Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1187/QĐ-UBND 2019 đánh giá tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Thái Bình

Số hiệu: 1187/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Đặng Trọng Thăng
Ngày ban hành: 06/05/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1187/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 06 tháng 5 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH, GIAI ĐOẠN 2019 - 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 03/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới và cách đánh giá Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 149/TTr-SNNPTNT ngày 22/4/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn đánh giá tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2019 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể cấp tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BCĐ Trung ương các Chương trình MTQG;
- VP Điều phối nông thôn mới Trung ương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thường trực Huyện ủy, Thành ủy;
- Báo Thái Bình;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

HƯỚNG DẪN

ĐÁNH GIÁ, XÉT CÔNG NHẬN HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH, GIAI ĐOẠN 2019-2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 06/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh:

Hướng dẫn này quy định đánh giá, xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2019 - 2020.

1.2. Đối tượng áp dụng

a) Các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

b) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đánh giá, xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

2. Nguyên tắc thực hiện

2.1. Công tác đánh giá, xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM phải bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục quy định; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM.

2.2. Các tiêu chí được công nhận đạt chuẩn huyện NTM phải bảo đảm đủ các chỉ tiêu, yêu cầu theo quy định tại Hướng dẫn này.

2.3. Đánh giá, xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM được tổ chức hằng năm đối với huyện đủ điều kiện đạt chuẩn theo quy định tại Hướng dẫn này.

II. QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ HUYỆN ĐẠT CHUẨN NTM

1. Tiêu chí quy hoạch (Tiêu chí số 1)

1.1. Huyện đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch khi đáp ứng yêu cầu: Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014; được công bố công khai và có quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

1.2. Nội dung đánh giá

a) Quy hoạch xây dựng vùng huyện bảo đảm yêu cầu về nội dung, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng theo quy định tại: Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. Đồ án quy hoạch xây dựng vùng bảo đảm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, gồm:

- Định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có quy hoạch sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có thế mạnh và lợi thế phát triển của huyện.

- Tổ chức, định hướng hệ thống trung tâm cấp huyện gắn với phát triển đô thị, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn.

- Xác định, tổ chức hệ thống các điểm dân cư nông thôn, bao gồm các điểm dân cư tập trung phát triển (cho phát triển dân cư mới).

- Xác định các khu vực sản xuất phi nông nghiệp theo hướng tập trung, thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng và xử lý môi trường; hệ thống kho bãi, trại sản xuất tập trung cấp huyện, liên xã.

- Xác định và tổ chức hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thông tin truyền thông) trên địa bàn huyện.

- Xác định mục tiêu và các giải pháp, công trình bảo vệ môi trường.

- Định hướng hạ tầng kỹ thuật gồm:

+ Giao thông: Xác định đầy đủ hệ thống đường huyện, đường xã và đường nối với các khu vực sản xuất theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”;

+ Cấp nước: Xác định nguồn cấp nước và cân đối nguồn nước, khu vực cấp nước tập trung, phân tán; các trạm cấp nước và xử lý nước tập trung.

+ Thoát nước: Xác định lưu vực thoát nước, mạng lưới và giải pháp khung thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn huyện.

+ Cấp điện: Xác định hệ thống lưới điện trung áp đạt yêu cầu các thông số vận hành trong hệ thống điện phân phối.

+ Môi trường: Xác định hệ thống nghĩa trang phát triển lâu dài đến cấp xã; hệ thống khung xử lý, thu gom chất thải rắn.

+ Thủy lợi: Xác định mạng lưới thủy lợi theo quy hoạch của ngành thủy lợi, đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Công bố công khai: Quy hoạch xây dựng vùng huyện được công bố công khai rộng rãi trên địa bàn (bằng các hình thức như: Cuộc họp, hội nghị, thông tin trên loa, đài); có quyết định phê duyệt, quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch và các bản đồ quy hoạch được niêm yết công khai, treo tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện hoặc các khu vực khác trên địa bàn huyện (Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, các khu vực thuận lợi,...) để người dân biết, giám sát, thực hiện.

1.3. Hồ sơ minh chứng

a) Mẫu 1 (Đánh giá Tiêu chí số 1 về quy hoạch) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Ủy ban nhân dân huyện.

b) Bản sao các Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng huyện (bao gồm các Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung - nếu có); quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch.

c) Bản sao Biên bản họp công khai quy hoạch (nếu tổ chức họp công khai) hoặc kế hoạch thông báo trên loa, đài (nếu công bố trên loa, đài).

1.4. Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.

2. Tiêu chí giao thông (Tiêu chí số 2)

2.1. Huyện đạt chuẩn tiêu chí giao thông khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đường bộ

- Có 100% km đường huyện do huyện quản lý trong quy hoạch, bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã trên địa bàn; tỷ lệ mặt đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100% theo tiêu chuẩn quy định. Cấp kỹ thuật đường huyện phù hợp với quy hoạch.

- Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường.

- Có 100% km đường huyện do huyện quản lý được bảo trì hằng năm.

b) Đường thủy (nếu có): Đường thủy nội địa do địa phương quản lý được lắp đặt hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông. Các bến thủy nội địa phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa phải bảo đảm các điều kiện về an toàn và được cấp phép hoạt động.

c) Vận tải: Bến xe khách tại trung tâm huyện theo quy hoạch (nếu có) tối thiểu đạt loại 4; bố trí điểm dừng, điểm đỗ tại trung tâm các xã dọc theo quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng theo quy hoạch.

2.2. Tiêu chuẩn đánh giá:

a) Đường huyện được đánh giá là đạt khi đạt các chỉ tiêu như sau:

* Cấp kỹ thuật đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI đồng bằng (TCVN 4054:2005) hoặc loại A (TCVN 10380:2014), phù hợp với quy hoạch. Kết cấu mặt đường là nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100% theo tiêu chuẩn quy định.

* Hệ thống cầu, cống được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường.

* Tất cả các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được bảo trì hàng năm, cụ thể như sau:

- Hành lang an toàn đường bộ và an toàn giao thông: Lòng, lề đường thông thoáng. Phạm vi hành lang của đường bộ không có vật liệu chất đống, không bị lấn chiếm.

- Bảo trì đường bộ:

Hệ thống báo hiệu đường bộ phải đầy đủ, đúng quy định, ngay thẳng, rõ ràng, sạch sẽ, đảm bảo thẩm mỹ và phải quan sát được rõ vào ban đêm.

Nền đường, lề đường phải luôn đảm bảo kích thước hình học, không bị sạt lở và thoát nước tốt. Cây, cỏ phải phát quang đảm bảo tầm nhìn, không che khuất hệ thống báo hiệu đường bộ và không làm ảnh hưởng khả năng thoát nước đường.

Mặt đường không bị đọng nước, không có hư hỏng như ổ gà, cóc gặm, vết nứt dọc, nứt ngang, lún lõm, lún vệt bánh xe, sình lún,...; mặt đường phải sạch đất, cát, rác, cành cây và các chướng ngại vật khác.

Hệ thống cầu, cống: Mặt cầu, cống phải sạch sẽ, không bị đọng nước; các bộ phận kết cấu của cầu, cống không bị hư hỏng, đảm bảo tình trạng hoạt động.

b) Đường thủy nội địa (nếu có):

- Hệ thống báo hiệu đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông theo QCVN 39/2011/BGTVT.

- Các bến thủy nội địa do địa phương quản lý phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa phải đảm bảo các điều kiện về an toàn và được cấp phép hoạt động.

c) Vận tải: Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) tối thiểu đạt loại 4, theo Thông tư số 73/2015/TT-BGTVT ngày 11/11/2015 của Bộ Giao thông Vận tải về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách sửa đổi lần 1 năm 2015; bố trí điểm dừng, điểm đỗ tại trung tâm các xã dọc theo quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng theo quy hoạch đáp ứng nhu cầu phục vụ hành khách, vận chuyển hàng hóa, bảo đảm an toàn giao thông.

2.3. Nội dung, phương pháp đánh giá

- Phân loại, thống kê số lượng đường huyện trên địa bàn theo quy hoạch; cầu cống, hệ thống đường thủy (nếu có), bến xe (nếu có).

- Tổng hợp số liệu, so sánh, đánh giá với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành để đưa ra kết luận đạt/chưa đạt; kết quả đánh giá lập thành bảng.

2.4. Hồ sơ minh chứng

a) Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí giao thông huyện nông thôn mới theo Mẫu 2 (Đánh giá Tiêu chí số 2 về giao thông) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này.

b) Đường bộ

- Quy hoạch của huyện đã được phê duyệt;

- Báo cáo của huyện về hiện trạng các tuyến đường huyện, hệ thống cầu, cống trên đường huyện cần nêu rõ tên đường, chiều dài, kết cấu mặt đường, bề rộng mặt đường, bề rộng lề đường cấp kỹ thuật của đường huyện; so sánh với quy hoạch đã được phê duyệt;

- Tài liệu chứng minh công tác bảo trì gồm:

+ Kế hoạch bảo trì hàng năm đối với hệ thống đường, cầu, cống do huyện được giao quản lý;

+ Mô hình, phương thức thực hiện công tác quản lý, bảo trì;

+ Các tài liệu khác có liên quan đến công tác bảo trì: Hồ sơ quản lý, hồ sơ nghiệm thu công tác quản lý, bảo trì,...

c) Đường thủy nội địa (nếu có)

- Báo cáo hiện trạng hệ thống đường thủy nội địa, hệ thống báo thủy đường thủy nội địa do địa phương quản lý.

- Báo cáo số liệu các bến thủy nội địa kèm theo bản sao giấy phép hoạt động.

d) Vận tải

- Quyết định công bố đưa bến xe khách vào hoạt động;

- Báo cáo số lượng các điểm đỗ tại trung tâm các xã dọc theo quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải khách công cộng theo quy hoạch được duyệt.

2.5. Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.

3. Tiêu chí thủy lợi (Tiêu chí số 3)

3.1 Huyện đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Hệ thống thủy lợi liên xã (bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về khai thác và bảo vệ từ 02 xã trở lên) được xây dựng phù hợp với quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt.

b) Có tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi liên xã hoạt động hiệu quả bền vững (hoặc có chi nhánh thủy lợi):

- Được thành lập theo quy định hiện hành.

- Quản lý khai thác hệ thống thủy lợi theo đúng kế hoạch được duyệt, bảo đảm điều hòa phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý.

- Có phương án và thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi được duyệt.

3.2. Hồ sơ minh chứng

a) Mẫu 3 (Đánh giá Tiêu chí số 3 về Thủy lợi) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện.

b) Bản sao các tài liệu quy hoạch/kế hoạch liên quan đến tiêu chí thủy lợi của huyện; bản sao các Quyết định phê duyệt thiết kế hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình thủy lợi liên xã của huyện (nếu có); Bảng kê chi tiết đơn vị thực hiện các loại hình tưới, tiêu, cấp nước (trên địa bàn huyện trong năm đánh giá) và có xác nhận của các đơn vị liên quan.

c) Báo cáo tổng kết (đã ban hành, có số, ngày, tháng, năm ban hành và đóng dấu) tình hình sản xuất nông nghiệp (lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản, làm muối, ...) trên địa bàn huyện trong năm đánh giá.

d) Bản sao Hồ sơ pháp lý việc thành lập, hoạt động của tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi liên xã (Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền; Phương án điều tiết nước vụ Xuân, vụ Hè, vụ Mùa, vụ Đông; Phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được cấp thẩm quyền phê duyệt; Quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được phê duyệt).

3.3. Cơ quan chủ trì: Chi cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Tiêu chí điện (Tiêu chí số 4)

4.1. Huyện đạt chuẩn tiêu chí điện khi đáp ứng yêu cầu sau: Các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp (hệ thống điện) đầu tư trên địa bàn huyện phải được đầu tư xây dựng theo Quy hoạch phát triển điện lực huyện, bảo đảm cấp điện an toàn, liên tục, độ ổn định cung cấp điện theo quy định và đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo Quyết định số 5131/QĐ-BCT ngày 30/12/2016 của Bộ Công thương về phương pháp đánh giá thực hiện tiêu chí số 4 về điện huyện nông thôn mới trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020.

