Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1439/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Nguyễn Đức Trung
Ngày ban hành: 23/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1439/QĐ.UBND

Nghệ An, ngày 23 tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2035

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017 và Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Thông báo số 872-TB/TU ngày 31/3/2023 của Tỉnh ủy Nghệ An về việc thông qua Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035;

Căn cứ Quyết định số 672/QĐ.UBND ngày 10/3/2020 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Đề cương Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035;

Căn cứ Quyết định số 3716/QĐ.UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;

Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về việc điều chỉnh Quyết định số 3716/QĐ.UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Du lịch tại Tờ trình số 660/TTr-SDL ngày 12/5/2023 về việc đề nghị phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 với các nội dung chính như sau:

1. Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu lập Chiến lược

1.1. Quan điểm phát triển

a. Phát triển du lịch cần duy trì sự thống nhất chỉ đạo: quán triệt trong toàn hệ thống chính trị, đảm bảo tính tổng thể và liên hoàn. Chính sách du lịch phải do đại diện các ngành, các cấp cùng soạn thảo, đề xuất và quy định một khuôn khổ chung làm nền tảng phối hợp với các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

b. Phát triển du lịch trên tinh thần khởi nghiệp không ngừng, với động lực chính đến từ đổi mới sáng tạo, thúc đẩy cảm hứng cộng đồng. Thực hành “du lịch cùng tham gia” và “hiệu quả kép”, thiết lập và duy trì khung sáng kiến, lấy con người làm nguồn lực chủ đạo, tạo tiền đề thu hút các nguồn lực khác.

c. Phát triển thị trường du lịch toàn diện, cân đối, linh hoạt: bao gồm thị trường nhận, gửi khách, thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Duy trì tính tương hỗ đa chiều, gắn thị trường gửi khách với thị trường nhận khách, thị trường quốc tế với thị trường nội địa, điều tiết mở rộng thị phần gắn với chất lượng tăng trưởng.

d. Phát triển sản phẩm du lịch một cách năng động và chủ động: thường xuyên cập nhật, dẫn đầu và tạo xu hướng mới, tổ chức ra các sự kiện có quy mô vùng, quốc gia và quốc tế. Định hình điểm đến với bản sắc truyền thống từng địa phương, với phương châm “Mỗi tài nguyên - Một cộng đồng; Mỗi sản phẩm - Một chuyên gia”.

đ. Phát triển hạ tầng và dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, chuyên sâu: theo chuẩn mực quốc tế gắn với hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật đồng bộ với thị trường và sản phẩm. Từng bước xây dựng hệ thống quản trị, tự động hóa trong hoạt động và quản lý chất lượng phù hợp với từng cộng đồng, doanh nghiệp, áp dụng một cách linh hoạt với chỉ dẫn của chuyên gia.

e. Thiết lập công thức đảm bảo thành công: phát triển du lịch bền vững trên cơ sở nhận diện, bảo tồn, phát triển và tạo mới các nguồn tài nguyên du lịch gắn với truyền thông và thương hiệu. Hướng tới nâng cao mức sống người dân, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cộng đồng chủ nhân và du khách.

1.2. Tầm nhìn du lịch Nghệ An đến năm 2035

Đến năm 2035, Nghệ An trở thành một điểm đến của du lịch toàn cầu, phát triển bền vững với các sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa xứ Nghệ, có môi trường du lịch xanh, an toàn, hiếu khách, thân thiện và thông minh.

1.3. Các chiến lược thực hiện tầm nhìn

Nhóm các chiến lược cơ bản, nền tảng gồm (1) Chiến lược hợp tác trong phát triển; (2) Chiến lược định hình và quản trị điểm đến; (3) Chiến lược định hướng và phát triển thị trường; (4) Chiến lược phát triển hạ tầng giao thông vận tải; (5) Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng kỹ thuật; (6) Chiến lược phát triển không gian du lịch (theo mô hình); (7) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; (8) Chiến lược đầu tư và chính sách phát triển du lịch; (9) Chiến lược ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.

Nhóm các chiến lược ưu tiên, cốt lõi gồm (10) Chiến lược thiết lập sản phẩm du lịch gắn với di sản và công nghiệp văn hóa; (11) Chiến lược tiếp thị, truyền thông và phát triển thương hiệu điểm đến; (12) Chiến lược “Ngôi sao” hình thành các di sản, tài nguyên du lịch tạo mới.

1.4. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát

Phát huy tiềm năng, lợi thế vị trí địa - văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa phong phú để tạo bước phát triển đột phá cho du lịch Nghệ An, đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

b. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2030, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ và là điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với các sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa Nghệ An. Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Đóng góp vào GRDP của tỉnh từ 9-10%.

- Đến năm 2035, Nghệ An trở thành một điểm đến của du lịch Châu Á và thế giới, một điểm sáng, đi đầu về phát triển kinh tế di sản và du lịch của Việt Nam, phát triển mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng cao để nâng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Đóng góp vào GRDP của tỉnh từ 10-12%.

2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch

2.1. Chỉ tiêu đến năm 2030

- Tổng khách du lịch khoảng 12,0-13,0 triệu lượt; trong đó, khách quốc tế khoảng 0,8-1,0 triệu lượt; khách nội địa khoảng 11,2-12,0 triệu lượt.

- Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khoảng 25-30 nghìn tỷ đồng.

- Tổng số lao động trong ngành du lịch: 20-22 nghìn người.

2.2. Chỉ tiêu đến năm 2035

- Tổng khách du lịch khoảng 18,0-20,0 triệu lượt; trong đó, khách quốc tế khoảng 1,0-1,2 triệu lượt; khách nội địa khoảng 17,0-18,8 triệu lượt.

- Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khoảng 40-45 nghìn tỷ đồng.

- Tổng số lao động trong ngành du lịch: 22-25 nghìn người.

3. Nhiệm vụ phát triển du lịch

3.1. Các nhiệm vụ trọng tâm

a. Thay đổi tư duy, liên kết với các vùng, khu vực trong tỉnh, quốc gia và quốc tế, nâng cao năng lực sáng tạo, chuyển hóa thành động lực phát triển để Nghệ An phải là địa phương thuộc nhóm đi đầu trong cả nước về phát triển du lịch gắn với kinh tế di sản và công nghiệp văn hóa một cách chuyên nghiệp.

b. Tiến hành khảo sát, nhận diện thấu đáo các nguồn tài nguyên du lịch theo chuẩn mực quốc tế, bảo tồn, khai thác, tạo mới tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội, lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương.

c. Tổ chức không gian cùng với các giải pháp chuyển hóa các tài nguyên văn hóa, thiên nhiên, đô thị, nông thôn, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác thành tài nguyên du lịch, phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm, gắn với cộng đồng địa phương tạo tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Nghệ An.

d. Nghiên cứu các giải pháp toàn diện trong việc thu hút đầu tư và hiệu quả đặc biệt đến từ đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với việc làm tại chỗ; Tiến hành thiết kế khung chính sách, khung sáng kiến, các nguyên lý chỉ đạo, các nhóm công cụ quản trị, giải pháp phát triển du lịch theo phân cấp và khả thi theo giai đoạn.

3.2. Nhiệm vụ ưu tiên, đột phá

Phát triển “du lịch cùng tham gia” đồng khởi theo chiều rộng song song với phát triển du lịch chuyên đề theo chiều sâu trên nền tảng khoa học công nghệ, nguồn lực con người, tạo sức hấp dẫn bằng đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sáng kiến cộng đồng gắn với các chuyên gia và tổ chức chuyên nghiệp.

4. Thương hiệu du lịch đặc trưng của tỉnh Nghệ An

Du lịch chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước và con người xứ Nghệ.

