Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1730/QĐ-UBND 2019 xây dựng quản lý điểm giết mổ gia súc gia cầm quy mô nhỏ Lào Cai

Số hiệu: 1730/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Đặng Xuân Phong
Ngày ban hành: 14/06/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1730/-UBND

Lào Cai, ngày 14 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CÁC ĐIỂM GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM QUY MÔ NHỎ TẠI CÁC HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thu y;

Căn cứ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

Căn cứ Chỉ thị số 3005/CT-BNN-TY ngày 11/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ động vật bảo đảm an toàn thực phẩm;

Căn cứ Chỉ thị số 07/CT/TU ngày 14/01/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, về việc tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Quyết định số 84/2016/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh, quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 103/TTr-SNN ngày 28/5/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này “Phương án xây dựng, quản lý các điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải - Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình; Báo Lào Cai; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3 QĐ;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Chi cục Chăn nuôi Thú y;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1, VX2, NLN1,2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

PHƯƠNG ÁN

XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CÁC ĐIỂM GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM QUY MÔ NHỎ TẠI CÁC HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND tỉnh)

PHẦN I

CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng phương án

Hiện nay, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là mối quan tâm hàng đầu của cả nước nói chung, của các cấp, các ngành và của nhân dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng; VSATTP đối với sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đang ngày càng trở thành vấn đề hết sức cấp thiết đối với các địa phương. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Lào Cai giết mổ khoảng 113.000 con gia súc trong đó: 111.000 con lợn, 2.000 con trâu, bò, ngựa và hàng chục vạn con gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn và khách du lịch.

Theo quy định của Luật Thú y, Thông tư số 09/2016/TT-BNN ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định chỉ được thực hiện kiểm soát giết mổ động vật tại cơ sở giết mổ, không được thực hiện kiểm soát giết mổ động vật tại cơ sở giết mổ không bảo đảm vệ VSATTP.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện chỉ có 01 cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (Công suất giết mổ từ 100-150 con lợn/ngày đêm; thị trường tiêu thụ chủ yếu các chợ thuộc các phường phía Bắc của thành phố Lào Cai). Đối với các huyện việc giết mổ động vật để kinh doanh đều được thực hiện ở các hộ gia đình, tổng số có 481 điểm, phân tán tại các thôn, bản, tổ dân phố; hoạt động giết mổ động vật thường diễn ra từ 01 giờ đến 05 giờ sáng, lực lượng làm công tác thú y mỏng (mỗi huyện bình quân có 04 cán bộ thú ý), do đó các huyện khó kiểm soát việc giết mổ động vật tại các điểm, hộ cũng như kiểm soát nguồn hàng và VSATTP. Từ đó, làm bùng phát dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng trên địa bàn năm 2018 và bệnh Dịch tả lợn Châu Phi năm 2019, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn nuôi, kinh tế của người dân; việc giết mổ tự phát, phân tán trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của khu dân cư, người tiêu dùng sử dụng thịt gia súc, gia cầm chưa được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn VSATTP.

Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ đảm bảo VSATTP, vệ sinh thú y, diện tích xây dựng từ 200-300 m2 với các hạng mục chuồng nuôi nhốt, nhà giết mổ, phòng làm việc của cán bộ thú y, bảo vệ, nhà vệ sinh, khu xử lý chất thải, nước thải (Bể Biogas, bể lắng), công suất giết mổ từ 10-50 con gia súc/ngày đủ để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân trên địa bàn, đưa hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đi vào nền nếp và phù hợp với khả năng đầu tư của các tổ chức, cá nhân và là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

II. Căn cứ để xây dựng phương án

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;

Căn cứ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;

Căn cứ Chỉ thị số 3005/CT-BNN-TY ngày 11/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ động vật bảo đảm an toàn thực phẩm;

Căn cứ Chỉ thị số 07/CT/TU ngày 14/01/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, về việc tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Quyết định số 84/2016/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh Lào Cai, quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020;

PHẦN II

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẾT MỔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAO CAI

I. Sơ lược tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

1. Tình hình phát triển chăn nuôi trong 5 năm gần đây (2014-2018)

Tốc độ tăng đàn bình quân hàng năm giai đoạn 2014-2018, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, chăn nuôi phát triển toàn diện, trong đó đàn lợn, đàn dê và đàn gia cầm phát triển nhanh, đàn trâu, bò duy trì tốc độ tăng đàn chậm, đàn ngựa giảm dần đều qua từng năm. Ở các huyện vùng thấp chăn nuôi trở thành nguồn thu nhập chính của hộ nông dân, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2018 chiếm 43 % tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp.

