UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1276/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày
26 tháng 6 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHÔI PHỤC, TÔN TẠO CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ,
DANH LAM THẮNG CẢNH, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG, GẮN VỚI TRIỂN
KHAI CÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TỐT ĐẸP CỦA
CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở SƠN LA THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6
năm 2009 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá ngày 18
tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21
tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Di sản văn hoá và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30
tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản
văn hoá phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể để đưa vào
Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14
tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ
khoa học để xếp hạng di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch tại Tờ trình số 783/TTr-VHTTDL ngày 10 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Khôi phục, tôn tạo
các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền
thống, gắn với triển khai các đề tài khoa học giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hoá tốt đẹp của các dân tộc ít người ở Sơn La thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Điều 2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện đề án được
phê duyệt tại Điều 1.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hoá, Thể
thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch
Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các
đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- PCVP UBND tỉnh PTVHXH;
- Phòng KTTH VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT.VX. HA.30b.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Toa
|
ĐỀ ÁN
KHÔI PHỤC, TÔN TẠO CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, DANH LAM THẮNG CẢNH,
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG, GẮN VỚI TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ TÀI KHOA
HỌC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở
SƠN LA THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1276/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh
Sơn La)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sơn La là một vùng đất cổ có lịch
sử lâu đời đây cũng là miền đất phên dậu của tổ quốc. Nơi đây, có 12 dân tộc
anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng. Đây cũng là
nơi sinh sống của các cư dân cổ, một trong những chiếc nôi của loài người; ghi
dấu lại quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngoài ra, thiên nhiên còn
ban tặng cho Sơn La nhiều di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đẹp,
nhiều hang động phong phú, những khu rừng nguyên sinh xanh tốt quanh năm.
2. Việc khôi phục, tôn tạo các di
tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; bảo tồn và phát huy lễ hội truyền
thống nhằm góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần thực hiện tốt
Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc khôi phục, tôn tạo các di tích lịch
sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh nhằm làm cho các di tích trở thành nơi giáo dục
truyền thống cho các thế hệ, khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
3. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội
được quan tâm tổ chức thực hiện để bảo tồn có chọn lọc, những phong tục tập
quán tốt đẹp được duy trì và phát triển, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu,
nghiên cứu và xây dựng những lễ hội mang tính cộng đồng và nhân văn.
4. Công tác nghiên cứu khoa học
góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá một cách
toàn diện và có hiệu quả cao.
Việc xây dựng Đề án Khôi phục, tôn
tạo các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy các
lễ hội truyền thống, gắn với triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học giữ gìn
và phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của các dân tộc ít người ở Sơn La thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất cần thiết về trước mắt cũng như lâu dài.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) ban hành
ngày 16 tháng 7 năm 1998 về “Xây dựng và phát triển nền Văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và Kết luận hội nghị BCH TW lần thứ 10 (Khoá
IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII).
2. Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29
tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá số
32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.
3. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9
năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản
văn hoá và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá.
4. Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng
6 năm 2010 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn
hoá phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể để đưa vào
danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
5. Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng
7 năm 2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa
học để xếp hạng di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
6. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ
XIII.
7. Nghị quyết số 319/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm
2010 của HĐND tỉnh Sơn La khoá XII kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 phê duyệt Quy hoạch
phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020.
8. Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 06
tháng 4 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội
toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
III. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG
1. Phạm vi: Địa bàn tỉnh Sơn La
2. Đối tượng
- Các di tích lịch sử - văn hoá, danh
lam thắng cảnh được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia.
- Các lễ hội dân gian tiêu biểu của
các dân tộc tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu những giá trị văn hoá
tốt đẹp của các dân tộc ít người đến năm 2015.