4.2. Hồ sơ minh chứng

a) Đánh giá từng tiểu mục theo Mẫu 4 (Đánh giá Tiêu chí số 4 về điện) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này, có xác nhận của các đơn vị liên quan.

b) Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện về tình hình đầu tư xây dựng phát triển lưới điện trên địa bàn huyện, tình hình cung ứng và sử dụng điện trên địa bàn huyện theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện (có xác nhận của đơn vị điện lực huyện).

4.3. Cơ quan chủ trì: Sở Công thương.

5. Tiêu chí y tế - văn hóa - giáo dục (Tiêu chí số 5)

5.1. Về Y tế

5.1.1. Huyện đạt chuẩn chỉ tiêu y tế khi:

a) Bệnh viện huyện đạt chuẩn bệnh viện từ hạng 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế về hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế.

b) Trung tâm Y tế huyện đạt chuẩn quốc gia khi đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ, cụ thể như sau:

* Điều kiện về cơ sở vật chất

Thực hiện theo Quyết định 2367/QĐ-BYT ngày 04/07/2007 của Bộ Y tế quy định mô hình, tiêu chuẩn thiết kế Trung tâm Y tế dự phòng tuyến quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.

- Quy mô công trình: Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện được đầu tư với 3 quy mô:

+ Quy mô I: Áp dụng cho địa phương dân số từ 100.000 người trở xuống.

+ Quy mô II: Với địa phương có dân số trên 100.000 đến 250.000 người.

+ Quy mô III: Với địa phương dân số trên 250.000 đến trên 350.000 người.

- Yêu cầu về khu đất xây dựng: Khu đất xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Vị trí khu đất xây dựng Trung tâm Y tế phải nằm trong Trung tâm huyện lỵ, có hệ thống giao thông thuận lợi.

+ Khu đất xây dựng Trung tâm Y tế có hệ thống kỹ thuật hạ tầng, vệ sinh môi trường tốt.

+ Diện tích khu đất xây dựng Trung tâm Y tế tuyến huyện từ 1.500m2 đến 2.500m2, có kích thước hình học hợp lý, đủ để bố trí các hạng mục công trình sau: Khối hành chính, các khoa, phòng chuyên môn nghiệp vụ và các hạng mục công trình phụ trợ (ga-ra, kho tàng, xử lý chất thải...).

- Yêu cầu về mặt bằng tổng thể:

+ Trong khuôn viên Trung tâm Y tế phải bố trí các hạng mục công trình, kỹ thuật hạ tầng, sân đường, bãi để xe cho khách và nhân viên một cách hợp lý, chú ý dành đường cho xe chống dịch bệnh hoạt động trong tình trạng khẩn cấp.

+ Diện tích xây dựng chiếm từ 30 đến 35% diện tích toàn bộ khu đất.

+ Trong mặt bằng tổng thể của Trung tâm Y tế huyện phải bố trí hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh. Đặc biệt có ý chất thải từ các Labo xét nghiệm.

+ Diện tích trồng cây xanh lấy bóng mát và cách ly với bên ngoài chiếm từ 35% đến 40% diện tích khu đất.

+ Trung tâm Y tế phải có cổng và tường rào để ngăn cách, bảo vệ.

- Yêu cầu về giải pháp thiết kế các hạng mục công trình

+ Yêu cầu chung

Giải pháp tổ chức không gian của Trung tâm đảm bảo các yêu cầu: Phù hợp với yêu cầu công năng sử dụng, tính chất chuyên môn và mang tính hiện đại; các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thiết bị sử dụng phải đảm bảo an toàn lao động (thông gió, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy...); nơi làm việc của Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng khoa được bố trí phòng riêng; khối hành chính tổng hợp đảm nhận các công việc hành chính, quản trị, tài vụ, kho tàng và các hạng mục công trình phụ trợ khác; mỗi khoa chuyên môn có một phòng của lãnh đạo và một phòng làm việc của nhân viên, được trang bị bàn làm việc, tủ lưu trữ hồ sơ và các trang thiết bị thông dụng khác phù hợp với chức năng quản lý; Khoa Xét nghiệm được bố trí phòng làm việc của Trưởng khoa và 3 labo riêng biệt (Labo vi sinh có lưu trữ, nuôi cấy vi khuẩn phải đạt cấp độ 2, bố trí khép kín để đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, chống lây nhiễm và không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Các Labo phải đảm bảo yêu cầu vi khí hậu theo từng cấp độ. Labo phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và khí thải); Trung tâm Y tế huyện được bố trí Khu đào tạo - chỉ đạo chuyên môn để tổ chức huấn luyện cho tuyến xã về tiêm phòng dịch, khám sức khỏe cho người lao động và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Khu Đào tạo - Chỉ đạo ngành được xây dựng chuẩn mực và đặt tại vị trí thuận lợi cho việc huấn luyện thường xuyên. Có thể kết hợp làm dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật.

Chiều cao phòng: Phòng làm việc trong các hạng mục công trình chính có chiều cao trong phòng không được nhỏ hơn 3,30m; các phòng phụ, vệ sinh có chiều cao không được nhỏ hơn 2,80m.

Chiều rộng hành lang: Hành lang chính không được nhỏ hơn 2,40m; hành lang phụ không được nhỏ hơn 1,50m.

Cửa đi: Chiều cao của các loại cửa đi không được nhỏ hơn 2,10m; chiều rộng cửa: Loại 02 cánh không được nhỏ hơn 1,20m; loại 01 cánh không được nhỏ hơn 0,80m.

Cầu thang: Độ dốc cầu thang không được lớn hơn 30°; chiều rộng mỗi bản thang không được nhỏ hơn 1,60m; chiều rộng chiếu nghỉ không được nhỏ hơn 2,00m.

+ Tiêu chuẩn diện tích: Định biên cán bộ của từng hạng mục công trình.

Diện tích khối hành chính được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Diện tích làm việc khối hành chính, quản trị

Tổ chức của Trung tâm

Diện tích theo quy mô

Biên chế cán bộ

Quy mô I

Quy mô II

Quy mô III

1. Giám đốc

24 m2

24 m2

24 m2

1

2. Phó giám đốc

2 x 18 m2

2 x 18 m2

3 x 18 m2

2 - 2 - 3

3. Đón tiếp - Văn thư

18 m2

18 m2

18 m2

3 - 4 - 5

4. Hành chính tổng hợp

36 m2

48 m2

54 m2

5. Kho thuốc, vắc xin, sinh phẩm (kho lạnh), thiết bị

18m2

24 m2

48 m2

1 - 2 - 2

6. Kho Thiết bị chuyên dùng

18 m2

24 m2

48 m2

7. Kho hóa chất phòng dịch

18 m2

24 m2

48 m2

8. Kho hóa chất dùng cho Labo

18 m2

24 m2

48 m2

Tổng cộng

186 m2

204 m2

306 m2

7 - 9 - 11

Bảng 2. Diện tích làm việc khối khoa chuyên môn

Tổ chức của Trung tâm

Diện tích theo quy mô

Biên chế cán bộ

Quy mô I

Quy mô II

Quy mô III

1. Phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe

Trưởng phòng

18 m2

18 m2

18 m2

1

Phòng nhân viên

24 m2

36 m2

48 m2

2 - 3 - 4

Cộng 1:

42 m2

54 m2

66 m2

3 - 4 - 5

2. Khoa Kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS

Trưởng khoa

18 m2

18 m2

18 m2

1

Phòng nhân viên

18 m2

18 m2

24 m2

3 - 4 - 5

Bộ phận Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện: (1) Đón tiếp; (2) Tư vấn; (3) Lấy mẫu xét nghiệm.

36 m2

36 m2

42 m2

Cộng 2:

72 m2

72 m2

84 m2

4 - 5 - 6

3. Khoa An toàn VSTP

Trưng khoa

18 m2

18 m2

18 m2

1

Phòng nhân viên

24 m2

36m2

48m2

2 - 3 - 4

Cộng 3:

42 m2

54 m2

66 m2

3 - 4 - 5

4. Khoa Y tế công cộng

 

 

 

 

Trưởng khoa

18 m2

18 m2

18 m2

1

Phòng nhân viên

24 m2

36 m2

48 m2

2 - 3 - 4

Cộng 3:

42 m2

54 m2

66 m2

3 - 4 - 5

5. Khoa Chăm SKSS

 

 

 

 

Trưởng khoa

18 m2

18 m2

18 m2

1

Phòng nhân viên

24 m2

36 m2

48 m2

2 - 3 - 4

Cộng 4:

42 m2

54 m2

66 m2

3 - 4 - 5

6. Khoa Xét nghiệm

 

 

 

 

Trưởng khoa

18 m2

18 m2

18 m2

1

Labo Vi sinh

24m2

36 m2

36 m2

3 - 5 - 7

Labo Huyết học, Labo HIV/AIDS

24 m2

24 m2

24 m2

Labo Hóa sinh, Labo Độc chất

24 m2

24 m2

24 m2

Tiệt trùng, Tủ dụng cụ xét nghiệm

18 m2

18 m2

18 m2

Cộng 6:

108 m2

120 m2

120 m2

4 - 6 - 8

Tổng cộng

348 m2

408 m2

468 m2

20 - 27 - 34

Bảng 3. Diện tích làm việc khối Đào tạo - Chỉ đạo ngành

Tổ chức của Trung tâm

Diện tích theo quy mô

Biên chế cán bộ

Quy mô I

Quy mô II

Quy mô III

Bộ phận khám sức khỏe định kỳ

36 m2

36 m2

36 m2

3 - 4 - 5

Hướng dẫn, cung cấp D.vụ SKSS

72 m2

72 m2

72 m2

Bộ phận hỗ trợ và theo dõi điều trị thuốc ARV tại cộng đồng

36 m2

36 m2

36 m2

Tổng cộng

144 m2

144 m2

144 m2

3 - 4 - 5

Bảng 4. Diện tích các hạng mục phụ trợ

Tổ chức của Trung tâm

Diện tích theo quy mô

Biên chế cán bộ

Quy mô I

Quy mô II

Quy mô III

Gara xe

2 x 18 m2

3 x 18 m2

4 x 18 m2

 

Phòng tiếp khách

18 m2

18 m2

24 m2

 

Hội trường, giảng đường

72 m2

90 m2

120 m2

 

Sinh hoạt câu lạc bộ đồng đẳng

24 m2

36 m2

36 m2

 

Các khu WC

48 m2

48 m2

60 m2

 

Sảnh, hành lang, cầu thang, trạm xử lý chất thải, diện tích phụ khác

160 m2

234 m2

306 m2

 

Tổng cộng

358 m2

480 m2

618 m2

 

Bảng 5. Tổng hợp diện tích sàn công trình

Đơn vị

Quy mô I

Quy mô II

Quy mô III

Biên chế cán bộ

1. Khối Hành chính

186 m2

204 m2

306 m2

7 - 9 - 11

2. Khoa chuyên môn

348 m2

408 m2

468 m2

20 - 27 - 34

3. Khối Đào tạo - Chỉ đạo

108 m2

108 m2

108 m2

3 - 4 - 5

3. Khối phụ trợ

358 m2

480 m2

618 m2

0

Tổng cộng:

1.000 m2

1.200 m2

1.500 m2

30 - 40 - 50

+ Chiếu sáng và thông gió: Các phòng của khu hành chính, khoa phòng chuyên môn và khu phụ trợ phải được ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên, trực tiếp. Đối với các Labo: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thông gió phải điều chỉnh được theo yêu cầu.

Diện tích cửa sổ chiếu sáng cho các phòng được quy định trong Bảng 6.

Bảng 6. Diện tích cửa sổ chiếu sáng tự nhiên cho các phòng

Loại phòng

(Diện tích cửa sổ/Diện tích sàn)(%)

1. Các phòng thông thường

Không nhỏ hơn 20%

2. Các phòng phụ trợ

Không nhỏ hơn 15%

Labo đảm bảo các yêu cầu phòng sạch theo từng cấp độ. Cabin vô trùng (lamina Hot) của các Labo đạt yêu cầu của phòng sạch: Luân chuyển không khí 20 lần/h; Ánh sáng 1.080 Lux, Nhiệt độ: 19°C - 22°C; Độ ẩm 45% - 60%.

+ Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy: Trung tâm Y tế huyện được thiết kế tuân theo những quy định trong Tiêu chuẩn TCVN - 2622:1995, Tiêu chuẩn TCVN - 2748:1991; Labo hóa sinh và phòng pha chế môi trường phải có vòi nước cấp cứu khi có sự cố; khoảng cách tối đa từ cửa đi của các phòng đến lối thoát nạn gần nhất trong Trung tâm y tế huyện được quy định tại Bảng 7.

Bảng 7. khoảng cách từ các phòng đến lối thoát nạn gần nhất

Bậc chịu lửa

Khoảng cách tối đa cho phép (m)

Từ các phòng ở giữa 2 lối thoát nạn

Từ các phòng có lối ra hành lang cụt

I

30

25

II

30

25

+ Kỹ thuật hạ tầng:

Cấp điện: Trung tâm Y tế huyện phải được cấp điện 24h/ngày đáp ứng yêu cầu chiếu sáng, sử dụng các thiết bị; hệ thống cấp điện của Trung tâm Y tế huyện phải đảm bảo các yêu cầu; hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện động lực; có hệ thống tiếp địa an toàn.

Cấp nước: Trung tâm Y tế huyện phải được cấp nước sạch đầy đủ, liên tục trong ngày từ nguồn nước máy, các bể dự trữ nước đã qua xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế; có hệ thống cấp nước vô trùng phục vụ cho công tác thí nghiệm của Labo; có bể chứa nước dùng cho sinh hoạt, dự phòng cứu hỏa.

Thoát nước: Phải có hệ thống thoát nước mặt và nước thải riêng biệt.

Nước thải: Trung tâm Y tế huyện phải có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải phải đạt tiêu chuẩn loại B (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1945-1995); nước thải từ khu Labo và từ các phòng vệ sinh phải được thu gom, xử lý riêng trước khi thải vào hệ thống chung; các phòng Dịch vụ SKSS, khám bệnh, tiêm phòng phải có hệ thống thu nước sàn khi cọ rửa vệ sinh.

Chất thải rắn: Chất thải phải được phân loại và chuyển tới bộ phận xử lý chung của khu vực tuân thủ theo quy định của quy chế quản lý chất thải y tế hiện hành.

Khí thải: Các Labo phải có hệ thống thu và xử lý khí thải từ các tủ HOT; Labo Hóa sinh phải có hệ thống thu và xử lý không khí.

+ Yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình:

Kết cấu và hoàn thiện công trình: Các hạng mục công trình Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện phải có kết cấu bền vững, dễ thi công xây lắp, phù hợp với điều kiện xây dựng sẵn có tại địa phương; các hạng mục công trình Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện phải được xây dựng, hoàn thiện cả nội thất, ngoại thất theo đúng các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành và yêu cầu riêng của các Labo chuyên ngành.

Tường: Tường trong nhà phải sơn có thể cọ rửa được, bên ngoài quét vôi; Tường bên trong khu thủ thuật SKSS, Labo, khu rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ và phòng vệ sinh phải được sơn hoặc ốp vật liệu chịu axit, dung môi và dễ khử khuẩn.

Sàn: Sàn lát bằng gạch Ceramic, Granit; đảm bảo không trơn, trượt; sàn khu thủ thuật SKSS, khu Labo dùng vật liệu có kích thước lớn hạn chế khe kẽ. Giao tuyến với tường vuốt tròn cạnh dễ vệ sinh chống đọng và bám bụi.

Trần: Trần thiết kế phẳng, các giao tuyến trơn, nhẵn hạn chế khe kẽ đảm bảo yêu cầu vệ sinh, cách nhiệt, cách âm, chống thấm tốt; trần sơn màu trắng.

Cửa sổ: Cửa sổ phải có khuôn, có hoa sắt bảo vệ và lưới chống côn trùng; cánh cửa lớp ngoài Pano hoặc chớp, bằng gỗ, kim loại hoặc nhựa lõi thép. Lớp trong là cửa kính để chiếu sáng tự nhiên, thông thoáng, ngăn gió lạnh.

Cửa đi: Cửa đi phải có khuôn đảm bảo độ bền vững, an toàn; cánh cửa bằng gỗ, kim loại, hoặc nhựa lõi thép kết hợp với kính.

Hình thức kiến trúc: Trung tâm Y tế phải có hình thức kiến trúc hiện đại, phù hợp với tính chất thể loại công trình y tế; Trung tâm Y tế đặt ở trung tâm huyện lỵ, các thành phố nên hình thức công trình phải phù hợp với kiến trúc truyền thống của địa phương, phù hợp với cảnh quan và quy hoạch chung.

* Điều kiện về trang thiết bị

Thực hiện theo Quyết định số 2367/QĐ-BYT ngày 04/7/2007 của Bộ Y tế quy định mô hình, tiêu chuẩn thiết kế Trung tâm Y tế dự phòng tuyến quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, cụ thể:

STT

Thiết bị

Đơn vị

Slượng

Quy mô I

Quy mô II

Quy mô III

I

Khối Hành chính tổng hợp

1.

Bàn, ghế + Tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ/1 người

2.

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

5

7

10

3.

Điện thoại cố định để bàn

S

1

1

1

4.

Máy vi tính, Máy in, UPS, Bàn MT

Bộ

2-4

2-4

2-4

5.

Máy Photocopy

Cái

1

1

1

6.

Máy Fax

Cái

1

1

1

7.

Máy bơm nước

Cái

1

1

1

8.

Ô tô chuyên dụng

Cái

1

1

1

9.

Két đựng tiền

Cái

1

1

1

10.

Máy ảnh

Cái

1

1

1

11.

Quạt điện

Cái

3

4

5

12.

Máy phát điện

Cái

1

1

1

13.

Phích nước (điện)

Chiếc

2

2

2

14.

Tủ lạnh

Cái

1

1

1

15.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

2

2

2

16.

Phòng Lãnh đạo

 

 

 

 

17.

Bàn, ghế + Tủ đựng tài liệu

Bộ

3

3

3

18.

Bàn ghế họp, tiếp khách

B

3

3

3

19.

Điện thoại cố định để bàn

S

3

3

3

20.

Máy vi tính, Máy in, UPS, Bàn MT

Bộ

3

3

3

21.

Tủ lnh

Cái

3

3

3

22.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

3

3

3

23.

Phích nước (điện)

Chiếc

3

3

3

24.

Quạt điện

Chiếc

3

3

3

25.

Hội trường

 

 

 

 

26.

Bàn ghế hội trường

Bộ

60

80

100

27.

Tivi + Đầu Video

B

1

1

1

28.

Máy chiếu, Màn chiếu

Bộ

1

1

1

29.

Hệ thống âm thanh cho hội trường

HT

1

1

2

30.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

2

2

2

II

Phòng Truyền thông, giáo dục sức khỏe

31.

Bàn, ghế, Tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ/1 người

32.

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

7

9

11

33.

Điện thoại cố định để bàn

S

1

1

1

34.

Máy vi tính, Máy in, UPS, Bàn MT

Bộ

2

2

2

35.

Tủ trưng bày

Cái

1

1

1

36.

Máy vi tính xách tay

Bộ

1

1

1

37.

Máy chiếu + Màn chiếu

Bộ

1

1

1

38.

Cassette + loa + Amply

Cái

1

1

1

39.

Tivi + Đầu Video

Bộ

1

1

1

40.

Loa cầm tay, loa trên ô tô, amply

B

2

2

2

41.

Quạt điện

Cái

3

4

5

42.

Máy chụp ảnh

Cái

1

1

1

43.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

1

44.

Máy phát điện 3KVA - 250V - 50Hz

Cái

1

1

1

Ill

Khoa Kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS

a)

Trang thiết bị phòng làm việc

45.

Bàn, ghế + Tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ/1 người

46.

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

7

10

10

47.

Điện thoại cố định để bàn

Số

1

1

1

48.

Máy vi tính, Máy in, UPS

Bộ

3-5

3-5

3-5

49.

Quạt điện

Cái

4

6

6

50.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

1

b)

Trang thiết bị chuyên môn

51.

Hòm lạnh

i

3

5

5

52.

Phích vắc xin

Cái

30

40

50

53.

Bình tích lạnh

Cái

150

200

250

54

Tủ lạnh + ổn áp

Bộ

1

1

1

55.

T đá + ổn áp

Bộ

2

2

2

56.

Tủ đựng vắc xin chuyên dụng

Cái

2

2

2

57.

Bộ dụng cụ giám sát côn trùng.

Bộ

2

2

2

58.

Kính hiển vi soi nổi + Bàn ghế.

B

1

1

1

59.

Kính hiển vi 2 mắt + Bàn ghế.

B

1

1

1

60.

Máy phun hóa chất

Cái

5

6

7

61.

Bình bơm tay

Cái

10

12

15

62.

Trang bị phòng hộ chống dịch

Bộ

40

50

60

63.

Xô đựng đồ nhiễm khuẩn

Cái

3

3

3

64.

Loa cầm tay

Cái

2

2

2

65.

Xe máy/Ca nô

Cái

2

3

4

IV

Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm

a)

Trang thiết bị phòng làm việc

66.

Máy vi tính, Máy in, UPS, Bàn MT

Bộ

1 bộ/1 người

67.

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

5

6

7

68.

Điện thoại cố định để bàn

Số

1

1

1

69.

Máy vi tính, Máy in, UPS, Bàn MT

Bộ

2

2

2

70.

Quạt điện

Cái

4

5

6

71.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

1

72.

Tủ lnh

Cái

1

2

3

73.

Bộ Test kiểm tra nhanh ATVSTP (độc chất, lý hóa và vi sinh)

Bộ/Năm

1

1

1

74.

Hộp lạnh đựng mẫu bệnh phẩm

Chiếc

1

1

1

75.

Bộ xử lý mẫu thực phẩm (dao, kéo, cối nghiền, khay trộn mẫu Inox)

Bộ

2

2

2

V

Khoa Y tế công cộng

a)

Trang thiết bị phòng làm việc

76.

Bàn, ghế, Tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ/1 ngưi

77.

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

5

6

7

78.

Điện thoại cố định để bàn

S

1

1

1

79.

Máy vi tính, Máy in, UPS, Bàn MT

Bộ

2

2

2

80.

Quạt điện

Cái

4

5

6

81.

Tủ lạnh

Cái

1

1

1

82.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

1

b)

Trang thiết bị chuyên môn

83.

Bộ Huyết áp người lớn, trẻ em

Bộ

3

4

5

84.

Cân SK người lớn, trẻ em, Thước đo

i

2

3

4

85.

Búa thử phản xạ

Cái

1

2

3

86.

Nhiệt kế

Cái

3

4

5

87.

Bộ khám Mắt - Tai Mũi Họng - RHM

Bộ

2

2

2

88.

Bàn khám

Cai

1

1

1

89

Giường khám bệnh

Cái

1

1

1

90.

Đèn khám loại đứng

Cái

1

1

1

91.

Xe đẩy dụng cụ

Cái

2

2

2

92.

Cáng bệnh nhân

Cái

1

1

1

93.

Tủ đựng thuốc

Cái

1

1

1

94.

Bộ Kít xét nghiệm nhanh nước

Bộ/năm

1

1

1

95.

Test áp bì và hộp dị nguyên

Bộ

1

1

1

96.

Máy đo nhiệt độ môi trường

Cai

1

1

1

97.

Đồng hồ bấm giây

Cái

3

4

5

98.

Máy đo cường độ ánh sáng

Cái

1

1

1

99.

Máy đo độ ồn

Cái

1

1

1

100.

Máy đo độ ẩm (Hygrometer)

Cái

1

1

1

101.

Máy đo độ rung (Vibration meter)

Cái

1

1

1

102.

Máy đo bụi

Cái

1

2

3

103.

Máy đo chỉ số khúc xạ

Cái

1

1

1

104

Máy đo bức xạ nhiệt

Cái

1

1

1

105.

Máy phát hiện nhanh khí độc

Cái

1

2

3

106.

Máy đo lực bóp tay

Cái

1

2

3

107.

