UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1190/QĐ-UBND
|
Thanh
Hoá, ngày 23 tháng 4 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH
THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND các cấp ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 24/2002/QĐ-TTg ngày 01/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2000 -
2010;
Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2006/NQ-CP ngày 31/10/2006 của Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số
38/NN&PTNT-KH ngày 09/01/2007 về việc đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định
hướng 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh
Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng 2020 với các nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN.
1. Phát triển sản xuất nông nghiệp của Thanh Hoá nhằm
khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
từng bước chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, nhỏ lẻ sang sản xuất
tập trung, qui mô lớn, tạo sản phẩm hàng hoá; xây dựng nền nông nghiệp công nghệ
cao, nông nghiệp sạch, hướng tới xuất khẩu.
2. Phát triển sản xuất nông nghiệp
nhanh, bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt tiềm năng lợi thế về đất đai,
nguồn nước, lao động; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là
công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt,
phù hợp với nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng
hoá trong điều kiện hội nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
3. Gắn phát triển sản xuất nông
nghiệp với củng cố quan hệ sản xuất, cải thiện đời sống, ổn định an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
II. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN.
1. ổn định an ninh lương thực,
phát triển các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng
vùng và nhu cầu của thị trường; từng bước hình thành các vùng sản xuất nông
nghiệp tập trung, qui mô lớn, có giá trị, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; gắn sản
xuất với chế biến, thị trường tiêu thụ.
2. Tăng giá trị thu nhập trên 1
ha đất canh tác, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho nông dân; gắn chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp với chuyển đổi cơ cấu lao động, điều chỉnh dân cư,
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.
3. Giảm dần diện tích cây lương
thực, cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây, nuôi con có giá trị, hiệu quả kinh
tế cao, gắn với áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, sản
lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến.
4. Khuyến khích các thành phần
kinh tế trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất, chế biến,
tiêu thụ nông sản hàng hoá; ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp sạch,
an toàn, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
III. MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN.
1. Mục
tiêu đến năm 2015:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất nông nghiệp trung bình đạt 5,7 - 6,4%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và đạt
trên 4,3%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015.
- Tỷ trọng GDP ngành nông, lâm,
thuỷ sản trong tổng GDP toàn tỉnh chiếm 23% năm 2010 và 17 – 18 % vào năm 2015.
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp (giá TT 2005): năm 2010 ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng là 40%, ngành trồng
trọt chiếm tỷ trọng 57,2%, ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng
2,8% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2015 cơ cấu trên tương ứng là
49% - 48% - 3%.
- Giá trị sản phẩm trên một ha đất
canh tác năm 2010 đạt trên 30 triệu đồng, năm 2015 đạt trên 35 triệu đồng.
- ổn định sản lượng lương thực ở
mức 1,55 triệu tấn trở lên.
- Xuất khẩu sản phẩm nông, lâm,
thuỷ sản chế biến đến năm 2010 đạt 50 – 60 triệu USD, năm 2015 đạt 70 - 100 triệu
USD.
2. Mục tiêu định hướng đến năm
2020:
- Tiếp tục đảm bảo tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến căn bản
về chất lượng, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 4%/năm.
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp: Phấn đấu tiếp tục tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ
nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.
- Tăng giá trị sản phẩm trên 1
ha đất canh tác; ổn định an ninh lương thực trên địa bàn; đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm nông sản chế biến.
IV. NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020.
1. Nhiệm vụ đến năm 2015:
a) Nhiệm vụ sản xuất ngành trồng
trọt:
- Sản xuất lúa: năm 2010 diện
tích gieo trồng lúa 235,0 nghìn ha, giảm 17,2 nghìn ha so với năm 2005; năm
2015 diện tích gieo trồng lúa khoảng 230 nghìn ha.
- Sản xuất ngô: năm 2010 diện
tích ngô ở mức 56 - 60 nghìn ha; đến năm 2015 diện tích ổn định ở mức 56 nghìn
ha. Đồng thời phát triển diện tích ngô non làm thức ăn tươi cho chăn nuôi trâu,
bò.