5. Định hướng phát triển sản phẩm và thị trường

5.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển sản phẩm du lịch đầy đủ theo thông lệ quốc tế, bao gồm các sản phẩm du lịch cụ thể:

a. Các loại hình sản phẩm du lịch chính gồm 07 nhóm cơ bản: (1) Du lịch văn hóa - lịch sử (du lịch văn hóa, tâm linh, tham quan di tích, danh thắng; tôn giáo, thăm viếng, hành hương, về nguồn, ẩm thực, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh); (2) Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe (biển, đảo; núi; vùng khí hậu đặc biệt); (3) Du lịch sinh thái, khám phá, thám hiểm (sông - hồ; nghiên cứu/ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển thế giới; lặn biển, leo núi); (4) Du lịch cộng đồng, trải nghiệm; (5) Du lịch đô thị, mua sắm, thể thao, giải trí, du lịch quá cảnh (cửa khẩu, tàu biển); (6) Du lịch MICE; (7) Du lịch chuyên đề, danh nhân.

Mỗi loại hình du lịch cần phải được thiết lập đầy đủ và tương thích các sản phẩm thành phần bao gồm dịch vụ cơ bản (vận tải hành khách, lưu trú, dịch vụ hỗn hợp, văn hóa, thông tin du lịch, an ninh, cứu hộ); các dịch vụ phụ trợ, vật phẩm, ấn phẩm, vật dụng, hàng hóa lưu niệm theo đặc trưng loại hình; các sản phẩm quảng bá, sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao, các sản phẩm hoạt động trình diễn nghệ thuật, triển lãm, bảo tàng, lễ hội, dân ca, dân vũ, tạp kỹ có sức hấp dẫn làm tăng chi tiêu của du khách.

Trong đó, nhóm sản phẩm du lịch cốt lõi, cạnh tranh và có thế mạnh: du lịch chuyên đề, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch đô thị và du lịch biển.

b. Định vị phân khúc sản phẩm theo giá: định vị điểm đến với mức sản phẩm du lịch theo cả 3 phân khúc giá gồm chi phí thấp, trung bình và chi phí cao phù hợp với từng loại hình du lịch và phân vùng. Trong đó, phân khúc sản phẩm giá cao làm chủ đạo.

c. Định vị sản phẩm theo thị trường mục tiêu: tập trung cho các thị trường có tiêu chuẩn cao, tạo hiệu ứng lan tỏa để phát triển các thị trường thứ cấp. Trong đó, tập trung vào nhóm thị trường du khách gốc Nghệ An (trong nước và toàn cầu), bao gồm cả thị trường gửi và đón khách.

5.2. Định hướng phát triển thị trường du lịch

Phát triển thị trường toàn diện bao gồm thị trường nhận khách, thị trường gửi khách và duy trì mối quan hệ tương hỗ hai chiều cùng phát triển.

a. Thị trường nhận khách

- Thị trường trong nước: khách nội tỉnh, ngoại tỉnh; nhóm khách quá cảnh và chuyển tiếp từ các trung tâm du lịch, việc làm chính (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang) đến Nghệ An.

- Thị trường quốc tế: thị trường tiềm năng bao gồm các nước khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ và Nam Á, Tây Á, Bắc Mỹ, Tây Âu, Nga và Đông Âu, Châu Đại Dương, Châu Phi.

- Thị trường mục tiêu: du khách Việt Kiều gốc Nghệ An (trong nước và toàn cầu); các trung tâm du lịch, việc làm lớn trong nước (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc); các nước lân cận (Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia); các quốc gia Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến thăm và hoạt động.

b. Thị trường gửi khách

Tập trung phát triển các hãng du lịch lữ hành có khả năng kết nối, tiếp nhận và gửi khách trong nước và quốc tế.

- Thị trường trong nước:

Nhóm du khách trong tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ (đi các tỉnh thành, trung tâm du lịch, việc làm lớn trong cả nước (Quảng Ninh, Ninh Bình, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc) qua cảng hàng không Vinh, tuyến đường thủy, đường sắt qua Nghệ An.

Nhóm khách công tác đi tới các địa phương có quan hệ đối tác để trao đổi về khách du lịch, lao động, giao lưu văn hóa và sự kiện.

Nhóm du khách du lịch quốc tế quá cảnh và chuyển tiếp đi từ Nghệ An tới các trung tâm du lịch trong nước.

- Thị trường quốc tế:

Nhóm du khách có nhu cầu du lịch tại Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ đi đến các quốc gia lân cận, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ và Nam Á, Tây Á, Bắc Mỹ, Tây Âu, Nga và Đông Âu, Châu Đại Dương, Châu Phi.

Nhóm khách Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ tới các quốc gia có quan hệ về lao động (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Đông).

Nhóm khách giao thương, giao lưu văn hóa và sự kiện (giao lưu kinh tế, văn hóa và du lịch MICE).

- Thị trường mục tiêu: du khách có thân nhân là Việt Kiều gốc Nghệ An (trong nước và toàn cầu); các trung tâm du lịch, việc làm lớn trong nước (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc); các nước lân cận (Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia); Các quốc gia từng là nơi hoạt động và đến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

6. Định hướng phát triển không gian du lịch

6.1. Định hướng đầu tư phát triển du lịch

a. Hướng phát triển 01 (thành phố Vinh, Cửa Lò, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc): Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển du lịch Nam Đàn, thành phố Vinh trở thành trung tâm du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung bộ với nhiều loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch chất lượng cao; sản phẩm gắn liền với tài nguyên nhân văn; phát triển du lịch chuyên đề văn hóa, lịch sử và danh nhân; Du lịch sinh thái cảnh quan nông nghiệp; Du lịch mua sắm, quá cảnh, cửa khẩu; Du lịch đô thị trung tâm, văn hóa, thể thao, giải trí; Du lịch MICE; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, đảo; Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; Du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng; Du lịch Nghệ thuật cộng đồng. Trong đó, chú trọng phát triển du lịch chuyên đề văn hóa - lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh, du lịch đô thị thành phố Vinh (mở rộng).

b. Hướng phát triển 02 (Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai): Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch thể thao và giải trí biển; Du lịch văn hóa lịch sử hiện đại; Du lịch đô thị duyên hải hiện đại; Du lịch đô thị sinh thái trung du; Du lịch cộng đồng nông thôn, nông nghiệp; Du lịch chuyên đề văn hóa, văn nhân; Du lịch đô thị duyên hải truyền thống; Du lịch sinh thái, nông thôn, nông nghiệp; Du lịch chuyên đề nghệ thuật thực địa. Trong đó, chú trọng phát triển du lịch đô thị duyên hải và văn hóa lịch sử hiện đại; du lịch chuyên đề văn nhân, nữ sỹ Hồ Xuân Hương, du lịch văn hóa dân gian các làng chài, làng làm muối.

c. Hướng phát triển 03 (Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn): Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và thể thao mạo hiểm; Du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa. Phát triển du lịch chuyên đề “Bình Ngô Xứ Nghệ”; Du lịch đô thị ven sông; Du lịch chuyên đề địa chất; Du lịch cộng đồng, cảnh quan, di sản và nghệ thuật mới; Phát triển du lịch sinh thái, văn hóa thung lũng; Du lịch chuyên đề Hồ thủy điện; Du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa vùng núi cao. Trong đó, chú trọng phát triển loại hình du lịch chuyên đề địa chất và văn hóa - lịch sử; du lịch sinh thái, cộng đồng và nghỉ dưỡng vùng núi cao; du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyển tại VQG Pù Mát và du lịch mạo hiểm tại đỉnh Puxailailena.

d. Hướng phát triển 04 (Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong): Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển du lịch trải nghiệm cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và du lịch khám phá miền núi Tây Bắc Nghệ An theo trục quốc lộ 48 tại 02 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và Pù Huống, các danh thắng hang Bua, thác Xao Va, làng Thái, di chỉ Thẩm Ồm; Phát triển du lịch cộng đồng; Du lịch văn hóa bản địa; Du lịch chuyên đề sinh thái, cảnh quan khu bảo tồn thiên nhiên; Du lịch khám phá, thám hiểm; Du lịch khám phá và chế tác sản phẩm lưu niệm; Trong đó, chú trọng phát triển các loại hình du lịch văn hóa bản địa, khám phá, thám hiểm, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại các bản làng cộng đồng các dân tộc thiểu số.

