ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1061/QĐ-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 04
tháng 5 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN
2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của
Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày
14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về Chương trình Giảm nghèo bền vững
tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020.
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tại Tờ trình số 22/TTr-SLĐTBXH ngày 22/02/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương
trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này, các Sở,
ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo bền vững theo chức năng
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và ở địa phương mình.
Điều 3. Giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp
với các Sở, ban, ngành ở tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch ban
hành kèm theo Quyết định này và báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh
theo quy định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Lao động - TBXH
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, Tx, Tp;
- VP UBND tỉnh:
+ CVP, các PCVP;
+ Các phòng;
- Lưu: VT, KGVX.(Th70)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
H’Yim Kđoh
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình Giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020, với những nội
dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận
lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập
và thoát nghèo, vươn lên khá giả; tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng
thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã, thôn, buôn đặc biệt
khó khăn; giảm khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa các vùng và các nhóm
dân cư.
2. Yêu cầu:
Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo phải được các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện thường
xuyên, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở với nội dung, hình thức phù hợp từng địa bàn;
kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đạt mục tiêu đề ra.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái
nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội,
cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, đặc biệt là ở các địa bàn
nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo
tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh
hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).
2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh bình quân từ
2,5-3%/năm (riêng tại 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, xã đặc biệt khó khăn
giảm bình quân từ 4-4,5%/năm), tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số
giảm bình quân 4%-4,5%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016-2020;
- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo trong tỉnh đến
cuối năm 2020 tăng lên 1,9 lần so với cuối năm 2015;
- Từ 15 đến 20% số xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn
thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn;
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện, xã, thôn, buôn thuộc Chương trình
phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời
sống và phát triển sản xuất của người dân:
+ 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa
hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ
Giao thông vận tải;
- Từ 70% - 80% thôn, buôn có đường trục giao thông
được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao
thông vận tải;
+ 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm
y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
+ 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông,
trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức
cho người dân; 50-60% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới;
+ 90% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh;
+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng
75%-80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm.
- Thu nhập của các hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ
phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng
20-25%; bình quân hàng năm có ít nhất 15% hộ tham gia dự án thoát nghèo, thoát
cận nghèo;
- Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho
500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó có từ
60-70% lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- 100% cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo cấp
xã, trưởng thôn, buôn được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức
thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự
tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng;
- 100% số xã thuộc phạm vi dự án có cán bộ, công chức
làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ
thông tin tuyên truyền cổ động; 50% các xã có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động
ngoài trời; có 100% huyện và khoảng 50% xã được trang bị bộ phương tiện tác
nghiệp tuyên truyền cổ động;
- 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền
thông khác.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Đối tượng:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên
phạm vi cả tỉnh; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết
tật, phụ nữ và trẻ em thuộc hộ nghèo;
- Người dân và cộng đồng trên địa bàn các huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và các thôn, buôn đặc biệt khó khăn;
- Huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
thôn, buôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi theo quyết định phê duyệt
của cấp có thẩm quyền;
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Phạm vi thực hiện:
Chương trình giảm nghèo bền vững được thực hiện
trên phạm vi cả tỉnh; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
3. Thời gian thực hiện: từ năm 2016 đến năm
2020.
IV. CÁC CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN THÀNH
PHẦN
1. Các chính sách giảm nghèo chung theo Nghị quyết
80/NQ-CP:
a) Tín dụng ưu đãi:
- Mục đích: Tiếp tục thực hiện chính sách
tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối
tượng chính sách khác theo quy định, để sản xuất, kinh doanh, học nghề, vay làm
nhà ở... trong đó, ưu tiên hơn đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở
các huyện nghèo, xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn để tạo việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao mức sống của hộ nghèo, hạn chế gia tăng khoảng cách thu nhập.
- Nội dung: Thực hiện đơn giản về điều kiện,
thủ tục hồ sơ để đối tượng thuộc diện được vay vốn dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn
ưu đãi. Áp dụng linh hoạt phương thức cho vay, chủ yếu là ủy thác từng phần cho
các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở hình thành các nhóm tín dụng - tiết
kiệm của các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh
niên, Hội Cựu chiến binh). Gắn với dạy nghề, tạo việc làm tại chỗ, hướng dẫn
cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản
xuất.
- Kết quả: Hỗ trợ cho khoảng 250.000 lượt hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu
cầu và đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội.
- Nhu cầu vốn: số tiền cho vay khoảng
5.000.000 triệu đồng. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội đến năm
2020 khoảng 4.759.000 triệu đồng.
b) Khuyến nông, lâm và phát triển thủy sản:
- Mục đích: Thông qua các hoạt động đào tạo
nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông
dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái,
khí hậu và thị trường, tăng thu nhập, thoát nghèo.