- Vùng nguyên liệu mía chế biến
công nghiệp: tổng diện tích mía đứng năm 2010 là 30 nghìn ha, năm 2015 giảm xuống
còn 28 nghìn ha, trong đó: vùng mía cung ứng cho Nhà máy đường Lam Sơn 14 -
14,5 nghìn ha; vùng mía cung ứng cho Nhà máy đường Nông Cống 4,0 – 4,5 nghìn
ha; vùng mía cung ứng cho Nhà máy đường Việt Đài 11 nghìn ha.
- Vùng nguyên liệu sắn chế biến
công nghiệp: 7.000 ha năm 2010 và giảm còn khoảng 5.800 ha năm 2015.
- Vùng nguyên liệu dứa: Quy hoạch
vùng nguyên liệu dứa năm 2010 là 1.500 ha. Đến năm 2015 diện tích đất trồng dứa
cho công nghiệp chế biến là 3.250 ha.
- Phát triển cây cao su: Đến năm
2010 đạt 10.500 ha; năm 2015 đạt 18.000 ha.
- Sản xuất lạc: Giai đoạn
2006-2010 diện tích lạc 20 - 22 nghìn ha và ổn định diện tích lạc vững chắc
trên cơ sở thâm canh, chỉ mở rộng diện tích lạc trên những diện tích đất đai
phù hợp. Quy hoạch vùng chuyên canh tập trung đầu tư thâm canh cao ở các huyện
vùng ven biển với tổng diện tích trên 10.000 ha.
- Quy hoạch sản xuất cói: diện
tích ổn định 5.300 - 5.500 ha; mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện đất
đai phù hợp và cơ sở hạ tầng thuỷ lợi thuận lợi.
- Sản xuất dâu tằm: diện tích
năm 2010 là 2.000 ha và ổn định đến năm 2015.
- Sản xuất đậu tương: năm 2010
diện tích 15.000 ha, đến năm 2015 ổn định 20.000 ha, trong đó chủ yếu là trồng
đậu tương đông.
- Phát triển hoa, cây cảnh: bố
trí diện tích trồng hoa cây cảnh kết hợp với du lịch sinh thái; ngoài ra mở rộng
diện tích trồng hoa, cây cảnh trong vụ đông trên đất chuyên màu và đất lúa tại
các huyện vùng đồng bằng, vùng ven các khu đô thị, khu công nghiệp.
- Quy hoạch sản xuất rau thực phẩm:
Diện tích gieo trồng năm 2010 là 27.500 ha (không tính diện tích đậu, đỗ), năm
2015 có 30.000 ha. Quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung 3.400 ha đất ở 90 xã
thuộc 25 huyện thị vùng đồng bằng và ven biển. Vùng sản xuất rau thực phẩm chế
biến xuất khẩu năm 2010 là 3 – 3,5 nghìn ha gắn với các nhà máy, đơn vị chế biến
xuất khẩu.
- Sản xuất cây ăn quả: ổn định
diện tích 20 - 21 nghìn ha cây ăn quả các loại, tập trung cải tạo vườn tạp sang
trồng cây ăn quảcó giá trị kinh tế cao; sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa.
b) Nhiệm vụ sản xuất ngành chăn
nuôi:
- Đàn bò thịt: đến năm 2010 đàn
bò đạt 674 nghìn con (bò lai Zebu 405 nghìn con, chiếm 60% tổng đàn); năm 2015
đạt 900.000 – 1.000.000 con. Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao phục vụ tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu.
- Đàn bò bò sữa: Tiếp tục thực
hiện chương trình chăn nuôi bò sữa, đến năm 2010 là 3.000 con; năm 2015 là
10.000 con.
- Đàn trâu: năm 2010 đàn trâu
236 nghìn con, năm 2015 trên 250 nghìn con; tập trung chủ yếu ở các huyện trung
du, miền núi.