6.2. Định hướng phát triển không gian du lịch trọng điểm, trọng tâm

Bao gồm: Khu vực du lịch chuyên đề Văn hóa - Lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nam Đàn); Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành cổ Vinh; Trung tâm thương mại (CBD) và hội nghị APEC; Khu vực du lịch Công viên chủ đề Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh (TP. Vinh); Khu vực phát triển du lịch Chuyên đề Làng chài Nghi Tân - Nghi Thủy; Khu vực du lịch Đảo Hòn Ngư (Cửa Lò); Khu du lịch Nghỉ dưỡng Bãi Lữ và sân Golf Nghi Thiết; Khu vực du lịch chuyên đề Làng chài Nghi Xuân (Nghi Lộc); Khu vực du lịch Chuyên đề nghệ thuật cộng đồng Đảo Thanh Liệt; Công viên tưởng niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh; Khu phức hợp Du lịch đường thủy Hưng Thịnh (Hưng Nguyên).

Khu vực du lịch Văn hóa và Sinh thái Truông Bồn (Đô Lương); Quần thể du lịch cộng đồng nông thôn nông nghiệp Bắc Yên Thành; Khu vực du lịch Chủ đề Nghệ thuật thực địa Lèn Hai Vai (Diễn Châu); Khu vực du lịch di sản làng chài Quỳnh Phương; Khu vực du lịch Chuyên đề nghệ thuật thực địa Quỳnh Xuân (Hoàng Mai); Khu vực du lịch di sản làng chài Tiến Thủy; Khu trình diễn Nghệ thuật thực địa về Hồ Xuân Hương (Quỳnh Lưu); Khu công viên chủ đề Bồ Đằng (Khởi nghĩa Lam Sơn); Khu vực du lịch chuyên đề địa chất 8 Núi lửa (Nghĩa Đàn); Công viên chủ đề Lịch sử Làng Vạc; 03 Khu vực du lịch Nghệ thuật thực địa Miệng núi lửa (Thái Hòa); Khu phức hợp & đô thị du lịch Phú Sơn; Khu vực du lịch Chuyên đề Miền Trà Lân gắn với du lịch cộng đồng (Tiên Kỳ, Tân Kỳ); Công viên lịch sử Miền Trà Lân; Công viên lịch sử Bồ Ải- Khả Lưu & núi Kim Nhan (Anh Sơn).

Khu vực du lịch Nậm Việc, Hạnh Dịch, Châu Kim (Quế Phong); Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tâm Quỳ Châu, khu vực Châu Tiến (Quỳ Châu); Khu vực du lịch Nghệ thuật thực địa Đông Quỳ Hợp; Khu vực du lịch Nậm Cắn, Na Ngoi, Puxailaileng, Mường Lống (Kỳ Sơn); Khu vực du lịch trung tâm Con Cuông; Khu vực du lịch Thủy điện Bản Vẽ (Tương Dương).

Định hướng đến năm 2030, hình thành Khu du lịch quốc gia Kim Liên; đến năm 2035, hình thành từ 3 đến 7 khu du lịch cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh tại các phân vùng còn lại.

6.3. Định hướng phát triển không gian du lịch chuyên đề

Chuyên đề 1. “Bình Ngô Xứ Nghệ”; Chuyên đề 2. Văn hóa, lịch sử và Danh nhân; Chuyên đề 3. Hồ Chí Minh và Lịch sử cách mạng; Chuyên đề 4. Các làng chài Nghệ An; Chuyên đề 5. Văn hóa bản địa Tây Nghệ An; Chuyên đề 6. Khám phá các đỉnh núi cao Nghệ An; Chuyên đề 7. Nghệ thuật thực địa và Nghệ thuật đại chúng; Chuyên đề 8. Cảnh quan, sinh thái địa chất; Chuyên đề 9. Sinh thái biển đảo và nghỉ dưỡng duyên hải; Chuyên đề 10. Nông nghiệp công nghệ cao; Chuyên đề 11. Sinh thái hồ thủy điện; Chuyên đề 12. Sinh thái, nghỉ dưỡng với Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia; Chuyên đề 13. Đô thị và đô thành; Chuyên đề 14. Các dòng sông xứ Nghệ; Chuyên đề 15. Nông thôn xứ Nghệ; Chuyên đề 16. Các vị Vua ở Nghệ An; Chuyên đề 17. Đa sắc màu (du lịch trung tâm); Chuyên đề 18. Những con đường di sản Xứ Nghệ.

6.4. Định hướng phát triển các dạng thể không gian du lịch

Không gian du lịch được phát triển theo các dạng thể gồm Khu vực phát triển du lịch trung tâm (cấp tỉnh, cấp vùng, cấp địa phương); Trung tâm du lịch phức hợp, đô thị (cấp tỉnh, cấp vùng, cấp địa phương); Khu vực phát triển du lịch chuyên đề (văn hóa lịch sử, cộng đồng, bản địa, địa chất, sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp, duyên hải); Tuyến kết nối du lịch chủ đạo (cấp tỉnh); Tuyến kết nối du lịch cấp vùng; Tuyến kết nối du lịch địa phương (cấp huyện); Cụm du lịch; Điểm du lịch trọng tâm; Điểm du lịch cơ sở; Điểm dừng chân, ngắm cảnh.

7. Định hướng bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên du lịch

Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch thông qua việc cập nhật, củng cố, thiết lập quỹ bảo tồn các nguồn tài nguyên đã nhận diện theo tập quán, truyền thống hiện trạng, hiện hữu đồng thời tích cực nhận diện, khơi dậy và bổ sung, làm dày thêm danh mục tài nguyên du lịch bao gồm: (1) Tài nguyên thiên nhiên; (2) Tài nguyên văn hóa lịch sử; và (3) Tài nguyên tạo mới. Cụ thể như sau:

7.1. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên

Phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, rừng đặc dụng; Di sản địa chất, hang động; Cây cổ thụ, cây độc lập/ nhóm (cây di sản); Đỉnh núi cao, địa mạo đặc biệt; Hồ nước (tự nhiên, nhân tạo); Sông, suối (tự nhiên, sông đào); Bãi biển; Thác nước; Địa điểm có phong cảnh đẹp; Không gian trống, cù lao, các trảng trống ven sông, ven núi, trong rừng, ven hồ.

7.2. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên văn hóa lịch sử

Rà soát, hoàn chỉnh danh mục di tích, danh thắng cấp quốc gia đặc biệt; Di tích, danh thắng cấp quốc gia; Di tích, danh thắng cấp tỉnh; Di tích danh thắng chưa được công nhận; Di chỉ khảo cổ; Di sản đô thị, khu phố cũ; Di sản quần cư nông thôn; Di sản nông nghiệp; Di sản ngư nghiệp, diêm nghiệp; Di sản công nghiệp/ tiểu thủ công nghiệp.

7.3. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên tạo mới

Tích cực phát triển các dự án du lịch cùng tham gia, hình thành tài nguyên tạo mới bao gồm Quảng trường, không gian mở; Bảo tàng, triển lãm, nhà trưng bày; Nhà hát, rạp chiếu phim, khu biểu diễn, trình diễn (trong nhà và ngoài trời); Công trình điểm nhấn, biểu tượng, tượng đài, tháp và sàn ngắm cảnh; Công viên chủ đề; Công trình kiến trúc, nghệ thuật; Sân golf; Địa điểm cắm trại; Bãi tắm; Các khu vực trình diễn nghệ thuật thực địa.

Xây dựng các khu du lịch gắn liền với những tài nguyên hiện hữu, thực hiện chiến lược “Ngôi sao” thu hút các tác giả tài năng tạo nên các công trình kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan đặc biệt có khả năng trở thành tác nhân biến đổi vùng và thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

7.4. Định hướng phân vùng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch

Định hướng phát triển du lịch bền vững, gắn hoạt động, thiết lập sản phẩm du lịch với bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hóa và tạo mới các nguồn tài nguyên du lịch. Theo đó, Nghệ An được tổ chức bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch theo 07 phân vùng với các chuyên đề đặc trưng; Cụ thể:

Phân vùng I: Nam Đàn - Thanh Chương (chuyên đề Hồ Chí Minh và Cách mạng).

