|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
134/1999/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Gia Khiêm
|
Ngày ban hành:
|
31/05/1999
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
134/1999/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 5 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 134/1999/QĐ-TTG NGÀY 31 THÁNG 5
NĂM 1999 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC
BIỆT GIAI ĐOẠN 1999 2002
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt
Nam tại tờ trình số 04/TT-BVCSTE ngày 29 tháng 12 năm 1998 và ý kiến của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 881 BKH/LĐVX ngày 08 tháng 02 năm 1999, ý
kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại văn bản số 706 TC/HCSN ngày 09 tháng 02 năm
1999,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chương trình hành động Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn
1999- 2002 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của
Chương trình.
a) Mục tiêu chung: Tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về công tác bảo
vệ trẻ em. Ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giải quyết cơ bản vào năm 2002 tình
trạng: trẻ em lang thang kiếm sống; trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng
nhọc và độc hại; trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; trẻ
em vi phạm pháp luật.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Ngăn chặn, giảm dần và tiến tới
giải quyết cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống. Giải quyết
cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em dưới 15 tuổi phải làm việc trong các điều
kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.
- Ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới
giảm cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em bị xâm phạm nhân phẩm, danh dự, bị
xâm phạm tình dục, đặc biệt vì mục đích thương mại; tổ chức giáo dục, chữa bệnh
và tái hòa nhập cộng đồng cho những đối tượng này.
- Chặn đứng phát sinh mới, giảm
dần và tiến tới xóa bỏ vào năm 2002 tệ nạn sử dụng ma túy trong trẻ em.
- Đấu tranh, ngăn chặn, giảm dần
các loại tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi trẻ em. Giảm cơ bản
vào năm 2002 tình trạng trẻ em phạm các tội nghiêm trọng.
2. Các đề án chủ
yếu của Chương trình.
- Đề án 1: Ngăn chặn và giải quyết
tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống và bị lạm dụng sức lao động. Cơ quan chủ
trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ quan phối hợp: ủy ban Bảo vệ và
Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan.
- Đề án 2: Phòng ngừa tình trạng
trẻ em bị xâm phạm nhân phẩm, danh dự, trẻ em bị xâm phạm tình dục, đặc biệt vì
mục đích thương mại. Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ
quan phối hợp: Bộ Công an, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và các cơ quan có liên quan.
- Đề án 3: Phòng, chống tệ nạn sử
dụng ma túy trong trẻ em. Cơ quan chủ trì: ủy ban Quốc gia Phòng, chống ma túy.
Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Y tế, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, ủy ban Dân tộc
và Miền núi, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội có
liên quan.
- Đề án 4: Đấu tranh phòng, chống
các loại tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi trẻ em. Cơ quan chủ
trì: Bộ Công an. Cơ quan phối hợp: ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội
có liên quan.
- Đề án 5: Tổ chức công tác truyền
thông, giáo dục, tư vấn với nhiều hình thức (như sử dụng hình thức trung tâm
truyền thông, giáo dục, tư vấn,...) cho gia đình và cộng đồng về bảo vệ, chăm
sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cơ quan chủ trì: ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ
em Việt Nam. Cơ quan phối hợp: ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các cơ quan có liên quan.
3. Kinh phí thực
hiện Chương trình sẽ được cụ thể hóa cho từng đề án thành phần.
Vốn từ ngân sách Nhà nước được bố
trí trong kế hoạch hàng năm: thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia (Xoá
đói, giảm nghèo, Việc làm, Phòng, chống tội phạm, Phòng, chống HIV/AIDS, Phòng,
chống ma túy) cho các đề án 1, 2, 3 và 4; cân đối cho các hoạt động thường
xuyên của ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam và ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cho đề án 5.
Ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà
nước, cần huy động từ các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước cho các đề án của
Chương trình.
Riêng năm 1999, các Bộ, ngành
liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động
bố trí kinh phí cho các đề án thành phần trong dự toán ngân sách Nhà nước đã được
giao.
4. Thời gian thực
hiện Chương trình: từ năm 1999 đến năm 2002.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện.
1. Giao Uỷ
ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam là cơ quan giúp Chính phủ phối hợp xây dựng
kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện Chương
trình của các Bộ, ngành và các địa phương theo quy định hiện hành; hàng năm báo
cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chương trình; tiến hành sơ kết
vào năm 2000 và tổng kết vào năm 2002 tình hình thực hiện Chương trình này.
2. Các cơ quan chủ trì các đề án
thành phần, qui định tại khoản 2, Điều 1 của Quyết định này, chịu trách nhiệm
xây dựng và tổ chức thực hiện đề án theo quy định hiện hành. ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Chương
trình ở địa phương.
3. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đề nghị thực hiện một số nhiệm
vụ tại Chương trình này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung liên
quan nhằm từng bước triển khai Chương trình; hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính
phủ, thông qua ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, về tình hình thực hiện
Chương trình theo quy định của Nhà nước. Từng địa phương xây dựng chương trình,
kế hoạch hành động bảo vệ trẻ em gắn với việc thực hiện các kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Đề nghị các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội triển khai
Chương trình trong phạm vi hoạt động của mình, đồng thời tham gia giám sát việc
thực hiện kế hoạch hành động của các cấp chính quyền có liên quan.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4.
