Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1355/QĐ-BVHTTDL Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Người ký: Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành: 12/04/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1355/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ NHÃN DU LỊCH BỀN VỮNG BÔNG SEN XANH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 3705/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt dự án Chương trình nhãn sinh thái “Bông sen xanh” cho các cơ sở lưu trú tại Việt Nam và Quyết định số 138/QĐ-BVHTTDL ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc nghiệm thu dự án Chương trình nhãn sinh thái “Bông sen xanh” cho các cơ sở lưu trú tại Việt Nam;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các tỉnh/thành;
- Các Sở VHTTDL;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Vụ KHCNMT, Vụ PC, Website Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, TCDL, Vụ KS (150).

BỘ TRƯỞNG




Hoàng Tuấn Anh

 

BỘ TIÊU CHÍ

NHÃN DU LỊCH BỀN VỮNG BÔNG SEN XANH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
(Ban hành theo Quyết định số 1355/QĐ-BVHTTDL ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

I. KHÁI NIỆM NHÃN DU LỊCH BỀN VỮNG BÔNG SEN XANH

- Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh (sau đây gọi là Nhãn Bông sen xanh) là nhãn hiệu cấp cho các cơ sở lưu trú du lịch (viết tắt là CSLTDL) đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. CSLTDL được cấp Nhãn Bông sen xanh là đơn vị đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững.

- Nhãn Bông sen xanh có 5 cấp độ, từ 1 Bông sen xanh đến 5 Bông sen xanh. Số lượng Bông sen xanh ghi nhận mức độ nỗ lực trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của CSLTDL, không phụ thuộc vào loại, hạng mà CSLTDL đó đã được công nhận.

II. BỘ TIÊU CHÍ NHÃN DU LỊCH BỀN VỮNG BÔNG SEN XANH

2.1. Thời hạn:

Sau 03 (ba) năm kể từ ngày có hiệu lực áp dụng, Bộ tiêu chí Nhãn Du Lịch bền vững Bông sen xanh (sau đây gọi là Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh) sẽ được sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết để phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ và hiểu biết về các vấn đề môi trường của con người.

2.2. Cấu trúc:

- Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh gồm 81 tiêu chí với tổng số 154 điểm và 25 điểm thưởng, chia làm 3 cấp:

+ Cấp cơ sở: 30 tiêu chí.

+ Cấp khuyến khích: 29 tiêu chí

+ Cấp cao: 22 tiêu chí

Tiêu chí cấp cơ sở là những tiêu chí cần thiết, dễ thực hiện, chủ yếu mang tính quản lý nội bộ.

Tiêu chí cấp khuyến khích và cấp cao là các tiêu chí yêu cầu cao hơn, khó hơn, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nhằm khuyến khích các CSLTDL liên tục đổi mới, cố gắng để đạt được ở mức cao hơn.

Tiêu chí thưởng với tổng số điểm thưởng 25 điểm, áp dụng cho các CSLTDL đã đạt chứng chỉ Công trình Xanh - LOTUS (15 điểm) hay được cấp chứng chỉ ISO 14001 chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (10 điểm).

- Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh được sắp xếp thành 4 nhóm chính: A; B; C; D. Mỗi nhóm có các mục cụ thể (A1, A2…; B1, B2…) và mỗi mục có các tiêu chí làm rõ nội dung, đánh giá chi tiết hơn yêu cầu của mục. Cụ thể như sau:

Nhóm A. Quản lý bền vững: gồm 6 tiêu chí cơ sở, 7 tiêu chí khuyến khích, 1 tiêu chí cấp cao với điểm tối đa là 23 điểm.

Nhóm B. Tối đa hoá lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương: gồm 1 tiêu chí cơ sở, 3 tiêu chí khuyến khích, 6 tiêu chí cấp cao với điểm tối đa là 25 điểm.

Nhóm C. Giảm thiểu các tác động tiêu cực tới di sản văn hoá, di sản thiên nhiên: gồm 4 tiêu chí cơ sở, 3 tiêu chí khuyến khích, 4 tiêu chí cấp cao với điểm tối đa là 22 điểm.

Nhóm D. Giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường: gồm 19 tiêu chí cơ sở, 16 tiêu chí khuyến khích, 11 tiêu chí cấp cao với điểm tối đa là 84 điểm.

2.3. Nguyên tắc cho điểm:

- Mỗi tiêu chí cấp cơ sở: 1 điểm.