Phân vùng II: Vinh - Cửa Lò - Nghi Lộc - Hưng Nguyên (chuyên đề Đô thị và Dân gian).

Phân vùng III: Diễn Châu - Yên Thành - Đô Lương (chuyên đề Nông thôn và Nông nghiệp).

Phân vùng IV: Quỳnh Lưu - Hoàng Mai (chuyên đề Văn nhân và Khoa bảng).

Phân vùng V: Anh Sơn - Tân Kỳ - Nghĩa Đàn - Thái Hòa (chuyên đề Di sản Mới và Đương đại).

Phân vùng VI: Quế Phong - Quỳ Châu - Quỳ Hợp (chuyên đề Văn hóa bản địa).

Phân vùng VII: Con Cuông - Tương Dương - Kỳ Sơn (chuyên đề Di sản Thiên nhiên).

8. Định hướng phát triển không gian theo phân vùng tài nguyên du lịch

8.1. Định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch Phân vùng I

- Định hướng chung: Phát triển du lịch chuyên đề văn hóa, lịch sử và danh nhân; Du lịch sinh thái cảnh quan nông nghiệp; Du lịch quá cảnh, cửa khẩu. Trong đó, du lịch chuyên đề Văn hóa - Lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ đạo.

- Các khu vực phát triển du lịch:

+ Huyện Nam Đàn gồm 12 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp du lịch đô thị trung tâm Nam Đàn; Khu vực du lịch chuyên đề Văn hóa - Lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu vực bảo tồn di sản Hồ Chí Minh (bao gồm Khu di tích lịch sử Kim Liên, các quần cư di sản và cảnh quan văn hóa); Khu vực du lịch chuyên đề lịch sử Thành Lục Niên; Khu vực du lịch trải nghiệm văn hóa nông thôn nông nghiệp truyền thống Khánh Sơn; Khu vực du lịch chuyên đề Văn hóa lịch sử Mai Hắc Đế; Khu vực du lịch sinh thái, danh thắng Núi Đại Huệ (Nam Anh, Nam Thanh, Nam Xuân); Khu vực phát triển du lịch sinh thái Vân Diên; Khu vực phát triển du lịch văn hóa truyền thống Nam Cát; Khu vực du lịch Cộng đồng nông thôn nông nghiệp Đông Thiên Nhẫn (Thượng Tân Lộc); Khu vực du lịch sinh thái nông nghiệp Nam Hưng, Nam Nghĩa; Khu phức hợp đón tiếp và vận tải du dịch Trung Phúc Cường.

+ Huyện Thanh Chương gồm 09 khu vực phát triển du lịch: Trung tâm dịch vụ Logistics và Du lịch quá cảnh Cửa khẩu Thanh Thủy; Khu phức hợp Văn hóa, thể thao và du lịch trung tâm; Khu vực du lịch chuyên đề khám phá “Bình Ngô Nghệ An”/ Thành Bình Ngô; Khu vực du lịch Chuyên đề khám phá “Bình Ngô Nghệ An”/ Đấu Lường Quân; Khu vực du lịch Cảnh quan, Sinh thái Sông Giăng; Khu vực du lịch Cảnh quan, Sinh thái Nông nghiệp Thanh An (Trang trại sinh thái HDT, Đập cầu Cau); Khu vực phát triển du lịch cửa khẩu Thanh Thủy; Khu vực du lịch sinh thái cảnh quan Tây Thiên Nhẫn; Khu vực du lịch sinh thái cảnh quan Ngọc Lâm.

8.2. Định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch Phân vùng II

- Định hướng chung: Phát triển du lịch đô thị trung tâm, văn hóa, giải trí; Du lịch MICE; Du lịch đô thị nghỉ dưỡng duyên hải; Du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; Du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng; Du lịch Nghệ thuật cộng đồng. Trong đó, du lịch đô thị thành phố Vinh (mở rộng) làm chủ đạo.

- Các khu vực phát triển du lịch:

+ Thành phố Vinh gồm 06 khu vực phát triển du lịch: Khu vực du lịch Công viên chủ đề Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh; Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành cổ Vinh; Khu vực du lịch Công viên chủ đề Phượng Hoàng Trung Đô; Khu phức hợp Văn hóa, du lịch và thương mại Bến Thủy; Trung tâm thương mại (CBD) và hội nghị (APEC) TP. Vinh; Khu vực du lịch đô thị Thành phố Vinh.

+ Thị xã Cửa Lò gồm 05 khu vực phát triển du lịch: Khu vực phát triển du lịch Chuyên đề Làng chài Nghi Tân - Nghi Thủy; Khu vực du lịch chuyên đề Làng chài Nghi Hải - Nghi Hòa; Công viên chủ đề Cá Ông; Đô thị nghỉ dưỡng biển Bắc Cửa Lò; Đô thị nghỉ dưỡng biển Nam Cửa Lò; Khu vực Đảo Hòn Ngư.

+ Huyện Nghi Lộc gồm 10 khu vực phát triển du lịch: Khu vực du lịch Nghỉ dưỡng (cao cấp) Bãi Lữ; Khu vực phát triển đô thị du lịch Tả Sông cấm; Khu vực phát triển đô thị du lịch Hữu Sông Cấm; Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nghi Lộc; Khu vực du lịch Chuyên đề di sản nông thôn truyền thống Nghi Khánh; Khu vực phát triển du lịch Sinh thái nông nghiệp, nông thôn Bắc Nghi Lộc; Khu vực du lịch chuyên đề Làng chài Nghi Xuân; Khu du lịch Chuyên đề di sản nông thôn truyền thống Nghi Thịnh; Khu vực du lịch chủ đề Cam Xã Đoài; Khu vực phát triển du lịch Sinh thái nông nghiệp, nông thôn Tây Nghi Lộc.

+ Huyện Hưng Nguyên gồm 06 khu vực phát triển du lịch: Khu vực du lịch Khám phá chuyên đề Lam Thành; Khu vực du lịch Chuyên đề Sự kiện Đảo Thanh Liệt; Công viên tưởng niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh; Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong; Khu phức hợp Văn hóa và Du lịch trung tâm Hưng Nguyên; Khu phức hợp Du lịch đường thủy Hưng Thịnh (Khu vực du lịch Đền Ông Hoàng Mười).

8.3. Định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch Phân vùng III

- Định hướng chung: Phát triển du lịch văn hóa lịch sử hiện đại; Du lịch đô thị duyên hải hiện đại; Du lịch đô thị sinh thái trung du; Du lịch cộng đồng nông nghiệp nông thôn. Trong đó, du lịch đô thị duyên hải và văn hóa lịch sử hiện đại làm chủ đạo.

- Các khu vực phát triển du lịch:

+ Huyện Đô Lương gồm 07 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp du lịch đô thị trung tâm Đô Lương; Khu vực du lịch Văn hóa và Sinh thái Truông Bồn; Khu vực du lịch Văn hóa và sinh thái Quả Sơn; Khu vực du lịch cộng đồng Mỹ Sơn; Khu vực du lịch sinh thái Văn Sơn - Đông Sơn; Khu vực du lịch văn hóa cộng đồng Trù Sơn; Khu vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Giang Sơn.

+ Huyện Yên Thành gồm 07 khu vực phát triển du lịch: Khu du lịch sinh thái Rú Gám; Quần thể du lịch cộng đồng nông thôn, nông nghiệp Nam Yên Thành; Quần thể du lịch cộng đồng nông thôn, nông nghiệp Bắc Yên Thành; Khu vực du lịch sinh thái nông thôn, nông nghiệp Nam Yên Thành; Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tâm Yên Thành; Khu vực du lịch văn hóa, sinh thái và cộng đồng Bắc Yên Thành; Khu vực du lịch Nghệ thuật thực địa Yên Thành.