Các Bộ trưởng: Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Thủ
trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
ỦY
BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
GIAI ĐOẠN 1999 - 2002
Sau gần 10 năm thực hiện Luật Bảo
vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (năm 1991), với nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước
và toàn dân, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có tiến bộ đáng kể
cả về nhận thức, tư tưởng, tổ chức và kết quả cải thiện tình hình trẻ em, được
quốc tế ủng hộ và đánh giá cao. Biểu hiện rõ nét ở tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng
đầy đủ 6 loại vác xin, được loại trừ uốn ván sơ sinh, được phổ cập giáo dục tiểu
học, được tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa vui chơi, ....
Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự, trẻ em vi phạm pháp luật đang có xu hướng gia tăng và
diễn biến phức tạp. Đây là những trẻ em bị nhiều thiệt thòi, thiếu sự chăm sóc
và bảo vệ, có nguy cơ cao dẫn đến bị xâm hại và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
toàn diện về thể lực, trí lực đạo đức, tinh thần và xã hội của trẻ. Đến cuối
năm 1997, cả nước có khoảng 16000 trẻ em lang thang tập trung nhiều ở các thành
phố lớn, hàng vạn trẻ em đang phải lao động kiếm sống trong các doanh nghiệp tư
nhân, cơ sở dịch vụ, sản xuất nhỏ, các làng nghề, làm thuê cho các gia đình.
Đáng lo ngại, một bộ phận trẻ em này, đang phải lao động trong điều kiện nặng
nhọc, độc hại và nguy hiểm, không an toàn đến tính mạng. Hiện nay, cả nước có
khoảng 7000 gái mãi dâm, trong đó 15% trẻ em gái dưới 16 tuổi. Số vụ hiếp dâm
trẻ em vẫn chưa giảm về số lượng (năm 1996 có 638 vụ, năm 1997 có 1103 vụ) mà
còn diễn biến phức tạp. Tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em để đưa trái phép ra
nước ngoài xẩy ra nghiêm trọng, trong số người bị mua bán để đưa trái phép ra
nước ngoài có 14,6% là trẻ em dưới 16 tuổi. Công tác phòng, chống ma túy trong thanh
thiếu niên, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng tình hình hút, hít hêrôin trong học
sinh và sinh viên chưa giảm, mà có xu hướng phát triển phức tạp ở các thành phố
lớn và các khu vực có dân tự do sinh sống, năm 1997 có gần 4000 trẻ em nghiện
ma túy. Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng về số vụ và
tính chất nghiêm trọng như những hành vi cướp của, giết người, đánh người gây
thương tích, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ của trẻ em
ngày càng phổ biến. Năm 1997, cả nước có hơn 8500 trẻ em vi phạm pháp luật và
tòa án các cấp đã xét xử các vụ án với 2845 bị cáo là người chưa thành niên.
Tình trạng trên do nhiều nguyên
nhân nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân kinh tế-xã hội (như: sự phát triển
kinh tế không đồng đều giữa các vùng, miền, tăng khoảng cách giầu nghèo, thiếu
việc làm, thất học, gia đình bị tổn thương, tan vỡ và thiếu trách nhiệm, sự xuống
cấp về đạo đức của một số người, ...) cùng với sự quan tâm chưa đúng mức và sự
đầu tư chưa thỏa đáng của các ngành, các cấp cho các nhu cầu của trẻ em. Hệ thống
pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, thiếu sự hướng dẫn,
kiểm tra, thanh tra các hoạt động liên quan đến trẻ em. Công tác phòng ngừa trẻ
em bị xâm hại trong gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư nhằm ngằn ngừa
tình trạng chưa được quan tâm đúng mức.
Để thực hiện mục tiêu của Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII là phải chăm lo xây dựng nguồn nhân lực của đất
nước từ tuổi ấu thơ (bao gồm chăm lo cho sự phát triển, đồng thời phòng ngừa mọi
sự xâm hại), để thực hiện tốt hơn Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Nghị
quyết các kỳ họp của Quốc hội khóa X và hưởng ứng Kế hoạch hành động bảo vệ đặc
biệt trẻ em do Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF) phát động, Tuyên bố của
Hội nghị quốc tế ở Stockholm về Chống bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích
thương mại, Tuyên bố của Hội nghị quốc tế ở Oslo về Lao động trẻ em nhằm ngăn
ngừa, giảm dần và tiến tới giải quyết cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em
lang thang kiếm sống, trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc và độc hại,
trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, trẻ em vi phạm pháp
luật, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai ''Chương trình hành động Bảo
vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999 - 2002'' với các mục tiêu, các
giải pháp và kế hoạch hành động cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
VÀ CÁC ĐỀ ÁN CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
1. Mục tiêu chung: Tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về công tác bảo
vệ trẻ em. Ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giải quyết cơ bản vào năm 2002 tình
trạng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc
và độc hại, trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, trẻ em
vi phạm pháp luật.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Ngăn chặn, giảm dần và tiến tới
giải quyết cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống. Giải quyết
cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em dưới 15 tuổi phải làm việc trong các điều
kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.
- Ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới
giảm cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em bị xâm phạm nhân phẩm, danh dự, bị
xâm phạm tình dục, đặc biệt vì mục đích thương mại; tổ chức giáo dục, chữa bệnh
và tái hòa nhập cộng đồng cho những đối tượng này.
- Chặn đứng phát sinh mới, giảm
dần và tiến tới xóa bỏ vào năm 2002 tệ nạn sử dụng ma túy trong trẻ em.
- Đấu tranh ngăn chặn, giảm dần
các loại tội phạm xâm hại trẻ em (như giết trẻ em, hiếp dâm trẻ em, bắt trộm,
mua bán hoặc đánh tráo trẻ em, tổ chức cho trẻ em sử dụng ma túy, ngược đãi
nghiêm trọng đối với trẻ em,...) và tội phạm trong lứa tuổi trẻ em. Giảm cơ bản
vào năm 2002 tình trạng trẻ em phạm các tội nghiêm trọng.
B. CÁC ĐỀ ÁN CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG
TRÌNH
- Đề án 1: Ngăn chặn và giải quyết
tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống và bị lạm dụng sức lao động.
- Đề án 2: Phòng ngừa tình trạng
trẻ em bị xâm phạm nhân phẩm, danh dự, trẻ em bị xâm phạm tình dục, đặc biệt vì
mục đích thương mại.
- Đề án 3: Phòng, chống tệ nạn sử
dụng ma túy trong trẻ em.
- Đề án 4: Đấu tranh phòng, chống
các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi trẻ em.
- Đề án 5: Tổ chức công tác truyền
thông, giáo dục, tư vấn với nhiều hình thức (như trung tâm truyền thông, giáo dục,
tư vấn,...) cho gia đình và cộng đồng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt.
II. CÁC GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện
hệ thống pháp luật và chính sách về công tác bảo vệ trẻ em, trong đó tập trung
xây dựng các dự án luật để trình Quốc hội khóa X: dự án Bộ Luật Tố tụng Hình sự
(sửa đổi), Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục
trẻ em (sửa đổi),... Kịp thời xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
để hướng dẫn thi hành các Luật nói trên ngay sau khi được Quốc hội thông qua.
Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ trẻ em nhằm tạo ra sự chuyển
biến mạnh mẽ về công tác này.
2. Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp
luật. Tổ chức tuyên truyền giáo dục thường xuyên và các chiến dịch truyền thông
rộng khắp trong cả nước cũng như các vùng trọng điểm, các nhóm đối tượng trọng
điểm nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi ngành, mọi cấp,
cộng đồng và mọi gia đình đối với công tác bảo vệ trẻ em. Coi trọng hướng dẫn
cho gia đình, cộng đồng trong việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái và
trẻ em ở lứa tuổi 12-15.
3. Các cơ quan quản lý các
chương trình kinh tế - xã hội (cấp Trung ương và địa phương), các Chương trình
mục tiêu quốc gia, đặc biệt là các Chương trình mục tiêu quốc gia (xóa đói, giảm
nghèo, về việc làm, phòng chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS), cần đưa các mục
tiêu của Chương trình này vào các chương trình nói trên và cần xây dựng kế hoạch
hỗ trợ cho các gia đình có trẻ em gặp khó khăn và cho bản thân trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn.
4. Huy động sức mạnh tổng hợp của
toàn xã hội vào công tác bảo vệ trẻ em. Xây dựng môi trường sống lành mạnh
trong xã hội. Tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham
gia bảo vệ trẻ em. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. Khuyến khích thiết lập
các mạng lưới và hoạt động liên kết, hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật
và cơ quan chuyên trách về trẻ em, cơ quan truyền thông, đoàn thể nhân dân, tổ
chức xã hội, gia đình, các đơn vị kinh tế và cá nhân có lòng hảo tâm.
5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong công tác bảo vệ trẻ em theo nguyên tắc phù hợp với pháp luật quốc gia và
quốc tế: tăng cường vận động các nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho Chương trình;
tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các quốc gia trong khu vực và
trên thế giới về công tác này.
6. Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt
động liên ngành, xây dựng chính sách đối với lực lượng làm công tác xã hội, mạng
lưới tình nguyện viên làm việc với trẻ em ở cơ sở. Nâng cao năng lực làm việc của
các cơ quan, đoàn thể nhân dân có liên quan đến các chiến lược bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt (bao gồm phòng ngừa, giải quyết, phục hồi và tái hòa nhập cộng
đồng). Tăng cường các hoạt động nghiên cứu đối tượng và chiến lược nhằm bảo vệ
trẻ em.
III. PHÂN
CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ
em Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu xây dựng
chiến lược, đề xuất các chính sách về bảo vệ trẻ em; nghiên cứu xây dựng cơ chế
phối hợp liên ngành có hiệu quả trong công tác bảo vệ trẻ em; tăng cường hợp
tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phục vụ
công tác này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã
hội có liên quan tiến hành khảo sát thực trạng tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt; phổ biến, nhân rộng các mô hình ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em
lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trẻ em bị xâm hại và trẻ em vi phạm
pháp luật; phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã hội làm việc với
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cán bộ trong chương trình tư pháp chưa thành
niên.
