Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1046/QĐ-UBND 2017 kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số Quảng Ngãi

Số hiệu: 1046/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Nguyễn Tăng Bính
Ngày ban hành: 29/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1046/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP) TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-BTNMT ngày 30/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” vay vốn Ngân hàng Thế giới;

Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi”;

Căn cứ Sổ tay Hướng dẫn thực hiện Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 6564/STNMT ngày 27/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Quảng Ngãi;

(có Kế hoạch và Phụ lục kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, các thành viên Ban Chỉ đạo Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, vay vốn ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Giám đốc Ban Quản lý Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, vay vốn ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện: Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu thi trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục Quản lý đất đai;
- BQL Dự án VILG cấp Trung ương;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- VPUB: PCVP(NL), KT, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNak3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tăng Bính

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP) TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG EMDP

1. Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước

Hiến pháp sửa đổi qua các năm từ 1946, 1959, 1980, 1992 và đến năm 2013 đều quy định rõ “Tất cả các dân tộc là bình đẳng, thống nhất, tôn trọng và giúp đỡ nhau để cùng phát triển; tất cả các hành vi phân biệt đối xử, phân biệt dân tộc; DTTS có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết, duy trì bản sắc của dân tộc, và duy trì phong tục, nguyên tắc và truyền thống của họ. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi cho người DTTS phát huy sức mạnh nội lực để bắt kịp với sự phát triển của quốc gia”.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam (Điều 5) như sau:

“1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thông và văn hóa tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”

Các vấn đề về đất đai là bản chất chính trị và có thể gây tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Chính sách đất đai có tác động rất lớn đối với sự phát triển bền vững và cơ hội về phát triển kinh tế - xã hội cho mọi người cả ở khu vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là những người nghèo.

Tại Điều 53, Hiến pháp và Điều 4, Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ về vấn đề sở hữu đất như sau: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Theo quy định này thì đất đai là thuộc sở hữu của toàn dân, nhà nước đóng vai trò là đại diện chủ sở hữu để quản lý và Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất (người sử dụng đất) với các hình thức giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 27, Luật Đất đai năm 2013 quy định: Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

Điều 110, Luật Đất đai năm 2013 quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số.

Theo quy định của Luật Đất đai, cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại Khoản 3, Điều 131, Luật Đất đai và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 100) và được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc (Điều 131), đồng thời việc giao đất, cho thuê đất phải ưu tiên hộ gia đình, cá nhân là DTTS không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ở địa phương (Điều 133).

2. Chính sách đối với DTTS của Ngân hàng thế giới

Chính sách hoạt động 4.10 (cập nhật năm 2005) của Ngân hàng Thế giới (WB) yêu cầu Bên đi vay thực hiện một quá trình tham vấn tự do, được thông báo trước và được thực hiện trước khi tiến hành dự án với người dân bản địa khi người dân bản địa bị ảnh hưởng bởi dự án. Mục đích của việc tham vấn này là nhằm tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu những tác động xấu của dự án đến người DTTS và để đảm bảo các hoạt động của dự án phù hợp với văn hóa và phong tục của địa phương. Khuyến khích việc ra quyết định của địa phương và sự tham gia của cộng đồng trong khuôn khổ quy định pháp luật của Việt Nam về phân cấp và về đất đai phù hợp với chính sách của Ngân hàng thế giới.

Chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới chỉ rõ người dân bản địa là nhóm (a) tự xác định là những thành viên của nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và điều đó được những nhóm khác công nhận; (b) cùng chung môi trường sống riêng biệt về mặt địa lý hoặc cùng lãnh thổ của tổ tiên trong khu vực dự án và cùng chung nguồn tài nguyên thiên nhiên trong những môi trường và lãnh thổ này; (c) thể chế về văn hóa theo phong tục tập quán riêng biệt so với xã hội và văn hóa chủ đạo; và (d) một ngôn ngữ bản địa, thường là khác với ngôn ngữ chính thức của đất nước hoặc của vùng.

Trong phạm vi triển khai dự án VILG, các nhóm DTTS tại các địa bàn triển khai dự án có khả năng nhận được lợi ích lâu dài từ việc được truyền thông để nhận thức được các quy định của pháp luật cho đến việc được tiếp cận với các thông tin đất đai và các dịch vụ đất đai. Việc xây dựng kế hoạch phát triển DTTS (EMDP) là hành động để giảm thiểu các tác động tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án. Đảm bảo công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững, đồng thời, tôn trọng đầy đủ nhân phẩm, quyền con người, giá trị kinh tế và bản sắc văn hóa của các DTTS.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU XÂY DỰNG EMDP

1. Mục đích

Nhằm tối đa hóa lợi ích cho người dân tộc thiểu số (DTTS) và đảm bảo người DTTS không phải chịu những tác động xấu từ việc triển khai Dự án.

Đảm bảo việc tuân thủ các chính sách của Chính phủ Việt Nam liên quan đến người DTTS cũng như Chính sách 4.10 của Ngân hàng thế giới về người dân tộc.