+ Huyện Diễn Châu gồm 19 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tâm Diễn Châu; Khu vực phát triển đô thị du lịch Trung tâm; Khu vực du lịch di sản quần cư Duyên hải Diễn Bích - Diễn Ngọc; Khu vực du lịch cộng đồng thủy, hải sản Diễn Kim; Khu vực du lịch cộng đồng thủy, hải sản Diễn Vạn; Khu vực du lịch cộng đồng thủy, hải sản Diễn Bích; Khu vực du lịch sinh thái ngập nước Lạch Vạn; Khu vực du lịch sinh thái và cộng đồng Diễn Lâm; Khu vực du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái Diễn Trung; Khu vực du lịch cộng đồng Diễn Bình - Diễn Cát; Khu vực du lịch cộng đồng Diễn Minh; Khu vực du lịch Chủ đề Nghệ thuật thực địa Lèn Hai Vai; Công viên chủ đề lịch sử Thành Diễn Châu; Khu vực du lịch sinh thái và cộng đồng Diễn Phú; Khu vực du lịch sinh thái và cộng đồng Diễn Lợi; Sân Golf Diễn Lâm; Công viên chủ đề Diễn Hoa; Sân Golf Diễn Trung; Khu vực du lịch Diễn An - Diễn Trung (Đền Cuông).

8.4. Định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch Phân vùng IV

- Định hướng chung: Phát triển du lịch chuyên đề văn hóa, văn nhân; Du lịch đô thị duyên hải truyền thống; Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí biển; Du lịch sinh thái, nông thôn, nông nghiệp, diêm nghiệp và ngư nghiệp; Du lịch chuyên đề nghệ thuật thực địa. Trong đó, du lịch chuyên đề văn nhân, nữ sỹ Hồ Xuân Hương, du lịch văn hóa dân gian các làng chài làm chủ đạo.

- Các khu vực phát triển du lịch:

+ Thị xã Hoàng Mai gồm 12 khu vực phát triển du lịch: Khu vực du lịch di sản làng chài Quỳnh Phương (Đền Cờn); Khu vực du lịch di sản làng chài Quỳnh Lập; Khu vực du lịch sinh thái hồ Vực Mấu; Khu vực du lịch Quần cư ven sông Quỳnh Dị; Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tâm Hoàng Mai; Khu vực du lịch Quần cư ven sông Quỳnh Thiện; Khu vực du lịch Quần cư ven sông Quỳnh Vinh; Khu vực du lịch Quần cư ven sông Quỳnh Trang; Khu vực du lịch Chuyên đề nghệ thuật thực địa Quỳnh Xuân; Khu vực du lịch Chuyên đề nghệ thuật thực địa Quỳnh Lộc; Khu vực du lịch trang trại Quỳnh Liên; Khu vực du lịch sinh thái rừng Đông Hồi.

+ Huyện Quỳnh Lưu gồm 13 khu vực phát triển du lịch: Khu vực du lịch đô thị Cầu Giát; Khu phức hợp Văn hóa và Du lịch trung tâm Quỳnh Lưu; Khu trình diễn Nghệ thuật thực địa về Hồ Xuân Hương; Khu du lịch cộng đồng thủy, hải sản Quỳnh Liên; Khu vực du lịch sinh thái ngập nước Hồ Vực Mấu (Quỳnh Lưu); Khu vực du lịch cộng đồng nông nghiệp Quỳnh Lương; Khu vực du lịch cộng đồng diêm nghiệp Quỳnh Yên; Khu vực du lịch cộng đồng diêm nghiệp An Hòa; Khu vực du lịch di sản làng chài Tiến Thủy; Khu vực du lịch di sản làng chài Quỳnh Thuận; Khu vực du lịch cộng đồng diêm nghiệp Quỳnh Thọ; Khu vực du lịch di sản quần cư ven sông Quỳnh Diễn; Khu vực du lịch văn hóa nông thôn Quỳnh Đôi.

8.5. Định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch Phân vùng V

- Định hướng chung: Phát triển du lịch chuyên đề “Bình Ngô Xứ Nghệ”; Du lịch đô thị ven sông; Du lịch chuyên đề địa chất; Du lịch nông nghiệp công nghệ cao; Du lịch cộng đồng, cảnh quan, di sản và nghệ thuật mới; Trong đó du lịch chuyên đề địa chất và văn hóa - lịch sử làm chủ đạo.

- Các khu vực phát triển du lịch:

+ Huyện Nghĩa Đàn gồm 09 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp Văn hóa, thể thao và du lịch trung tâm Nghĩa Đàn; Khu công viên chủ đề Bồ Đằng (Khởi nghĩa Lam Sơn); Khu vực du lịch sinh thái Hồ Sông Sào; Khu vực du lịch Nông nghiệp công nghệ cao TH Bắc Nghĩa Đàn; Khu vực du lịch Nông nghiệp công nghệ cao TH Nam Nghĩa Đàn; Thung lũng Hoa Phủ Quỷ; Hòn Mát; Khu vực du lịch Nông nghiệp công nghệ cao TH trung tâm Nghĩa Đàn; Khu vực du lịch chuyên đề nông nghiệp công nghệ cao Thảo Dược Hoa; Khu vực du lịch chuyên đề địa chất 8 Núi lửa.

+ Thị xã Thái Hoà gồm 05 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp Văn hóa, thể thao và du lịch trung tâm đô thị Thái Hòa; Công viên chủ đề Lịch sử Làng Vạc; Công viên địa chất Thái Hòa; Lâm viên chủ đề Núi Lửa; 03 Khu vực du lịch Nghệ thuật thực địa Miệng núi lửa.

+ Huyện Tân Kỳ gồm 04 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp Văn hóa, thể thao và du lịch trung tâm Tân Kỳ; Khu phức hợp & đô thị du lịch Phú Sơn; Khu vực du lịch Chuyên đề Miền Trà Lân gắn với du lịch cộng đồng (Tiên Kỳ, Tân Kỳ).

+ Huyện Anh Sơn gồm 06 khu vực phát triển du lịch: Miền Trà Lân; Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tâm Anh Sơn (bao gồm khu Nghĩa trang liệt sỹ quốc tế Việt - Lào); Khu vực du lịch chuyên đề Khởi nghĩa Lam Sơn (Bồ Ải, Kha Lưu); Công viên lịch sử Bồ Ải - Khả Lưu; Khu vực du lịch sinh thái, cộng đồng Cao Vều, Bản Bộng.

8.6. Định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch Phân vùng VI

- Định hướng chung: Phát triển du lịch cộng đồng; Du lịch văn hóa bản địa; Du lịch chuyên đề sinh thái, cảnh quan; Du lịch khám phá, thám hiểm; Du lịch khám phá và chế tác sản phẩm lưu niệm. Trong đó, du lịch văn hóa bản địa, khám phá, thám hiểm làm chủ đạo.

- Các khu vực phát triển du lịch:

+ Huyện Quế Phong gồm 08 khu vực phát triển du lịch: Khu vực du lịch trung tâm Kim Sơn; Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quế Phong; Khu vực du lịch Hạnh Dịch; Khu vực du lịch Châu Kim; Khu vực du lịch Nậm Quang; Khu vực du lịch Nậm Giải; Khu vực du lịch Nậm Việc; Khu vực du lịch Nậm Chu.

+ Huyện Quỳ Châu gồm 04 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tâm Quỳ Châu; Khu vực du lịch Bắc Quỳ Châu (Châu Tiến, Châu Hội, Châu Bình, Châu Thuận, Châu Nga, Châu Hạnh); Khu vực du lịch Tây Quỳ Châu (Châu Phong, Diễn Lâm); Khu vực du lịch Đông Quỳ Châu (Châu Bình).

+ Huyện Quỳ Hợp gồm 07 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tâm Quỳ Hợp; Khu phức hợp Văn hóa, thể thao và du lịch Đông Nam Quỳ Hợp; Khu vực du lịch khám phá khai khoáng và chế tác sản phẩm; Khu vực du lịch Bắc Quỳ Hợp; Khu vực du lịch Tây Quỳ Hợp; Khu vực du lịch Đông Quỳ Hợp; Khu vực phát triển du lịch Nghệ thuật thực địa Cánh đồng mía Xuân Thành.