- Mỗi tiêu chí cấp khuyến khích: 2 điểm.

- Mỗi tiêu chí cấp cao: từ 3 điểm trở lên.

2.4. Điểm và các tiêu chí để được cấp Nhãn Bông sen xanh:

Xếp hạng Nhãn

Cấp 1 bông sen

Cấp 2 bông sen

Cấp 3 bông sen

Cấp 4 bông sen

Cấp 5 bông sen

Khoảng Điểm

62-80

81-100

101-122

123-143

144-154

Tiêu chí Cơ sở

30

30

30

30

30

Tiêu chí Khuyến khích

Trên 9

Trên 14

Trên 18

Trên 23

Trên 26

Tiêu chí cấp cao

Trên 3

Trên 6

Trên 10

Trên 14

Trên 19

2.5. Các tiêu chí và biểu điểm:

Cấp tiêu chí

Mã số

Nội dung tiêu chí

Điểm tối đa

 

A

QUẢN LÝ BỀN VỮNG

23

 

A1

Có kế hoạch được xây dựng thành văn bản và thực hiện hệ thống quản lý để phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế và quy mô của cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL), trong đó bao gồm kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) tự nhiên và xã hội

6

CƠ SỞ

A1.1

Có thông báo về chính sách BVMT và hoạt động văn hóa xã hội của CSLTDL, để tại vị trí dễ thấy tại sảnh và khu vực dành cho nhân viên

1

CƠ SỞ

A1.2

Có thông báo về chính sách hoạt động văn hóa, xã hội của CSLTDL, để tại những vị trí dễ thấy tại sảnh và khu vực dành cho nhân viên

(ưu tiên hoạt động nhằm đem lại lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương như: chính sách tuyển dụng lao động địa phương, chính sách sử dụng các sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) được cung cấp tại địa phương, cam kết tham gia chương trình xã hội hoặc các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến di sản thiên nhiên, di sản văn hóa tại địa phương…)

1

A1.3

Có lập kế hoạch hàng năm về thực hiện các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường (trong và ngoài CSLT DL)

1

A1.4

Có lập kế hoạch hàng năm về thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xã hội (trong và ngoài CSLT DL)

1

A1.5

Bố trí người chuyên trách hay kiêm nhiệm đã qua đào tạo về quản lý môi trường, giữ vai trò “Thư ký môi trường” hay “Điều phối viên môi trường” để điều phối các hoạt động quản lý và BVMT tại CSLTDL

1

A1.6

Lập báo cáo hàng năm về đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động BVMT, văn hóa, xã hội của CSLTDL

1

 

A2

Nhân viên được định kỳ bồi dưỡng về tầm quan trọng và các giải pháp BVMT, các vấn đề văn hóa, xã hội và sức khỏe

4

KHUYẾN KHÍCH

A2.1

Nhân viên được tập huấn về các vấn đề môi trường (1 năm/lần)

2

A2.2

Nhân viên được tập huấn về các vấn đề văn hóa, xã hội (1 năm/lần)

2

 

A3

Hỗ trợ khách và nhân viên tham gia BVMT; lấy ý kiến khách về vấn đề môi trường, dịch vụ của CSLTDL để điều chỉnh phù hợp; có hoạt động yêu cầu nhà cung cấp hỗ trợ CSLTDL thực hiện BVMT

13

KHUYẾN KHÍCH

A3.1

Thông tin cho khách và nhân viên biết các hoạt động đang thực hiện về quản lý và bảo vệ môi trường của CSLTDL như: các vấn đề môi trường của địa phương, các hoạt động nhằm quản lý và bảo vệ môi trường của CSLTDL; hướng dẫn khách tham gia cùng BVMT

2

A3.2

Có thu thập ý kiến của khách bằng sổ hoặc bảng câu hỏi về vấn đề môi trường, văn hóa, xã hội

2

KHUYẾN KHÍCH

 A3.3

Có hình thức khuyến khích khách khi khách tham gia vào các hoạt động tiết kiệm tài nguyên, BVMT của doanh nghiệp

2

A3.4

Có cải tiến theo góp ý của khách về vấn đề môi trường, văn hóa xã hội và phổ biến kết quả đạt được

2

A3.5

Có bảng phân công nhân viên trong hoạt động BVMT và có hình thức khen thưởng, động viên nhân viên tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý và BVMT của CSLTDL