Hướng tới nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai và phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

2. Yêu cầu

EMDP cần phải được chuẩn bị một cách linh hoạt và căn cứ vào thực tế, tránh gây ra những bất bình đẳng không đáng có cho những nhóm người nghèo và những nhóm thiệt thòi trong xã hội khi có cả người dân tộc thiểu số và không phải dân tộc thiểu số sinh sống trong cùng một khu vực.

Thu thập các thông tin cơ sở về nhân khẩu, địa bàn phân bố, các yếu tố về văn hóa, xã hội, đặc điểm chính trị, tập quán canh tác, truyền thống sử dụng đất đai của cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... phục vụ xây dựng EMDP phải chi tiết, chính xác đảm bảo việc xây dựng EMDP hiệu quả, tiết kiệm.

III. Tổng quan về dự án

1. Khái quát về dự án

a) Tên dự án: “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”.

b) Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới

c) Mục tiêu của dự án

c1) Mục tiêu tổng quát

- Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.

c2) Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu trên cơ sở kiến trúc hệ thống, hạ tầng đồng bộ, phần mềm thống nhất trên toàn quốc.

- Hoàn thiện và vận hành CSDL đất đai quốc gia (dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng, ngân hàng,...).

- Hỗ trợ tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai và đảm bảo thực hiện thống nhất Luật Đất đai 2013 ở các cấp, thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất.

- Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc hiện đại hóa các VPĐK từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang bị thiết bị đầu - cuối của các VPĐK và đào tạo cán bộ.

- Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với Dự án; đặc biệt là đối với công tác xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin đất đai; hệ thống theo dõi, đánh giá quản lý và sử dụng đất đai.

d) Các hoạt động của Dự án: Gồm 03 Hợp phần

- Hợp phần 1: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai

- Hợp phần 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu

- Hợp phần 3: Quản lý Dự án

đ) Cơ quan chủ quản đề xuất dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường

e) Cơ quan chủ quản tham gia dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

g) Chủ dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi

h) Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2017 đến năm 2022

k) Địa điểm thực hiện dự án: Trên địa bàn 03 huyện có DTTS, gồm Sơn Hà, Sơn Tây và Tây Trà.

l) Phạm vi, khu vực sinh sống và đặc điểm sinh hoạt của DTTS trong khu vực triển khai dự án:

Các huyện có người dân tộc thiểu số sinh sống tại tỉnh Quảng Ngãi như bảng dưới đây:

Huyện

Nhóm người dân tộc 1

Nhóm người dân tộc 2

Nhóm người dân tộc 3

Nhóm người dân tộc khác

Tên

Số lượng

Tên

Số lượng

Tên

Số lượng

Tên

Số lượng

Tây Trà

Ca dong

1.878

Hre

457

Cor

17.054

Khác

26

Sơn Hà

Ca dong

462

Hre

58.894

Cor

301

Khác

261

Sơn Tây

Ca dong

18.291

Hre

374

Cor

17

Khác

21

Tổng cộng

Cadong

20.631

HRe

59725

Cor

17.372

Khác

308

Ngoài ra, ở các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi có một số ít dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng số lượng không đáng kể và cũng không hình thành phong tục tập quán riêng.

2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của DTTS trong vùng dự án

Tính đến nay toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 1,3 triệu dân; trong đó chủ yếu là dân tộc kinh chiếm khoảng 88% tổng dân số; tiếp theo là dân tộc Hrê chiếm 8,6%; dân tộc Cor chiếm 2,1%; dân tộc CaDong chiếm 1,2%; dân tộc khác là chiếm 0,1%.

Đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở 6 huyện miền núi: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà và một số xã miền núi thuộc huyện đồng bằng như Tư Nghĩa, Nghĩa Hành. Riêng trong vùng dự án DTTS tập trung chủ yếu ở 03 huyện, gồm: Sơn Hà, Sơn Tây và Tây Trà.

Trong các cuộc kháng chiến cho đến nay, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều đóng góp chống giặc ngoại xâm và phát triển kinh tế, xã hội hôm nay.

Đặc thù riêng của từng dân tộc thiểu số như sau:

a) Dân tộc Hrê:

Hrê là tộc người có số dân đứng thứ hai trong tỉnh Quảng Ngãi sau dân tộc Kinh. Tính đến năm 2016, dân số Hrê ở Quảng Ngãi có khoảng 113.443 người, chiếm 8,6% tổng dân số của tỉnh. Dân tộc Hrê cư trú ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Nghĩa Hành và Tư Nghĩa (trong các huyện thực hiện Dự án thì chủ yếu tập trung ở huyện Sơn Hà). Tuy địa bàn cư trú phân bố rộng như vậy nhưng dân tộc Hrê cư trú tập trung ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long. Người Hrê sống đan xen với người Kinh ở vùng tây các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa. Các làng Hrê đan xen với người CaDong ở địa bàn phía đông huyện Sơn Tây và sống đan xen với người Cor ở các xã phía Nam của huyện Trà Bồng.