8.7. Định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch Phân vùng VII

- Định hướng chung: Phát triển du lịch sinh thái, văn hóa thung lũng; Du lịch chuyên đề Hồ thủy điện; Du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa vùng núi cao. Trong đó, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng vùng núi cao làm chủ đạo.

- Các khu vực phát triển du lịch:

+ Huyện Con Cuông gồm 04 khu vực phát triển du lịch: Khu vực du lịch trung tâm Con Cuông; 02 Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tâm; Khu vực du lịch Bắc Con Cuông; Khu vực du lịch Nam Con Cuông.

+ Huyện Tương Dương gồm 05 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp Văn hóa, Thể thao và Du lịch trung tâm Tương Dương; Khu vực du lịch Đông Tương Dương (I); Khu vực du lịch Nam Tương Dương (II); Khu vực du lịch Bắc Tương Dương (III); Khu vực du lịch Tây Tương Dương (IV).

+ Huyện Kỳ Sơn gồm 05 khu vực phát triển du lịch: Khu phức hợp văn hóa, thể thao và du lịch trung tâm Kỳ Sơn; Khu vực du lịch Nậm Cắn - Mường Xén - Tây Sơn; Khu vực du lịch Nậm Càn; Khu vực du lịch Na Ngoi; Khu vực du lịch Mường Lống - Mỹ Lý.

9. Định hướng phát triển hệ thống kết nối du lịch, tour du lịch

9.1. Định hướng phát triển hệ thống kết nối du lịch

Định hướng phát triển không gian du lịch, ngoài việc dựa trên các yếu tố bối cảnh vùng quốc tế, quốc gia, Bắc Trung bộ, liên kết các khu vực phát triển du lịch có liên quan và nghiên cứu về kết nối thị trường, đồng thời nghiên cứu tiếp trên nền tảng của điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội, phân bố dân cư và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cần khai thác những đặc tính riêng trên nền tảng văn hóa, lịch sử từng vùng đất để thiết lập sản phẩm, hình thành tuyến không gian kết nối các khu vực trọng tâm, trọng điểm du lịch, đồng thời với các tuyến không gian kết nối du lịch chuyên đề tạo nên hệ thống sản phẩm ở quy mô tiếp cận toàn tỉnh, có năng lực thu hút du khách quốc gia, quốc tế, nhóm khách có khả năng chi trả cao. Theo đó, du lịch của Nghệ An được kết nối bằng 9 con đường di sản; Bao gồm:

- Con đường Di sản Đông xứ Nghệ (duyên hải/ tuyến QL.1); Kết nối các phân vùng di sản và du lịch II, III và IV; Màu xanh nước biển.

- Con đường Di sản Tây xứ Nghệ (khám phá/ tuyến QL.16); Kết nối các phân vùng di sản và du lịch VI và VII; Màu lá cây sáng.

- Con đường Di sản Nam xứ Nghệ (tuyến QL.7); Kết nối các phân vùng di sản và du lịch III, V và VII; Màu hồng đào.

- Con đường Di sản Bắc xứ Nghệ (tuyến QL.48); Kết nối các phân vùng di sản và du lịch III, IV, V và VI; Màu tím.

- Con đường Di sản Trung xứ Nghệ (tuyến QL.48C); Kết nối các phân vùng di sản và du lịch VI và VII; Màu vàng đất.

- Con đường Di sản Hồ Chí Minh (tuyến đường Hồ Chí Minh; QL.15); Kết nối các phân vùng di sản và du lịch I và V; Màu đỏ.

- Con đường Di sản Mới (tuyến QL.46; QL.15); Kết nối các phân vùng di sản và du lịch I, II, III và V; Màu vàng thư.

- Con đường Di sản Sông Lam (tuyến đường thủy Sông Lam, Sông Con, Sông Hiếu); Kết nối các phân vùng di sản và du lịch I, II, V và VII; Màu xanh da trời.

- Con đường di sản Biển xứ Nghệ (với 06 cảng biển); Kết nối các phân vùng di sản và du lịch II, III và IV. Màu xanh chàm đậm.

9.2. Định hướng phát triển hệ thống tour du lịch

Bao gồm các Tour du lịch trọng điểm; Tour du lịch chuyên đề; Tour cơ bản; Tour lữ hành (do các hãng du lịch thiết lập); Tour ngẫu hứng (do du khách tự quyết định). Trong đó, các tour du lịch được thiết lập, sáng tạo trên cơ sở phân vùng, địa phương, tuyến du lịch chủ đề và tùy chọn của các hãng lữ hành trên cơ sở các Tour du lịch chính (Nam Đàn - Vinh - Cửa Lò) và các điểm đến chính Kim Liên, TP. Vinh và Cửa Lò làm hạt nhân, cốt lõi.

10. Định hướng phát triển hạ tầng du lịch

10.1. Hạ tầng dịch vụ vận tải hành khách

Định hướng phát triển dịch vụ hành khách cập nhật theo xu hướng hiện đại, đa dụng, đa phương tiện.

Đường hàng không (gồm Cảng hàng không; Bãi đáp hàng không, bãi đáp thủy phi cơ, taxi bay) với định hướng tuyến đường hàng không kết nối với các địa phương khác thông qua sân bay Vinh. Điều chỉnh công suất Cảng hàng không quốc tế Vinh quy hoạch đến năm 2030 có công suất khoảng 12 triệu hành khách/năm; tầm nhìn đến năm 2050 có công suất khoảng 15 triệu hành khách/năm. Cạnh cảng hàng không cần có điểm chuyển tiếp vận tải dành riêng cho khách du lịch theo đoàn với khu vực tiếp đón được tổ chức đáp ứng các tiêu chuẩn dành cho khách du lịch quốc tế.

Đường sắt (Tuyến đường sắt; Nhà ga và dịch vụ đường sắt): chuyển hóa và nâng cao tính chất, chức năng phục vụ du lịch, kết nối các phân vùng di sản và du lịch II, III, IV với các ga Yên Lý, ga Chợ Sy, ga Mỹ Lý, ga Quán Hành, ga Vinh. Tại mỗi ga tàu cần bố trí các khu vực đậu xe dành cho khách du lịch tương ứng với khả năng đón tiếp, chuyển tiếp đáp ứng theo từng phân vùng (bao gồm diện tích dành cho tần suất quay vòng). Diện tích đậu xe cần được tính toán đảm bảo đáp ứng lưu lượng theo yêu cầu, tối thiểu 2 điểm (đến và đi) cho mỗi nhà ga, diện tích mỗi điểm ≥ 1,5ha.

Đường bộ (Cao tốc; Quốc lộ; Tỉnh lộ; Huyện lộ; Tuyến giao thông đô thị, nông thôn; Cửa khẩu, cửa ngõ tỉnh, vùng, đô thị; Trung tâm dịch vụ vận tải; Bến xe khách; Bãi đỗ xe, điểm dịch vụ vận tải): định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống tuyến du lịch gắn với quốc lộ, tỉnh lộ hiện có trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm các quốc lộ 1, 7, 7B, 7C, 15, 36, 46, 46B, 46C, 48C, 48D, đường Hồ Chí Minh. Bố trí các khu đón tiếp, các điểm dừng nghỉ, ngắm cảnh, bãi đỗ xe (với dịch vụ hỗn hợp) tại các khu vực cửa ngõ phân vùng và trên toàn tuyến đường du lịch Nghệ An. Với khoảng cách ≤ 22,5 km/ điểm với đường núi và ≤ 45 km với đường bằng. Diện tích bãi đậu xe cho mỗi điểm ≥ 1,5ha. Phát triển tuyến QL.1 kết nối các phân vùng di sản và du lịch II, III và IV; tuyến QL.16 kết nối các phân vùng di sản và du lịch VI và VII; tuyến QL.7 kết nối các phân vùng di sản và du lịch III, V và VII; tuyến QL.48 kết nối các phân vùng di sản và du lịch III, IV, V và VI; tuyến QL.48C kết nối các phân vùng di sản và du lịch VI và VII; tuyến đường Hồ Chí Minh, QL.15 kết nối các phân vùng di sản và du lịch I và V; tuyến QL.46, QL.15 kết nối các phân vùng di sản và du lịch I, II, III và V; Các tuyến đường bộ sử dụng cho hoạt động du lịch cần có thiết kế cảnh quan, thiết lập các điểm dừng chân ngắm cảnh, dịch vụ du lịch dọc các tuyến đường bộ phục vụ du lịch.