2. Đề nghị Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành Qui chế thành lập, quản lý hoạt động của các cơ
sở nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt; nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt và chính sách đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ xã hội làm việc với trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt; mở rộng các hình thức dạy nghề phù hợp đối với trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em không có điều kiện tiếp tục đến trường (sau khi
đã học hết cấp hai), tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng xã hội cho những trẻ
em này.
3. Đề nghị Bộ Công an phối hợp
hành động với quốc tế nhằm ngăn ngừa tệ nạn buôn bán các chất ma túy, mua bán
trẻ em trong nước và đưa ra nước ngoài trái phép; phối hợp với Uỷ ban Bảo vệ và
Chăm sóc trẻ em Việt Nam nắm tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng;
chỉ đạo, hướng dẫn công tác giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật tại cộng đồng;
giáo dục và dạy nghề cho trẻ em vi phạm pháp luật tại các trại giam và trường
giáo dưỡng.
4. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư
bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm cho Chương trình; chủ trì, phối hợp với Uỷ
ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan có liên quan huy động các
nguồn lực khác ở trong và ngoài nước hỗ trợ cho Chương trình.
5. Đề nghị Bộ Tài chính đảm bảo
đủ và kịp thời kinh phí chi từ ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành có liên
quan và các địa phương.
6. Đề nghị Bộ Tư pháp chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em.
7. Đề nghị Bộ Văn hóa - Thông
tin chỉ đạo thống nhất và kiểm tra, giám sát các cơ quan thông tin đại
chúng, đoàn thể nhân dân làm công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục trong
các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, biện pháp bảo vệ trẻ em; tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động và dịch vụ văn hóa nhằm ngăn ngừa
các văn hóa phẩm độc hại đối với trẻ em.
8. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo
chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây
dựng chính sách đãi ngộ thích hợp cho giáo viên tiểu học, đặc biệt ở các vùng
xa, vùng sâu, vùng khó khăn và chính sách khuyến học thích hợp đối với trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt; chỉ đạo đưa nội dung giáo dục phòng, chống ma túy,
phòng, chống tội phạm vào chương trình nội khóa hoặc ngoại khóa ở các trường học;
chủ trì công tác giáo dục, giảng dạy pháp luật về phòng, chống ma túy, phòng,
chống tội phạm trong nhà trường; tăng cường môn học giáo dục công dân trong các
nhà trường; mở rộng hình thức giáo dục thích hợp nhằm thu hút hầu hết trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt được đến lớp và được phổ cập tiểu học; nghiên cứu, thực hiện
các hình thức, biện pháp giáo dục thích hợp nhằm thu hút học sinh lưu ban, bỏ học,
học sinh cá biệt được trở lại học tập và có điều kiện phát triển lành mạnh; đẩy
mạnh hoạt động hướng nghiệp trong các nhà trường.
9. Đề nghị Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan thực hiện, đồng thời hướng dẫn các đài địa phương đẩy mạnh
tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và lối sống theo pháp luật
cho nhân dân, về quyền và bổn phận của trẻ em, về trách nhiệm của các cấp, các
ngành, gia đình, cộng đồng và công dân về bảo vệ trẻ em, về phương pháp giáo dục
con, cháu trong gia đình, về gương người tốt việc tốt trong công tác bảo vệ trẻ
em.
10. Đề nghị Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lồng ghép các hoạt động của Chương trình
này với các chương trình khác có liên quan trong phạm vi địa phương mình; đưa mục
tiêu của Chương trình thành một trong các mục tiêu của chương trình kinh tế -
xã hội của địa phương được thể hiện một cách cụ thể thông qua các Chương trình
mục tiêu quốc gia, đặc biệt là các Chương trình mục tiêu quốc gia (Xóa đói, giảm
nghèo, về Việc làm, Phòng, chống tội phạm, Phòng, chống HIV/AIDS, Phòng, chống
ma túy); chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm vững tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt để có kế hoạch, biện pháp giải quyết đồng bộ, hiệu quả (vừa phòng ngừa, vừa
giải quyết tình trạng trẻ em đã bị xâm hại); phối hợp với ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên duy trì và phát triển các tổ
hòa giải ở cơ sở, vận động hạn chế tình trạng ly hôn, đẩy mạnh công tác vận động
tuyên truyền, giáo dục thực hiện pháp luật đến từng gia đình, từng người dân nhằm
nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc quản lý, giáo dục các
thành viên trong gia đình, trong cộng đồng, không để các cháu bị xâm hại.
11. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc
sửa đổi, bổ sung thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội thuộc Bộ
Luật Tố tụng Hình sự cho phù hợp với các chính sách bảo vệ trẻ em của Nhà nước
ta và Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em; tăng cường chỉ đạo công tác
giám sát, truy tố các vụ án xâm hại trẻ em; hình thành đội ngũ kiểm sát viên
chuyên trách về trẻ em ở các cấp.
12. Đề nghị Tòa án nhân dân tối
cao tăng cường chỉ đạo công tác xét xử đúng pháp luật các vụ án xâm hại trẻ em;
từng bước hình thành đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chuyên xét xử các tội
phạm có liên quan đến người chưa thành niên; trong thời gian trước mắt, tổ chức
tập huấn về quyền trẻ em cho các Thẩm phán tham gia xét xử các vụ án có bị cáo
là người chưa thành niên.