Người Hrê định cư thành từng làng với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Làng Hrê được xây dựng tập trung chủ yếu ven triền đồi. Địa bàn cư trú nằm kề sát khu vực đất đai canh tác và gần nguồn nước. Trước đây, mỗi khi có dịch bệnh Đồng bào di chuyển làng đi nơi khác. Nhà sàn Hrê nằm bố trí lớp lớp từ thấp lên cao, dựng ngang triền đồi, nằm gọn trên khoảnh đất cao ráo, thoáng đãng.

Trong xã hội truyền thống của người Hrê, mỗi làng đều có chủ làng (krăng plây), là người lớn tuổi am hiểu nhiều, có kinh nghiệm, uy tín, gia đình thuộc loại giàu có trong làng. Tuy nhiên, hiện nay đã hình thành các thôn, khu dân cư; Thôn trưởng được người dân trong thôn bầu và có trách nhiệm nắm bắt các thông tin liên quan, các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để truyền bá lại cho người dân trong thôn, nhiệm vụ của Trưởng thôn gần giống các Già làng trước đây.

Nhìn chung, xã hội Hrê vẫn mang tính cộng đồng nhất, đoàn kết gắn bó giữa các thành viên. Điều này thể hiện ở các hình thức vần đổi công, tương trợ, tục chia sẻ trong ăn uống lễ tết, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Sự liên kết giữa các gia đình cũng như sự gắn bó của mỗi thành viên với làng dựa trên quan hệ thân tộc hoặc quan hệ láng giềng.

Nguồn kinh tế đem lại thu nhập quan trọng nhất trong đời sống của người Hrê là nông nghiệp trồng lúa. Nguồn thu nhập từ rẫy chiếm vị trí thứ hai sau thu nhập hoa lợi ruộng nước và cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Hrê, đặc biệt là trong những năm gần đây giá trị kinh tế từ cây lâm nghiệp cao đã thúc đẩy đồng bào sử dụng đất lâm nghiệp. Trong việc trồng lúa, người dân làm chòi rẫy để giữ lúa, để nghỉ ngơi, tránh nắng mưa khi đang mùa sản xuất và chứa tạm sản phẩm thu hoạch trong lúc chưa kịp chuyển về làng. Rẫy canh tác theo lối luân canh, mỗi đám rẫy chỉ canh tác một vụ rồi trồng thứ khác hoặc bỏ hoang từ 3-5 năm, đợi chồi cây lên mới canh tác tiếp, rồi lại bỏ hoang hóa...

b) Dân tộc Cor:

Dân tộc Cor là dân tộc có số dân đông thứ ba trong tỉnh Quảng Ngãi, với số lượng khoảng 27.189 người, chiếm 2,1% dân số của tỉnh và là dân tộc có số dân đông thứ hai trong các dân tộc thiểu số, sau dân tộc Hrê.

Địa bàn cư trú của dân tộc Cor ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà của tỉnh Quảng Ngãi có một số ít sống rải rác ở huyện Sơn Hà và Ba Tơ (trong các huyện thực hiện Dự án tập trung chủ yếu ở Tây Trà. Đồng bào có ý thức tự giác tộc người cao, có ý bản địa và tự hào về truyền thống của tổ tiên.

Trước đây đơn vị cư trú của người Cor là làng (plây). Plây bao gồm phần thổ cư của làng và tất cả các loại đất đai sản xuất hay không sản xuất, rừng núi, suối sông trong một phạm vi được xác định. Ranh giới của làng được truyền khẩu qua nhiều thế hệ, có khi là dòng sông suối hay gốc cây, tảng đá, đỉnh núi, con đường mòn... Tùy thuộc chu kỳ quay vòng canh tác rẫy, đồng bào phải di chuyển chỗ ở, nhưng chỉ chuyển quanh trong khu vực đã xác định của làng mình; nhờ các chương trình đầu tư của nhà nước, và các chính sách tuyên truyền pháp luật về đất đai, hiện tượng du cư hiện nay không còn, chỉ còn một số ít người đồng bào vẫn còn du canh.

Nội bộ làng Cor bao gồm các quan hệ láng giềng và quan hệ thân tộc cùng tồn tại và chi phối đời sống con người. Người trong làng, phần đông là họ hàng, dâu rể xa gần, quan hệ chằng chéo với nhau. Hình thái gia đình nhỏ của người Cor phát triển phổ biến, bên cạnh đó còn một ít tàn dư gia đình lớn. Trước đây, hàng chục gia đình cùng dòng họ, hoặc thân thiết, chung sức làm thành một nhà sàn dài trên sườn đồi, bên suối nước, gần nương rẫy. Mỗi nhà sàn gọi là một nóc, mang tên người đứng đầu nóc. Mỗi nóc chia thành nhiều cửa, mỗi cửa là một bếp, mỗi bếp là một nơi cư trú của một gia đình.

Đặc trưng sinh hoạt kinh tế của người Cor là lấy kinh tế nương rẫy làm nguồn thu nhập chính. Đồng bào có nhiều giống lúa rẫy. Lúa rẫy gieo trồng vào tháng 5, thu hoạch vào tháng 10. Bắp và mì cũng được trồng trên rẫy. Vùng canh tác của người Cor có độ dốc khá lớn, bị xói mòn nhanh do mưa lũ nên người Cor chỉ gieo trồng một vụ đã phải bỏ hóa một vài năm. Đồng bào quay vòng canh tác luân khoảnh trên diện tích khác.

c) Dân tộc Ca Dong:

 Ca Dong là tộc người có số dân đứng thứ tư trong tỉnh Quảng Ngãi, với 16.018 người, chiếm 1,2% dân số toàn tỉnh.