Bảng 01. Tổng đàn gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi của tỉnh từ năm 2014-2018

Loại động vật/ sản phẩm động vật

ĐVT

Diễn biến qua các năm

2014

2015

2016

2017

2018

I. Gia súc

1. Đàn trâu

Con

122.143

124.982

129.962

131.542

127.619

- Sản lượng thịt hơi

Tấn

1.538

1.902

2.004

2.081

2.100

2. Đàn bò

Con

14.687

16.410

16.964

19.439

19.269

- Sản lượng thịt hơi

Tn

435

455

503

528

557

3. Đàn ngựa

Con

10.200

9.165

8.659

8.494

8.353

- Sản lượng thịt hơi

Tấn

143

152

156

157

166

4. Đàn dê

Con

25.962

25.711

43.996

48.888

45.909

- Sản lượng thịt hơi

Tấn

127

143

313

205

219

5. Đàn lợn

Con

483.794

506.056

524.004

514.060

525.278

- Sản lượng thịt hơi

Tấn

29.123

45.080

48.645

48.657

50.450

II. Gia cm, Sản phm gia cầm

-Gà

1000 Con

2.893

2.981

3.200

3.322

3.453

- Vịt, ngan

1000 Con

267

272

551

526

555

- Sản lượng thịt hơi

Tn

5.156

7.406

8.030

8.535

9.472

-Trứng

1000 Quả

33.954

39.115

40.254

42.025

42.742

Nguồn: Số liệu theo thông báo kết quả điều tra chăn nuôi ngày 01/10 hàng năm của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai.

Chăn nuôi trâu, bò chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cao; phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán ở các hộ gia đình, ngoài việc chăn nuôi trâu, bò để sinh sản, sử dụng sức kéo thì hiện nay chăn nuôi trâu, bò để lấy thịt bước đầu phát triển, phương thức chăn nuôi trâu, bò có sự dịch chuyển từ hình thức chăn thả, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên sang hình thức nuôi nhốt, bán chăn thả, người chăn nuôi đã chủ động nguồn thức ăn phục vụ cho hoạt động chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn, gà thả vườn ở các huyện vùng thấp và các xã vùng thấp của huyện Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương đã có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, các hợp tác xã, doanh nghiệp chăn nuôi được hình thành, việc đầu tư xây mới chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện.

Bảng 02. Tổng đàn gia súc, gia cầm 2018 chia theo các huyện, thành phố

Đơn vị tính: Gia súc (con), gia cầm (1.000 con)

Loại vật nuôi

Toàn tỉnh

Tên huyện/ thành ph

TP Lào Cai

Bảo Thắng

Bảo Yên

Văn Bàn

Bát Xát

Sa Pa

Mường Khương

Bắc Hà

Si Ma Cai

Trâu

127.619

3.652

11.116

18.056

23.006

21.752

10.327

12.499

18.060

9.151

19.269

712

1.382

771

4.349

1.361

2.370

3.206

1.070

4.048

Ngựa

8.353

0

76

257

725

2.180

195

1.028

3.630

262

45.909

1.097

5.138

11.235

6.637

5.972

5.875

1.284

7.850

821

Lợn

525.278

26.074

161.810

59.002

69.218

86.504

33.981

33.965

38.813

15.911

Gia cầm

4.009

215

1.663

554

469

363

142

208

249

146

Nguồn: Số liệu theo thông báo kết quả điều tra chăn nuôi ngày 01/10/2018 của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai.

Đàn lợn, gia cầm phát triển nhanh ở huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và các xã vùng thấp của huyện Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương. Các huyện Bát Xát, Văn Bàn, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò và dê.