2

CẤP CAO

A3.6

Có hoạt động yêu cầu các nhà cung cấp hỗ trợ CSLTDL thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường

3

 

B

TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

25

 

B1

Chủ động hỗ trợ các hoạt động phục vụ cộng đồng với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

4

CƠ SỞ

B1.1

Có đóng góp (tài chính, nhân lực hoặc vật chất) cho các hoạt động phát triển cộng đồng địa phương

1

CẤP CAO

B1.2

Có lập kế hoạch hàng năm hoặc dài hạn hay chương trình hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng

3

 

B2

Ưu tiên tuyển dụng người có hộ khẩu tại địa phương hoặc người đến từ các vùng kinh tế kém phát triển và đào tạo thêm khi cần thiết

5

KHUYẾN KHÍCH

B2.1

Có chính sách tuyển dụng người địa phương, người đến từ các vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển vào làm việc trong CSLTDL

2

CẤP CAO

B2.2

Có chính sách đào tạo nghề tại chỗ cho người dân tại địa phương và ưu tiên tuyển dụng họ khi cần thiết

3

 

B3

Ưu tiên sử dụng các dịch vụ và hàng hoá là sản phẩm nội địa hoặc sản phẩm của địa phương trong hoạt động kinh doanh của CSLTDL

4

KHUYẾN KHÍCH

B3.1

Ưu tiên sử dụng hàng hóa được sản xuất tại địa phương hay sử dụng nguyên liệu của địa phương nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

2

B3.2

Ưu tiên sử dụng các dịch vụ cung cấp tại địa phương

2

 

B4

Hỗ trợ các nhà cung ứng của địa phương phát triển, xúc tiến và bán tại CSLTDL các sản phẩm sản xuất tại địa phương (thực phẩm, đồ uống, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp…)

6

CẤP CAO

B4.1

Kết hợp với các doanh nghiệp địa phương phát triển sản phẩm đặc thù của địa phương (trưng bày hoặc bán tại CSLTDL)

3

B4.2

Giới thiệu với khách các sản phẩm độc đáo của địa phương thông qua các chương trình riêng của CSLTDL

3

 

B5

Công bằng trong việc tuyển dụng phụ nữ và người dân tộc thiểu số ở địa phương, bao gồm cả vị trí quản lý, không tuyển dụng lao động trẻ em

6

CẤP CAO

B5.1

Công bằng về giới trong tuyển dụng nhân viên làm việc tại CSLTDL

3

B5.2

Có chính sách riêng hỗ trợ nhân viên nữ (chế độ thai sản, đào tạo, tư vấn sức khỏe sinh sản…)

3

 

C

GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI DI SẢN VĂN HÓA, DI SẢN THIÊN NHIÊN

22

 

C1

Không bán, kinh doanh hay trưng bày các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa vật thể thuộc sở hữu nhà nước nếu không được pháp luật cho phép

2

CƠ SỞ

C1.1

Không mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa vật thể thuộc sở hữu nhà nước; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; không lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh

1

CƠ SỞ

C1.2

Thông báo với nhân viên và khách về vấn đề di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng, không được mua bán, tặng cho.

1

 

C2

Sử dụng văn hóa truyền thống của địa phương trong kiến trúc, trang trí, chế biến, trình bày món ăn, các hoạt động biểu diễn văn nghệ…

5

KHUYẾN KHÍCH

C2.1

Thể hiện nét văn hóa, truyền thống của địa phương trong kiến trúc hay các hoạt động, dịch vụ của cơ sở lưu trú

2

CẤP CAO

C2.2

Có hoạt động hỗ trợ địa phương phát triển các loại hình văn hóa dân tộc

3

 

C3

Cung cấp cho khách thông tin về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên tại địa phương, hướng dẫn và giải thích để khách có thái độ và hành vi phù hợp khi tham quan các di sản này

6

CẤP CAO

C3.1

Có tài liệu (bảng tin, tờ rơi…) cập nhật thông tin về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên tại địa phương cho khách

3

C3.2

Có tài liệu giới thiệu phong tục tập quán, tín ngưỡng của địa phương, hướng dẫn để khách có hành vi thích hợp

3

 

C4

Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan

9

CƠ SỞ

C4.1

Không bắt giữ động vật hoang dã, trừ khi hoạt động đó mang tính bảo tồn và được pháp luật cho phép

