THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1539/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày
16 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC
HỒI DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHI LĂNG, HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật
Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Luật
Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật
Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 19
tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật
Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ
Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm
quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm
vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Chi Lăng,
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, với những nội dung sau:
1. Phạm vi, quy mô và ranh giới
lập quy hoạch
a) Phạm vi, quy mô nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích là
2.428,83 ha, bao gồm: Khu di tích lịch sử Chi Lăng (gồm: 24 điểm di tích quốc
gia đặc biệt, diện tích 284,23 ha và 22 điểm di tích quốc gia, diện tích 150,41
ha); Đền thờ Chi Lăng, diện tích 100 ha và vùng không gian cảnh quan kết nối
các khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích 1.894,2 ha.
b) Phạm vi lập quy hoạch có diện tích là 289,23 ha, bao gồm: Khu vực
bảo vệ của 24 điểm di tích quốc gia đặc biệt thuộc Khu di tích lịch sử Chi Lăng
theo Quyết định số 1954/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ
(trong đó: Khu vực bảo vệ I, diện tích là 105,05 ha và Khu vực bảo vệ II, diện
tích là 179,18 ha) và Khu vực bảo vệ I của Đền thờ Chi Lăng, diện tích là 5 ha.
c) Ranh giới phạm vi nghiên cứu quy hoạch: Phía Bắc giáp xã Nhân Lý,
huyện Chi Lăng (Lạng Sơn); phía Nam giáp xã Hòa Lạc và xã Yên Sơn, huyện Hữu
Lũng (Lạng Sơn); phía Đông giáp xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng, (Lạng Sơn) và các
xã: Tân Sơn, Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang); phía Tây giáp các xã: Thượng
Cường, Hòa Bình và Y Tịch, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn).
2. Đối tượng
nghiên cứu lập quy hoạch
a) Toàn bộ
các di tích ghi dấu sự kiện lịch sử chiến thắng Chi Lăng và không gian cảnh
quan, môi trường sinh thái xung quanh di tích và các giá trị di sản văn hóa vật
thể, phi vật thể và tài liệu, hiện vật gắn với các điểm di tích di tích của khu
vực nghiên cứu lập quy hoạch.
b) Công
tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; các
chương trình, đề án, quy hoạch, dự án có tác động tới quy hoạch.
c) Các yếu
tố về đô thị, kinh tế - xã hội, dân cư, môi trường; các thể chế chính sách liên
quan; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tình hình sử dụng đất đai khu vực lập quy hoạch.
d) Mối
liên hệ với các di tích, công trình, địa điểm du lịch và di sản văn hóa trong
khu vực để kết nối, phát triển du lịch.
3. Mục
tiêu lập quy hoạch
a) Nghiên
cứu, bổ sung, làm rõ các giá trị văn hóa, lịch sử của quần thể các di tích thuộc
Khu di tích lịch sử Chi Lăng. Bảo tồn, phát huy giá trị và xây dựng di tích trở
thành địa điểm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, uống nước
nhớ nguồn cho các thế hệ người Việt Nam, điểm du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn
của địa phương và khu vực.
b) Hình
thành chuỗi điểm liên hoàn kết nối các điểm di tích trong khu vực nghiên cứu lập
quy hoạch nhằm tái hiện toàn cảnh không gian trận địa Chi Lăng lịch sử; tạo mối
liên kết giữa Khu di tích với các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
khác của tỉnh Lạng Sơn, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn
cũng như các mô hình du lịch phù hợp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và
du lịch của tỉnh.
c) Xác định và điều chỉnh các ranh giới bảo vệ di
tích (nếu cần thiết) làm cơ sở để quản lý và cắm mốc giới di tích. Xác định các
khu chức năng, khu dân cư, khu bảo vệ cảnh quan môi trường. Tổ chức không gian
và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phù hợp với các giai đoạn bảo tồn
và phát huy giá trị.
d) Làm
căn cứ pháp lý cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án
thành phần về bảo quản, tu bổ phục hồi di tích, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật theo quy hoạch được phê duyệt. Xây dựng quy định và giải pháp quản lý, kiểm
soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu vực di tích.