- Nội dung: Tập huấn, truyền nghề cho nông
dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực
khuyến nông. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ
phù hợp với từng địa phương, khả năng và nhu cầu của người nghèo, các mô hình
thực hành sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm;
- Kết quả dự kiến: Có khoảng 10.000 lượt hộ
nghèo được hỗ trợ.
- Nhu cầu vốn: 4.000 triệu đồng (kinh phí lồng
ghép từ Chương trình khuyến nông, lâm và phát triển thủy sản), trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 1.500 triệu đồng;
+ Ngân sách địa phương: 2.000 triệu đồng;
+ Nguồn huy động: 500 triệu đồng.
c) Hỗ trợ về học nghề:
- Mục đích: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo có tay nghề cần thiết, thông qua các khóa dạy nghề ngắn hạn
để họ tạo thêm việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả việc làm, tăng thu nhập; tìm
kiếm việc làm tại các doanh nghiệp, đi lao động xuất khẩu, góp phần giảm nghèo
bền vững.
- Nội dung: Đẩy mạnh thực hiện đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn theo theo Quyết định số 2814/QĐ-UBND ngày 26/9/2016
của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020, ưu tiên lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người nghèo, người khuyết tật...;
thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề của người lao động nghèo, nhu cầu
sử dụng lao động của các doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động; chú
trọng dạy nghề với tạo việc làm cho lao động nghèo tại các doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
- Kết quả dự kiến: Đến hết năm 2020, có khoảng
3.000 người nghèo được hỗ trợ học nghề.
- Nhu cầu vốn: 9.000 triệu đồng (kinh phí lồng
ghép từ chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn), trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 8.000 triệu đồng;
+ Ngân sách địa phương (cấp huyện): 1.000 triệu đồng
d) Hỗ trợ về y tế:
- Mục đích: Hỗ trợ người thuộc hộ nghèo, hộ
cận nghèo và người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau thuận lợi
hơn, bình đẳng hơn; giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho người nghèo.
- Nội dung: Thực hiện hỗ trợ 100% mức đóng bảo
hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó
khăn, người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo theo quy định của Luật
Bảo hiểm y tế; hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế còn lại cho người thuộc hộ gia
đình cận nghèo từ ngân sách địa phương theo Nghị quyết 179/2015/NQ-HĐND ngày
03/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh, hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân; đảm bảo
100% người dân thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời. Có giải pháp phù
hợp huy động nguồn lực của cộng đồng xã hội, cùng với nguồn hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước để thực hiện tốt việc hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chi phí khám bệnh,
chữa bệnh từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo và Quỹ Bảo trợ trẻ em của tỉnh.
- Kết quả: Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho khoảng
3.500.000 lượt người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn.
- Nhu cầu vốn: 2.286.900 triệu đồng, trong
đó:
+ Ngân sách Trung ương: 2.237.900 triệu đồng;
+ Ngân sách tỉnh: 49.000 triệu đồng.
đ) Hỗ trợ về giáo dục, đào tạo:
- Mục đích: Hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh dân tộc thiểu số được tới trường học tập bình
đẳng như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hóa của người nghèo,
giảm nghèo bền vững.
- Nội dung: Thực hiện chính sách miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015
của Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày
18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông
ở xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu
đãi đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định
157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ; khuyến khích xây dựng
và mở rộng “Quỹ khuyến học”.
- Kết quả: Hỗ trợ cho khoảng 480.000 lượt học
sinh, sinh viên.
- Nhu cầu vốn: 496.000 triệu đồng, từ ngân
sách Trung ương.
e) Hỗ trợ về nhà ở:
- Mục đích: Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo, đảm bảo nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm
nghèo bền vững.
- Nội dung: Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở theo Quyết định số 3570/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định số
33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương chủ động,
tích cực huy động nguồn lực của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp, gia đình, dòng
họ cùng với nguồn cho vay vốn tín dụng ưu đãi để hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở.
- Kết quả: Hỗ trợ nhà ở cho 10.420 hộ nghèo.
- Nhu cầu vốn: 371.212 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội: 260.500
triệu đồng;
+ Ngân sách tỉnh: 32.562 triệu đồng;
+ Ngân sách huyện, thị xã, thành phố: 11.251 triệu
đồng;
+ Vốn huy động quỹ "Ngày vì người nghèo":
14.799 triệu đồng;
+ Vốn huy động gia đình, cộng đồng, dòng họ: 52.100
triệu đồng.
g) Trợ giúp pháp lý:
- Mục đích: Trợ giúp pháp lý cho người
nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo
quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của họ, nâng cao hiểu biết pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội.
- Nội dung: Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn
phí cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp
pháp lý khác theo quy định của pháp luật bằng các hình thức tư vấn pháp luật,
tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý
khác; trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; củng
cố, nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; truyền thông về trợ
giúp pháp lý tại các huyện nghèo, các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn.
- Kết quả: Có khoảng 10.000 lượt người nghèo
được trợ giúp pháp lý miễn phí.
- Nhu cầu vốn: 2.000 triệu đồng, từ ngân
sách Trung ương.
2. Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg
a) Dự án 1: Chương trình 30a về hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo (trường hợp được Chính phủ
phê duyệt bổ sung 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% vào danh mục các huyện
nghèo).
* Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện
nghèo
- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu
phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo; tăng cường năng lực và tạo
điều kiện để người dân và cộng đồng tham gia thực hiện, tạo việc làm công, phát
huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát
huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
- Đối tượng: Gồm 03 huyện nghèo: Ea Súp, Lắk
và M’Đrắk.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã và
hệ thống giao thông trên địa bàn xã;
+ Các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa trên địa bàn xã gồm: trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh
hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn, buôn;
+ Các công trình y tế đạt chuẩn;
+ Các công trình giáo dục đạt chuẩn;
+ Các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người
dân;
+ Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi;
+ Các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề
xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục
tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng
đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;
+ Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở trên địa
bàn các huyện nghèo.
- Nhu cầu vốn: 335.400 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 294.000 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương: 29.400 triệu đồng (vốn đầu
tư phát triển: 27.658 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 1.742 triệu đồng).
+ Huy động: 12.000 triệu đồng.
- Cơ chế: Thực hiện theo quy định trong Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành; hỗ trợ trọn gói về tài
chính; áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ
thuật không phức tạp; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp huyện, xã; tăng
cường sự tham gia của người dân, cộng đồng; tạo việc làm công cho lao động thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua
các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Phân công trách nhiệm:
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
tổ chức thực hiện;
+ Ủy ban nhân dân các huyện nghèo xây dựng kế hoạch,
tổng hợp danh mục các công trình hạ tầng đầu tư hàng năm và giai đoạn trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân
dân xã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn đối với những công
trình do cấp xã làm chủ đầu tư;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn hằng năm, giai đoạn, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn cộng đồng đề xuất công trình hạ tầng cần đầu tư,
duy tu bảo dưỡng; thực hiện các nội dung được giao theo thẩm quyền;
+ Cộng đồng đề xuất các công trình hạ tầng cần đầu
tư, duy tu bảo dưỡng trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và tổ chức thực hiện;
+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tiểu dự
án có trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện với
cơ quan chủ trì định kỳ và hằng năm.
* Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng
hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo.
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến
đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa
bàn;
+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông
nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều
kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
- Đối tượng:
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;
+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, người
nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về... thuộc hộ nghèo được tham gia dự
án.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản:
Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng
cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y...; Hỗ
trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng
sản xuất;
Hỗ trợ khai hoang, phục hóa để tạo đất sản xuất;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng;
máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường,
tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người
nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm;
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng
đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với
mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.
+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô
hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình
giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng mô hình giảm nghèo
liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;
Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công
thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, buôn; mô
hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và
bảo vệ rừng; mô hình giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nhu cầu vốn: 133.500 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 120.000 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương: 12.000 triệu đồng (vốn sự
nghiệp).
+ Huy động: 1.500 triệu đồng.
- Cơ chế thực hiện:
+ Hỗ trợ sản xuất dựa trên cơ sở quy hoạch sản xuất,
đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương, hạn chế tính tự phát, phong trào;
+ Hỗ trợ sản xuất phải thông qua dự án, được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, thời gian thực hiện từ 2-3 năm;
+ Hỗ trợ cho hộ gia đình thông qua dự án do cộng đồng
đề xuất, quyết định; cộng đồng là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm đại diện,
tổ hợp tác do người dân tự thành lập, hoặc hình thành theo từng thôn, buôn được
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể. Đối
tượng tham gia dự án là các hộ gia đình tự nguyện, cam kết thực hiện các quy định
đề ra;
+ Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước,
vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính
sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đóng góp đối ứng của hộ gia đình; nghiên cứu
thực hiện hỗ trợ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội không tính lãi nhằm thu
hồi vốn, nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
khác được tham gia.
+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên theo phương
thức học đi đôi với thực hành, cầm tay chỉ việc và giám sát chặt chẽ để các
nhóm hộ thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch của dự án đã được phê
duyệt.
- Phân công trách nhiệm:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành liên quan khác
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, trong đó Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện
hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng
mô hình giảm nghèo;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng
chuyên môn hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự án, hỗ trợ thực hiện;
kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ và hàng
năm;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cộng đồng xây dựng
dự án, phê duyệt dự án, chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh
giá, báo cáo kết quả định kỳ và hàng năm;
+ Cộng đồng đề xuất, xây dựng dự án, trình Ủy ban
nhân dân cấp xã phê duyệt, trực tiếp triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và
báo cáo theo quy định.
* Tiểu dự án 3: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài.
- Mục tiêu: Tăng số lượng, nâng cao chất lượng
lao động tham gia xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo, góp phần tạo việc
làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng: Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện
nghèo; ưu tiên đối tượng lao động là thanh niên chưa có việc làm, đặc biệt là
thanh niên thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng
để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở
trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, trang cấp đồ dùng cá nhân
thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp
để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
+ Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người
lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ
hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động
về nước tại cơ sở.