Máy đo tốc độ gió

Cái

1

2

3

108.

Máy điện tim

Cái

1

1

1

109.

Siêu âm xách tay 2 đầu dò, máy in

Bộ

1

1

1

110.

Máy điều hòa nhiệt độ

Cải

1

1

1

VI

Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản

a)

Trang thiết bị phòng làm việc

111.

Bàn, ghế, Tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ/1 người

112.

Ghế đơn (khách)

Cái

8

10

12

113.

Điện thoại cố định để bàn

S

1

1

1

114.

Máy vi tính, Máy in, UPS, Bàn MT

Bộ

2

2

2

115.

Quạt điện

Cái

4

5

6

116.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

1

b)

Trang thiết bị chuyên môn

117.

Bàn khám/làm thủ thuật phụ khoa + Bục bước chân

Bộ

1

1

1

118.

Tủ đựng thuốc

Cái

1

1

1

119.

Bộ đặt vòng

Bộ

30

40

50

120.

Bộ tháo vòng

Bộ

30

40

50

121.

Bơm hút (điều hòa kinh nguyệt)

Cái

10

12

15

122.

Đèn khám bệnh loại đứng

Cái

2

2

2

123.

Rửa tay đạp chân

Bộ

2

2

2

124.

Bộ lọc nước vô trùng

Bộ

1

1

1

125.

Máy đốt cổ tử cung

Cái

1

1

1

126.

Máy soi ctử cung

Cái

1

1

1

127.

Bộ dụng cụ lấy bệnh phẩm soi tươi và làm tế bào âm đạo

Bộ

2

3

4

128.

Kính hiển vi 2 mắt

Cái

1

1

1

129.

Tủ sấy dụng cụ

Cái

1

1

1

130.

Tủ đựng dụng cụ

Cái

1

1

1

131.

Nồi hp ướt

Cái

2

2

2

132.

Bàn khám thai

Cái

1

1

1

133.

ng nghe tim thai

Cái

10

10

10

134.

Máy theo dõi tim thai (Doppler)

Cái

1

1

1

135.

Huyết áp kế + ống nghe

Cái

3

3

3

136.

Cân SK người lớn + Thước đo

Cái

2

2

2

137.

Thước đo khung chậu

Cái

1

1

1

138.

Đèn tiệt trùng cực tím

Cái

2

2

2

139.

Bộ dụng cụ xét nghiệm protein niệu

Bộ

1

1

1

140.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

2

2

2

VII

Bộ phận Xét nghiệm thuộc Khoa Khám bệnh, tư vấn và ĐT dự phòng

a)

Trang thiết bị phòng làm việc

141.

Bàn, ghế, Tủ đựng tài liệu

Bộ

1 bộ/1 người

142.

Ghế đơn (cho khách ngồi)

Cái

4

6

6

143.

Điện thoại cố định để bàn

S

1

1

1

144.

Máy vi tính, Máy in, UPS, Bàn MT

Bộ

2

2

2

145.

Quạt điện

Cái

3

4

4

146.

Máy điều hòa nhiệt độ

Chiếc

1

1

1

b)

Trang thiết bị xét nghiệm

147.

Cân kỹ thuật 0,1g loại hiện số

Cái

2

2

2

148.

Cân kỹ thuật 0,01g loại hiện số.

Cái

2

2

2

149.

Điều hòa nhiệt độ

Chiếc

2

2

2

150.

Tủ lạnh

Cái

3

3

3

151.

Tủ âm - 20° C

Cái

1

1

1

152.

Tủ m

Cái

3

3

3

153.

Bình cách thủy

Cái

3

3

3

154.

Máy ly tâm 4000-6000 vòng/phút

Cái

2

2

2

155.

Máy lắc

Cái

2

2

2

156.

Máy khuấy từ

Cái

2

2

2

157.

Bộ dụng cụ thủy tinh phòng xét nghiệm

Bộ

1

1

1

158.

Máy phân tích sinh hóa tự động 150 test/giờ

Cái

1

1

1

159.

Máy phân tích huyết học tự động

Cái

1

1

1

160.

Máy phân tích nước tiểu

Cái

1

1

1

161.

Ổn áp

Cái

2

2

2

162.

Máy đo pH để bàn

Cái

1

1

1

163.

Máy đo pH cầm tay

Cái

1

1

1

164.

Máy hút ẩm

Cái

3

3

3

165.

Đng hồ có hẹn

Cái

3

3

3

166.

Đng hồ bấm giây

Cái

3

3

3

167.

Tủ hút hơi khí độc

Cái

1

1

1

168.

Bộ khay, giá, thìa Inox

Bộ

2

2

2

169.

Bàn, ghế xét nghiệm

B

4

4

4

170.

Giá để dụng cụ xét nghiệm

Bộ

10

10

10

171.

Đồ đựng chất thải bằng inox

Cái

5

5

5

172

Pipet các loại

Bộ

1

1

1

173.

Tủ an toàn sinh học cấp II

Cái

1

1

1

174.

Kính lúp cầm tay

Cái

5

5

5

175.

Kính hin vi 2 mắt

Cái

2

2

2

176.

Tủ đựng hóa chất

Cái

4

4

4

177.

Bộ XN đờm tim vi khuẩn lao

Bộ

1

1

1

178.

Bộ xét nghiệm ký sinh trùng

Bộ

1

1

1

179.

Bộ xét nghiệm côn trùng

Bộ

1

1

1

180.

Máy hủy bơm kim tiêm

Cái

1

1

1

181.

Tủ sấy

Cái

2

2

2

182.

Nồi hấp

Cái

3

3

3

183.

Đèn tử ngoại tiệt trùng

Cái

3

3

3

184.

Hòm lạnh giữ mẫu bệnh phẩm

Cái

2

2

2

185.

Bộ dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm

Bộ

2

2

2

186.

Máy cất nước

Cái

2

2

2

187.

Hệ thống an toàn phòng xét nghiệm (cấp cứu bỏng hóa chất, rửa mắt)

Bộ

1

1

1

* Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực

- Tổ chức các khoa, phòng và đơn vị thuộc Trung tâm Y tế: Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài chính; Phòng Kế hoạch nghiệp vụ; Phòng Dân số và Truyền thông giáo dục sức khoẻ; Khoa Kiểm soát bệnh tật; Khoa An toàn thực phẩm; Khoa Y tế công cộng; Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ trẻ em; Khoa Khám bệnh, tư vấn và điều trị dự phòng.

- Về cơ cấu cán bộ: Bảo đảm đủ nhân lực theo quy định của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

+ Định mức biên chế đối với Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh:

Đơn vị

Định mức biên chế (người)

100.000 dân

>100.000 - 150.000 dân

>150.000 - 250.000 dân

> 250.000 - 350.000 dân

> 350.000 dân

Trung tâm Y tế huyện, TP

25 - 30

31 - 35

36 - 40

41 - 45

46 - 50

+ Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn:

STT

Cơ cấu

Tỷ lệ (%)

A

Cơ cấu bộ phận

 

1

Chuyên môn

60 - 65%

2

Xét nghiệm

20%

3

Quản lý, hành chính

15 - 20%

B

Cơ cấu chuyên môn

Tuyến huyện

1

Bác sĩ

20%

2

Kỹ thuật xét nghiệm

10%

5.1.2. Hồ sơ minh chứng:

- Mu 5.1 (Đánh giá chỉ tiêu y tế trong tiêu chí Y tế-Văn hóa-Giáo dục huyện NTM) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của lãnh đạo Phòng Y tế huyện, lãnh đạo Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế huyện và Ủy ban nhân dân huyện.

- Bản sao Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Bệnh viện huyện đạt chuẩn bệnh viện từ hạng 3 trở lên.

- Bản sao Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Trung tâm Y tế huyện đạt chuẩn quốc gia.

5.1.3. Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.

5.2. Về Văn hóa

5.2.1. Huyện đạt chuẩn chỉ tiêu văn hóa khi Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã có hiệu quả khi bảo đảm các yêu cầu theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 Quy định tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

5.2.2. Hồ sơ minh chứng

- Mẫu 5.2 (Đánh giá chỉ tiêu văn hóa trong tiêu chí Y tế-Văn hóa-Giáo dục huyện NTM) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, lãnh đạo Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện và Ủy ban nhân dân huyện.

- Bản sao công chứng (hoặc chứng thực) Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn.

- Bản sao Kế hoạch hoạt động văn hóa, thể dục thể thao trong năm đánh giá của Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

- Báo cáo kết quả hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí phục vụ trẻ em của Ủy ban nhân dân huyện.

Giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn theo các tiêu chí quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 và Thông tư số 11/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

5.2.3. Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.

5.3. Về Giáo dục

5.3.1. Huyện đạt chuẩn chỉ tiêu giáo dục khi có từ 60% trở lên số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Tỷ lệ trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên tổng số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện.

5.3.2. Hồ sơ minh chứng

- Mẫu 5.3 (Đánh giá chỉ tiêu giáo dục trong tiêu chí Y tế-Văn hóa-Giáo dục huyện NTM) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của Ủy ban nhân dân huyện.

- Bản sao Quyết định công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đối với các trường trung học phổ thông đã được đánh giá đạt chuẩn quốc gia mà chưa đến thời điểm đánh giá lại (chưa quá 05 năm) thì vẫn được xem như đạt chuẩn.

(Mẫu 5.1, Mẫu 5.2, Mẫu 5.3. Đánh giá Tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục).

5.3.3. Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

6. Tiêu chí sản xuất (Tiêu chí số 6)

6.1. Huyện đạt chuẩn tiêu chí sản xuất khi đáp ứng 1 trong 2 yêu cầu sau:

6.1.1. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, bảo đảm:

- Có quy mô đất đai, mặt nước lớn, liên xã (diện tích phải bảo đảm theo các quyết định phê duyệt quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung, quy mô cánh đồng lớn,...).

- Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm và phát triển bền vững, như: Vùng sản xuất được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do điều kiện sản xuất và tập quán canh tác chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của quy trình VietGap theo TCVN 11892-1:2017, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học, mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi,...

- Các khâu sản xuất trồng trọt được cơ giới hóa đồng bộ (như làm đất; gieo trồng, thu hoạch, sấy,...); các khâu sản xuất chăn nuôi được cơ giới hóa trong chế biến thức ăn, giết mổ,...; nuôi trồng thủy sản được cơ giới hóa trong khâu bơm nước, thiết bị quạt nước, phun nước,...

6.1.2. Có mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ 10% trở lên sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch. Mô hình liên kết thực hiện theo một trong 02 hình thức sau:

- Có hợp đồng thu mua sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp được ký kết giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân với doanh nghiệp, thời gian thực hiện hợp đồng ổn định từ 02 năm trở lên.

- Có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất của nông dân và cung ứng các yếu tố đầu vào, vốn, kỹ thuật để đạt được sản lượng, chất lượng nông sản theo yêu cầu của doanh nghiệp và tổ chức đại diện của nông dân, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cho nông dân.

6.2. Hồ sơ minh chứng

a) Mẫu 6 (Đánh giá Tiêu chí số 6 về sản xuất) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện.

b) Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện về tình hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện hoặc báo cáo về mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch.

c) Bản sao các hợp đồng thu mua sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân với doanh nghiệp hoặc hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ký kết giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

6.3. Cơ quan chủ trì: Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Tiêu chí môi trường (Tiêu chí số 7)

7.1. Huyện đạt chuẩn tiêu chí môi trường khi đáp ứng các yêu cầu sau:

7.1.1. Thực hiện thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn:

Lập đề án quản lý (giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý) chất thải rắn trên địa bàn huyện được phê duyệt và triển khai thực hiện, bao gồm các hạng mục công trình, biện pháp, nhân lực, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo yêu cầu;

Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đúng quy định đối với toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt thông thường phát sinh trên địa bàn nếu không tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý tại chỗ bằng phương pháp chế biến phân hữu cơ (composting);

Phân loại, phân định, thu gom riêng, cách ly phù hợp trong quá trình vận chuyển và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đối với toàn bộ các loại chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn;

Thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng phát sinh trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;

Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.