2. Tình hình dịch bệnh

Tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi từ năm 2014 đến nay trên địa bàn tỉnh: Bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 50 hộ, 23 thôn, 14 xã của huyện Bảo Thắng và Bát Xát làm 40.819 con gia cầm ốm, chết và phải tiêu hủy, Bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 129 hộ, 52 thôn, 22 xã của các huyện Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai, Văn Bàn, Sa Pa và Bảo Thắng làm 614 con gia súc mắc bệnh; bệnh tai xanh, xảy ra tại 03 hộ, 01 thôn, 01 xã của huyện Bảo Thắng làm 187 con lợn mắc bệnh.

Đặc biệt, từ ngày 17/5/2019 đến ngày 11/6/2019 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 650 hộ, 149 thôn, tổ dân phố, của 41 xã, thị trấn của 09/09 huyện, thành phố làm 4.894 con lợn mắc bệnh những con cùng đàn phải tiêu hủy, trọng lượng tiêu hủy 241.432 kg.

II. Thực trạng công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa các huyện

1. Số xã, thị trấn có hộ giết mổ

Bảng 03. Số xã, thị trấn có hộ giết mổ động vật

STT

Tên huyện

Số xã, thị trấn có hộ giết mổ động vật

Số thôn/tổ dân phố có hộ giết mổ động vật

1

Bảo Thắng

10

61

2

Văn Bàn

11

47

3

Bảo Yên

9

28

4

Bắc Hà

7

34

5

Mường Khương

9

31

6

Si Ma Cai

2

4

7

Bát Xát

7

20

8

Sa Pa

1

7

 

Tổng cộng

56

244

Nguồn: Theo báo cáo của các huyện tại thời điểm viết phương án

2. Giết mổ tại hộ gia đình

Bảng 04. Số hộ giết mổ động vật tại cơ sở giết mổ hộ gia đình

(Đơn vị tính: Hộ)

STT

Tên huyện

Tổng số hộ giết mổ

Trong đó

Số hộ giết mổ lợn

Số hộ giết mổ trâu, bò ngựa

Số hộ giết mổ gia cầm

1

Bảo Thắng

112

102

07

03

2

Văn Bàn

70

66

04

0,0

3

Bảo Yên

53

51

02

0,0

4

Bắc Hà

69

59

06

04

5

Mường Khương

89

89

0,0

0,0

6

Si Ma Cai

18

14

04

0,0

7

Bát Xát

36

33

03

0,0

8

Sa Pa

34

26

01

07

 

Tổng cộng

481

442

27

14

Nguồn: Theo báo cáo của các huyện tại thời điểm viết phương án

* Đánh giá chung về hiện trạng điểm giết mổ gia súc, gia cầm

- Qua bảng số 03,04 cho thấy có 244 thôn, tổ dân phố của 56 xã, thị trấn trên địa bàn 08 huyện có hộ kinh doanh giết mổ động vật. Tổng số có 481 điểm giết mổ động vật trong đó có 422 hộ giết mổ lợn, 27 hộ giết mổ trâu, bò, ngựa, 14 hộ giết mổ gia cầm. Số lượng điểm giết mổ nhiều, nằm rải rác phân tán tại các thôn bản, tổ dân phố trên địa bàn xã, thị trấn, hoạt động giết mổ diễn ra từ 01 giờ đêm đến 05 giờ sáng hàng ngày.

- Các điểm giết mổ động vật nhỏ lẻ tại hộ gia đình chưa được chủ hộ kinh doanh quan tâm đầu tư xây dựng, chưa có khu giết mổ riêng biệt, thiếu các công trình xử lý chất thải, nước thải, việc giết mổ động vật trên sàn là nguyên nhân dẫn đến thịt sau khi giết mổ bị nhiễm khuẩn không bảo đảm vệ sinh thú y.

