Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 08/QĐ-UBND 2018 Ngân hàng tên đường và công trình công cộng Ninh Thuận

Số hiệu: 08/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
Ngày ban hành: 10/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 10 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Xét nội dung Tờ trình số 01/TTr-SVHTTDL ngày 02/01/2018 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Ngân hàng tên đường và công trình công cộng được dùng căn cứ cho việc nghiên cứu đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.Tnh ủy; TT. HĐND tỉnh (báo cáo);
- TT. HĐND các huyện, TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các Đoàn thể tnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh; TT. Công báo tỉnh;
- VPUB: CVP, PVP (HXN), NC;
- Lưu: VT, KGVX. NVT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH NINH THUẬN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết xây dựng Ngân hàng tên đường và công trình công cộng

Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, đặc biệt là từ mười năm trở lại đây, tỉnh Ninh Thuận đã có những bước phát triển vững chắc với tốc độ nhanh, từng bước trở thành một đô thị văn minh, hiện đại. Quá trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nhanh, nhiều tuyến đường, tuyến phố mới được hình thành, mở rộng và kéo dài. Do đó, việc xây dựng Ngân hàng tên đường dùng để đặt tên cho các đường mới và những tuyến đường đã được kéo dài là việc làm cần được triển khai kịp thời.

Việc xây dựng Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Ninh Thuận nhằm mục đích đưa ra một hệ thống danh mục tên như: các danh từ có ý nghĩa tiêu biểu; tên các phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng tiêu biểu trong phạm vi cả nước và trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt trong Ngân hàng tên đường sử dụng tên các danh nhân đất nước như: Vua Việt, các quan qua các triều đại, trạng nguyên, danh tướng, anh hùng lực lượng vũ trang phân theo thời kỳ lịch sử, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ. Ưu tiên các anh hùng liệt sỹ, những nhà hoạt động cách mạng gắn liền cuộc đời chiến đấu, công tác và hoạt động tại Ninh Thuận qua các thời kỳ;

Xây dựng Ngân hàng tên đường và công trình công cộng (danh mục tên được lựa chọn, lưu trữ) tỉnh Ninh Thuận nhằm góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế.

2. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

3. Nguyên tắc, tiêu chí quy định cụ thể đối việc đưa tên các danh nhân, địa danh của tỉnh vào Ngân hàng tên đường và công trình công cộng

Việc lựa chọn tên để đưa vào Ngân hàng tên đường tỉnh Ninh Thuận cn đạt được các tiêu chí như: tính dân tộc, tính truyền thống; tính chính trị, tính đạo đức; tính lịch sử, tính địa phương; tính tiện dụng, tính đại chúng, tính thẩm mỹ; tính phù hợp và tính kịp thời. Đảm bảo tên di tích lịch sử, tên danh nhân được đặt phù hợp tương xứng với quy mô của đường, công trình công cộng và tên phải được đặt ngay khi lập dự án, chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình; tránh trường hợp công trình hoàn thiện xong nhưng chưa có tên hoặc đã gọi quen theo tên của hồ sơ lập dự án.

Tên địa danh được chọn phải là những địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa ở Ninh Thuận.

Tên di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh được chọn phải là những di tích, danh thắng tiêu biểu, quen thuộc với người dân tỉnh Ninh Thuận, đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xếp hạng di tích.

Tên danh nhân và nhân vật tiêu biểu tỉnh Ninh Thuận là những người có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như ở Ninh Thuận. Ưu tiên lựa chọn tên các danh nhân được sinh ra tại Ninh Thuận hoặc là người địa phương khác có cuộc đời sự nghiệp gắn bó với tỉnh Ninh Thuận. Những nhân vật tiêu biểu của tỉnh còn có ý kiến khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đưa vào Ngân hàng tên đường. Đặc biệt, đưa các danh nhân, các nhân vật tiêu biểu đã từ trần đủ tiêu chuẩn vào Ngân hàng tên đường, các vị còn sống xem xét sau.

4. Nguồn tư liệu

- Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Nhà Xuất bản Từ điển bách khoa, năm 2005;

- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh;

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận năm 1930-1975, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011;

- Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, năm 2016;

- Những người con trung hiếu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận biên soạn tháng 12/2004;

- Những chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, xuất bản năm 2000;

- Dự án “Đặt bổ sung và điều chỉnh hệ thống tên đường thành phố Phan Rang - Tháp Chàm” năm 2016;

- Đề án “Đặt tên đường, số nhà thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tnh Ninh Thuận” năm 2012;

- Đề án “Đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận” năm 2012;

- Đề án “Đặt tên đường, số nhà thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tnh Ninh Thuận” năm 2012;

- Đề xuất của các Sở, ban, ngành đoàn thể tnh và UBND các huyện, thành phố.

II. NỘI DUNG CỦA NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH NINH THUẬN CHIA LÀM HAI PHẦN

Phần A: Đường và công trình công cộng đã được đặt tên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Phần B: Dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tnh Ninh Thuận

I. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu, một số địa danh và các sự kiện tiêu biểu của đất nước

II. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng tiêu biểu và các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận

III. Danh nhân đất nước

IV. Nhân vật tiêu biểu tỉnh Ninh Thuận

PHẦN A

ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT TÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

I. Đường và công trình công cộng đã được đặt tên trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

1. Tên đường của các tuyến đường đã được đặt tên theo Nghị Quyết HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa VI ngày 15/01/1999 về hoàn chỉnh hệ thống tên đường nội thị thị xã Phan Rang - Tháp Chàm

1.1. Đường Thống Nhất: Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước và dân tộc ta, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giang sơn thu về một mối, cả nước cùng đi lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội theo con đường Cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn cho toàn dân tộc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.2. Đường Lê Hồng Phong (1902-1942): Là một nhà Cách mạng Việt Nam. Ông tên thật là Lê Văn Dục, sinh tại thôn Đông Thông, tổng Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Ông là Tổng Bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Ông là một trong 9 hội viên hạt nhân của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đng chí Hội. Năm 1938, ông dự Hội nghị Trung ương họp tại Hóc Môn (Gia Định) quyết định thành lập "Mặt trận Dân chủ Đông Dương". Năm 1939, ông bị quân Pháp bắt lần thứ nhất ở Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù. Năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Côn Đảo. Năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.3. Đường Trần Phú (1904-1931): Là con ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát, quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ đầu Cao đẳng Tiểu học (1922), dạy ở trường Tiểu học Cao Xuân Dục, tham gia hội Phục Việt (sau đổi là Tân Việt), được cử sang Quảng Châu (1926) rồi sang học trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Tháng 4/1930, ông về nước và được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương (Hội nghị ở Hương Cảng tháng 10/1930). Ông đã soạn thảo bản Luận Cương Chính trị đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam. Tháng 4/1931, ông bị địch bắt, tra tấn dã man và mất tại nhà thương Chợ Quán khi mới 27 tuổi (06/9/1931).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.4. Đường Ngô Gia Tự (1908 - 1935): Ông sinh tại làng Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Năm 1927, ông tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc, được Kỳ bộ Bắc kỳ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội chỉ định vào Tỉnh bộ Bắc Ninh để gây dựng cơ sở ở địa phương. Năm 1928, Ngô Gia Tự được đưa về hoạt động tại Kỳ bộ Bắc kỳ. Ngày 01 tháng 5 năm 1929, Đại hội toàn quốc của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đng chí Hội họp ở Hương Cảng. Tháng 3 năm 1929, ông giúp thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Bí thư Xứ ủy Ngô Gia Tự, Đảng bộ đã chọn nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Ring, xã Vĩnh Kim (Mỹ Tho) làm cơ sở phát triển cách mạng. Đặc biệt ở những khu lao động nghèo vùng Thị Nghè đã được Ngô Gia Tự chọn làm nơi trú ngụ và hoạt động trong những tháng ngày thực hiện chủ trương "Vô sản hóa" của Đảng. Đến cuối năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn. Sau hơn 2 năm bị giam giữ, ngày 02 tháng 5 năm 1933, thực dân Pháp đưa Ngô Gia Tự, cùng Phạm Hùng, Lê Văn Lương và nhiều đảng viên khác ra phiên tòa "đại hình đặc biệt", và đày ra Côn Đảo vào tháng 5 năm 1933. Ông bị mất tích trong một chuyến vượt ngục đầu năm 1935 cùng với các bạn tù khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.5. Đường Quang Trung (1752 - 1792): Là niên hiệu của Nguyễn Huệ, người ấp Kiên Thành, huyện Tây Sơn, phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn, nhà quân sự thiên tài, đánh Đông dẹp Bắc: 4 lần vào Gia Định, 3 lần ra Bắc Hà, đánh thắng hai vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút (1784), lật đổ cơ đồ chúa Trịnh (1786), đại phá 25 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long (1789). Khi lên làm vua, ông bắt tay xây dựng đất nước với nhiều cải cách tiến bộ, tiếc rằng ông mất sớm, lúc mới 39 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.6. Đường Phan Đình Phùng (1847-1895): Là lãnh tụ kháng chiến, sinh tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 30 tuổi, Phan Đình Phùng đỗ Cử nhân và năm sau đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, được bổ ra làm quan Ngự sử triều Nguyễn. Năm 1883, ông bị cách chức vì không ủng hộ Tôn Thất Thuyết phế vua Dục Đức lập Hiệp Hòa. Ông về quê theo Hàm Nghi mộ quân Cần Vương, lãnh chức Thống đốc quân vụ đại thần lãnh đạo phong trào chống Pháp tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ cuối năm 1885, nghĩa quân đã tự tạo được súng trường kiểu 1874 của Pháp, trang bị được hơn 500 khẩu với số đạn dược đầy đủ, con số nghĩa quân lên đến 1000 người chia thành 15 quân thứ. Dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở để phòng thủ và chống giặc càn quét và đánh thắng nhiều trận lớn ở PhQuỳ, Cầu Giát (10/1890), đồn Quy Hợp - Hương Khê (3/1891), thị xã Hà Tĩnh (8/1890) gây cho quân địch nhiều tổn thất, hoang mang lo sợ.

Ktừ sau năm 1893, quân Pháp và tay sai Nam Triều tập trung lực lượng bao vây và tiến công khu căn cứ Vũ Quang; trong một trận càn, Phan Đình Phùng đã bị thương sau đó hy sinh vào ngày 28/12/1895.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.7. Đường Võ Thị Sáu (1935-1952): Tên thật: Nguyễn Thị Sáu; quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Võ Thị Sáu tham gia cách mạng năm 1948. Tháng 5/1948, Võ Thị Sáu tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng. Ngày 14/7/1949, bà cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.

Tháng 5/1950, bà bị địch bắt giam ở Bà Rịa, sau chuyển đến khám Chí Hòa, Sài Gòn. Mặc dù bị địch tra tấn dã man, bà vẫn giữ vững khí tiết của người cách mạng. Sau đó, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình. Sau hai năm bị giam ở khám Chí Hòa, ngày 21/1/1952, bà bị đưa ra Côn Đảo và bị giam riêng ở Sở Cò. Đêm 22/1/1952, bà được chi bộ nhà tù kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi bị dẫn đi làm thủ tục trước khi hành quyết bà đã khước từ việc rửa tội, từ chối bịt mắt khi ở pháp trường, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng đến phút cuối cùng.

Võ Thị Sáu được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.8. Đường Cao Thắng (1864-1893): Là một lãnh tụ thời chống Pháp, quê ở làng Yên Đức, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, tham gia khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng chỉ huy năm 1885. Ông được cụ Phan Đình Phùng tin cẩn giao trách nhiệm chỉ huy quân sự. Nhờ có ông, nghĩa quân trưởng thành nhanh chóng, mở rộng địa bàn, thanh thế vang dội ở 4 tỉnh Bắc miền Trung. Đặc biệt, ông đã tìm mọi cách chế tạo được súng trường để trang bị cho nghĩa quân. Súng của ông chế tạo làm cho các sĩ quan Pháp và kỹ sư Châu Âu phải kinh ngạc, vì nó chỉ là kết quả của sự mày mò, bắt chước của những người thợ rèn Nghệ Tĩnh, không có máy móc và tri thức khoa học hiện đại.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.9. Đường Ngô Quyền (897 - 944): Là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kỳ Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kỳ Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.10. Đường Hùng Vương: Hay vua Hùng, là tên gọi các vị vua nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Hùng Vương là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2879 Trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 Trước công nguyên thì bị Thục Phán (An Dương Vương) chiếm mất nước. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đứng đầu nước Văn Lang là các thủ lĩnh tối cao, được biết đến với tôn hiệu Hùng Vương. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.11. Đường Phạm Hồng Thái (1884-1924): Là nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924. Ông tên thật là Phạm Thành Tích, người làng Do Nha, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, làm thợ nhà máy xe lửa Tràng Thi và nhà máy Diêm Bến Thủy. Năm 1923, được Lê Hồng Phong đưa sang Trung Quốc, gia nhập Tâm tâm xã - mưu giành độc lập cho Tổ Quốc. Ông tham gia mưu sát tên toàn quyền Méc-lanh khi đến thăm Quảng Châu ngày 18/6/1924 nhưng không thành, bị địch đuổi bắt, ông nhảy xuống sông Châu Giang hy sinh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.12. Đường Nguyễn Văn Trỗi (1940- 1964): Là chiến sỹ cách mạng, sinh tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An). Tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Ông bị bắt và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình. Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.13. Đường Nguyễn Trãi (1380 -1442): Là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam. Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng rồi bị bắt giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo. Đến ải Nam Quan, cha ông khuyên ông nên quay về để trnợ nước, báo thù nhà, ông làm theo. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyên Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.14. Đường Lê Lợi (1385- 1433): Là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân đội chiếm đóng nhà Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt và trở thành vị vua sáng lập của nhà Hậu Lê. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào năm 1428, sử gọi là Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên triều Hậu Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430). Ông lên ngôi trong 6 năm (1428 - 1433), đặt niên hiệu Thuận Thiên xây dựng đất nước, đặt lại khoa c, luật lệ, chế tác lnhạc, thu thập lại sách vở, mở mang trường học... tạo nên một triều đại Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.15. Đường Trần Bình Trọng (1259-1285): Danh tướng đời Trần, quê huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Ông mang họ Trn được ban quốc tính. Trong trận đánh ở sông Thiên Mặc bị giặc Nguyên bắt dụ hàng, ông khng khái nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Thoát Hoan biết không thể lung lạc được tinh thn Trần Bình Trọng nên ra lệnh cho quân lính mang ông đi chém.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.16. Đường Lý Thường Kiệt (1019-1105): Là một Danh tướng, tên thật là Ngô Tuấn. Quê ở phường An Xá, sinh ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội). Ông nổi tiếng tài giỏi, quán xuyến cung đình và võ nghệ tinh thông, giúp Hoàng Thái hậu Ỷ Lan nhiếp chính khi vua Lý Nhân Tông còn nhỏ. Thấy giặc Tống có mưu đồ xâm lược, ông đề xuất chủ động đánh trước, tiêu diệt căn cứ xuất phát của địch ở ba châu: Ung, Khâm, Liêm (1075) rồi rút quân về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt chặn giặc, đánh tan quân Tống (1075-1076). Chinh phạt quân Chiêm (1075-1104). Ông là tác giả của bài "Nam Quốc sơn hà", (sông núi nước Nam) được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.17. Đường Phù Đổng: ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời Hùng Vương thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác (truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.18. Đường Nguyễn Thái Học (1902-1930): Là một nhà cách mạng Việt Nam, là một trong những người sáng lập ra Việt Nam Quốc Dân Đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Quê tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp. Năm 1927 ông thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập Đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa năm 1930. Tuy nhiên, sự việc không thành, ngày 20/02/1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương). Ngày 17/6/1930 ông bị thực dân Pháp xử chém tại Yên Bái.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.19. Đường Trần Hưng Đạo (1228-1300): Là một vĩ nhân và anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, quê ở phủ Thiên Trường (Nam Định); là con của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu nội của Thái Tổ nhà Trần (Trần Thừa). Ông học rộng, biết nhiều, tài kiêm văn võ, là nhân vật trụ cột của triều đình nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Trần Hưng Đạo được truy phong chức Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công, tước Nhân Võ Hưng Đạo Đại Vương; được toàn thể dân tộc suy tôn là Đức Thánh Trần, đời đời tưởng nhớ và thờ cúng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.20. Đường Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888): Là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XIX. Tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), ông xuất thân trong gia đình nhà nho, quê làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1843, ông đỗ Tú tài lúc 21 tuổi. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Tháng 12 năm 1848, mẹ ông mất ở Gia Định, được tin, ông bỏ thi dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Lâm cảnh đui mù, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851. Năm 1859, tòa thành thất thủ ông đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc). Năm 1861, ông làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này. Năm 1888, ông qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Các tác phẩm chính của ông: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu... Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán, ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.21. Đường Yersin (1863-1943): Alexandre Yersin là một người Thụy Sĩ, gốc Pháp, nhưng ông sống phần ln cuộc đời tại Việt Nam.

Alexandre Yersin là Giám đốc của Viện Pasteur tại Đông Dương, ông cũng là người sáng lập và là Viện Trưởng đầu tiên của Viện Đại Học Y Khoa Hà Nội. Bác sĩ Alexandre Yersin cũng là một nhà thám hiểm, một nhà nghiên cứu về canh nông và là một khoa học gia nổi tiếng trên thế giới về vi trùng học và dịch tễ học. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn vào việc trừ bệnh dịch hạch, bạch hầu và một số bệnh truyền nhiễm trên người và gia súc ở Việt Nam.

Trong 57 năm hoạt động khoa học (1886 - 1943), Yersin đã công bố 55 công trình và 40 tác phẩm về y học, trong đó có 13 đề tài nghiên cứu về dịch hạch và 15 đề tài chuyên về nông nghiệp trồng cây quinquina và hévéa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.22. Đường Nguyễn Du (1766-1820): Là nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê Mạt. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là ''Đại thi hào dân tộc". Ông có tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại phường Bích Câu, Thăng Long, nhưng quê tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1783 Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Năm 1802, làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội). Năm 1805, ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm). Năm 1807 được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Năm 1808, ông xin về quê nghỉ. Năm 1809, ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình. Năm 1813, ông được thăng cần chánh điện Đại học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814, ông đi sứ về, được thăng Hữu tham tri bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Năm 1820, Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi, lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết lúc 54 tuổi. Năm 1824, di cốt của ông được cải táng về quê nhà làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Các tác phẩm ni tiếng của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm như: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Vân chiêu hồn...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.23. Đường Trần Cao Vân (1866-1916): Người làng Tư Phú, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tuy không theo đòi cử nghiệp nhưng Trần Cao Vân vẫn được coi là một người văn chương lỗi lạc. Ông cùng Võ Trứ đề xướng học thuyết Trung Thiên Dịch được nhiều tín đồ theo học song bọn quan cai trị lại khép ông vào tội xúi dân làm loạn. Năm 1909, ông bị đày khổ sai chung thân tại Côn Đảo.

Năm 1915 được tha, ông cùng vua Duy Tân và Thái Phiên mưu khởi nghĩa chống Pháp. Việc bại lộ, ông bị Pháp xử tử ngày 17/5/1916.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.24. Đường Minh Mạng (1791 - 1841): Là vua thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1820 đến lúc qua đời năm 1841. Ông còn gọi là Nguyễn Thánh T, ông được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng đã xin triều đình Mãn Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên triều đình Mãn Thanh không chính thức chấp thuận. Đến ngày 15/02/1839, nhận thấy Mãn Thanh suy yếu, Minh Mạng đã chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945. Minh Mạng qua đời ngày 28/12 năm Canh Tý, tức ngày 20/01/1841 tại điện Quang Minh, hưởng thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.25. Đường Tự Đức (1829 -1883): Là vị Hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.

Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đi với vận mệnh Đại Nam. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881 các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng nhà vua không đưa ra được quyết sách vì sự bàn ra của các đình thần. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.26. Đường Bác Ái: Là tên căn cứ kháng chiến của quân và dân Ninh Thuận, là huyện miền núi của tỉnh Ninh Thuận. Huyện Bác Ái được giải phóng ngày 30/8/1960 và thành lập vào tháng 10 năm 1960. Theo Nghị định số 65/2000/NĐ-CP của Chính phủ, huyện được tái lập trên cơ sở tách ra từ huyện Ninh Sơn và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2001, với 09 xã. Là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong hai cuộc kháng chiến.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

1.27. Đường Lê Quý Đôn (1726-1784): Là một nhà sử học, tên thật là Lê Danh Phương, hiệu Quế Đường. Quê ở làng Phú Hậu, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Năm 1753, được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu Quốc sử vào mùa xuân năm 1754. Năm 1757, ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Năm 1762, ông được thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các để duyệt kỷ sách vở, Ngô Thì Sỹ giữ chức Chính tự. Năm 1770, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Đầu năm 1775, ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Năm 1776, ông được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử. Năm 1781, ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Đầu năm 1783, ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công. Mất năm 1784, để lại nhiều tác phẩm có giá trị cho đời sau.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.28. Đường Lương Thế Vinh (1441-1496): Là Trạng nguyên khoa Quý Mùi (1463) dưới triều vua Lê Thánh Tông, còn gọi ông là Trạng Lường, tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên. Sinh tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495. Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim. Sau đó, ông làm quan với các chức Trực học sĩ, Thị thư và Chưởng viện sự ở viện Hàn lâm. Ông mất năm Bính Thìn (1496) tại quê nhà, thọ 55 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.29. Đường Hà Huy Tập (1902-1941): Nhà hoạt động Cách mạng. Ông sinh tại xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923 ông tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học và dạy học. Năm 1929, ông sang Liên Xô, học trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Cuối năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản toàn liên bang (Bôn-sê-vích). Tháng 4 năm 1933, ông tốt nghiệp khóa học và trở về Việt Nam. Trên đường về ông bị Pháp bắt và bị trục xuất sang Bỉ, sau đó trở về Trung Quốc, được Quốc tế Cộng sản chỉ định tham gia Ban Chỉ huy Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội I của Đảng ở Ma Cao, Hà Huy Tập được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào cương vị Bí thư Ban Chỉ huy Hải ngoại. Ngày 01/5/1938, ông bị bắt do có chỉ điểm trong khi tham dự ngày Quốc tế Lao động tại Sài Gòn. Ông bị trục xuất khỏi Nam Kỳ và bị đưa về quê chịu quản thúc. Đến ngày 30/3/1940, ông bị bắt lại và đưa vào Nam Kđể xét xử. Ngày 25/10/1940, ông bị thực dân Pháp xử tuyên án 5 năm tù giam. Ngày 25/3/1941, chính quyền Pháp đổi bản án của ông thành án t hình vì "chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ", Ngày 28/8/1941, ông bị chính quyền Pháp xử bắn cùng với một số nhà cách mạng khác tại Sở Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn, Sài Gòn).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.30. Đường Nguyễn Khuyến (1835 - 1909): Là nhà thơ Việt Nam. Tên thật là Nguyễn Văn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Minh Chi, quê nội làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm 1864, ông đỗ đầu Cử Nhân (tức Hương Nguyên) trường Hà Nội. Năm 1871, ông đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên, từ đó ông thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học rồi thăng Án Sát tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877 được thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1878, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toàn tu Quốc Sử Quán. Ông cáo quan về ở ẩn tại Yên Đổ vào mùa thu 1884 và qua đời vào tháng 2 năm 1909. Ông để lại cho hậu thế các tập thơ văn Quế Sơn Thi tập, Yên Đổ Thi tập, Bách Liêu Thi tập, Cẩm Ngữ và nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.31. Đường Đổng Dậu (1927-1969): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê quán ở xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 01/1950, ông làm nội ứng đưa lực lượng vũ trang bên ngoài vào đánh úp và diệt gọn bốt Hậu Sanh của giặc. Từ tháng 02/1950, ông được tổ chức phân công làm công tác vũ trang tuyên truyền tại địa phương. Năm 1963, ông được cử làm Chính trị viên Huyện đội An Phước. Tháng 7/1969, ông chỉ huy 1 đơn vị vũ trang tuyên truyền đột nhập vào ấp Đá Trắng, một ấp chiến lược ở vùng sâu chưa có cơ sở cách mạng của ta, cũng trong trận đấu này ông đã anh dũng hy sinh vào tháng 7/1969.

Thành tích: 01 Huân chương chiến thắng hạng Ba, 03 Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng (Nhất, Nhì, Ba), 03 Huân chương chiến sĩ giải phóng (Nhất, Nhì, Ba) và nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt, ngày 06/11/1978, Liệt sĩ Đổng Dậu được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

1.32. Đường Pinăng Tắc (1902-1978): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con chim đầu đàn của dân tộc Raglai. Quê quán ở xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, trong một dòng họ lớn thuộc người Raglai. Ông là một chiến sĩ cách mạng có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ tại tỉnh Ninh Thuận. Tham gia cách mạng từ 1945, ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1952). Năm 1965, ông được phân công làm Phó Bí thư phụ trách Huyện đội. Ông là người con trung kiên, bất khuất và mưu trí. Có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống lại kẻ thù. Năm 1966 - 1967, ông đã chỉ đạo lực lượng trong phong trào bắn máy bay của quân dân Bác Ái đá bắn rơi 70 máy bay của địch và nhiều máy bay khác ở huyện Bác Ái. Vào cuối năm 1974 đầu năm 1975, cùng với nhân dân miền Nam và cả nước dốc toàn lực thực hiện “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Với cương vị là Chính trị viên Huyện đội, ông cùng Huyện ủy, Ban Chỉ huy Huyện đội huy động toàn huyện. Trên tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, đã góp phần xứng đáng vào cuộc tổng tấn công nổi dậy Mùa Xuân 1975, giải phóng quê hương Ninh Thuận ngày 16/4/1975 và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Thành tích: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 3 huân chương chiến sĩ giải phóng hạng (Nhất, Nhì, Ba).

(Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

1.33. Đường Lê Đại Hành (941-1005): Còn gọi là Lê Hoàn, sinh tại làng Trung Lập, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, một tướng giỏi được triều Đinh phong chức Thập đạo tướng quân. Quân Tống xâm lược, Lê Hoàn đem quân ra chống cự, rồi thay nhà Đinh làm vua, lên ngôi được 24 năm (980-1005).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.34. Đường Đoàn Thị Điểm (1705-1748): Là nữ sĩ Việt Nam thời Lê Trung Hưng, hiệu là Hồng Hà. Là người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán) và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm - 412 câu thơ) được bà dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). Bà còn viết tập Nữ trung tùng phận gồm 1401 câu thơ và bài Bộ bộ thiềm - Thu từ (tức Bộ bộ thiềm - Bài hát mùa thu). Ngoài ra còn có một số bài thơ văn khác của bà (gồm chữ Hán, chữ Nôm) được chép trong tập Hồng Hà phu nhân di văn của tiến sĩ Nguyễn Kiều mới được phát hiện gần đây. Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.35. Đường Hồ Xuân Hương (1772-1822): Là nhà thơ nữ nổi tiếng ở Việt Nam. Sinh tại làng Quỳnh Đôi, tỉnh Nghệ An. Bà sống vào giai đoạn cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, lớn lên trong giai đoạn đất nước có những bất ổn về chính trị và xã hội. Bà được nhà thơ Xuân Diệu mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Bà được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Trung đại Việt Nam và là một nhà thơ phá cách: nhà thơ nữ viết về phụ nữ thời phong kiến. Nhiều tác phẩm của bà được lựa chọn dạy trong Ngữ văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.36. Đường Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941): Là chính khách, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938 - 1940). Quê làng Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1927, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1929, ông kết nạp vào chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở Hà Nội. Năm 1930, được cử làm Bí thư đặc khu Hồng Gai - Uông Bí và bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do, về hoạt động bí mật ở Hà Nội. Năm 1937, ông được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở hội nghị Hóc Môn (Gia Định). Năm 1938, ông được bầu làm Tổng Bí thư khi mới 26 tuổi. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), thực dân Pháp ghép ông vào tội đã thảo ra "Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương” và kết án tử hình. Năm 1941, bản án được thi hành và xử bắn tại trường bắn Hóc Môn.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.37. Đường Trường Chinh (1907-1988): Là Chính khách Việt Nam, tên thật là Đặng Xuân Khu; quê ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như: Ủy viên Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (8/1945), Ủy viên Bộ Chính trị các khóa II - V, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2/1951 - 10/1956 và 7/1986 - 12/1986), Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (1958), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960 - 1981), Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (1961 - 1966), Trưởng ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Trưởng ban Lí luận của Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội (1976), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981 - 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, Phó trưởng ban Soạn thảo Cương lĩnh và Chiến lược Kinh tế kiêm Trưởng ban Soạn thảo Cương lĩnh của Đảng (12/1986 - 8/1988), Đại biểu Quốc hội các khóa II - VII.