7.1.2. Các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường:

a) Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường, bao gồm:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết, hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản, hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc hồ sơ tương đương theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, nếu chưa có các hồ sơ nêu trên phải lập báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường;

Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định (nếu có);

Phương án bảo vệ môi trường đối với các đối tượng theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

b) Có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường để thu gom, phân loại, lưu giữ, tái chế, thu hồi hoặc xử lý chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn) đúng quy định; thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung về bảo vệ môi trường đã cam kết trong các hồ sơ nêu trên.

c) Cơ sở nuôi trồng thủy sản ngoài các yêu cầu tại điểm a và điểm b nêu trên phải tuân thủ quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và các quy định về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường.

d) Cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung ngoài các yêu cầu tại điểm a và điểm b nêu trên phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi theo quy định tại Luật Thú y, Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 11 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

đ) Làng nghề trên địa bàn, cơ sở sản xuất tại làng nghề phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định tại Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường, Chương IV Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Chương III Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

7.1.3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đông thời, phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

7.2. Hồ sơ minh chứng

a) Mẫu 7 (Đánh giá Tiêu chí số 7 về môi trường) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân huyện.

b) Bản sao các hồ sơ môi trường (Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền xác nhận) của các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn thuộc đối tượng phải lập hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định.

7.3. Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

8. Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội (Tiêu chí số 8)

8.1. Huyện đạt chuẩn tiêu chí an ninh, trật tự xã hội khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Hằng năm, Huyện ủy có Nghị quyết, Ủy ban nhân dân huyện có Kế hoạch về công tác an ninh, trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

b) Không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.

c) Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm liền kề trước năm đánh giá.

d) Lực lượng vũ trang huyện (Công an, Bộ đội địa phương; Dân quân tự vệ) hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.

8.2. Hồ sơ minh chứng

a) Mẫu 8 (Đánh giá Tiêu chí số 8 về an ninh, trật tự xã hội) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của lãnh đạo Công an huyện và Ủy ban nhân dân huyện.

b) Bản sao Nghị quyết của Huyện ủy, bản sao Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện về công tác an ninh, trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

c) Báo cáo kết quả công tác bảo đảm an ninh Tổ quốc trên địa bàn huyện của năm đánh giá của Công an huyện; nội dung báo cáo phải phân tích làm rõ các chỉ tiêu trên và nêu rõ công tác phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.

8.3. Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.

9. Tiêu chí chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (Tiêu chí số 9)

9.1. Huyện đạt chuẩn tiêu chí Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện/Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (đối với các huyện không thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững) - sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo huyện, được kiện toàn tổ chức và hoạt động đúng quy định khi bảo đảm các yêu cầu sau:

- Có Quyết định thành lập, kiện toàn tổ chức Ban Chỉ đạo huyện của Ủy ban nhân dân huyện.

- Có Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm và địa bàn phụ trách cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo huyện, được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; các thành viên Ban Chỉ đạo huyện có kế hoạch kiểm tra, giám sát, chỉ đạo và đôn đốc địa phương được phân công phụ trách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi địa bàn huyện bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.

- Chỉ đạo việc ban hành cơ chế hỗ trợ thúc đẩy các xã xây dựng nông thôn mới và chỉ đạo thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Chỉ đạo không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trái quy định và không huy động quá khả năng đóng góp tự nguyện của nhân dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới theo đúng quy định.

b) Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện được tổ chức và hoạt động đúng quy định khi bảo đảm các yêu cầu sau:

- Có Quyết định thành lập/kiện toàn Văn phòng Điều phối NTM huyện của Ủy ban nhân dân huyện.

- Có Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện của Ủy ban nhân dân huyện.

- Có Quy chế hoạt động của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện có ban hành Quy chế làm việc và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện.

- Bảo đảm thực hiện hoàn thành đúng, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

9.2. Hồ sơ minh chứng

a) Mẫu 9 (Đánh giá Tiêu chí số 9 về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này đã ghi đầy đủ thông tin, có xác nhận của lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện và Ủy ban nhân dân huyện.

b) Bản sao Quyết định thành lập, quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện đối với Ban Chỉ đạo huyện; bản sao Quyết định thành lập/kiện toàn; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế; quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện đối với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện; bản sao quy chế làm việc, thông báo phân công nhiệm vụ của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện.

9.3. Cơ quan chủ trì: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh.

10. Tiêu chí xã

Có 100% số xã trên địa bàn huyện có quy hoạch xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn xã nông thôn mới (có Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới của Ủy ban nhân dân tỉnh).

III. CÔNG NHẬN HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI VÀ KHEN THƯỞNG

1. Điều kiện công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện đạt chuẩn nông thôn mới phải bảo đảm các điều kiện:

a) Có đăng ký huyện đạt chuẩn nông thôn mới và được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào kế hoạch đạt chuẩn huyện nông thôn mới tại năm đánh giá.

b) Có 100% tiêu chí huyện nông thôn mới đạt chuẩn theo quy định từ Mục 1 đến Mục 9 phần II Hướng dẫn này.

c) Có 100% số xã trong huyện có quy hoạch xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Mục 10 phần II Hướng dẫn này.

d) Huyện không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trái quy định, không có khả năng thanh toán.

đ) Hoàn thành đầy đủ thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng thời gian quy định.

2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận, công bố huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Thực hiện theo Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 03/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới và cách đánh giá Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Bình và các Quyết định sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Khen thưởng: Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng theo quy định tại Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua, bằng khen, tiền thưởng và công trình phúc lợi theo quy định về tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng trong Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2016 - 2020 và các Quyết định sửa đổi, bổ sung (nếu có).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này. Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo, xử lý; khi huyện có hồ sơ đề nghị thẩm tra, xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM thì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan lập kế hoạch thẩm tra, lập hồ sơ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và công bố huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

- Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh có trách nhiệm công bố Quyết định này và Phụ lục kèm theo để các địa phương nghiên cứu triển khai thực hiện.

- Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm công bố Quyết định này và Phụ lục kèm theo trên Cổng thông tin điện tử tỉnh để các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiên cứu triển khai thực hiện.

- Thủ trưởng các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh:

+ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các tiêu chí huyện NTM thuộc đơn vị phụ trách để các địa phương triển khai, thực hiện.

+ Thường xuyên cập nhật các văn bản quy định của các Bộ, ngành Trung ương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh) để điều chỉnh, bổ sung các nội dung cho phù hợp với quy định của cấp trên và điều kiện thực tế của địa phương.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội, đoàn thể các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các chỉ tiêu, tiêu chí huyện nông thôn mới tại Hướng dẫn của Quyết định này.

2. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các huyện

- Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho Thủ trưởng các phòng, ban có liên quan để tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện; đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới được phân công.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị liên quan và Ban Chỉ đạo xã, Ủy ban nhân dân, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã thực hiện theo đúng các nội dung Hướng dẫn này; khi huyện đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới theo các tiêu chí quy định tại Quyết định này thì chỉ đạo tổ chức đánh giá, lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra để đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Hướng dẫn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, bất cập đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh (bằng văn bản) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

MẪU ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ ĐIỆN HUYỆN NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo Hướng dẫn ban hành tại Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình).

Mẫu 1. Đánh giá Tiêu chí số 1: Quy hoạch
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ QUY HOẠCH HUYỆN NTM

Huyện: ………………………………..

Hôm nay, ngày……… tháng……… năm………. tại…………….. , gồm có:

1. Ông (bà)……………………………………………….., chức vụ:…………………………...

2. Ông (bà)……………………………………………….., chức vụ:……………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến tiêu chí Quy hoạch huyện NTM. Kết quả như sau:

1. Về nội dung: Có quy hoạch vùng huyện được lập theo quy định

- Có □; Không □; (nếu thiếu, liệt kê danh mục thiếu)………………………………….……..

- Hồ sơ được UBND tỉnh phê duyệt;

- Có □; Số Quyết định……………. ngày …tháng …năm……… ; Không □

2. Đã tổ chức công bố công khai quy hoạch được duyệt:

- Có □; Không □;

- Hình thức công bố: ………………………………………., (nếu đã công bố).

3. Có treo các bản vẽ, bản đồ quy hoạch tại các địa điểm công cộng, thuận lợi cho người dân biết, giám sát, thực hiện theo quy hoạch (UBND huyện/địa điểm thuận lợi...);

- Có □; Không □;

4. Quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.

-Có □;   Không □;

* Đánh giá chung: ..............................................................................................................

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ............................................................................................

* Kết luận (đạt/không đạt):………………………………… tiêu chí quy hoạch.

 

ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ
(Phòng Kinh tế - Hạ tầng)
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 2. Đánh giá tiêu chí số 2: Giao thông
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ GIAO THÔNG HUYỆN NTM

Huyện:………………………………………

Hôm nay, ngày…………. tháng………. năm………. tại………………. , gồm có:

1. Ông (bà)…………………………………………, chức vụ:……………………………………

2. Ông (bà)…………………………………………, chức vụ:……………………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến tiêu chí giao thông huyện NTM. Kết quả như sau:

a) Đánh giá về đường huyện (ĐH) theo quy hoạch

Bảng số 1

TT

Loại đường/tên đường huyện theo quy hoạch

Chiều dài (km)

Cấp đường

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đánh giá (đạt/không đạt)

Ghi

chú

 

Bề rộng mặt (m)

Bề rộng nền (m)

 

Đt

Không đạt

 

1

Tuyến (ví dụ ĐH1.PN)

 

V

 

 

 

 

 

 

2

Tuyến…….

 

GTNTA

 

 

 

 

 

 

3

Tuyến…….

 

IV

 

 

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận: Đạt/Không đạt

b) Đánh giá tình hình bảo trì đường huyện:

Bảng số 2

TT

Tên đường

Cấp đường

Tổng chiều dài (km)

Chiều dài đường được bảo trì (km)

Đã nhựa hóa hoặc Bêtông hóa (km)

Tỷ lệ đường được bảo trì (%)

Ghi chú

1

Ví dụ ĐH1.X

V

 

 

 

 

 

2

ĐH2.X

V

 

 

 

 

 

3

……..

V

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

Kết luận: Đạt/Không đạt

b) Đánh giá hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch (nêu rõ số cầu, cống, hiện trạng...):………………………………………...

c) Đánh giá hệ thống đường thủy (nếu có): ……………………………………………………

d) Đánh giá tình hình vận tải (nếu có): ………………………………………………………….

* Đánh giá chung: …………………………………………………………………………………

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ……………………………………………………………………

* Kết luận (đạt/không đạt):………………………………. tiêu chí giao thông.

 

ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ
(Phòng Kinh tế - Hạ tầng)
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 3. Đánh giá tiêu chí số 3: Thủy lợi
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ THỦY LỢI HUYỆN NTM

Huyện:………………………..

Hôm nay, ngày………… tháng…….. năm…… tại………………. , gồm có:

1. Ông (bà)……………………………………………, chức vụ:…………………………………

2. Ông (bà)……………………………………………, chức vụ:…………………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến tiêu chí Thủy lợi huyện NTM. Kết quả như sau:

1. Hệ thống thủy lợi liên xã

TT

Hệ thống thủy lợi liên xã (từ 2 xã trở lên)

Công suất thiết kế (ha)

Quy mô tưới/tiêu thực tế(ha)

Số xã được tưới

1

Trạm bơm A

 

 

 

2

Cống B

 

 

 

3

Sông trục (theo Quyết định 277/QĐ-UBND ngày 30/01/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh danh mục và phân cấp quản lý công trình thủy lợi tỉnh Thái Bình)

 

 

 

Tng cộng (1+2+3)

 

 

 

2. Tổ chức quản lý khai thác hệ thống thủy lợi liên xã

TT

Nội dung

Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá

Đạt

Không đạt

1

Tổ chức bộ máy

Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền

 

 

2

Hoạt động

Có Phương án điều tiết nước vụ Xuân, vụ Hè, vụ Mùa, vụ Đông

 

 

Có phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được cấp thẩm quyền phê duyệt.

 

 

Có Quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được phê duyệt

 

 

* Đánh giá chung: …………………………………………………………………………………………...

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ………………………………………………………………………………

* Kết luận chung (đạt/không đạt): ……………………tiêu chí số 3 thủy lợi.

