ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/2012/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 22 tháng 02 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU
NGHỆ NHÂN, THỢ GIỎI, NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯA NGHỀ VỀ ĐỊA PHƯƠNG BAN HÀNH KÈM THEO
QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2008/QĐ-UBND NGÀY 14/01/2008 CỦA UBND TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn
cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn
cứ Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ
Công Thương) hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh
hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú;
Căn
cứ Thông tư số 26/2011/TT-BCT ngày 11/7/2011 của Bộ Công Thương về việc sửa
đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007
của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ
tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú;
Theo đề nghị
của Sở Công Thương tại Tờ trình số 153/TTr-SCT ngày 07/02/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng
danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương ban hành
kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai
như sau
1. Thay cụm từ
“Sở Công nghiệp” bằng cụm từ “Sở Công Thương” trong toàn bộ nội dung Quyết định
số 04/2008/QĐ-UBND.
2. Sửa đổi Điều
4 như sau:
“1. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, là tấm
gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo;
2. Được công
nhận là thợ giỏi, có thâm niên trong nghề tối thiểu là 10 năm, có trình độ kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, có khả năng sáng tác thiết kế mẫu mã đạt trình
độ nghệ thuật cao, được mọi người trong nghề và nhiều người khác tôn
vinh, thừa nhận;
3. Có công đóng
góp trong việc sáng tạo, phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ, giữ gìn,
truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Có tác phẩm
đạt huy chương trong các cuộc thi hội chợ triển lãm cấp tỉnh, khu vực, quốc
gia hoặc quốc tế. Trường hợp không có điều kiện tham gia các cuộc thi triển lãm
thì phải có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao được Hội đồng cấp đơn vị
hoặc phường, xã thừa nhận”.
3. Sửa đổi
Khoản 1, 3 Điều 5 như sau:
“1. Chấp hành
tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; có phẩm chất đạo đức
tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, được những người trong nghề, cùng làm việc
thừa nhận.
2. Có sản phẩm
đoạt giải trong các cuộc thi tay nghề, thợ giỏi ở trong đơn vị hoặc cấp tỉnh.
Trường hợp không có điều kiện tham gia thi tay nghề, thợ giỏi thì phải có sản
phẩm đạt trình độ kỹ thuật cao và được tập thể cùng làm việc nhiều năm ở đơn vị
nhất trí suy tôn”.
4. Sửa đổi, bổ
sung Điều 6 như sau:
“1. Chấp hành
tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; có phẩm chất đạo đức
tốt.
2. Được công
nhận là nghệ nhân hoặc thợ giỏi hoặc là những doanh nhân, chủ cơ sở, người quản
lý doanh nghiệp đã có công đưa nghề, truyền nghề về địa phương.
3. Nghề được du
nhập về địa phương là nghề mới được đưa về từ địa bàn huyện, thị xã, thành phố
này sang địa bàn huyện, thị xã, thành phố khác trong phạm vi địa bàn tỉnh Đồng
Nai hoặc từ tỉnh, thành phố trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia Việt Nam về địa bàn
tỉnh Đồng Nai. Sản phẩm phải được thị trường chấp nhận, thời gian duy trì và
phát triển nghề mới tối thiểu là 02 năm, quy mô về lao động tối thiểu đối với
nghề mới phải đạt từ 50 người trở lên”.
5. Sửa đổi
Khoản 2, Điều 8 như sau:
Thay cụm từ
“Giám đốc Sở Công nghiệp” bằng cụm từ “Lãnh đạo Sở Công Thương” và cụm từ
“Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng” bằng cụm từ “Đại diện Sở Nội vụ”.
6. Sửa đổi
Khoản 5, bổ sung Khoản 6, Điều 9 như sau:
“5. Hội đồng xét tặng các danh hiệu cấp đơn vị hoặc xã,
phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo kết quả xét tặng các danh hiệu trong
đơn vị hoặc xã, phường, thị trấn phạm vi quản lý để lấy ý kiến dư luận (thời
gian góp ý không quá 07 ngày làm việc) trước khi gửi hồ sơ đề nghị xét tặng lên
Hội đồng xét tặng cấp tỉnh.
