Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1417/QĐ-BVHTTDL Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Người ký: Trần Chiến Thắng
Ngày ban hành: 14/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

Số: 1417/QĐ- BVHTTDL

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH;

Căn cứ Nghị định số 185/2007/ NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 63/2008/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiện vụ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều1. Ban hành kèm theo Quyết định này Qui định về trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị đào tạo, kiểm tra cấp chứng chỉ trình độ ngoại ngữ cho hướng dẫn viên du lịch, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Chiến Thắng

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ ĐỐI VỚI HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ

(Ban hành tại Quyết đinh Số 1417/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế được thể hiện qua kỹ năng cơ bản khi sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành và vốn từ vựng chuyên ngành. Các kỹ năng đó bao gồm kỹ năng nghe, nói, đọc và viết

Nhóm yêu cầu

Kỹ năng cơ bản

Kỹ năng chuyên ngành

(1)

(2)

(3)

Kỹ năng nghe, hiểu

+ Kỹ năng nghe, hiểu cuộc hội thoại về nhu cầu xã hội thông thường, các chủ đề và chủ đề liên quan đến công việc

+ Nghe hiểu những hội thoại trực tiếp về những sự kiện thường nhật phổ biến, những vấn đề thuộc về hành chính và những hướng dẫn, chỉ dẫn để thực hiện…

+ Nghe hiểu những câu hỏi và trả lời liên quan đến các chủ đề ai? cái gì? Ở đâu? khi nào?

+ Có khả năng theo dõi những điểm chính trong một cuộc thảo luận hoặc bài phát biểu thuộc lĩnh vực chuyên môn.

+ Có khả năng nghe hiểu người bản ngữ khi họ sử dụng phương ngữ nói ở mức độ bình thường.

+ Có khả năng nghe hiểu tương đối những thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Nghe hiểu chi tiết được những nghe hiểu điều đồng nghiệp hoặc đối tác nước ngoài nói trực tiếp hoặc cá nhân qua điện thoại trong các tình huống giao dịch về công việc hàng ngày hoặc liên quan đến nghiệp vụ cụ thể.

+ Nghe hiểu chi tiết những điều du khách nói trực tiếp hoặc qua điện thoại về giao tiếp trong cuộc sống, về kiến thức và những hiểu biết cần được chuyển tải trong những thuyết minh thuộc chương trình tour như:

- Thông tin chi tiết về những vấn đề mà khách quan tâm như pháp luật, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hoá, lịch sử của đất nước, địa phương hoặc các điểm đến trong tour…

- Yêu cầu xử lý tình huống phát phát sinh trong quá trình cung cấp các dịch vụ ăn, nghỉ, mua sắm, giải trí cho khách.

2. Ký năng nói và thuyết trình

+ Có khả năng sử dụng các đoạn văn nói, các câu nối, có khả năng ngắt câu từ và kiểm soát tốc độ nói để:

+ Thực hiện các tình huống giao tiếp và công việc thường nhật

- Thảo luận những vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được quan tâm

- Chỉ dẫn một cách chi tiết, đặc biệt là về chủ đề liên quan đến công việc thường ngày

- Phân biệt chức năng ngữ cảnh và thực hiện việc trả lời chính xác các câu hỏi thực tế liên quan đến ai? cái gì? ở đâu? khi nào?

- Làm cho người tham gia hội thoại là người bản ngữ hiểu chuẩn xác nội dung cuộc hội thoại hoặc bài thuyết trình

+ Thực hiện những cuộc đối thoại hoặc trình bày những bài thuyết trình mang chủ đề chung hàng ngày được nhiều người quan tâm, hoặc các lĩnh vực chuyên ngành bao gồm cả lĩnh vực khoa học kỹ thuật và xã hội nhân văn.

+ Có khả năng thuyết minh thành thạo về các điểm du lịch, các tuyến du lịch, các danh lam thắng cảnh của đất nước.

+ Có khả năng giải pháp những câu hỏi liên quan đến các vấn đề căn bản mà du khách thường quan tâm về lịch sử xã hội kinh tế, pháp luật, Việt Nam; về văn hoá, phong tục tập quán của con người Việt Nam trên các vùng miền của đất nước.

+ Giao tiếp thành thục và tự nhiên với du khách và đồng nghiệp nước ngoài

+ Có khả năng thuyết trình rõ ràng, mạch lạc và chính xác về công việc được giao.

+ Có khả năng trao đổi với khách về những vấn đề cơ bản liên quan đến tự nhiên, văn hoá, xã hội, lịch sử, phong tục tập quán của khách.

+ Có khả năng kể chuyện hài hước, đố vui, hát hoặc tổ chức, điều khiển các trò chơi cho du khách trong các hành trình đường dài.

3. Kỹ năng đọc hiểu

+ Có khả năng đọc hiểu các tài liệu dài (một nghìn từ trở lên), được viết theo cấu trúc thông thường về những chủ đề quen thuộc, những thể loại miêu tả, tường thuật các sự kiện tường thường nhật.

+ Đọc hiểu một cách chính xác các thư tín thương mại tiêu chuẩn,

+ Có khả năng tóm tắt các tài liệu liên quan đến công việc và chủ đề được quan tâm đặc biệt,

+ Có khả năng đọc hiểu chi tiết cũng như tra cứu nhanh thông tin liên quan đến nghiệp vụ hướng dẫn, đến các kiến thức cần có khi thuyết minh...

+ Đọc hiểu và tóm tắt được nội dung các bài viết liên quan đến nghiệp vụ và kiến thức liên quan đến công việc.