13. Đề nghị Trung ương Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt
Nam, các Bộ, ngành liên quan và các cấp chính quyền trong việc giáo dục, nâng
cao kiến thức, phương pháp bảo vệ trẻ em cho các bà mẹ, chị em phụ nữ; đưa các
gia đình có khó khăn về kinh tế tham gia chương trình phụ nữ giúp nhau vay vốn
làm kinh tế gia đình; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Làm vườn..., phổ
biến kỹ thuật phát triển kinh tế gia đình cho các hộ nông dân nghèo.
14. Đề nghị Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các cấp
chính quyền trong việc vận động, giáo dục đoàn viên của mình tích cực tham gia
công tác bảo vệ trẻ em; tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và xã hội bổ ích
cho đội viên thiếu niên tiền phong và trẻ em trên địa bàn dân cư.
15. Đề nghị Hội Nông dân Việt
Nam phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong việc vận động, giáo
dục hội viên của mình tích cực tham gia công tác bảo vệ trẻ em; xây dựng chương
trình hành động vì trẻ em nông thôn.
16. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các cấp chính quyền trong việc
vận động, giáo dục hội viên của mình tích cực tham gia công tác bảo vệ trẻ em;
triển khai kế hoạch ngăn ngừa tình trạng lạm dụng sức lao động trẻ em tại tổ chức
công đoàn các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
17. Đề nghị ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng kế hoạch, vận động các tổ chức thành viên tham
gia thực hiện chủ trương toàn dân chăm sóc, bảo vệ trẻ em; tăng cường tổ chức,
chỉ đạo các tổ chức thành viên thực hiện tốt phong trào "Người lớn gương mẫu
- trẻ em chăm ngoan" trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng
cuộc sống mới ở khu dân cư''.
Quyết định 134/1999/QĐ-TTG phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
|
No: 134/1999/QD-TTg
|
Hanoi, May 31, 199
|
DECISION ON RATIFICATION OF THE PROGRAM OF ACTION FOR PROTECTION OF
CHILDREN WITH SPECIAL CIRCUMSTANCES IN THE 1999-2002 PERIOD THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on the Protection, Care and Education of Children of August
12, 1991;
At the proposal of the Minister-Head of the Vietnam Commission for Protection
and Care of Children at Report No. 04/TT-BVCSTE of December 29, 1998 and the
opinion of the Minister of Planning and Investment at Document No. 881-BKH/LDVX
of February 8, 1999 and the opinion of the Minister of Finance at Document No.
706-TC/HCSN of February 9, 1999, DECIDES: Article 1.- To ratify
the Program of Action for protection of children with special circumstances in
the 1999-2002 period with the following main contents: 1. Objectives of the Program a/ General objective: To create a strong change
of concept and action in the entire society about the protection of children.
To prevent, gradually reduce and eventually solve in a fundamental way by the
year 2002 the question of children wandering in search of a living; children
working in heavy and noxious conditions; children who are abused of their life,
health, dignity and honor; and juvenile delinquency. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - To prevent, gradually reduce and eventually
solve in a fundamentally way by the year 2002 the question of children
wandering in search of a living. To solve in a fundamental way by the year 2002
the question of children under 15 years old having to work in heavy, noxious
and dangerous conditions. - To prevent, gradually reduce and eventually
reduce fundamentally the abuse of the dignity and honor of children and sexual
abuse of children especially for commercial purpose; to organize education and
medical treatment and reintegration of these children into the community. - To check the spread, to gradually reduce and
eventually eradicate by the year 2002 the use of drugs among children. - To struggle, to check, to gradually reduce the
crimes against children and crimes in the child age group. To reduce
fundamentally by the year 2002 the serious offences among children. 2. Main projects of the Program. - Project 1: To prevent and settle the question
of children wandering in search of a living and being abused of their labor.