Ông được trao tặng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.38. Đường Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941): Là nhà cách mạng Việt Nam. Bà có tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, quê tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong. Năm 1936, bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, thời gian này, bà lấy bí danh là Năm Bắc. Năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của Xứ ủy Nam kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 28/8/1941.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.39. Đường Yên Ninh: Yên Ninh là tên viết tắt của hai địa danh tỉnh Yên Bái và Ninh Thuận, trong kháng chiến chống Mỹ, Yên Bái và Ninh Thuận là hai tỉnh kết nghĩa, tình cảm gắn bó đó vẫn còn đến ngày nay.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

1.40. Đường Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791): Là danh y, tên thật là Lê Hữu Trác quê ở Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên. Ông là người học rộng, từng được chúa Trịnh mời đến Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử. Tác giả bộ sách thuốc lớn gồm 28 tập, 63 quyn: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh; và các cuốn: Lĩnh Nam bản thảo; tập ký Thượng kinh ký sự.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.41. Đường Yết Kiêu (Không rõ năm sinh và năm mất): Quê huyện Gia Lộc, Hải Dương; là một gia tướng thân cận của Trần Hưng Đạo, có tài bơi lặn, cùng Dã Tượng lập nhiều chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên từ năm 1285 đến năm 1288.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.42. Đường Dã Tượng (Không rõ năm sinh và mất): Là danh tướng của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Dã Tựợng là người có tài thuần phục và chỉ huy đội voi (Dã Tượng có nghĩa là voi rừng) ở Vạn Kiếp cùng với Yết Kiêu là người chỉ huy đội lính đánh sông. Ông là người lập nhiều chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược năm 1285-1288.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.43. Đường Trần Thi (1891-1967): Là cán bộ lão thành cách mạng, đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận, sinh tại làng Vạn Phước, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Tháng 7/1930, ông vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam; Ngày 23/10/1930, ông bị giam ở nhà lao Phan Rang. Sau khi ra tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1946, ông trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh. Tháng 6/1946, ông được bầu làm y viên Ban chấp hành Tỉnh ủy Lâm thời; Từ tháng 4/1947 - 1950, ông là Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy Ninh Thuận. Đầu năm 1950, ông được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Ninh Thuận. Cuối năm 1952, ông tập kết ra Bắc. Tại đây, ông đã lần lượt giữ các chức vụ: Phó Giám đốc Viện Điều dưỡng Trung ương, Giám đốc xí nghiệp Dược dân tộc ở Hải Phòng. Năm 1967, ông lâm bệnh nặng và mất. Thành tích: Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, truy tặng danh hiệu Lão thành cách mạng.

("Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận", Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

1.44. Đường Trần Nhật Duật (1255-1331): Là hoàng tử thứ 6, con của vua Trần Thái Tông, quê gốc Nam Định. Ông là người kiêm toàn văn, võ, thông thạo nhiều ngoại ngữ. Trần Nhật Duật là bậc thân vương tôn quý, làm quan trải bốn triều vua: Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông; ba lần coi giữ trấn ln là Đà Giang, Tuyên Quang và Thanh Hóa. Ông từng được phong tước Chiêu Văn Vương, Nhập nội kiểm hiệu Thái úy, Bình chương sự, Đô nguyên súy, Thượng trụ quốc, Khai quốc vương, Tả thánh thái sư. Năm Kỷ Tỵ (1329), Trần Nhật Duật được phong là Đại vương. Năm Canh Ngọ (1330), Tả Thánh thái sư Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật mất, thọ 76 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.45. Đường Lê Duẩn (1907-1986): Là Chính khách, quê tại làng Bích La, xã Triệu đồng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1927, ông làm nhân viên thư ký Đềpô Sở Hỏa xa Đông Dương tại Hà Nội. Năm 1928, ông tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1929, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1939, ông được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Từ 1960 đến 1976, là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Từ 1976 đến 1986, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 1960 cho đến khi qua đời năm 1986, Lê Duẩn chính là người đã vạch ra chiến lược cách mạng ở miền Nam Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng Đcương cách mạng miền Nam. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam nổ ra, dọn đường cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công và tiếp quản Sài Gòn vào năm 1975 kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Sau năm 1975, ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn và thành công trong việc tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia và ngăn chặn được quân Trung Quốc ở phía Bắc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.46. Đường 16 Tháng 4: Là ngày giải phóng tỉnh Ninh Thuận. Đập tan "Tuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn của Mỹ - Ngụy" Phan Rang, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

1.47. Đường 21 tháng 8: Là ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Ninh Thuận, ngày chính quyền cấp tỉnh Ninh Thuận về tay Nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.48. Đường Lê Đình Chinh (1960-1978): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Quê ở xã Hong Quang, huyện Hong Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1978, quân xâm lược Trung Quốc vượt biên giới sang Việt Nam hành hung cán bộ, phụ nữ và Nhân dân địa phương. Lê Đình Chinh đã đánh trả, bằng tay không đánh gục hàng chục kẻ địch nhưng cuối cùng ông đã hy sinh khi mới 18 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.49. Đường Văn Lang: Là nhà nước đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các vua Hùng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.50. Đường Âu Lạc: Là nhà nước được thành lập bởi Thục Phán năm 214 TCN, nhà nước này đã thống nhất 2 bộ tộc Âu Việt- Lạc Việt lại với nhau và đã thành công trước cuộc xâm lược của nhà Tần, nhưng sau cùng thất bại trước Nam Việt của Triệu Đà. Nhà nước này kế tục nhà nước mang tính truyền thuyết Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc huyện Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.51. Đường Lý Bí (503-548): Là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lý Bí, hoặc là Lý Bôn, người làng Thái Bình, phủ Long Hưng (chưa xác định tỉnh nào hiện nay nhưng theo nhận định gần đây, quê gốc của Lý Nam Đế thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên). Lý Nam Đế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.52. Đường Bà Triệu (226-248): Là một nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam. Tên thật là Triệu Thị Trinh, người làng Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Năm 247 bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa chống quân thống trị nhà Ngô ở Núi Nưa, lập căn cứ Bồ Điền (Hậu Lộc), sau bị Lục Dận đem quân sang bao vây. Thế cùng lực tận, bà tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Nay ở đó còn lăng mộ và đền thờ bà.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.53. Đường Phùng Hưng (Không rõ năm sinh, mất năm 791): Là một thủ lĩnh kháng chiến, người làng Đường Lâm, huyện Phong Châu. Ông sinh trưởng trong một gia đình làm quan lang của vùng Phong Châu. Bấy giờ nhà Đường đang đô hộ Việt Nam. Quan đô hộ là Cao Chính Bình khét tiếng tham lam và tàn bạo, khiến cho nhân dân căm phẫn. Nhân cơ hội đó, Phùng Hưng phát động cuộc khởi nghĩa. Chỉ trong một thời gian ngắn, Phùng Hưng đã chiếm được thành Tống Bình. Sau đó, ông tiến đánh các lực lượng còn lại của nhà Đường, thiết lập một bộ máy chính quyền do ông đứng đầu. Ông làm vua từ năm 766 đến 791. Sau khi mất ông, con của ông là Phùng An nối ngôi và truy tôn ông là Bố Cái Đại Vương.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.54. Đường Thái Phiên (1882-1916): Hiệu Nam Xương, người làng Nghi An, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thành phố Đà Nẵng). Ông tham gia phong trào Đông Du, làm kinh tài cho Duy Tân hội, sau đó hoạt động trong Việt Nam Quang phục Hội. Tháng 5/1916, ông cùng Trần Cao Vân tổ chức bạo động khởi nghĩa ở Huế, nhưng bại lộ, ông bị Pháp bắt và xử chém ngày 17/5/1916 tại cửa An Hòa (Huế).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.55. Đường Đinh Bộ Lĩnh (924 - 979): Là vị Vua sáng lập triều đại nhà Đinh. Ông sinh tại thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1.000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là Nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm Hoàng đế. Sau hai vua nhà Tiền Lý xưng đế giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước họa ngoại xâm, 400 năm sau Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.56. Đường Phạm Ngũ Lão (1255-1320): Là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người làng Phù ng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Phạm Ngũ Lão đã ba lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào năm 1312, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng. Ngày 01 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.57. Đường Hoàng Văn Thụ (1909 -1944): Là nhà lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, người có đóng góp lớn vào phong trào cách mạng Việt Nam và là nhà thơ cách mạng Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.58. Đường Nguyễn An Ninh (1900 - 1943): Là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam. Quê ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Năm 1915, mới 15 tuổi, ông đã được nhận làm biên tập cho tờ Courrier saigonnais. Năm 1918, ông sang Paris (Pháp) học ngành luật tại trường đại học Sorbonne. Hai năm sau, ông đã hoàn thành chương trình học tập và được cấp bằng cử nhân Luật hạng xuất sắc. Năm 1920, trên đất Pháp ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị khi vừa tròn 20 tuổi. Ngày 5/10/1939, ông bị bắt lần thứ năm và cũng là lần cuối cùng. Sau đó, ông nhận án 5 năm tù lưu đày Côn Đảo. Trên đảo, ông bị hành hạ, bị đói khát trin miên khiến ông kiệt sức dần. Nguyễn An Ninh mất trong tù vào ngày 14/8/1943, hưởng dương 43 tuổi. Ông đã để lại nhiều bài báo, diễn thuyết, tác phẩm có giá trị như: “Nước Pháp ở Đông Đương”, tuồng “Hai Bà Trưng”, “Phê bình Phật giáo”...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.59. Đường Lý ng Uẩn (974-1028): Lên ngôi Hoàng đế năm 1009, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, là vị vua sáng lập triều Nhà Lý trong lịch sử Việt Nam trị vì từ năm 1009 đến 1028. Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn, là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay ở làng Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Hậu Lý được thờ ở đền Đô tỉnh Bắc Ninh. Dưới triều đại của mình ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nước phản loạn, củng cố triều đình, dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội) mở đu cho sự phát triển và tn tại nhà Lý hơn 200 năm.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.60. Đường Phan Đăng Lưu (1902-1941): Là một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1937); Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng (1938).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.61. Đường Tuệ Tĩnh (1330 - 1400): Là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương, còn đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, khu B trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương có tượng Tuệ Tĩnh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.62. Đường Lê Văn Tám: Là tên của một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương của Việt Nam với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biu tượng anh hùng cách mạng, được nhắc tới cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các em thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc. Tên Lê Văn Tám được đặt tên cho nhiều trường học, công viên tại Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.63. Đường Trần Quang Diệu (1760 - 1802): Là một trong Tây Sơn thất h của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hải đều bị vua Gia Long xử tội chết.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.64. Đường Hoàng Diệu (1829 - 1882): Là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.65. Đường Nguyễn Công Trứ (1778-1858): Tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.66. Đường Nguyễn Tri Phương (1800-1873): Là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.67. Đường Nguyễn Trọng Nghĩa (1946 - 1972): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê tại làng Bo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1968, ông vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đặc biệt với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, ngày 20/12/1969, ông được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khi được tuyên dương anh hùng, ông là đại đội phó bộ binh, đại đội 3, tiểu đoàn 840, Quân khu VI. Từ năm 1969 đến năm 1971, ông được cấp trên điều đi học ở Quân khu. Từ một chiến sĩ cầm súng chiến đấu ngoài chiến trường đến khi là một cán bộ học tập tại trường, ở cương vị nào ông cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Năm 1972, tiểu đoàn 840 được điều từ Hòa Đa về đứng chân ở khu vực đường 8, trong một trận đánh ở Tân Nông, ông đã bị thương nặng và hy sinh ngày 28/10/1972.

Thành tích: Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhất và hạng Ba, 10 lần được phong danh hiệu Dũng sĩ, 1 danh hiệu Chiến sĩ thi đua Quân khu cùng nhiều bằng khen, giấy khen. Và đặc biệt là danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu" Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

1.68. Đường Nguyễn Tiệm (1934-1969): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tên thường gọi là Nguyễn Văn Phi hay Tư Tiệm, quê quán tại thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tnh Ninh Thuận. Năm 1961, ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Năm 1968, Nguyễn Tiệm dẫn đơn vị biệt động 314 đánh khu vực cầu Ông Cọp lần hai, ta dùng 100 kg thuốc nổ TNT đánh nghiêng cầu, làm sập 01 nhà, diệt 23 tên địch, thu 8 súng. Tháng 8/1968, ông chỉ huy đơn vị biệt động 314 và đơn vị đặc công 311, tập kích vào vị trí bọn biệt kích Mỹ tại công trường nước Mắm trên đường Trưng Nữ Vương, tiêu diệt 25 tên nhân viên kỹ thuật không quân Mỹ.

Thành tích: 01 Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhì, 01 Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba, 04 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ... Ngày 20/12/1994, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

1.69. Đường Lê Thánh Tôn (1442 - 1497): Là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Lê sơ và cũng là một trong những vị vua cai trị trong thời kỳ hòa bình lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.

Lê Thánh Tông được xem là một vị hoàng đế anh minh thời Hậu Lê. Trong thời kỳ cầm quyền của ông, nhà nước Đại Việt quật khởi mạnh mẽ thực sự, phát triển rực rỡ ở mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và quân sự. Ông cũng mở rộng đáng kể lãnh thổ Đại Việt sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trthành một cường quốc lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến nền quân chủ Việt Nam đạt đến đỉnh cao hoàng kim nhất của nó, trước và sau không có thời vua nào của Việt Nam đạt được sự thịnh vượng như thời này.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.70. Đường Phan Bội Châu (1867 -1940): một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.71. Đường Huỳnh Phước (1949 - 1975): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông tham gia cách mạng từ lúc 12 tuổi. Năm 1967, ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi mới 18 tuổi. Năm 1968, ông tham gia trận đánh vào sân bay Thành Sơn bắn cháy 2 máy bay, phá hủy 1 bn chứa nhiên liệu. Trận đánh vào sân bay Thành Sơn của các chiến sĩ đơn vị 311 là thắng lợi gây tiếng vang lớn, thể hiện sự tiến bộ nhanh chóng của lực lượng đặc công tỉnh, đồng thời cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân tỉnh Ninh Thuận trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. Năm 1970, được sự phân công của cấp trên phải diệt gọn 1 trung đội dân vệ đóng tại núi Sơn Hải, ông cùng với 3 đồng chí đột nhập vào trận địa. Trong trận đánh này tổ của ông đã diệt 8 tên, thu 13 súng, bắn cháy 1 ô tô. Năm 1973, ông được giao nhiệm vụ làm tiu đoàn trưởng tiểu đoàn 200C đặc công, Quân khu VI. Năm 1975, ông đã hy sinh trong trận tấn công vào căn cứ Tân Điền, quận Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Thành tích: Huân chương Quân công và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

1.72. Đường Trương Văn Ly (1924-1952): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Những năm 1942 -1943, ông rời quê hương vào làm công nhân tại Sở muối Cà Ná (Ninh Thuận). Năm 1945, ông gia nhập bộ đội. Từ khi vào bộ đội cho đến lúc hy sinh, ông đã chiến đấu ở chiến trưng Cực Nam Trung bộ mà chủ yếu là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong trận Cà Ná, đầu năm 1947 ông chỉ huy một trung đội, táo bạo bố trí nằm phục sát Quốc lộ 1. Khi bọn địch lột phục kích, ông đã dẫn đầu cùng đơn vị xông lên diệt gọn 2 trung đội địch. Và một trận đánh chống càn với 2 đại đội địch ở Mỹ Đức (Phước Mỹ - Phan Rang). Năm 1951, ông chỉ huy 23 chiến sĩ cảm tử quân, bí mật luồn qua 3 vị trí địch đóng vòng ngoài, vào diệt tên lính gác, rồi chia thành nhiều mũi bất ngờ tiến công mãnh liệt, áp đảo bọn địch. Đánh tan một đại đội bảo vệ của chúng, diệt 80 tên học viên sĩ quan, giải tán 2 đại đội tân binh, thu 2 đại bác, 100 súng trường và rất nhiều đạn các loại.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông là một chỉ huy rất có tài cầm quân đánh giặc, quyết đoán trong công việc. Có thể nói đồng chí là người cầm quân trăm trận, trăm thắng, bọn giặc Pháp khi nghe nói đến ông đều kinh hoàng, khiếp sợ.

Năm 1952, ông hy sinh trong một trận phục kích ở cầu Giấy (Ngã Hai, Bình Thuận).

Thành tích: Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

1.73. Đường Đặng Quang Cầm (1921-1993): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ông nhập ngũ tháng 9/1945 và liên tục chiến đấu ở chiến trường cực Nam Trung Bộ đến tháng 7/1954. Năm 1948 ông vào Ninh Thuận là Trung đội phó phụ trách khai thông chặng đường dài 300km, vượt qua những đỉnh núi cao, rừng rậm của các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa ra đến dốc Mỏ Phú Yên để nối liền các tỉnh Cực Nam và Liên khu 5. Từ tháng 1/1951 đến tháng 7/1954, ông phụ trách đội vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Kết quả ông đã xây dựng được chính quyền ở 19 xã, tổ chức đánh 30 trận, diệt hàng trăm tên địch, bảo vệ được cơ sở và tính mạng tài sản của nhân dân. Năm 1954, ông hoạt động và chiến đấu ở chiến trường miền Tây Ninh Thuận. Cuối năm 1955, ông được điều về công tác tại Quân khu Hữu Ngạn. Năm 1972 đến năm 1974, ông là Thiếu tá Hiệp lý viên Cục chính trị Quân khu Hữu Ngạn. Năm 1993 do sức khỏe yếu nên ông đã vĩnh viễn ra đi.

Thành tích: Huân chương Quân công hng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bn năm 2004)

1.74. Đường Bùi Thị Xuân (?-1802): Không rõ năm sinh, là một nữ tướng thời Tây Sơn, người ở thôn Xuân Hòa (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Là vợ Trần Quang Diệu, cả hai đều là tướng tài của Tây Sơn, lập nhiều võ công. Đến thời vua Quang Toản thất thế, vợ chồng bà và con cái bị nhà Nguyễn bắt và giết hại. Bà hy sinh lẫm liệt, giữ tròn tiết tháo.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.75. Đường Cao Bá Quát (1808-1855): Là Quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ XIX. Ông người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ cử nhân, làm Giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây), năm 1855 cùng Lê Duy Cự khởi nghĩa Mỹ Lương (nay là Mỹ Đức, Hà Nội) bị đàn áp dã man và hy sinh. Ông để lại hơn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài t đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng), ông được người đời tôn ông là “Thánh Quát”.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2. Tên đường của các tuyến đường đã được đặt tên theo Nghị quyết số 53/2003/NQ-HĐND7 của Hộì đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc đặt bổ sung 10 con đường tại thị xã Phan Rang - Tháp Chàm

2.1. Đường Trương Định (1820-1864): Là võ quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công). Vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ, hàm chánh lục phẩm. Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè... Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định - Định Tường. Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia. Năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời thất thủ, Trương Định bị trọng thương. Đbảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864. Khi ấy, ông 44 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.2. Đường Tô Hiến Thành (Không rõ năm sinh, mất năm 1179): Người làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Ông là hiền thần dưới triều vua Lý Anh Tông (1138-1175); có công đánh dẹp giặc Ai Lao, Chân Lạp và loạn lạc trong nước. Ông làm đến chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự (như Ttướng) và làm quan phụ chính phù ấu chúa Lý Cao Tông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.3. Đường Lương n Can (1854-1927): Là nhà Cách mạng Việt Nam, người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Là một trong nhóm người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hoạt động được chín tháng thì bị đóng cửa. Năm 1914, thực dân Pháp viện cớ kết án ông 10 năm biệt xứ sang Phnôm Pênh, đến năm 1921 đã phải thả. Hơn 8 năm sau, Lương Văn Can được giảm án, trở về Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 1921. Về nhà, thấy "nghĩa đảng tan lạc hết nên chỉ nghĩ đến việc làm sách". Tuy nhiên, sau đó ông lại tiếp tục mở trường Ôn Như, tức vừa dạy học vừa soạn sách. Ngày 13 tháng 6 năm 1927 (Đinh Mão), ông qua đời tại Hà Nội, thọ 73 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.4. Đường Nguyễn Gia Thiều (1741-1798): Là một nhà thơ thi Lê Hiển Tông. Ông là tác giả Cung oán ngâm khúc, tác phẩm ni tiếng của văn học Việt Nam. Năm 1786, khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, Nguyễn Gia Thiều trốn lên miền núi xứ Hưng Hóa. Năm 1789, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, lập ra triều Tây Sơn. Vua Quang Trung trọng người tài, thu dụng một số quan lại cũ của triều đình Lê - Trịnh, Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối. Nguyễn Gia Thiều về lại làng cũ, sống ở đấy cho tới khi mất vào ngày 9 tháng 5 Mậu Ngọ, tức ngày 22 tháng 6 năm 1798, thọ 57 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.5. Đường Ngô Thì Nhậm (1746-1803): Là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê - Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ông còn có tên gọi là Ngô Thời Nhiệm tự Hy Doãn hiệu Đạt Hiên. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê - Trịnh. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ Thượng thư. Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm và một số viên quan triều Tây Sơn bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803, do roi bị tẩm thuốc độc, sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì Nhậm chết;

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.6. Đường Trần Quang Khải (1241-1294): Là con thứ ba của Thái Tông Trần Cảnh; em ruột vua Trần Thánh Tông; làm tới chức Thượng tướng Thái sư; đảm nhận việc ngoại giao trong kháng chiến chống Nguyên Mông; trực tiếp chỉ huy trận thắng ở Chương Dương (1285) và là tác giả bài Tụng giả hoàn kinh sư ni tiếng. Trần Quang Khải có học lực cao, sáng tác nhiều bài thơ xuất sắc, bộc lộ hào khí của thời đại đất nước hưng thịnh, đồng thời lại chứng tỏ một tâm hồn thi sĩ phong phú, gắn bó với thiên nhiên. Tập thơ Lạc đạo tập chỉ còn sót lại hơn mười bài, có bài ni tiếng, tuy viết bng chữ Hán mà rt ph biến trong các thế hệ dân chúng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.7. Đường Trần Nguyên Đán (1326-1390): Hiệu Băng Hồ; là danh thần đời Trần, thuộc dòng dõi quý tộc. Ông là chắt của Thái sư Trần Quang Khải; bố vợ của Nguyễn Phi Khanh, là ông ngoại Nguyễn Trãi. Ông quê ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định. Năm 1370, ông cùng các hoàng tử Trần Phủ, Trần Kính và công chúa Thiên Ninh tổ chức lực lượng lật đổ Dương Nhật Lễ, lấy lại ngôi vua cho họ Trần. Trần Phủ lên ngôi (tức Nghệ Tông) phong ông chức Nhập nội kiểm hiệu Tư đồ kiêm Quản trấn Quốc Oai (Hà Tây). Năm 1385, thấy nhà Trần ngày càng suy yếu, "vận nước sắp hết" mà bn thân thì bất lực, ông xin về nghỉ tại Côn Sơn (Hải Dương). Ngày 14 tháng 11 năm Canh Ngọ (1390), Tư đồ Trần Nguyên Đán mất tại Côn Sơn, hưởng thọ 66 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.8. Đường Đào Duy Từ (1572-1634): Nhà Chính trị quân sự, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Ông được coi là Khai quốc công thần của chín đời chúa Nguyễn và 13 đời vua Nhà Nguyễn. Quê huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, ông giúp chúa Nguyễn đắp lũy Thầy và lũy Trường Dục ở Quảng Bình để chống lại quân Trịnh. Tác giả Hổ trướng khu cơ (sách binh pháp), tuồng cổ "Sơn Hậu", khúc ngâm "Ngọc Long Cương Văn"...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.9. Đường Hàm Nghi (1872-1943): Là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Năm 1884, Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie) và qua đời tại đây năm 1943. Ngày nay, lịch sử Việt Nam xem ông cùng với các vua chống Pháp gồm Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.10. Đường Huỳnh Thúc Kháng (1875-1947): Là chính khách, nhà chí sỹ, nhà văn, quê huyện Thăng Bình (nay là Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Hoàng giáp không ra làm quan, đứng đầu phong trào Duy Tân ở Trung kỳ đầu thế kỷ XX. Phong trào chống sưu thuế nổ ra, ông bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo 13 năm. Sau khi trở về ông làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, làm báo Tiếng dân. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi Bác Hồ sang Pháp, sáng lập và là Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Tác giả các sách: "Thi tù tùng thoại"; "Thi tù thảo"; "Trung Kỳ cựu sưu ký"...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3. Tên đường của các tuyến đường đã được Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đặt tên từ năm 2005 (theo Dự án “Đặt bổ sung và điều chỉnh hệ thống tên đường thị xã Phan Rang - Tháp Chàm năm 2005”)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh)

3.1. Đường Tôn Đản (Không rõ năm sinh năm mất và quê quán): Là danh tướng đời nhà Lý. Năm 1075, vua nhà Tống sai tướng lãnh chuẩn bị binh lương, thuyền bè sang đánh Việt Nam. Được tin, vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn quân sang đất Tống đánh trước. Lý Thường Kiệt đánh lấy châu Khâm, châu Liêm, còn Tôn Đản vây đánh châu Ung.

Trong ba căn cứ nói trên, Châu Ung ở cách xa biên giới Đại Việt hơn cả. Châu Ung có thành trì kiên cố, quân số đông, lương thực dồi dào, vũ khí đầy đủ. Nếu không nắm vững nghệ thuật đánh thành thì rất dễ có khả năng bị sa lầy ở Châu Ung, mà sa lầy ở đây thì tình hình sẽ chuyển biến theo chiều hưng hết sức bất lợi cho Đại Việt. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tôn Đản đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, xứng đáng với sự tin cậy ủy thác của chủ tướng Lý Thường Kiệt và quân dân Đại Việt lúc bấy gi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.2. Đường Nguyễn Văn Nhu (1910-1946): Là Liệt sĩ, nhà hoạt động cách mạng, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh Ninh Thuận; quê xã Thanh Khê, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Ông là Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1945-1946 (Chủ tịch UBND tỉnh đầu tiên của Ninh Thuận). Sau khi Hiệp định sơ bộ (ngày 06/3/1946) vừa được ký kết tại Hà Nội không lâu thì Pháp trở mặt, liên tiếp hành quân đánh úp các cơ quan và đơn vị bộ đội ta. Ngày 01/5/1946, Pháp bao vây trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Ninh Thuận, bắt tt cả cán bộ của tỉnh. Nguyễn Văn Nhu bị bắt và bị chúng xử tử cùng các đồng chí Trần Nghiễm, Võ Giới Sơn,...

(“Đán Ngân hàng tên đường Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm” đã phê duyệt năm 2016)

3.3. Đường Nguyễn Chích (1382 -1448): Là danh tướng khai quốc nhà Lê sơ. Quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1418, cùng Lê Lợi tham gia khởi nghĩa ở Lam Sơn. Cuối năm 1420, ông được Lê Lợi phong làm Thiết đột hữu vệ Đồng tổng đốc chủ quân sự. Từ năm 1421 đến 1423, ông tham gia nhiều trận đánh với quân Lam Sơn như: trận Ba Lm (tháng 12/1421) và trận Sách Khôi (tháng 2/1422) đánh bại 10 vạn quân Minh của Trần Trí. Ông được Lê Lợi thăng lên chức thiếu úy. Năm 1427, ông cùng tướng Bùi Quốc Hưng mang quân bao vây, hạ thành Tiêu Diêu (Gia Lâm, Hà Nội) và Thị Cầu (Bắc Ninh). Năm 1429, Nguyễn Chích được phong tước Đình thượng hầu, ban cho họ Lê của vua. Từ đó ông được gọi là Lê Chích. Năm 1448, ông mất, thọ 67 tuổi. Vua Lê Nhân Tông truy tặng ông làm Nhập nội tư không bình chương sự, Hiến quốc công, thụy hiệu là Trinh Vũ.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.4. Đường Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932): Là nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Ông là Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Lao Động. Quê làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh; nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tnh Thái Bình. Năm 1923, ông học ở trường Thành Chung Nam Định (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định). Năm 1927, ông được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để tìm hiểu về Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1928, ông được phân công làm Ủy viên Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ. Cuối năm 1928, ông viết tập tài liệu 16 trang với tiêu đề "Tổ chức công hội" nhằm truyền bá Chủ nghĩa Marx-Lenin. Năm 1929, ông thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ. Năm 1930, ông được c sang Cu Long (Trung Quốc) để dự Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 5 năm 1930, ông được Trung ương cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ. Đến cuối tháng 10 năm 1930, ông được Trung ương cử vào tham gia Xứ ủy Trung kỳ. Tháng 4 năm 1931, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giữ tại làng Yên Dũng Hạ (nay thuộc phường Hưng Thủy, thành phố Vinh). Tháng 7 năm 1932, ông bị chính quyền Pháp xử chém tại nhà lao Sông Lấp, thành phố Hải Phòng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.5. Đường Võ Giới Sơn (Không rõ năm sinh - mất 1946): Nhà hoạt động cách mạng, người huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 28/8/1945, Ủy ban Việt Minh lâm thời họp, sắp xếp củng cố chính quyền các cấp, củng cố lực lượng võ trang đbảo vệ chính quyền còn non trẻ, ông được cử làm Ủy viên Cảnh sát tỉnh Ninh Thuận.