- Nhu cầu vốn: 14.400 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 9.600 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương: 2.400 triệu đồng (vốn sự
nghiệp).
+ Huy động: 2.400 triệu đồng.
- Cơ chế thực hiện:
+ Thực hiện hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ,
bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ
thông qua cơ chế đặt hàng với các cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự
nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Thực hiện hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động
đi làm việc ở nước ngoài và giới thiệu việc làm sau khi người lao động trở về
nước tại cơ sở.
- Phân công thực hiện:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra,
giám sát, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện trên địa bàn.
b) Dự án 2: Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới;
các thôn, buôn đặc biệt khó khăn
* Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu
phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các
thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
- Đối tượng: các xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản
xuất, kinh doanh và dân sinh;
+ Các công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, buôn;
+ Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà
sinh hoạt cộng đồng;
+ Trạm y tế xã đạt chuẩn;
+ Các công trình trường, lớp học đạt chuẩn;
+ Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ;
+ Các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người
dân;
+ Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng
đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với
mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các
cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi.
+ Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở trên địa
bàn.
- Nhu cầu vốn: 402.000 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 366.000 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương: 26.000 triệu đồng (vốn đầu
tư phát triển: 24.459 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 1.541 triệu đồng)
+ Huy động: 10.000 triệu đồng.
- Cơ chế thực hiện: Thực hiện cơ chế đặc thù
rút gọn đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; tăng
cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tăng cường sự tham gia của người dân, cộng
đồng; tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Phân công thực hiện:
+ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên
quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo
cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn các xã xây dựng
kế hoạch hằng năm và giai đoạn, giao và hỗ trợ kỹ thuật cho các xã làm chủ đầu
tư; chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá
và tổng hợp báo cáo theo định kỳ, đột xuất;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch đầu tư
cơ sở hạ tầng trên địa bàn hằng năm, giai đoạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
chỉ đạo, hướng dẫn cộng đồng đề xuất công trình hạ tầng cần đầu tư, duy tu bảo
dưỡng, thực hiện các nội dung theo thẩm quyền, báo cáo kết quả theo định kỳ;
+ Cộng đồng đề xuất các công trình hạ tầng cần đầu
tư, duy tu bảo dưỡng, trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt. Tổ chức thực hiện
những công trình được giao cho cộng đồng tự làm theo nội dung được duyệt.
* Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng
hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất; khai thác tiềm
năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi
khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa
bàn;
+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông
nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều
kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
- Đối tượng:
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;
+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, người
nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về... thuộc hộ nghèo được tham gia dự
án.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật
tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú
y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản,…;
Hỗ trợ khai hoang, phục hóa để tạo đất sản xuất;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng;
máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường,
tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người
nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm;
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng
đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với
mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô
hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình
giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng mô hình giảm nghèo
liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;
Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công
thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, buôn; mô
hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và
bảo vệ rừng; mô hình giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nhu cầu vốn: 116.750 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 102.750 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương: 10.000 triệu đồng (vốn sự
nghiệp).
+ Huy động: 4.000 triệu đồng.
- Cơ chế thực hiện:
+ Hỗ trợ sản xuất dựa trên cơ sở quy hoạch sản xuất,
đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương, hạn chế tính tự phát, phong
trào;
+ Hỗ trợ sản xuất phải thông qua dự án, được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, thời gian thực hiện từ 2-3 năm;
+ Hỗ trợ cho hộ gia đình thông qua dự án do cộng đồng
đề xuất, quyết định; cộng đồng là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm đại diện,
tổ hợp tác do người dân tự thành lập, hoặc hình thành theo từng thôn, buôn được
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể. Đối
tượng tham gia dự án là các hộ gia đình tự nguyện, cam kết thực hiện các quy định
đề ra;
+ Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước,
vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính
sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đóng góp đối ứng của hộ gia đình; nghiên cứu
thực hiện hỗ trợ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội không tính lãi nhằm thu
hồi vốn, nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
khác được tham gia.
+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên theo phương
thức học đi đôi với thực hành, cầm tay chỉ việc và giám sát chặt chẽ để các
nhóm hộ thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch của dự án đã được phê
duyệt.
- Phân công trách nhiệm:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành liên quan khác
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, trong đó Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện
hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động- Thương
binh và Xã hội trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng
mô hình giảm nghèo;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng
chuyên môn hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự án, hỗ trợ thực hiện;
kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ
và hàng năm;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cộng đồng xây dựng
dự án, phê duyệt dự án, chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh
giá, báo cáo kết quả theo định kỳ và hàng năm;
+ Cộng đồng đề xuất, xây dựng dự án, trình Ủy ban
nhân dân cấp xã phê duyệt, trực tiếp triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và
báo cáo theo quy định;
* Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và
cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn,
buôn đặc biệt khó khăn.