3. Công tác kiểm soát giết mổ động vật

Từ năm 2014 đến năm 2017, trung bình mỗi năm trên địa bàn các huyện giết mổ 80.978 con gia súc (lợn, trâu, bò, ngựa) để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bảng 05. Số lượng gia súc giết mổ đã được kiểm soát giết mổ từ năm 2014-2018

T T

Tên huyện

ĐVT

Số lượng gia súc kiểm soát giết mổ qua các năm

2014

2015

2016

2017

2018

Lợn

Trâu, bò, ngựa

Lợn

Trâu, bò, ngựa

Lợn

Trâu, bò, ngựa

Lợn

Trâu, bò, ngựa

Lợn

Trâu ,bò, ngựa

1

Bảo Thắng

Con

21.190

1.780

21.290

1.780

21.970

1.780

21.970

1.780

0

0

2

Văn Bàn

Con

5.615

120

5.615

120

5.620

120

5.620

120

0

0

3

Bảo Yên

Con

11.400

240

11.35 0

240

11.520

240

11.520

240

0

0

4

Bắc Hà

Con

7.180

390

7.230

390

7.310

390

7.310

390

0

0

5

Mường Khương

Con

11.065

200

11.14 5

200

11.300

200

11.300

200

0

0

6

Si Ma Cai

Con

4.175

115

4.200

115

4.235

115

4.235

115

0

0

7

Bát Xát

Con

8.620

240

8.620

240

6.460

240

6.460

240

0

0

8

Sa Pa

Con

8.640

100

8.780

110

9.100

110

9.100

110

0

0

Tổng cộng

Con

77.885

3.185

78.230

3.195

77.515

3.195

77.515

3.195

0,0

0,0

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lào Cai

- Những kết quả đạt được:

+ Từ năm 2014 đến năm 2017 thực hiện kiểm tra sau khi giết mổ tại các chợ và điểm bán thịt trên địa bàn, trung bình mỗi năm các huyện đã thực hiện kiểm soát được 80.978 con gia súc (lợn, trâu, bò, ngựa), số lượng kiểm soát được ước tính khoảng 70% số gia súc giết mổ để kinh doanh của các hộ gia đình.

+ Phối hợp với chính quyền cấp xã quản lý tốt công tác giết mổ gia súc, gia cầm trong vùng có dịch.

+ Hàng năm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát giết mổ đã phát hiện và xử lý chôn hủy trường hợp thịt gia súc, gia cầm lưu thông trên thị trường không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Những tồn tại hạn chế:

+ Thực hiện Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; Văn bản số 661/TY-TYCĐ ngày 05/4/2018 của Cục Thú y về việc chấn chỉnh công tác kiểm soát giết mổ và sử dụng dấu kiểm soát giết mổ. Từ tháng 4 năm 2018 tại các huyện không thực hiện việc kiểm soát giết mổ và đóng dấu kiểm soát giết mổ tại các chợ, điểm bán thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn thay vào đó các huyện đã bố trí người kiểm tra vệ sinh thú y đối với thịt bán tại các chợ.

+ Số hộ giết mổ nhiều, nằm rải rác trong khu dân cư, hoạt động giết mổ diễn ra từ 1 giờ đêm đến 5 giờ sáng hàng ngày; một số hộ giết mổ gia súc, gia cầm ngay trên sàn bê tông, thậm chí trong quá trình giết mổ, phần thịt, nội tạng, phân, lông, nước thải ... lẫn với nhau, dẫn đến Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện không đủ nhân lực để thực hiện kiểm soát giết mổ tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ (bình quân mỗi huyện có 04 cán bộ thú ý). Cán bộ Thú y không kiểm tra được trước và sau khi giết mổ do đó chưa xử lý kịp thời những động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đây là nguy cơ làm phát sinh những ổ dịch do giết mổ động vật mắc bệnh gây ra.

+ Phần lớn người lao động tham gia giết mổ động vật là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có ý thức tự giác chấp hành quy định vệ sinh cá nhân trong quá trình giết mổ.

+ Không thực hiện được kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời dịch bệnh nguy hiểm lây lan nhanh thông qua con đường vận chuyển, giết mổ và mua bán sản phẩm động vật mang mầm bệnh gây thiệt hại cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước để phục vụ cho công tác chống dịch.

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CÁC ĐIỂM GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM QUY MÔ NHỎ TẠI CÁC HUYỆN

I. Dự báo về nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm

- Năm 2018 dân số của Lào Cai là 705.628 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 12,7%, dự kiến đến năm 2025 dân số của tỉnh là 748.318 người.