Từ 1945-1946, ông có công trong việc giành lại, bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng tại tỉnh Ninh Thuận. Ngày 01/5/1946, giặc Pháp bao vây trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Ninh Thuận, bắt tất cả cán bộ của tỉnh. Chúng đã bắt ông giam giữ, tra tấn nhưng không khuất phục được, ông đã anh dũng hy sinh cùng các ông Trần Nghiễm và ông Nguyễn Văn Nhu...

(“Đề án Ngân hàng tên đường Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm” đã phê duyệt năm 2016)

3.6. Đường Phạm Đình Hổ (1768 - 1839): Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Quê ở làng Đan Loan, huyện Đường An (nay là huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương). Đỗ tú tài, sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, đọc nhiều sách, đi dạy học nhiều nơi, hiểu biết rộng. Có nhiều công trình nghiên cu lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, triết học. “An Nam chí”, “Ô châu cận lục”. “Kiền khôn nhất lãm”... Được truyền tụng nhất là tập “Vũ trung tùy bút” và “Tang thương ngẫu lục” (viết chung với Nguyễn Ấn). Phạm Đình Hổ có hai tập thơ “Đông Dã học ngôn thi tập”, “Tùng cúc liên mai tứ hữu”, nói lên tâm sự của người bất đắc chí sống ở thời loạn. Gần 60 tuổi, được Minh Mạng triệu vào kinh làm Thừa chi viện Hàn lâm, rồi làm Tế tửu Quốc tử giám.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.7. Đường Phan Đình Giót (1922-1954): Anh hùng lực lượng vũ trang. Phan Đình Giót sinh ở làng Vĩnh Yên (nay là thôn 8), xâ cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam. Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều. Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đinh Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều. Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai Hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót (1922 - 1954) là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

(Nguồn "Nguyễn Q. Thng, Nguyễn Bá Thế 2006, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Tr.1192”)

3.8. Đường Nguyễn Thị Định (1920-1992): Là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn gi là Ba Định. Bà có các bí danh: Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận, quê ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1936, bà tham gia phong trào Đông Dương. Năm 1938, bà kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng Tám năm 1945, bà tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre. Năm 1946, bà tham gia đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ để báo cáo tình hình kháng chiến ở Nam bộ và xin chi viện vũ khí. Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, V, VI;... Năm 1992, bà từ trần tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 72 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.9. Đường Đông Sơn: Là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là vùng đất cổ, nơi quần cư của người Việt cổ. Một địa chỉ khảo cổ học nổi tiếng nhất Việt Nam, nơi phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn của người Lạc Việt, là địa điểm tìm thấy trống đồng nhiều nhất trong số trống đồng tìm thấy ở Việt Nam, được gọi là trống đồng Đông Sơn.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.10. Đường Phan Châu Trinh (1872-1926): Nhà chí sĩ yêu nước, nhà cách mạng nổi tiếng, tên hiệu Tây Hồ, người làng Tây Lộc, xã Tam Phước nay là xã Tam Lộc, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1905, Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp bắt đầu cuộc vận động Duy Tân ở Quảng Nam với 3 mục tiêu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Năm 1908, phong trào đòi giảm sưu thuế nổ ra khắp Trung kỳ, Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bắt giam và đày ra Côn Đảo. Được sự can thiệp của Hội Nhân Quyền Pháp, năm 1911, ông được trả tự do và sang Pháp hoạt động.

Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước, Nhân dân Sài Gòn nhất là học sinh nồng nhiệt chào đón cụ. Khi Phan Bội Châu bị Hội đồng đề hình Pháp xử mức án “khổ sai chung thân”, Phan Châu Trinh gửi điện cho Toàn quyền Đông Dương đề nghị" ân xá cho Phan Bội Châu.

Sau hai lần tù tội, 14 năm lao động vất vả nơi xứ người, Phan Châu Trinh gầy yếu và bệnh nặng. Ngày 24/3/1926, cụ từ trần (lúc 54 tuổi), đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh trở thành cuộc vận động ái quốc rộng lớn. Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng điều đáng quý ở Phan Châu Trinh là tinh thần yêu nước nồng nhiệt, ý chí đấu tranh bất khuất trước cường quyền và gian khổ, quyết tâm đi mới đất nước...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.11. Đường Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1350): Là nhà ngoại giao nổi tiếng thời Trần Nhân Tông. Người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Thìn năm (1304), làm phụ chính cho 3 đời vua Trần được phong đến chức Thượng thư. Được các vua Trần cử sang sứ nhà Nguyên (1308 - 1324). Ông là một sứ thần ứng đối, biện luận giỏi giữ vững được uy tín và lợi ích quốc gia, khiến triều đình nhà Nguyên kính nể. Rất nhiều giai thoại nói lên khí tiết vững vàng và trí thông minh, linh hoạt của ông trong những chuyến đi sứ này.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.12. Đường Phan Kế Bính (1875-1921): Hiệu là Bưu Văn, bút hiệu Liên Hồ Tử, là một nhà báo, nhà văn ni tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Phan Kế Bính quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Năm Bính Ngọ (1906), Phan Kế Bính dự thi Nho học và đỗ Cử nhân, nhưng không ra làm quan, mà ở nhà dạy học. Trong thời gian này, ông công khai hưởng ứng phong trào Duy Tân, nhưng không trực tiếp chỉ đạo. Từ 1907, ông bắt đầu viết báo cho nhiều tờ báo trong nước, trong vai trò là một trợ bút, chủ yếu là dịch thuật, biên khảo sách chữ Hán. Sau đó ông ln lượt cộng tác với các tờ báo: “Đông Dương” tạp chí, “Lục tỉnh” tân văn, “Trung Bắc” tân văn. Đặc biệt là với tờ “Đông Dương” tạp chí, ông có thời gian làm trong Ban biên tập “Đông Dương” tạp chí và tác phẩm của ông phần lớn đều từng đăng trên tạp chí này.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.13. Đường Phan Văn Lân (Không rõ năm sinh, năm mất cũng như quê quán): Là danh tướng thời Tây Sơn, một trong các trọng thn của Bc Bình vương Nguyễn Huệ, sau là hoàng đế Quang Trung. Ông hầu như có mặt trong các trận đánh lớn vào những năm 1785-1789; nhất là các trận ở Rạch Gầm (Định Tường), Đống Đa (Hà Nội) giúp Nguyễn Huệ dựng nghiệp lớn.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.14. Đường Phạm Văn Hai (1931-1966): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở làng Tân Hòa, huyện Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay thuộc huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, ông nhập ngũ năm 1947 thuộc đơn vị biệt động 65 khu Sài Gòn - Gia Định, tham gia nhiều trận đánh, đặc biệt trận đánh kho bom Phú Thọ của Pháp đêm ngày 02/5/1954. Sau Hiệp định Genève 1954, ông được ở lại hoạt động, đi sâu vào nội thành xây dựng cơ sở. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông tham gia nhiều trận đánh, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, nổi bật là trận đánh tiêu diệt đồn Bình Hưng Hòa, đánh rạp Kinh Đô. Năm 1964, ông được cử vào căn cứ dự huấn luyện, năm 1965 được phong tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang. Năm sau ông hy sinh trên chiến trường Củ Chi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.15. Đường Lê Lai (? - 1419): Không rõ năm sinh, là một danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có công lớn giúp Lê Lợi tạo dựng sự nghiệp. Quê làng Dựng Tú (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Là người đứng thứ 2 trong danh sách hội thề Lũng Nhai năm 1416, chuẩn bị khởi nghĩa. Cuối năm 1418, nghĩa quân bị quân Minh bao vây ở húi Chí Linh miền Tây Thanh Hóa, ông đóng giả làm Lê Lợi xông pha phá vòng vây và hy sinh đLê Lợi và nghĩa quân được giải thoát. Nhớ công ơn Lê Lai, sau khi lên ngôi, Lê Lợi truy tặng ông là Đệ nhất Công thần. Năm 1429, được truy phong là Thái úy. Đời Nhân Tông, truy tặng ông là Bình chương quân quốc trọng sự (1443). Đời Thánh Tông được truy tặng Thái phó, truy phong Trung túc vương.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.16. Đường Phan Văn Trị (1830-1910): Quê ở làng Hưng Thạnh, huyện Bảo An, nay là huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông đỗ Cử nhân năm 1849 nên được gọi là Cử Trị. Sau khi đỗ Cử nhân, ông lui về ở ẩn, dạy học, làm ruộng, ngày ngày ngâm vịnh thơ văn cùng các bạn nhà nho. Khi quân Pháp chiếm thành Gia Định, ông cùng các sỹ phu yêu nước kêu gọi thực hiện “vườn không nhà trống”, gây khó khăn cho Pháp trong việc bình định những nơi chúng đã chiếm đóng.

Năm 1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, ông dời về Phong Điền - Cần Thơ dạy học. Tại đây, ông cùng với Huỳnh Mn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa và đông đảo sĩ phu Nam kỳ dùng ngòi bút lên án bọn trí thức cam tâm làm tay sai cho giặc. Cuộc bút chiến diễn ra suốt một thời gian dài, gây được tiếng vang và có ảnh hưởng chính trị rất lớn không chỉ ở Nam kỳ mà còn lan rộng cả nước.

Phan Văn Trị là một nhân sĩ yêu nước, thương dân, sống cuộc đời thanh bạch trong cảnh nghèo khó bằng nghề dạy học nơi thôn dã. Ông không chịu khuất phục cường quyền, mặc dù kẻ thù nhiều lúc tìm cách mua chuộc, dụ dỗ. Ông luôn kiên trì chủ trương kháng chiến, cùng bạn bè bàn kế sách cứu nước và cổ động Nhân dân đứng lên đánh giặc.

Hiện nay, thơ Phan Văn Trị sưu tầm được 54 bài thơ thất ngôn bát cú và một bài phú đều bằng chữ Nôm (trừ một vài câu đối bằng chữ Hán) bao gồm:

Thơ trữ tình vịnh vật và vịnh cảnh, Thơ bút chiến, Thơ tự sự (tiêu biểu là 10 bài thơ Cảm hoài) mà ông viết lúc cuối đời.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.17. Đường Chu Văn An (1272 - 1370): Là nhà giáo thời Trần, quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, Hà Nội (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300-1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng sớ Thất trảm (sớ xin chém 7 tên gian nịnh) nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều Ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.

(Nguồn "Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Văn hóa Thông tin, 2004. Tr. 660-661")

3.18. Đường Nguyễn Biểu (1350 - 1413): Là danh tướng thời Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Quê ở làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, vua Trùng Quang Đế sai ông đi sứ giảng hòa nhưng bị Trương Phụ tướng nhà Minh trói ông vào chân cầu, đcho nước thủy triều lên cao dìm chết. Nhân dân miền Nghệ An - Hà Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn ông là Nghĩa vương. Các triều đại sau cũng đều truy phong ông làm Phúc thần. Hiện nay tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ có đền thờ Nguyễn Biểu được xây dựng vào thời nhà Lê đtưởng nhớ công lao của ông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.19. Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585): Là Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Ông còn có tên khác: húy là Nguyễn Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân am cư sĩ. Quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Ông được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, với tầm nhìn địa chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Khi triều chính ngày một xấu đi, ông dâng sớ xin chém nhiều lộng thần, nhưng không được chấp nhận, bèn cáo bệnh về quê. Tại quê nhà, ông mở trường dạy học bên bờ sông Tuyết Hàn. Tuy ẩn dật nhưng ông vẫn được triều Mạc trọng thị như một đại thần cố cựu, Nhân dân tôn ông là bậc tiên tri, tiên giác. Ngày 28/11/Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.20. Đường Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967): Là Đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Vịnh, quê ở làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tham gia Cách mạng từ năm 1934, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1937, giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên (1938), Bí thư Xứ ủy Trung bộ, Ủy viên Ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (8/1945). Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội Nhân dân Việt Nam, phó Bí thư tổng quân ủy (1950-1961). Những năm 1961-1964 phụ trách công tác nông nghiệp của Ban Chp hành Trung ương Đảng. Phụ trách Trung ương cục miền Nam, kiêm Chính ủy quân giải phóng miền Nam (1965-1967). Ông có nhiu bài viết và tác phẩm lý luận quân sự và chính trị như: Giương cao hơn nữa ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, rèn luyện lập trường, tư tưởng vô sản của chúng ta; Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh Nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân, cũng là người đề ra chiến thuật “Nắm thắt lưng địch mà đánh”... Ông mất ngày 6/7/1967 tại Hà Nội và được tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.21. Đường Trần Huy Liệu (1901-1969): Quê ở làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1926, ông cùng một số người thành lập Đảng Thanh niên tại Sài Gòn rồi sau đó tổ chức đám tang Phan Châu Trinh và đòi thả Nguyễn An Ninh. Năm 1928, thành lập Cường học Thư xã, xuất bản các sách yêu nước (khoảng 23 cuốn). Chủ nhiệm các báo "Đông Pháp thời báo", "Pháp - Việt nhất gia" với nội dung cổ vũ nhân dân chống Pháp. Ông tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng, sau đó bị bắt và đày đi Côn Đảo (1929 - 1935).

Năm 1936, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, tích cực hoạt động báo chí ("Tin Tức", "Thời Báo") trong phong trào Đông Dương Đại hội và Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Năm 1939, ông bị bắt và bị tù đày lần thứ hai.

Tháng 3/1945, ông vượt ngục, sau đó tham gia viết báo "Cứu quốc" của Mặt trận Việt Minh và được Đại hội Quốc dân Tân Trào bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Giải phóng, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ cách mạng. Ngày 30/8/1945, ông là đại diện của Chính phủ cách mạng nhận trao nộp ấn, kiếm của vua Bảo Đại tại Huế. Từ 1953, ông là Trưởng ban Ban Nghiên cứu Văn, Sử, Địa. Từ 1960, ông là Viện trưởng Viện Sử học. Ông đã để lại nhiều tác phẩm lịch sử quan trọng: bộ Lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam (12 tập), Lịch sử 80 năm chống Pháp (tập 1-2, xuất bản 1956 - 1961).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.22. Đường Triệu Quang Phục (520-574): Người huyện Châu Diên (Vĩnh Trường), nay là Vĩnh Phúc. Ông cùng cha là Triệu Túc tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí. Năm 548, ông được Lý Bí giao binh quyền, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược. Ông đưa quân về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên), xây dựng nơi đây thành căn cứ, tổ chức lực lượng chống quân xâm lược. Do vậy nhân dân gọi ông là Dạ Trạch Vương. Năm 550, ông đem quân ạt đánh các doanh trại giặc quanh đầm Dạ Trạch rồi nhân thắng lợi tổng tấn công, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước nhà. Ông lên ngôi vua, ổn định tình hình đất nước, lấy niên hiệu là Triệu Việt Vương.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.23. Đường Trn Kỷ (1896-1948): Là cán bộ lão thành cách mạng, là Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Ninh Thuận, sinh tại xã Ân Hảo, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Tháng 12/1928, ông giữ chức vụ Bí thư chi bộ Đảng Tân Việt (Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phan Rang - Tháp Chàm). Tháng 10/1030, ông bị thực dân Pháp bắt tại Tháp Chàm và giam giữ tại nhà lao Phan Rang. Ngày 14/2/1931, tại phiên tòa Nam Triều mở tại Phan Rang, ông bị tuyên án 2 năm tù. Đầu năm 1932, ông bị thực dân Pháp giải về quê Bình Định quản thúc.

Năm 1933, ông chuyển về Bảo An quản thúc. Ngày 12/9/1941, ông bị bắt lần 2 và bị giam tại nhà lao Phan Thiết. Tháng 02/1942, ông bị đày lên nhà lao Ban Mê Thuột. Tháng 9/1943, mãn hạn tù, ông tiếp tục gây dựng lại phong trào.

Ngày 21/8/1945, ông vận động thanh niên và quần chúng tham, gia giành chính quyền tại Ninh Thuận. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông cùng gia đình sơ tán ra vùng tự do, tham gia kháng chiến chống Pháp tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn còn tiếp diễn ông lâm bệnh và mất ngày 21/02/1948 tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Với những cống hiến to lớn, ông được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Lão thành cách mạng và Huân chương Độc lập hạng Ba.

("Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận", Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

3.24. Đường Mạc Thị Bưi (1927 - 1951): Nhà hoạt động Cách mạng, là Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Quê xã Tân Hưng, huyện Nam Sách, tnh Hải Dương. Tham gia cách mạng chống thực dân Pháp rất sớm, chỉ huy đội du kích xã trực tiếp chiến đấu, gây cho địch nhiều tổn thất. Năm 1951, trong một trận càn quy mô lớn của địch, đơn vị của bà không đủ mạnh để chống trả, bà bị địch bắt. Sau khi dùng nhiều cực hình tra tấn nhưng không làm lay chuyn được ý chí sắt đá của bà, địch đem bà ra hành hình cuối năm 1951. Năm 1955 bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.25. Đường Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848): Là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội. Biệt hiệu lấy theo chức quan của chồng khi được bnhiệm làm Tri huyện Thanh Quan (nay là Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Bà sáng tác nhiều bài thơ hay ni tiếng bằng chữ Nôm, theo lối Đường luật như: "Thăng Long hoài cổ", "Chiều hôm nhớ nhà"..., trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ: "Qua đèo Ngang".

(Nguồn "Nguyễn Quang Thng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và xã hội 1992 Tr.642")

3.26. Đường Trần Ca: Quê quán thôn Khánh Hội, tổng Mỹ Tường, tỉnh Ninh Thuận. Năm 1939-1940, sau khi phong trào vận động mặt trận dân chủ bị địch khủng bố gt gao, các đồng chí đng viên phải hoạt động bí mật và tạo dựng cơ sở cách mạng bằng cách lập các Hội biến tướng. Trên địa bàn Ninh Hải, tổ chức thanh niên phản đế và một số hội biến tướng được thành lập. Năm 1940, hội bóng đá, một tổ chức nhằm tập hợp thanh niên để tuyên truyền cách mạng và khơi dậy lòng yêu nước, sau đó đưa những thanh niên trong hội gia nhập vào Hội Thanh niên phản đế, chng lại sự thống trị của bộ thực dân Pháp tại tổng Mỹ Tường được thành lập với sự tham gia của nhiều thanh niên yêu nước, trong đó có đồng chí Trần Ca. Năm 1942, đồng chí Trần Ca cùng những cơ sở cách mạng khác tại Vĩnh Hy bị địch bắt, trong thời gian bị giam cầm, dù bị địch tra tấn dã man, đồng chí vẫn gan dạ không khai báo một lời. Năm 1944, đồng chí mãn hạn tù trở về Vĩnh Hy, tiếp tục phát huy vai trò là thanh niên yêu nước, trong cách mạng địa phương. Năm 1945, sau khi Ủy ban Việt Minh lâm thời tỉnh được thành lập, Việt Minh tổng Mỹ Tường cũng được thành lập. Đồng chí Trần Ca là thành viên ban lãnh đạo Việt Minh của Tổng, phụ trách thôn Khánh Hội, Khánh Tường. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, phong trào cách mạng ở đây phát triển mạnh mẽ, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong cao trào cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí cùng đồng chí Duyệt, Xương huy động quần chúng, thanh niên tổ chức giành chính quyền ở Mỹ Tường vào 15h ngày 22-8-1945; đến ngày 23-8 khi chính quyền về tay nhân dân, đồng chí Trần Ca là Chủ nhiệm ủy ban Việt minh tổng Mỹ Tường. Tháng 11-1945, đồng chí được đứng vào hàng ngũ của Đảng, trở thành đảng viên Đng Cộng sản Việt Nam và là Bí thư chi bộ Khu Đông Bắc Ninh Thuận. Tháng 2-1947, Tỉnh ủy Ninh Thuận đổi các khu thành vùng, Khu I thành vùng I, đồng chí Trần Ca là Bí thư Vùng ủy vùng I - cấp ủy đầu tiên của Ninh Hải. Tháng 8-1948, Tỉnh ủy chủ trương giải tán các vùng, thành lập bốn huyện thị, vùng I và vùng IV thành huyện Thuận Bắc. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, đồng chí tiếp tục phát huy vai trò của Bí thư vùng ủy, lãnh đạo nhân dân địa phương đu tranh chống địch. Năm 1958, đồng chí bị địch bắt.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Trần Ca là chiến sĩ cách mạng, cán bộ cốt cán của quê hương Mỹ Tường, Bí thư chi bộ đầu tiên của cấp ủy Ninh Hải; là người con kiên trung của Ninh Hải nói riêng và Ninh Thuận nói chung. Đồng chí có nhiều đóng góp vào phong trào cách mạng của quê hương Mỹ Tường, cũng như phong trào cách mạng của tỉnh nhà.

(Nguồn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1930-1975, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Ninh Hải, tháng 1 năm 1996”)

3.27. Đường Dương Đình Nghệ (? - 937): Không rõ năm sinh, là một danh tướng, người làng Giàng (nay thuộc xã Thiệu Dương, tỉnh Thanh Hóa). Là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm. Dương Đình Nghệ tập hợp hơn 3.000 "con nuôi" Iàm vây cánh tại lò võ ở làng Giàng (Ràng), Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa), dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn... làm nha tướng. Năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái Châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán giải phóng thành Đại La. Năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền ông, giết hại đcướp quyền.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.28. Đường Nguyễn Viết Xuân (1933 -1964): Là Anh hung LLVT nhân dân, được biết đến nhiều qua khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!" trong Chiến tranh Việt Nam. Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1952, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 11 năm 1964, trong trận chiến với Không quân Hoa Kỳ tại phía tây tỉnh Quảng Bình, ông bị máy bay bắn bị thương nặng nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Trong đời binh nghiệp, ông từng làm trinh sát thuộc Đại đội 3 Đoàn 99, kế đó là Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi Chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận, ông mang quân hàm Thiếu úy, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4. Được truy tặng Anh hùng LLVT nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.29. Đường Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947): Là học giả uyên bác, nhà hoạt động cách mạng ưu tú. Bút hiệu Ứng Hòe, sinh ra ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ ông học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành chung (Trung học). Về nước ông làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Ông từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Bộ trưởng Cứu tế Xã hội trong chính phủ cách mạng lâm thời. Năm 1946, là Chủ tịch Quốc hội khóa I. Năm 1947, trong chiến dịch Việt Bắc, ông bị bắt, bị tra khảo và bị giết tại Bắc Kạn.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.30. Đường Phan Thanh Giản (1796-1867): Là Danh thần của nhà Nguyễn, quê quán tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Ông là một danh nhân của đất Bến Tre. Cuộc đời ông là những ngày tháng trc trở, gian truân từ lúc sinh ra cho đến cuối đời. Ông là vị Tiến sĩ đầu tiên của đất Nam kỳ, thi đỗ vào năm 1826, rồi làm quan dưới 3 triều nhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông là một người tài giỏi, một nhà văn, nhà thơ và là một vị quan thanh liêm, ngay thẳng nên con đường làm quan của ông cũng gặp nhiều thăng trầm. Bi kịch cuối đời của ông gắn liền với giai đoạn các tỉnh Nam kỳ bị thực dân Pháp xâm chiếm, mà đỉnh điểm là sự kiện ba tỉnh miền Tây Nam kỳ gồm An Giang, Hà Tiên và Vĩnh Long lọt vào tay quân xâm lược Pháp lúc ông đang được giao trọng trách Kinh lược sứ trấn giữ các tỉnh này. Nhận thấy không chống nổi giặc, để bảo toàn lực lượng, ông tuyệt thực 17 ngày ri uống thuốc độc tự tử. Ông để lại một số tác phẩm: Lương khê thi hào, Sứ trình thi tập.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.31. Đường Phạm Hùng (1912-1988): Là chính khách Việt Nam. Ông từng giữ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của nước Việt Nam thống nhất, từ năm 1987 đến năm 1988. Ông quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương, hoạt động ở Mỹ Tho. Năm 1945, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam bộ. Năm 1954, Ông được cử làm Trưởng đoàn quân đội Việt Nam trong Ban liên hiệp đình chiến tại Nam bộ. Từ năm 1956-1988, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước, liên tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Năm 1987, ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến lúc mất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.32. Đường Thái Thị Bôi (1911-1938): Quê ở làng Nghi An, nay thuộc xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nng, trong một gia đình có truyền thống yêu nước.

Năm 1926, bà bị mật thám bắt giam, sau đó bị đuổi học vì đã tham gia bãi khóa, tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh, về quê, bà bắt liên lạc với nhóm Đỗ Quang, Đỗ Quỳ, Lê Quang Sung, Lê Văn Hiến, Phan Long... tham gia thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Nam (7/1927). Đầu năm 1928, khi Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập, bà được cử vào Ban chấp hành. Năm 1928, bà đứng ra tổ chức và điều hành “Đà thành Nữ công học hội”. Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931, bị địch bắt nhưng vì không đủ chứng cớ nên bà được thả ra. Năm 1935, tại Đà Nng, bà cùng với Nguyễn Sơn Trà lập nhà sách Việt Quảng bán sách tiến bộ, làm nơi đi lại, liên lạc hoạt động hợp pháp của nhiu chiến sĩ cộng sản. Trong phong trào Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939), bà là thành viên trong Ủy ban đón tiếp đặc sứ J. Godart, phái viên của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp được cử sang Đông Dương điều tra tình hình đời sống của người lao động và vấn đề tù chính trị.

Thái Thị Bôi thuộc thế hệ phụ nữ Quảng Nam - Đà Nẵng sớm giác ngộ cách mạng, tân tiến ở đầu thế kỷ 20. Do bị bạo bệnh, bà đột ngột qua đời ngày 23/9/1938 tại Đà Nẵng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.33. Đường Nguyễn Văn Huyên (1908 - 1975): Là Giáo sư, tiến sỹ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Hiệu Huy Vân, sinh tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Năm 1945, ông làm Giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1946 - 1975, là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, là đại biểu Quốc hội Việt Nam từ khóa II - VII, là ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tháng 10 năm 1975, ông qua đời tại Hà Nội.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.34. Đường Võ Văn Tần (1894-1941): Quê ở làng Bình Tả, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Năm 1924-1925, ông tham gia “Hội kín của Nguyễn An Ninh”. Năm 1926, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1929, ông tham gia An Nam Cộng sản Đảng, trở thành Bí thư đầu tiên của huyện Đức Hòa. Năm 1937, ông được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, trước khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, ông bị địch bắt tại Hóc Môn, chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản. Chúng xử bắn ông tại Hóc Môn cùng các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.35. Đường Bạch Đằng: Là con sông chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long khoảng 40 km, nơi diễn ra nhiều trận đánh với chiến thắng vô cùng hiển hách của dân tộc Việt Nam. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 03 chiến công của dân tộc Việt Nam, đó là:

Năm 938: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.

Năm 981: Cuộc kháng chiến chng quân Tống của Lê Hoàn.