Phần II
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC
KHÔI PHỤC, TÔN TẠO DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH, BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG, GẮN VỚI TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC GIỮ
GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI CỦA TỈNH
SƠN LA THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
I. THỰC TRẠNG
VIỆC KHÔI PHỤC, TÔN TẠO DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH, BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG, GẮN VỚI NGHIÊN CỨU GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG
GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI CỦA TỈNH SƠN LA TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
1. Hiện nay, tỉnh Sơn La có 64
di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 45 di tích lịch sử
- văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng: 11 di tích xếp hạng cấp quốc gia,
34 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí, trong những
năm qua, 10/45 di tích đã xếp hạng được đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và đưa
vào khai thác phục vụ nhân dân, trong đó chủ yếu là các di tích xếp hạng cấp quốc
gia được trùng tu, tôn tạo bằng nguồn của
chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, có rất ít di tích xếp hạng cấp tỉnh
được trùng tu, tôn tạo bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh và xã hội hoá. Các di
tích đã được xếp hạng các cấp chỉ có 8/10 di tích cấp quốc gia và 11/34 di tích
cấp tỉnh được lập bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích; 01/45 di tích
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong số các di tích được đầu tư,
trùng tu, tôn tạo đã có 03 di tích hàng năm thu hút trên 200 nghìn lượt du
khách. Các di tích khác của Sơn La hầu hết là di tích lịch sử, cách mạng, chủ yếu
phân bố ở vùng sâu, vùng xa nên việc phát huy giá trị của các di tích còn hạn
chế.
2. Các dân tộc ở Sơn La đều có
các lễ hội dân gian truyền thống riêng, tuy nhiên do phong tục tập quán, do địa
hình, giao thông..., nên các lễ hội thường có quy mô nhỏ; phần lễ giữ vai trò
chủ đạo, phần hội rất ít, chủ yếu là các lễ tục. Các lễ hội được tổ chức không
mang hình thức phô trương, phiền nhiễu và kinh doanh vụ lợi; ở Sơn La chỉ có lễ
hội dân gian, không có các lễ hội tôn giáo và lễ hội du nhập từ nước ngoài vào.
Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường và một số yếu tố tác động cho nên các lễ hội
dân gian của các dân tộc dần dần bị mai một nhiều, chủ yếu còn các loại hình lễ
hội như: Lễ hội của những người làm nghề mo chang; lễ hội dòng họ; nghi lễ nông
nghiệp.
3. Trong những năm qua, Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã chủ động thực hiện nhiều dự án sưu tầm,
nghiên cứu phục dựng các lễ hội…, cho nên, nhiều lễ hội truyền thống của các
dân tộc Sơn La có nguy cơ thất truyền đã và đang được sưu tầm, phục dựng lại
như: Lễ hội Hoa Ban, lễ hội Cầu mưa, lễ hội Xên Lẩu Nó, lễ hội Xên Mường
của dân tộc Thái; lễ hội Pang A Nụn Pan của dân tộc La Ha; lễ hội
Mương A Ma, lễ hội Ksai Si Típ của dân tộc Xinh Mun; lễ hội Xek
Pang Ả của dân tộc Kháng; lễ hội Cầu Mùa của dân tộc Khơ Mú; lễ Lập
Tịnh của dân tộc Dao; lễ hội Nào Sồng của dân tộc Hmông… Sau khi được
phục dựng, một số lễ hội đã phát huy rất tốt giá trị đó là nâng cao sự hưởng thụ
văn hoá cho người dân, là sản phẩm văn hoá, phục vụ cho việc phát triển du lịch.
Tuy nhiên với nguồn kinh phí có hạn nên số lượng lễ hội phục dựng và bảo tồn
chưa được nhiều, nhận thức của người dân, của một số cấp uỷ, chính quyền địa
phương chưa cao nên một số lễ hội sau khi được phục dựng không được duy trì thường
xuyên.
4. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
đã thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu về các dân tộc ít người như: Kiểm kê
di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc của tỉnh Sơn La; Điều tra lễ hội dân tộc
Hmông trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển đời sống văn
hoá các dân tộc tái định cư thuỷ điện Sơn La; đang thực hiện Đề tài: “Giữ gìn
và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc Thái ở Sơn La trong quá
trình hội nhập quốc tế”. Tuy số lượng đề tài, dự án được nghiên cứu chưa nhiều
song cũng đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc trên
địa bàn tỉnh Sơn La.
II. HẠN CHẾ
1. Các di tích của Sơn La chủ yếu
là di tích lịch sử cách mạng được phân bố rải rác, nằm ở vùng sâu, xa trung
tâm; dưới sự tác động của thiên nhiên và con người nhiều di tích đã bị xuống cấp
nên việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích trên địa bàn tỉnh Sơn La
chưa hiệu quả. Việc đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo cho các di tích còn hạn
chế nên số lượng di tích được tôn tạo chưa nhiều. Các di tích của Sơn La tuy
tương đối còn nguyên vẹn, không bị lấn chiếm nhưng số lượng các di tích được
khoanh vùng các khu vực bảo vệ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn ít.