+ Đọc hiểu một cách chính xác các thư cảm ơn hoặc phàn nàn của khách,

 

+ Có khả năng đọc hiểu để thực hiện hoặc hướng dẫn người khác các tài liệu kỹ thuật như các qui trình hướng dẫn thực hiện.

+ Có khả năng đọc hiểu các tài liệu được diễn đạt ở trình độ cao

+ Có khả năng sử dụng ngữ cảnh và tư duy thực tế để hiểu những tài liệu liên quan đến công việc hoặc sở thích đặc biệt.

 

+ Đọc hiểu chính xác các nội dung của hợp đồng công việc khi nhận đoàn.

+ Đọc, tra cứu và hiểu về các phong tục tập quán, văn hoá cơ bản của đất nước quê hương du khách,

+ Có khả năng đọc hiểu những câu chuyện ngụ ngôn, hài hước của các tác giả người bản ngữ hoặc tác giả cùng quê với du khách đã được dịch qua ngôn ngữ sử dụng hướng dẫn khách.

4. Kỹ năng viết

 

+ Có thể sử dụng các mẫu văn viết, dấu câu và cấu trúc câu thông dụng

+ Có khả năng viết chính xác khi sử dụng các cấu trúc đơn giản

+ Có thể viết để mô tả, kể lại các tình huống và sự kiện thường nhật.

+ Có thể viết văn bản kết hợp nhiều đoạn văn ngắn về chủ đề cụ thể liên quan đến sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm đặc biệt,

+ Có thể viết chính xác các thư tín thương mại tiêu chuẩn

+ Có khả năng viết các báo cáo liên quan đến trách nhiệm đồng công việc cụ thể

+ Có thể viết báo cáo và lịch trình chuyến đi.

+ Có khả năng viết tường trình một sự việc liên quan đến một tình huống nào đó xảy ra trong chuyến đi.

+ Có khả năng viết được những quảng cáo đơn giản về một điểm hoặc chương trình hay tuyến du lịch.

+ Có khả năng viết thư phúc đáp xin lỗi khách

+ Có khả năng xây dựng thực đơn hoặc công thức nấu ăn cho một số món ăn phổ biến của Việt Nam.

+ Có khả năng soạn thảo hợp đồng

 

5. Từ vụng về kiến thức chuyên ngành

Yêu cầu từ vựng

Kiến thức lịch sử

+ Tên gọi và đặc điểm cơ bản của các dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc, Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ

Kiến thức văn hóa

+ Hệ thống di tích lịch sử văn hoá và danh thắng Việt Nam (tên, phân bố, đặc điểm cơ bản, các điểm được đưa vào chính thức trong tour, trong hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam...)

 

+ Các di sản thế giới tại Việt Nam (tên gọi, phân bố, lịch sử hình thành, đặc điểm hiện tại, thời điểm được công nhận, ý nghĩa với đất nước và dân tộc, sức hút với du lịch...)

+ Hệ thống bảo tàng Việt Nam (tên gọi, tính chất, phân bố, đặc điểm hiện vật, ý nghĩa du lịch...) và các danh nhân Việt Nam

+ Tên riêng và nhóm từ vựng liên quan đến văn hoá và tộc người các vùng lãnh thổ (tên các tộc người, địa bàn phân bố, lịch sử phát triển, văn hoá và phong tục tập quán, những đặc điểm hấp dẫn du lịch...)

+ Tên gọi và các từ vựng liên quan đến văn hoá cộng đồng (đặc điểm của văn hoá làng xã, văn hoá dòng họ, tên và truyền thống một số làng và dòng họ nổi tiếng, có ảnh hưởng đến lịch sử giữ nước và phát triển của dân tộc...)

+ Hệ thông từ vựng liên quan đến văn hoá ẩm thực (các món ăn phổ biến và các đặc sản của các vùng miền, đặc điểm, nguyên liệu và phương thức chế biến, phong cách thưởng thức...), từ vựng liên quan đến các làng nghề thủ công truyền thống

+ Hệ thống tên riêng và .từ vựng liên quan đến các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Kiến thức địa chất, địa lý

+ Các nhóm từ về địa chất học và lịch sử địa chất trên quan đến sự hình thành và phát triển các dạng địa hình, giải thích sự tồn tại của các dạng địa hình độc đáo như địa hình núi cao, địa hình karst (trên cạn và ngập nước), núi lửa, núi đá chồi, liên hệ giữa các mảng lục địa dẫn đến sự giống và khác nhau của các nền văn minh hiện đang có khoảng cách lớn về không gian....

+ Các từ chuyên ngành về địa lý tự nhiên bao gồm các nhóm từ cơ bản liên quan đến vị trí địa lý của các nước và vùng lãnh thổ, các dạng địa hình, các kiểu khí hậu, các loại khoáng sản, hệ thống sông ngòi, biển và bãi biển, đảo và tài nguyên biển đảo, hệ thống thảm thực vật và ý nghĩa với cuộc sống...

+ Các nhóm từ về địa lý kinh tế bao gồm từ vựng về phân bố dân cư, phân bố các ngành kinh tế (công nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế...)

+ Các nhóm từ chuyên ngành về địa lý du lịch bao gồm qui hoạch phát triển du lịch, các dịch vụ du lịch, các loại hình du lịch (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch hội nghị hội thảo, du lịch chữa bệnh...)

+ Các nhóm từ chuyên môn về phân vùng du lịch của Việt Nam…

+ Các nhóm từ chuyên môn và.tên gọi các tuyến điểm du lịch quốc gia của Việt Nam và một số tuyến điểm địa phương.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1417/QĐ-BVHTTDL ngày 14/04/2009 về trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.535

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.63.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!