Năm 1288: Cuộc thủy chiến của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.36. Đường Phó Đức Chính (1907-1930): Là lãnh tụ Việt Nam, người làng Đa Ngưu (nay thuộc xã Tân Tiến) huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; xuất thân trong một gia đình Nho học. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công chính Hà Nội. Ông giữ chức Tổng bộ lâm thời Việt Nam Quốc dân Đảng, nhiều lần bị địch bắt nhưng ít tuổi nên được tha. Trong cuộc khởi nghĩa tháng 02/1930, ông được phân công chỉ huy đánh Đồn Thông ở Hà Tây để phối hợp với các cánh quân đánh Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao. Sự việc bại lộ, đánh chiếm các nơi trên không thành, ông bị địch bắt. Ngày 17/6/1930, ông bị đưa lên đoạn đầu đài cùng các lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng khác như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Tiềm,... ông đã kịp hô “Việt Nam vạn tuế” trước khi chết.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.37. Đường Mai Xuân Thưởng (1860-1887): Là một lãnh tụ chống Pháp. Ông quê ở thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Bình Khê nay là huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định). Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương ông chiêu tập nghĩa quân, kêu gọi quần chúng đứng lên khởi nghĩa, gây nhiều thiệt hi cho giặc. Không thể làm gì được ông, quân giặc dùng thủ đoạn tra tấn mẹ ông và những người thân, tàn sát những người có thành ý ủng hộ ông. Đcứu mẹ và Nhân dân, ông đã tự nộp mình và bị giặc xử chém ngày 06/6/1887 tại Bình Định.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.38. Đường Huỳnh Tấn Phát (1918 - 1989): Là Chính khách, nhà hoạt động Cách mạng. Ông quê ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Năm 1949, ông giữ chức Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính kiêm Giám đốc Sở Thông tin Nam bộ. Sau năm 1954, ông được phân công ở lại Sài Gòn động viên phong trào đu tranh chính trị và hoạt động ở nội thành. Năm 1959, ông được cử làm Ủy viên chính thức Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Năm 1960, ông được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam. Từ năm 1969-1976 ông giữ chức Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam. Từ 1976-1981 ông giữ chức phó Thủ tướng Chính phủ. Từ 1982-1989 giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Ông mất ngày 30 tháng 9 năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Tổng hợp, Tr. 326")

3.39. Đường Dương Quảng Hàm (1898 - 1946): Là Nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, ông sinh tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 1920, ông tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Từ năm 1920 đến 1946, ông làm giáo viên Trường Bưởi (tức Trường trung học Bảo Hộ, tiền thân của Trường Chu Văn An ngày nay). Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được bổ nhiệm làm Thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng của Trường Bưởi. Bị Pháp bắt và tử hình tháng 12/1946. Trong hơn 20 năm, ông vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường từ bậc tiu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cun sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941), Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.40. Đường Trần Hữu Duyệt: Quê ở làng Nhượng Bản, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1925, tại Nghệ An, các đồng chí Trần Phú, Tôn Quang Phiệt,... thành lập Hội Phục Việt - tiền thân của Tân Việt cách mạng Đảng (gọi tắt là Tân Việt), năm 1926, Hội liên hệ Hội thanh niên cách mạng Việt Nam và theo xu hướng Mácxít. Năm 1929, Tân Việt vào Sài Gòn phát triển Đảng viên, trong đó có đồng chí Trần Hữu Duyệt và thành lập Kỳ bộ Nam kỳ. Năm 1928, Đoàn Quế (một đốc công xây dựng trong Đpô Tháp Chàm, là người có tinh thần yêu nước) vào Sài Gòn gặp đồng chí Trần Hữu Duyệt, qua đó đồng chí Trần Hữu Duyệt cùng Lê Trọng Mân, Trần Hữu Chương ra Ninh Thuận gây dựng cơ sở cách mạng. Khi đến Ninh Thuận đồng chí Trần Hữu Duyệt đã nhanh chóng tiếp xúc và kết nạp các anh Trần Kỷ, Nguyễn Hữu Hương, Trần Đình Quế vào Đảng Tân Việt, đồng thời thành lập chi bộ Tân Việt Cầu Bảo tại nhà Đơn Tâm (nay là số nhà 28 Nguyễn Du, phường Bảo An, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) - là chi bộ Tân Việt đầu tiên tại Ninh Thuận cũng như ở các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Cuối 1929, đồng chí Trần Hữu Duyệt trực tiếp vận động xây dựng và thành lập chi bộ Tân Việt tại sở muối Phương Cựu của Nguyễn Hữu Sở, nơi có 200 công nhân làm việc. Cùng với việc kết nạp các đảng viên vào Đảng Tân Việt, đồng chí còn gặp đồng chí Trần Thi, để tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản. Ngoài ra, đồng chí cùng đồng chí Mân, Chương xây dựng các chi bộ Tân Việt ở Khánh Hòa, Lâm Viên và Bình Thuận. Đlãnh đạo Tân Việt các tỉnh, tháng 4-1929, một cuộc họp với sự tham gia của các chi bộ Tân Việt ở các tỉnh diễn ra tại gò đất dưới đường xe lửa vào ga Tháp Chàm (nay là nghĩa trang liệt sĩ Tháp Chàm) để thành lập cơ quan liên tỉnh, với bí danh là “Ngũ Trang”, do đồng chí Trần Hữu Duyệt làm bí thư.

Ngày 3-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 3-1930, tại Ninh Thuận, cơ quan liên tỉnh Ngũ Trang họp tại đồn kiểm lâm Tân Mỹ. Cuộc họp tiến hành chuyển Đảng ở mỗi tỉnh, đồng chí Trần Hữu Duyệt được xứ ủy Trung kỳ giao nhiệm vụ phụ trách chung các tỉnh Cực Nam Trung bộ đồng thời kiêm bí thư tỉnh Khánh Hòa và chuyển ra Nha Trang công tác.

Tuy chỉ hoạt động ở Ninh Thuận trong thời gian ngắn, nhưng đồng chí Trần Hữu Duyệt là người có vai trò quan trọng, đóng góp to lớn cho quá trình phát triển của phong trào cách mạng ở Ninh Thuận, từ phong trào yêu nước của các sĩ phu và nhân dân địa phương đến phong trào yêu nước theo khuynh hướng cộng sản; cũng như sự ra đời của chi bộ cộng sản ở Ninh Thuận.

(Nguồn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1930-1975, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011”)

3.41. Đường Đinh Công Tráng (1842 - 1887): Là lãnh tụ chống Pháp trong khởi nghĩa Ba Đình. Ông sinh tại làng Trịnh Xá, huyện Thanh Liêm (nay là xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Khi quân Pháp tiến hành công cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ, đang là một chánh tổng, ông đến gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm, rồi tham gia trận Cầu Giấy năm 1883. Năm 1887, ông hy sinh trong một trận chiến đấu với đối phương tại làng Trung Yên, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

(Nguồn "Nguyn Quang Thắng và Nguyn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và xã hội 1992 Tr.201")

3.42. Đường Hà Huy Giáp (1908 - 1995): Nhà hoạt động Cách mạng, quê ở xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 03/02/1930 Hà Huy GÍáp được cử làm Bí thư đặc công miền Hậu Giang, y viên Thường vụ xứ ủy Nam kỳ. Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II (dự khuyết), khóa III, Phó ban Tuyên huấn Trung ương, Thứ trưởng Bộ giáo dục, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Phó Ban nghiên cứu lịch sử Đảng.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế 2006, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam Tr.279”)

3.43. Đường Trần Quốc Thảo (1914-1957): Là liệt sỹ cách mạng, tên thật là Hồ Xuân Lưu, quê làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1930, ông tham gia Đoàn Thanh niên ở quê nhà. Năm 1936, ông tham gia Mặt trận Dân chủ ở Quảng Trị, đến năm 1940 là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Trung kỳ. Năm 1941, sau khi đi dự hội nghị Trung ương Đảng ở Cao Bằng về, ông bị địch bắt ở Nghệ An. Năm 1942, ông vượt ngục nhưng rồi bị bắt lại và bị tăng án lên 20 năm. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông về hoạt động ở quê nhà.

Năm 1949, ông vào Nam Bộ làm Bí thư Ban Công vận Xứ ủy. Năm 1950, ông làm Thường vụ Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn kiêm Phó Tổng thư ký Công đoàn Việt Nam. Đến năm 1957, ông được bầu làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau đó, ông bị bắt tại Phú Nhuận, địch tra tấn dã man đến chết trong ngày 16/10/1957.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.44. Đường Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925): Là nhà Nho yêu nước. Ông có các bút danh khác: tự Đỉnh Nam, Đỉnh Thần, hiệu Mai Sơn còn được gọi là Ông Nghè Liên Bạt, sinh tại làng Liên Bạt, tỉnh Hà Đông. Năm 1884, ông đỗ cử nhân ở khoa thi Hương ở Thanh Hóa. Năm 1892, ông thi Đình và đỗ Hoàng Giáp. Năm 1907, ông tìm đường sang Trung Quốc hoạt động cùng với Phan Bội Châu lập ra Việt Nam Quang phục Hội. Năm 1914 sau khi Phan Bội Châu bị bắt, ông là người lãnh đạo của hội. Sau khi các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội thất bại, ông xuống tóc vào tu ở chùa Thường Tích Quang, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) và mất năm 1925.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.45. Đường Nguyễn Thái Bình (1948 - 1972): Là sinh viên phản chiến Việt Nam. Ông sinh tại xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Năm 1966, Bình đỗ Tú tài toàn phần, sau đó, ông đỗ vào các ngành Y, Dược, Nông Lâm Súc và Học viện Quốc gia hành chính của Sài Gòn. Năm 1968, Nguyễn Thái Bình được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp học bổng sang Mỹ để du học, ông theo học tại Đại học cộng đồng ở Fresno, California một năm rồi chuyển đến Đại học Washington. Năm 1972, Nguyễn Thái Bình cùng 9 sinh viên Việt kiều khác đã đột nhập và chiếm tòa lãnh sự của Việt Nam Cộng hòa tại thành phố New York, yêu cầu đòi trả tự do cho 200.000 tù nhân chính trị tại Việt Nam. Năm 1972 ông bị bắn chết tại phi trường Tân Sơn Nhất. Sau cái chết, ông trở thành một biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.46. Đường Ngô Đức Kế (1878 - 1929): Là nhà nho yêu nước, Tên thật là Ngô Bình Viên, quê ở làng Trảo Nha, tổng Đoài, huyện Thạch Hà (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông đỗ cử nhân năm 19 tuổi, đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi, triều đình bổ làm quan nhưng ông từ chối, về quê mtrường dạy học. Ông cùng Lê Văn Luân, Đặng Văn Bá...lập Triều Dương thương điềm tại Vinh để liên lạc, gây dựng phong trào chống Pháp. Năm 1908, ông tham gia phong trào chống thuế và bị thực dân Pháp bt, đày ra Côn Đảo. Năm 1921, ông ra tù, tiếp tục hoạt động phong trào yêu nước: làm báo, xuất bản những sách tiến bộ cho đến khi qua đời năm 1929.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.47. Đường Trần Đại Nghĩa (1913-1997): Tên thật là Phạm Quang Lễ; quê ở xã Chấn Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông gia nhập bộ đội năm 1946 và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1949. Ông là một trong những người có công lớn trong việc xây dựng ngành Quân giới Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù kinh tế đất nước còn lạc hậu, không có cơ sở khoa học kthuật, ông đã nghiên cứu, thiết kế và tổ chức sản xuất thành công nhiều loại vũ khí: mìn, đạn, lựu đạn, bom phóng, súng bazôka, súng SKZ.

Ông là Hiệu trưng đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1956). Bên cạnh đó, ông còn giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước (1964), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước (1965 - 1972), Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1966), Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (1975 - 1983), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (1973 - 1974) và Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng (1974 - 1977), Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (1983 - 1988), đại biểu Quốc hội khóa II, III. Ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưng Hồ Chí Minh (1996).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.48. Đường Trịnh Hoài Đức (1765-1825): Hiệu là Cấn Trai, tự là Chỉ Sơn, người Minh Hương, quê ở tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc. Ông là người thông minh, học sâu, hiểu rộng, là học trò của Võ Trường Toản.

Trịnh Hoài Đức là nhà văn, nhà thơ, nhà địa dư chí, nhà kinh tế, nhà ngoại giao và là một khai quốc công thần thời Nguyễn. Ccuộc đời ông gắn bó với đất nước và con người vùng đất Đồng Nai - Gia Định. Đương thời, ông là người có vốn sống và hiểu biết phong phú bậc nhất về mảnh đất này.

Ông mất năm 1825, thọ 60 tuổi. Lúc mất được truy phong Thiếu Bảo, Cần Chánh Điện Đại học sĩ và được an táng tại làng Bình Tước, tỉnh Biên Hòa. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, đặc biệt là Gia Định Thành thông c, được xem là bộ địa phương chí sớm nhất viết về đất Sài Gòn - Gia Định và Nam Kỳ Lục tỉnh xưa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.49. Đường Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871): Là danh sĩ, kiến tc sư và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ XIX. Ông sinh trong một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, ông có tên gọi khác là Thầy Lân. Năm 1846, nhà thơ xứ Tân Ấp mời ông dạy chữ Hán, từ đó ông học chữ Pháp và Quốc ngữ với các giám mục. Năm 1858, giám mục Gauthier (tên Việt gọi là Ngô Gia Hậu) đưa ông sang Pháp, trên đường đi ông có ghé La Mã yết kiến Giáo hoàng, rồi đến Paris. Năm 1861, ông về nước, người Pháp có ý định dùng ông làm tay chân, nhưng ông từ chối. Đu năm 1871, ông nhận được lệnh cấp tốc ra Huế với lý do đưa học sinh đi Pháp, sau my tháng ở Huế, ông xin phép trở về Xã Đoài (Nghệ An) thì đột ngột từ trần.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.50. Đường Lương Ngọc Quyến (1885 - 1917): Lãnh tụ chống Pháp. Ông quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Tháng 10/1905, ông tìm đường sang Nhật tìm cụ Phan Bội Châu, vào học tại trường Chn Võ. Năm 1912, được bổ nhiệm làm Ủy viên Bộ chấp hành Quân sự của Việt Nam Quang phục hội. Năm 1914, ông bị bắt và cầm tù ở Thái Nguyên. Trong cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên, ông được cử làm quân sư, Phó Tư lệnh bên cạnh Chỉ huy trưởng Trịnh Văn Cấn. Ngày 05/9/1917, quân Pháp vây đánh, ông đề nghị đồng đội bắn vào ngực để quyên sinh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.51. Đường Trần Quý p (1870-1908): Quê ở thôn La Thái, làng Bát Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Ông tư chất thông minh, thi Hội và thi Đình đều đỗ cao (thứ nhì), sống giữa thời buổi “gió Âu mưa Mỹ”, tiếp thu tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản quốc tế, ông cũng như các chí sĩ cách mạng khác (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...) đã tham gia vào các phóng trào cách mạng nhằm duy tân đất nước, tiến tới lật đổ ách xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, nghiệp lớn chưa thành thì ông bị bọn thực dân và tay sai vu cáo và kết án tử hình (Trần Quý Cáp bị xử chém tại làng An Phú ngày 17/5/1908).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.52. Đường Ông Ích Khiêm (1831-1884): Là lãnh tụ khởi nghĩa kháng Pháp. Ông quê ở huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Năm 1852, ông thi đỗ cử nhân và được bổ làm tri huyện Kim Thành, Hải Dương, sau đó được bổ vào hàng quan võ làm đến chức Tiễu phủ sứ rồi về triều làm Thị Lang. Ông chiêu tập nghĩa quân, đấu tranh mạnh mẽ trong phong trào kháng Pháp. Năm 1884, ông bị địch bắt, chúng dùng nhiều thủ đoạn để tra khảo, mua chuộc nhưng không lay chuyn được ý chí kiên trung của ông, chúng kết án tử hình ông tại nhà lao Bình Thuận.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.53. Đường Phùng Chí Kiên (1901-1941): Là nhà hoạt động cách mạng và quân sự Việt Nam, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Vĩ, sinh năm Tân Sửu (1901), quê ở làng Mỹ Quang Thượng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Năm 1926, ông được cử sang Quảng Châu, Trung Quốc dự lớp huấn luyện chính trị đầu tiên do Hồ Chí Minh tổ chức. Năm 1927, ông trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động. Năm 1934, ông cùng Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập tập hợp các điều kiện để chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương phụ trách công tác Đảng ở hải ngoại. Năm 1941, ông về nước trực tiếp chỉ đạo xây dựng căn cứ Bắc Sơn, chuẩn bị thời cơ cướp chính quyền. Tháng 7/1941, ông bị địch bắt tại Bắc Kạn, biết ông là cán bộ cao cấp, chúng dùng nhiều thủ đoạn để dụ hàng nhưng ông vẫn vững vàng, không lay chuyển được. Chúng xử chém ông tại cầu Ngân Sơn. Sau khi đất nước thống nhất, ông được Hội đồng Chính phủ Việt Nam truy phong quân hàm cấp Tướng vào năm 2003.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.54. Đường Thái Văn Lung (1919-1946): Là người Việt mang quốc tịch Pháp, từ nhỏ sống ở Pháp, học ở trường Công giáo. Ông đỗ Cử nhân Luật hạng ưu năm 1940. Năm 1941, ông làm Trạng sư tại Tòa thượng thẩm Sài Gòn. Năm 1945, ông tham gia phong trào Thanh niên tiền phong và trở thành chiến sỹ chống Pháp, được Xứ ủy Nam kỳ giao nhiệm vụ lãnh đạo tổ chức phong trào khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Trong thời gian Nam Bộ kháng chiến, ông bị bắt, sau đó vượt ngục, vào chiến khu D. Tại đây, ông gặp tướng Nguyễn Bình và đứng ra thành lập Trường Quân chính Miền Nam, được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Thủ Đức. Tháng 4/1946, ông được bầu vào Quốc hội khóa I. Tháng 7/1946, ông bị bắt; địch dùng nhiều thủ đoạn nhưng không lung lạc được ông. Ông đã anh dũng hy sinh ngày 02/07/1946.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.55. Đường Nguyễn Hữu Hương (1894-1961): Là cán bộ lão thành Cách mạng, là người con trong gia đình nổi tiếng giàu có tại làng Cầu Bảo - Tháp Chàm (nay thuộc phường Bảo An, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Năm 1930, ông được chuyển thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây ông được tham gia đấu tranh dưới ngọn cờ của một chính Đảng duy nhất ở Việt Nam.

Năm 1939, ông là Ủy viên Ban cán sự được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào ở Ninh Thuận.

Năm 1942, ông bị đầy lên Buôn Ma Thuộc, tại đây ông tham gia các cuộc đấu tranh trong tù cùng với các đồng chí của mình.

Năm 1945, ông được cử làm Ủy viên Mặt trận Việt Minh của tỉnh. Năm 1947, ông chuyển ra Bình Định làm chủ nhiệm Việt Minh huyện Hoài Ân. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc làm Hiệu trưởng Trường Sơ - Trung cấp Bưu Điện Hà Đông. Sức khỏe ngày càng yếu nên năm 1958 cơ quan cho ông nghỉ việc và cho hưởng trợ cấp để dưng bệnh. Đến năm 1961, ông bệnh nặng và mất.

Thành tích: Cán bộ lão thành cách mạng và Huân chương Độc lập hạng Hai.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận” Ban Chấp hành Đảng hộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

3.56. Đường Huỳnh Tịnh Của (1834 - 1907): Là một nhà văn hóa học và ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu Nam bộ. Quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Năm 1861, Huỳnh Tịnh Của được bổ nhiệm Đốc phủ sứ, làm Giám đốc Công ty phiên dịch Văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Định Báo trong một thời gian ngắn. Ông là một trong số ít người "Tây học" đầu tiên trước tác bằng chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật phương Tây, nhưng vẫn không quên phổ biến văn hóa phương Đông cổ truyền. Sau cùng với Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là người có công xây đắp rất nhiều cho nền văn chương quốc ngữ trong những bước đu, nht là ở Nam Kỳ. Ông mt năm Đinh Mùi (1907) thọ 73 tuổi tại Bà Rịa.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thắng, Từ điển tác giả Việt Nam, Nxb Văn hóa Hà Nội, 1999")

3.57. Đường Trần Hiếm (1915-1996): Là lão thành cách mạng, còn gọi là Mười Hiếm, tức Bảy Gia, sinh tại xã Ân Ho, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Năm 1946, ông được cử m Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Ninh Sơn. Sau Hiệp định Genève (7/1954), ông được Ban cán sự cực Nam phân công ở lại Ninh Thuận hoạt động. Từ năm 1960 đến 1975, ông tham gia nhiều phong trào góp phần giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Đặc biệt, từ năm 1971 - 1975, ông được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại nước Cộng hòa Tazania (châu Phi). Sau ngày nước nhà thống nhất ông được điều về công tác ở Bộ Ngoại giao. Đến tháng 10/1976, ông được Nhà nước cho về nghỉ hưu ở tỉnh Thuận Hải. Năm 1996 ông mất vì bệnh hiểm nghèo.

Thành tích: 01 Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, 01 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, truy tặng danh hiệu Lão thành cách mạng.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thun” Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

3.58. Đường Trần Quốc Toản (1267-1285): Là một thiếu niên được liệt vào hàng các dũng tướng đời Trần, là một điểm son chói lọi của tinh thần Đông A. Quốc Toản mồ côi cha, ở với mẹ tại ấp của cha ở Võ Ninh (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) và hưởng tước Hoài Văn Hầu. Năm 1283, giặc Nguyên do Thái tử Thoát Hoan cầm đầu sang xâm lược nước ta. Vua Trần Nhân Tông hội các vương hầu và bách quan ở bến Bình Than bàn kế chống giặc. Quốc Toản vì còn nhỏ không được dự Hội nghị Bình Than đã tức giận bóp nát quả cam, sau mộ quân treo cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân”, tham gia vào các chiến thắng Tây Kết, Chương Dương. Tuy nhiên, trong một cuộc đột kích nhằm bắt Thoát Hoan, Trần Quốc Toản bị trúng tên và hy sinh giữa trận tiền ở độ tuổi 18.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.59. Đường Phạm Ngũ Lão (1255-1320): Là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Người làng Phù ng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Một nông dân, ham học, có ý chí, tình nguyện tham gia quân đội đánh giặc ngoại xâm, chỉ huy quân cấm vệ của Trần Hưng Đạo; lập nhiều chiến công trong hai lần chống Nguyên - Mông (1285-1288), sau còn đi dẹp loạn quấy phá biên giới Lão Qua và Chiêm Thành ở phía Nam, trở thành danh tướng đời Trần, được phong tước Quan nội hầu.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.60. Đường Trần Quang Diệu (Không rõ năm sinh, mất năm 1802): Là danh tướng nhà Tây Sơn; chồng của nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân; quê xã An Hải Tây, tổng An Lưu hạ, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thành phố Đà Nẵng).

Năm 1790, ông là Đốc trấn Nghệ An và trông coi việc xây thành Phượng Hoàng Trung đô.

Năm 1792, Quang Trung băng hà, ông giữ chức Thái phó, hết lòng giúp Nguyễn Quang Toản (lúc này mới 10 tuổi) lên ngôi, tức vua Cảnh Thịnh. Năm 1802, nghe tin Tây Sơn thua ở Trấn Ninh, ông cùng Võ Văn Dũng bỏ thành Qui Nhơn kéo quân ra Nghệ An cứu viện. Nhưng đến huyện Hương Sơn, hay tin Nghệ An đã mất, vợ chồng ông định lên đường ra Bắc thì bị Nguyễn Anh bắt ở huyện Thanh Chương.

Nguyễn Ánh dụ ông hàng nhiều lần, nhưng ông không hàng phục nên cả gia quyến của ông bị hành hình.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.61. Đường Hoàng Diệu (1832-1882): Tên thật là Hoàng Kim Tích, là quan nhà Nguyễn. Quê ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, ông là người nổi bật nhất trong số các anh em trong gia đình. Năm 20 tuổi ông đã đồng đỗ Cử nhân với anh trai Hoàng Kim Giám (khi ấy 23 tuổi) khoa Mậu Thân (1848) trong khoa thi Hương tại Thừa Thiên, năm 25 tuổi ông đỗ Phó bảng khoa Quý Sửu (1853), thời vua Tự Đức. Năm 1851, ông được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định). Năm 1882, ông giữ chức Tổng đốc Hà - Ninh (Hà Nội - Ninh Bình), ông chỉ huy cuộc chiến đấu tới cùng bảo vệ Hà Nội chng lại quân Pháp. Hà Nội thất thủ ông tự vẫn tại Võ Miếu.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.62. Đương Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858): Là nhà quân sự, nhà kinh tế và là nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại. Tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1819, khi đã 41 tuổi, ông mớ đỗ Giải nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An. Năm 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành. Năm 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân. Năm 1835 dẹp giặc Khách. Ông cũng góp nhiu công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt - Xiêm (1841 - 1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc. Ông có công lớn trong việc đắp đê lấn biển ở Ninh Bình và Thái Bình.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.63. Đường Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798): Là nhà thơ thời Lê Hiển Tông, là tác giả của “Cung oán ngâm khúc”. Ông còn có tên khác: Ôn Như Hu, quê ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là làng Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bc Ninh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình. Năm 1759, khi mới 18 tuổi ông giữ chức Hiệu úy, quản Trung mã tả đội. Năm 1782, thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa. Năm 1798, ông về lại làng cũ nơi ông sinh ra, sống tới khi mất. Nguyễn Gia Thiu là người có sự hiu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí. Về sáng tác, ông có hai tập thơ chữ Hán là “Ôn Như thi tập”, khoảng một nghìn bài, nhưng đã thất truyền. Những tác phẩm chữ Nôm, ngoài “Cung oán ngâm khúc”, ông còn có “Tây hồ thi tập” và “Tứ trai thi tập”.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.64. Đường Nguyễn Khoái (1240 -?): Một danh tướng thời Trần. Ông là tướng chỉ huy quân Thánh Dực hậu cần Vua Trần, lập nhiều chiến công quân Nguyên Mông lần thứ II và lần thứ Ill: năm 1285, ông lập công lớn, chặn đánh cánh quân địch thứ 2 do Toa Đô chỉ huy từ Nam tiến ra Bắc nhằm hợp quân với chủ lực quân địch do Thoát Hoan chỉ huy từ Bắc xuống; năm 1285, ông chỉ huy quân Thánh Dực tham gia trận chiến chiến lược Bạch Đằng, với nhiệm vụ chia cắt quân địch để tiêu diệt. Tại đây, ông dũng cảm, mưu trí hoàn thành nhiệm vụ, chia cắt, xua đuổi thủy quân Nguyên Mông lâm vào bãi cọc đã bố trí trước, góp phần to lớn vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.65. Đường Lê Thánh Tôn (1442-1497): Là hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ. Tên thật là Tư Thành, sau khi lên làm vua, mở ra thời Hồng Đức thịnh trị nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông cho lập bia tiến sĩ ở Văn Miếu, vẽ bản đồ cả nước, làm Quốc sử, thực hiện các chính sách khuyến nông, khuyến học. Ông còn là nhà thơ, chủ súy hội thơ Tao Đàn nổi tiếng. Ông làm vua được 38 năm. Trong thời kỳ cầm quyền của Lê Thánh Tôn, nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và trở thành một cường quốc, cũng như thể chế Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ thịnh trị Hồng Đức.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.66. Đường Trương Văn Ly (1924-1952): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Những năm 1942 -1943, ông rời quê hương vào làm công nhân tại Sở muối Cà Ná (Ninh Thuận). Năm 1945, ông gia nhập bộ đội. Từ khi vào bộ đội cho đến lúc hy sinh, ông đã chiến đấu ở chiến trường Cực Nam Trung bộ mà chủ yếu là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong trận Cà Ná, đầu năm 1947 ông chỉ huy một trung đội, táo bạo bố trí nằm phục sát Quốc lộ 1. Khi bọn địch lọt phục kích, ông đã dẫn đầu cùng đơn vị xông lên diệt gọn 2 trung đội địch. Và một trận đánh chống càn với 2 đại đội địch ở Mỹ Đức (Phước Mỹ - Phan Rang). Năm 1951, ông chỉ huy 23 chiến sĩ cảm tử quân, bí mật luồn qua 3 vị trí địch đóng vòng ngoài, vào diệt tên lính gác, rồi chia thành nhiều mũi bất ngờ tiến công mãnh liệt, áp đảo bọn địch. Đánh tan một đại đội bảo vệ của chúng, diệt 80 tên học viên sĩ quan, giải tán 2 đại đội tân binh, thu 2 đại bác, 100 súng trường và rất nhiều đạn các loại.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông là một chỉ huy rất có tài cầm quân đánh giặc, quyết đoán trong công việc. Có thể nói đồng chí là người cầm quân trăm trận, trăm thắng, bọn giặc Pháp khi nghe nói đến ông đều kinh hoàng, khiếp sợ.