2. Việc đầu tư kinh phí và
nghiên cứu một số lễ hội chưa được quan tâm đúng mức, chưa nắm bắt được nhu cầu
của người dân là những chủ nhân của các lễ hội, chưa khơi dậy được lòng tự hào
của người dân về di sản văn hoá của dân tộc mình nên một số lễ hội được phục dựng
không được duy trì, những chủ nhân của lễ hội không tự nguyện gìn giữ di sản của
dân tộc mình.
III.
NGUYÊN NHÂN
1. Nhận
thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về việc bảo tồn di sản văn hoá còn chưa đầy đủ. Việc tuyên truyền đến người dân về
Luật Di sản văn hoá chưa được thường xuyên, chưa khơi dậy cho người dân niềm tự
hào về di sản văn hoá của dân tộc mình để tự nguyện gìn giữ và phát huy.
2. Đội ngũ làm công tác bảo tồn
di sản văn hoá, đặc biệt là nghiên cứu khoa học chưa được đào tạo đúng chuyên
ngành nên thời gian cho việc nghiên cứu, sưu tầm để bảo tồn và phát huy các giá
trị di sản rất hạn chế.
3.
Kinh phí chi cho công tác khôi phục, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá,
danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống chưa được đầu
tư đúng mức. Sơn La là một tỉnh nghèo, nên công tác xã hội hoá các hoạt động
văn hoá, huy động nguồn kinh phí để bảo tồn và phát huy di sản là rất khó khăn.
Phần III
NỘI DUNG TÔN TẠO
DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG, GẮN VỚI TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU CÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC GIỮ GÌN VÀ PHÁT
HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TỐT ĐẸP CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI CỦA TỈNH SƠN LA
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
I. MỤC TIÊU
Khôi phục, tôn tạo di tích lịch sử
- văn hoá, danh lam thắng cảnh; bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống, gắn
với triển khai các đề tài khoa học giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp
của các dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay thực sự là cần thiết
và còn nhiều khó khăn. Vì vậy, phải xây dựng những mục tiêu và tìm ra những giải
pháp hiệu quả.
1. Mục tiêu tổng quát
Tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá,
danh lam thắng cảnh; bảo tồn các lễ hội truyền thống, gắn với triển khai các đề
tài khoa học giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của các dân tộc ít người
trên địa bàn tỉnh Sơn La phải thực sự đi vào cuộc sống của người dân nhằm góp
phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an
ninh…, của tỉnh; trước mắt, nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương. Phấn đấu đến năm 2015 có 30% số di tích đã được xếp hạng được đầu
tư tôn tạo; 60% di tích đã xếp hạng được khoanh vùng các khu vực bảo vệ và cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 06 Lễ hội truyền thống tiêu biểu được nghiên
cứu, sưu tầm, phục dựng và bảo tồn: Lập hồ sơ 05 lễ hội tiêu biểu đề cử vào
danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Hoàn thành nghiên cứu Đề tài về
“Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc Thái, ở Sơn La trong
quá trình hội nhập quốc tế”. Vì vậy, cần:
a) Coi trọng đầu tư tôn tạo di
tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; bảo tồn và phát huy các lễ hội
truyền thống, gắn với triển khai các đề tài khoa học giữ gìn và phát huy giá trị
văn hoá tốt đẹp của các dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo nâng cao đời sống
văn hoá của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
b) Thông qua việc khôi phục, tôn tạo
di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; bảo tồn và phát huy các lễ hội
truyền thống, gắn với triển khai các đề tài khoa học giữ gìn và phát huy giá trị
văn hoá tốt đẹp của các dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ góp phần
nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc, làm cho nhân dân các
dân tộc trong tỉnh có đời sống vật chất, tinh thần tương đồng với các địa
phương trong khu vực và cả nước theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đối với việc bảo tồn và phát
huy lễ hội truyền thống
a) Bảo
vệ di sản văn hoá phi vật thể, đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản, nâng cao nhận
thức về tầm quan trọng của di sản đối với bản sắc của cá nhân và tập thể. Khuyến
khích tính sáng tạo, lòng tự tôn trong các cộng đồng và cá nhân với di sản văn
hoá phi vật thể. Cụ thể là: Phục dựng để bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ
hội, nâng cao sự hưởng thụ văn hoá của người dân, tạo thành sản phẩm
văn hoá để phục vụ người dân, phục
vụ du lịch.
b) Đề án được thực hiện sẽ góp phần
tạo ra tiền đề quan trọng để thành lập ngân hàng dữ liệu văn hoá phi vật thể ở
tỉnh Sơn La; tạo cơ sở để lập hồ sơ đề cử lễ hội tiêu biểu vào danh mục di sản
văn hoá phi vật thể quốc gia, thế giới.