- Việc mở rộng các khu đô thị, hoàn thiện quy mô, công suất của các khu công nghiệp sẽ làm gia tăng nhanh quy mô dân số, chất lượng đời sống của người dân tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lớn.

- Trong những năm qua lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Lào Cai tăng cả về số lượt và thời gian lưu trú, lượng khánh du lịch năm 2018 đến Lào Cai là 4.300.000 lượt người, thời gian lưu trú bình quân 02 ngày/lượt. Dự kiến trong những năm tới lượng khách du lịch đến Lào Cai không ngừng tăng.

- Mức tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm bình quân trên cả nước năm 2018 là 36 kg/người/năm, tỷ lệ tăng bình quân 7%/năm, dự kiến đến năm 2025 mức tiêu thụ bình quân số lượng thịt là 48 kg/người/năm. Lúc đó tổng sản lượng thịt cần cho nhu cầu trong toàn tỉnh là 36.879 tấn/năm.

II. Quan điểm, mục tiêu của phương án

1. Quan điểm của phương án

- Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ đảm bảo vệ sinh thú y, diện tích xây dựng từ 200-300 m2 với các hạng mục chuồng nuôi nhốt, nhà giết mổ, phòng làm việc của cán bộ thú y, bảo vệ, nhà vệ sinh, khu xử lý chất thải, nước thải (Bể Biogas, bể lắng), công suất giết mổ từ 10-50 con gia súc/ngày đủ để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân trên địa bàn và phù hợp với khả năng đầu tư của các tổ chức, cá nhân.

- Xây dựng điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ gắn liền với sự phát triển dân số trong khu vực, khách du lịch và thị trường tiêu thụ sản phẩm để tạo thành mối liên kết khép kín giữa chăn nuôi - vận chuyển - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm để sản phẩm sau giết mổ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn vệ sinh thú y.

- Vị trí các điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và tiến tới mở rộng đầu tư xây dựng thành cơ sở giết mổ tập trung.

2. Mục tiêu của phương án

- Từ nay đến năm 2025 xây dựng 33 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại các xã, thị trấn, hình thức giết mổ thủ công đảm bảo vệ sinh, động vật được giết mổ trên giá hoặc trên bệ cao hơn mặt sàn 40cm, công suất giết mổ từ 10-50 con/cơ sở/ngày đêm. Cơ sở giết mổ có các công trình xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động giết mổ động vật, hạn chế mức thấp nhất ô nhiễm môi trường, từng bước xóa bỏ và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ ở hộ gia đình. Chấm dứt việc giết mổ động vật không bảo đảm vệ sinh “giết mổ động vật trên sàn”.

- Gia súc, gia cầm được giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, đúng quy trình hướng dẫn của cơ quan thú y và đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng; đồng thời phòng ngừa dịch bệnh lây lan từ gia súc, gia cầm sang người.

- Kiểm soát được 100% số gia súc giết mổ để kinh doanh trên địa bàn các huyện, tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ có cán bộ thú y làm công tác kiểm soát giết mổ. Thực hiện kiểm tra trước và sau khi giết mổ động vật, đóng dấu kiểm soát giết mổ trước khi vận chuyển đi tiêu thụ, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.

Bảng 06. Bố trí địa điểm và công suất giết mổ

TT

Xã/thị trấn xây dựng điểm giết mổ quy mô nhỏ

Số lượng điểm giết mổ quy mô nhỏ

Loại hình giết m

Công suất giết m(con/ ngày)

I

Huyện Bảo Thắng

05

 

 

1

Xã Gia Phú

01

Thủ công

30

2

Xã Phú Nhuận

01

Thủ công

20

3

Xã Xuân Quang

01

Thủ công

30

4

TT Nông Trường Phong Hải

01

Thủ công

30

5

Xã Bản Phiệt

01

Thủ công

10

II

Huyện Văn Bàn

09

 

 