Năm 1952, ông hy sinh trong một trận phục kích ở cầu Giấy (Ngã Hai, Bình Thuận).

Thành tích: Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

3.67. Đường Đặng Quang Cầm (1921-1993): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ông nhập ngũ tháng 9/1945 và liên tục chiến đấu ở chiến trường cực Nam Trung Bộ đến tháng 7/1954. Năm 1948 ông vào Ninh Thuận là Trung đội phó phụ trách khai thông chặng đường dài 300km, vượt qua những đỉnh núi cao, rừng rậm của các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa ra đến dốc Mỏ Phú Yên để nối liền các tỉnh Cực Nam và Liên khu 5. Từ tháng 01/1951 đến tháng 7/1954, ông phụ trách đội vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Kết quả ông đã xây dựng được chính quyền ở 19 xã, tổ chức đánh 30 trận, diệt hàng trăm tên địch, bảo vệ được cơ sở và tính mạng tài sản của nhân dân. Năm 1954, ông hoạt động và chiến đấu ở chiến trường miền Tây Ninh Thuận. Cuối năm 1955, ông được điều về công tác tại Quân khu Hữu Ngạn. Năm 1972 đến năm 1974, ông là Thiếu tá Hiệp lý viên Cục chính trị Quân khu Hữu Ngạn. Năm 1993 do sức khỏe yếu nên ông đã vĩnh viễn ra đi.

Thành tích: Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếuBan Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

3.68. Đường Bùi Thị Xuân (?-1802): Không rõ năm sinh, là một nữ tướng thời Tây Sơn, người ở thôn Xuân Hòa (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Là vợ Trần Quang Diệu, cả hai đều là tướng tài của Tây Sơn, lập nhiều võ công. Đến thời vua Quang Toản thất thế, vợ chồng bà và con cái bị nhà Nguyễn bắt và giết hại. Bà hy sinh lẫm liệt, giữ tròn tiết tháo.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.69. Đường Cao Bá Quát (1808-1855): Là Quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương và là mt nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ XIX. Ông người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ cử nhân, làm Giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây), năm 1855 cùng Lê Duy Cự khởi nghĩa Mỹ Lương (nay là Mỹ Đức, Hà Nội) bị đàn áp dã man và hy sinh. Ông để lại hơn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong snày về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng), ông được người đời tôn ông là “Thánh Quát”.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3.70. Đường Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873): Là đại danh thần thời nhà Nguyễn. Tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, quê làng Đường Long, xã Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1823, ông làm Điển bộ. Năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh. Năm 1832, ông được sung vào phái bộ sang Trung Quốc về việc thương mại. Năm 1835, ông vào Gia Định khai hoang, và được thăng hàm Thị Lang. Năm 1840, ông được bổ làm Tuần phủ Nam Nghĩa, trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng. Năm 1850, vua Tự Đức chuẩn phê cải tên ông là Nguyễn Tri Phương. Năm 1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ. Năm 1873, ông làm kinh lược sứ Bắc kỳ, chống Pháp đánh thành Hà Nội, ông bị trọng thương và qua đời.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

4. Tên đường của các tuyến đường đã được Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đặt tên sau năm 2005 đến nay (chưa có trong Dự án “Đặt bổ sung và điều chỉnh hệ thống tên đường thị xã Phan Rang - Tháp Chàm năm 2005)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh)

4.1. Đường Hồng Bàng: Là giai đoạn thuộc thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Theo truyền thuyết thuộc niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Lãnh thổ của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương Vương rộng lớn, phía bắc ti sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía Nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía Tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Hoa ngày nay), về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc. Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc, ngoài ra còn có một số nhóm người sinh sống trên các lưu vực sông thuộc khu vực Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay. Có ít nhất 18 đi Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 Trước công nguyên. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hóa Đông Sơn).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

4.2. Đường Trần Nhân Tông (1258-1308): Vua là con trưởng của Trần Thánh Tông, thân mẫu là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Vua được truyền ngôi ngày 22 tháng 10 năm Mậu Dần (1278), ở ngôi 15 năm (1278-1293), nhường ngôi để làm Thượng hoàng 6 năm (1293-1299). Trong thời gian trị vì vua đã xây dựng nhiều thành tựu vượt bậc, đất nước thái bình, dân chúng, an cư lạc nghiệp. Đặc biệt, vua đã lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông (1285-1288) mang lại hòa bình cho quốc gia và dân tộc.

Năm 1299, vua nhường ngôi cho con, xuất gia tu hành Phật giáo tại núi Yên và là một trong ba vị Tsáng lập phái Thin Tông Trúc Lâm Yên Tử ở Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

4.3. Đường Hoàng Hoa Thám (1845-1913): Là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Thường gọi là ĐThám, tên thật là Trương Nghĩa, quê huyn Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế năm 1887, lập căn cứ ở Bắc Giang, chống Pháp dai dẳng 26 năm. Pháp không diệt nổi phải đình chiến thương lượng mấy lần, sau bị sát hại ở vùng rừng Yên Thế. Ông là một anh hùng nông dân yêu nước, có tinh thần bất khuất, kiên cường trong lịch sử cận đại. Cụ Phan Bội Châu tôn ông là Chân tướng quân (Tướng quân chân chính).

(Nguồn "Nhân vật lịch sử Việt Nam")

4.4. Đường Duy Tân (1907-1916): Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900). Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi. Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên nhà vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chng Pháp. Nhà vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cáo Vân... vạch định cuộc ni dậy chng Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, nhà vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion. Nhà vua mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (25- 12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Nhà vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, nhà vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức).

(Nguồn “Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế”)

4.5. Đường Nguyễn Cư Trinh (1716-1767): Là danh tướng thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Ngoài tài văn võ, ông còn nổi tiếng là người liêm chính, giỏi việc chính trị, ngoại giao. Tên chữ là Nghi, hiệu: Đạm Am, ông là người ở xã An Hòa, tổng An Hòa, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa (nay là phường An Hòa, thành phố Huế). Năm 1740, ông thi đỗ Hương cống, được bổ làm Tri phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa (vùng đất thuộc cả Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế). Từ năm 1753 đến 1759, nhờ kế sách "dĩ man công man" và "tàm thực", ông đã khéo léo thu cmiền đồng bằng sông Cửu Long về cho Đại việt. Năm 1767 ông bệnh và mất, hưởng dương 51 tuổi, được truy tặng Tá lý công thần, Vinh lộc đại phu, thụy Văn Định.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam)

4.6. Đường Tô Hiệu (1912-1944): Người làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông đi học từ năm lên 6 tuổi, nhà nghèo nhưng học rất chăm chỉ.

Những năm 1925-1926, ông theo học trường Pháp - Việt tại thị xã Hải Dương; tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh nên bị đánh trượt trong kỳ thi tiểu học. Năm 1927, Tô Hiệu lên Hà Nội, vừa học vừa kiếm tiền, vừa tham gia hoạt động yêu nước trong phong trào học sinh. Sau đó ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1930, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt, chúng kết án 4 năm tù giam, đày đi Côn Đảo.

Mùa thu năm 1938, ông được Trung ương Đảng phân công phụ trách miền duyên hải Bắc Kỳ, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự Đảng Hải Phòng.

Ngày 30/5/1939, Tô Hiệu lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thuế đèn, thuế nước.

Ngày 01/12/1939, ông bị bắt trên đường đi in tài liệu ở Hải Phòng.

Năm 1940, ông bị đày lên Sơn La. Tại đây Tô Hiệu được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, ông đã lãnh đạo anh em kiên trì đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù. Ngày 7/3/1944, Tô Hiệu qua đời tại Sơn La.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

4.7. Đường Phan Đăng Lưu (1902-1941): Quê ở xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp trường Canh nông thực hành, ông làm ở nhiều nơi trên miền Bắc, miền Trung, tham gia Đảng Tân Việt ở Vinh, được bầu làm Ủy viên thường vụ, phụ trách tuyên huấn (1928) rồi sang Quảng Châu liên lạc với Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội để bàn việc hợp nhất. Tháng 9/1929 ông bị bắt tại Hải Phòng, bị kết án tù khổ sai và đày đi Buôn Ma Thuột. Ra tù năm 1936, ông tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ ở Huế. Ông là tác giả của nhiều bài báo, tác phẩm với bút danh Tân Cương, Phi Bằng.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1938); Ủy viên Thường vụ (1940), được phân công chỉ đạo phong trào ở Nam Kỳ. Dự Hội nghị VI (11/1939, hội nghị quyết định nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế) và Hội nghị VII (11/1940) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ông bị bắt ngày 22/11/1940 khi vừa về đến Sài Gòn và chưa kịp truyền đạt hoãn cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Ông bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị bắn ở Hóc Môn (28/8/1941). Phan Đăng Lưu là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5. Tên của các tuyến đường mới xây, phát triển theo quy hoạch

(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh)

5.1. Đường Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013): Quê ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông hoạt động cách mạng từ sớm: tham gia lãnh đạo phong trào học sinh ở Huế (1925) và tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng.

Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt, đưa về quê quản thúc. Sau đó ra Hà Nội, ông tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận Dân chủ; tham gia sáng lập báo "Lao động", "Tiếng nói chúng ta"; biên tập báo "Tin tức", "Dân chúng". Ông là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội.

Năm 1940, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, ông gây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức Việt Minh ở Cao Bằng; tổ chức Ban Xung phong Nam tiến (1942). Ngày 22/12/1944, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao tổ chức Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân; chỉ huy đội đánh thắng hai trận đầu ở Phai Khắt (25/12/1944) và Nà Ngần (26/12/1944).

Tháng 8/1945, ông là Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc kỳ; Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân; Ủy viên Ban Chỉ huy Lâm thời khu giải phóng Việt Bắc; tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc; Ủy viên Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam.

Năm 1946, ông là Phó Trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán với Pháp tại Hội nghị trù bị Đà Lạt.

Ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa II - VI; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa II - IV; Bí thư Tng Quân ủy, sau này là Quân ủy Trung ương. Từ năm 1946 - 1947, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Năm 1948 - 1975, ông là Đại tướng, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam; Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, ông trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn, đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, ông chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn, đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).

Từ năm 1955 - 1980: ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991); đại biểu Quốc hội các khóa I - VII.

Ông được trao tặng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất và nhiều huân chương cao quý khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.2. Đường Võ Trứ (Không rõ năm sinh, mất năm 1898): Quê ở làng Nhơn Ân, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông là người yêu nước, đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, lập căn cứ khởi nghĩa ở vùng cao Sơn Hòa, Phú Yên cùng với Mai Xuân Thưởng và Trần Cao Vân. Nghĩa quân chủ yếu là sơn dân vùng cao và các tăng sĩ ở các chùa. Sau khi Trần Cao Vân bị bắt, ông tập hợp nghĩa quân, chuẩn bị tiến về đồng bằng làm cuộc chiến lớn đđánh đuổi giặc, trả thù cho đồng bào, đồng chí. Tháng 7/1898, ông khởi quân đánh chiếm Tòa Công sứ Pháp tại sông Cầu, cuộc chiến diễn ra quyết liệt nhưng do thực lực yếu nên cuộc tấn công không thành, ông bị địch bắt. Địch đem ông ra xử chém tại Phú Yên.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.3. Đường Nguyễn Trác (1904-1986): Là nhà hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Quê ở xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1930, ông làm công cho hãng buôn Chamer ở Sài Gòn, và kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại Chi bộ của hãng. Năm 1931, ông bị địch bắt, bị kết án 10 năm tù và đày đi Côn Lôn. Năm 1936, ông được đại xá, trở về tiếp tục xây dựng cơ sở Đảng ở Quảng Nam và các tỉnh khác; được bầu vào Xứ ủy Trung kỳ kiêm Bí thư Đảng bộ tỉnh Quảng Nam cho đến cuối năm 1938 thì bị địch bắt lại và đày đi Qui Nhơn, Ban Mê Thuột và đưa đi an trí ở Darto (Đắc Tô - Kon Turn) cho đến năm 1945. Quá trình hoạt động cách mạng, ông đã từng giữ những chức vụ quan trọng như: Giám đốc Tư pháp Liên khu 4, Giám đốc Vụ Hình hộ Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Hồ Chí Minh.

(Nguồn "Báo Quảng Nam Online")

5.4. Đường Yên Thế: Là tên huyện cực Bắc thuộc tỉnh Bắc Giang, giáp giới với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Yên Thế là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp trong suốt 30 năm (1884-1913) do Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.5. Đường Hoàng Văn Thụ (1909-1944): Là nhà lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ông là người dân tộc Tày, sinh tại xóm Phạc Lạng, xã Nhân Lý, châu Điềm He, huyện Văn Uyên (nay thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng) tỉnh Lạng Sơn. Năm 1937, ông lãnh đạo phong trào bình dân và viết báo Lao Động. Giữa năm 1938, ông được bầu vào Ban thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Đầu năm 1939, ông dự Hội nghị Xứ ủy mở rộng do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ triệu tập ở Vạn Phúc (Hà Đông) và được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Từ năm 1939 đến 1943, ông đã 10 lần khôi phục lại Thành ủy Hà Nội. Tháng 11 năm 1940, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I. Đầu năm 1941, ông được cử sang Tịnh Tây (Trung Quốc) dự Đại hội đoàn thể Cách mạng Việt Nam để bàn việc thống nhất các lực lượng cách mạng trong và ngoài nước. Năm 1941, ông cùng đoàn đại biểu Xứ ủy Bắc Kỳ dự Hội nghị Trung ương lần thứ VIII và được cử vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Đại hội thành lập Việt Nam Cách mạng đồng minh (Việt Minh) đã cử ông vào Lâm thời Tổng bộ Việt Minh. Ông được phân công là Thường vụ trung ương phụ trách binh vận. Mặt trận Việt Minh ra đời, phong trào chống Pháp-Nhật lên cao. Tháng 1 năm 1944, ông bị kết án tử hình.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.6. Đường Phan Bội Châu (1867-1940): Hiệu Sào Nam, có tên khác là Phan Văn San; người làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904), chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du (1905), vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà. Năm 1912, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền của Việt Nam và thành lập Việt Nam Cộng hòa Dân quốc. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp. Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự (Huế) cho đến khi mất vào năm 1940.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.7. Đường Võ Trường Toản (Không rõ năm sinh, mất năm 1792): Quê ở huyện Bình Dương, Tân Bình, trấn Gia Định, nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Ông là một nhà Nho uyên bác, đức hạnh. Mặc dù được Nguyễn Ánh nhiều lần mời ra làm quan nhưng ông từ chối, về quê mở trường dạy học ở thôn Hòa Hưng. Học trò của ông giữ nhiều chức vụ khá quan trọng của triều đình cũng như ở nhiều địa phương, tiêu biểu là nhóm “Gia Định tam gia”: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định.

Sau khi mất ông được sắc phong “Gia Định Xử Sĩ Sùng Đức Võ Tiên Sinh” khắc vào bia nơi phần mộ.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.8. Đường Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613): Là một Danh tướng, người làng Kẻ Bùng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Phùng Khắc Khoan còn gọi là Trạng Bùng, đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Canh Thìn (1580) thời Lê - Trịnh. Cuộc đời làm quan của Phùng Khắc Khoan khá thăng trầm nhưng luôn thể hiện sự liêm chính cương trực vì nước vì dân được các đồng liêu nể phục, các đời vua trọng dụng. Phùng Khắc Khoan làm quan đến chức Thượng thư Bộ hộ, Quốc Tử Giám tế tửu, từng làm Chánh sứ sang Bắc quốc (1597 - 1598). Trạng Bùng nổi tiếng với thơ văn thần thông của mình khi đi sứ. Tại kinh đô nhà Minh, khi giao thiệp với vua tôi của họ, các sứ thần Nhật Bản, Triều Tiên... vô cùng kính nể tài thơ và tài biện bác của Trạng Bùng. Trước tác Phùng Khắc Khoan để lại xứng đáng tầm vóc một tác gia lớn của nền văn học sử Việt Nam. Cho đến nay, giới sưu tầm đã xác định được trên 500 tác phẩm như văn tế, văn bia, kinh truyện... nhưng đặc sắc hơn cả là thơ. Nhiều tác giả, nhà nghiên cứu còn khẳng định Phùng Khắc Khoan từng tham gia viết sử, viết sấm ký, sách dịch lý, bói toán và sách bàn về việc dùng binh... Tác phẩm còn lại của Phùng Khắc Khoan hiện nay tiêu biểu là bốn tập thơ chữ Hán: Ngôn chí thi tập, Huấn đồng thi tập, Đa thức tập, Mai lĩnh sứ hoa thi tập. Chỉ riêng với bốn tập thơ trên đã khẳng định và tôn vinh tầm vóc Phùng Khắc Khoan, danh nhân thi sĩ từng được nhân dân yêu mến phong tặng là Trạng Bùng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.9. Đường Trần Nguyên Hãn (1390-1429): Là danh tướng nhà Trần; người trang Sơn Đông, nay là thôn Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch. Trần Nguyên Hãn là dòng dõi tôn thất nhà Trần, hậu duệ của Thái sư Trần Quang Khải, cháu nội quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Ông là một trong những khai quốc công thần của nhà Lê, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng giặc Minh xâm lược. Sau bị vua Lê nghi ngông có âm mưu tạo phản, ông nhảy sông tự vn; 26 năm sau mới được Lê Nhân Tông minh oan.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.10. Đường Thủ Khoa Huân (1816-1875): Tên thật là Nguyễn Hữu Huân, người huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho). Ông đỗ đầu khoa thi Hương trường Gia Định dưới triều vua Tự Đức (1852), sau đó được bổ nhiệm làm giáo thụ tại huyện nhà. Ông tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp tại Mỹ Tho, Châu Đốc. Năm 1864, ông bị địch bắt và đày sang đảo La Réunion, thuộc địa Pháp tại Châu Phi. Năm 1869, được thả về nước, ông cùng Âu Dương Lân tổ chức kháng chiến tại Định Tường. Năm 1875, bị quân Pháp bắt, chúng dùng nhiều thủ đoạn đlung lạc, mua chuộc nhưng không lay chuyn được ý chí người anh hùng. Không còn cách nào khác, chúng ra lệnh xử tử ông vào ngày 19/5/1875.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.11. Đường Trương Vĩnh Ký (1837-1898): Quê ở làng Cái Mơn, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre. Ông là một trí thức Tây học, thông thạo nhiều thứ tiếng, từng là chủ bút tờ “Gia Định” báo. Ông viết rất nhiều sách, cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, thuộc đủ loại: lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học.

Chuyến đi sứ Bắc Kỳ năm t Hợi là thiên ký bút đầu tiên được ông viết bằng chữ Quốc ngữ với lời văn bình dị, dễ hiểu. Với phần đóng góp lớn lao của ông, chữ Quốc ngữ ngày càng được truyền bá rộng rãi và dần trở thành công cụ hữu hiệu của tiếng nói dân tộc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.12. Đường Tôn Thất Thuyết (1835-1913): Quê ở Xuân Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên. Ông là con thứ hai của Đô đốc Tôn Thất Đính, là hậu duệ của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) thuộc dòng tộc Nguyễn Phúc ở Huế. Năm 1869, ông làm An sát Hải Dương, rồi Tán tương Quân thứ Thai Nguyên rồi Tán lý quân thứ Sơn Hưng Tuyên.

Năm 1873, ông tham gia trận đánh Pháp ở Cầu Giấy lần thứ nhất cùng với quân Cờ Đen, giết được sĩ quan chỉ huy Pháp Gacniê (F. Garnier). Năm. 1875, ông chiến thắng ở Tây Sơn, bắt sống tướng giặc Cờ Vàng là Hoàng Sùng Anh. Ông được phong làm Hữu Tham tri Bộ Binh, tước Nam. Năm 1883, ông được sung vào Viện Cơ mật. Khi vua Tự Đức mất, ông là một trong ba phụ chính đại thần. Tháng 7/1885, ông chủ động tấn công các căn cứ của Pháp ở Huế. Cuộc tấn công thất bại, ông đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Nghiệp lớn không thành, ông bị bắt và đày sang Trung Quốc. Ông mất năm Quý Sửu (1913), thọ 78 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.13. Đường Nguyễn Trung Trực (1838-1868): Là nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An và Rạch Giá (này thuộc tỉnh Long An và Kiên Giang), sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực. Tục gọi là Quản Chơn (vì còn nhỏ tên Chơn), quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An). Ông còn có tên khác là Nguyễn Văn Lịch - một nông dân kiêm ngư nghiệp; hăng hái nổi lên chống Pháp khi chúng đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ. Năm 1861, ông đánh chiếm hạm Hy Vọng (Espérence) trên sông Vàm Cỏ và được giao trấn thủ Hà Tiên. Pháp chiếm xong Nam Kỳ, ông lập căn cứ ở Hòn Chuông tiếp tục chiến đấu cho đến khi bị Pháp bắt năm 1868 và đem hành hình ở Rạch Giá. Ông để lại câu nói nổi tiếng: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.14. Đường Bùi Hữu Nghĩa (1807 - 1872): Ông là quan nhà Nguyễn, là Nhà nho yêu nước, nhà thơ và là nhà soạn tuồng. Ông quê ở Cần Thơ, thi đỗ thủ khoa kỳ thi Hương năm 1835. Ông làm quan, có tính cương trực, hay bênh vực người nghèo. Bị bọn tham quan vu cáo, bị kết án tử hình về tội xui kẻ khác giết người; nhờ vợ lặn lội ra tận kinh thành Huế kêu oan, nên được tha. Từ đó, ông từ quan về quê mở trường dạy học, làm thơ, viết văn. Ông là bạn thân của cụ cử Phan Văn Trị, góp phần thắng lợi trong cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị với Nguyễn Thọ Tường. Ngoài nhiều bài thơ chữ Hán, văn tế vợ, tế con, ông để lại vở tuồng ba hồi nổi tiếng “Kim thạch kỳ duyên”.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và xã hội 1992 Tr. 42")

5.15. Đường Tôn Thất Tùng (1912-1982): Quê ở thành phố Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông tốt nghiệp Trưng Đại học Y Dược Hà Nội. Năm 1937, Luận án tốt nghiệp của ông được tặng thưởng Huy chương vàng của Trường Đại học Y khoa Paris.

Ông tham gia và có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông cùng với giáo sư Hồ Đắc Di và Đặng Văn Ngữ xây dựng Trường Đại học Y khoa Kháng chiến ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ông là Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn, Hà Nội (1955 - 1982) và xây dựng thành trung tâm ngoại khoa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và là cơ sở đào tạo cán bộ đại học và sau đại học. Ông còn là Giáo sư, chủ nhiệm bộ môn ngoại khoa Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Từ năm 1948 - 1961, ông là Thứ trưởng Bộ Y tế.

Ông đã có trên 200 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trong nước và ngoài nước, tập trung chủ yếu trong 3 lĩnh vực: phương pháp cắt gan qua nhu mô, gọi là phương pháp cắt gan khô (phương pháp Tôn Thất Tùng); các bệnh nhiễm khuẩn gan mật nhiệt đới; hậu quả của chất độc hóa học dùng trong chiến tranh, đặc biệt là chất độc da cam.

Từ năm 1980 - 1982, ông là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia nghiên cứu các hậu quả lâu dài của các chất hóa học dùng trong chiến tranh Việt Nam. Ông đã đạt nhiu Huân chương cao quý: Huân chương Lanơlonggơ của Viện Hàn lâm Y khoa Pháp (1977); Viện sĩ viện Hàn lâm, Hội viên danh dự Hội ngoại khoa của nhiều nước; Anh hùng lao động (1960); Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương khác. Ông mất ngày 07/5/1982 tại Hà Nội, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.16. Đường Võ Duy Dương (Không rõ năm sinh, mất năm 1806): Quê ở thôn Cù Lâm Nam, thuộc phủ Tuy Viễn, trấn Bình Định (nay là thôn Nam Tượng, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định).

Ông giỏi nghề võ, có tài sản và thường đem của cải làm việc phúc lợi cho nhân dân, nên được triều đình phong tặng chức Thiên hộ, đời sau gọi ông là Thiên Hộ Dương. Ngoài ra, vì ông có tài nhấc một lúc năm trái linh bằng sắt nên nhân dân cũng xưng tụng ông là Ngũ Linh Thiên Hộ Dương.

Ông kết nghĩa thâm giao với Trương Đnh, khi giặc Pháp xâm chiếm Nam K, ông đứng trong hàng ngũ kháng chiến do Trương Định lãnh đạo.

Năm 1864, chủ soái Trương Định hy sinh, ông về Đồng Tháp Mười lập chiến khu tiếp tục đánh quân cướp nước. Nghĩa quân của ông thắng lợi nhiều trận vang dội ở Mỹ Trà, Cao Lãnh, Cai Lậy.

Về sau tướng Pháp De Lagrandère đưa quân đàn áp ác liệt ở vùng Đồng Tháp, ông rút quân về An Giang, định cùng Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân bổ sung lực lượng phối hợp kháng chiến.

Theo Đại Nam thực lục chính biên thì ông rời căn cứ Tháp Mười ngồi thuyn định ra miền Trung chiêu tập dân quân đphục thù, chng may gặp bão chìm thuyền, mất tích ở cửa biển Thuần Mu (Khánh Hòa) trong năm 1866.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.17. Đường HĐắc Di (1900-1984): Là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam. Sinh ra tại Hà Tĩnh, quê ở làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Ông là vị Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội từ 1954 - 1973. Ông đã công bố 37 công trình nghiên cứu y khoa (nay mới tìm lại được 21 công trình), đa phần được viết chung với cộng sự: giáo sư Huard, giáo sư Mayer- May, với các học trò Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng... là Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa V và Ủy viên Thường vụ Quốc hội từ khóa II đến khóa IV.

(Nguồn "Nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa 1997")

5.18. Đường Trần Xuân Soạn (1849-1923): Quê ở làng Thọ Hạc (nay là xã Đông Thọ), huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian đi lính, do có công lớn trong việc trừ tiễu phỉ ở ngoài Bắc nên ông được thăng chức rất nhanh. Sau khi Hàm Nghi lên ngôi (1885), ông được điều về Huế để cùng phái kháng chiến lo giữ kinh thành. Ông tham gia tổ chức cuộc nổi dậy ở kinh đô Huế đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885 và đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị. Ông cùng Phạm Bành, Đinh Công Tráng xây dựng cứ điểm Ba Đình (Thanh Hóa), trực tiếp chỉ huy cánh quân ở Quảng Hóa (thuộc huyện Vĩnh Lộc) để hỗ trợ các căn cứ Ba Đình và Mã Cao (Yên Định, Thanh Hóa). Cuối năm 1886, Ba Đình, Mã Cao thất thủ, ông rút quân lên Điềm Lư, châu Quan Hóa (nay là huyện Bá Thước) xây dựng lại lực lượng. Ít lâu sau, ông sang Trung Quốc gặp Tôn Thất Thuyết để bàn chuyện xin viện trợ nhưng sau bị mắc kẹt ở đó. Ông mất ở thị trấn Thiều Châu, Trung Quốc ngày 17/12/1923.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.19. Đường Đoàn Văn Bơ (1917-1958): Liệt sỹ, nhà hoạt động Cách mạng. Ông còn có bí danh là Tư Đông, quê ở xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ông từng học ở trường Bá Nghệ (trường Cao Thắng ngày nay) rồi làm công nhân ở xưởng Ba Son, tham gia Cách mạng; Ngày 23/9/1945, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông theo tổ chức vào Chiến khu. Cuối năm 1946, ông trở lại thành phố hoạt động và làm việc ở Ba Son, cho đến năm 1953, bị lộ nên trở vào Chiến khu. Năm 1954, ông được cử vào Thường vụ Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, đến năm 1958 thì bị bắt và mất trong nhà lao Gia Định. Được Nhà nước công nhận là liệt sỹ.

(Nguồn "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế, Tr.234")

5.20. Đường Lê Đình Thám (1897 - 1969): Là bác sĩ, pháp sư, cư sĩ Phật giáo và là nhà hoạt động hòa bình. Quê làng Đô Mỹ, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương (đậu Thủ Khoa) tại Hà Nội năm 1916, và sau đó đậu Y khoa Bác sĩ năm 1930, ngạch Pháp quốc, tại Y khoa Đại học đường Hà Nội. Khi ra trường với danh hiệu Y sĩ, đúng lúc phong trào Duy Tân khởi nghĩa bị thất bại, anh trai là Y sĩ Lê Đinh Dương bị Pháp tù đày tại Buôn Mê Thuột. Ông bị tình nghi và luôn bị theo dõi. Từ năm 1916 đến năm 1923, ông được bổ nhiệm và làm việc tại các bệnh viện Hội An, Bình Thuận, Sông Cầu, Qui Nhơn, Tuy Hòa. Chính trong thời gian này, ông nghiên cứu thêm về triết lý Đông Phương như Khổng, Lão và Phật giáo...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.21. Đường Nguyễn Duy Trinh (1910 - 1985): Là Chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam. Ông sinh trong một gia đình nông dân tại xã Nghi Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1925, ông đã tham gia phong trào học sinh đòi tự do hoạt động chính trị tại thành phố Vinh. Năm 1926, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930-1931, ông bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, sau chuyển về Kon Tum. Tại đây, năm 1941, ông cùng một số bạn tù vượt ngục nhưng bị bắt lại.

Năm 1951, tại Đại hội Đảng lần thứ II, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và đến tháng 8/1955 đảm nhiệm chức vụ Bí thư Trung ương Đảng, là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng suốt từ năm 1956 đến năm 1982. Năm 1982, tại Đại hội Đảng lần thứ V, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho đến khi mất. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.22. Đường Đặng Văn Ngữ (1910-1967): Là một bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam. Quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩ người Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Năm 1942, ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Năm 1945, ông là Hội trưởng Hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Năm 1955, ông sáng lập ra Viện sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam, và làm Viện trưởng đầu tiên của viện này. Năm 1967, ông mất tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về lĩnh vực y học.

(Nguồn "Đặng Văn Ngữ - Một nhân cách, một tài năng lớn, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam")

5.23. Đường Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968): Là giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng Lao động. Người Phan Thiết (Bình Thuận); Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Đại học Y khoa ở Pháp. Năm 1936, ông là hội viên duy nhất ở Đông Dương nghiên cứu về bệnh lao tại Pháp, về nước, ông mở bệnh viện tư chữa lao ở Sài Gòn. Năm 1941, chủ động liên hệ với Đảng Cộng sản và sôi ni tham gia phong trào cách mạng Việt Nam; tham gia phong trào Mặt trận Bình dân, khởi nghĩa Tháng Tám được cử vào Ủy ban nhân dân Cách mạng Sài Gòn. Năm 1958, ra Bắc làm Bộ trưởng Y tế, Viện trưởng Viện chống lao. Năm 1968, ông trở về Nam và mất trong vùng giải phóng miền Đông Nam bộ vì bệnh sốt rét ác tính. Ông có nhiều công trình nghiên cứu chuyên môn có giá trị về bệnh lao. Các luận văn viết bằng tiếng nước ngoài của ông đã được đăng trên nhiều kỷ yếu ở Bucarest (1961), New Delhi (1957), Moscou (1958) và Paris (1968).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.24. Đường Vũ Ngọc Phan (1902-1987): Quê huyện Gia Lương, Bắc Ninh; ông là nhà văn, nhà phê bình, dịch thuật; Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Truyện cổ Việt Nam, Tục ngữ và dân ca Việt Nam, Sơ tho lịch sử Văn học Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.25. Đường Hồ Huân Nghiệp (1829 - 1864): Là một nhà giáo. Sinh tại làng An Định, tổng Dương Hòa, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An (nay thuộc quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1859, ông giữ chức tri phủ Tân Bình để lo việc dân, việc quân, ông thuộc thế hệ tham chiến chống Pháp đầu tiên ở Gia Định. Năm 1864, ông bị Pháp bắt giải về huyện lỵ cũ huyện Tân Bình. Sau khi chiêu dụ không thành thực dân Pháp hành quyết ông, lúc đó ông mới 35 tuổi.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế 2006, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, Tr.349")

5.26. Đường Đào Duy Anh (1904 - 1988): Là Nhà sử học Việt Nam, ông sinh tại Thanh Hóa, tuy nhiên dòng họ của ông vốn gốc ở làng Khúc Thủy, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội), đời ông nội của Đào Duy Anh chuyển cư vào xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Ông được xem là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam. Ông là một trong số ít nhân vật Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại. Đào Duy Anh đã thực hiện trên 30 công trình về nghiên cứu và dịch thuật cổ văn được in thành khoảng hơn 60 tập sách bắt đầu từ năm 1927. Đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội năm 2000.

(Nguồn "100 chân dung một thế kỷ Đại học Quốc gia, 2006")

5.27. Đường Phạm Sư Mạnh (Không rõ năm sinh và năm mất): Tự là Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn. Phạm Sư Mạnh là học trò Chu Văn An. Ông đỗ Thái học sinh vào đời Trần Minh Tông (1314-1329). Đến năm Thiệu Phong thứ năm (1345) đời Trần Dụ Tông (1341-1357), ông được cử đi tranh luận về cột đồng. Năm Thiệu Phong thứ sáu (1346), được giữ chức Chưởng bạ thư kiêm Khu mật tham chính. Năm Đại Trị thứ nhất (1358) lại giữ chức Nhập nội hành khiển Tri khu mật viện sự. Năm Đại Trị thứ hai (1359) giữ chức Hành khiển tả tư lang trung. Năm Đại Trị thứ năm (1362) lại giữ chức Tri khu mật viện sự, rồi thăng lên chức Nhập nội nạp ngôn. Phạm Sư Mạnh có tác phẩm Hiệp Thạch tập nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy. Hiện chỉ còn hơn 30 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục và một bài văn bia.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.28. Đường Lương Định Của (1920 - 1975): Là một nhà nông học, nhà tạo giống của Việt Nam. Quê ở xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ông là tác giả của nhiều loại giống cây trồng, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 1967 và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1995.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh)

5.29. Đường Hồ Thị Kỷ (1949-1970): Là Anh hùng lực lượng vũ trang. Bà sinh tại ấp Cây Khô, xã Tân Lợi, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tham gia hoạt động cách mạng từ những năm còn trẻ với tư cách giao liên. Năm 1968, bà được kết nạp vào Đoàn thanh niên. Từ đó bà tham gia vào các đội biệt động ở thị xã Cà Mau. Năm 1969, Hồ Thị Kỷ tổ chức nhiều trận đánh biệt động vào thị xã Cà Mau với những thành tích xuất sắc, Hồ Thị Kỷ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Thị Kỷ mất trong một trận đánh tại Cà Mau vào ngày 03 tháng 4 năm 1970, khi mới 21 tuổi. Năm 1972, bà được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.30. Đường Đặng Trần Côn (1710-1745): Là một nhà thơ. Quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông là tác giả của bài thơ Chinh Phụ Ngâm, ngoài ra ông còn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như: Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc n, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.

(Nguồn "Danh nhân Hà Nội, Vũ Khiêu, Nxb Hà N, 2004, Tr.424-433")

5.31. Đường Hoàng Xuân Hãn (1908-1996): Là một giáo sư toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục. Quê ở làng Yên Hồ, huyện La Sơn (xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Thuở nhỏ ông học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại nhà. Tác phẩm: Danh từ khoa học; Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt; Thiên Tình Sử Hồ Xuân Hương; Thi văn Việt Nam; La Sơn Phu Tử; Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo; Nghiên cứu Kiều. Cùng nhiều công trình nghiên cứu, biên tập, chú thích các tác phẩm văn cổ như: Đại Nam Quốc sử Diễn Ca (Lê Ngô Cát); Mai Đình Mộng ký (Nguyễn Huy Hổ); Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du)...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.32. Đường Lê Độ (1941-1965): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên khai sinh là Lê Dậu, quê tại Mỹ Thị, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Năm 1957, ông làm liên lạc viên cho cơ sở Sông Đà, do ông Nguyễn Trí Quang làm Bí thư. Đầu năm 1963, gia nhập đơn vị Đặc công thuộc đội biệt động thành phố Đà Nẵng và thường sử dụng chiếc ghe nhỏ đưa đón cán bộ qua lại sông Hàn, liên lạc với các cơ sở bí mật nội thành. Năm 1965, trong lúc thi hành nhiệm vụ đặt mìn tại Modern Hotel (nay là Khách sạn Bạch Đằng) nhằm diệt giặc Mỹ. Việc bị bại lộ, anh bị bắt. Chỉ hơn 10 ngày sau, ngày 15/4/1965, Lê Độ đã bị kẻ thù xử bắn công khai tại sân vận động Chi Lăng.

(Nguồn "Anh hùng liệt sĩ Lê Độ - Trang vàng liệt sĩ")

5.33. Đường Phạm Huy Thông (1916 - 1988): Là giáo sư - viện sĩ, nhà thơ, nhà sử học, nhà sư phạm, ông quê làng Đại Xá, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Tốt nghiệp cử nhân Luật ở Hà Nội (1937), sang Pháp học đậu tiến sĩ luật (1942), thạc sĩ sử - địa (1944), làm việc ở Trung tâm quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (1944- 1950), Đảng viên Đảng cộng sản Pháp (1949). Pháp, ông làm thư ký cho Hồ Chủ tịch và phái đoàn ta sang Pháp (1946). Ông bị trục xuất về nước năm 1952, và bị bắt giam tại Sài Gòn hai năm, ra tù ông làm Tổng thư ký phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn, địch lại bắt đưa ra Hải Phòng, năm 1955 được ta giải thoát. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng: Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (1956-1967), Viện trưởng Viện Khảo cổ học.... Ông là một trong những người khởi xướng “Thơ mới”, tác giả nhiều tập thơ và kịch thơ, chủ trì đề xuất nghiên cứu thời Hùng Vương. Ông còn chỉ đạo biên soạn nhng bộ Ngữ pháp Tiếng Việt, Từ điển Pháp - Việt cùng các công trình nghiên cứu tư tưởng xã hội Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.34. Đường Tạ Quang Bửu (1910-1986): Là Giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Ông sinh tại làng Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ ông học ở Quảng Nam, Huế; sau khi tốt nghiệp, ông được cấp học bổng du học ở Pháp, Anh.

Trong cuộc trường kỳ kháng chiến cứu nước, ông từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tại hội nghị Genève (7/1954), ông là thành viên của phái đoàn Chính phủ Việt Nam, thay mặt Bộ Quốc phòng ký các văn bản về quân sự với Pháp. Sau ngày tiếp quản Thủ đô Hà Nội (10/1954), ông lãnh đạo việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, trên cương vị Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung bọc chuyên nghiệp.

Do công lao của mình, ông được Nhà nước tng nhiều huân chương cao quý. Ngày 21/8/1986, ông mất tại Hà Nội, th76 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.35. Đường Huyền Trân Công Chúa (1287 - 1340): Gọi tắt là Huyền Trân là một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Năm 1301 Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân. Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm (1309), dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng.

(Nguồn “Đại Việt sử ký toàn thư; tập 1, NXB Văn hóa thông tin. Tr 518-520”)

5.36. Đường Bế Văn Đàn (1931-1954): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu u), huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Bế Văn Đàn tham gia trận Điện Biên Phủ và hy sinh nhưng hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình.

(Nguồn "Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân”)

5.37. Đường Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926): Là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, trong phong trào Cần Vương chống thực dân cuối thế kỷ XIX. Ông có tên tự là Mạnh Hiếu, còn gọi là Tán Thuật (do từng giữ chức Tán tương). Quê quán: xã Xuân Dục, huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Năm 1874, ông đỗ Tú tài được làm Bang biện. Năm 1876, ông đỗ Cử nhân, được làm quan tri phủ ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1881, ông giữ chức Chánh sứ sơn phòng tỉnh Hưng Hóa kiêm chức Tán tương quân vụ tỉnh Sơn Tây. Năm 1883, ông sang Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, chiêu mộ nghĩa quân và liên kết lập căn cứ ở Bãi Sậy để chống Pháp. Năm 1884, thành Hưng Hóa thất thủ ông tiếp tục t lên thành Lạng Sơn phối hợp kháng Pháp cho tới khi thành bị thất thủ. Năm 1885, ông sang Long Châu (Trung Quốc). Năm 1926, ông bị bệnh và mất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.38. Đường Cầm Bá Thước (1858 - 1895): Dân tộc Thái; là một lãnh tụ thời chống Pháp, quê ở tổng Trịnh Vạn, Châu Thường Xuân (nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Năm 1886, ông giữ chức vụ Bang biện Quân vụ hai châu Thường Xuân và Lang Chánh. Ông chọn quê hương Trịnh Vạn làm căn cứ khởi nghĩa. Phan Đình Phùng đã cử ông phụ trách Thanh Thứ là một trong s15 quân thứ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Ông cũng tham gia cả cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Tháng 8/1891, ông rút về cứ điểm Cọc Chẽ để bảo toàn lực lượng, rồi chuyển dần vào rừng núi phía Nam giáp với Nghệ An. Ngày 13/5/1893 quân Pháp bắt ông cùng một số nghĩa quân đem về trại giam Trịnh Vạn. Sau khi chiêu hàng không được, quân Pháp bí mật thủ tiêu ông.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và xã hội 1992 Tr.846")

5.39. Đường Đặng Như Mai: Quê ở xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nhưng lên dạy học ở xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương; xây dựng gia đình và lập nghiệp ở đó. Ông là học trò của Trần Tấn và đỗ Tú tài năm 1848. Năm 1874, Ông cùng với Trần Tấn dựng cờ khởi nghĩa, lấy khẩu hiệu “Bình tây sát tả” để tập hợp lực lượng, người theo rất đông. Phong trào của Trần Tấn - Đặng Như Mai “Quyết chống cả triều lẫn Tây” phát triển nhanh chóng, lan rộng hầu khắp các huyện. Cuộc khởi nghĩa nổ ra 2 tháng sau khi triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất, nên còn mang tên là khởi nghĩa Giáp Tuất. Cuộc khởi nghĩa nổ ra từ tháng 2 đến tháng 5 thì lên đến đỉnh cao. Khẩu hiệu nêu ra là “Bình Tây sát tả” (tức là diệt Tây và đạo Thiên chúa). Sở dĩ có khẩu hiệu này vì một số dân theo đạo Thiên chúa quá khích, được Pháp tập hợp thành lực lượng vũ trang, trang bị vũ khí dẫn đường cho quân Pháp đánh phá làng xóm, phá đình chùa, tàn sát dân. Cuộc khởi nghĩa của Đặng Như Mai khiến bọn thống trị phong kiến, tay sai giặc Pháp rất lo sợ, liên tiếp mở các cuộc hành quân đàn áp. Tháng 3/1874, hai ông phải rút về vùng rừng núi phía tây Nghệ - Tĩnh tiếp tục kháng chiến cùng với các thủ lĩnh khác. Tháng 9/1874, Trần Tấn lui về huyện Cam Môn (nay là Khăm Muộn của Lào), sau bị bệnh chết. Còn Đặng Như Mai lên chiếm Phủ Quỳ lập căn cứ, sau bị nội phản bắt giao cho triều đình xử tử. Cuộc khởi nghĩa tan rã.

(Nguồn "Website Bách Khoa Tri Thức")

5.40. Đường Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên): Không rõ năm sinh, là một danh tướng. Quê tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một phát) còn được gọi là nỏ thần, ông là người khuyên Thục phán An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa. Cao Lỗ là một anh hùng sáng tạo văn hóa, là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước, dựng đô.

(Nguồn "Đại việt sử ký toàn thư tập 1, Nxb Khoa học và xã hội, 1983")

5.41. Đường Nam Cao (1917-1951): Là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng). Quê ông tại làng Đại Hoàng, tng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông là một trong những văn sĩ Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ XX. Ông có nhiu đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam. Tháng 4/1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương, ông cho in truyện ngắn "Mò sâm banh" trên tạp chí Tiên Phong. Năm 1941, tập truyện đầu tay "Đôi lứa xứng đôi" tên trong bản thảo là "Cái lò gạch cũ", với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là "Chí Phèo".

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.42. Đường Chế Lan Viên (1920-1989): Là một nhà thơ, nhà văn hiện đại. Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu Tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định. Các tác phẩm tiêu biểu: Điêu tàn (1937), Vàng sao (1942), Gửi các anh (1954), Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963), Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952), Nói chuyện thơ văn (1960)... Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

(Nguồn "'Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và xã hội 1992 Tr.1221")

5.43. Đường Huy Cận (1919 - 2005): Là một nhà thơ. Tên khai sinh là Cù Huy Cận. Quê tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh. Năm 1945, ông tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Ông từng giữ các chức: Ủy viên Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ (1945-1946) Thứ trưởng Bộ Văn hóa; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa I, II, III; Năm 2001 là Viện sỹ Viện Hàn lâm thơ thế giới. Tác phẩm nổi tiếng của ông: Lửa thiêng, Kinh cầu tư, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984)...

(Nguồn "Đình Quang - Tạp văn. Nxb Sân khu, 2012, Tr.327")

5.44. Đường Vũ Trọng Phụng (1911-1939): Bút hiệu Thiên Hư, tên tộc là Tí, quê ở ngoại ô Hà Nội.

Là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Ông luôn chuyên cần trau gii văn hóa, viết truyện, phóng sự ở các báo: “Ngọ báo”, “Công dân”, “Hà Nội” báo, tạp chí “Đông Dương”...

Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Cạm bẫy người, Không một tiếng vang, Kỹ nghệ lấy Tây, Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.45. Đường Nguyên Hồng (1918 - 1982): Là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tên đầy đủ Nguyễn Nguyên Hồng, quê tại thành phố Nam Định, sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo. Nguyên Hng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ V".

Ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang). Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế". Năm 1996 ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.46. Đường Nguyễn Trực (1417-1473): Là trạng nguyên thời Lê. Quê xã Bối Khê huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Năm 1434, ông đỗ thi Hương. Năm 1442, ông đỗ thi Đình và trở thành trạng nguyên nhà Hậu Lê. Năm 1444, ông được thăng làm An phủ sứ Nam Sách. Năm 1445, ông được phong Thiếu trung khanh đại phu Ngự sử đài Ngự sử thị Đô úy. Ngoài ra, trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Trực còn từng giữ các chức: Thự trung thư lệnh, Tri tam quán sự, đặc thụ Hàn lâm viện Thừa chỉ, kiêm Tế tửu Quốc Tử giám Thăng Long. Năm 1473 ông mất, thọ 57 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.47. Đường Văn Cao (1923-1995): Tên thật là Nguyễn Văn Cao, bút hiệu Văn Cao, quê gốc ở làng An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông là nhạc sĩ tài hoa và cũng là một họa sĩ, một nhà thơ nổi tiếng; là tác giả bản nhạc Tiến quân ca (1946), sau năm 1976 trở thành Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông sáng tác nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng khác như: Chiến sĩ Việt Nam, Hải quân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Bắc Sơn, Làng tôi, Ngày mùa, Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội, Mùa xuân đầu tiên...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.48. Đường Lê Anh Xuân (1940-1968): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tên thật là Ca Lê Hiến. Sinh tại xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre. Năm 1954, ông theo gia đình tập kết ra Bc. Năm 1964, ông tình nguyện về Nam và công tác ở Tiu ban Giáo dục thuộc Ban tuyên Huấn Trung ương cục. Năm 1965, anh chuyển sang công tác ở Hội văn Nghệ Giải Phóng. Cuối năm 1964, ông làm việc ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam và sau đó là Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Năm 1966, ông tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Anh Xuân đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre của mình. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc giả yêu mến. Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: "Dáng đứng Việt Nam" được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam. Ông được truy tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2011.

(Nguồn "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh, Tr.438")

5.49. Đường Lưu Trọng Lư (1911-1991): Là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, Người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Là một trong những người tiên phong của Phong trào Thơ mới. Tác phẩm tiêu biểu về thơ: Tiếng thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1959), Người con gái sông Gianh (1966), Từ đất này (1971), Chị em (1973)... Sân khấu: Nữ diễn viên miền Nam (cải lương), Cây thanh trà (cải lương)... Văn xuôi: Người sơn nhân (truyện, 1933), Chiếc cáng xanh (truyện, 1941)... Sau 1954 ông công tác tại Bộ Văn hóa và làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội 1991 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000 về Văn học nghệ thuật.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.50. Đường Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977): Là nhà văn, nhà báo, thành viên Hội nhà văn Việt Nam. Quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành Giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958). Ông mất ngày 6/6/1977 tại Hà Nội. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5.51. Đường Đỗ Nhuận (1922 - 1991): Là một nhạc sĩ Việt Nam, quê ở thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Ông còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết Opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản Du kích Sông Thao nổi tiếng. Là nhạc sĩ duy nhất trong thế hệ đầu của tân nhạc được đào tạo bài bản, ông đi học tại Nhạc viện Tchaikovsky từ năm 1960 đến năm 1962. Ông là một trong những người đặt nền móng cho thể loại nhạc kịch theo truyền thống của opera phương Tây. Những thể nghiệm đầu tiên của ông xuất hiện từ những năm 1950 là các ca kịch ngắn: Cả nhà thi đua, Sóng cả không ngã tay chèo, Anh Păn về bản, Hòn đá...

(Nguồn "Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - Nxb Văn hóa, Thông tin, 2000")

II. Đường và công trình công cộng đã được đặt tên trên địa bàn huyện Ninh Hải

(Theo Đề án s 01/ĐA-UBND, ngày 28/8/2012 của UBND huyện Ninh Hải)

1. Gồm 19 tuyến đường theo hiện trạng

1.1. Đường Yên Ninh: Yên Ninh là tên viết tắt của hai địa danh tỉnh Yên Bái và Ninh Thuận, trong kháng chiến chống Mỹ, Yên Bái và Ninh Thuận là hai tỉnh kết nghĩa, tình cảm gắn bó đó vẫn còn đến ngày nay.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016)

1.2. Đường Phạm Ngọc Thạch (1909-1968): Sinh tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Là một Nhà khoa học y khoa Việt Nam, Giáo sư tiến sĩ khoa học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cng hiến trong lĩnh vực khoa học. Vốn thông minh, học giỏi, khi tốt nghiệp tú tài, ông thi vào Đại học Y Hà Nội năm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris năm 1934. Tại Pháp, ông được thăng chức Giám đốc Bệnh viện Lao vùng núi phía đông nước Pháp, đồng thời là bác sĩ chuyên khoa tại Viện Điều dưỡng Haute Ville. Ông được phân công là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy viên Ủy ban Nhân dân Nam Bộ, rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn Chính phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng Lao Động Việt Nam, Thứ trưởng Y tế (1954-1958), từ 1958 là Bộ trưởng Y tế.

(Nguồn “Trang tin Bệnh viện Nhiệt đới trung ương”)

1.3. Đường Trường Chinh (1907-1988): Là Chính khách Việt Nam, tên thật là Đặng Xuân Khu; quê ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như: Ủy viên Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (8/1945), Ủy viên Bộ Chính trị các khóa II - V, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2/1951 - 10/1956 và 7/1986 - 12/1986), Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (1958), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960 - 1981), Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (1961 - 1966), Trưởng ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Trưởng ban Lí luận của Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội (1976), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981 - 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, Phó trưởng ban Soạn thảo Cương lĩnh và Chiến lược Kinh tế kiêm Trưởng ban Soạn thảo Cương lĩnh của Đảng (12/1986 - 8/1988), Đại biểu Quốc hội các khóa II - VII. Ông được trao tặng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.4. Đường Ngô Sĩ Liên (Không rõ năm sinh và năm mất): Là nhà sử học thời Lê Sơ, sống vào thế kỷ XV. Người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức, nay là xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1442 thi đậu tiến sĩ, làm ở Hàn Lâm viện, giữ chức phó Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông. Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - Bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam còn được lưu truyền tới ngày nay.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.5. Đường Trần Anh Tông (1276 -1320): là con trưởng của Trần Nhân Tông, thân mẫu là Bảo Thánh hoàng thái hậu. Ông ở ngôi 21 năm (1293 - 1314) và làm Thái thượng hoàng trong 6 năm. Cũng như vua Trần Nhân Tông, Anh Tông là một vị minh quân nổi tiếng, một chính trị gia xuất sắc, ông còn là một nhà thơ giỏi. Thơ Anh Tông giản dị, trong sáng, giàu tình cảm và trau chuốt trong ngôn từ. Đặc biệt, vua rất hay sáng tác Thơ vịnh sử, nhận xét những nhân vật trong lịch sử qua thơ của mình. Thái độ khen chê những nhân vật lịch sử thể hiện sự tiếp thu có phê phán với quá khứ, đồng thời bày tỏ những quan điểm trị nước và cũng là nhân sinh quan của tác giả, tiêu biểu bình về Hán Cao Tổ, Hán Quang Vũ Đế, Hán Vũ Đế, Đường Túc Tông, Tng Độ Tông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.6. Đường An Dương Vương: Tên thật là Thục Phán (không rõ năm sinh) là vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua kéo dài 50 năm, từ 257 Trước Công nguyên đến 208 Trước Công nguyên. Các sử gia hiện đại căn cứ vào Sử Ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 Trước Công nguyên đến 179 Trước Công nguyên.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.7. Đường Kỳ Đồng (1875 - 1929): Tên thật là Nguyễn Văn Cẩm, là một Danh nhân, người làng Trung Lập, phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên (nay là xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Năm 1887, những người dân có tư tưởng chng Pháp ở tỉnh Nam Định cũ (ở cả Nam Định và Thái Bình ngày nay) tôn Kỳ Đồng làm hậu thân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tiến hành tổ chức một đám rước kiệu Kỳ Đồng tiền về tỉnh lỵ Nam Định, nhằm hướng nhân tâm về một thủ lĩnh chống Pháp mới. Năm 1887, Kỳ Đồng đi du học ở thủ đô An giê (Alger) của Algérie lúc đó thuộc Pháp. Năm 1897, ông từ chối lời mời làm quan của Pháp mà chỉ xin đất đế mở mang việc làm ruộng ở Yên Thế. Vì sợ ông liên lạc với thủ lĩnh ĐThám nên Pháp đày ông đến đảo Marquises và mất tại đó năm 1929. Ông có một số bài thơ dạng tự thuật như: "Lời non nước" hay "Đường lên Yên Thế".

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.8. Đường Phan Huy Chú (1782-1840): Là danh nhân văn hóa, nhà khoa học bách khoa văn-sử-địa, gốc huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sau họ Phan di cư đến xã Thanh Khuê, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai (Hà Nội). Phan Huy Chú là con của Phan Huy ích và cháu ngoại Ngô Thì Sĩ, hai vị danh sĩ Bắc Hà. ông đỗ “tú tài kép” vào năm 1807 và 1819, ra làm quan, dưới triều vua Minh Mạng; giữ chức Biện tu ở Quốc Tử Giám.

Các công trình chủ yếu của ông: Bộ Lịch triều hiến chương loại chí: gồm 49 cuốn với 10 chuyên mục về địa dư, nhân vật, quan chức, khoa mục, quốc dụng, hình luật, binh chế, lễ nghi, văn lịch, bang giao; Hoàng Việt dư địa chí; hai tập thơ: Hoa thiều ngâm lục, Dương trình kỷ kiếm.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.9. Đường Sương Nguyệt Ánh (1864 - 1921): Là Sĩ Nho học uyên thâm của miền Nam và là người phụ nữ đầu tiên làm chủ bút một tờ báo quốc ngữ tại Sài Gòn. Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Xuân Khuê, có nơi còn gọi là Nguyễn Thị Ngọc Khuê. Sinh tại làng An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là con gái của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Vì tâm đắc với nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm Lục Vân Tiên của cha mình, bà lấy hiệu là Nguyệt Anh. Bà giỏi chữ Nho, chữ Pháp và rành chữ Quốc ngữ.

Năm 24 tuổi bà kết hôn với Cai tổng Nguyễn Công Tính, sinh được một người con gái đặt tên là Nguyễn Thị Vịnh. Bà góa chồng sớm, thủ tiết nuôi con và thêm chữ “Sương” vào trước tên hiệu thành Sương Nguyệt Anh để ngụ ý lòng trinh tiết của bà sáng trong như giọt sương dưới ánh trăng.