- Đàn lợn: năm 2010 đạt 1.900
nghìn con, năm 2015 trên 2.400 nghìn con. Năm 2010 đưa quy mô đàn lợn siêu nạc
lên trên 40% tổng đàn; năm 2015 đàn lợn chất lượng cao đạt trên 60% tổng đàn.
Phát triển đàn lợn hướng nạc, lợn choai, lợn sữa để xuất khẩu, tập trung tại
các huyện Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Yên Định, Thiệu Hoá,...
- Đàn gia cầm: năm 2010 đạt trên
20 triệu con, năm 2015 đạt trên 25 triệu con.
- Chăn nuôi khác: dự kiến phát
triển đàn dê năm 2010 là 83 nghìn con, năm 2015 đạt 100 nghìn con.
c) Xây dựng các vùng sản xuất
cây trồng, vật nuôi tập trung:
- Các vùng sản xuất lương thực
chất lượng cao:
+ Vùng chuyên canh sản xuất lúa
chất lượng cao quy mô khoảng 50 nghìn ha, tập trung ở các huyện: Triệu Sơn, Quảng
Xương, Hoằng Hoá, Nông Cống, Yên Định, Thiệu Hoá, Thọ Xuân , Đông Sơn.
+ Vùng sản xuất ngô chất lượng
cao tập trung tại các huyện: Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Yên Định, Cẩm Thuỷ,
Thiệu Hoá.
- Vùng cây công nghiệp chế biến
tập trung:
+ Vùng nguyên liệu mía chế biến
tập trung cung cấp cho Nhà máy đường Lam Sơn: huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Ngọc Lặc,
Thường Xuân.
+ Vùng nguyên liệu mía chế biến
tập trung cung ứng cho Nhà máy đường Nông Cống: huyện Như Thanh, Như Xuân, Nông
Cống.
+ Vùng nguyên liệu mía chế biến
tập trung cung ứng cho Nhà máy đường Việt - Đài: huyện Thạch Thành, Hà Trung, Cẩm
Thuỷ, TX. Bỉm Sơn.
+ Vùng nguyên liệu sắn cung ứng
cho Nhà máy chế biến sắn Bá Thước: Huyện Bá Thước, Quan Hoá, Lang Chánh;
+ Vùng nguyên liệu sắn cung ứng
cho Nhà máy sắn Như Xuân: huyện Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ.
+ Vùng dứa nguyên liệu: Như
Thanh, Triệu Sơn, Hà Trung, TX Bỉm Sơn
+ Vùng phát triển cây cao su:
các huyện: Như Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Như Thanh, Thọ Xuân, Triệu
Sơn,...
- Vùng trồng cây xuất khẩu:
+ Vùng sản xuất cói tập trung:
các huyện Nga Sơn, Quảng Xương.
+ Vùng sản xuất lạc tập trung đầu
tư thâm canh cao ở các huyện vùng ven biển: Tĩnh Gia, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nga
Sơn.
+ Vùng sản xuất rau thực phẩm chế
biến xuất khẩu thuộc các huyện: Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hậu
Lộc, Yên Định, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Nga Sơn ,...
+ Vùng trồng dâu nuôi tằm, chủ yếu
thuộc các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Vĩnh Lộc.
- Vùng phát triển hoa, cây cảnh:
thuộc các vùng ven khu đô thị, khu công nghiệp tập trung.
- Vùng phát triển chăn nuôi gia
súc:
+ Chăn nuôi bò thịt chất lượng
cao phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ở các huyện vùng trung du và một số
xã vùng đồng bằng.
+ Đàn trâu chủ yếu tập trung vào
các huyện vùng trung du, miền núi.
+ Phát triển đàn lợn hướng nạc,
lợn choai, lợn sữa để xuất khẩu, tập trung tại các huyện: Quảng Xương, Hoằng
Hoá, Hậu Lộc, Yên Định, Thiệu Hoá, ...
