ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1057/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 09 tháng 6 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ
ĐÔ HUẾ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định
số 818/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án
Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn
2010 - 2020;
Quyết định số
1880/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt cơ chế,
chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cố đô Huế;
Thực hiện Quyết
định số 35.COM/7B của Ủy ban Di sản Thế giới về việc lập Kế hoạch quản lý Quần
thể Di tích Cố đô Huế;
Xét đề nghị của
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015 -
2020, định hướng đến 2030 với một số nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Cụ thể hóa các
quan điểm, mục tiêu trong Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy
giá trị Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020.
b) Bảo vệ di sản
trước những yếu tố tác động nảy sinh từ quá trình phát triển, sức ép môi trường,
thảm họa thiên nhiên, hoạt động du lịch, dân cư sống trong khu vực di sản có khả
năng làm ảnh hưởng hưởng tới việc bảo vệ trong dài hạn tính toàn vẹn, tính xác
thực, cùng các thuộc tính quan trọng tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của Quần
thể Di tích Cố đô Huế.
c) Xác lập cơ sở
pháp lý và các điều khoản luật pháp chủ yếu áp dụng trong việc quản lý, bảo vệ
Quần thể Di tích Cố đô Huế.
d) Bảo tồn, tôn tạo
và chuyển giao nguyên vẹn giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể Di tích Cố đô
Huế cho các thế hệ tương lai theo tinh thần Công ước Di sản Thế giới.
đ) Đề ra các mục
tiêu, chính sách với định hướng trong dài hạn đến năm 2030 nhằm quản lý, bảo vệ
và phát huy giá trị di sản, phù hợp với đặc thù của Quần thể Di tích Cố đô Huế.
e) Xây dựng các
chương trình, kế hoạch đầu tư, thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng, đáp ứng yêu
cầu về huy động vốn, đảm bảo các mục tiêu và tiến độ đề ra.
2. Kế hoạch triển
khai
a) Giai đoạn 2015
- 2020: tập trung triển khai 05 nhóm giải pháp chính sau:
- Nhóm giải pháp
bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích:
+ Nghiên cứu lập
hồ sơ bảo tồn, tu bổ và phục hồi tôn tạo các hạng mục trong Đại Nội và các điểm
di tích khác thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
+ Triển khai thực
hiện theo thứ tự ưu tiên các công trình có đầy đủ cơ sở khoa học để tiến hành
tu bổ phục hồi.
+ Thám sát khảo cổ
học, lập hồ sơ di tích, bảo tồn nền móng và dựng bia biển để giới thiệu đối với
các công trình đã bị mất hoặc chỉ còn lại vết tích.
+ Tu bổ và phát
huy giá trị di tích Trấn Bình Đài, Trấn Hải Thành, điện Huệ Nam, Hải Vân
Quan...
- Nhóm giải pháp
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
+ Triển khai việc
thành lập và phục hồi Thư viện Hoàng Cung trở thành điểm lưu trữ thông tin tư
liệu quý hiếm của Quần thể Di tích Cố đô Huế.
+ Thành lập Trung
tâm nghiên cứu bảo quản, phục chế di tích, di vật nhằm hồi sinh các di tích, di
vật, cổ vật và triển khai các bảng biển giới thiệu, tờ gấp quảng bá các giá trị
phi vật thể của di tích.
+ Nghiên cứu phục
chế các nhạc cụ và trang phục cho nhạc công và ca công của dàn Nhã nhạc Cung
đình Huế.
+ Xây dựng hồ sơ
đề cử Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là Di sản Ký ức Thế giới.
+ Xây dựng đề án
bảo vệ cổ vật tại Quần thể di tích Cố đô Huế trong tổng thể hệ thống di tích, bảo
tàng, nhà trưng bày trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Thực hiện dự án
phục chế Đồ sứ ký kiểu giai đoạn 3 để trưng bày trong các di tích: Thế Miếu,
cung Trường Sanh và điện Biểu Đức (lăng vua Thiệu Trị).
- Nhóm giải pháp
bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, môi trường cảnh quan đô thị và cảnh quan
thiên nhiên gắn liền với di tích:
+ Xử lý cây, cỏ
bám vào tường và các công trình kiến trúc, chống đỡ cây.
+ Điều tra các
loài sâu bệnh, xử lý môi trường nước ở các hồ trong khu Di sản.
+ Quy hoạch bảo tồn
hệ thống cây xanh ở các điểm di tích, xây dựng vườn ươm.
+ Phục hồi hệ thống
vườn cảnh trong các cụm di tích; sản xuất các giống cá cảnh, trồng cây xanh,
tôn tạo sân vườn, thảm cỏ ở các điểm di tích.