6. Trường hợp
một người đề nghị xét từ 02 danh hiệu trở lên thì xét tặng như sau:
a) Nếu đủ tiêu
chuẩn xét tặng 02 danh hiệu nghệ nhân trở lên (khác ngành nghề) thì xét cả 02
danh hiệu trở lên; tương tự cho danh hiệu thợ giỏi.
b) Nếu đủ cả 02
tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thợ giỏi và nghệ nhân (cùng ngành nghề), thì xét
cả 02 danh hiệu.
c) Nếu đủ tiêu
chuẩn xét tặng 03 danh hiệu trở lên, gồm danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, người
có công đưa nghề về địa phương thì xét tặng cả 03 danh hiệu trở lên.
d) Nếu đủ tiêu
chuẩn xét tặng là người có công đưa 02 nghề khác nhau trở lên thì xét cả 02 danh
hiệu trở lên là người có công đưa nghề về địa phương. Trường hợp cùng một ngành
nghề, nhưng một người có khả năng đưa nghề về địa bàn 02 huyện trở lên thuộc
địa bàn tỉnh Đồng Nai thì được xét cả 02 danh hiệu trở lên”.
7. Sửa đổi nội
dung quy định tại Khoản 1, Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi nội
dung quy định tại gạch đầu dòng thứ 1, Khoản 1, Điều 10 như sau:
“- Hồ sơ cá
nhân: Đối với nội dung lấy xác nhận của Thủ trưởng đơn vị, cá nhân có thể lấy
xác nhận của tổ chức nơi cá nhân công tác, sinh hoạt (doanh nghiệp, Hợp tác xã,
Hiệp hội,…). Trường hợp không tham gia tổ chức nào thì lấy xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi cá nhân cư trú”.
b) Sửa đổi nội
dung quy định tại gạch đầu dòng thứ 3, Khoản 1, Điều 10 như sau:
“- Các văn bản
hoặc giấy chứng nhận giải thưởng trong nước hay Quốc tế hoặc chứng nhận có
tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao của Hội đồng cấp đơn vị hoặc phường,
xã (bản sao phải có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu
điện, hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ
trực tiếp, hoặc bản scan từ bản gốc nếu nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử)”.
8. Sửa đổi Điều
12 như sau:
“1. Danh hiệu
nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương được xét và công nhận
tại Hội đồng cấp tỉnh mỗi năm một lần vào tháng 7 hàng năm hoặc theo thời gian
yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh.
2. Việc xét
tặng các danh hiệu ở cấp đơn vị hoặc xã, phường, thị trấn được hoàn thành và
gửi hồ sơ trước ngày 30/4 hàng năm hoặc theo thời gian yêu cầu của Chủ tịch Hội
đồng cấp đơn vị hoặc xã, phường, thị trấn hoặc Hội đồng cấp tỉnh”.
9. Sửa đổi bảng
biểu 1 của Phụ lục kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND như sau:
a) Tại mục I
Sửa đổi tiêu đề
thành “Thông tin chung”, đồng thời sửa đổi gạch đầu dòng thứ 9 và
thứ 10 thành “Thời gian trực tiếp làm nghề (các chức danh nghề từ năm….đến
năm….)”.
b) Tại mục II,
thay cụm từ “thoát ly” bằng cụm từ “đi làm”.
c) Tại mục V
- Sửa đổi tiêu
đề thành “V. Phần tự đánh giá về năng lực và phẩm chất đạo đức”.
- Bỏ nội dung
quy định “4. Thời gian trực tiếp làm nghề (các chức danh nghề từ năm….đến
năm….)”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban
hành, các nội dung khác của Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 của
UBND tỉnh vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Nội vụ, Kho bạc
Nhà nước, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Thị Mỹ Thanh
|