The main responsible agency is the Ministry of Labor, War Invalids and Social
Affairs. Coordinating agencies: the Vietnam Commission for Protection and Care
of Children, the Ministry of Public Security and related agencies. - Project 2: To prevent children from being
abused in their dignity and honor, from sexual abuse, especially for commercial
purpose. The main responsible agency: The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs. Coordinating agencies: The Ministry of Public Security, the
Vietnam Commission for Protection and Care of Children, the Central Committee
of the Vietnam Women’s Union, the Central Committee of the Ho Chi Minh
Communist Youth Union and related agencies. - Project 3: To prevent and fight against the
use of drugs among children. The main responsible agency: the National
Commission for Drug Prevention and Combat. Coordinating agencies: the Ministry
of Public Security, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the
Ministry of Education and Training, the Ministry of Health, the Vietnam Commission
for Protection and Care of Children, the Commission for Ethnic Minorities and
Mountain Regions, the Central Committee of the Vietnam Women’s Union, the
Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union, and related
agencies, mass organizations and social organizations. - Project 4: To struggle to prevent and combat
various kinds of abuse against children and criminality in the child age. The
main responsible agency: the Ministry of Public Security. Coordinating
agencies: the Vietnam Commission for Protection and Care of Children, the
Ministry of Education and Training, the Central Committee of the Vietnam
Women’s Union, the Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union,
and the related agencies, mass organizations and social organizations. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. The budget for the realization of this Program
shall be concretized for each component project. Funding from the State budget shall be projected
in the annual plans: through the national target programs (eradication of
hunger, alleviation of poverty, employment, prevention and fight against crime,
prevention and fight against HIV/AIDS, prevention and fight against drug abuse)
for Projects 1, 2, 3 and 4; funding for the regular activities of the Vietnam
Commission for Protection and Care of Children, and the People’s Committees of
the provinces and centrally-run cities for Project 5. Besides funding from the State budget, it is
necessary to mobilize the funding from other sources in the country and abroad
for the projects of the Program. In particular, in 1999 the related ministries
and branches and the People’s Committees of the provinces and centrally-run
cities shall take the initiative in providing funding for the component
projects from the draft State budget already allocated to them. 4. Duration of the implementation of the
Program: from 1999 to 2002. Article 2.- Organization
of implementation. 1. To assign to the Vietnam Commission for
Protection and Care of Children the task of helping and coordinating with the
Government in elaborating the plan, guiding, inspecting, supervising and
summing up the situation of the implementation of the Program at the
ministries, branches and localities as currently prescribed; to report annually
to the Prime Minister on the situation of the implementation of the Program; to
make a preliminary review in the year 2000 and the general review in the year
2002 on the implementation of this Program. 2. The agencies responsible for the component
projects stipulated in Clause 2, Article 1 of this Decision shall have to
elaborate and organize the implementation of the projects as currently
stipulated. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities
shall have to direct the implementation of the Program in the localities. 3. The ministries, branches and People’s
Committees of the provinces and centrally-run cities which are asked to carry
out a number of tasks in this Program shall have to organize the implementation
of the related contents aimed at step by step deploying the Program; annually
they shall report to the Prime Minister through the Vietnam Commission for
Protection and Care of Children on the situation of the implementation of the
Program as provided for by the State. Each locality shall elaborate its own
program and plan of action to protect the children with special circumstances
associated with the implementation of the plans of socio-economic development.
The mass organizations and social organizations are asked to deploy the program
in their spheres of activity and at the same time to take part in supervising
the implementation of the programs of action of the different related echelons
of the administration. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 4.- The
ministers of: Labor, War Invalids and Social Affairs, Public Security, Planning
and Investment, Finance, the Minister-Head of the Vietnam Commission for
Protection and Care of Children, the heads of the related agencies, the
presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities
shall have to implement this Decision THE PRIME MINISTER OF
GOVERNMENT
Pham Gia Khiem PROGRAM
OF ACTION FOR PROTECTION OF CHILDREN WITH SPECIAL CIRCUMSTANCES IN THE
1999-2002 PERIOD After nearly ten years implementing the Law on
Protection, Care and Education of Children (1991), thanks to the enormous
efforts of the Party, State and the entire people, the protection, care and
education of children has recorded substantial progress in both concept,
ideology, organization and in the improvement of the situation of the children,
and has won the support and high appreciation of the international community.
This has been clearly manifested in the rising percentage of children receiving
all the six vaccines, safeguarded against infant tetanus, having reached
primary education, organized to take part in cultural and recreational
activities... However, in recent years, the question of
children wandering in search of a living, abused of their lives, health,
dignity and honor and law-offending children has shown sign of increase and
evolved in a complicated manner. These are children who suffer many injustices,
who lack care and protection, run a high risk of being abused and are liable to
bad consequences on their overall development, physically, intellectually,
morally, mentally and socially. By the end of 1997, the whole country had
around 16,000 wandering children concentrated mainly in major cities and tens
of thousands of children having to work for a living in private enterprises,
service establishments, small production establishments, craft villages or as
hired labor for the families. Most worryingly is that a section of these
children have to work in hard, noxious and dangerous conditions, unsafe for
their lives. At present, the whole country has about 7,000 prostitutes, 15% of
whom are girls under 16 years old. The number of rapes against children has not
diminished (638 cases in 1996, 1,103 in 1997) and continues to develop in a
complicated manner. The trafficking in women and children for illegal
transportation abroad is taking place seriously. Among the persons bought and
sold to abroad, 14.6% are children under 16 years old. In spite of many efforts
in the prevention and fight against drug abuse among youth and adolescents, the
use of heroin among students in both high schools and universities has not
diminished but tends to increase in an intricate manner in the major cities and
in the areas of free-living population. In 1997 nearly 4,000 children were
listed as drug addicts. Juvenile delinquency tends to increase in both the
number of cases and in the seriousness of the offences; robbery and murder,
attacks causing physical wounds, public disturbances, or resistance against law
enforcement personnel among children have become more and more frequent. In
1997 in the whole country, more than 8,500 children committed offences against
law, and the courts at different levels tried 2,845 under-age accused. The above situation stems from many causes but
chiefly from socio-economic causes (such as the disparity of economic
development among the various regions and areas, the increasing gap between
rich and poor, lack of employment, lack of education, disunited or broken
families, lack of family responsibility, decadence of morality among a number
of persons...) as well as the inadequate concern and appropriate and balanced
investment of the different branches and echelons to cater for the needs of
children. The legal system is not yet synchronous, the enforcement of law is
not yet strict, and there is the lack of guidance and inspection and
supervision of the activities related to children. The prevention against abuse
of children in the family, school and population community aimed at preventing
and checking such abuse has not been given due attention. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. I. OBJECTIVES AND MAIN
PROJECTS OF THE PROGRAM A. OBJECTIVES OF THE PROGRAM 1. General objective: To create a strong
switch of concept and action in the whole society about the protection of
children. To prevent, gradually reduce and eventually solve substantially by the
year 2002 the question of children wandering in search of a living, children
having to work in hard and noxious conditions, children abused on their lives,
health, dignity and honor and law offending children. 2. Concrete objectives: - To prevent, gradually reduce and
eventually solve in a fundamental way by the year 2002 the question of children
wandering in search of a living. To settle fundamentally by the year 2002 the
question of children under 15 years of age having to work in hard, noxious and dangerous
conditions. - To prevent, gradually reduce and eventually
solve fundamentally by the year 2002 the question of children abused on their
dignity and honor and sexually abused, especially for commercial purpose; to
organize the education and medical treatment for and reintegration of these
children into the community. - To check the spread, gradually reduce and
eventually eradicate by the year 2002 the use of drugs among children. - To struggle to prevent, gradually reduce the
kinds of crime of abusing children (such as murder of children, child rapes,
kidnapping, traffic or swapping of children, inducement of children to use
drugs, serious maltreatment of children...) and criminality in the child age.