+ Tôn tạo cảnh
quan mặt nước, sưu tầm các giống hoa, kiểng, phong lan quý.
- Nhóm giải pháp
khoanh vùng bảo vệ và đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư:
+ Hoàn thành việc
lập thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
cho một số khu di tích chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Lập kế hoạch di
dời, giải tỏa, tái định cư cho một số hộ dân cư hiện đang sinh sống tại khu vực
khoanh vùng bảo vệ I di tích.
+ Đảm bảo chính
sách hỗ trợ, tái định cư của các hộ dân sinh sống trong khu vực di tích.
+ Nghiên cứu, điều
chỉnh khoanh vùng các điểm di tích và cụm di tích liên quan trong khu vực di sản
để xây dựng hồ sơ mở rộng Quần thể Di tích Cố đô Huế trình UNESCO công nhận bổ
sung. Xây dựng bản đồ GIS về khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích để tích hợp
vào hệ thống dữ liệu nền của tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các ban ngành trong tỉnh
cùng nắm thông tin và hỗ trợ công tác quản lý khu vực khoanh vùng bảo vệ của
khu di sản.
+ Thường xuyên
giám sát các hoạt động xây dựng, cải tạo công trình xây dựng hoặc hạ tầng kỹ
thuật trong khu vực khu vực khoanh vùng bảo vệ thông qua hệ thống bản đồ GIS, kiểm
tra định kỳ thực địa, không ảnh và ảnh vệ tinh nhằm kịp thời phát hiện để chấn
chỉnh và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đang thực hiện việc xây dựng.
+ Mở dịch vụ tư vấn
về thiết kế mới, tu sửa công trình dân dụng phù hợp, theo đúng quy định về sửa
chữa, xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích hoặc trong khu vực cận kề khoanh
vùng bảo vệ di tích.
- Nhóm giải pháp
về đảm bảo vệ sinh môi trường, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch bền vững,
nâng cao năng lực của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế:
+ Triển khai các
hoạt động giảm thiểu các nhân tố ảnh hưởng về sức ép môi trường tới khu Di sản.
+ Triển khai các
hành động quản lý, phát triển du lịch tại Quần thể Di tích Cố đô Huế theo Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030.
+ Xây dựng và triển
khai đề án nâng cao năng lực cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
+ Hoàn thiện và
nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ tại các điểm di tích nhằm phát triển du lịch
theo hướng bền vững.
+ Tuyên truyền,
giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và
các thành phần xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia vào công tác bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa; nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề biến đổi
khí hậu và các mối hiểm họa khác nhau đối với Quần thể Di tích Cố đô Huế và những
biện pháp bảo vệ cần thiết.
+ Áp dụng khoa học,
công nghệ mới trong công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn hóa.
+ Triển khai các
chương trình, dự án phát triển ngành nghề kinh tế phù hợp với các khu vực thuộc
vùng đệm hoặc kề cận di sản theo chủ trương, định hướng chiến lược của tỉnh Thừa
Thiên Huế.
b) Giai đoạn sau
2020: sẽ xem xét ban hành kế hoạch hành động cụ thể cho giai đoạn từ năm 2021 đến
năm 2025 phù hợp với các mục tiêu và chiến lược lâu dài đặt ra trong Kế hoạch
quản lý.
3. Kinh phí thực
hiện
Kinh phí thực hiện
theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị Di tích
Cố đô Huế đến năm 2020 và các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 2. Phân công trách nhiệm
1. Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế:
a) Là cơ quan đầu
mối theo dõi, triển khai toàn bộ các nội dung của Kế hoạch quản lý và trực tiếp
thực hiện các nhiệm vụ tổ chức, điều hành các chương trình hoạt động tại Quần
thể Di tích Cố đô Huế; xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức và thực hiện các
chương trình hoạt động theo các mục tiêu, chiến lược, chính sách đã được xác lập.
Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản, bảo vệ cảnh quan môi trường, sử dụng
hợp lý các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, phát huy những mặt tích cực
sẵn có, giảm thiểu những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, bảo vệ tính xác thực và giá
trị nổi bật toàn cầu của di sản.
b) Trên cơ sở các
hành động xác định cho giai đoạn 2015 - 2020, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế có trách nhiệm xây dựng thành các kế hoạch hằng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh
và các cơ quan liên quan phê duyệt để triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý Quần
thể Di tích Huế.
2. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch:
a) Chủ trì, hướng
dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước trong hoạt động
văn hóa, du lịch; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật; biểu
dương các cá nhân, đơn vị có thành tích trong bảo vệ di sản.
b) Chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và đã được kiểm kê lập danh mục theo
quy định của Luật Di sản văn hóa trên địa bàn phân bố các điểm di tích và cụm
di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế theo sự phân công của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
c) Chủ trì tổ chức
triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên
Huế, trong đó, lưu ý thực hiện phát triển du lịch có trách nhiệm với di sản văn
hóa, coi trọng việc bảo vệ Quần thể Di tích Cố đô Huế theo hướng phát triển bền
vững.
d) Chủ trì, hướng
dẫn các huyện, thị xã, thành phố nơi có các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích
Cố đô Huế xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch các khu, điểm
du lịch tại địa phương.
3. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối
hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xây dựng phương án quản lý phần diện
tích rừng đặc dụng, rừng cảnh quan xung quanh các các điểm di tích thuộc Quần
thể Di tích Cố đô Huế.
b) Phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường đảm bảo hạn chế việc thay đổi mục đích sử dụng đất, giảm
thiểu tác động của quá trình phát triển và đô thị hóa có nguy cơ ảnh hưởng đến
di sản.
c) Hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực trồng và bảo vệ rừng, gắn công tác
bảo vệ môi trường với việc quản lý lĩnh vực lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng.
4. Sở Tài nguyên
và Môi trường:
a) Chủ trì, phối
hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện công tác quản lý nhà nước
về việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, kiểm tra và xử lý các vi phạm
về môi trường tại các huyện, thị xã, thành phố nơi phân bố các điểm di tích thuộc
Quần thể Di tích Cố đô Huế.
b) Tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh giải quyết các vấn đề về môi trường, tài nguyên đất đai, khai
thác khoáng sản tại các huyện, thị xã, thành phố nơi phân bố các điểm di tích
thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
c) Căn cứ nhu cầu
quy hoạch của Quần thể Di tích Huế, hướng dẫn và triển khai việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển; đồng thời, hướng
dẫn các tổ chức và cá nhân thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch,
kế hoạch về bảo vệ môi trường tại các huyện, thị xã, thành phố nơi phân bố các
điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
5. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì hướng
dẫn, thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật có liên quan đến
các hoạt động xây dựng, thi công công trình, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch,
hạ tầng cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải xung quanh các điểm di tích
thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
b) Phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát
các hoạt động xây dựng tại các di tích, đặc biệt là khu vực Kinh thành Huế. Xử
lý nghiêm và kịp thời các hoạt động xây dựng trái phép trong khu di sản.
6. Sở Giao thông
Vận tải:
a) Chủ trì hướng
dẫn, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động giao thông đường bộ, đường thủy. Triển
khai các giải pháp cần thiết giảm thiểu tác động tiêu cực về tầm nhìn, tiếng ồn,
ô nhiễm gây ra từ các tuyến đường đi gần các di tích thuộc Quần thể Di tích Cố
đô Huế.
b) Phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho
nhân viên phục vụ, lái xe ô tô vận chuyển khách du lịch, lái xe buýt, xe
taxi...
7. Sở Khoa học và
Công nghệ:
a) Chủ trì thẩm định
các công nghệ ứng dụng vào công tác quản lý di sản; Phổ biến thông tin, hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động khoa học phục vụ công tác bảo vệ di
sản; khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ
vào lĩnh vực bảo vệ di sản theo quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học,
công nghệ về bảo vệ, phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế.
8. Sở Ngoại vụ:
Phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các cơ quan liên quan tăng cường giới
thiệu, quảng bá giá trị của Quần thể di tích Cố đô Huế với bạn bè quốc tế; đẩy
mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn cũng như kinh nghiệm của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo Quần thể di tích Cố đô Huế.
9. Sở Giáo dục và
Đào tạo:
a) Phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai chương trình giáo dục di sản cho
học sinh - sinh viên.
b) Chủ trì, hướng
dẫn và chỉ đạo các trường học trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố nơi
phân bố các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế thành lập mô hình Câu
lạc bộ tình nguyện bảo vệ di sản, gắn với việc tuyên truyền và giáo dục về giá
trị di sản.
10. Sở Thông tin
và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối
hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các cơ quan liên quan đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng về giá trị
di sản, về vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc
quản lý, bảo vệ Quần thể di tích Cố đô Huế.
b) Chỉ đạo các cơ
quan thông tấn báo chí trên địa bàn tuyên truyền, quảng bá về các giá trị lịch
sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên… và các hoạt động bảo tồn, phát
huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế.
c) Phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chỉ đạo tăng
cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về nếp sống văn minh đô
thị, văn minh thương mại, văn hóa kinh doanh tại các điểm du lịch trên địa bàn
tỉnh, về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch, góp phần nâng cao môi trường
văn hóa du lịch tại khu di sản.