Địa bàn cư trú chủ yếu của tộc người Ca Dong phân bố ở huyện Sơn Tây, một số ít sống tại địa bàn huyện Tây Trà và Sơn Hà.

Kinh tế truyền thống của tộc người Ca Dong chủ yếu là nông nghiệp rẫy. Nông nghiệp rẫy canh tác theo kiểu luân canh luân khoảnh, tức khai phá theo chu kỳ kín, trồng trọt vụ đầu tiên, sau có thể sử dụng tiếp đến vụ hai, vụ ba, rồi bỏ hoang hóa khoảng 3-7 năm mới canh tác lại. Người Ca Dong không phát rẫy ở gần ngọn nước, đây là điều nghiêm cấm để bảo vệ nguồn nước của làng. Diện tích đất của người Ca Dong thường tính theo Gùi giống. Rẫy được chăm sóc, làm cỏ và chống thú rừng, chim chóc bằng cách rào rẫy, săn bắn, dùng bẫy, chông, nỏ, bù nhìn, đàn nước...

Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã vận động người Ca Dong chuyển dần tập quán canh tác sang làm ruộng nước. Nhờ khai phá, diện tích ruộng nước dần tăng lên. Người Ca Dong hiện nay đã làm ruộng nước thuần thục, đã được chính quyền giúp đắp đập ngăn nước chảy vào các con mương để đưa nước vào ruộng. Những thửa ruộng bậc thang nói chung không rộng lắm do địa thế đất trong vùng rất hẹp. Công cụ làm ruộng có cuốc, cày, bừa. Chăm sóc lúa đã dùng phân bón và thuốc trừ sâu. Ruộng cấy hai vụ thu hoạch năng suất tương đối khá.

Bên cạnh rẫy và ruộng, người Ca Dong còn có vườn. Vườn ở đây chiếm một vị trí khá quan trọng, nhất là việc trồng cau, thu trái bán đi các nơi trong và ngoài tỉnh. Trong kinh tế sản xuất của đồng bào Ca Dong, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng; người dân nuôi trâu, dê, heo, gà... số lượng có khi lên đến hàng đàn đông đúc. Chăn nuôi chủ yếu theo cách thả rông.

Ngoài kinh tế sản xuất nông nghiệp, người Ca Dong còn khai thác lâm thổ sản, thủy sản, các ngành kinh tế này đóng vai trò quan trọng, góp phần thoả mãn nhu cầu lương thực và thực phẩm của đồng bào.

Đơn vị cư trú cơ bản của tộc người Ca Dong là plây (làng) hay plây pla (làng xóm). Lớn hơn đơn vị làng xóm gọi là gung (vùng), gồm nhiều làng hợp lại. Khái niệm plây hoàn chỉnh bao hàm mỗi làng có một ranh giới (bơla) nhất định, ranh giới đó có thể là những khu rừng vô chủ. Mỗi một plây bao gồm một khu dân cư tập trung với những nóc nhà (nhe) gắn với những kho thóc của các hộ gia đình.

Làng Ca Dong là một cộng đồng bền chặt trên cơ sở tập quán truyền miệng từ đời này qua đời khác. Đó là một cộng đồng mà mọi thành viên đều một lòng một dạ mong muốn cho làng của mình ngày càng lớn nhanh.

Tóm lại: Trước đây tập quán sử dụng đất của đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trước đấy thường xuyên sử dụng đất theo hình thức du canh, du cư. Việc du cư xảy ra mỗi khi trong làng có dịch bệnh hay có người chết; còn việc du canh xảy ra thường xuyên, nhưng thường ở xung quanh khu vực của từng làng; mỗi thửa đất canh tác chỉ được một hoặc 2 vụ là bỏ hoang khoảng 3-5 năm chuyển đi nơi khác khai phá và canh tác tiếp. 

Trong thời gian gần đây, nhà nước đã đầu tư nhiều chương trình để giúp các huyện miền núi, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, cuộc sống của người dân đã giảm bớt khó khăn và vương lên làm giàu, kiến thức của người dân phát triển hơn. Vì vậy, việc du cư hiện nay không còn xảy ra; vấn đề du canh vẫn còn nhưng không đáng kể. Đến nay, hầu hết người dân tộc thiểu số đã biết nghe và nói bằng tiếng việt, chỉ còn một số ít người lớn tuổi là không biết tiếng việt.