Năm 1918, theo lời mời của một người bạn, bà lên Sài Gòn tham gia viết báo. Sau đó, bà làm chủ bút tờ báo “Nữ Giới chung” (tiếng chuông phụ nữ), là tờ báo đầu tiên dành riêng cho phụ nữ. Mục đích của tờ báo nhằm nâng cao dân trí, khuyến khích nông - công - thương, đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tuy chỉ tồn tại hơn 6 tháng nhưng Nữ Giới chung đã gióng lên hồi chuông nữ quyền, còn vang mãi đến ngày nay.

Cuối đời, Sương Nguyệt Anh bị đau mắt nên về Ba Tri sống với người em ruột và mất ngày 4/1/1921 tại làng Mỹ Chánh Hòa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.10. Đường Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958): Là một nhà văn tiên phong của Miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. Tên thật là Hồ Văn Trung, quê ở làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Năm 1905, sau khi đậu Thành Chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; Năm 1936, ông làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ, từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm Giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt. Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và dành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương. Ông đlại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.11. Đường Lý Chính Thắng (1917-1946): Là một liệt sĩ Cách mạng Việt Nam, tên thật là Nguyễn Đức Huỳnh, quê ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1930, là Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương, trải qua các công việc cấp ủy từ chi bộ lên đến thành Ủy viên kiêm Thư ký Công đoàn Sài Gòn - Gia Định. Ông gây cơ sở Đảng ở khu vực Đa Kao. Tháng 3/1945, ông được phái ra Bắc để bắt liên lạc với Trung ương, sau đó lên đường vào Nam đem theo quyết định khởi nghĩa vũ trang cho xứ ủy Nam Kỳ. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến bùng n, từ tháng 11/1945 ông lập trạm đón tiếp công nhân từ thành phố ra ở An Phú Đông và phụ trách tờ báo Cảm Tử của quân đội. Tháng 3/1946 ông hoạt động trong ngành giao thông liên lạc tại vùng Sài Gòn bị giặc chiếm. Quân Pháp tấn công An Phú Đông lần thứ hai, quân ta chống cự rất anh dũng từ sáng đến chiều, đẩy lui được địch, giết chết 100 tên, bên ta 20 chiến sĩ hy sinh. Lý Chính Thắng bị thương nặng. Bị giặc Pháp bắt và tra trấn cực hình, ngày 30/9/1946 ông mất tại bệnh viện Chợ Ry.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.12. Đường Lê Quang Định (1759 - 1813): Là quan đại thần đầu đời vua Nguyễn và là nhà thơ, nhà địa chí. Người làng Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế). Năm 1788, ông được cử làm Hàn lâm viện chế cáo, giữ việc biên soạn sổ sách, rồi lần lượt trải chức Điền tuấn quan (trông coi việc khai khẩn), Đông cung thị giảng (dạy cho Nguyễn Phúc Cảnh), Hữu tham tri bộ Hình. Năm 1802, ông giữ chức Thượng thư bộ Binh, rồi làm Chánh sứ. Năm 1806, ông đảm nhận việc biên soạn Hoàng Việt nhất thống địa dư chí gồm 10 quyển, là bộ địa chí đầu tiên của nhà Nguyễn. Năm 1810, ông giữ chức Thượng thư bộ Hộ kiêm coi Khâm Thiên Giám (tức đài quan sát thiên văn). Năm 1813, Lê Quang Định mất vì bệnh, hưởng dương 53 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.13. Đường Sư Vạn Hạnh (938 - 1025): Quê ở châu Cổ Pháp (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), ông là một vị thiền sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là cố vấn, là người thầy của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này một thời gian dài trước và sau khi triều Lý thành lập. Ông cũng là một nhà tiên tri. Từ thuở nhỏ đã thông minh, học thông Nho, Lão, Phật và nghiên cứu hàng trăm bộ luận Phật giáo. Trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi, ông đã tác động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu. Sách Thuyền Uyển Tập Anh nói những loại sấm truyền và tiên tri ông dùng có rất nhiều thứ không kể hết được.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.14. Đường Đầm Nại: Thuộc huyện Ninh Hải, là một trong 12 đm phá ven biển nước ta, mang đặc thù đầm nhiệt đới khô hạn. Đầm Nại còn là điểm tham quan du lịch. Ngoài ra, Đầm Nại còn được bảo tn và gìn giữ môi trường sinh thái trọng yếu của khu vực chung quanh. Với tổng diện tích 1.200 ha, là môi trường sống của hơn 320 loài thủy hải sản, tạo điều kiện cho hoạt động đánh bt và nuôi trng hải sản cho ngư dân tại đây. Nơi đây có nhiều loại động thực vật quý hiếm, là nơi thuận lợi để phát triển đa ngành nghề như: công nghiệp, dịch vụ, khai thác nuôi trông thủy sản... Chính vì vậy Đm Nại đã có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận. Tên đường Đm Nại đã được đặt tại thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

1.15. Đường Lê Văn Linh (1376-1448): Ông là một trong những công thần triều Hậu Lê. Quê ở xã Thọ Hải; huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ông có tài văn chương, theo Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ buổi đầu. Ông giữ nhiều chức quan trọng dưới triều của Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Sang thời Lê Nhân Tông, ông được thăng làm Thái phó. Năm 1448 ông mất. Được truy tặng Khai phủ tên thụy là Trung Hiếu.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.16. Đường Trương Vĩnh Ký (1837-1898): Quê ở làng Cái Mơn, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre. Ông là một trí thực Tây học, thông thạo nhiều thứ tiếng, từng là chủ bút tờ “Gia Định” báo. Ông viết rất nhiều sách, cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, thuộc đủ loại: lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học.

Chuyến đi sứ Bắc Kỳ năm t Hợi là thiên ký bút đầu tiên được ông viết bằng chữ Quốc ngữ với lời văn bình dị, dễ hiểu. Phần đóng góp lớn lao của ông, chữ Quốc ngữ ngày càng được truyền bá rộng rãi và dần trở thành công cụ hữu hiệu của tiếng nói dân tộc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.17. Đường Cây Da: Là tên gọi của Cây Da (hay còn gọi là Cây Đa) thuộc thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, là địa điểm quen thuộc của người dân địa phương. Từ bao đời nay, hình ảnh Cây Da và đình làng Dư Khánh đã trở thành biếu tượng, hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn, không thể thiếu trong ký ức của mọi người dân làng Dư Khánh. Hiện nay, tại thị trấn Khánh Hải đã đặt tên đường Cây Da và được người dân đưa vào sử dụng.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

1.18. Đường Lê Thị Hồng Gấm (1951 - 1970): Là Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Quê ở xã Long Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đơn vị khi được tuyên dương anh hùng: Bộ đội địa phương huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Bà có thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã tham gia hàng chục trận đánh, tiêu diệt hàng trăm tên giặc và nhiều xe tăng, máy bay địch. Bà được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân năm 1971.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

1.19. Đường Cà Đú: Là một căn cứ kháng chiến của quân và dân ta, nay thuộc thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải. Núi Cà Đú có một vị trí rất quan trọng nằm giữa vùng bị tạm chiếm, gần dân nhất và cũng gần địch nhất, nhưng căn cứ Cà Đú lại bất khả xâm phạm. Mặc dù quân địch tìm mọi cách tiêu diệt nhưng các trận càn quét, bao vây, phản kích của địch đều bị quân kháng chiến bám trụ ở núi Cà Đú đánh lui. Núi Cà Đú là di tích lịch sử Cách mạng của tỉnh Ninh Thuận.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay; Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

2. Gồm các tuyến đường theo quy hoạch

2.1. Đường Lê Thị Hồng Gấm (đặt nối tiếp tên đường đã có theo hiện trạng)

2.2. Đường Âu Cơ: Là tổ mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây, thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và kết duyên vợ chồng. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau và sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Sau đó vì thủy thổ tương khắc nên hai người phải chia con ra 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi và cùng nhau cai quản các vùng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.3. Đường Trương Hán Siêu (Không rõ năm sinh, mất năm 1354): Tự Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Thành, huyện An Khánh (sau đổi là Gia Khánh), tỉnh Ninh Bình. Ông vốn là môn khách của Hưng Đạo Vương; năm 1308, ông được vua Trần Anh Tông bổ làm Hàn lâm học sĩ. Đời Minh Tông giữ chức Hành khiển. Sang đời Hiến Tông làm Môn hạ Hữu ti Lang trung, đến đời Dụ Tông đổi sang Tả Tư lang kiêm chức Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng Gián nghị Đại phu Tham chính sự.

Năm Quý Tị (1353), ông lãnh Thần sách quân trấn nhậm ở Hóa Châu. Không bao lâu ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì ông mất.

Sau khi mất ông được truy tặng là Thái Bảo. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông: Bạch Đằng giang phú, Linh Tế tháp kí, Quảng Nghiêm tự bi văn, Hoàng Triều đại điển.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.4. Đường Lạc Long Quân: Là nhân vật truyền thuyết Việt Nam, con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục. Lạc Long Quân đưc xem là vị vua của nhà nước sơ khai Xích Quỷ trước Văn Lang. Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là Thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết "bọc trăm trứng". Lạc Long Quân có thể là danh hiệu truyền lại trong dã sử của một tù trưởng đã có công trong việc đi đến thống nhất các bộ tộc người Lạc Việt. Con trai ông là tù trưởng bộ lạc Văn Lang đã thống nhất thành công 15 bộ lạc, thành lập nhà nước Văn Lang, xưng hiệu Hùng Vương đời thứ nhất..

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.5. Đường Trần Thủ Độ (1194-1264): Quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là nhân vật trụ cột của triều đình nhà Trần, có công lớn trong cuộc kháng chiến chng Nguyên Mông lần thứ nhất vi câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”; được truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung vũ Đại vương.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.6. Đường Ngô Thì Sĩ (1746-1803): Là nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở thế kỷ XVIII. Tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, đạo hiệu Nhị Thanh cư sĩ là cha của Ngô Thì Nhậm, ông được Phan Huy Chú đánh giá là người có "học vấn sâu rộng, văn chương hùng vĩ, làm rạng rỡ cho tông phái nho gia, là một đại gia ở Nam Châu". Ngô Thì Sĩ sinh tại làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (sau thuộc tỉnh Hà Đông, và nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Năm 1763, ông được cử làm Cấp sự trung công khoa. Năm 1775, ông được giữ chức Hiệu lý Viện Hàn lâm, kiêm Hiệu chính quốc sử, sau đó thăng Thiêm đô ngự sử. Ngày 29/8 năm Canh Tý (tức 22/10/1780), ông mất lúc 54 tuổi tại Lạng Sơn. Đlại nhiều tác phẩm nổi tiếng có giá trị như: “Việt sử tiểu án”, “Đại Việt sử ký tiền biên”...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.7. Đường Mạc Đăng Dung (1483 - 1541): Là Vua đầu của triều Mạc, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (Hải Phòng). Lúc nhỏ làm nghề đánh cá, là cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi. Thời Lê Uy Mục (1505 - 1509), ông dự môn thi đánh vật, trúng đỗ lực sĩ, được sung vào đội quân túc vệ, theo hầu vua. Năm 1508 - 1527 được cử giữ nhiều chức vụ: Đô Chỉ Huy sứ vệ thần vũ, được phong tước Vũ Xuyên bá, được gia phong tước Vũ Xuyên hầu, làm trấn thủ xứ Hải Dương, giữ chức Bình Chương Quân quốc trọng sự Thái phó Nhân Quốc Công. Năm 1527, ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi và lập ra triều Mạc (1527 - 1529). Làm vua được ba năm truyền ngôi cho con trưởng Mạc Đăng Doanh, tự làm Thái Thượng Hoàng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.8. Đường An Dương Vương (đặt nối tiếp tên đường đã có theo hiện trạng)

2.9. Đường Lê Thị Riêng (1925 - 1968): Nhà hoạt động Cách mạng, quê ở xã Vĩnh Mỹ, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1945, bà tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1965, bà là khu ủy viên Sài Gòn-Gia Định, Trưởng ban Phụ nữ vận Khu ủy Sài Gòn Gia Định. Năm 1968, tức ngày mùng 2 Tết Mậu Thân, bà bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa thủ tiêu, tại bốt Bà Hòa ở Chợ Lớn (nay là đường Hồng Bàng, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) cùng với và một số tù nhân khác, trong đó có ông Trần Văn Kiểu và bà Phùng Ngọc Anh - một nữ chiến sĩ biệt động nổi tiếng biệt danh "Tiểu Long nữ". Trong nhóm người đó chỉ có một mình bà Phùng Ngọc Anh may mắn sống sót vì bà Lê Thị Riêng đã lấy thân mình che đạn cho bà.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.10. Đường Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951): Là một nhà hoạt động Cách mạng và Chính khách Việt Nam. Quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tên thật là Hồ Bá Cự. Năm 1920, ông sang Xiêm, sau sang Trung Quốc tham gia Tâm Tâm xã. Cuối 1920, được Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, trở thành một trong những người lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 3/1926 gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ năm 1927 - 1928, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt 4 lần. Năm 1929, gia nhập An Nam cộng sản Đảng, tích cực vận động để Đảng này cùng Đông Dương Cộng sản Đảng sớm lập ra một Đng cộng sản duy nhất. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 được phân công thành lập Trường Quân Chính (ở Hà Tĩnh). Cuối năm 1946, là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, Ủy viên Thường vụ Liên ủy. Từ năm 1949 tổng Thanh tra của Chính phủ. Đại hội Đảng lần Thứ 2 (02/1951) ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Ngày 23/7/1951, ông hy sinh trên đường đi công tác tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.11. Đường Nơ Trang Long (1870 - 1935): Là tù trưởng người dân tộc M'Nông, nổi dậy kháng chiến chống Pháp ở Nam Tây Nguyên (giáp ranh Campuchia) suốt 24 năm đầu thế kỷ XX (1911-1935). Đầu tháng 5 năm 1935, quân Pháp tập trung lực lượng lớn, liên tục bị vây hãm, một số tù trưởng đầu hàng, một số khác tử trận hoặc bị bắt như R'Dinh, R'Ong. Lương thực, vũ khí, quân số của nghĩa quân tại vùng căn cứ Nâm Nung thiếu thốn nghiêm trọng. Quân Pháp lập thêm nhiều đồn bốt và nhiều căn cứ vệ tinh bao vây, tiếp tục siết chặt vòng vây đối với nghĩa quân. Ngày 23 tháng 5 năm 1935, quân Pháp đã tập kích vào căn cứ, Tù trưởng Nơ Trang Lơng bị trọng thương. Ngày 25 tháng 6 nám 1935, ông bị bắt và xử tử. Tên của ông được đặt cho một con đường khá lớn tại phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.12. Đường Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977): Là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), Ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ).

(Nguồn “Lê Thị Đức Hạnh: Nguyễn Công Hoan, về tác gia và tác phẩm, NXBGD, HN, 2001”)

2.13. Đường Tạ Quang Bửu (1910-1986): Là Giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam. Ông sinh tại làng Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ ông học ở Quảng Nam, Huế; sau khi tốt nghiệp, ông được cấp học bng du học ở Pháp, Anh.

Trong cuộc trường kỳ kháng chiến cứu nước, ông từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tại hội nghị Genève (7/1954), ông là thành viên của phái đoàn Chính phủ Việt Nam, thay mặt Bộ Quốc phòng ký các văn bản về quân sự với Pháp. Sau ngày tiếp quản Thủ đô Hà Nội (10/1954), ông lãnh đạo việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, trên cương vị Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Do công lao của mình, ông được Nhà nước tặng nhiều huân chương cao quý. Ngày 21/8/1986, ông mất tại Hà Nội, thọ 76 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.14. Đường Nguyễn Thị Suốt (1908-1968): Là nữ Anh hùng Lao động trong Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964-1967. Bà sinh tại thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh (nay là thành phố Đồng Hới), Quảng Bình. Sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo, thuở nhỏ đã phải đi ở đợ suốt 18 năm. Sau Tám, bà mới lấy chồng, làm nghề chèo đò kiếm sống. Trong những năm 1964 - 1966, bà vẫn giữ vững nhiệm vụ của mình, đã chèo hàng ngàn lượt ngay cả những lúc máy bay Mỹ ném bom oanh tạc ác liệt. Bà được những người cán bộ và bà con gọi với tên quen thuộc Mẹ Suốt. Trong Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1966 tổ chức ở miền Bắc, mẹ Suốt được mời tham dự. Năm 1967, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chng Mỹ cứu nước. Ngày 21/8/1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh sơ tán ở phía Nam cách bến đò cũ 3 km, mẹ Nguyễn Thị Suốt mất trong một trận bom bi oanh tạc của đế quốc Mỹ.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.15. Đường Mai Thúc Loan (? - 722): Không rõ năm sinh, là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ. Là người Mai Phu (Thạnh Bắc, Thạch Hà, Hà Tĩnh). Khi bọn đô hộ bắt đi phu gánh vải, ông đã tìm cách giết hết chúng và kêu gọi mọi người về quê mộ quân khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Nghĩa quân đã giải phóng châu Hoan, đánh ra châu Ái và châu Giao. Mai Thúc Loan được tôn làm vua (Mai Hắc Đế), đóng đô ở thành Vạn An (Nam Đàn). Sau khi Mai Thúc Loan mất, truyền ngôi cho con là Mai Thúc Đế, tiếp tục chống trả các đợt tấn công của nhà Đường cho đến năm 723.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.16. Đường Ngô Sĩ Liên (đặt nối tiếp tên đường đã có theo hiện trạng)

2.17. Đường Đoàn Văn Bơ (1917-1958): Liệt sỹ, nhà hoạt động Cách mạng. Ông còn có bí danh là Tư Đông, quê ở xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ông từng học ở trường Bá Nghệ (trường Cao Thắng ngày nay) rồi làm công nhân ở xưởng Ba Son, tham gia Cách mạng. Ngày 23/9/1945, kháng chiến chông Pháp bùng nổ, ông theo tổ chức vào Chiến khu. Cuối năm 1946, ông trở lại thành phố hoạt động và làm việc ở Ba Son, cho đến năm 1953, bị lộ nên trở vào Chiến khu. Năm 1954, ông được cử vào Thường vụ Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, đến năm 1958 thì bị bắt và mất trong nhà lao Gia Định. Được Nhà nước công nhận là liệt sỹ.

(Nguồn "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế, Tr. 234")

2.18. Đường Cây Da (đặt nối tiếp tên đường đã có theo hiện trạng)

2.19. Đặng Văn Ngữ (1910-1967): Là một bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam. Quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩ người Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Năm 1942, ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Năm 1945, ông là Hội trưởng Hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Năm 1955, ông sáng lập ra Viện sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam, và làm Viện trưởng đầu tiên của viện này. Năm 1967, ông mất tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về lĩnh vực y học.

(Nguồn "Đặng Văn Ngữ - Một nhân cách, một tài năng lớn, báo điện tĐảng Cộng sản Việt Nam")

2.20. Đường Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Năm 1946-1948, kháng chiến chống Pháp tại chiến Khu Đ, Nam bộ, ông làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh quân khu VII. Năm 1953, ông ra Bắc, giữ các chức vụ Cục phó Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965, trở lại miền Nam ông làm Phó Bí thư Đảng ủy Trung ương Cục miền Nam, Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp.

Ông rất nổi tiếng với bài thơ "Nhớ Bắc". Năm 2006, ông được tặng thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.21. Đường Lê Văn Linh (đặt nối tiếp tên đường đã có theo hiện trạng)

2.22. Đường Lương Định Của (1920 - 1975): Là một nhà nông học, nhà tạo giống của Việt Nam. Quê ở xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ông là tác giả của nhiều loại giống cây trồng. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 1967 và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1995.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb TP.Hồ Chí Minh)

2.23. Đường Nguyễn Xí (1397-1465): Là danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Quê ở huyện Chân Phúc (nay là Nghi Lộc), Nghệ An. Gần 20 tuổi, ông được giao quyền tướng quân, từng trải qua những năm tháng gian nan của thời gian đầu khởi nghĩa. Năm 1460, Nguyễn Xí được phong làm khai phủ nghi đồng tam ty, giúp việc chính sự. Năm 1463, được phong chức Thái úy. Năm 1465, ông qua đời, thọ 69 tuổi, được truy tặng làm Thái sư, thụy là Nghĩa Vũ.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.24. Đường Hoàng Việt (1928-1967): Là một nhạc sĩ hiện đại. Tên khai sinh là Lê Chí Trực, quê ở Phước Lễ (Cái Bè - Tiền Giang). Ông là một trong những Nhạc sĩ tiêu biểu thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương. Ông có nhiều tác phẩm âm nhạc bất hủ gắn liền với cuộc kháng chiến của dân tộc trong đó có tác phẩm "Tình ca" bất hủ. Ngày 31/12/1967 ông hy sinh tại chiến trường Nam bộ. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Năm 2011, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.25. Đường Kha Vạng Cân (1908-1982): Là một Kỹ sư, sinh tại Chợ Lớn. Ông hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1939, ông cùng với Bộ thuộc địa Pháp về Việt Nam nghiên cứu hệ thống đường sắt Đông Dương. Năm 1940, ông ở lại Sài Gòn làm Giám đốc Hãng Luyện thép và Cơ học. Năm 1942, là Ủy viên Hội Thủ Công nghiệp Nam kỳ. Năm 1945, ông được vua Bảo Đại mời tham gia Hội đồng Cải cách Giáo dục ở Huế. Tại Sài Gòn ông cùng với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, luật sư Thái Văn Lung là thành viên sáng lập tổ chức Thanh niên Tiền phong, làm thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong tỉnh Chợ Lớn. Năm 1945, ông làm Phó chủ tịch Hội đồng Nam kỳ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, ban đầu giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Kỹ thuật Bộ Công thương. Năm 1960, ông giữ chức Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Công nghiệp nhẹ (1960 - 1975) Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau ngày thống nhất đất nước, ông về sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức vụ Trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 1976 - 1978. Sau đó nghỉ hưu và mất năm 1982.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2.26. Đường Nam Cao (1917-1951): Là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. Tháng 4-1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong. Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.

(Nguồn “Nhà Văn Việt Nam - Chân dung & Phong cách - NXB Trẻ 2005”)

III. Đường và công trình công cộng đã được đặt trên địa bàn huyện Ninh Phước

(Theo Đề án “Đặt tên đường, số nhà thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước” năm 2012; Gồm 28 tuyến đường theo hiện trạng)

1. Đường Bàu Trúc: Làng nghề gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 10 km về phía Nam Tây Nam. Khu phố Bàu Trúc nằm giữa hai trục đường giao thông chính: Quốc lộ 1A ở phía Đông và đường sắt Bắc Nam ở phía Tây, Làng gốm Bàu Trúc được xem là làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn bảo lưu khá tốt truyền thng làm gốm bằng thủ công.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

2. Đường Bình Quý: Là một thôn thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 5 km về phía Nam. Hiện nay, tại thôn Bình Quý đã đặt tên đường Bình Quý và được người dân đưa vào sử dụng.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

3. Đường Chung Mỹ: Là một thôn thuộc Khu phố 6, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, có đa số là người Chăm sinh sống. Do địa thế không thuận lợi nên dân làng nơi đây di chuyển lên vùng cao (Khu phố 6 hiện nay). Năm 1950, người dân trong làng sống chung với làng Mỹ Nghiệp. Năm 1954, mới về nơi cũ và lấy tên là thôn Chung Mỹ. Hiện nay tại thị trấn Phước Dân đã đặt tên đường Chung Mỹ và được người dân nơi đây sử dụng.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

4. Đường Đổng Dậu (1927-1969): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê quán ở xã Phưc Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 01/1950, ông làm nội ứng đưa lực lượng vũ trang bên ngoài vào đánh úp và diệt gọn bốt Hậu Sanh của giặc. Từ tháng 02/1950, ông được tổ chức phân công làm công tác vũ trang tuyên truyền tại địa phương. Năm 1963, ông được cử làm Chính trị viên Huyện đội An Phước. Tháng 7/1969, ông chỉ huy 1 đơn vị vũ trang tuyên truyền đột nhập vào ấp Đá Trắng, một ấp chiến lược ở vùng sâu chưa có cơ sở cách mạng của ta, cũng trong trận đấu này ông đã anh dũng hy sinh vào tháng 7/1969.

Thành tích: 01 Huân chương chiến thắng hạng Ba, 03 Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng (Nhất, Nhì, Ba), 03 Huân chương chiến sĩ giải phóng (Nhất, Nhì, Ba) và nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt, ngày 06/11/1978, Liệt sĩ Đổng Dậu được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

("Những người con trung hiếu" Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

5. Đường Huỳnh Phước (1949 - 1975): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông tham gia cách mạng từ lúc 12 tuổi. Năm 1967, ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi mới 18 tuổi. Năm 1968, ông tham gia trận đánh vào sân bay Thành Sơn bắn cháy 2 máy bay, phá hủy 1 bồn chứa nhiên liệu. Trận đánh vào sân bay Thành Sơn của các chiến sĩ đơn vị 311 là thắng lợi gây tiếng vang lớn, thể hiện sự tiến bộ nhanh chống của lực lượng đặc công tỉnh, đồng thời cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân tỉnh Ninh Thuận trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. Năm 1970, được sự phân công của cấp trên phải diệt gọn 1 trung đội dân vệ đóng tại núi Sơn Hải, ông cùng với 3 đồng chí đột nhập vào trận địa. Trong trận đánh này tổ của ông đã diệt 8 tên, thu 13 súng, bắn cháy 1 ô tô. Năm 1973, ông được giao nhiệm vụ làm tiu đoàn trưởng tiu đoàn 200C đặc công, Quân khu VI. Năm 1975, ông đã hy sinh trong trận tấn công vào căn cứ Tân Điền, quận Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Thành tích: Huân chương Quân công và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

6. Đường Huỳnh Tấn Phát (1918 - 1989): Là Chính khách, nhà hoạt động Cách mạng, ông quê ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Năm 1949, ông giữ chức Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính kiêm Giám đốc Sở Thông tin Nam bộ. Sau năm 1954, ông được phân công ở lại Sài Gòn động viên phong trào đấu tranh chính trị và hoạt động ở nội thành. Năm 1959, ông được cử làm Ủy viên chính thức Khu ủy Sài Gòn - Nam Định. Năm 1960, ông được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam. Từ năm 1969 - 1976 ông giữ chức Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Min Nam. Từ 1976-1981 ông giữ chức phó Thủ tướng Chính phủ. Từ 1982-1989 giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Ông mất năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Tổng hợp, Tr. 326”)

7. Đường Lê Quý Đôn (1726-1784): Là một nhà sử học, tên thật là Lê Danh Phương, hiệu Quế Đường. Quê ở làng Phú Hậu, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Năm 1753, được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu Quốc sử vào mùa xuân năm 1754. Năm 1757, ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Năm 1762, ông được thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Hc sĩ. Năm 1770, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Đầu năm 1775, ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Năm 1776, ông được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử. Năm 1781, ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Đầu năm 1783, ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công. Ông mất năm 1784, đlại nhiều tác phẩm có giá trị cho đời sau.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

8. Đường Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1350): Nhà văn, nhà ngoại giao nổi tiếng thời Trần Nhân Tông. Người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đỗ trạng nguyên năm 1304, làm phụ chính cho 3 đời vua Trần được phong đến chức Thượng thư. Được các vua Trần cử sang sứ nhà Nguyên (1308 - 1324). Ông là một sứ thần ứng đối, biện luận giỏi giữ vững được uy tín và lợi ích quốc gia, khiến triều đình nhà Nguyễn kính nể. Rất nhiều giai thoại nói lên khí tiết vững vàng và trí thông minh, linh hoạt của ông trong những chuyến đi sứ này.