11. Sở Công
Thương:
Chủ trì, phối hợp
với các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý
nghiêm, kịp thời các hành vi gian lận, không niêm yết giá và không bán theo giá
niêm yết, nâng giá bất hợp lý, ép giá, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng
không bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng du lịch, dịch vụ tại các
điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
12. Sở Y tế:
Chỉ đạo việc cung
cấp thông tin chính xác, kịp thời và các giải pháp ứng phó đối với các dịch, bệnh
liên quan đến hoạt động du lịch; tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm
tại các nhà hàng, khách sạn, các khu, điểm kinh doanh ẩm thực tại các điểm di
tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
13. Sở Nội vụ:
a) Thẩm định
trình phê duyệt Đề án nâng cao năng lực, mở rộng phạm vi hoạt động của Trung
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với mục tiêu vừa bảo vệ bền vững giá trị nổi bật
toàn cầu của Quần thể Di tích Cố đô Huế, xây dựng đơn vị trở thành Trung tâm
Chuẩn mực về Bảo tồn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo tiêu chuẩn của
UNESCO.
b) Định kỳ hằng
năm tiến hành rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu
biên chế viên chức của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phù hợp với chức
năng nhiệm vụ được giao.
14. Sở Kế hoạch
và Đầu tư:
Phối hợp theo
dõi, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Huế theo từng
giai đoạn; phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên
quan đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Cố đô Huế
khi có những thay đổi về cơ chế, chính sách, hoặc có những quy định mới về bảo
vệ di sản, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
15. Sở Tài chính:
a) Tham mưu Ủy
ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành phí tham quan các di tích; đề
xuất trích nguồn thu phí tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế hằng năm để đảm bảo
thực hiện Kế hoạch quản lý trên cơ sở dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh thông qua.
b) Hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát tài chính các hạng mục thực hiện nội dung Kế hoạch quản lý.
16. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo lực lượng
chức năng kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật
tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
b) Tăng cường triển
khai lực lượng tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường trung tâm, các khu, điểm
tập trung đông khách du lịch, hạn chế nguy cơ xảy ra mất an toàn đối với du
khách. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi
xâm hại đến tính mạng, tài sản của khách du lịch.
17. Ban Chỉ huy
phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế:
a) Tham mưu chỉ đạo,
điều hành công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt tại
các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
b) Hằng năm đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão tại các
điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế; Tổ chức diễn tập phòng chống lụt,
bão và tìm kiếm cứu nạn ở các di tích trọng điểm.
18. Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An:
a) Phối hợp chặt
chẽ với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong việc đồng quản lý, bảo vệ các
giá trị của di tích Trấn Hải Thành (Thuận An, Phú Vang).
b) Định kỳ hằng
năm phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đánh giá tình trạng di
tích để có phương án bảo quản, tu bổ, tôn tạo phù hợp nhằm bảo vệ giá trị di
tích Trấn Hải Thành.
19. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các xã, phường, thị trấn nơi phân bố
các điểm di tích và vùng đệm xung quanh các điểm di tích:
Triển khai các biện
pháp bảo vệ di tích theo quy định của Pháp luật hiện hành; phối hợp với Trung
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị có liên quan quản lý chặt chẽ việc
cấp giấy phép xây dựng các công trình mới, phát triển đô thị, thực hiện chương
trình di dân - tái định cư; đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham
gia vào các lĩnh vực dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường và hỗ trợ đào tạo nghề
cho người dân.
20. Ủy ban nhân
dân thành phố Huế:
Phối hợp, tham
gia cùng các Sở, ban, ngành và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoàn thiện
khung pháp lý và thể chế đồng quản lý các di tích: Kinh thành Huế, Đại Nội, trấn
Bình Đài, Đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Voi Ré, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, lăng
Dục Đức, lăng Đồng Khánh và các di tích liên quan khác.
21. Ủy ban nhân
dân thị xã Hương Trà:
Phối hợp, tham
gia cùng các Sở, ban, ngành và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoàn thiện
khung pháp lý và thể chế đồng quản lý các di tích: Văn Miếu, Võ Miếu, điện Hòn
Chén, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng và các di tích liên quan khác.
22. Ủy ban nhân
dân thị xã Hương Thủy:
Phối hợp, tham
gia cùng các Sở, ban, ngành và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoàn thiện
khung pháp lý và thể chế đồng quản lý các di tích: lăng Thiệu Trị, lăng Khải Định
và các di tích liên quan khác.