Đường biển (Tuyến đường vận tải biển; Cảng biển hỗn hợp hoặc chuyên dùng; Bến du thuyền): đầu tư bổ sung chức năng du lịch cho cảng biển nước sâu Cửa Lò phục vụ thương mại, xuất nhập khẩu và đón khách tour du lịch bằng tàu viễn dương, du thuyền của quốc gia, quốc tế. Đồng thời, chuyển hóa các bến cảng biển hiện có thành các cảng hỗn hợp, có khả năng đón và đưa khách du lịch.

Đường sông (Tuyến đường thủy nội địa; Cảng sông, bến thuyền): phát triển các bến thủy nội địa dọc các tuyến du lịch đường thủy trên sông Lam, sông Hiếu, sông Con, kênh nhà Lê, các hồ thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Hủa Na và các hồ khác. Khoảng cách giữa các bến thuyền ≤2 km với đồng bằng và ≤5 km với miền núi. Tuyến đường thủy Sông Lam, Sông Con, Sông Hiếu, thủy điện Bản Vẽ kết nối các phân vùng di sản và du lịch I, II, V, VI và VII.

10.2. Định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ lưu trú

Hạ tầng lưu trú bao gồm Khách sạn (5 sao, 4 sao, 3 sao), khách sạn công vụ, khách sạn vãng lai, Khách sạn bình dân (dưới 3 sao); Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Khách sạn nổi, du thuyền, tàu thủy lưu trú du lịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, nhà nghỉ theo mùa; Bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ lưu động, cần có tính toán chi tiết theo từng phân vùng, từng địa phương, khu vực phát triển du lịch, cụm du lịch, điểm đến, điểm dừng chân cho phù hợp với nhu cầu, đồng thời phải tăng cường và nâng cao năng lực điều tiết vào ngày cao điểm, thấp điểm, nhằm tránh dư thừa và thiếu hụt, lãng phí và cạnh tranh không lành mạnh.

10.3. Định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ hỗn hợp

Hạ tầng dịch vụ hỗn hợp (bao gồm Trung tâm thương mại, chợ; Điểm dịch vụ y tế; Nhà hàng, quán ăn, cà phê; Dịch vụ thể thao, làm đẹp; Tài chính, ngân hàng; Phòng vé, lữ hành; Điểm dịch vụ tiện ích khác): cần có các quy chế, quy định phối hợp liên ngành để hình thành các điểm dịch vụ hỗ trợ du lịch gắn với các hoạt động dân sinh, đô thị, nông thôn.

10.4. Định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ văn hóa, thông tin du lịch

Hạ tầng văn hóa, thông tin du lịch (bao gồm Điểm dừng chân, ngắm cảnh; Điểm biểu tượng, slogan, truyền thông; Điểm triển lãm, bảo tàng; Điểm biểu diễn, trình diễn; Trung tâm thông tin, HD du lịch): cần nâng cao tính chuyên nghiệp của các đối tượng tham gia chuyên ngành về thiết kế, tổ chức hoạt động tạo sức hấp dẫn và hiệu quả kinh tế.

10.5. Định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ an ninh, cứu hộ

Hạ tầng an ninh, cứu hộ (bao gồm Trung tâm an ninh du lịch; Điểm an ninh du lịch; Trung tâm chỉ dẫn, cứu hộ du khách; Điềm chỉ dẫn, cứu hộ du khách): đặc biệt chú ý tính đồng đều trong phân bố các điểm và tính chuyên sâu tại các trung tâm và tính chất thường xuyên, thường trực trên toàn bộ hệ thống, tạo sự an tâm, an toàn cho du khách và nhân lực tham gia hoạt động.

11. Các nhóm giải pháp phát triển du lịch

Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định rõ lộ trình thực hiện cụ thể, bảo đảm tính khả thi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác truyền thông quảng bá xúc tiến du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với hình ảnh tiêu biểu, sản phẩm chủ đạo, mang đậm bản sắc, nét riêng văn hóa, con người xứ Nghệ.

Tích hợp, gắn kết chặt chẽ các yếu tố du lịch trong các ngành, lĩnh vực khác nhằm tập trung nguồn lực trong xây dựng và hình thành chuỗi giá trị các sản phẩm du lịch. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh. Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Vận dụng linh hoạt phù hợp với thực tế, thực lực và từng giai đoạn phát triển 10 nhóm giải pháp: (a) Nhóm giải pháp thiết lập, phát triển và làm tăng giá trị sản phẩm du lịch; (b) Nhóm giải pháp phát triển không gian và hệ thống hạ tầng; (c) Nhóm giải pháp thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển du lịch; (d) Nhóm giải pháp cơ chế chính sách phát triển du lịch cùng tham gia; (e) Nhóm giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; (f) Nhóm giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá, hoạt động, tổ chức sự kiện du lịch; (g) Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về du lịch và quản lý kinh doanh du lịch; (h) Nhóm giải pháp hợp tác quốc tế, liên kết vùng về du lịch; (i) Nhóm giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về du lịch; (k) Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường, thích ứng đối với biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch.

Trong đó, các nhóm giải pháp (a), (d) và (f) là các nhóm đột phá, các nhóm giải pháp còn lại mang tính nền tảng, thường xuyên và dài hạn.

12. Lộ trình thực hiện chiến lược

Trong ngắn hạn, nhà nước và chính quyền địa phương cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng phối hợp liên ngành, thúc đẩy phát triển du lịch tại các khu vực tài nguyên du lịch có ưu thế vượt trội, ưu tiên triển khai các dự án không yêu cầu nguồn vốn lớn với nguồn lực xã hội và doanh nghiệp làm chủ đạo.

Trong dài hạn, ban hành chính sách khai thác bền vững và tăng giá trị các nguồn tài nguyên du lịch, sử dụng vốn xã hội làm chủ đạo, liên kết không gian các vùng du lịch trọng tâm, các khu vực du lịch trọng điểm, các điểm đến với sự tham gia của toàn xã hội trong đó cộng đồng dân cư, doanh nghiệp làm chủ nhân sáng tạo sản phẩm.

Lộ trình thực thi Chiến lược theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn I (2023-2030): từ năm 2023-2025 lựa chọn các dự án, khu vực phát triển du lịch chuyên đề có khả năng thu hút khách thuận lợi, quy mô đầu tư vừa và nhỏ, thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả cao và tức thời tại thành phố Vinh, Cửa Lò, huyện Nam Đàn và phụ cận; các điểm hoạt động, trình diễn nghệ thuật thực địa, cộng đồng; các khu vực quần cư văn hóa bản địa đặc sắc, các điểm dừng chân ngắm cảnh, trạm dừng nghỉ, các điểm thông tin du lịch tại cảng hàng không, ga tàu hỏa, bến xe, cảng biển, cảng thủy nội địa, dịch vụ vận tải. Từ năm 2025-2030, tập trung cho các khu vực trọng điểm, chuyên đề, các chiến lược và giải pháp mang tính đột phá, tiến hành thực hiện các phần việc (1) Hoàn thành nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hóa, áp dụng thí điểm cho một số khu, điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nghệ An; (2) Triển khai áp dụng vào thực tiễn các giải pháp phát triển du lịch, thí điểm tại các khu vực thuận lợi trong xã hội hóa đầu tư; (3) Phát triển các dự án du lịch tại các phân vùng, địa phương, lựa chọn các tài nguyên du lịch (cốt lõi) đang thu hút được khách, kết hợp với các hoạt động đầu tư kinh tế để gián tiếp đầu tư cho bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch; (4) Triển khai lập các quy hoạch, dự án hạ tầng du lịch cần thiết cho từng khu vực du lịch trọng điểm theo nhóm và từng phân vùng để thu hút các nhà đầu tư đã và đang tiến hành đầu tư tại địa điểm lựa chọn (các khu vực du lịch trọng tâm của từng phân vùng); (5) Thiết lập khung sáng kiến, các nguyên lý chỉ đạo, các nhóm giải pháp cụ thể làm công cụ triển khai chiến lược một cách hữu hiệu; (6) Thực hiện các chiến lược tổng thể và lập các dự án đầu tư hạ tầng du lịch theo nhóm và từng phân vùng để tăng nhanh tốc độ nghiên cứu và giảm trừ chi phí; (7) Xây dựng các quy chế quản lý hoạt động và sản phẩm du lịch; (8) Áp dụng các mô hình tiếp cận và khai thác bền vững tài nguyên du lịch mang lại lợi ích cho cộng đồng (kết hợp phân tách các không gian điểm đến, không gian đón tiếp, không gian cộng đồng, trình diễn, các điểm dừng chân, ngắm cảnh); (9) Kêu gọi xã hội hóa đầu tư du lịch địa phương theo từng phân khúc.