6

Xã Hòa Mạc

01

Thủ công

10

7

Xã Võ Lao

01

Thủ công

20

8

Xã Minh Lương

01

Thủ công

20

9

Xã Dương Quỳ

01

Thủ công

10

10

Thị trấn Khánh Yên

01

Thủ công

20

11

Xã Khánh Yên Thượng

01

Thủ công

10

12

Xã Khánh Yên Hạ

01

Thủ công

10

13

Xã Tân An

01

Thủ công

10

14

Xã Làng Giàng

01

Thủ công

10

III

Huyện Bảo Yên

05

 

 

15

Thị trấn Phố Ràng

01

Thủ công

40

16

Xã Vĩnh Yên

01

Thủ công

20

17

Xã Long Khánh

01

Thủ công

20

18

Xã Điện Quan

01

Thủ công

10

19

Xã Nghĩa Đô

01

Thủ công

20

IV

Huyện Bắc Hà

02

 

 

20

Xã Na Nối

01

Thủ công

30

21

Xã Bảo Nhai

01

Thủ công

20

V

Huyện Si Ma Cai

01

 

 

22

Xã Si Ma Cai

01

Thủ công

30

VI

Huyện Mường Khương

04

 

 

23

Thị trấn Mường Khương

01

Thủ công

40

24

Xã Bản Lầu

01

Thủ công

20

25

Xã Lùng Vai

01

Thủ công

30

26

Xã Pha Long

01

Thủ công

10

VII

Huyện Bát Xát

06

 

 

27

Xã Cốc San

01

Thủ công

10

28

Xã Quang Kim

01

Thủ công

20

29

Xã Trịnh Tường

01

Thủ công

20

30

Xã Y Tý

01

Thủ công

10

31

Xã Mường Hum

01

Thủ công

10

32

Xã Bản Xèo

01

Thủ công

10

VIII

Huyện Sa Pa

01

 

 

33

Xã Sa Pả

01

Thủ công

50

III. Yêu cầu về vị trí, cơ sở hạ tầng của điểm giết mổ quy mô nhỏ

1. Vị trí xây dựng

Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, diện tích đủ để xây dựng các hạng mục công trình, đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn như cách biệt với các nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm như khu vực chăn nuôi tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, bãi rác, khu dân cư tập trung để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ.

2. Cơ sở hạ tầng

- Yêu cầu về nhà xưởng:

+ Kết cấu vững chắc, phù hợp với công suất giết mổ động vật.

+ Nơi nuôi giữ động vật chờ giết mổ phải có đủ diện tích (lợn 0.8m2/con có trọng lượng 100-120kg/con, Trâu, bò 2 m2/con có trọng lượng 200-350kg/con, Gia cầm 0.05m2/con có trọng lượng 1.5-3kg/con.

+ Khu vực giết mổ bố trí phù hợp với loại hình giết mổ thủ công, hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo, thuận lợi cho hoạt động giết mổ và làm vệ sinh trước và sau khi giết mổ động vật.

+ Mái hoặc trần được làm bằng vật liệu bền, chắc chắn.

+ Tường phía trong được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh khử trùng, chân tường nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng.

+ Sàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc, thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn.

+ Đối với giết mổ gia súc có sử dụng móc treo hoặc giá đỡ bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m, nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn mặt sàn ít nhất 0,4 m.

+ Đối với giết mổ gia cầm trang thiết bị cho việc lấy phủ tạng khỏi thân thịt bảo đảm thân thịt và phủ tạng không được tiếp xúc trực tiếp với nền sàn.

- Yêu cầu hệ thống xử lý nước thải: Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ phải có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bằng một trong các hình thức: Hầm Biogas, hồ sinh học, bể hoại, bể nắng. Rãnh thoát nước thải phải có nắp đậy và bảo đảm thoát hết nước cần thải sau hoạt động giết mổ hàng ngày, lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình UBND huyện xác nhận.

IV. Nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư

1. Khái toán nhu cầu vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư 34.949.920.000 đồng trong đó:

- Vốn đầu tư để giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư: 8.594.920.000 đồng.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 26.400.000.000 đồng.

2. Nguồn vốn đầu tư

Để xây dựng được các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ cần huy động tổng hợp các nguồn vốn, vốn từ ngân sách, vốn của chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay tín dụng), dự kiến các nguồn vốn như sau:

+ Vốn ngân sách để giải phóng phóng mặt bằng: 8.594.920.000 đồng.