2.2. Đối với việc khôi phục, tôn tạo
di tích lịch sử - văn hoá; danh lam thắng cảnh
a) Khôi phục, tôn tạo các di tích lịch sử - văn
hoá, danh lam thắng cảnh của trên địa bàn tỉnh Sơn La để thực hiện tốt công tác
bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích theo quy
định của pháp luật, hạn chế thấp nhất việc di tích bị xâm hại, xuống cấp,
lấn chiếm hoặc bị huỷ hoại.
b) Cụ thể hoá trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các địa phương trong việc phối hợp thực hiện khôi phục, tôn tạo các di
tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La; huy động các
nguồn lực đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích bằng
nguồn kinh phí của Nhà nước kết hợp với nguồn kinh phí xã hội hoá và đóng góp của
nhân dân.
c) Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong
tỉnh về giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh để mọi người có
trách nhiệm, ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy và trân trọng giá trị truyền thống,
lịch sử ngàn năm của dân tộc.
2.3. Đối với việc nghiên cứu khoa học
a) Trên cơ sở
sưu tầm, nghiên cứu giới thiệu và đề xuất những giải pháp giữ gìn và phát huy
những giá trị tốt đẹp của các dân tộc ở Sơn La, xoá bỏ hủ
tục lạc hậu, xây dựng con người mới có đạo đức, lối sống lành mạnh, có ý thức đấu
tranh chống tư tưởng, hành động phản văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng đời sống
tinh thần cho đồng bào, tạo sự gắn kết văn hoá du lịch với sự phát triển hài
hoà giữa kinh tế và văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và một số lĩnh vực
khác, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
b) Bảo tồn, kế
thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống, xây dựng và
phát triển những giá trị mới về văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc.
c) Xây dựng nếp sống văn minh, gia
đình văn hoá; mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng đồng bào dân tộc, góp phần
nâng cao dân trí, xoá bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xoá đói
giảm nghèo.
II. NỘI DUNG
CỤ THỂ
1. Nội dung chính của Đề án
a) Khôi phục, tôn tạo các di tích
lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh:
- Khảo
sát, đánh giá thực trạng về giá trị lịch sử, văn hoá của các di tích,
khả năng phát huy giá trị của các di tích cấp tỉnh đã được
xếp hạng để lựa chọn lập dự án trùng tu, tôn tạo.
- Lập bản đồ khoanh vùng các khu vực
bảo vệ di tích.
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
di tích.
- Lập dự án trùng tu, tôn tạo, khôi phục các di
tích cấp tỉnh và quốc gia.
b) Bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống:
- Khảo sát, kiểm kê các lễ hội, đánh giá giá trị
các lễ hội của từng dân tộc.
- Nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng lễ hội của các
dân tộc.
- Lập hồ sơ đề cử các lễ hội có giá trị, tiêu biểu
vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
c) Nghiên cứu đề tài khoa học:
- Tiếp tục thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh về
“Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc Thái ở Sơn La
trong thời kỳ hội nhập quốc tế”.
- Thực hiện công tác kiểm kê di sản văn hoá phi
vật thể các dân tộc của tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2016.
2. Thời gian thực hiện Đề án: Từ tháng 6 năm
2013 đến hết tháng 12 năm 2015
a) Năm 2013
- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành đề tài khoa
học cấp tỉnh về “Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc
Thái ở Sơn La trong thời kỳ hội nhập quốc tế”.
- Phục dựng 02 lễ hội truyền thống tiêu biểu của
các dân tộc.
- Lập hồ sơ và đề cử đưa 01 lễ hội vào danh mục
di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
- Lập dự án trùng tu, tôn tạo 02 di tích lịch sử
- văn hoá; danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
b) Năm 2014
- Phục dựng 02 lễ hội truyền thống tiêu biểu của
các dân tộc.
- Lập hồ sơ và đề cử đưa 01 lễ hội vào danh mục
di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
- Lập dự án trùng tu, tôn tạo 02 di tích lịch sử
- văn hoá; danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
c) Năm 2015
- Phục dựng 02 lễ hội truyền thống tiêu biểu của
các dân tộc.