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng
và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các
thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
- Đối tượng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
+ Đối với cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã; cán
bộ thôn, buôn; đại diện cộng đồng; lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn thể;
cộng tác viên giảm nghèo; các tổ duy tu và bảo dưỡng công trình hạ tầng tại
thôn, buôn; người có uy tín trong cộng đồng và người dân; ưu tiên người dân tộc
thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.
+ Đối với cán bộ cơ sở: tập trung nâng cao năng lực
cán bộ xã và thôn, buôn về tổ chức thực hiện Chương trình, cán bộ khuyến nông,
thú y cấp xã và thôn, buôn; ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trong
các hoạt động nâng cao năng lực.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt
khó khăn; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn về quy trình, kỹ năng tổ chức thực
hiện Chương trình, các vấn đề liên quan khác trong giảm nghèo.
+ Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt
khó khăn; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn để đảm bảo tăng cường sự tham gia của
cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng với
các hoạt động của Chương trình.
- Kinh phí thực hiện: Khoảng 13.500 triệu đồng
từ Ngân sách Trung ương.
- Cơ chế thực hiện:
+ Nâng cao năng lực được thực hiện trên cơ sở đánh giá
thực trạng cán bộ và xác định các yêu cầu cụ thể nội dung các hoạt động nâng
cao năng lực;
+ Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực linh hoạt
cho từng nhóm đối tượng và nội dung nâng cao năng lực, cụ thể:
Đối với cán bộ xã: sử dụng hình thức tập huấn ngắn,
sử dụng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, khuyến khích chia sẻ
và trải nghiệm;
Đối với cộng đồng: sử dụng hình thức học đi đôi với
thực hành, cầm tay chỉ việc (hạn chế giảng giải lý thuyết thuần túy), gắn nâng
cao năng lực với thực hiện xuyên suốt các bước của từng hoạt động, từng công
trình, từng dự án, từng tổ nhóm cụ thể trong thực tế;
+ Tăng cường chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm
giữa các địa phương bằng các hoạt động như hội nghị, hội thảo, các chuyến đi
trao đổi kinh nghiệm thực tế một cách thiết thực;
+ Khuyến khích các tổ chức và cá nhân có trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp tham gia thực hiện.
- Phân công thực hiện:
+ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ
chức thực hiện và báo cáo kết quả theo định kỳ, đột xuất;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Dân tộc hướng
dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh
giá, tổ chức thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột
xuất;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai các hoạt động
nâng cao năng lực cho cộng đồng theo kế hoạch do huyện và tỉnh phê duyệt; báo
cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất;
c) Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng
hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương
trình 30a và Chương trình 135
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
sản gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở với quy hoạch
sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi
ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời
sống cho người dân trên địa bàn;
+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông
nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều
kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
- Đối tượng:
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư;
+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, người
nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về... thuộc hộ nghèo được tham gia dự
án.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật
tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú
y;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng;
máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường,
tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người
nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm.
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng
đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với
mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô
hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình
giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng mô hình giảm nghèo
liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;
Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công
thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, buôn; mô hình
sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ
rừng; mô hình giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nhu cầu vốn: 18.000 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 8.500 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương: 8.500 triệu đồng (vốn sự
nghiệp).
+ Huy động: 1.000 triệu đồng.
- Cơ chế thực hiện:
+ Hỗ trợ sản xuất dựa trên cơ sở quy hoạch sản xuất,
đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương, hạn chế tính tự phát, phong
trào;
+ Hỗ trợ sản xuất phải thông qua dự án, được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, thời gian thực hiện từ 2-3 năm;
+ Hỗ trợ cho hộ gia đình thông qua dự án do cộng đồng
đề xuất, quyết định; cộng đồng là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm đại diện,
tổ hợp tác do người dân tự thành lập, hoặc hình thành theo từng thôn, buôn, được
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể. Đối
tượng tham gia dự án là các hộ gia đình tự nguyện, cam kết thực hiện các quy định
đề ra;
+ Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước,
vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính
sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đóng góp đối ứng của hộ gia đình; nghiên cứu
thực hiện hỗ trợ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội không tính lãi nhằm thu
hồi vốn, nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
khác được tham gia.
+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên theo phương
thức học đi đôi với thực hành, cầm tay chỉ việc và giám sát chặt chẽ để các
nhóm hộ thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch của dự án đã được phê
duyệt.
- Phân công trách nhiệm:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành liên quan khác
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, trong đó Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện
hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động- Thương
binh và Xã hội trực tiếp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng
mô hình giảm nghèo.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng
chuyên môn hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự án, hỗ trợ thực hiện;
kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ
và hàng năm;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cộng đồng xây dựng
dự án, phê duyệt dự án, chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh
giá, báo cáo kết quả theo định kỳ và hàng năm;
+ Cộng đồng đề xuất, xây dựng dự án, trình Ủy ban
nhân dân cấp xã phê duyệt, trực tiếp triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và
báo cáo theo quy định;
d) Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông
tin
- Mục tiêu:
+ Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên
thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững;
+ Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng
cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước
và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận
thông tin của người dân.