23. Ủy ban nhân
dân huyện Phú Vang:
Phối hợp, tham
gia cùng các Sở, ban, ngành và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoàn thiện
khung pháp lý và thể chế đồng quản lý điểm di tích Trấn Hải Thành và các điểm
di tích liên quan khác.
24. Ủy ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn nơi phân bố các di tích và vùng đệm xung quanh các
di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, gồm: các xã Hương Thọ, Thủy Bằng;
các phường Thủy Xuân, Trường An, An Cựu, Hương Long, Hương Hồ, Thuận Thành, Thuận
Hòa, Thuận Lộc, An Đông, Phú Nhuận, Tây Lộc, Phú Hòa, Phú Thuận, Phú Bình, Thủy
Biều; thị trấn Thuận An:
a) Tuyên truyền
giáo dục và vận động nhân dân bảo vệ các di tích thuộc địa bàn quản lý.
b) Hỗ trợ các mô
hình phát triển kinh tế cộng đồng, giúp người dân sinh sống trong khu di sản có
kế sinh nhai bền vững.
c) Phối hợp, tham
gia cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đồng quản lý các di tích thuộc Quần
thể Di tích Cố đô Huế nằm trên địa bàn quản lý của địa phương.
25. Đề nghị các tổ
chức đoàn thể chính trị xã hội:
Phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương
trong việc bảo vệ và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế.
26. Các công ty dịch
vụ, du lịch lữ hành:
Phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đưa các
sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, thu hút du khách đến tham quan, nghiên
cứu về Quần thể Di tích Cố đô Huế.
Điều 3. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục một số nhiệm vụ chính thuộc Kế
hoạch quản lý quần thể Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến
năm 2030.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Yêu cầu các Sở,
ban, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan, căn cứ chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai thực hiện đạt hiệu quả, đúng mục
tiêu, tiến độ đề ra.
Giao Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực
hiện Kế hoạch quản lý Quần thể Di tích Huế, định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đối
với những vấn đề nảy sinh, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực
hiện để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có tên tại
Điều 2 và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|
DANH MỤC
MỘT SỐ NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH QUẢN LÝ QUẦN
THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ ĐẾN NĂM 2020
TT
|
NHIỆM VỤ
|
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
|
CƠ QUAN PHỐI HỢP
|
THỜI HẠN HOÀN THÀNH
|
SẢN PHẨM
|
1.
|
Quy chế phối hợp quản lý các
di tích
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện Phú Vang, Phú Lộc và các cơ
quan liên quan
|
31/12/2015
|
Quyết định
|
2.
|
Quy chế xây dựng tại các phường
nội thành
|
Sở Xây dựng
|
UBND thành phố Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên
quan
|
31/12/2015
|
Quyết định
|
3.
|
Thống kê, di dời các hộ dân
ra khỏi khu vực I di tích
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện Phú vang, Phú Lộc và các cơ
quan liên quan
|
30/6/2016
|
Đề án
|
4.
|
Cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các di tích
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện Phú vang, Phú Lộc và các cơ
quan liên quan
|
31/12/2016
|
Quyết định và các hồ sơ liên quan
|
5.
|
Ứng dụng Công nghệ thông tin
trong quản lý các di tích (GIS)
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan
|
31/12/2016
|
Đề án
|
6.
|
Điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ
các di tích
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các địa phương và các cơ quan
liên quan
|
31/12/2016
|
Hồ sơ + bản vẽ
|
7.
|
Lập dự án trùng tu các di
tích giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07/6/2010 của
Thủ tướng Chính phủ
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
Các cơ quan liên quan
|
31/12/2020
|
Dự án
|
8.
|
Đề án nâng cao năng lực hoạt
động và kiện toàn bộ máy quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan
|
31/12/2016
|
Đề án
|
9.
|
Bảo tồn, tu bổ các công trình
chuyển tiếp thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế từ 2008 - 2015
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
Các cơ quan liên quan
|
31/12/2015
|
11 Công trình
|
10.
|
Đầu tư công trung hạn bảo tồn,
tu bổ Quần thể Di tích Cố đô Huế trong 5 năm giai đoạn 2016 - 2020
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
Các cơ quan liên quan
|
31/12/2020
|
39 Công trình
|
11.
|
Tuyên truyền quảng bá Quần thể
Di tích Cố đô Huế đến năm 2020
|
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
|
Sở Thông tin Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ
quan liên quan
|
31/12/2015
|
Đề án
|