IV. Kế hoạch triển khai khung kế hoạch dân tộc thiểu số

1. Đánh giá kết quả tham vấn các bên liên quan

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các huyện miền núi trong khu vực dự án tổ chức tham vấn người đồng bào DTTS tại 03 xã/03 huyện (xã Trà Phong, huyện Tây Trà; xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây và xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà). Qua kết quả tham vấn hầu hết người dân mong muốn được đo đạc thửa đất của mình đang sử dụng được chính xác, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được Nhà nước đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ. Tuy nhiên, kết quả tham vấn cũng cho thấy trình độ của người DTTS còn nhiều hạn chế, phần lớn chưa tiếp cận được với các văn bản quy phạm pháp luật, chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng đất của mình và việc thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai đối với thửa đất của mình đang sử dụng.

Riêng đối với các doanh nghiệp sử dụng đất thì mong muốn được công khai, minh bạch về thực trạng, quy hoạch đất đai và yêu cầu dữ liệu đất đai cần thể hiện đầy đủ các vấn đề liên quan để thực trạng và định hướng của Nhà nước trên từng thửa đất để các doanh nghiệp nắm bắt; đồng thời cũng mong muốn Nhà nước xem xét tạo điều kiện để thuận lợi nhất cho các hoạt động của doanh nghiệp.

2. Kế hoạch triển khai các hoạt động

- Hoạt động 1: Thiết lập nhóm tư vấn cộng đồng cấp tỉnh, nhóm tham gia cộng đồng cấp huyện

Ban chỉ đạo Dự án VILG các tỉnh ban hành Quyết định thành lập Nhóm tư vấn cộng đồng cấp tỉnh và Nhóm tham gia cộng đồng cấp huyện nhằm tổ chức các cuộc hội thảo thường kỳ để tiếp nhận thông tin ý kiến phản hồi của người sử dụng đất, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.

Thành phần của Nhóm cộng đồng:

a) Nhóm tư vấn cộng đồng cấp tỉnh bao gồm các thành phần sau:

- Đại diện Ban quản lý dự án cấp tỉnh - Trưởng nhóm;

- Đại diện các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh, Tài chính, Cục Thuế tỉnh...;

b) Nhóm tham gia cộng đồng cấp huyện bao gồm các thành phần sau:

Đại diện các Phòng liên quan của huyện, gồm: Tài nguyên và Môi trường, Dân tộc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Chi Cục thuế; đại diện lãnh đạo UBND các xã, thị trấn.

- Hoạt động 2: Sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại

Ban chỉ đạo Dự án VILG tổ chức biên soạn công cụ truyền thông nghe nhìn dễ hiểu bằng đĩa DVD với phần tiếng Việt và một số nội dung dự án VILG dịch sang Tiếng DTTS, huy động cộng đồng tham gia tích cực vào công tác truyền thông, đầu tư một số trang thiết bị máy phục vụ cho việc kết nối, truy cập thông tin dễ dàng, thuận tiện tại các xã, thôn, ấp...

- Hoạt động 3: Đào tạo cho các trưởng thôn, bản, ấp... (những người rất có uy tín trong khu vực dân cư)

Tổ chức các Hội nghị tập huấn, đào tạo cho các trưởng thôn, xóm, ấp... tại những nơi có người DTTS sinh sống để họ có thể hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện Dự án.

- Hoạt động 4: Tổ chức họp dân ở các thôn, bản, ấp... và các xã

Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh, Các Nhóm tư vấn cộng đồng tổ chức các cuộc họp ở từng thôn, bản, ấp... tại các xã, trị trấn (ít nhất mỗi thôn/01 cuộc họp) nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản của dự án, các chính sách, mục tiêu và hiệu quả của dự án đem lại. Trao đổi, tham vấn người dân để nắm bắt nguyện vọng, nhu cầu mong muốn đối với yêu cầu triển khai dự án.

- Hoạt động 5: Đào tạo cán bộ quản lý đất đai

Tổ chức Hội thảo định hướng cho các cán bộ quản lý đất đai trong việc tiếp cận với người dân tộc thiểu số. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến: (1) nhu cầu đặc biệt của các nhóm dân có trở ngại về ngôn ngữ, và (2) tầm quan trọng của việc tham vấn địa phương được kết hợp trong nội dung khóa đào tạo của dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý đất đai, cũng như nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ thông tin về đất cho các cán bộ có liên quan.

- Hoạt động 6: Thiết lập dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất đai ở các cộng đồng nơi có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống

Căn cứ vào tình hình cụ thể, thực tế tại địa phương, Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để xây dựng kế hoạch thực hiện dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất đai cho các nhóm dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, xa. Tăng cường đầu tư các trang thiết bị hỗ trợ kết nối phù hợp với cơ sở hạ tầng của địa phương.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cần phối hợp với chính quyền xã, ấp và nhóm tham gia cộng đồng có thể xây dựng kế hoạch, lịch làm việc trực tiếp định kỳ phù hợp với điều kiện của đồng bào dân tộc tại địa phương. Kế hoạch và lịch làm việc cần được thông báo rộng rãi để mọi người dân được biết và sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

- Hoạt động 7: Cung cấp thông tin về cơ chế giải quyết tranh chấp

Nhằm giảm thiểu các tranh chấp, khiếu nại phát sinh mà phải sử dụng tới hệ thống giải quyết tranh chấp chính thức của các cơ quan Nhà nước. Dự án cần xây dựng một kênh tiếp nhận thông tin khiếu nại, tranh chấp đất đai tại địa bàn các xã, thị trấn nơi có DTTS để kịp thời cập nhật những vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai phát sinh và có sự chỉ đạo, vào cuộc của các cấp, ngành, đặc biệt là các tổ hòa giải tại các thôn với sự tham gia của trưởng thôn, bản, ấp... đảm bảo giải quyết vụ việc phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.

- Hoạt động 8: Công tác theo dõi, đánh giá

Hệ thống giám sát Dự án được thiết kế để khảo sát mức độ chấp nhận, mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các dịch vụ quản lý đất đai ở các huyện tham gia dự án, kể cả đối với người Kinh và không phải người Kinh.

Giám sát nội bộ của Ban VILG cấp TW và Đoàn giám sát của Ngân hàng thế giới sẽ được thực hiện tại các huyện có nhiều dân tộc thiểu số với mức độ cao hơn tại các huyện khác. Tương tự, việc giám sát tại các xã có cộng đồng người dân tộc thiểu số cũng sẽ được thực hiện riêng với mức độ cao hơn tại các xã khác. Vào năm thứ tư, Dự án sẽ tiến hành một đánh giá tác động liên quan đến các rủi ro đã xác định ở trên đối với quá trình triển khai Dự án tại các địa phương có nhiều dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, Ban VILG cấp tỉnh phối hợp với UBND các huyện để tổ chức các Hội thảo để đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

V. Tổ chức thực hiện

- Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện: Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số và những chi tiết được nêu trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án.

- Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh phân công một cán bộ chịu trách nhiệm làm đầu mối về các vấn đề xã hội. Cán bộ này có nhiệm vụ đôn đốc Nhóm thực hiện Dự án cấp huyện thực hiện đầy đủ các biện pháp trong khuôn khổ hành động này.

- Các báo cáo định kỳ của Ban Quản lý dự án VILG tỉnh (quý, tháng) sẽ bao gồm báo cáo về tình hình triển khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số tại tỉnh, trong đó nêu rõ các hoạt động đã được triển khai liên quan đến kế hoạch này tại các địa bàn của dự án; các ý kiến phản hồi của người dân tộc thiểu số liên quan đến các hoạt động của dự án tại tỉnh và kế hoạch triển khai các hoạt động tiếp theo, báo cáo về Ban Quản lý dự án VILG cấp Trung ương.

- Đại diện Ban Dân tộc tỉnh, Nhóm tư vấn cộng đồng cấp tỉnh, Nhóm tham gia cộng đồng cấp huyện có trách nhiệm đánh giá, tham vấn những vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án và các vấn đề về người dân tộc thiểu số, phối hợp với Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh tổ chức các cuộc họp dân lấy ý kiến cộng đồng, giám sát mức độ chấp nhận, mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các dịch vụ quản lý đất đai ở các huyện tham gia dự án, kể cả đối với các nhóm dân trên địa bàn, gồm cả nhóm dân tộc đa số và thiểu số.

VI. Phổ biến kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số phải được công bố tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục Quản lý đất đai, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban dân tộc của tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện (thuộc dự án có DTTS), Ngân hàng thế giới, công bố, công khai tại trụ sở UBND các xã, các nhà văn hóa tại các thôn, bản, ấp... và bằng nhiều hình thức khác để đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số có thể tiếp cận dễ dàng, có thể hiểu được nội dung của kế hoạch.

VII. Kinh phí dự kiến

Chi phí ước tính để thực hiện Kế hoạch Hành động Dân tộc thiểu số này chỉ bao gồm các chi phí cho những hoạt động đặc biệt, chỉ liên quan đến dân tộc thiểu số, không bao gồm những chi phí liên quan chung tới mọi nhóm đối tượng của Dự án.

Ngân sách để thực hiện Kế hoạch này sẽ được lấy từ nguồn ngân sách đối ứng của địa phương.

Tổng kinh phí dự kiến là 1.669.704.000 đồng (Một tỷ sáu trăm sáu mươi chín triệu bảy trăm lẻ bốn ngàn đồng). Quá trình triển khai thực hiện sẽ theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cụ thể.

VIII. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

Ban Quản lý dự án VILG cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện chung và giám sát nội bộ kế hoạch phát triển DTTS. Báo cáo giám sát sẽ được trình lên Ngân hàng Thế giới để xem xét và có ý kiến. Hoạt động giám sát, đánh giá cần phải được tiến hành một năm hai lần trong quá trình thực hiện dự án để xác định đúng lúc các vấn đề mà có thể cần có hành động ngay từ phía Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh.

Các hoạt động giám sát, đánh giá gồm:

Hoạt động giám sát và đánh giá

Các chỉ số cơ bản

1.Tiến độ thực hiện EMDP

● Bản kế hoạch phải được chia sẻ đến cộng đồng;

● Kế hoạch phải đáp ứng nhu cầu của người DTTS;

● Nguồn nhân lực đầy đủ để thực hiện kế hoạch.

2. Thực hiện tham vấn cộng đồng và sự tham gia của người dân địa phương

● Cộng đồng DTTS, chính quyền xã, lãnh đạo thôn, bản, ấp... và các tổ chức quần chúng tại địa phương sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về EMDP và cơ chế khiếu nại.

● Cộng đồng DTTS, đại diện các thôn, bản, ấp... và các tổ chức đoàn thể địa phương phải được tham vào hoạt động giám sát việc thực hiện EMDP.

3.Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm ẩn

● Toàn bộ biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ Dự án phải được thực hiện một cách hiệu quả.

4. Thực hiện các can thiệp phát triển cụ thể đối với cộng đồng DTTS địa phương

● Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ đào tạo phải được thực hiện một cách hiệu quả.

5. Cơ chế khiếu nại/khiếu kiện

● Cộng đồng DTTS hiểu rõ về cơ chế khiếu nại/khiếu kiện và các tài liệu tổ chức liên quan và loại báo cáo, và các giải pháp đạt được.

IX. HỆ THỐNG BIỂU MẪU, PHỤ LỤC (kèm theo kế hoạch này)

Trên đây là nội dung Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh làm cơ sở thực hiện theo đúng quy định./.

 

PHỤ LỤC 1

THÔNG TIN CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN 03 HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Tên đơn vị

Tổng số hộ

Tổng số nhân khẩu

Chia theo thành phần dân tộc

Dân tộc Kinh

Hre

Cor

Cadong

Dân tộc khác

Hộ

Nhân khẩu

Hộ

Nhân khẩu

Hộ

Nhân khẩu

Hộ

Nhân khẩu

Hộ

Nhân khẩu

I

H.SƠN HÀ

21.084

73.589

3.144

13.671

17.684

58.894

75

301

116

462

65

261

1

Sơn Hạ

2.668

8.752

430

1.970

2.224

6.725

5

21

7

27

2

9

2

Sơn Thành

2.569

7.772

530

2.205

2.020

5.492

5

21

8

30

6

24

3

Sơn Nham

1.295

4.240

140

575

1.150

3.644

3

12

2

7

1

2

4

Sơn Cao

1.321

4.711

74

293

1.240

4.392

1

4

4

17

1

5

5

Sơn Linh

1.444

4.870

120

580

1.320

4.273

2

6

1

4

2

7

6

Sơn Giang

1.314

4.489

180

796

1.130

3.678

1

5

1

4

2

6

7

Sơn Hải

1.097

2.938

110

449

980

2.460

2

7

4

17

1

5

8

Sơn Thủy

1.239

4.733

110

538

1.120

4.159

3

10

5

20

2

6

9

Sơn Kỳ

1.598

6.526

140

675

1.450

5.821

2

6

3

10

4

14

10

Sơn Ba

1.095

4.236

70

320

1.020

3.898

1

3

2

9

2

6

11

Sơn Thượng

1.153

4.323

130

533

1.010

3.738

3

10

7

29

3

13

12

Sơn Bao

983

4.035

70

320

890

3.622

7

26

13

50

4

17

13

Sơn Trung

912

3.285

110

545

790

2.694

6

24

4

14

2

8

14

TT Di Lăng

2.397

8.679

930

3.872

1.340

4.298

37

146

56

224

35

139

II

SƠN TÂY

5.448

21.069

554

2.366

96

374

5

17

4.788

18.291

5

21

1

Sơn Bua

437

1.745

33

134

5

16

1

2

398

1.593

 

 

2

Sơn Mùa

782

3.207

108

421

7

24

1

3

666

2.759

 

 

3

Sơn Liên

384

1.611

21

76

2

6

 

 

360

1.525

1

4

4

Sơn Dung

1.097

4.064

151

650

24

92

2

9

918

3.303

2

10

5

Sơn Long

602

2.418

77

468

6

27

 

 

518

1.919

1

4

6

Sơn Tân

775

2.954

81

307

6

19

1

3

687

2.625

 

 

7

Sơn Màu

434

1.659

18

50

12

42

 

 

404

1.567

 

 

8

Sơn Tinh

619

2.207

45

168

15

88

 

 

558

1.948

1

3

9

Sơn Lập

318

1.204

20

92

19

60

 

 

279

1.052

 

 

II

H.TÂY TRÀ

4.566

19.749

102

334

120

457

3894

17054

445

1878

5

26

1

Trà Phong

1.024

4.261

26

99

5

27

966

4.040

25

84

2

11

2

Trà Thọ

507

2.130

11

20

26

64

470

2.046

 

 

 

 

3

Trà Xinh

526

2.227

11

39

85

350

10

44

420

1.794

 

 

4

Trà Quân

445

2.040

4

8

 

 

441

2.032

 

 

 

 

5

Trà Khê

436

1.850

7

24

 

 

429

1.826

 

 

 

 

6

Trà Thanh

496

2.338

10

11

 

 

486

2.327

 

 

 

 

7

Trà Lãnh

482

2.060

9

26

1

4

469

2.015

 

 

3

15

8

Trà Nham

488

2.229

19

88

 

 

469

2.141

 

 

 

 

9

Trà Trung

162

614

5

19

3

12

154

583

 

 

 

 

Tổng 3 huyện

31.098

114.407

3.800

16.371

17.900

59.725

3.974

17.372

5.349

20.631

75

308

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Họ và Tên

Địa chỉ/Đơn vị công tác

Nam

Nữ

I. Huyện Tây Trà

 

 

Xã Trà Phong

 

 

 

 

1

Hồ Văn Xoay

Trưởng Thôn Trà Nga

x

 

2

Hồ Văn Vinh

MT Thôn Trà Nga

x

 

3

Hồ Văn Quang

Trưởng Thôn Trà Bung

x

 

4

Hồ Văn Hiền

Trưởng Thôn Trà Nui

x

 

5

Hồ Văn Riêng

Trưởng Thôn Hà Riềng

x

 

6

Hồ Văn Út

Trưởng Thôn Trà Na

x

 

7

Hồ Văn Chớm

Trưởng Thôn Trà Reo

x

 

8

Hồ Văn Thêm

Mặt trận Thôn Hà Riềng

x

 

9

Hồ Văn Luyện

CB Địa chính

x

 

10

Hồ Văn Quyền

Trưởng Thôn Gò Rô

x

 

11

Hồ Văn Lập

Văn phòng UBND xã

x

 

12

Hồ Hải Đăng

Thanh tra nhân dân

x

 

13

Hồ Thị Hồng

Thôn Gò Rô

 

x

14

Hồ Thị Bé

Thôn Trà Nga

 

x

15

Hồ Thị Út

Thôn Trà Na

 

x

16

Hồ Thị Mai

Thôn Hà Riềng

 

x

17

Hồ Thị Nơ

Thôn Trà Reo

 

x

 

 

 

 

 

Tổng số

12

5

II. Huyện Sơn Tây

 

 

Xã Sơn Dung

 

 

 

 

1

Đặng Quang Trí

 

x

 

2

Nguyễn Văn Trí

 

x

 

3

Trương Quang Thơ

 

x

 

4

Lê Anh Việc

 

x

 

5

Định Xuân Sơn

Thôn Ka Xim

x

 

6

Đinh Văn Trông

 

x

 

7

Đinh Văn Sanh

KDC Đăk Xúc

x

 

8

Đinh Văn Hân

Thôn Đăk Trên

x

 

9

Đinh Văn Trung

Thôn Huy Măng

x

 

10

Đinh Văn Tươi

Thôn Huy Măng

x

 

11

Đinh Văn Táy

Thôn Đăk Trên

x

 

12

Đinh Văn Thêm

CB Thú Y xã

x

 

13

Đinh Thị Liễu

Thôn Đăk Trên

 

x

14

Đinh Văn Chói

Thôn Tang Via

x

 

15

Đinh Thị Lan

Thôn Tang Via

 

x

16

Đinh Thị Tươi

Thôn Ka Xim

 

x

17

Đinh Thị Bưởi

Thôn Ka Xim

 

x

18

Đinh Thị Nga

KDC Đăk Xúc

 

x

19

Đinh Thị Tuyết

KDC Đăk Xúc

 

x

Tổng

13

6

II. Huyện Sơn Hà

 

 

Xã Sơn Bao

 

 

 

 

1

Đinh Thị Lành

 

 

x

2

Phạm Văn Thanh

 

x

 

3

Định Thị Năm

 

 

x

4

Đoàn Thị Chiên

 

 

x

5

Định Văn Loát

 

x

 

6

Đinh Văn Trọng

Thôn Làng Chúc

x

 

7

Đinh Văn Vương

Thôn Làng Chúc

x

 

8

Đinh Quang Ôn

Thôn Làng Mùng

x

 

9

Đinh Cha Rang

Thôn Làng Mũng

x

 

10

Đinh Văn Bảy

Thôn Nước Rinh

x

 

11

Đinh Văn Ngon

Thôn Nước Rinh

x

 

12

Đinh Văn Lạc

Thôn Làng Chúc

x

 

13

Đinh Văn Xít

Thôn Mang Nà

x

 

14

Đinh Văn Hà

Thôn Mang Nà

x

 

15

Đinh Văn Chúc

Thôn Tà Lương

x

 

Tổng

12

3

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC

KINH TẾ
(Kèm theo Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Họ và tên

Chức vụ/Đơn vị công tác

Nam

Nữ

1

Lê Thế Tào

Doanh nghiệp

1

 

2

Huỳnh Thái Thuận

Doanh nghiệp

1

 

3

Nguyễn Thị Hân Nga

Doanh nghiệp

 

1

4

Nguyễn Khiêm

Doanh nghiệp

1

 

5

Bùi Phụ Đệ

Doanh nghiệp

1

 

6

Lê Thị Như Thảo

Doanh nghiệp

 

1

7

Thới Thành Công

Doanh nghiệp

1

 

8

Nguyễn Thịnh

Doanh nghiệp

1

 

9

Lữ Đình Tùng

VPĐK, CN Sơn Tây

1

 

10

Trần Văn Sự

VPĐK, CN Tây Tra

1

 

11

Nguyễn Ngọc Minh

TT Quỹ Đất Sơn Hà

1

 

Tổng số

9

2

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1046/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 về Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.225

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.100.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!