+ Gia cầm tập trung hàng hoá chủ
yếu thuộc các huyện vùng đồng bằng và ven biển.
+ Đàn dê chủ yếu tập trung ở các
huyện vùng trung du miền núi nhẫmccs huyện: Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Bá Thước, Quan
Hoá, Quan Sơn.
2. Nhiệm vụ phát triển nông nghiệp
đến năm 2020:
a) Nhiệm vụ sản xuất ngành trồng
trọt:
- Sản xuất lương thực: Sản xuất
lúa khoảng 227 nghìn ha; sản xuất ngô năm 2020 ổn định diện tích 56 nghìn ha. Sản
lượng lương thực khoảng 1,48 – 1,5 triệu tấn. Vùng tập trung sản xuất lương thực
chất lượng cao 50 – 80 nghìn ha.
- Vùng nguyên liệu mía chế biến
công nghiệp: đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động hết công suất, đầu
tư thâm canh tăng năng suất mía. Diện tích mía đứng khoảng 26,5 đến 28,0 nghìn
ha.
- Vùng nguyên liệu sắn: Đầu tư
thâm canh tăng năng suất vùng sắn nguyên liệu chế biến, định hướng diện tích
vùng nguyên liệu khoảng 5.300 ha vào năm 2020.
- Vùng nguyên liệu dứa: Đảm bảo
đủ cung cấp nguyên liệu cho công suất nhà máy chế biến dứa Như Thanh đến năm
2010 là 1.500 ha, sau khi Nhà máy xây dựng dây chuyền nước dứa cô đặc, quy hoạch
diện tích đất trồng dứa là 3.250 ha.
- Vùng cây cao su: Định hướng
năm 2020 đạt 25 nghìn ha chủ yếu mở rộng diện tích tại các huyện đã được bố trí
phát triển cao su đến năm 2015.
- Sản xuất cói: ổn định diện
tích 5.300 - 5.500 ha; mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện đất đai phù
hợp và cơ sở hạ tầng thuỷ lợi thuận lợi.
- Sản xuất lạc: năm 2020 diện
tích ổn định 20 – 22 nghìn ha, vùng chuyên canh tập trung đầu tư thâm canh cao ở
các huyện vùng ven biển.
- Sản xuất dâu tằm: Quy hoạch đến
năm 2020 là 2.000 ha. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của thị trường tiêu thụ sản phẩm
sẽ mở rộng diện tích trên những vùng đất phù hợp mà tỉnh còn tiềm năng.
- Sản xuất đậu tương: năm 2020 ổn
định 20 nghìn ha (chủ yếu đậu tương đông).
- Sản xuất rau thực phẩm: định
hướng năm 2020 có 30 - 32 nghìn ha, sản xuất rau đậu thực phẩm theo hướng thực
phẩm an toàn. Tiếp tục thực hiện các vùng sản xuất rau tập trung, vùng sản xuất
rau chế biến xuất khẩu với quy mô phù hợp.
- Phát triển hoa, cây cảnh kết hợp
với du lịch sinh thái tại các huyện vùng đồng bằng, vùng ven các khu đô thị,
khu công nghiệp.
- Sản xuất cây ăn quả: ổn định
diện tích 20 - 21 nghìn ha cây ăn quả các loại, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa.
b) Nhiệm vụ phát triển ngành
chăn nuôi:
- Đàn bò: định hướng năm 2020 đạt
khoảng 1,3 triệu con, tiếp tục thực hiện chương trình chăn nuôi bò sữa với quy
mô thích hợp.
- Đàn trâu: Định hướng quy hoạch
đạt 274 nghìn con.
- Đàn lợn: Định hướng giai đoạn
2015- 2020 tổng đàn tăng bình quân 3 – 4%/năm, năm 2020 đàn lợn chất lượng cao
đạt trên 60% tổng đàn. Tiếp tục thực hiện chương trình đàn lợn hướng nạc, lợn
choai, lợn sữa để xuất khẩu theo quy mô thích hợp.
