức,
đồng lòng, đồng thuận trong đội ngũ người làm báo đối với
sự phát triển đi lên của tỉnh.
- Hàng năm lựa chọn nội dung sát thực,
cụ thể, những vấn đề hội viên và người làm báo còn hạn chế để tập trung củng cố,
nâng cao chất lượng để tổ chức hội thảo. Thành phần tham gia ngoài các cấp hội,
cơ quan báo chí và người làm báo trong tỉnh mời các chuyên gia, nhà báo công
tác ở các cơ quan báo chí trung ương tham dự.
2. Đổi mới, tăng cường xuất bản ấn
phẩm “Người làm báo”
Để đáp ứng nhu cầu trao đổi nghiệp vụ,
đảm bảo tiếng nói của người làm báo Thanh Hóa trên diễn đàn này, từ năm 2016 xuất
bản định kỳ 3 tháng 1 số (4 số/năm), số
lượng 1.000 cuốn/số, mỗi số 60 trang.
Đổi mới nội dung, hình thức ấn phẩm đảm
bảo thực hiện tốt nhiệm vụ: Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh; hoạt
động của báo giới và báo giới đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh; tạo cầu nối giữa người làm báo và công chúng báo chí.
3. Đa dạng hóa việc tổ chức Hội
báo Xuân hàng năm
- Hằng năm, ngoài tổ chức Hội báo
Xuân tại thành phố Thanh Hóa trước Tết Nguyên đán, Hội Nhà báo Thanh Hóa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 1 huyện, trong đó ưu tiên huyện
ven biển, miền núi, nhất là huyện miền núi cao tổ chức Hội báo Xuân sau Tết Nguyên đán, nhằm đưa sản phẩm báo chí đến gần hơn với bạn đọc, tạo điều
kiện để người dân nông thôn được giao lưu, tiếp cận với báo chí, người làm báo.
Các ấn phẩm sau khi trưng bày tại Hội báo Xuân sẽ được tặng lại các cơ quan,
đơn vị đóng trên địa bàn, ưu tiên cho các đồn biên phòng, trường dân tộc nội
trú, một số điểm bưu điện văn hóa xã ở địa phương.
Trong thời gian diễn ra Hội báo Xuân
đồng thời tổ chức các buổi đối thoại, giao lưu giữa bạn đọc
và người làm báo; giữa nhà báo với lãnh đạo một số cấp, ngành; tổ chức một số hoạt động văn hóa phù hợp.
- Tham gia Hội báo Toàn quốc tại Hà Nội
(Do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì tổ chức bắt đầu từ năm 2016).
4. Nâng cao chất lượng, nâng tầm
Giải báo chí Trần Mai Ninh; tham gia tích cực, hiệu quả Giải báo chí Quốc gia
- Việc tổ chức thực hiện giải bắt đầu
từ đầu năm ở các cơ quan báo chí. Hội Nhà báo Thanh Hóa phối hợp với Ban biên tập
các cơ quan báo chí trong tỉnh định hướng, lựa chọn và đăng ký đề tài sát với yêu cầu thực tế của địa phương, bao quát
các vấn đề, nhất là những vấn đề “nóng”, nổi cộm được dư luận quan tâm.
- Thực hiện các bước quy trình tuyển
chọn, xét, chấm giải công tâm, khách quan, chọn được những
tác phẩm xứng đáng nhất. Hội Nhà báo Thanh Hóa mời các nhà báo có nhiều kinh nghiệm, uy tín, năng lực chuyên môn sâu ở Trung ương và địa
phương tham gia ban giám khảo. Thù lao chấm giải, kinh phí chi cho thẩm định
tác phẩm vận dụng theo mức thù lao của các cuộc thi báo chí trong nước.
- Việc trao giải tổ chức xứng tầm giá
trị, sự tôn vinh, coi đó là hoạt động văn hóa không chỉ của người làm báo, mà
còn của công chúng báo chí.
- Sau mỗi lần tổ chức tập hợp các tác
phẩm đoạt giải thành sách (đối với tác phẩm báo in) và sao băng đĩa đối với tác
phẩm phát thanh - truyền hình gửi đến người làm báo để học tập; phát hành đến
công chúng báo chí tham khảo.
- Hội Nhà báo Thanh Hóa chủ trì phối
hợp với các cơ quan báo chí hỗ trợ kinh
phí, định hướng đề tài, đôn đốc thực hiện, tuyển chọn tác phẩm để tham dự Giải
báo chí Quốc gia với số lượng đảm bảo, chất lượng tốt nhất, phấn đấu có giải
cao tương xứng với truyền thống của tỉnh, thế mạnh của báo chí Thanh Hóa.