- Đối tượng:
+ Người dân, cộng đồng dân cư;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Truyền thông về giảm nghèo:
Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông
tin và truyền thông về công tác giảm nghèo;
Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền
viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở;
Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm
nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở;
Tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo
hình thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn,
buôn, xã, huyện thực hiện Chương trình;
Phát triển, tăng cường hoạt động thông tin điện tử
về giảm nghèo.
+ Giảm nghèo về thông tin:
Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ
cấp xã và cấp thôn, buôn;
Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành,
truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các ấn phẩm báo chí, sản phẩm
thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền
hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường
lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm,
gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác;
Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo thuộc
các dân tộc ít người, hộ nghèo tại các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn;
Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ
động tại huyện, xã;
Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định
ngoài trời;
Xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội
thông tin cơ sở;
Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở tại các khu vực
cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương.
- Nhu cầu vốn: 5.000 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 4.500 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương: 500 triệu đồng (vốn sự nghiệp).
- Cơ chế thực hiện:
+ Đối với hoạt động truyền thông về giảm nghèo:
công khai, minh bạch, phân cấp và trao quyền trong lập kế hoạch và thực hiện truyền
thông thực hiện cơ chế đặt hàng với các cơ quan truyền thông đại chúng để tuyên
truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
giảm nghèo; xây dựng, củng cố mạng lưới cộng tác viên giảm nghèo, người có uy
tín; nâng cao năng lực truyền thông; ngôn ngữ sử dụng và phương tiện truyền
thông phù hợp với trình độ, đặc điểm văn hóa của đối tượng và địa bàn truyền
thông.
+ Đối với hoạt động giảm nghèo về thông tin:
Công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm
công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở được thực hiện tập trung để đảm bảo
thống nhất; các hoạt động khác thực hiện theo cơ chế phân cấp cho cơ sở trực tiếp
thực hiện.
Trang bị phương tiện tác nghiệp cho đội thông tin cổ
động ưu tiên thực hiện tại các huyện nghèo, huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số;
- Phân công thực hiện:
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực
hiện Dự án; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực
hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ
chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo.
đ) Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh
giá thực hiện Chương trình
- Mục tiêu:
+ Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo, điều hành thực
hiện Chương trình từ tỉnh đến cơ sở;
+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm
công tác giảm nghèo ở các cấp;
+ Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ,
toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý chương trình.
- Đối tượng:
+ Đối với hoạt động nâng cao năng lực: Cán bộ làm
công tác giảm nghèo các cấp (bao gồm cả công chức văn hóa - xã hội, cán bộ
thôn, buôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng
tác viên giảm nghèo, người có uy tín), ưu tiên nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;
+ Đối với công tác giám sát đánh giá: cơ quan chủ
trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung
trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ
chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;
+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Nội dung:
+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo;
+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức hội
thảo, hội nghị về giảm nghèo;
+ Xây dựng khung kết quả của Chương trình, gồm: hệ
thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương
trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát
và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội
dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh
giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;
+ Thành lập Văn phòng Giảm nghèo ở tỉnh để giúp Ban
chỉ đạo tỉnh về quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;
+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện
các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất
(khi cần thiết);
+ Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; tổ chức
điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản
lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.
- Nhu cầu vốn: 7.500 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 4.000 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương: 3.500 triệu đồng (vốn sự
nghiệp).
- Cơ chế thực hiện:
+ Đối với hoạt động nâng cao năng lực:
Nâng cao năng lực được thực hiện trên cơ sở đánh
giá thực trạng cán bộ và xác định các yêu cầu cụ thể nội dung các hoạt động
nâng cao năng lực;
Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực linh hoạt
cho từng nhóm đối tượng và nội dung nâng cao năng lực, cụ thể:
Đối với cán bộ, công chức tỉnh, huyện, xã: sử dụng
hình thức tập huấn ngắn, sử dụng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung
tâm, khuyến khích chia sẻ và trải nghiệm;
Đối với cán bộ thôn buôn, đại diện cộng đồng, lãnh
đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy
tín: sử dụng hình thức học đi đôi với thực hành, cầm tay chỉ việc (hạn chế giảng
giải lý thuyết thuần túy), gắn nâng cao năng lực với thực hiện xuyên suốt các
bước của từng dự án, từng tổ nhóm cụ thể trong thực tế;
Tăng cường chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm
giữa các địa phương bằng các hoạt động như hội nghị, hội thảo, các chuyến đi
trao đổi kinh nghiệm thực tế một cách thiết thực;
+ Đối với hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện
Chương trình:
Phát triển Khung kết quả, xây dựng hệ thống giám
sát và đánh giá chung, thống nhất trong Chương trình, trong đó phân công trách
nhiệm của các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện, các cấp địa phương trong xây
dựng và vận hành hệ thống giám sát và đánh giá chung của Chương trình.