+ Vốn của chủ đầu tư san tạo mặt bằng và xây dựng cơ sở vật chất: 26.400.000.000 đồng.

V. Hiệu quả kinh tế xã hội

1. Hiệu quả kinh tế

Quản lý chặt chẽ việc thu phí kiểm soát giết mổ, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

2. Hiệu quả xã hội

- Kiểm tra, kiểm soát được hoạt động vận chuyển, giết mổ và mua bán sản phẩm động vật, ngăn ngừa lây lan, phát tán dịch bệnh từ động vật sang động vật và từ động vật sang người, giảm chi phí xã hội cho công tác phòng, chống dịch bệnh do không kiểm soát được hoạt động giết mổ gây ra.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo ATVSTP, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.

- Tạo việc làm ổn định cho từ 5-10 lao động ở địa phương có thu nhập ổn định lâu dài/cơ sở giết mổ.

VI. Định hướng phát triển

- Từ cơ sở giết mổ thủ công tiến tới chuyển dần sang giết mổ bán công nghiệp áp dụng hình thức giết mổ trên giá treo, pha lóc đóng gói trước khi vận chuyển đi tiêu thụ.

- Quản lý ATVSTP đối với sản phẩm thịt động vật theo hình thức khép kín từ chăn nuôi - vận chuyển - giết mổ - tiêu thụ sản phẩm, thực hiện được việc truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật.

- Ngoài việc đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm còn tiến tới giết mổ gia súc, gia cầm tuân thủ đúng quy trình trong nước và Quốc tế.

PHẦN IV

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

I. Các giải pháp chung

1. Đất đai

- UBND các huyện bổ sung các vị trí đã lựa chọn vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ.

- Tạo quỹ đất sạch cho các dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ.

2. Vốn đầu tư

- Nguồn vốn giải phóng mặt bằng: Sử dụng ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Nguồn vốn san tạo mặt bằng và xây dựng cơ sở vật chất: vốn tự có của chủ đầu tư, vốn vay tín dụng.

3. Cấp điện, nước

a. Cấp điện: Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ là loại hình giết mổ thủ công điện chỉ phục vụ nhu cầu thắp sáng và đun nước phục vụ giết mổ, nguồn điện được đấu nối với hệ thống điện phục vụ dân sinh.

b. Cấp nước: Nguồn nước cung cấp cho động vật uống trong thời gian chờ giết mổ, nước phục vụ cho giết mổ, vệ sinh được lấy từ nguồn nước máy hoặc giếng đào, giếng khoan. Giếng phải đáp ứng các yêu cầu sau: Giếng đào không bị ngập lụt vào mùa mưa, thành giếng cao hơn mặt đất ít nhất 0,5m, có nắp đậy, giếng khoan phải cách xa nguồn gây ô nhiễm như chuồng nuôi động vật, bãi chôn lấp rác, nơi xử lý phân gia súc, gia cầm.

4. Giao thông

- Ưu tiên đầu tư trước các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn đi qua vị trí xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ.

- Kết nối giao thông giao từ vị trí xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ đến hệ thống đường giao thông hiện có đảm bảo mặt đường để xe ô tô ra vào cơ sở giết mổ thuận tiện.

5. Môi trường: Căn cứ Khoản 1, Điều 18, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đối với xây dựng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm quy mô nhỏ diện tích xây dựng 200-300 m2, công suất giết mổ từ 10-50 con gia súc/ngày chủ đầu tư phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình UBND huyện xác nhận.

6. Giải pháp về chính sách

Nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ cụ thể như sau:

- Chính sách khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012: Chủ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ được hỗ trợ tại các hạng mục chi và mức chi tại Điểm b, Khoản 3; Khoản 5; Điểm c, d Khoản 7 Điều 3, Quyết định số 84/2016/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh.

- Chính sách khuyến kích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018: Chủ đầu tư được hưởng chính sách miễn, giảm tiền thuê đất theo Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến kích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

II. Tổ chức quản lý và thực hiện

1. Tổ chức quản lý

- Xây dựng và ban hành quy định về giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc gia cầm trên địa bàn, cấp đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh, cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ.