5. Thiết lập và hoạt động Trang
thông tin điện tử Hội Nhà báo Thanh Hóa
Ngoài vai trò là
diễn đàn nghề nghiệp, trang thông tin điện tử Hội Nhà báo Thanh Hóa còn giới
thiệu tiềm năng, thế mạnh, sắc thái văn
hóa xứ Thanh nhằm thu hút đầu tư và quảng bá du lịch... Đây cũng là phương tiện
để Hội Nhà báo Thanh Hóa kết nối với Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan báo chí và
quản lý báo chí; tập hợp những bài báo viết về Thanh Hóa...
VI. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhu cầu kinh phí đầu tư thực hiện
Đề án
- Năm 2016: 1.425.450 đồng
- Năm
2017: 1.175.450 đồng
- Năm 2018: 1.135.450 đồng
- Năm 2019: 1.175.450 đồng
- Năm 2020: 1.135.450 đồng
Tổng cộng: 6.047.250 đồng (Bằng chữ:
Sáu tỷ không trăm bốn mươi bảy triệu bốn trăm năm mươi ngàn đồng)
2. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện Đề án được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp
pháp khác của Hội Nhà báo Thanh Hóa, trong
đó, Ngân sách hỗ trợ tối đa 80%, Hội Nhà
báo huy động tối thiểu 20% trên tổng dự toán kinh phí hàng năm (mỗi năm không quá một
tỷ đồng hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước)
VII. HIỆU QUẢ CỦA
ĐỀ ÁN
- Đề án góp phần nâng cao vai trò của Hội trong đổi mới, nâng cao
chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của trong quản lý, giáo dục hội viên
và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp quản
lý chỉ đạo báo chí trong việc thực hiện
công tác thông tin, tuyên truyền đúng định hướng; thực hiện
tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo. Hội tăng cường chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra giám sát hoạt động
của các cấp hội, tạo sự gắn kết giữa các cấp hội để triển khai đầy đủ và hiệu
quả các chương trình, kế hoạch công tác.
- Tăng cường hoạt động bồi dưỡng
chính trị, nghiệp vụ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, nhà báo; tổ chức
tốt Giải Báo chí Trần Mai Ninh theo hướng đổi mới, chú trọng
nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức hấp dẫn của giải... Đẩy mạnh và mở rộng hoạt
động đối ngoại nhằm tăng cường giao lưu nghiệp vụ và thúc đẩy tình hữu nghị, hợp tác với giới báo chí ngoài tỉnh.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Tăng cường định
hướng về tư tưởng, nhiệm vụ, công tác tuyên truyền đối với Hội Nhà báo Thanh
Hóa; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nhà báo Thanh Hóa thực hiện Đề án đạt hiệu quả, nhằm tạo sự đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ,
không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Thanh Hóa đáp ứng yêu
cầu công tác hiện nay.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Thực hiện quản lý nhà nước, hướng dẫn
các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội Nhà báo Thanh Hóa theo quy định của pháp luật và
của tỉnh. Thường xuyên phối hợp, tạo điều kiện để Hội Nhà báo Thanh Hóa triển
khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả và thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3. Sở Tài chính
Hằng năm thẩm định kinh phí do Hội
Nhà Báo Thanh Hóa lập và đề nghị; có ý kiến đề xuất, báo
cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, phân bổ
kinh phí để Hội Nhà báo Thanh Hóa thực hiện các nhiệm vụ được phê duyệt tại Đề
án đảm bảo hiệu quả và tiến độ đề ra; hướng dẫn, kiểm tra, giám
sát việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp
đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
4. Hội Nhà báo Thanh Hóa
Chủ trì phối hợp với các sở, ban,
ngành, cơ quan báo chí và đơn vị liên quan triển khai, thực hiện các nội dung Đề án được phê duyệt, đảm bảo hiệu quả, thiết
thực, đúng yêu cầu tiến độ đề ra.
Thành lập Ban biên tập ấn phẩm “Người
Làm báo”, Ban biên tập Trang thông tin điện tử, các tiểu ban nội dung, tài chính
trên cơ sở nguồn nhân lực hiện công tác tại cơ quan Văn
phòng Hội Nhà báo Thanh Hóa (trong đó chú trọng phát huy trách nhiệm của các ủy
viên BCH Hội Nhà báo Thanh Hóa và mời một số nhà báo có uy
tín, có trình độ hiện đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh tham
gia).
Hằng năm căn cứ việc thực hiện các nội
dung cụ thể của Đề án, chủ trì lập dự
toán kinh phí, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Từng bước đầu tư, bổ sung trang
thiết bị cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu công
việc và thực hiện các nội dung của Đề án được phê duyệt.
Định kỳ hàng năm báo cáo Thường trực
Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND
tỉnh kết quả triển
khai, thực hiện Đề án./.