 

PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 4. Đánh giá tiêu chí số 4: Điện
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ ĐIỆN HUYỆN NTM

Huyện:……………………….

Hôm nay, ngày………… tháng……… năm…………. tại…………… , gồm có:

I. Đại diện Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

1. Ông (bà)……………………………………, chức vụ:…………………………………………

2. Ông (bà)……………………………………, chức vụ:…………………………………………

II. Đại diện đơn vị Điện lực trên địa bàn:

1. Ông (bà)……………………………………, chức vụ:…………………………………………

2. Ông (bà)……………………………………, chức vụ:…………………………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến tiêu chí điện huyện NTM. Kết quả như sau:

STT

Mục đánh giá

Thành phần đánh giá

Nội dung đánh giá

Nhận dạng đánh giá

Mức đánh giá

Ghi chú

I

Hệ thống cung cấp điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn theo quy định (Chỉ tiêu 4.1)

Đạt

 

1

Đường dây trung áp

Đạt

 

1.1

Hồ sơ pháp lý

Đạt

 

1.1.1

Thủ tục, hồ sơ.

Dự án đầu tư.

Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Có hồ sơ, có quyết định phê duyệt.

Đạt

Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Công ty Điện lực tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.

1.1.2

Hồ sơ thiết kế.

Đạt

1.1.3

Hồ sơ nghiệm thu.

Đạt

1.2

An toàn điện

Đạt

 

1.2.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện.

Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây.

Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư.

7 m

Đạt

 

1.2.2

Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư.

5,5 m

Đạt

 

1.2.3

Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến.

4,5 m

Đạt

 

1.2.4

Đến mặt đường ô tô.

7m

Đạt

 

1.2.5

Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại.

tĩnh không +1,5 m

Đạt

 

1.2.6

Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại.

5,5 m

Đạt

 

1.2.7

Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được.

2,5 m

Đạt

 

1.2.8

Từ đường dây điện áp 22kV đến đường dây có cấp điện áp thấp hơn.

2m

Đạt

 

1.2.9

Từ đường dây điện áp 35kV đến đường dây có cấp điện áp thấp hơn.

3m

Đạt

 

1.2.10

Đến đường dây thông tin.

4 m

Đạt

 

1.2.11

Đến mặt đê, đập.

6m

Đạt

 

1.2.12

Chiều rộng hành lang giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng.

Khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh.

Dây bọc 22kV

1 m

Đạt

Không có cây cối có thể đổ hoặc xô cành vào dây dẫn điện.

1.2.13

Dây bọc 35kV

≥1,5m

Đạt

1.2.14

Dây trần 22kV

2m

Đạt

1.2.15

Dây trần 35kV

3m

Đạt

1.2.16

Biển báo an toàn.

Có biển báo cấm; biển báo nguy hiểm, cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển báo an toàn.

100%

Đạt

 

1.2.17

An toàn cho người và vật nuôi.

Dây nối đất: Dây nối từ xà, dây néo hoặc dây trung tính đến cọc tiếp địa.

Không bị dỉ sắt hoặc đứt, có nối vào cọc tiếp đất.

Đạt

 

1.3

Cung cấp điện

 

 

 

Đạt

 

1.3.1

Nguồn điện cung cấp.

Đảm bảo về nguồn cấp.

Dòng điện làm việc lớn nhất dây dẫn.

Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn.

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

1.3.2

Đảm bảo điện áp.

Điện áp phía thứ cấp.

không vượt quá +5%; -10% điện áp định mức.

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

1.4

Kết cu chịu lực

Đạt

 

1.4.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực.

Cột bê tông.

Xác định mức độ vỡ, nứt bê tông.

Không để hở cốt thép bên trong.

Đạt

 

1.4.2

Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột.

Không nghiêng quá 1/150 xH.

Đạt

H: Chiều cao cột

1.4.3

Cột thép.

Xác định các thanh thép và bu lông.

Đủ các thanh thép không bị cong; sơn hoặc mạ chống dỉ không bị bong.

Đạt

 

1.4.4

Độ nghiêng dọc hoặc ngang tuyến chiếu xuống từ ngọn cột.

Không nghiêng quá 1/200 xH

Đạt

H: Chiều cao cột

1.4.5

Kết cấu hỗ trợ chịu lực.

Dây néo thép, thanh chống.

Có bảo vệ chống dỉ theo quy định

Đạt

 

1.4.6

Móng néo.

Được bảo vệ chống xói lở.

Đạt

 

1.4.7

Móng cột.

Móng bê tông, trụ ...

Được bảo vệ không bị xói lở.

Đạt

 

1.4.8

Xà giá đỡ

Xà đỡ, néo dây điện.

Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.

Đạt

 

1.4.9

Giá đỡ và kết cấu khác.

Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.

Đạt

 

1.5

Vận hành

Đạt

 

1.5.1

Nhận dạng về quy trình vận hành.

Các quy trình vận hành.

Quy trình kiểm tra an toàn vận hành.

Có quy trình đầy đủ.

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

1.5.2

Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố.

Có quy trình đầy đủ.

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

2

Trạm biến áp phân phối

Đạt

 

2.1

Hồ sơ pháp lý

Đạt

 

2.1.1

Thủ tục, hồ sơ.

Dự án đầu tư.

Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Có hồ sơ, có quyết định phê duyệt.

Đạt

Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.

2.1.2

Hồ sơ thiết kế.

Đạt

2.1.3

Hồ sơ nghiệm thu.

Đạt

2.2

An toàn điện

Đạt

 

2.2.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện.

Khoảng cách giữa phần mang điện với các bộ phận, công trình xung quanh.

Đến 22 kV

2,0 m

Đạt

Không có cây cối có thể đổ hoặc xô cành vào các kết cấu công trình trạm biến áp

2.2.2

Đến 35 kV

3,0m

Đạt

2.2.3

Nối đất.

Dây nối đất an toàn, nối đất làm việc và nối đất chống sét.

Có đủ các điểm nối đất, dây nối đất không bị dỉ hoặc bị đứt.

Đạt

 

2.2.4

Biển báo an toàn.

Biển báo cấm; biển báo nguy hiểm, cảnh báo; Biển chỉ dẫn; biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định.

100%

Đạt

 

2.3

Cung cấp điện

Đt

 

2.3.1

Nguồn điện cung cấp.

Đảm bảo về nguồn cung cấp điện.

Dung lượng vận hành trạm theo nhu cầu sử dụng điện.

≤ công suất định mức máy biến áp.

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

2.3.2

Đảm bảo về chất lượng điện.

Điện áp phía hạ áp tại đầu ra.

Không vượt quá +5%; -10% điện áp định mức.

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

2.4

Vận hành

Đạt

 

2.4.1

Nhận dạng về quy trình vận hành.

Mua bán điện.

Tỷ lệ số công tơ đo đếm điện điện năng khách hàng còn trong thời gian kiểm định, còn nguyên kẹp chì.

100%

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

2.4.2

Có đồng hồ kiểm tra các thông số vận hành (V;A; TU;TI) trạm biến áp đảm bảo các thông số kỹ thuật đang vận hành.

100%

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

2.4.3

Thao tác, vận hành

Thiết bị đóng cắt được kiểm tra đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác.

Có hồ sơ

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

2.4.4

Thiết bị bảo vệ được kiểm tra, bảo trì theo quy định hiện hành.

Có hồ sơ

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

2.5

Kết cấu chịu lực, bảo vệ

Đạt

 

2.5.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực.

Cột điện.

Cột bê tông.

Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong.

Đạt

 

2.5.2

Ct thép

Không nghiêng, các thanh thép đầy đủ, được bảo vệ chống dỉ sắt.

Đạt

 

2.5.3

Móng cột.

Móng bê tông, trụ.

Được bảo vệ không bị xói lở.

Đạt

 

2.5.4

Giá đỡ thiết bị.

Xà đỡ, dây néo cột điện.

Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.

Đạt

 

2.5.5

Giá đỡ và kết cấu khác.

Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa

Đạt

 

2.5.6

Cổng, hàng rào bảo vệ trạm (nếu có).

Hàng rào.

Móng hàng rào không bị xói mòn, tường rào không bị bong vữa, thủng lỗ, nứt mạch vữa.

Đạt

 

2.5.7

Cng ra vào.

Có cửa, khóa, ngăn được người và vật nuôi, không bị cong vênh, vật liệu bằng thép không bị dỉ sắt.

Đạt

 

3

Đường dây hạ áp

Đạt

 

3.1

Hồ sơ pháp lý

Đt

 

3.1.1

Thủ tục, hồ sơ

Dự án đầu tư

Hồ sơ, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền

Có hồ sơ, có quyết định phê duyệt

Đạt

Trường hợp không có hoặc thất lạc hồ sơ, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Công ty Điện lực Tỉnh/huyện hướng dẫn, hỗ trợ cho các cấp, đơn vị quản lý bán điện hoàn thiện hồ sơ để quản lý.

3.1.2

 

Hồ sơ thiết kế

 

 

Đạt

 

3.1.3

 

Hồ sơ nghiệm thu

 

 

Đạt

 

3.2

An toàn đin

Đạt

 

3.2.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về an toàn điện.

Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất từ dây dẫn đến mặt đất tự nhiên và công trình trong các chế độ làm việc bình thường của đường dây.

Đến mặt đất tự nhiên khu vực đông dân cư.

5,5 m

Đạt

 

3.2.2

 

 

Đến mặt đất tự nhiên khu vực ít dân cư.

5 m

Đạt

 

3.2.3

 

 

Đến mặt đất tự nhiên khu vực khó đến.

4 m

Đạt

 

3.2.4

 

 

Đến mặt đường ô tô cấp I, II

7m

Đạt

 

3.2.5

 

 

Đến mặt đường ô tô các cấp còn lại.

6m

Đạt

 

3.2.6

 

 

Đến mức nước cao nhất ở sông, hồ, kênh có tàu thuyền qua lại.

Tĩnh không +1,5 m

Đạt

 

3.2.7

 

 

Đến bãi sông và nơi ngập nước không có thuyền bè qua lại.

5,5 m

Đạt

 

3.2.8

 

 

Đến mức nước cao nhất trên sông, hồ, kênh mà thuyền bè và người không thể qua lại được.

2,5 m

Đạt

 

3.2.9

 

 

Đến đường dây thông tin.

1,25 m

Đạt

 

3.2.10

 

 

Đến mặt đê, đập.

6 m

Đạt

 

3.2.11

 

Nối đất.

Nối đất lặp lại cho dây trung tính, nối đất vỏ thiết bị.

không bị đứt hay dỉ sét.

Đạt

 

3.2.12

 

 

Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực có nhiều nhà cao tầng, cây cối cao che chắn, khó có thể bị sét đánh trực tiếp.

< 50Ω.

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

3.2.13

 

 

Điện trở nối đất đối với các đường dây đi qua khu vực trống trải không có nhà cửa; công trình, cây cối che chắn, đường dây dễ bị sét đánh trực tiếp.

<30Ω

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

3.2.14

 

Biển báo an toàn.

Có biển báo cấm; biển báo nguy hiểm, cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển báo yêu cầu có kích thước theo quy định.

100%

Đạt

 

3.3

Chất lượng điện năng

Đt

 

3.3.1

Thông tin, số liệu nhận dạng chất lượng điện năng sử dụng.

Điện áp

Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận.

trong khoảng ± 5%

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt

3.3.2

 

 

Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép.

từ +5% đến - 10%;

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

3.3.3

 

Tần s

Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần shệ thng điện cho phép so với tần sdanh định là 50Hz.

trong phạm vi ± 0,2Hz

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

3.3.4

 

 

Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép so với tần số danh định là 50Hz.

trong phạm vi ± 0,5Hz

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả để đánh giá: đạt/không đạt.

3.4

Dây dẫn điện

Đt

 

3.4.1

Nhận dạng về chủng loại, thông tin số liệu dây dẫn hạ áp.

Kiểu đi dây.

Đảm bảo an toàn điện.

Lắp trên sứ cách điện có xà đỡ sứ, không mắc dây dẫn điện trên cây xanh, gá trên mái nhà.

Đạt

 

3.4.2

 

Kết ni dây.

Mối nối phải được nối bằng ống nối ép chặt hoặc bắt siết ốc chắc chắn.

số lượng gíp kẹp ≥ 2 bộ.

Đạt

 

3.4.3

 

An toàn dẫn điện.

Dòng điện làm việc lớn nhất dây dẫn.

Nhỏ hơn dòng điện phát nóng dây dẫn

Đạt

Đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cung cấp kết quả đánh giá: đạt/không đạt

3.4.4

 

An toàn cách điện.

Dây trn.

Có sứ cách điện trên cột

Đạt

 

3.4.5

 

 

Dây bọc.

Dây không nứt, rách, có sứ cách điện trên cột

Đạt

 

3.4.6

 

 

Dây cáp dẫn điện.

Được chôn dưới đất với chiều sâu theo quy định hoặc treo có cáp thép chịu lực.

Đạt

 

3.4.7

 

An toàn về cơ học.

Dây trần và dây bọc.

Dây không bị bong đứt sợi cáp bện.

Đạt

 

3.5

Kết cấu chịu lực

Đt

 

3.5.1

Thông tin, số liệu kỹ thuật để nhận dạng về kết cấu chịu lực.

Cột điện.

Cột bê tông.

Không bị vỡ, nứt bê tông để hở cốt thép bên trong.

Đạt

 

3.5.2

 

 

Cột thép.

Không nghiêng các thanh thép đầy đủ, được bảo vệ chống dỉ sắt.

Đạt

 

3.5.3

 

 

Cột gỗ, tre trên nhánh rẽ về hộ gia đình.

Cao tối thiểu 5m, đường kính ngọn tối thiểu 80mm, được xử lý chống mối mục.

Đạt

 

3.5.4

 

Kết cấu hỗ trợ chịu lực.

Dây néo thép, thanh chng.

Có bảo vệ, chống dỉ sắt.

Đạt

 

3.5.5

 

 

Móng néo.

Được bảo vệ chống xói lở.

Đạt

 

3.5.6

 

Móng cột.

Móng bê tông, trụ.

Được bảo vệ không bị xói lở.

Đạt

 

3.5.7

 

 

Móng đà cản.

Được bảo vệ không bị xói lở.

Đạt

 

3.5.8

 

 

Móng đất.

Được bảo vệ không bị xói lở.

Đạt

 

3.5.9

 

Xà giá đỡ.

Xà đỡ, néo dây điện.

Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.

Đạt

 

3.5.10

 

 

Giá đỡ và kết cấu khác.

Được bảo vệ chống dỉ, không bị vặn, cong, vênh, được nối vào cọc tiếp địa.

Đạt

 

3.6

Vận hành

Đạt

 

3.6.1

Nhận dạng về quy trình vận hành.

Đường dây.

Sơn chỉ rõ tên và lộ đường dây trên các vị trí cột.

Có đánh số.

Đạt

 

3.6.2

 

Các quy trình vận hành.

Quy trình kiểm tra an toàn vận hành.

Có stheo dõi.

Đạt

 

3.6.3

 

 

Quy trình sửa chữa, khắc phục sự cố.

Có s theo dõi.

Đạt

 

3.6.4

 

Trong mạch điện ba pha bốn dây.

Thiết bị đóng cắt (áp- tô-mát, cầu dao, cầu chì) đặt trên dây pha.

Cắt thiết bị các dây không có điện.

Đạt

 

3.6.5

 

Trong mạch điện một pha hai dây.

Áp-tô-mát, cầu chì và công tắc đặt trên dây pha.

Cắt thiết bị hai dây không có điện.

Đạt

 

* Đánh giá chung:…………………………………………………………………………………

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………………………………………

* Kết luận (đạt/không đạt):………………….. tiêu chí điện

 

ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ
(Phòng Kinh tế - Hạ tầng)
(Ký tên và đóng dấu)

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 5. Đánh giá tiêu chí số 5: Y tế - Văn hóa - Giáo dục
Mẫu 5.1. ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU Y TẾ TRONG TIÊU CHÍ Y TẾ - VĂN HÓA - GIÁO DỤC HUYỆN NTM

Huyện:……………………………….

Hôm nay, ngày…………. tháng………….. năm………… tại………….., gồm có:

1. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

2. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

3. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến chỉ tiêu y tế huyện NTM. Kết quả như sau:

Bệnh viện huyện (Trung tâm Y tế huyện)

Đạt chuẩn bệnh viện hạng 3

Số Quyết định, ngày, tháng công nhận bệnh viện huyện/trung tâm y tế huyện đạt chuẩn bệnh viện hạng 3 của UBND tỉnh (đối với Trường hợp đã được công nhận)

Chưa có Quyết định công nhận đạt chuẩn bệnh viện hạng 3

Bảng điểm đánh giá bệnh viện huyện/trung tâm y tế huyện của Đoàn đánh giá (Đoàn do UBND cấp huyện Quyết định)

Điểm đạt:……………………………………………..

Kết luận:……………………………………………...

Đạt chuẩn bệnh viện hạng 3

Điểm đạt:……………………………………………

Kết luận:…………………………………………….

Đạt/chưa đạt chuẩn bệnh viện hạng 3

(Ghi chú: Tiêu chí đánh giá bệnh viện đạt chuẩn bệnh viện hạng 3 theo quy định tại Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế)

* Đánh giá chung: …………………………………………………………………………………

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ……………………………………………………………………

* Kết luận (đạt/không đạt)……………………… chỉ tiêu 5.1 về y tế của tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục.

 

ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ
(Trung tâm Y tế huyện/bệnh  viện huyện)
(Ký tên và đóng dấu)

PHÒNG Y TẾ HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 5.2. ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU VĂN HÓA TRONG TIÊU CHÍ Y TẾ - VĂN HÓA - GIÁO DỤC HUYỆN NTM

Huyện:……………………………….

Hôm nay, ngày…………. tháng………….. năm………… tại………….., gồm có:

1. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

2. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

3. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến chỉ tiêu văn hóa huyện NTM. Kết quả như sau:

1. Đối với Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đã có Quyết định đạt chuẩn:

Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn

Số Quyết định, ngày, tháng công nhận Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn của UBND tỉnh (đối với Trường hợp đã được công nhận) ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

Kết lun:……………………………………………………………………………

2. Đối với Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện chưa có quyết định công nhận đạt chuẩn:

TT

Nội dung

Tiêu chuẩn cthể

Đánh giá

Kết luận (Đạt/không đạt)

1.

 

 

 

 

 

 

Trung tâm Văn hóa - Thể thao (có thể tách riêng Trung tâm Văn hóa; Trung tâm Thể dục thể thao).

 

 

2.

Tổng diện tích đất hiện đang sử dụng

 

 

 

 

2.1. Diện tích đất được quy hoạch (không kể diện tích các công trình thể dục thể thao trong nhà và ngoài trời)

Tối thiểu 5.000m2

 

 

2.2. Diện tích hoạt động trong nhà:

- Văn phòng

Tối thiểu 250m2

 

 

- Phục vụ hoạt động chuyên môn

Tổi thiểu 1000m2

 

 

2.3. Diện tích hoạt động ngoài trời

Tối thiểu 3.300m2

 

 

3.

Quy mô xây dựng

 

 

 

 

3.1. Hội trưng

Tổi thiểu 350 chỗ ngồi

 

 

3.2. Phòng làm việc lãnh đạo:

 

 

 

- Phòng Giám đốc

Tối thiểu 10m2

 

 

- Phòng các Phó giám đốc

Tối thiểu 10m2

 

 

3.3. Diện tích phòng làm việc của bộ phận chuyên môn

- Hành chính - Tổng hợp

Tối thiu 20m2

 

 

- Văn hóa văn nghệ

Tối thiểu 20m2

 

 

- Thể dục thể thao

Tối thiểu 20m2

 

 

- Đội Tuyên truyền lưu động

Tối thiểu 30m2

 

 

* Một số Trung tâm cấp huyện chưa tách các tổ chức sự nghiệp riêng biệt có thể có các phòng làm việc của bộ phận chuyên môn như sau:

 

 

 

 

 

 

- Phòng truyền thống

Tối thiểu 60m2

 

 

- Phòng đọc, kho sách

Tối thiểu 60m2

 

 

- Du lịch, nếp sống, gia đình

Tối thiểu 20m2

 

 

- Kho chứa trang thiết bị

Tối thiểu 20m2

 

 

3.4. Công trình thể dục thể thao

Có ít nhất hai trong các công trình:

+ Sân vận động

+ Bể bơi

+ Nhà tập luyện thể thao

 

 

3.5. Công trình phụ trợ

 

 

 

- Sân khấu phục vụ tập luyện và biểu diễn nghệ thuật trong nhà

Tối thiểu 12m x 8m

 

 

- Khu triển lãm, biểu diễn ngoài trời

Tối thiểu 500m2

 

 

- Khu dịch vụ, vui chơi giải trí, vườn hoa

Tối thiểu 800m2

 

 

4.

Trang thiết bị

 

 

 

 

4.1. Hội trường đa năng:

- Trang bị âm thanh, ánh sáng

- Đạo cụ, trang phục

- Có đủ, bàn ghế tối thiểu cho 350 chỗ ngồi

- Đủ công suất phục vụ tối thiểu 350 người

- Đáp ứng tốt yêu cầu tập luyện và biểu diễn

 

 

 

4.2. Dụng cụ tập luyện và thi đấu thể dục thể thao

- Đảm bảo theo công trình thể dục thể thao

 

 

 

4.3. Phương tiện vận chuyển

- Được trang bị xe ô tô chuyên dùng

 

 

5.

Tổ chức và biên chế

 

 

 

 

5.1. Lãnh đạo Trung tâm

Giám đốc và không quá 02 Phó giám đốc

 

 

5.2. Các bộ phận nghiệp vụ

- Hành chính - Tổng hợp

 

 

- Văn hóa văn nghệ

 

 

- Thể dục, thể thao

 

 

- Đội Tuyên truyền lưu động.

 

 

5.3. Một số Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện chưa tách các tổ chức sự nghiệp riêng biệt

Có thể thành lập các tổ nghiệp vụ khác thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch căn cứ theo đặc thù của địa phương.

 

 

5.4. Biên chế: Thực hiện theo khoản 3, Điều 4 của Thông tư 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ VHTT&DL

- Biên chế do UBND huyện Quyết định theo định mức biên chế sự nghiệp.

 

 

- UBND huyện trình UBND tỉnh Quyết định về khung tổ chức, bộ máy và nhân sự của Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện.

 

 

6.

Trình độ cán bộ

 

 

 

 

6.1. Cán bộ quản lý

- Đại học hoặc sau Đại học chuyên ngành Văn hóa; Thể dục thể thao; từ Trung cấp lý luận chính trị trở lên.

 

 

 

 

- Có thâm niên công tác 03 năm trở lên.

 

 

6.2. Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ

- Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về Văn hóa; Thể dục thể thao

 

 

- 80% có trình độ Đại học

 

 

- 20% có trình độ Cao đẳng, Trung cấp

 

 

7

7.1. Hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ:

- Số chương trình hoạt động tại chỗ

Tối thiểu 20 chương trình/năm

 

 

- Số chương trình hoạt động lưu động

Tối thiểu 10 chương trình/năm

 

 

- Số buổi hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động

Ti thiu 100 buổi/năm

 

 

- Số chương trình hoạt động phối hợp, liên kết

Tối thiểu 06 chương trình/năm

 

 

7.2. Số lớp năng khiếu, ngành nghề chuyên môn được tổ chức trong năm

Tối thiểu 12 lớp năng khiếu/năm

 

 

7.3. Số cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, hội chợ triển lãm tổ chức trong năm

Tối thiểu 06 cuộc/năm

 

 

7.4. Số cuộc thi đấu thể thao trong năm

Tối thiểu 08 cuộc/năm

 

 

7.5. Các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ cho các Trung tâm VH - Thể thao cơ sở trên địa bàn:

- Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về Văn hóa - Thể thao cho cơ sở

- Tối thiểu 06 lớp/năm

 

 

- Ấn hành tài liệu nghiệp vụ

Tối thiểu 12 loại tài liệu; 1.800 bản/năm

 

 

7.6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ trẻ em

Đạt 30% thời gian hoạt động của Trung tâm

 

 

7.7. Tổng số lượt người đến tham gia, sinh hoạt tại Trung tâm

Tối thiểu 10.000 lượt người/năm

 

 

8

Kinh phí chi theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp do UBND cấp huyện cấp từ ngân sách địa phương hàng năm cho sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch (thực hiện theo Điều 6 của Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

- Ngân sách nhà nước cấp bảo đảm cho các hoạt động theo kế hoạch được duyệt; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị

 

 

- Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn; hoạt động dịch vụ, tài trợ, vay tín dụng, vốn liên doanh, liên kết và các nguồn thu hợp pháp khác.

 

 

Ngoài ra, tiêu chí đánh giá Quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch cấp huyện theo Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Đánh giá chung:…………………………………………………………………………………

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có):……………………………………………………………………

* Kết luận (đạt/không đạt)………………… chỉ tiêu 5.2 về Văn hóa của tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục.

 

ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ
(Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện)
(Ký tên và đóng dấu)

PHÒNG VĂN HÓA-
THÔNG TIN HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 5.3. ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU GIÁO DỤC TRONG TIÊU CHÍ Y TẾ - VĂN HÓA - GIÁO DỤC HUYỆN NTM

Huyện:…………………………..

Hôm nay, ngày…………. tháng………….. năm………… tại………….., gồm có:

1. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:………………………………………….

2. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:………………………………………….

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến chỉ tiêu giáo dục huyện NTM. Kết quả như sau:

TT

Tổng số trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện

Tổng số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia

Tỷ lệ trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia (%)

(1)

(2)

(3)

(4) = (3)/(2) * 100

 

………….Trường

………….Trường

………………..%

 

Tên trường THPT:

………………………………

………………………………

Tên trường THPT đã đạt chuẩn quốc gia/số quyết định công nhận:

………………………………..

………………………………..

 

(Kèm theo các Quyết định công nhận trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia của UBND tỉnh)

Ghi chú: Đánh giá Trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

* Đánh giá chung: …………………………………………………………………………………

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ……………………………………………………………………

* Kết luận (đạt/không đạt):……………. chỉ tiêu 5.3 về giáo dục của tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục.

 

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 6. Đánh giá tiêu chí số 6: Sản xuất
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ SẢN XUẤT HUYỆN NTM

Huyện:………………………

Hôm nay, ngày…………. tháng………….. năm………… tại………….., gồm có:

1. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

2. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến tiêu chí sản xuất huyện NTM. Kết quả như sau:

1. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, đảm bảo:

TT

Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung

Diện tích, quy mô

Tình hình áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững vào vùng sản xuất tập trung (nêu rõ nội dung áp dụng)

Tình hình áp dụng cơ giới hóa vào vùng sản xuất tập trung (nêu rõ nội dung áp dụng cơ giới hóa; tỷ lệ % cơ giới hóa)

Đánh giá (đạt/không đạt)

1

Vùng……………

 

 

 

 

2

Vùng……………

 

 

 

 

3

Vùng……………

 

 

 

 

....

……..

 

 

 

 

2. Có mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ 10% trở lên sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch.

Chỉ tiêu

Chỉ skiểm chứng

Đánh giá

Lý do không đạt

Nội dung

Chỉ số

Đt

Không đạt

Có mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thực hiện tiêu thụ bằng 10% trở lên sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch

Xác định sản phẩm chủ lực của huyện

Sản phẩm có giá trị sản lượng hàng hóa và hiệu quả kinh tế (tính bình quân của 02 năm liền kề) cao hơn giá trị sản lượng hàng hóa và hiệu quả kinh tế của các loại nông sản khác trên địa bàn huyện

 

 

 

Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện phải phù hợp với quy hoạch sản xuất của huyện.

 

 

 

Có hợp đồng thu mua sản phẩm chủ lực trong sản xuất nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân với doanh nghiệp

Thời gian thực hiện hợp đồng ổn định từ 02 năm trở lên

(nêu rõ hình hình hợp đồng)

 

 

 

Có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

 

Hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất của nông dân và cung ứng các yếu tố đầu vào, vốn, kỹ thuật để đạt được sản lượng, chất lượng nông sản theo yêu cầu của doanh nghiệp và tổ chức đại diện của nông dân, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cho nông dân.

(nêu rõ hình hình hợp đồng)

 

 

 

(Huyện đạt tiêu chí sản xuất khi đạt ít nhất 01 trong hai nội dung nêu trên)

3. Đánh giá chung: …………………………………………………………………………………

4. Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ……………………………………………………………………

5. Kết luận (đạt/không đạt): ……………………………………………………………………….

 

ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ
(Phòng Nông nghiệp và PTNT)
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 7. Đánh giá tiêu chí số 7: Môi trường
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG HUYỆN NTM

Huyện:………………………

Hôm nay, ngày…………. tháng………….. năm………… tại………….., gồm có:

1. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

2. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến tiêu chí môi trường huyện NTM. Kết quả như sau:

1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn

Stt

Tên chỉ tiêu

Đánh giá mức độ thực hiện

Kết luận (đạt/không đạt)

1

Đề án quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện được phê duyệt

 

 

2

Bố trí nhân lực thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt thông thường

 

 

3

Phân loại, lưu giữ, chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại

 

 

4

Thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

 

 

5

Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế

 

 

2. Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường:

- Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện:……………………….cơ sở

Số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường:………………………cơ sở

- Tổng số cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện:……………….cơ sở

Số cơ sở nuôi trồng thủy sản tuân thủ quy hoạch và đảm bảo vệ sinh môi trường:………….cơ sở

- Tổng số cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung:………………cơ sở

Số cơ sở chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường:…………………cơ sở

- Số lượng làng nghề trên địa bàn tỉnh: …………….làng nghề

Số làng nghề đã lập phương án bảo vệ môi trường được phê duyệt: ………….làng nghề

Số làng nghề tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường: ……………..làng nghề

Đạt tiêu chí: 100% cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ trên địa bàn có hồ sơ môi trường và thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

3. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện:

3.1. Tổng số khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện:

- ……………….. khu công nghiệp;

- ……………….. cụm công nghiệp.

3.2. Số khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường/đề án bảo vệ môi trường:

- ………../……….. khu công nghiệp; đạt ………. %;

- ………./………… cụm công nghiệp; đạt ……… %.

Đạt tiêu chí: 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/đề án BVMT chi tiết.

3.3. Số khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền xác nhận hoàn thành các công trình BVMT:

- ………/……… khu công nghiệp; đạt ……….. %;

- ………/……… cụm công nghiệp; đạt ………. %.

Đạt tiêu chí: 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp được cấp có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT.

Trường hợp khu công nghiệp/cụm công nghiệp chưa có giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT thì dự án thứ cấp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc đối tượng quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ phải đảm bảo 100% đã được cấp có thẩm quyền xác nhận hoàn thành các công trình BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

3.4. Số khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường (có hệ thống thu gom nước mưa, nước thải; có khu xử lý chất thải rắn hoặc điểm tập kết chất thải rắn hợp vệ sinh hoặc phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý):

- ………../……….. khu công nghiệp; đạt ……….%;

- ………../………. cụm công nghiệp; đạt ……..%.

Đạt tiêu chí: 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường.

Trường hợp khu công nghiệp/cụm công nghiệp chưa đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường thì dự án thứ cấp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn đạt tiêu chuẩn môi trường.

4. Thành phần hồ sơ, tài liệu chứng minh tiêu chí:

- Đề án quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện kèm theo Quyết định phê duyệt;

- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc hồ sơ tương đương theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện (Bãi chôn lấp chất thải rắn; Lò đốt chất thải rắn công nghiệp; Lò đốt chất thải rắn y tế; Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt);

- Quyết định thành lập tổ, đội vệ sinh môi trường;

- Danh sách khu, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện (tên, địa chỉ, thủ tục môi trường, thời điểm hoạt động) (kèm theo Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM, Giấy xác nhận hoàn thành công trình biện pháp bảo vệ môi trường)

- Danh sách các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (tên, địa chỉ, thủ tục môi trường, thời điểm hoạt động, trường hợp nằm trong khu, cụm công nghiệp, làng nghề cần chỉ rõ khu, cụm công nghiệp, làng nghề nào) (kèm theo Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc hồ sơ tương đương theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định);

- Phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT (kèm theo Quyết định phê duyệt);

- Quy hoạch nuôi trồng thủy sản (nếu có).

* Đánh giá chung: …………………………………………………………………………………

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ……………………………………………………………………

* Kết luận (đạt/không đạt):……………… tiêu chí môi trường.

 

ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ
(Phòng Tài nguyên và Môi trường)
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 8. Đánh giá tiêu chí số 8: An ninh, trật tự xã hội
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ AN NINH TRẬT TỰ XÃ HỘI HUYỆN NTM

Huyện:………………………

Hôm nay, ngày…………. tháng………….. năm………… tại………….., gồm có:

1. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

2. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến tiêu chí an ninh trật tự xã hội huyện NTM. Kết quả như sau:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Kết luận (đạt/không đạt)

1

Huyện ủy có Nghị quyết, Ủy ban nhân dân huyện có Kế hoạch về công tác an ninh, trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

 

 

2

Không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.

 

 

3

Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm liền kề trước.

 

 

4

Lực lượng vũ trang huyện (Công an, Bộ đội địa phương; Dân quân tự vệ) hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương.

 

 

* Đánh giá chung:…………………………………………………………………………………

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ……………………………………………………………………

* Kết luận (đạt, không đạt):.......... tiêu chí an ninh trật tự xã hội.

 

ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ
(Công an huyện)
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu 9. Đánh giá tiêu chí số 9: Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN NTM

Huyện:………………………..

Hôm nay, ngày…………. tháng………….. năm………… tại………….., gồm có:

1. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

2. Ông (bà)……………………………………………., chức vụ:…………………………………

Đã cùng nhau kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến tiêu chí chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện NTM. Kết quả như sau:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Kết luận (đạt/không đạt)

1

Ban Chỉ đạo huyện được kiện toàn tổ chức và hoạt động đúng quy định khi đảm bảo các yêu cầu sau:

 

 

 

- Có Quyết định thành lập, kiện toàn tổ chức Ban Chỉ đạo huyện của UBND huyện;

 

 

 

- Có Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm và địa bàn đứng điểm cụ thể đối với các thành viên Ban Chỉ đạo huyện, được UBND huyện phê duyệt;

 

 

 

- Các thành viên Ban Chỉ đạo huyện có kế hoạch kiểm tra, giám sát, chỉ đạo và đôn đốc địa phương được phân công đứng điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

 

 

 

- Chỉ đạo việc ban hành cơ chế hỗ trợ thúc đẩy các xã xây dựng nông thôn mới và chỉ đạo thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

 

 

 

- Chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên phạm vi địa bàn huyện bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng quy định;

 

 

 

- Chỉ đạo không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trái quy định và không huy động quá khả năng đóng góp tự nguyện của dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện;

 

 

 

- Chỉ đạo các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.

 

 

2

Văn phòng Điều phối NTM huyện được tổ chức và hoạt động đúng quy định khi đảm bảo các yêu cầu sau:

 

 

 

- Có Quyết định thành lập/kiện toàn Văn phòng Điều phối NTM huyện;

 

 

 

- Có Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế; quy chế hoạt động của UBND huyện đối với Văn phòng Điều phối NTM huyện;

 

 

 

- Có Quy chế hoạt động của UBND huyện đối với Văn phòng Điều phối NTM huyện; Quy chế làm việc và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Văn phòng Điều phối NTM huyện;

 

 

 

- Đảm bảo thực hiện hoàn thành đúng, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của UBND tỉnh.

 

 

* Đánh giá chung: …………………………………………………………………………………

* Kiến nghị, đề xuất (nếu có): ……………………………………………………………………

* Kết luận (đạt, không đạt): ………….. tiêu chí chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.

 

ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ
(Văn phòng Điều phối NTM huyện)
(Ký tên và đóng dấu)

TM. UBND HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1187/QĐ-UBND ngày 06/05/2019 hướng dẫn đánh giá tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2019-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.588

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.144.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!