Hệ thống thông tin quản lý: sử dụng hệ thống thông
tin quản lý chung, thống nhất cả nước, dựa trên hệ thống biểu mẫu thu thập
thông tin phù hợp từ cấp xã đến huyện, tỉnh;
Hệ thống thông tin đánh giá: tổ chức thu thập thông
qua đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng
năm;
- Phân công thực hiện:
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối
hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Dự án; kiểm
tra, giám sát và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ, đột xuất.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban
liên quan tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo kết quả thực
hiện theo định kỳ, đột xuất.
V. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN
a) Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 là
3.954.662 triệu đồng (chưa tính nguồn vốn tín dụng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 3.668.250 triệu đồng, chiếm
92,76%
+ Ngân sách địa phương: 188.113 triệu đồng, chiếm
4,76%
+ Vốn huy động: 98.299 triệu đồng, chiếm 2,48%
- Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo chung
theo Nghị quyết 80/NQ-CP là 2.908.612 triệu đồng (kinh phí lồng ghép), trong
đó:
+ Ngân sách Trung ương: 2.745.400 triệu đồng, chiếm
94,39%
+ Ngân sách địa phương: 95.813 triệu đồng, chiếm
3,29%
+ Nguồn vốn huy động: 67.399 triệu đồng, chiếm
2,32%
- Kinh phí thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục
tiêu quốc Gia giảm nghèo bền vững là 1.046.050 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 922.850 triệu đồng, chiếm
88,22%
+ Ngân sách địa phương: 92.300 triệu đồng, chiếm
8,82%
+ Nguồn vốn huy động: 30.900 triệu đồng, chiếm
2,96%
b) Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội:
4.759.000 triệu đồng.
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Tăng cường công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành về lĩnh vực giảm nghèo; cấp ủy, chính
quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình,
phải huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội để thực
hiện đồng bộ và kịp thời các chính giảm nghèo.
2. Công tác tuyên truyền: Đẩy mạnh tuyên truyền mục
tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người
nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí
chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách
và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả;
phát động phong trào thi đua “chung tay vì người nghèo”; tôn vinh doanh nghiệp,
tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công
tác giảm nghèo bền vững.
3. Về cơ chế huy động vốn: Thực hiện đa dạng hóa
nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ,
kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân
sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận
động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, kể cả các tổ chức quốc
tế; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.
4. Lồng ghép chính sách:
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách được lồng ghép
từ ngân sách nhà nước phát triển kinh tế - xã hội và 21 chương trình mục tiêu
giai đoạn 2016-2020. Các Sở, ban, ngành khi phân bổ kinh phí chương trình mục
tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu chủ động bố trí kinh phí để giải quyết thiếu
hụt tiếp cận các dịch vụ cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ giảm
nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương
trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các huyện nghèo, xã, thôn, buôn đặc
biệt khó khăn.
5. Cơ chế thực hiện:
- Thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính,
phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở; tăng cường sự tham gia của người
dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Khuyến khích và mở
rộng hoạt động tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ
mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô
hình giảm nghèo trên địa bàn;
- Thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân
và cộng đồng trong giảm nghèo; áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng;
mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động
của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch;
triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, bảo đảm tính công khai,
minh bạch và trách nhiệm giải trình trong suốt quá trình thực hiện Chương
trình;
- Các Sở, ban, ngành ở tỉnh: xây dựng, trình ban
hành cơ chế, chính sách đặc thù; hướng dẫn xây dựng Chương trình và kế hoạch hằng
năm cấp huyện; tổng hợp kế hoạch cấp tỉnh và phân bổ nguồn lực công khai, tạo
chủ động cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định; giao mục
tiêu, nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ (bao gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự
nghiệp) cho các địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện
chương trình; công bố tỷ lệ hộ nghèo cấp tỉnh;
- Cấp tỉnh, huyện và cấp xã: thực hiện phương thức
trao quyền, xác lập cơ chế hỗ trợ đầu tư về tài chính theo kế hoạch 5 năm và hằng
năm; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, địa phương sẽ chủ động bố trí ngân
sách, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hằng năm để giải quyết
những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình
đề ra;
- Lồng ghép lập kế hoạch thực hiện Chương trình 5
năm và hằng năm với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã
và có sự tham gia của các cán bộ chuyên môn cấp xã, các tổ chức, đoàn thể và của
cộng đồng. Lồng ghép các yếu tố thị trường, bình đẳng giới, giảm rủi ro thiên
tai và thích ứng biến đổi khí hậu trong quá trình lập kế hoạch;
- Các Sở, Ban, ngành và các cấp địa phương sử dụng
kết quả đo lường nghèo đa chiều làm căn cứ xác định ưu tiên đầu tư trong Chương
trình, có tính kết nối với các chương trình, dự án khác.