Giai đoạn II (2031-2035): (1) Nhân rộng mô hình: “mỗi di sản một quần cư”; “mỗi quần cư một sản phẩm”; “mỗi sản phẩm một cảnh quan”; “mỗi tài nguyên một phong cách”; “mỗi sản phẩm một chuyên gia”; Và, “mỗi không gian một doanh nghiệp”; “mỗi doanh nghiệp một cộng đồng”; (2) Tiến hành liên kết nhóm điểm đến tương ứng với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư sở tại; (3) Xác lập các cơ chế, chính sách theo các phân vùng du lịch và các điểm đến; (4) Bàn giao điểm đến du lịch địa phương cho cộng đồng có trách nhiệm quản lý, khai thác; (5) Duy trì sự phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng theo các chuẩn mực quốc tế; (6) Chuyển giao trách nhiệm phát triển du lịch cho cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện chiến lược

1. Sở Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức công bố rộng rãi Chiến lược để các tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân biết và tham gia thực hiện Chiến lược.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược theo lộ trình đã được phê duyệt; phối hợp lập các quy hoạch, các đề án, kế hoạch phát triển các khu vực du lịch trọng điểm, hệ thống các khu vực sàn ngắm cảnh, điểm dừng chân, cửa ngõ, trung tâm thông tin du lịch.

- Lập và trình phê duyệt Đề án phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 theo Chiến lược đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan hoàn thiện, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức phát triển, mở rộng thị trường (nhận, gửi khách, trong nước và quốc tế), nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, chương trình quảng bá thương hiệu, kết nối với các địa phương khác trong vùng Bắc trung bộ, quốc gia, quốc tế.

- Cập nhật nội dung thực hiện Chiến lược vào cổng thông tin điện tử ngành, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, xu hướng tiêu dùng, định chuẩn và kiểm soát chất lượng dịch vụ trong suốt quá trình thực hiện Chiến lược. Nắm bắt, tháo gỡ và giải đáp các vướng mắc của các ngành, các cấp, doanh nghiệp, cộng đồng, người dân có liên quan theo trách nhiệm được phân công.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan tổ chức quản lý Chiến lược, phát triển và nhân rộng mô hình định chuẩn, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược theo từng giai đoạn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch cập nhật nội dung Chiến lược vào quy hoạch tỉnh và các quy hoạch, dự án, đề án có liên quan.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh về quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với du lịch; Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn các dự án mang tính kết nối liên vùng, kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thiện hạ tầng và tạo động lực phát triển du lịch nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách, đặc biệt là công trình trọng điểm thúc đẩy phát triển du lịch.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Chiến lược các nội dung thuộc trách nhiệm đảm bảo từ ngân sách theo quy định hiện hành.

4. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, các sở, ngành và địa phương liên quan trong quản lý, bảo tồn hệ thống các di tích, danh lam thắng cảnh, hệ thống các khu vực công trình văn hóa, thể thao, bảo tàng, các công trình, điểm biểu diễn, hoạt động văn hóa, giải trí trong nhà và ngoài trời, gắn kết với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các đơn vị tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật trong địa bàn tỉnh.

- Triển khai các đề án bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống di tích, di sản, phát triển công nghiệp văn hóa trong phạm vi các khu vực phát triển du lịch, các dự án trọng điểm, trọng tâm theo Chiến lược được duyệt.

5. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, các sở, ngành, địa phương liên quan trong quản lý, hướng dẫn, thẩm định quy hoạch, thiết kế đô thị, nông thôn, các dự án đầu tư trong phạm vi các khu vực phát triển du lịch, các dự án trọng điểm, trọng tâm theo Chiến lược được duyệt.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, các sở, ngành, địa phương có liên quan trong việc lập, cập nhật thông tin, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cho phù hợp.

7. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, các sở, ngành, địa phương có liên quan nghiên cứu, triển khai các tuyến, đầu mối giao thông kết nối các khu vực phát triển du lịch; tổ chức không gian, cảnh quan, phương tiện giao thông, điểm dừng đỗ, dịch vụ vận tải gắn với hệ thống thông tin, quảng bá thương hiệu và sản phẩm du lịch.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì tham mưu những vấn đề về quản lý, bảo vệ, khai thác các tài nguyên thiên nhiên (rừng phòng hộ, các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các khu vực sản xuất nông lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản...) tạo điều kiện triển khai các dự án du lịch chuyên đề, tạo hình, nghệ thuật thực địa, du lịch sinh thái, thám hiểm.

Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, các sở, ngành, địa phương có liên quan thiết lập các khu vực tạo nguồn nguyên liệu, đặc sản tập trung, có quy mô lớn dành cho du lịch.

9. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Du lịch, các sở, ngành, địa phương có liên quan chỉ đạo phát triển sản xuất các sản phẩm, hàng hóa lưu niệm và tiêu dùng phục vụ khách du lịch có bản sắc riêng với loại hình, kích thước, trọng lượng, chất lượng theo chuẩn mực quốc tế.

10. Sở Thông tin và truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, sản phẩm du lịch. Định hình các mạng lưới, hệ thống, tiêu chuẩn, chỉ dẫn, các tuyến, điểm và khu du lịch thông minh.

11. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì phối hợp với Sở Du lịch, các sở, ngành, địa phương có liên quan đề xuất và thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, huy động, thu hút nguồn nhân lực chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, tình nguyện viên đáp ứng các nhiệm vụ, yêu cầu của Chiến lược.

12. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An

Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, các địa phương tạo điều kiện xúc tiến đầu tư các dự án phát triển các khu vực du lịch trọng điểm theo Chiến lược. Triển khai chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế.

13. Công an tỉnh, Bộ CH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh

Xây dựng và triển khai Kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách trong hoạt động du lịch, đảm bảo sự tuân thủ quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa Việt Nam từ phía khách du lịch nước ngoài; thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến khách du lịch theo quy định của pháp luật.

14. Các Sở, Ngành, Đoàn thể khác có liên quan

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Du lịch, tập hợp các nguồn lực tham gia triển khai, giám sát việc thực hiện Chiến lược và các dự án có liên quan.

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương; Bố trí ngân sách huyện để thực hiện Chiến lược; Chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chiến lược tại địa phương. Phối hợp thực hiện chiến lược với các địa phương khác trong từng phân vùng và toàn tỉnh.

16. Hiệp hội Du lịch Nghệ An, các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan

Phối hợp với Sở Du lịch, tham gia đầu tư, thực hiện các công việc, ủng hộ, tạo điều kiện triển khai Chiến lược có hiệu quả, phản ánh các khó khăn vướng mắc để các cơ quan hữu quan tháo gỡ kịp thời.

17. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện Chiến lược và các dự án có liên quan.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Du lịch; Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PVP VX UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TP KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Trung

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1439/QĐ-UBND ngày 23/05/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


543

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.219.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!