4. Nội
dung nhiệm vụ lập quy hoạch
a) Yêu cầu
nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích:
- Nghiên
cứu, khảo sát di tích:
+ Khảo
sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, số liệu về lịch sử, văn hóa của di tích; chụp ảnh,
đo vẽ, phân tích, đánh giá các hạng mục công trình kiến trúc của các điểm thuộc
khu di tích; khảo sát đo đạc địa hình theo phạm vi quy hoạch;
+ Khảo
sát, phân tích các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của các di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể, tài liệu, hiện vật gắn với di tích. Nghiên cứu,
khảo sát các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với chiến thắng Chi
Lăng (sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán...); những giá
trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng;
+ Khảo
sát thực trạng quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích; tình hình đầu tư
các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; các hoạt động du lịch, lễ hội và
các hoạt động văn hóa khác trong thời gian qua. Làm rõ vai trò của di tích Chi
Lăng trong mối liên hệ vùng với các điểm di tích khác trong khu vực.
- Nghiên
cứu, khảo sát khu vực lập quy hoạch:
+ Khảo
sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ sở hạ tầng khu vực kết nối quy hoạch
(gồm cả cảnh quan thiên nhiên bao quanh di tích), hệ thống giao thông kết nối
các điểm di tích. Nhận diện nguy cơ xung đột giữa bảo tồn di tích và phát triển
đô thị nông thôn;
+ Đánh
giá tình hình kinh tế - xã hội của khu vực ảnh hưởng đến việc lập và triển khai
quy hoạch.
- Rà soát
chủ trương, chính sách các quy hoạch, dự án của huyện Chi Lăng và tỉnh Lạng Sơn
tác động trực tiếp đến việc thực hiện quy hoạch.
b) Xác định
đặc trưng, nhận diện yếu tố cấu thành, cấu trúc không gian cảnh quan và các giá
trị tiêu biểu khác của di tích; những hạn chế, khó khăn và các vấn đề cần giải
quyết trong quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
c) Xác định
quan điểm, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của quy hoạch. Xác định thời kỳ quy hoạch
đến 2030 và tầm nhìn quy hoạch đến năm 2050.
d) Xác định chỉ tiêu, dự báo phát triển các chỉ
tiêu kinh tế - xã hội khu vực quy hoạch trong quá trình quản lý di tích, gồm:
Tăng trưởng kinh tế xã hội, phát triển đô thị, phát triển du lịch, tác động môi
trường, các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật.
đ) Nội
dung và định hướng quy hoạch
- Xác định phạm vi, ranh giới của di tích trên cơ sở diện tích đất hiện có và nhu cầu bảo tồn, phát
huy giá trị di tích. Xác định ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, kiến nghị về
việc điều chỉnh các khu vực bảo vệ di tích (Khu vực bảo vệ I và II) và khu vực
đệm (nếu có) phù hợp với thực tế quản lý và phát huy giá trị di tích.
- Quy hoạch phân vùng chức năng các khu vực: bảo vệ di tích; bảo vệ cảnh
quan, phát huy giá trị di tích và phát triển dịch vụ du lịch.
- Định hướng
về bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích:
+ Nghiên cứu
đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp cụ thể bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích: Lập danh mục các đối tượng di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ
bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục; xác định nguyên tắc và giải
pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; biện pháp quản lý
và bảo vệ đối với di vật, cổ vật tại di tích;
+ Đề xuất
nghiên cứu khảo cổ học bổ sung trong khu vực di tích: Xây dựng kế hoạch khảo cổ
học bổ sung theo các giai đoạn và các đối tượng cần thực hiện để bảo tồn và
phát huy giá trị di tích;
+ Nghiên cứu
xây dựng cơ sở dữ liệu, số liệu liên quan đến di tích tạo cơ sở khoa học để bảo
tồn, quản lý và phát huy giá trị di tích.
- Định hướng
khai thác, phát huy giá trị di tích gắn với giáo dục di sản và phát triển du lịch
bền vững, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ di tích và phát triển du
lịch...; đề xuất giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong phát huy giá trị
di tích và giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại di tích.
- Định hướng
quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật:
+ Quy hoạch
tổ chức không gian, cảnh quan phù hợp với di tích;
+ Quy hoạch
hạ tầng kỹ thuật về: chuẩn bị kỹ thuật, giao thông (động và tĩnh), cấp điện, cấp
nước sạch, thoát nước và vệ sinh môi trường; đề xuất các giải pháp nâng cấp hạ
tầng cơ sở khác tại khu di tích.