- Đàn gia cầm: đến năm 2020 đạt
khoảng 31.700 nghìn con.
- Chăn nuôi khác: phát triển đàn
dê và một số con nuôi đặc sản khác với quy mô thích hợp.
c) Nhiệm vụ phát triển ngành dịch
vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong giai đoạn 2006 – 2015 và định
hướng đến năm 2020, đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp, đưa tốc độ
tăng trưởng dịch vụ sản xuất nông nghiệp từ dưới 1% trong giai đoạn 2000 – 2005
lên trên 10%/năm 2020; qua đó tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP nông nghiệp từ
khoảng 2,0% năm 2005 lên trên 2,4% vào năm 2010 và trên 3% vào năm 2015 - 2020.
Chú trọng tăng nhanh diện tích được tưới, tiêu nước, làm đất bằng máy; phát triển
mạnh các loại hình dịch vụ nông nghiệp (giống, vật tư, thức ăn gia súc, gia cầm,
thú y, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tiêu thụ nông sản hàng hoá).
V.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Công tác xây dựng, quản lý thực
hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp:
- Sau
khi quy hoạch được phê duyệt, tiến hành công bố công khai quy hoạch theo qui định
của pháp luật.
- Trên cơ sở quy hoạch của tỉnh
được duyệt, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch phát triển nông
nghiệp của địa phương.
- Tiến hành rà soát điều chỉnh
các chương trình, đề án phát triển cây, con đã có cho phù hợp. Chú trọng quy hoạch
vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm, gắn quy hoạch vùng sản xuất với chế biến và
xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở.
2. Công tác quản lý, sử dụng đất
nông nghiệp:
- Tiếp tục đổi mới quan hệ ruộng
đất ở nông thôn theo hướng tích tụ, tập trung đất đai sản xuất, gắn với phân
công lao động hợp lý. Tập trung ưu tiên những huyện có điều kiện quỹ đất để
phát triển vùng sản xuất tập trung; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại,
nông trại gia đình.
- Bố trí một phần đất xa khu dân
cư, tiện lợi giao thông, dễ cách ly và đảm bảo môi trường để hình thành những
khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Bố trí đủ đất để trồng cỏ, tạo thức
ăn xanh và khu vực chăn thả phục vụ phát triển chăn nuôi.
3. Tăng cường dịch vụ phát triển
sản xuất nông nghiệp:
- Nâng cao năng lực các cơ sở sản
xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, đảm bảo cung ứng các loại giống tốt,
chất lượng cao, phục vụ sản xuất.
- Thực hiện tốt Pháp lệnh Thú y
và Pháp lệnh Bảo vệ thực vật; tập trung làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh
cho cây trồng, vật nuôi.
- Tích cực đổi mới và nâng cao
hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao tiến bộ khoa học, công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả khai thác, sử
dụng hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu và phòng chống lụt bão.
4. Công tác khoa học, công nghệ:
Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và ứng
dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong điều kiện hội nhập. Tăng cường đào tạo
cán bộ, đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao cho sản xuất trong thời kỳ hội nhập. Tiếp tục xây dựng các mô hình
sản xuất theo công nghệ mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, làm nòng cốt
nhân ra diện rộng.
5. Tăng cường đầu tư củng cố và
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp,
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai:
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, củng
cố hệ thống các công trình thuỷ lợi; hệ thống sản xuất giống cây trồng, vật
nuôi, thuỷ sản; giao thông nông thôn, điện; hạ tầng phục vụ chuyển đổi ruộng
trũng sang trồng trọt kết hợp nuôi trồng thuỷ sản; hạ tầng phục vụ các khu chăn
nuôi tập trung; hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn và các cơ sở giết mổ, chế
biến nông sản tập trung; phát triển cơ điện phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản.
6. Tăng cường các hoạt động xúc
tiến thương mại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước:
Khuyến khích các thành phần kinh
tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp.
Đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện sản xuất thông qua hợp đồng; thu
hút nhiều nguồn vốn, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài phục vụ phát triển sản xuất,
chế biến và tiêu thụ nông sản.
7. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu gắn
với tổ chức lại sản xuất:
- Tập trung xây dựng các mô hình
trọng điểm về sản xuất cây nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp, mô hình
chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư; chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng
thuỷ sản; xây dựng vùng rau an toàn, hoa cây cảnh; xây dựng các cơ sở giết mổ tập
trung gắn với các chợ đầu mối; xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm sản. Phấn
đấu mỗi huyện, thị xã, thành mỗi năm có ít nhất một mô hình trọng điểm.
-
Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp: phát triển mạnh
kinh tế trang trại, nông trại gia đình và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu
tư để phát triển nông nghiệp; tăng cường vai trò kinh tế nhà nước. Tổ chức thực
hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh. Khuyến khích
việc tự nguyện thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên doanh. Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể quần
chúng.
8. Rà soát, bổ sung chính sách:
- Xây dựng và ban hành chính
sách hỗ trợ về xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; chính sách hỗ trợ xây dựng
vùng an toàn dịch bệnh và chính sách cho thú y cơ sở.
- Rà soát, bổ sung chính sách hỗ
trợ du nhập, sản xuất các giống lúa, ngô chịu hạn cho miền núi; chính sách phát
triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, vùng chăn nuôi tập trung;
chính sách cho việc xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm và hộ có thu nhập
50 triệu đồng/hộ/năm.
- Xây dựng chính sách khuyến
khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất.
- Khuyến khích các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt
là các vùng khó khăn của tỉnh.
9. Tăng cường đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực: liên kết, phát huy khả năng của các trường Đại học, Cao đẳng và
dạy nghề trên địa bàn; tăng cường liên kết trong đào tạo với các trường đại học,
cao đẳng trên toàn quốc. Tập trung nâng cao năng lực đào tạo, đào tạo lại cán bộ
cho các huyện, thị xã, thành phố; đào tạo cán bộ phục vụ các xã.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Xác định nhiệm vụ trọng điểm
cần tập trung chỉ đạo điều hành để bứt phá trong giai đoạn 2006 - 2010:
- Tập trung xây dựng, củng cố,
phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu: cây mía, cây
cao su, cây sắn, cói, lạc xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi tập
trung, từ đó tập trung cho khâu giống, thức ăn và vệ sinh thú y, tiến tới mở rộng
quy mô chế biến xuất khẩu, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, trọng điểm
là phát triển bò thịt chất lượng cao, lợn thịt hướng nạc theo hướng sản xuất
hàng hoá.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển nông nghiệp chú trọng công tác thuỷ lợi; trong đó, tập
trung đầu tư thuỷ lợi các huyện miền núi và vùng ven biển, giao thông nông thôn, điện nông thôn.
2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện:
- Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan cụ thể hoá
các nhiệm vụ, các giải pháp nêu trên; phối hợp với UBND các huyện, thị xã,
thành phố tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách có liên
quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp và tổ chức triển khai thực hiện tốt
quy hoạch. Tổ chức xây dựng chương trình, các dự án đầu tư phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện qui hoạch về UBND tỉnh.
- UBND các huyện, thị xã,
thành phố căn cứ nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2015, định hướng 2020, tổ chức lập các Quy hoạch chi tiết phát triển
nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn huyện. Tổ chức xây dựng
chương trình, các dự án đầu tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; triển
khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa
bàn quản lý.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính trên cơ sở qui hoạch, chương trình dự án đầu tư, cơ chế, chính sách đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí, cân đối nguồn vốn đầu tư thực hiện qui
hoạch. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình
có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thực hiện qui hoạch, góp phần thúc đẩy
phát triển nông nghiệp.
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường;
các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh;
- ChánhVP, Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (2). Kỳ2007.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lợi
|