- Xử lý các trường hợp vi phạm về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.

- UBND các huyện giao cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp bố trí cán bộ, thú y viên thực hiện việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ.

2. Tổ chức thực hiện phương án

2.1. UBND các huyện

- Căn cứ phương án của UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện Sa Pa, Bảo Thắng xây dựng và phê duyệt phương án chi tiết, kinh phí và tổ chức thực hiện thí điểm 02 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ giai đoạn 2019-2020; sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm để các huyện nhân rộng, đảm bảo đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng 33 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trên địa bàn các huyện.

- Thực hiện lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Thực hiện các thủ tục về thu hồi, bồi thường và tái định cư, giao đất, cho thuê đất theo quy định.

- Giao cho UBND huyện chấp thuận chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy phép xây dựng đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập quy mô nhỏ cho các tổ chức, cá nhân. Sử dụng ngân sách huyện “tự cân đối nguồn thu từ đất” và các nguồn vốn hợp pháp khác để giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch, đăng ký kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ gửi sở Công thương.

- Thành lập tổ giúp việc gồm các phòng ban chuyên môn của UBND huyện để hỗ trợ cho chủ đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng...

2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Theo dõi quá trình triển khai thực hiện phương án xây dựng, quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh; kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

- Phối hợp với UBND huyện Sa Pa, Bảo Thắng đánh giá, rút kinh nghiệm các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ giai đoạn 2019-2020; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh việc xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trên địa bàn các huyện còn lại;

- Chỉ đạo Chi cục chăn nuôi và Thú y tham mưu xây dựng quy định về quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc gia cầm trên địa bàn theo quy định. Tập huấn công tác kiểm soát giết mổ cho cán bộ làm công tác thú y. Phối hợp với các huyện tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ theo quy định.

2.3. Sở Kế hoạch và đầu tư: Căn cứ vào phương án xây dựng, quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ đã được phê duyệt, cân đối, huy động các nguồn lực, xây dựng kế hoạch ngắn hạn để thực hiện.

2.4. Sở Tài chính: Đảm bảo các chính sách tài chính để thực hiện hỗ trợ cho chủ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ.

2.5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về đất, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

2.7. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư thiết kế cụ thể cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ để trình các cơ quan liên quan xem xét, phê duyệt theo quy định.

2.8. Sở Công Thương: Hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch, đăng ký kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và hướng dẫn các huyện lập hồ sơ để hỗ trợ cho chủ đầu tư theo chính sách khuyến công.

2.9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai đẩy mạnh chỉ đạo các cơ quan báo chí, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh giới thiệu phổ biến chính sách hỗ trợ để xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ; phổ biến rộng rãi những quy định của nhà nước về giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật. Vận động các hộ đang giết mổ gia súc nhỏ lẻ đưa gia súc vào lò giết mổ tập trung khi được xây dựng. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, người mua bán gia súc, gia cầm, sản phẩm từ gia súc, gia cầm, người tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm, trong công tác chăn nuôi phải đảm bảo vệ VSATTP, bảo vệ môi trường sinh thái. Vận động người dân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại các lò mổ tập trung khi tổ chức việc hiếu, hỷ và các dịp lễ, tết....

2.10. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Lào Cai: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện nguồn vốn vay ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn xây dựng, nâng cấp các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tín dụng.

2.11. Trách nhiệm của UBND cấp xã, các tổ chức cá nhân

- UBND các xã: Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý việc giết mổ động vật tập trung đảm bảo vệ sinh thú y trên địa bàn; Quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ quy mô nhỏ trên địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra trường hợp giết mổ tại gia đình với mục đích kinh doanh khi đã có lò giết mổ tập trung

- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động này tuân thủ quy định về yêu cầu vệ sinh thú y trong giết mổ; có thiết kế cụ thể cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ để trình các cơ quan liên quan xem xét, phê duyệt trước khi triển khai xây dựng. Lưu giữ hồ sơ, sổ sách và các thông tin cần thiết để truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1730/QĐ-UBND ngày 14/06/2019 về phê duyệt Phương án xây dựng, quản lý điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.763

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.41.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!