To fundamentally reduce by the year 2002 the commitment of serious crimes by
children. B. MAIN PROJECTS OF THE PROGRAM ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Project 2: To prevent the abuse of the dignity
and honor of children, sexual abuse of children especially for commercial
purpose. - Project 3: To prevent and combat the use of
drugs among children, - Project 4: To struggle to prevent and combat
the crimes against children and criminality in the child age. - Project 5: To organize the popularization,
education and consultancy in different forms (such as communication centers,
education and consulting centers) for the families and communities on the
protection and care for children with special circumstances. II. MAIN SOLUTIONS 1. To elaborate, complement and perfect
the legal system and policies on the protection of children, concentrating on
elaborating draft laws for submission to the Xth National Assembly: the draft
Law on Criminal Proceeding (amended); the Law on Marriage and the Family
(amended), the Law on Protection, Care and Education of Children (amended)... To elaborate and issue in time the regulatory
and legal documents in order to direct the implementation of the above Laws
right after they are adopted by the National Assembly. The ministries, branches
and the People’s Committees in the localities should continue directing the
implementation of the current regulatory and legal documents on the protection
of children in order to make a vigorous progress in this work. 2. To step up the legal education. To
organize the regular popularization and education and to launch widespread
communication campaigns in the whole country as well as in key areas, key
groups of the population with a view to raising their knowledge and sense of
responsibility and the sense of duty of all branches, all echelons and
communities and all families for the protection of children. To pay importance
to guiding the families and communities in the education of children especially
girls and other children in the 12-15 age group. 3. The agencies managing socio-economic
programs (at the center and in the localities), the national target programs,
especially the national target program (eradication of hunger, alleviation of
poverty, employment, prevention and fight against crimes, prevention and fight
against HIV-AIDS). It is necessary to bring the targets of this program into
the above programs and to elaborate a support plan for the families with
children with special circumstances and for the children with specially
difficult circumstances themselves. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. To promote international cooperation
in the protection of children on the principle of conforming with the national
and international laws: to increase the mobilization of the international
resources in support of the Program; to increase the exchange of information
and experiences among the nations in the region and in the world on this work. 6. To build a mechanism of coordinating
actions among branches, to build policies toward the forces engaged in social
work, the network of volunteers working with the children at the grassroots. To
raise the capacity of work of the agencies and mass organizations related to
the strategy of protecting the children with special circumstances (including
prevention, settlement, rehabilitation and reintegration into the community).