6. Về nguồn nhân lực thực hiện Chương trình
- Văn phòng Giảm nghèo tỉnh giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh
và các đơn vị giúp việc Ban chỉ đạo cấp huyện, Ban quản lý cấp xã;
- Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển cán
bộ cho các xã đặc biệt khó khăn; thực hiện chính sách khuyến khích trí thức trẻ
tình nguyện về nhận công tác ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn;
- Sử dụng cán bộ hội, đoàn thể ở cấp xã có trình độ
chuyên môn, kiến thức thực tiễn, có năng lực vận động quần chúng, biết sử dụng
máy vi tính làm cộng tác viên giảm nghèo để giúp Ban quản lý các Chương trình mục
tiêu quốc gia cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình Giảm
nghèo bền vững trên địa bàn. Mỗi xã, phường, thị trấn một cộng tác viên, mức hỗ
trợ hàng tháng cho cộng tác viên giảm nghèo cấp xã bằng một lần mức lương cơ sở.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quản lý, điều hành:
- Thành lập Ban chỉ đạo các cấp:
+ Ở tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 của tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm
Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ
trì Chương trình Giảm nghèo bền vững; Ban Dân tộc và các sở, ngành có liên quan
là thành viên Ban Chỉ đạo.
+ Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban Chỉ
đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 cấp huyện do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
là cơ quan thường trực Chương trình Giảm nghèo bền vững; Phòng Dân tộc và các
đơn vị có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.
+ Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã thành lập Ban quản lý
các chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
làm Trưởng ban. Bố trí công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động
- Thương binh và Xã hội làm thường trực Chương trình Giảm nghèo bền vững cấp
xã.
- Thành lập Văn phòng giảm nghèo của tỉnh đặt tại Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội giúp việc Ban Chỉ đạo của tỉnh trong quản lý
và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016-2020.
Văn phòng giảm nghèo cấp huyện đặt tại Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội giúp Ban chỉ đạo cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực
hiện Chương trình trên phạm vi cấp huyện.
Việc thành lập Văn phòng giảm nghèo cấp tỉnh, cấp
huyện đảm bảo nguyên tắc: không tăng biên chế; không tạo ra tầng nấc trung
gian, không tăng thêm thủ tục hành chính; đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả,
xử lý nhanh công việc, thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kịp
thời đề xuất, kiến nghị.
2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan
quản lý Chương trình có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị
liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính và các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương trên cơ sở quy định
của Trung ương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách
Trung ương, ngân sách tỉnh và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách huyện,
xã thực hiện Chương trình;
- Phối hợp với Ban Dân tộc và các Sở, ngành liên
quan hướng dẫn quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực
hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì thực hiện Dự án 1 và Dự án 5; trực tiếp
quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện: Tiểu dự án 1 và 3 thuộc Dự án 1; hoạt
động nhân rộng mô hình giảm nghèo của Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1, Tiểu dự án 2
thuộc Dự án 2 và Dự án 3; hoạt động truyền thông về giảm nghèo thuộc Dự án 4; Dự
án 5.
b) Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì Dự án 2; trực tiếp
quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện: Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 3 thuộc Dự án
2; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý
Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
tổ chức thực hiện hoạt động khuyến nông, lâm nghiệp và phát triển thủy sản; chủ
trì Dự án 3; trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ
phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế của Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1, Tiểu dự
án 2 thuộc Dự án 2 và Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện
và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo
và Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì Dự án 4, trực
tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin;
theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý
Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Sở Y tế có trách nhiệm tham mưu xây dựng và thực
hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ người thuộc nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc
thiểu số trong khám chữa bệnh; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện
và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo
và Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu
xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, học sinh dân tộc thiểu số; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết
quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo
Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu xây dựng và
thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; theo dõi, giám sát, tổng
hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung
báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;
h) Sở tư pháp có trách nhiệm tham mưu xây dựng và
thực hiện cơ chế, chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc
thiểu số; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo cơ quan quản
lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;
i) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thực hiện chức năng cơ
quan tổng hợp Chương trình. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc và các ngành liên quan tổng hợp, cân đối,
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn trung hạn, hằng năm của Chương
trình theo quy định.
k) Sở Tài chính: Chủ trì thẩm định, bố trí vốn sự
nghiệp của Chương trình. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn
cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm trình cơ
quan có thẩm quyền xem xét; quyết định.
l) Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan:
- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong
phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do Sở, ngành quản lý;
- Các Sở, ngành được phân công thực hiện các chính
sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 80/NQ-CP chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng
cơ chế đặc thù, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính
sách, chương trình và kế hoạch phát triển của Sở, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm
tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện
và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo
và Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa
bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình. Báo
cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực hiện
Chương trình về cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ
đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn
đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát.
4. Huy động sự tham gia của Ủy ban Mặt trận tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng