Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1324/QĐ-UBND 2018 phát triển báo chí xuất bản Hòa Bình đến 2020

Số hiệu: 1324/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Quang
Ngày ban hành: 04/06/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1324/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 04 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phm chủ yếu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 317/TTr-SKHĐT và Báo cáo kết quả thẩm định s09/BC-HĐTĐ ngày 29/12/2017; đề xuất của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 36/TTr-STTTT ngày 29/5/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

2. Đơn vị lập quy hoạch: Sở Thông tin và Truyền thông.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Về Báo chí

Hoạt động báo chí của tỉnh Hòa Bình đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Phát triển báo chí tỉnh Hòa Bình phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước.

Không thương mại hóa, không tư nhân hóa báo chí. Sắp xếp lại các cơ quan báo chí trên cơ sở xác định rõ điều kiện hoạt động, tôn chỉ, mục đích, đối tượng nhm nâng cao chất lượng, thực sự có khả năng chi phối, định hướng thông tin trong xã hội.

Phân định rõ báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu với báo chí phục vụ nhu cầu giải trí thương mại để có lộ trình giảm dần cấp ngân sách cho hoạt động của báo chí.

2. Về xuất bản

Hoạt động xuất bản - in - phát hành do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Phát trin phải đi đôi với quản lý tốt, đặc biệt là cht lượng nội dung xut bản phm. Khuyến khích các thành phn kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và phổ biến xuất bản phẩm phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã hội.

Quy hoạch phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Hòa Bình trong từng thời kỳ. Phải tạo điều kiện cho ngành Xuất bản - In - Phát hành của tnh đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng ngành Xuất bản - In - Phát hành thành một ngành kinh tế, công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc.

Phát triển xuất bản - in - phát hành phải hướng tới mục tiêu tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu tri thức ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh, góp phần lưu giữ và phổ biến các giá trị văn hóa mang bản sắc truyền thống đến độc giả trong và ngoài nước, đến các thế hệ tương lai.

Có cơ chế, chính sách phù hợp đối với ngành xuất bản - in - phát hành, vừa tạo sự phát triển toàn diện, đồng đều vừa xây dựng được những đơn vị, doanh nghiệp xuất bản - in - phát hành hiện đại, có uy tín trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và phổ biến xuất bản phẩm phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã hội.

Tập trung nâng cao số lượng lao động trình độ cao, phát triển hạ tầng, mạng lưới xuất bản - in - phát hành tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong ngành xuất bản - in - phát hành.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Báo chí

1.1. Báo in

1.1.1. Báo Hòa Bình

a) Giai đoạn 2018 - 2020:

- Chỉ tiêu số lượng báo in tăng 10%/năm đạt 8.500 đến 9.000 tờ/kỳ vào năm 2020.

- Năm 2018 chuyển đổi mô hình sang tòa soạn tích hp đa phương tiện.

b) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Báo có khả năng sản xuất các nội dung để đưa tin qua mạng xã hội, qua ứng dụng OTT.

- Giữ nguyên sản lượng báo in đạt 8.500 - 9.000 tờ/kỳ, phát triển Báo Hòa Bình thành nhật báo.

- Phát hành n phẩm tin, ảnh vùng cao, số lượng 2 kỳ/tháng, sản lượng đạt 1.500-2.000 tờ/kỳ.

1.1.2. Báo Văn nghệ Hòa Bình

Chuyển đổi báo Văn nghệ Hòa Bình thành Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình.

1.2. Phát thanh và Truyền hình

1.2.1. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hòa Bình

a) Giai đoạn 2018 - 2020:

- Đến năm 2020 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có khả năng sản xuất chương trình phát sóng chuẩn HD.

- Hoàn thành chuyển đổi công nghệ phát sóng tương tự sang phát sóng số mặt đất trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.

- Tỷ lệ hộ dân bắt được sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh là 100%.

- Thời lượng chương trình truyền hình đạt từ 22h - 24h/ngày, thời lượng tự sản xuất chiếm 50%.

- Thời lượng chương trình chương trình phát thanh đạt 22 - 24h/ngày.

b) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Phn đấu thời lượng chương trình truyền hình đạt 22 - 24h/ngày, thời lượng tự sản xuất chiếm 60%.

- Số hóa hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh.

- Đảm bảo tự chủ 100% chi thưng xuyên của Đài.

1.2.2. Hệ thống Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện

a) Giai đoạn 2018 - 2020:

- Nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, cơ sở vật chất các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.

- Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố tiếp, phát sóng 3 buổi/ngày, thời lượng chương trình phát sóng phát thanh đạt trên 45 phút/ngày.

b) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Tiếp tục nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, cơ sở vật chất các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.

- Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố tiếp, phát sóng 03 buổi/ngày, thời lượng chương trình phát sóng phát thanh đạt trên 60 phút/ngày.

- Đài truyền thanh cấp huyện phi hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất ít nhất 04 bản tin phát thanh, truyền hình phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần.

1.2.3. Đài Truyền thanh cấp xã

a) Giai đoạn 2018 - 2020:

- Đảm bảo 95% số Đài truyền thanh cấp xã hoạt động tốt đáp ứng được các nhiệm vụ tuyên truyền trên địa bàn.

- Chuyển đổi 100% các Đài truyền thanh cơ sở vô tuyến và về băng tần (54 - 68)Mhz.

- Tỷ lệ số xã có Đài truyền thanh cơ sở đạt 95%.

- Tỷ lệ số phường, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở đạt 100%.

b) Giai đoạn 2021 - 2025:

Đm bảo 100% số Đài truyền thanh cấp xã hoạt động tốt, đáp ứng được các nhiệm vụ tuyên truyền trên địa bàn.

1.2.4. Truyền hình thu phí

- Đến năm 2020: Tỷ lệ số hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 40%.

- Đến năm 2025: Tỷ lệ số hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 60%.

1.3. Báo điện tử, Trang Thông tin điện tử tổng hợp

1.3.1. Báo Hòa Bình điện tử

- Giai đoạn 2018 - 2020: Tập trung nâng cao chất lượng các chuyên trang tiếng Anh, tiếng Mường và phát triển các chuyên mục, chuyên đề bám sát với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: chuyên mục về “lao động và việc làm”, “dân tộc”, “văn hóa- du lịch”...

- Giai đoạn 2021 - 2025: Tận dụng tối đa lợi thế của loại hình Báo điện tử, tích hợp tất cả các loại hình thông tin như phát thanh, diễn đàn, mạng xã hội... làm cho việc tiếp cận thông tin trên mạng được thuận tiện và đầy đủ. Nội dung được cập nhật liên tục và theo yêu cầu thụ hưởng của người dân.

1.3.2 Các trang thông tin điện tử

Nâng cấp hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình có cấu trúc chức năng và giao diện chuyên nghiệp, hài hòa và phát triển theo hướng Cổng giao tiếp điện tử.

2. Xuất bản

2.1. Mục tiêu xuất bản

Thành lập Nhà xuất bản điện tử Hòa Bình phát triển theo hướng hiện đại bắt kịp với xu thế.

2.2. Mc tiêu in

- Phát triển thị trường in nội tỉnh, doanh thu tăng 10%/năm đến năm 2025 đạt từ 115 - 120 tỷ đồng.

- Đến năm 2025: di chuyển các cơ sở in ra khỏi khu dân cư.

2.3. Mục tiêu phát hành

Xây dựng phương thức phát hành có sự kết hợp của hệ thống thư viện để đảm bảo mỗi huyện có ít nhất 1 cơ sở phát hành xuất bản phẩm; mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 điểm cung cấp xuất bản phẩm.

Nhịp độ tăng trưởng bình quân doanh thu phát hành trên địa bàn Hòa Bình đạt trên 10%/năm, đến năm 2025 doanh thu đạt 80 - 85 tỷ.

Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực phát hành đạt 15%/năm trong đó tập trung vào ngun nhân lực cht lượng cao.

Phấn đấu đưa xuất bản phẩm, đặc biệt là sách đến mọi khu vực trong tỉnh, đảm bảo mục tiêu 100% xã có điểm cung cấp xuất bản phẩm vào năm 2025, góp phần khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở các vùng, min.

Đến năm 2025: phát hành sách đạt trên 8,5 triệu bản sách, tương đương mức thụ hưng đạt xấp x8 cuốn/người/năm.

IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2025

1. Lĩnh vc xuất bản

1.1. Xuất bản ấn phẩm không kinh doanh

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xuất bản bản tin, tài liệu không kinh doanh phục vụ công tác thông tin tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, đặc biệt khuyến khích các đơn vị áp dụng công nghệ kỹ thuật để có sản phẩm chất lượng. Nội dung của bản tin và tài liệu không kinh doanh tiếp tục được đi mới đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật về xuất bản.

Ưu tiên xuất bản các ấn phẩm: sách, catalogues, postal,... tuyên truyền các nghị quyết chiến lược của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hp tác đầu tư phát triển...

1.2. Xuất bản ấn phẩm kinh doanh (Nhà Xuất bản)

Giai đoạn đến năm 2025: Xây dựng đề án thành lập Nhà Xuất bản điện tử Hòa Bình theo công nghệ hiện đại (đáp ứng các yêu cầu tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP), hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.

Định hướng hoạt động của Nhà Xuất bản:

- Tchức khai thác bản thảo, biên tập và phát hành thông qua mạng Internet trên phạm vi toàn cầu.

- Liên kết phát hành với các Nhà Xuất bản điện tlớn trong nước và quốc tế nhằm đa dạng hóa đầu sách xuất bản.

- Củng cố và phát triển thị trường trong tỉnh theo hướng sách Nhà Xuất bản điện tử Hòa Bình tăng dần tỷ lệ phát hành trên thị trường tỉnh từ 5 - 10% tổng bản sách xuất bản;

2. Lĩnh vực in

2.1. Cơ sở in

Xác định các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực in là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các sản phẩm in (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân...) hoặc là các cơ sở in nội bộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp không kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các sản phẩm in khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo hướng phân nhóm đơn vị tương ứng với thiết bị công nghệ và sản phẩm, liên kết sản xuất nhm nâng cao hiệu quả hoạt động. Hình thành các nhóm cơ sở in theo sản phẩm.

Tập trung phát triển nhóm các đơn vị in bao bì, nhãn mác công nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường in nội tỉnh trong giai đoạn sắp tới.

2.2. Thiết bị, công nghệ

a) Đầu tư công nghệ thiết bị:

Không đầu tư các công nghệ và thiết bị đã và sẽ có xu hướng lạc hậu hoặc công suất lớn không cần thiết.

Ưu tiên đầu tư theo hướng chọn lọc công nghệ và thiết bị gắn với chuyên môn hóa sản phẩm chủ lực và gắn với lợi thế đầu tư của đơn vị. Định hướng nhóm in các ấn phẩm là sách, tài liệu: Ưu tiên đầu tư công nghệ hoàn thiện (sau in) để gắn với sản phẩm là sách; đầu tư công nghệ chế bản không phim (trước in); đầu tư công nghệ in có độ chính xác và bảo mật cao để gắn với sản phẩm chủ lực là biểu mẫu, hóa đơn, vé, chứng từ; nhóm in bao bì, nhãn mác công nghiệp tập trung đầu tư hệ thống máy in offset cuộn, tờ rời, máy in ống đồng và các thiết bị đồng bộ trước in và sau in.

Các đơn vị in nội bộ không có mục đích kinh doanh chỉ đầu tư các thiết bị có công suất và công nghệ bảo đảm phục vụ cho in các ấn phẩm nội bộ.

b) Chất lượng sản phẩm:

Ưu tiên đầu tư tăng chất lượng sản phẩm in, lấy việc tăng chất lượng sản phẩm in làm điều kiện cơ bản để tăng doanh số, đảm bảo cạnh tranh với các cơ sở in trong nước và phát triển thị trường.

2.3. Công suất, sản lượng và doanh số

Công suất phát triển lĩnh vực in của Hòa Bình đáp ứng tốt nhu cầu lớn tại địa phương, làm chủ công nghệ thiết bị, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng mọi nhu cầu mà thị trường nội tỉnh đặt ra.

- Giai đoạn 2018 - 2020: mrộng cơ sở in xuất bản phẩm hiện tại, phát triển mới về số lượng cơ sở in xuất doanh nghiệp có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

- Giai đoạn 2021 - 2025: phát triển mới về số lượng cơ sở in xuất bản phẩm thêm 3-4 đơn vị đến năm 2025; in bao bì, nhãn hàng công nghiệp thêm mới 4-5 đơn vị trong đó có từ 2-3 doanh nghiệp có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Sản lượng và doanh số:

- Giai đoạn 2018 - 2020: Tăng trưởng bình quân sản lượng in duy trì mức trên 10%/năm, trong đó sản lượng in xuất bản phẩm đạt khoảng 550 - 600 triệu trang in tiêu chuẩn, sản lượng in không phải xuất bản phẩm (bao bì, nhãn mác, hóa đơn, chứng từ...) đạt khoảng 800 triệu sản phẩm; doanh thu toàn lĩnh vực in tăng 10%/năm, đạt khoảng 70 - 75 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Tăng trưởng bình quân sản lượng in duy trì mức trên 10%/năm, trong đó sản lượng in xuất bản phẩm đạt khoảng 850 - 900 triệu trang in tiêu chuẩn, sản lượng in không phải xuất bản phẩm (bao bì, nhãn mác, hóa đơn, chứng từ...) đạt khoảng 1.300 triệu sản phẩm; doanh thu toàn lĩnh vực in tăng 10%/năm, đạt khoảng 115 -120 tỷ đồng.

2.4. Cơ sở vt chất

Sắp xếp lại địa điểm kết hp xử lý ô nhiễm môi trường của các cơ sở hoạt động in

Đối với các cơ sở in kinh doanh: Đến năm 2025 bố trí nhà xưởng sản xuất của các công ty theo hướng điều chỉnh các cơ stại thành phố Hòa Bình (hiện có) thành nơi trưng bày giới thiệu sản phẩm và bồi dưỡng nguồn nhân lực, chuyển các xưởng sản xut ra ngoài khu vực khu dân cư, nội ô thành phố, khuyến khích các cơ sở in vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh để thuận tiện cho việc hợp tác sản xuất - kinh doanh, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm phương án phòng chng cháy n, phòng chng tác động của thời tiết khí hậu làm giảm tui thọ của các thiết bị, có phương án thu gom chất thải độc hại từ mực in, hóa chất kẽm, chì...

Xây dựng cơ sở dịch vụ sửa chữa thiết bị in tại một vài cơ sở in hoặc thành lập mới doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa thiết bị in nhằm chuyên môn hóa và nâng chất lượng đội ngũ thợ kỹ thuật sửa chữa thiết bị in để vừa làm nhiệm vụ tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực lĩnh vực in vừa làm dịch vụ sửa chữa thiết bị in cho toàn tỉnh và khu vực. Quy hoạch trên địa bàn tỉnh có 1 đến 2 doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ sa chữa thiết bị in cho toàn tỉnh.

2.5. Nguồn nhân lực

Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó chú ý đến đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật in bậc cao. Giai đoạn đến năm 2025, số lượng lao động tăng bình quân 15%/năm trong đó lao động kỹ sư tăng 10%/năm, lao động kỹ thuật viên tăng 10%/năm. Đến năm 2025 quy mô lao động đạt trên 1000 lao động.

3. Lĩnh vực phát hành

3.1. Tổ chức mạng lưới và cơ sở vật chất

Phát triển các nhà sách và mạng lưới phát hành sách ở các huyện, thành phố:

- Ở trung tâm thành phố Hòa Bình: Định hướng xây dựng thêm các trung tâm sách hoặc nhà sách có quy mô lớn, hiện đại, phát hành theo phương thức tự chọn, tự động, qua mạng Internet và thanh toán điện tử. Đến năm 2020 trở thành trung tâm điều tiết sách cho huyện Đà Bắc, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Cao Phong.

- Xây dựng mới các trung tâm sách nhà sách có quy mô lớn, hiện đại, phát hành theo phương thức tự chọn tại các huyện Kim Bôi và Tân Lạc để thành trung tâm điều tiết sách cho các huyện lân cận.

- Ở các huyện còn lại: mỗi huyện xây dựng thêm từ 1 - 2 nhà sách có quy mô hợp lý bảo đảm phục vụ đủ nhu cầu của nhân dân.

- Ở các xã, thị trấn: mỗi thị trấn, xã hoặc cụm xã có các đại lý phát hành sách. Nơi có điều kiện có thể tổ chức lồng ghép vào hoạt động của thư viện, nhà văn hóa...

- Các nhà sách, hiệu sách, đại lý sách ở các huyện, trường học tổ chức theo hướng kết hợp địa điểm, cơ sở vật chất giữa Công ty cổ phn Sách và Thiết bị trường học Hòa Bình và Công ty cổ phần Văn hóa Tổng hợp Hòa Bình để phát hành sách tổng hợp, sách giáo khoa và các học cụ, học liệu dùng trong nhà trường.

3.2. Phương thức phát hành

Đa dạng hóa phương thức phát hành phù hợp với nhu cầu của độc giả theo hướng:

- Tổ chức phát hành theo phương thức tiên tiến trong các siêu thị sách, trung tâm sách, nhà sách bằng hình thức khách hàng tự chọn, khách hàng được tư vấn mua sách miễn phí;

- Tổ chức phát hành sách qua Website, qua mạng Internet, phát hành sách theo địa chỉ khách hàng, thanh toán điện tử địa bàn thành phố Hòa Bình;

- Tổ chức phát hành lưu động, đưa sách về tận độc giở các địa bàn nông thôn, khó khăn;

- Huy động nhiều thành phần xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, đội ngũ giáo viên ở cơ sở tham gia hoạt động giới thiệu sách, phát hành sách;

- Xây dựng phương thức phát hành có sự kết hp của hệ thống thư viện để đảm bảo đưa sách đến 100% các khu vực dân cư;

- Tổ chức Hội chợ triển lãm sách; khuyến khích các doanh nghiệp phát hành tham gia các hội chợ sách trong và ngoài tỉnh.

- Thành lập trang website phát hành xuất bản phẩm điện tử.

3.3. Nguồn nhân lực phát hành

Định hướng số lượng cơ sở phát hành phát triển mạnh đến khu vực tập trung dân cư, khu vực nông thôn, vùng khó khăn. Do vậy cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động phát hành, thu hút lao động qua đào tạo tham gia vào mạng lưới phát hành dưới hình thức đại lý, ki ốt tại các xã, đặc biệt là tại các xã kinh tế khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực phát hành đến năm 2020 đạt 15%/năm. Đến năm 2020 quy mô lao động hoạt động trong ngành phát hành đạt trên 80 lao động, đến năm 2025 đạt trên 130 lao động. Trong đó tập trung nâng cao số lượng lao động trình độ cao, phù hợp với định hướng phát triển hạ tầng mạng lưới phát hành tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong hoạt động phát hành. Đối với khu vực các huyện, tập trung thu hút lao động tại địa phương.

Giai đoạn 2018 - 2025 tốc độ tăng nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học tăng 20%/năm, cao đẳng tăng bình quân 15%/năm.

3.4. Tổng bản sách phát hành và doanh số

Định hướng đến năm 2025 doanh thu phát hành trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tăng đạt trên 10%/năm.

Đến năm 2025: Phát hành sách đạt trên 8,5 triệu bản sách. Mức thụ hưởng đạt xấp xỉ 8 cuốn/người/năm, 14 triệu bản văn hóa phẩm, tng doanh thu đạt 80 - 85 tỷ đồng.

4. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

TT

Nội dung

Giai đoạn thực hiện

1

Nâng cấp Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện

2018-2025

2

Nâng cấp, sửa cha hệ thống thông tin cơ s

2018-2025

3

Mở rộng mạng truyền hình trả tiền

2018-2025

4

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

2018-2025

5

Đầu tư công nghệ in

2018-2025

6

Xây dựng trung tập phát hành sách tại thành phố Hòa Bình

2018-2025

7

Xây dựng trung tập phát hành sách tại huyện Kim Bôi, Tân lạc

2018-2025

8

Xây dựng trung tập phát hành sách tại 8 huyện còn lại

2018-2025

9

Nâng năng lực sản xuất chương trình cho Đài PTTH tỉnh

2018-2025

10

Nâng cao năng lực, cơ sở vật chất cơ quan báo Hòa Bình

2018-2025

11

Xây dựng tòa soạn tích hp đa phương tiện

2018-2025

12

Nâng cao năng lực, cơ sở vật chất tạp chí Văn nghệ Hòa Bình

2018-2025

13

Đảm bảo an toàn an ninh thông tin

2018-2025

14

Thành lập nhà xuất bản điện tử Hòa Bình

2018-2025

15

Xây dựng nhà in Báo Hòa Bình

2018-2025

16

Xây dựng trụ sở mới và trường quay cho Đài PTTH Hòa Bình

2018-2025

18

Trang Thiết bị HD cho phóng viên, biên tập viên

2018-2025

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

5.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tnh và các cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động báo chí, xuất bản; chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, ý thức trách nhiệm của đảng viên trong các cơ quan báo chí, xut bản.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông nói chung, lĩnh vực báo chí, xuất bản nói riêng ở các cơ quan tham mưu, quản lý về chuyên ngành từ tỉnh đến huyện, thành ph.

Tăng cường củng cố, hoàn thiện về cơ chế phối hp của cơ quan chỉ đạo và quản nhà nước về báo chí, xuất bản. Quản lý chặt chẽ nội dung thông tin, tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Báo chí, xuất bản và định hướng tuyên truyền của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổ chức định kỳ giao ban giữa các cơ quan báo chí, cơ quan có hoạt động mang tính báo chí với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan định hướng công tác tư tưởng.

Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức đối với hệ thống Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã; Có cơ chế, chính sách về tài chính phù hợp đối với cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh cấp xã.

Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản đối với bản tin, Website, phát thanh cơ sở. Tăng cường trách nhiệm Người phát ngôn và cung cp thông tin cho báo chí của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh.

5.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và triển khai các hoạt động đầu tư phát triển báo chí, xuất bản. Một số văn bản cần ban hành như sau:

- Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí (Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông; Đơn vị phối hp: Sở Tài chính, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,);

- Cơ chế đặt hàng thông tin báo chí (Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông; Đơn vị phi hợp: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Tài chính);

- Cơ chế liên kết trong hoạt động xuất bản - in - phát hành; (Sở Thông tin và Truyn thông)

- Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí để tạo nguồn thu hợp pháp. (Sở Thông tin và Truyền thông)

- Thực hiện tốt công tác đọc lưu chiểu tác phẩm báo chí. (Sở Thông tin và Truyền thông)

- Tăng cường tổ chức các cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học - nghệ thuật; khuyến khích mọi người tham gia hoạt động sáng tác góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí, xuất bản của tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông).

5.3. Phát triển nguồn nhân lực

Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản. Chú trọng đào tạo, bi dưỡng cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn, phm cht đạo đức và bản lĩnh chính trị. Tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và đủ về số lượng cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện.

Xây dựng đội ngũ những người làm báo có trình độ nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị, có khả năng tác nghiệp năng động, sáng tạo. Có chế độ ưu đãi, khuyến khích, động viên những nhà báo giỏi. Chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, phát triển đảng viên trong đội ngũ những người làm báo.

Đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ những người làm báo, đảm bo đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Tận dụng cơ chế ưu đãi của tỉnh, chính sách thu hút, hỗ trợ lao động làm báo, đảm bảo mức sống, đảm bảo thu nhập để đội ngũ làm báo có thể cng hiến cho sự nghiệp phát triển thông tin, không để tình trạng các phóng viên, biên tập viên vì hoàn cảnh khó khăn dẫn đến hành động vi phạm đạo đức người làm báo, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng không tốt đến dư luận và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đầu tư đủ nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành công nghệ hiện đại cho cơ quan quản lý nhà nước, cho Báo điện tử; Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử để kịp thời ngăn chặn tấn công, phá hoại trên mạng, lọc thông tin xu và nhận dạng thông tin không tốt.

5.4. Giải pháp về công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ trong báo chí, xuất bản giúp các cơ quan báo chí, xuất bản Hòa Bình có bước tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Yếu tố chính của các cơ quan là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh, truyền hình, công nghệ in ấn, xuất bản theo hướng chất lượng cao, công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả trong tác nghiệp.

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mạng phát thanh, truyền hình cáp tương tự sang cáp số phù hợp xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh, truyền hình.

Đối với báo điện tử cần đi tắt đón đầu, đầu tư đồng bộ về hạ tầng công nghệ, nhằm thực hiện tối ưu hóa những ưu điểm của báo điện tử với các loại hình báo chí khác.

Đối với công nghệ in cần quy hoạch, định hướng công nghệ phù hợp, nắm bt xu thế, tận dụng công nghệ chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh, mở rộng ngoài tỉnh.

5.5. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch

Căn cứ các nội dung Quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, trên cơ sở khả năng huy động vốn đầu tư, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và tiến hành đầu tư phù hợp với quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư công.

Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng báo chí, nhất là lĩnh vực phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ công ích: Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài để đầu tư xây dựng.

Đối với các dự án đu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục tiêu khác: Sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội để đầu tư xây dựng.

Đối với dự án số hóa phương thức truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, cần tranh thủ nguồn vốn từ quỹ viễn thông công ích, hỗ trợ thiết bị đu cuối cho các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trong tnh.

Đối với các dự án về in, phát hành: ưu tiên sử dụng vốn xã hội hóa.

Căn cứ khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn trong từng thời kỳ, các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí bố trí, lập kế hoạch hàng năm nhằm thực hiện các mục tiêu đã được đề ra trong Quy hoạch.

5.6. Nâng cao nhận thức

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, viên chức và nhân dân nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí, xuất bản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, đạo đức lối sống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản đến các cơ quan báo chí, xut bản, các cơ quan có liên quan, các sở, ban, ngành, đoàn th, các địa phương, đơn vị và nhân dân; thực hiện hiệu quả quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hòa Bình, Nghị định quản lý thông tin trên mạng internet, quản lý xuất bản phẩm và hoạt động phát hành.

Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Báo chí, xuất bản bám sát thực tiễn đời sống của đất nước, của nhân dân để có nhiều tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm hay, có chất lượng cao cả về tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức, tạo nên sức hấp dẫn và có sức thuyết phục; phát hiện, cổ vũ, động viên kịp thời gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng và bo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

5.7. Hp tác trong báo chí, xuất bản, in và phát hành

Tăng cường hợp tác với các tổ chức báo chí, xuất bản trong nước và quốc tế, chú trọng các tổ chức đã có mối quan hệ truyền thống với Việt Nam; chủ động tham gia các hoạt động và phát huy vai trò với các tổ chức trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại nhằm trao đổi các tác phẩm báo chí, bản quyền xuất bản phẩm đối với các cơ quan, tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế, tăng cường quảng bá hình ảnh đất và người Hòa Bình đến với bạn bè trong nước và nước ngoài.

Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính của các doanh nghiệp trong nước, các tổ chức quốc tế để phát triển sự nghiệp báo chí, xut bản trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, phối hợp với các tchức trong việc trao đổi, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và qun lý phát thanh, truyền hình.

Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA nhằm phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình của tỉnh.

Tổ chức tham quan, giao lưu, trao đổi, học tập các mô hình tiên tiến về báo chí, xuất bản của các địa phương và một số nước có nền báo chí phát triển.

(Có Quy hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Sở Thông tin và Truyền thông

Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến 2025 đến các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh theo quy định.

Tổ chức giới thiệu, Quảng bá các dự án ưu tiên trong các dịp kêu gọi, xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư vào lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Báo cáo và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp thực hiện quy hoạch, với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc theo dõi và chỉ đạo các đơn vị thực hiện quy hoạch.

Chủ trì, phối hp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thực hiện số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình tại địa phương.

Thẩm định kỹ thuật đối với các dự án phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; thẩm định kỹ thuật đối với các dự án của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện (đầu tư nâng cấp hệ thống Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện); thẩm định kỹ thuật đối với các dự án của các Đài Truyền thanh cơ sở (đầu tư nâng cấp, sửa chữa hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở) theo đúng định hướng công nghệ hiện đại, tránh sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với xu thế.

Phối hp, hướng dẫn các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng mở rộng phạm vi phủ sóng truyền hình trả tiền đến cấp huyện.

Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan thành lập các bộ phận công tác và phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị Báo chí để thực hiện các đề án trong quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển báo chí, xuất bản. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông các cơ quan báo chí, xuất bản của tỉnh cân đối tng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tnh, bố trí nguồn vốn và thẩm định các hồ sơ, dự án đầu tư trong nội dung của Quy hoạch; Hướng dẫn các thủ tục khai thác nguồn đầu tư theo chương trình quốc gia của Chính phủ.

3. S Tài chính

Đảm bảo kinh phí cho các chương trình, dự án phát triển trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu, đề xuất về xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn cho phát triển báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí trình Ủy ban nhân dân tỉnh ghi kế hoạch và bố trí kinh phí theo dự toán ngân sách hàng năm.

Căn cứ quyết định số 1049/QĐ-UB ngày 15/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và xem xét định mức nhuận bút Báo Văn nghệ Hòa Bình đã xây dựng để cấp kinh phí cũng như hỗ trợ Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình thực hiện cơ chế.

Căn cứ dự toán kinh phí của các cơ quan, đơn vị thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ đề án được duyệt, thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

4. SNội vụ

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí địa phương kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ cấu nguồn nhân lực theo quy hoạch.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh căn cứ vào quy hoạch này xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn và kế hoạch hàng năm, bám sát các nội dung trong quy hoạch.

Bám sát các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện các nhiệm vụ tăng cường thông tin về cơ sở nhằm hỗ trợ thông tin, hỗ trợ thiết bị thụ hưởng thông tin, hỗ trợ nguồn thông tin đến người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Phối hp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan xây dựng các văn bản quản lý nhà nước cấp tỉnh hỗ trợ phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Tham gia Ban chỉ đạo đề án số hóa truyền hình tỉnh Hòa Bình. Chủ trì xây dựng các nội dung tuyên truyền đề án số hóa trên sóng truyền hình theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo đề án số hóa của tỉnh.

Xây dựng kế hoạch tổ chức, sắp xếp lại bộ phận truyền dẫn, phát sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh theo lộ trình số hóa.

Lập kế hoạch sản xuất chương trình và hướng dẫn các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện sản xuất chương trình theo tiêu chuẩn số hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu khi chuyển sang phát sóng số.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn việc chuyển đổi công nghệ, thiết bị truyền dẫn, phát sóng và sản xuất chương trình đáp ứng yêu cầu số hóa cho đội ngũ kỹ thuật Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.

Xây dựng đề án đổi mới chất lượng nội dung chương trình theo định hướng quy hoạch.

Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án: Đầu tư trang thiết bị sản xut chương trình cho phóng viên; cải tạo nhà làm việc Đài Phát thanh và Truyền hình tnh.

Phối hp với Trung tâm Đo kiểm và Dịch vụ Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tthực hiện đo lường định lượng khán giả truyền hình của kênh HBTV;

6. Báo Hòa Bình

Báo Hòa Bình căn cứ vào quy hoạch này xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn và kế hoạch hàng năm, bám sát các nội dung trong quy hoạch.

Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án: Đầu tư trang thiết bị sản xuất chương trình cho phóng viên, Dự án tòa soạn tích hợp đa phương tiện.

7. Hội Văn học Nghệ thuật Hòa Bình

Lên kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động của Báo Văn nghệ Hòa Bình thành tạp chí Văn nghệ Hòa Bình

Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án: Đầu tư trang thiết bị sản xuất chương trình cho phóng viên.

8. Các Sở, Ban, ngành liên quan

Triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch theo chc năng, nhiệm vụ của mình, cung cấp thông tin trên bản tin, trang thông tin điện tử đúng theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản triển khai các hoạt động nhằm đưa thông tin đến với đông đảo người dân trong tỉnh.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Tăng cường công tác qun lý đối với hoạt động phát thanh, truyền hình, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền của Đảng bộ và Chính quyền tại địa phương.

Phối hp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác thông tin tuyên truyền đến các xã, phường, thôn, khối phố để người dân hiu rõ về mục đích và lợi ích, cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với việc số hóa truyền hình mặt đất.

Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hp với Sở Thông tin và Truyền thông, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Chủ trì xây dựng dự án Đầu tư nâng cấp, sửa chữa hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở; phối hợp thực hiện dự án đào tạo nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực cp huyện, cp xã.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
UBND tnh;
- Báo Hòa Bình;
- Hội VHNT t
nh;
- Chánh, Phó Ch
ánh VPUBND tỉnh;
- Lưu VT, KGVX (Vu.21b).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1324/QĐ-UBND ngày 04/06/2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.199

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.131.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!