1

C4.2

Không bán quà lưu niệm, thực phẩm, món ăn làm từ động thực vật hoang dã được bảo vệ theo pháp luật và các công ước quốc tế

1

KHUYẾN KHÍCH

C4.3

Có chính sách hay chương trình đào tạo phổ biến luật, quy định về việc khai thác hay mua bán động thực vật hoang dã cho nhân viên

2

C4.4

Có chính sách hay bảng thông tin phổ biến luật, quy định về việc khai thác hay mua bán động thực vật hoang dã cho khách hàng

2

CẤP CAO

C4.5

Có chính sách hay chương trình đào tạo về bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan cho nhân viên

3

 

D

GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI MÔI TRƯỜNG

84

 CƠ SỞ (NĂNG LƯỢNG)

D1

Bảo tồn tài nguyên

50

D1.1

Mua sản phẩm được đóng gói với khối lượng lớn nhằm tiết giảm bao bì, giảm rác thải

1

D1.2

Dán bảng thông báo nhỏ/bích chương nhắc nhở người lao động trong doanh nghiệp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên vật liệu

1

D1.3

Cài đặt nhiệt độ nước nóng trong phòng khách từ 50oC-70oC

1

D1.4

Cài đặt nhiệt độ nước nóng cung cấp cho phòng giặt là 70oC

1

D1.5

Cài đặt nhiệt độ thiết bị điều hòa buồng khách là 24oC-26oC (mùa hè), 20oC-21oC (mùa đông)

1

D1.6

Giám sát việc tiêu thụ điện ở buồng khách bằng việc sử dụng: khóa từ, hoặc công tắc tổng, hoặc giải pháp tương đương

1

D1.7

Định kỳ bảo trì thiết bị theo khuyến cáo của nhà sản xuất

1

CƠ SỞ (NƯỚC)

D1.8

Cải tiến nhà vệ sinh để tiết kiệm nước bằng cách: Điều chỉnh mực nước trong bồn chứa nước của bồn cầu, hoặc lắp lưới hạn dòng trong vòi nước, hoặc giải pháp tương đương

1

D1.9

Tưới cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối

1

KHUYẾN KHÍCH (NĂNG LƯỢNG)

D1.10

Đọc, ghi nhận các chỉ số tiêu thụ điện hàng tháng và lập chỉ số quản lý việc tiêu thụ điện (kWh/phòng/đêm)

2

D1.11

Lắp đặt đồng hồ đo điện ở các bộ phận, dịch vụ tiêu thụ năng lượng cao để giám sát việc tiêu thụ điện

2

D1.12

Sử dụng điều khiển cảm ứng hay bộ định thời thăm dò khu vực không có khách để tắt điện

2

D1.13

Trường hợp sử dụng điện 3 giá, cơ sở lưu trú du lịch thực hiện bơm nước ngoài giờ cao điểm

2

D1.14

Trường hợp sử dụng điện 3 giá, cơ sở lưu trú du lịch thực hiện giặt giũ hay sấy khô tránh giờ cao điểm

2

D1.15

Sử dụng rèm cửa có lớp cách nhiệt hoặc giải pháp tương đương

2

D1.16

Dùng máy tính hay màn hình cài chế độ tự tắt kiệm điện sau một thời gian không sử dụng và các thiết bị văn phòng có nhãn tiết kiệm năng lượng

2

KHUYẾN KHÍCH (NƯỚC)

D1.17

Ghi chép số liệu tiêu thụ nước hàng ngày, lập chỉ số quản lý tiêu thụ nước (m3/khách.ngày đêm)

2

D1.18

Lắp đặt các đồng hồ nước ở các bộ phận, dịch vụ tiêu thụ nước cao để giám sát việc tiêu thụ nước

2

D1.19

Lắp các thiết bị tiết kiệm nước như: vòi có lưới hạn dòng, vòi sen, bồn cầu xả 3l-4.5l, bồn tiểu, thiết bị cảm biến, vòi sen không dây giúp tăng áp lực nước, bồn rửa tay gắn liền với toilet, toilet khô giảm xả thải trực tiếp ra môi trường. Lưu lượng nước trung bình vòi nước và vòi hoa sen, ngoại trừ vòi nước ở bếp và phòng tắm, không vượt quá 9 lít/phút

2

CẤP CAO

(NĂNG LƯỢNG)

D1.20

Có thực hiện kiểm toán năng lượng trong 3 năm liền kề

3

D1.21

Thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng theo đề xuất từ phía kiểm toán năng lượng hoặc ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới

3

D1.22

Sử dụng năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, thủy điện cực nhỏ, điện gió…)

3

D1.23

Có lắp đặt hệ thống giám sát, quản lý năng lượng tập trung

3

CẤP CAO

(NƯỚC)

D1.24

Thực hiện kiểm toán tiêu thụ nước trong 3 năm gần nhất và có thực hiện các giải pháp tiết kiệm như đề xuất của phía kiểm toán

3

D1.25

Lắp vòi nước tự đóng/tắt ở khu vực công cộng

3

D1.26

Thu hồi và sử dụng nước mưa, hạn chế sử dụng nước giếng khoan

3

 

D2

Giảm thiểu ô nhiễm

34

CƠ SỞ

D2.1

Không sử dụng chất Clorofluorocacbon (CFC) trong hoạt động của CSLTDL (CFC có trong môi chất lạnh của tủ lạnh, tủ đông, bình xịt)

1

D2.2

Đề xuất khách lựa chọn phòng hút thuốc/không hút thuốc

1

D2.3

Tái sử dụng giấy vệ sinh và xà phòng thừa ở phòng khách

1

D2.4

Tận dụng ga bọc chăn, đệm cũ, vỏ bao gối cũ, khăn cũ cho công dụng khác

1

D2.5

Sử dụng bẫy mỡ để giảm tải trong hệ thống xử lý nước thải

1

D2.6

Sử dụng giấy 2 mặt, giảm in ấn bằng cách thông tin qua mạng

1

D2.7

Trữ hóa chất trong các bình có nhãn ghi tên từng hóa chất và thực hiện nghiêm ngặt quy trình sử dụng đối với từng loại hóa chất

1

CƠ SỞ

D2.8

Thường xuyên kiểm tra, làm sạch và bảo trì trong quá trình bảo quản nhằm tránh rò rỉ ga hoặc hóa chất độc hại

1

D2.9

Có biện pháp quản lý chất thải độc hại phù hợp

1

D2.10

Thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, để khu vực buồng lưu trú không vượt quá 45 đề xiben (dBA) từ 21 giờ đến 6 giờ và 55 dBA từ 6-21 giờ, khu vực khác không vượt quá 55dBA từ 21 giờ đến 6 giờ và 70 dBA từ 6-21 giờ

1

KHUYẾN KHÍCH

D2.11

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo quy định

2

D2.12

Phân loại rác thải: rác tái chế để bán, rác hữu cơ cho chăn nuôi hay làm compost và rác thải độc hại để xử lý riêng

2

D2.13

Tái sử dụng vỏ đựng dầu gội đầu, dầu xả, sữa tắm, xà phòng đã qua sử dụng

2

D2.14

Ghi lại lượng rác thải ra hàng tháng từ CSLTDL

2

D2.15

Sử dụng pin sạc, hoặc không có thủy ngân, hoặc có thu hồi pin đã dùng

2

D2.16

Có tham gia vào các chiến dịch về môi trường hay biến đổi khí hậu của địa phương và quốc tế (chương trình Giờ trái đất, trồng cây xanh, đi xe đạp…)

2

CẤP CAO

D2.17

Thu hồi để sử dụng nước xám (nước sử dụng sau khi rửa bát đĩa, giặt quần áo hoặc tắm, không bao gồm nước thải của nhà vệ sinh) hay nước sau khi xử lý cho các mục đích phi vệ sinh

3

D2.18

Giám sát lượng Clo xử lý hồ bơi hay sử dụng muối clo để vệ sinh hồ bơi, hoặc sử dụng phương pháp ozon hóa

3

D2.19

Sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường (sản phẩm làm từ vật liệu tái chế, chất tẩy rửa có nguồn gốc hữu cơ, sản phẩm có nhãn xanh)

3

D2.20

Gói thức ăn dư và chưa phục vụ (như thức ăn của tiệc buffet, tiệc cưới…) cho chủ tiệc, nhân viên, người nghèo hay hội từ thiện

3

 

 

TỔNG SỐ ĐIỂM

154

ĐIỂM THƯỞNG

T1

Đạt chứng chỉ Công trình Xanh - LOTUS

15

T2

Được cấp chứng chỉ ISO 14001 chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường

10

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1355/QĐ-BVHTTDL ngày 12/04/2012 về Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.080

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.34.211
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!