- Định hướng
công tác quản lý: bộ máy quản lý, nguồn lực cán bộ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng
được yêu cầu quản lý di tích; xây dựng quy chế quản lý xây dựng trong phạm vi
quy hoạch, trong đó đề xuất về hình thức, kiểu dáng, tầng cao, chất liệu, màu sắc
cho các công trình nằm trong khu vực.
e) Dự báo
tác động môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu các
tác động xấu đến môi trường trong khu vực quy hoạch.
g) Đề xuất
danh mục các nhóm dự án thành phần, phân kỳ đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 và đến
năm 2030, tầm nhìn 2050, bao gồm: Nhóm dự án giải phóng mặt bằng và cắm mốc giới
bảo vệ di tích; nhóm dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích và xây dựng
các công trình phụ trợ; nhóm dự án xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật
trong khu di tích; nhóm dự án nâng cao năng lực quản lý, phát huy giá trị di
tích gắn với phát triển du lịch.
h) Đề xuất
nguồn vốn, giải pháp huy động các nguồn lực, phân bổ nguồn vốn và lộ trình đầu
tư; các giải pháp quản lý, cơ chế thực hiện, phối hợp liên ngành, bảo đảm triển
khai thành công quy hoạch.
5. Hồ sơ sản
phẩm quy hoạch
a) Hình thức, quy cách thể hiện bản đồ, bản vẽ, thành phần hồ sơ sản phẩm
quy hoạch bảo đảm tuân thủ theo quy định tại Luật Di sản văn hóa; Nghị định số
166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền,
trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật
khác có liên quan. Cụ thể:
- Thuyết
minh tổng hợp quy hoạch; Tờ trình phê duyệt quy hoạch và dự thảo Quyết định phê
duyệt quy hoạch.
- Hệ thống
bản đồ, bản vẽ, bao gồm:
+ Bản đồ
vị trí và mối liên hệ vùng giữa di tích với các điểm di tích khác trong khu vực,
tỷ lệ 1/5.000 và 1/15.000;
+ Các bản
đồ tỷ lệ 1/2000 (xây dựng trên nền bản đồ đo đạc địa hình khu vực): Bản đồ đánh
giá hiện trạng tổng hợp về sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan và đánh giá quỹ đất
dự kiến mở rộng; Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp hệ thống các công trình hạ
tầng kỹ thuật;
+ Các bản
đồ tỷ lệ 1/2000: Bản đồ xác định các phần đất mở rộng, các khu vực cần giải tỏa
vi phạm; Bản đồ xác định các khu vực bảo vệ và cắm mốc giới di tích; Bản đồ định
hướng tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và những công trình xây dựng mới;
Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; Các bản đồ
quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Bản đồ đánh giá tác động môi trường chiến
lược;
+ Bản đồ
quy hoạch tổng mặt bằng bảo quản, tu bổ, phục hồi khu vực bảo vệ I của di tích
tỷ lệ 1/500;
+ Các bản
vẽ phối cảnh minh họa không gian quy hoạch di tích (nếu có).
- Bản chụp
các văn bản liên quan kèm theo, gồm: Ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan
và cộng đồng tại khu vực lập quy hoạch; Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập quy
hoạch và các văn bản khác có liên quan.
- Hồ sơ
lưu trữ quy hoạch theo quy định của pháp luật về lưu trữ (bao gồm cả định dạng
tài liệu điện tử đối với các thành phần hồ sơ nêu trên).
b) Tổ chức
thực hiện
- Tiến độ:
Thời gian lập quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch được
phê duyệt.
- Trách
nhiệm:
+ Cấp
phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
+ Cơ
quan chủ trì thẩm định và trình duyệt: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Cơ
quan quản lý lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
+ Cơ quan
chủ đầu tư: Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn.
+ Đơn vị
tư vấn: Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 2. Giao
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập
quy hoạch và các chi phí khác có liên quan đến công tác lập quy hoạch; chủ trì,
phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan tổ chức
lập, trình duyệt đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc
biệt Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, các Bộ
trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi
nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: TH, CN, NN, KTTH, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX
(03).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
|