To increase research on the objects and the strategy of protecting children. III. ASSIGNMENT OF
RESPONSIBILITIES 1. The Vietnam Commission for Protection and
Care of Children shall assume the main responsibility and coordinate with
the related agencies in study to elaborate the strategy and propose policies of
protecting children; study to work out the regulation for efficient
inter-branch cooperation in the protection of children; promote international
cooperation aimed at mobilizing resources and exchange of information and
experiences in service of this task; assume the main responsibility and
coordinate with related agencies, mass organizations and social organizations
in surveying the real situation of children with special circumstances;
popularize and multiply models of prevention and settlement of the questions of
street children, children victims of labor abuse and sexual abuse and
law-offending children; coordinate in organizing training and fostering courses
for social workers dealing with children with special circumstances, and
workers in the judiciary programs for minors. 2. The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs is requested to issue the Regulation on the setting up and
management of the activities of the establishments for raising, caring,
educating children with special circumstances, and reintegrating them into the
social community; to study, elaborate and supplement the policies toward
children with special difficulties and appropriate policies for social workers
dealing with children with special circumstances; to broaden the forms of job
training appropriate for children with special circumstances and children
without conditions to continue to go to school (after finishing junior high
school), create jobs for these children and reintegrate them into the social
community. 3. The Ministry of Public Security is
requested to coordinate actions with the international organizations in
preventing the trafficking of drugs and of children in the country and their
illegal transportation abroad; to coordinate with the Vietnam Commission for
Protection and Care of Children to have a firm grasp of the situation of
children with special circumstances in the communities; to direct and guide the
education of law-offending children in the communities; to educate and train
jobs for law-offending children at the detention centers and reeducation
schools. 4. The Ministry of Planning and Investment
is requested to assign annual budgets for the Program; to assume the main
responsibility and coordinate with the Vietnam Commission for Protection and
Care of Children and related agencies to mobilize other resources in the
country and abroad to support the Program. 5. The Ministry of Finance is requested
to assure enough and timely funding from the State budget for the related
ministries and branches and the localities. 6. The Ministry of Justice is requested
to assume the main responsibility and coordinate with related agencies to organize
the education of legislation on the protection of children. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 8. The Ministry of Education and Training
is requested to assume the main responsibility and coordinate actions with the
Ministry of Finance and related agencies in studying and elaborating the
policies of appropriate remuneration for teachers of primary education,
especially in the remote, deep-lying and difficult regions and policies of
appropriate encouragement to children with special circumstances; to direct the
introduction of the educational contents of preventing and fighting against
drugs, preventing and combating crimes into the intra-curriculum or
extra-curriculum at the schools; to take the main responsibility in the
education and teaching of legislation on preventing and fighting against drugs,
preventing and fighting against crime in the schools; to increase citizen
education in the schools, broadening the appropriate form of education aimed at
attracting the quasi totality of children with special circumstances to the
classes and helping them afford primary education; to study and conduct appropriate
forms and measures to attract children of repeat classes and drop-outs and
pupils with specially bad records to return to classes and have conditions to
develop healthily; to promote vocational education in the schools. 9. The Vietnam Television, the Radio Voice of
Vietnam and the Vietnam News Agency are requested to assume the main
responsibility and coordinate with related agencies in carrying out and at the
same time guiding the local stations to promote the popularization and
education of the sense of law abiddance and adoption of the life style
according to law for the population, on the right and duty of children, on the
responsibility of the various echelons, branches and the families and
communities and all the citizens for the protection of children, on the method
of educating children and grandchildren in the family, on the examples of good
people and good deeds in the protection of children. 10. The People’s Committees of the provinces
and centrally-run cities are requested to integrate the activities of this
Program into the related programs within their localities; to make the
objectives of the program one of the targets of the socio-economic programs of
their localities which shall be concretely reflected in the national target
Programs, especially the national target programs (eradication of hunger,
alleviation of poverty, employment, prevention and fight against crimes,
prevention and fight against HIV/AIDS, prevention and fight against drugs); to
direct the specialized agencies to have a firm grasp of children with special
circumstances in order to work out plans and measures to settle in a
synchronous way and effectively (preventing while settling the question of
abuse against children); to coordinate with the Central Committee of the
Vietnam Fatherland Front and its member organizations in maintaining and
developing the reconciliation groups at the grassroots, to mobilize for
limiting the number of divorces; to promote the mobilization and education for
the enforcement of law down to each family and each citizen aimed at raising
the sense of responsibility of each person in the management and education of
the members in the family and in their community, in order not to let the
children fall victims to abuses. 11. The Supreme People’s Procuracy is
requested to assume the main responsibility and to coordinate with the related
agencies in studying and suggesting the amendments and supplements the
procedures of proceedings toward the offending minors in the Code of Criminal
Proceedings to make them conformable with the policies of our State on the
protection of children and the Convention of the United Nations on the Rights
of the Child; to increase the supervision and prosecution of the cases of abuse
of children; to form a contingent of procurators specialized in the affairs of
children at various levels. 12. The Supreme People’s Court is
requested to increase its guidance in the trial according to law of the cases
of abuse of children; step by step to form a contingent of judges and people�s
jurors specializing in the trials of crimes related to minors; in the immediate
future to organize the training on the rights of children for the judges taking
part in the trial of cases where the accused are minors. 13. The Central Committee of the Vietnam
Women’s Union is requested to closely coordinate with the Vietnam
Commission for Protection and Care of Children, the related ministries and
branches and the various echelons of the administration in the education,
raising the knowledge, and the method of protecting children for the mothers
and other women; to engage the families with difficult economic situation to
take part in the program of women helping one another obtain loans to develop
family economy; to cooperate with the Vietnam Peasants’ Association, the
Horticulturists’ Association... to popularize the technique of developing the
family economy for the poor peasant households. 14. The Central Committee of the Ho Chi Minh
Communist Youth Union is requested to closely cooperate with the
ministries, branches and various echelons of the administration in the
mobilization and education of their members to take part actively in the
protection of children, to organize useful cultural, sport and social
activities for the members of the Young Pioneers Organization and other
children in the population centers. 15. The Vietnam Peasants’ Association is
requested to closely cooperate with the different echelons of the
administration in mobilizing and educating their members to take part actively
in the protection of children, in building programs of action for the children
in the rural areas. 16. The Vietnam General Federation of Labor
is requested to closely cooperate with the ministries, branches and various
echelons of the administration in mobilizing and educating its members to take
part actively in the protection of children; to deploy the plan of preventing
the abuse of child labor at the trade union organizations of all levels, all
branches and in the production and business establishments. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.
Quyết định 134/1999/QĐ-TTG phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
5.155
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|