- Lập hồ sơ và đề cử đưa 01 lễ hội vào danh mục
di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
- Lập dự án trùng tu, tôn tạo 02 di tích lịch sử
- văn hoá; danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
4. Các giải pháp chủ yếu
a) Giải pháp về nâng cao nhận thức:
Tiếp tục tuyên truyền cho người dân và cấp uỷ, chính quyền địa phương về Luật
Di sản văn hoá, về ý nghĩa lịch sử của các di tích để góp phần nâng cao nhận thức
cho người dân, khơi dậy lòng tự hào và tự nguyện gìn giữ giá trị các di sản văn
hoá của dân tộc.
b) Tăng cường đầu tư kinh phí,
tăng mức chi cho đầu tư tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống. Đầu tư cho công tác khôi phục, tôn
tạo di tích; nghiên cứu, sưu tầm phục dựng, bảo tồn các lễ hội để việc phát huy
các di sản này có hiệu quả, tránh sự mai một, xâm hại, lấn chiếm, để di sản thực
sự góp phần nâng cao sự hưởng thụ văn hoá của người dân, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội.
c)
Làm tốt công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch đất, cấp quyền sử
dụng đất cho các di tích lịch
sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Lập bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho di tích
nhằm bảo vệ các di tích trước quy định của pháp luật, trước sự xâm hại của con
người, thiên nhiên, tạo điều kiện để tôn tạo và phát huy tốt giá trị của các di
tích.
d) Giải pháp về xã hội hoá các hoạt
động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá: Chủ trương xã hội hoá cần được thể chế
hoá thành cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư khôi phục, tôn tạo các di tích
lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh tại các địa phương; tổ chức phục dựng tốt
các lễ hội để các lễ hội thu hút được sự tham gia của người dân, thể hiện vai
trò chủ thể trong các lễ hội. Chủ trương xã hội hoá cũng cần thể hiện trong các
dự án. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải có mục tiêu về hoạt động
văn hoá, thể thao và du lịch.
III. HIỆU QUẢ,
KINH TẾ CỦA ĐỀ ÁN
1. Thực hiện Đề án là góp phần thực
hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, mà
cụ thể là lễ hội của các dân tộc và các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng
cảnh trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Đề án tạo điều kiện rất cơ bản
và hết sức quan trọng, là tiền đề để Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoàn thành
tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực sưu tầm, bảo quản và phát huy di sản
văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc tỉnh Sơn La, phục vụ việc phát
triển du lịch của địa phương.
3. Đề án tạo điều kiện cho việc
nghiên cứu về văn hoá các dân tộc một cách đầy đủ, toàn diện trên tất cả các
phương diện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.
4. Nghiên cứu các đề tài khoa học
là căn cứ để các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật tham khảo
khi đưa ra một chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng đồng bào
dân tộc. Có chính sách đầu tư, quan tâm thoả đáng phù hợp với điều kiện sống và
đặc điểm tâm lý xã hội của cộng đồng tộc người. Có chính sách đầu tư để bảo tồn,
phát huy được di sản văn hoá truyền thống tộc người về cả văn hoá vật chất và văn
hoá tinh thần. Đối với đội ngũ tham gia đề tài nghiên cứu: Nâng cao được trình
độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin.
5. Góp phần tích cực thực hiện mục
tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc như Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đề ra.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
a) Trên cơ sở Đề án được phê duyệt
chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Hội Liên hiệp Văn học
- Nghệ thuật; các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan thẩm định, phê duyệt kế
hoạch thực hiện từng năm theo quy định; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị
thuộc sở để tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
b) Tổng hợp kế hoạch hàng năm, phối
hợp với Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn ngân sách thực
hiện Đề án.
c) Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đôn
đốc các sở, ngành và đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án, tổng
hợp kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành để cân đối nguồn vốn, lồng ghép các
chương trình kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện Đề án. Hướng dẫn quản
lý tài chính, kinh phí của Đề án.
3. Sở Tài chính
a) Tham mưu, đề xuất trình cấp có
thẩm quyền bố trí nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo cho hoạt động thường xuyên.
b) Hướng dẫn việc thực hiện nguồn
kinh phí đã cấp đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Sở Khoa học và Công nghệ; Hội
Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật
Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch xây dựng kế hoạch lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, dự án để
triển khai các nội dung, chính sách liên quan để thực hiện đúng, hiệu quả các nội
dung của Đề án đã được phê duyệt.