(Nguồn “Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - S7/2002”)

9. Đường Mỹ Nghiệp: Làng nghề Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10 km về phía Nam. Tên làng nghề Mỹ Nghiệp đã được đặt và sử dụng tại thị trấn Phước Dân.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

10. Đường Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967): Là Đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Vịnh, quê ở làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tham gia Cách mạng từ năm 1934, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1937, giữ nhiều chức vụ quan trọng: Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên (1938), Bí thư Xứ ủy Trung bộ, Ủy viên Ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (8/1945). Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội Nhân dân Việt Nam, phó Bí thư tổng quân ủy (1950-1961). Những năm 1961-1964 phụ trách công tác nông nghiệp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Phụ trách Trung ương cục miền Nam, kiêm Chính ủy quân gii phóng miền Nam (1965-1967). Ông có nhiều bài viết và tác phẩm lý luận quân sự và chính trị như: Giương cao hơn nữa ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, rèn luyện lập trường, tư tưởng vô sản của chúng ta; Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh Nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân, cũng là người đề ra chiến thuật “Nắm thắt lưng địch mà đánh”... Ông mất ngày 6/7/1967 tại Hà Nội và được tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

11. Đường Nguyễn Huệ (1753-1792): Là Anh hùng dân tộc, có tên là Quang Bình, Văn Huệ, người gốc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, gia đình bị bắt đưa vào ấp Tây Sơn Thượng thuộc phủ Qui Ninh, tỉnh Bình Định (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Năm 1771, anh em ông lập đồn trại ở vùng núi trong vùng, chiêu tập nghĩa quân chống lại triều đình phong kiến của chúa Nguyễn. Năm 1776, ông cầm quân vào đánh Bình Thuận. Năm 1782, ông và Nguyễn Nhạc vào Nam đánh Nguyễn Ánh. Năm 1783, ông đem quân ra vây Phú Quốc, gia đình Nguyễn Ánh phải chạy ra Côn Đảo, cuối cùng chạy sang Xiêm (Thái Lan) cầu viện. Năm 1785, ông phục kích tại Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút rồi chờ quân Xiêm lọt vào trận địa để tiêu diệt. Năm 1778, ông được phong làm Phụ chánh Bắc Bình vương đóng quân ở Thuận Hóa. Năm 1788, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung (nên cũng gọi là vua Quang Trung). Tấn công ra Bắc tiêu diệt quân Mãn Thanh, thống nhất đất nước. Năm 1792, ông mất, làm vua được 4 năm, hưởng dương 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Võ Hoàng đế.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

12. Đường Nguyễn Thị Định (1920-1992): Là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn gọi là Ba Định. Bà có các bí danh: Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận, quê ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1936, bà tham gia phong trào Đông Dương. Năm 1938, bà kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng Tám năm 1945, bà tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre. Năm 1946, bà tham gia đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ để báo cáo tình hình kháng chiến ở Nam bộ và xin chi viện vũ khí. Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, V, VI; ... Năm 1992, bà từ trần tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 72 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

13. Đường Nguyễn Tiệm (1934-1969): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tên thường gọi là Nguyễn Văn Phi hay Tư Tiệm, quê quán tại thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Năm 1961, ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Năm 1968, Nguyễn Tiệm dẫn đơn vị biệt động 314 đánh khu vực cầu Ông Cọp lần hai, ta dùng 100 kg thuốc nổ TNT đánh nghiên cầu, làm sập 01 nhà, diệt 23 tên địch, thu 8 súng. Tháng 8/1968, ông chỉ huy đơn vị biệt động 314 và đơn vị đặc công 311 tập kích vào vị trí bọn biệt kích Mỹ tại công trường nước Mắm trên đường Trưng Nữ Vương, tiêu diệt 25 tên nhân viên kỹ thuật không quân Mỹ.

Thành tích: 01 Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhì, 01 Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba, 04 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ... Ngày 20/12/1994, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

14. Đường Nguyễn Trung Trực (1838-1868): Là nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Long An và Kiên Giang), sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực. Tục gọi là Quản Chơn (vì còn nhỏ tên Chơn), quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An). Ông còn có tên khác là Nguyễn Văn Lịch - một nông dân kiêm ngư nghiệp; hăng hái nổi lên chống Pháp khi chúng đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ. Năm 1861, ông đánh chiếm hạm Hy Vọng (Espérence) trên sông Vàm Cỏ và được giao trấn thủ Hà Tiên. Pháp chiến xong Nam Kỳ, ông lập căn cứ ở Hòn Chuông tiếp tục chiến đấu cho đến khi bị Pháp bắt năm 1868 và đem hành hình ở Rạch Giá. Ông để lại câu nói nổi tiếng: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

15. Đường Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964): Là chiến sỹ cách mạng, sinh tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An). Tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đu. Ông bị bắt và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình. Trước khi bị xử tử, anh đã hô lớn "Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

16. Đường Nguyễn Viết Xuân (1933 -1964): Là Anh hùng LLVT nhân dân, được biết đến nhiều qua khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!" trong Chiến tranh Việt Nam. Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1952, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 11 năm 1964, trong trận chiến với Không quân Hòa Kỳ tại phía tây tỉnh Quảng Bình, ông bị máy bay bắn bị thương nặng nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Trong đời binh nghiệp, ông từng làm trinh sát thuộc Đại đội 3 Đoàn 99, kế đó là Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi Chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận, ông mang quân hàm Thiếu úy, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4. Được tặng Anh hùng LLVT nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

17. Đường Phan Thanh Giản (1796-1867): Là Danh thần của nhà Nguyễn, quê quán tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Ông là một danh nhân của đất Bến Tre. Cuộc đời ông là những ngày tháng trắc trở, gian truân từ lúc sinh ra cho đến cuối đời. Ông là vị Tiến sĩ đầu tiên của đất Nam kỳ, thi đỗ vào năm 1826, rồi làm quan dưới 3 triều nhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông là một người tài giỏi, một nhà văn, nhà thơ và là một vị quan thanh liêm, ngay thẳng nên con đường làm quan của ông cũng gặp nhiều thăng trầm. Bi kịch cuối đời của ông gắn liền với giai đoạn các tỉnh Nam kỳ bị thực dân Pháp xâm chiếm, mà đnh điểm là sự kiện ba tnh miền Tây Nam kỳ gồm An Giang, Hà Tiên và Vĩnh Long lọt vào tay quân xâm lược Pháp lúc ông đang được giao trọng trách Kinh lược sứ trấn giữ các tỉnh này. Nhận thấy không chống nổi giặc, đbảo toàn lực lượng, ông tuyệt thực 17 ngày rồi uống thuốc độc tự tử. Ông để lại một số tác phẩm: Lương khê thi hào, Sứ trình thi tập.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

18. Đường Phú Quý: Là tên cũ thôn Phú Quý, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Đghi nhớ tên xưa, thị trấn Phước Dân đã đặt tên đường Phú Quý và người dân đã sử dụng.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay; Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

19. Đường Thủ Khoa Huân (1816-1875): Tên thật là Nguyễn Hữu Huân, người huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho). Ông đỗ đầu khoa thi Hương trường Gia Định dưới triều vua Tự Đức (1852), sau đó được bổ nhiệm làm giáo thụ tại huyện nhà. Ông tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp tại Mỹ Tho, Châu Đốc. Năm 1864, ông bị địch bắt và đày sang đảo La Reunion, thuộc địa Pháp tại Châu Phi. Năm 1869, được thả về nước, ông cùng Âu Dương Lân tổ chức kháng chiến tại Định Tường. Năm 1875, bị quân Pháp bắt, chúng dùng nhiều thủ đoạn để lung lạc, mua chuộc nhưng không lay chuyển được ý chí người anh hùng. Không còn cách nào khác, chúng ra lệnh xử tử ông vào ngày 19/5/1875.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

20. Đường Trần Ca: Quê quán thôn Khánh Hội, tổng Mỹ Tường, tỉnh Ninh Thuận. Năm 1939-1940, sau khi phong trào vận động mặt trận dân chủ bị địch khủng bố gắt gao, các đồng chí đảng viên phải hoạt động bí mật và tạo cơ sở cách mạng bằng cách lập các Hội biến tướng. Trên địa bàn Ninh Hải, tổ chức thanh niên phản đế và một số hội biến tướng được thành lập. Năm 1940, hội bóng đá, một tổ chức nhằm tập hợp thanh niên để tuyên truyền cách mạng và khơi dậy lòng yêu nước, sau đó đưa những thanh niên trong hội gia nhập vào Hội Thanh niên phản đế, chống lại sự thống trị của bộ thực dân Pháp tại tổng Mỹ Tường được thành lập với sự tham gia của nhiều thanh niên yêu nước, trong đó có đồng chí Trần Ca. Năm 1942, đồng chí Trần Ca cùng những cơ sở cách mạng khác tại Vĩnh Hy bị địch bắt, trong thời gian bị giam cầm, dù bị địch tra tấn dã man, đồng chí vẫn gan dạ không khai báo một lời. Năm 1944, đồng chí mãn hạn tù trở về Vĩnh Hy, tiếp tục phát huy vai trò là thanh niên yêu nước, trong cách mạng địa phương. Năm 1945, sau khi Ủy ban Việt Minh lâm thời tỉnh được thành lập, Việt Minh tổng Mỹ Tường cũng được thành lập. Đồng chí Trần Ca là thành viên ban lãnh đạo Việt Minh của Tổng, phụ trách thôn Khánh Hội, Khánh Tường. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, phong trào cách mạng ở đây phát triển mnh mẽ, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong cao trào cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí cùng đồng chí Duyệt, Xương huy động quần chúng, thanh niên tổ chức giành chính quyền ở Mỹ Tường vào 15h ngày 22-8-1945; đến ngày 23-8 khi chính quyền về tay nhân dân, đồng chí Trần Ca là Chủ nhiệm Ủy ban Việt minh tổng Mỹ Tường. Tháng 11-1945, đồng chí được đứng vào hàng ngũ của Đảng, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là Bí thư chi bộ Khu Đông Bắc Ninh Thuận. Tháng 2-1947, Tỉnh ủy Ninh Thuận đổi các khu thành vùng, Khu I thành vùng I, đồng chí Trần Ca là Bí thư Vùng ủy vùng I - cấp ủy đầu tiên của Ninh Hải. Tháng 8-1948, Tỉnh ủy chủ trương giải tán các vùng, thành lập bốn huyện thị, vùng I và vùng IV thành huyện Thuận Bắc. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, đồng chí tiếp tục phát huy vai trò của Bí thư vùng ủy, lãnh đạo nhân dân địa phương đu tranh chng địch. Năm 1958, đồng chí bị địch bắt.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Trần Ca là chiến sĩ cách mạng, cán bộ cốt cán của quê hương Mỹ Tường, Bí thư chi bộ đầu tiên của cấp ủy Ninh Hải; là người con kiên trung của Ninh Hải nói riêng và Ninh Thuận nói chung. Đồng chí có nhiều đóng góp vào phong trào cách mạng của quê hương Mỹ Tường, cũng như phong trào cách mạng của tỉnh nhà.

(Nguồn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1930-1975, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; Truyền thng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Ninh Hải, tháng 1 năm 1996”)

21. Đường Trần Phú (1904-1931): Là con ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát, quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ đầu Cao đẳng Tiểu học (1922), dạy ở trường Tiểu học Cao Xuân Dục, tham gia hội Phục Việt (sau đổi là Tân Việt), được cử sang Quảng Châu (1926) rồi sang học trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Tháng 4/1930, ông về nước và được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương (Hội nghị ở Hương Cảng tháng 10/1930). Ông đã soạn thảo bản Luận Cương Chính trị đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam. Tháng 4/1931, ông bị địch bắt, tra tấn dã man và mất tại nhà thương Chợ Quán khi mới 27 tuổi (06/9/1931).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

22. Đường Trần Quốc Thảo (1914-1957): Là liệt sỹ cách mạng, tên thật là Hồ Xuân Lưu, quê làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1930, ông tham gia Đoàn Thanh niên ở quê nhà. Năm 1936, ông tham gia Mặt trận Dân chủ ở Quảng Trị, đến năm 1940 là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Trung kỳ. Năm 1941, sau khi đi dự hội nghị Trung ương Đảng ở Cao Bằng về, ông bị địch bắt ở Nghệ An. Năm 1942, ông vượt ngục nhưng rồi bị bắt lại và bị tăng án lên 20 năm. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông về hoạt động ở quê nhà.

Năm 1949, ông vào Nam Bộ làm Bí thư Ban Công vận Xứ ủy. Năm 1950, ông làm Thường vụ Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn kiêm Phó Tổng thư ký Công đoàn Việt Nam. Đến năm 1957, ông được bầu làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau đó, ông bị bắt tại Phú Nhuận, địch tra tấn dã man đến chết trong ngày 16/10/1957.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

23. Đường Trần Quốc Toản (1267-1285): Là một thiếu niên được liệt vào hàng các dũng tưng đời Trần, là một điểm son chói lọi của tinh thần Đông A. Quốc Toản mồ côi cha, ở với mẹ tại ấp của cha ở Võ Ninh (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) và hưởng tước Hoài Văn Hầu. Năm 1283, giặc Nguyên do Thái tử Thoát Hoan cầm đầu sang xâm lược nước ta, Vua Trần Nhân Tông hội các vương hầu và bách quan ở bến Bình Than bàn kế chống giặc. Quốc Toản vì còn nhỏ không được dự Hội nghị Bình Than đã tức giận bóp nát quả cam, sau mộ quân treo cờ “Phá cường địch, báo cường ân”, tham gia vào các chiến thắng Tây Kết, Chương Dương. Tuy nhiên, trong một cuộc đột kích nhằm bắt Thoát Hoan, Trần Quốc Toản bị trúng tên và hy sinh giữa trận tiền ở độ tuổi 18.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

24. Đường Trần Quý Cáp (1870-1908): Quê ở thôn La Thái, làng Bát Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông có tư chất thông minh, thi Hội và thi Đình đều đỗ cao (thứ nhì), sống giữa thời buổi “gió Âu mưa Mỹ”, tiếp thu tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản quốc tế, ông cũng như các chí sĩ cách mạng khác (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...) đã tham gia vào các phong trào cách mạng nhằm duy tân đất nước, tiến tới lật đổ ách xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, nghiệp lớn chưa thành thì ông bị bọn thực dân và tay sai vu cáo và kết án tử hình (Trần Quý Cáp bị xử chém tại làng An Phú ngày 17/5/1908).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

25. Đường Trần Thi (1891-1967): Là cán bộ lão thành cách mạng, đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận, sinh tại làng Vạn Phước, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tháng 7/1930, ông vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam; Ngày 23/10/1930, ông bị giam ở nhà lao Phan Rang. Sau khi ra tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1946, ông trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh. Tháng 6/1946, ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy Lâm thời; Từ tháng 4/1947 - 1950, ông là Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy Ninh Thuận. Đầu năm 1950, ông được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Ninh Thuận. Cuối năm 1952, ông tập kết ra Bắc. Tại đây, ông đã lần lượt giữ các chức vụ: Phó Giám đốc Viện Điều dưỡng Trung ương, Giám đốc xí nghiệp Dược dân tộc ở Hải Phòng. Năm 1967, ông lâm bệnh nặng và mất.

Thành tích: Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, truy tặng danh hiệu Lão thành cách mạng.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận” Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

26. Đường Trường Chinh (1907-1988): Là Chính khách Việt Nam, tên thật là Đặng Xuân Khu; quê ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như: Ủy viên Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (8/1945), Ủy viên Bộ Chính trị các khóa II - V, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2/1951 - 10/1956 và 7/1986 - 12/1986), Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (1958), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960 - 1981), Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (1961 - 1966), Trưởng ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Trưởng ban Lý luận của Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội (1976), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981 - 1987), Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, Phó trưởng ban Soạn thảo Cương lĩnh và Chiến lược Kinh tế kiêm Trưởng ban Soạn thảo Cương lĩnh của Đảng (12/1986 - 8/1988), Đại biểu Quốc hội các khóa II - VII.

Ông được trao tặng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

27. Đường Trương Định (1820-1864): Còn gọi là Trương Công Định, quê ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Từ nhỏ, ông theo cha là Lãnh binh Trương Cầm vào sống ở Gia Định. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương, ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp, được triều đình Huế phong chức Quản cơ hàm Lục phẩm. Năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định, ông lãnh đạo nghĩa binh đánh nhiều trận ở chùa Cây Mai, cầu Thị Nghè. Năm 1860, ông tham gia chiến đấu giữ đồn Chí Hòa dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Năm 1862, triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp và ra lệnh bãi binh, chuyển ông về An Giang, nhưng ông tiếp tục ở lại lãnh đạo nhân dân Sài Gòn - Gia Định và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ chống Pháp. Nhân dân đã suy tôn ông chức Bình Tây Đại Nguyên Soái.

Dưới ngọn cờ lãnh đạo của ông, nghĩa quân nổi dậy khắp nơi, tiêu diệt địch trên một vùng rộng lớn: Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn. Ngày 20/8/1864, căn cứ của ông bị đánh úp, ông bị bn trọng thượng, không muốn lọt vào tay kẻ thù, ông rút gươm tự sát để giữ tròn khí tiết.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

28. Đường Trương Văn Ly (1924-1952): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Những năm 1942 -1943, ông rời quê hương vào làm công nhân tại Sở muối Cà Ná (Ninh Thuận). Năm 1945, ông gia nhập bộ đội. Từ khi vào bộ đội cho đến lúc hy sinh, ông đã chiến đấu ở chiến trường Cực Nam Trung bộ mà chủ yếu là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong trận Cà Ná, đầu năm 1947 ông chỉ huy một trung đội, táo bạo bố trí nm phục sát Quốc lộ 1. Khi bọn địch lt ổ phục kích, ông đã dẫn đầu cùng đơn vị xông lên diệt gọn 2 trung đội địch. Và một trận đánh chống càn với 2 đại đội địch ở Mỹ Đức (Phước Mỹ - Phan Rang). Năm 1951, ông chỉ huy 23 chiến sĩ cảm tử quân, bí mật luồn qua 3 vị trí địch đóng vòng ngoài, vào diệt tên lính gác, ri chia thành nhiu mũi bất ngờ tiến công mãnh liệt, áp đảo bọn địch. Đánh tan một đại đội bảo vệ của chúng, diệt 80 tên học viên sĩ quan, giải tán 2 đại đội tân binh, thu 2 đại bác, 100 súng trường và rất nhiều đạn các loại. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông là một chỉ huy rất có tài cầm quân đánh giặc, quyết đoán trong công việc. Có thể nói đồng chí là người cầm quân trăm trận, trăm thắng, bọn giặc Pháp khi nghe nói đến ông đều kinh hoàng, khiếp sợ. Năm 1952, ông hy sinh trong một trận phục kích ở cầu Giấy (Ngã Hai, Bình Thuận).

Thành tích: Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

IV. Đường và công trình công cộng đã được đặt tên trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Theo Đề án “Đặt tên đường, snhà thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn”; gm 16 tuyến đường theo hiện trạng)

1. Đường Lê Duẩn (1907-1986): Là Chính khách, quê tại làng Bích La, xã Triệu đồng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1927, ông làm nhân viên thư ký Đềpô Sở Hỏa xa Đông Dương tại Hà Nội. Năm 1928, ông tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1929, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1939, ông được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Từ 1960 đến 1976, là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Từ 1976 đến 1986, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 1960 cho đến khi qua đời năm 1986, Lê Duẩn chính là người đã vạch ra chiến lược cách mạng ở miền Nam Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng Đcương cách mạng miền Nam. Từ bản đề cương này, hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam nổ ra, dọn đường cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công và tiếp quản Sài Gòn vào năm 1975 kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Sau năm 1975, ông đã lãnh đạo đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn và thành công trong việc tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia và ngăn chặn được quân Trung Quốc ở phía Bắc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2. Đường 5 tháng 4: Là những cuộc biểu tình quy mô lớn của nhiều tầng lớp dân chúng và sinh viên trong ngày 05 tháng 4 năm 1976 tại Quảng trường Thiên An Môn. Ngày 04 tháng 4 rất nhiều người đã đến quảng trường nhân ngày Thanh minh, và họ đã thể hiện niềm tiếc nuối của mình sau cái chết của thủ tướng Chu Ân Lai tháng 01 đầu năm, đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ với Bè lũ bốn tên. Sự kiện này cũng tiếp nối sự kiện Nam Kinh. Vào sáng hôm sau, một số người bắt đầu bỏ trang phục tang lễ, vòng hoa, cầm biểu ngữ và tụ tập lại quảng trường đtuần hành chống lại chính quyền trung ương, lúc đó đang dưới sự kiểm soát của Tứ nhân bang. Bốn tên này cũng đã ra lệnh cho lực lượng an ninh phải giải tán đám đông ở quảng trường. Đêm đó khoảng 10.000 dân quân tự vệ, đơn vị vũ trang, đơn vị đồn trụ đã được huy động nhằm giải tán đám đông. Chính quyền lúc đó ngay lập tức coi sự tuần hành là những hành động phản cách mạng sau sự kiện Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cách chức và quản thúc tại gia phó thủ tướng lúc đó là Đặng Tiểu Bình, người bị cáo buộc đã phát động cuộc biểu tình này. Sau khi Đặng trở lại nắm quyền lực năm 1978, Ủy ban trung ương Đảng cộng sản đã lật ngược lại quyết định trên, và chính thức coi hành động biểu tình là thhiện tinh thần yêu nước.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3. Đường Võ Văn Kiệt (1922 -2008): Tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng; là chính khách Việt Nam; quê ở xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (1939) và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ở Vũng Liêm (1940). Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông có nhiều đóng góp to lớn cũng như giữ nhiều chức vụ quan trọng.

Từ năm 1976, ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 4/1982 ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6/1988, ông giữ vị trí Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991), ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001, ông không còn giữ các chức danh trong Chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm cố vấn Ban Chp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 12/1997, Võ Văn Kiệt được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra ông còn được trao tặng nhiều huân, huy chương khác và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

4. Đường Anh Dũng: Anh dũng là một thuật ngữ dùng để nói lên sự đấu tranh anh dũng, hy sinh quên mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ tổ quốc.

(Nguồn "Từ đin bách khoa toàn thư Việt Nam")

5. Đường Chi Lăng: Là một ải thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn theo hướng Đông Bắc. Địa danh gắn liền với chiến thắng Chi Lăng chống quân Minh năm 1427. Khu di tích lịch sử Chi Lăng nằm trong vùng ải Chi Lăng bao gồm 52 điểm, kéo dài gần 20km, phần lớn thuộc hai xã Chi Lăng và Quang Lang.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

6. Đường Nguyễn Trãi (1380 -1442): Là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam. Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng rồi bị bắt giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo. Đến ải Nam Quan, cha ông khuyên ông nên quay về để trả nợ nước, báo thù nhà, ông làm theo. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

7. Đường Lý Thường Kiệt (1019-1105): Là một Danh tướng, tên thật là Ngô Tuấn. Quê ở phường An Xá, sinh ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội). Ông nổi tiếng tài giỏi, quán xuyến cung đình và võ nghệ tinh thông, giúp Hoàng Thái hậu Ỷ Lan nhiếp chính khi vua Lý Nhân Tông còn nhỏ. Thấy giặc Tống có mưu đồ xâm lược, ông đề xuất chủ động đánh trước, tiêu diệt căn cứ xuất phát của địch ở ba châu: Ung, Khâm, Liêm (1075) rồi rút quân về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt chặn giặc, đánh tan quân Tống (1075-1076). Chinh phạt quân Chiêm (1075-1104). Ông là tác giả của bài "Nam Quốc sơn hà", (sông núi nước Nam) được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

8. Đường Lê Lợi (1385-1433): Là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân đội chiếm đóng nhà Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt và trở thành vị vua sáng lập của nhà Hậu Lê. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào năm 1428, sử gọi là Lê Thái T, chính thức dựng lên triều Hậu Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430). Ông lên ngôi trong 6 năm (1428 - 1433), đặt niên hiệu Thuận Thiên xây dựng đất nước, lại khoa cử, luật lệ, chế tác lễ nhạc, thu thập lại sách vở, mở mang trường học... tạo nên một triều đại Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

9. Đường Bạch Đằng: Năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoàng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc. Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị “vua của các vua trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

10. Đường Yết Kiêu (Không rõ năm sinh và năm mất): Quê huyện Gia Lộc, Hải Dương; là một gia tưng thân cận của Trần Hưng Đạo, có tài bơi lặn, cùng Dã Tượng lập nhiều chiến công trong cuộc chiến chng quân Nguyên từ năm 1285 đến năm 1288.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

11. Đường Dã Tượng (Không rõ năm sinh và mất): Là danh tướng của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Dã Tượng là người có tài thuần phục và chỉ huy đội voi (Dã Tượng có nghĩa là voi rừng) ở Vạn Kiếp cùng với Yết Kiêu là người chỉ huy đội lính đánh sông, ông là người lập nhiều chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược năm 1285-1288.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

12. Đường Hai Bà Trưng: Là hai nữ vương tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, là những anh hùng dân tộc của người Việt, thủ lĩnh khởi binh chống lại nhà Đông Hán của Trung Quốc, lập ra quốc gia với kinh đô Mê Linh. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị Vua trong lịch sử Việt Nam. Hai Bà Trưng cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt tương đương với Bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong 3 năm.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

13. Đường Trần Hưng Đạo (1228-1300): Là một vĩ nhân và anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, quê ở phủ Thiên Trường (Nam Định); là con của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu nội của Thái Tổ nhà Trần (Trần Thừa). Ông học rộng, biết nhiều, tài kiêm văn võ, là nhân vật trụ cột của triều đình nhà Trần trong ba lần kháng chiến chg Nguyên Mông xâm lược. Trần Hưng Đạo được truy phong chức Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công, tước Nhân Võ Hưng Đạo Đại Vương; được toàn thể dân tộc suy tôn là Đức Thánh Trần, đời đời tưởng nhớ và thờ cúng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

14. Đường Võ Thị Sáu (1935-1952): Tên thật: Nguyễn Thị Sáu; quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Võ Thị Sáu tham gia cách mạng năm 1948. Tháng 5/1948, Võ Thị Sáu tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng. Ngày 14/7/1949, bà cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.

Tháng 5/1950, bà bị địch bắt giam ở Bà Ra, sau chuyn đến khám Chí Hòa, Sài Gòn. Mặc dù bị địch tra tấn dã man, bà vẫn giữ vững khí tiết của người cách mạng. Sau đó, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình. Sau hai năm bị giam ở khám Chí Hòa, ngày 21/1/1952, bà bị đưa ra Côn Đảo và bị giam riêng ở Sở Cò. Đêm 22/1/1952, bà được chi bộ nhà tù kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi bị dẫn đi làm thủ tục trước khi hành quyết bà đã khước từ việc rửa tội, từ chối bịt mắt khi ở pháp trường, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng đến phút cuối cùng. Võ Thị Sáu được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

V. Các huyện còn lại trên địa bàn huyện

- Huyện Thuận Bắc, huyện Thuận Nam và huyện Bác Ái đến thời điểm này chưa đặt tên đường và chưa lập Đề án đặt tên đường trên địa bàn huyện.

PHẦN B

DỮ LIỆU NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH NINH THUẬN

I. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu, một số địa danh và các sự kiện tiêu biểu của đất nước

1. Dân chủ: Dân chủ là một thuật ngữ xã hội. Dân chủ là người dân tự làm chủ mình và làm chủ xã hội. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Cách mạng ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

2. Đoàn kết: Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Đoàn kết một trong những nội dung quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam chính là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. Người đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Thực hiện theo tư tưởng của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đang ra sức củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

3. Độc lập: Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia bởi chính người dân sinh sống ở đó có chủ quyền tối cao.

4. Chiến thắng: Thắng lợi giành được trong chiến đấu, chiến tranh. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dân và quân ta đã chiến đấu anh dũng. Trong hai cuộc kháng chiến đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại nhân dân Việt Nam đã trải qua biết bao gian khổ, hàng triệu người con anh dũng đã hy sinh xương máu cho hòa bình, độc lập của đất nước. Chiến thắng vẻ vang đã góp phần giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

5. Giải phóng: Giải phóng là làm cho con người được tự do, thoát khỏi ách nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc; là thoát khỏi tình trạng bị nước ngoài nô dịch, chiếm đóng.

6. Hòa bình: Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Đấu tranh vì hòa bình và độc lập dân tộc.

7. Hữu nghị: Thân thiện, có tính chất bạn bè (thường nói về quan hệ giữa các nước). Ngay từ khi mới ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới: “Trong khi tuyên truyền các khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới”. Hơn 70 năm qua, Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị giữa nước ta với các nước trên thế giới không ngừng được tăng cường và phát triển, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

8. Thanh niên: Người còn trẻ, đang ở đtuổi trưởng thành. Là lực lượng to lớn, là nguồn lực dồi dào, mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước.

9. Tự do: Là trạng thái một dân tộc, một xã hội và các thành viên không bị cấm đoán, hạn chế vô lý trong các hoạt động chính trị - xã hội.

10. Trung hiếu: Trung hiếu là một thuật ngữ xã hội. Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất trong chuẩn mực chung của đạo đức Cách mạng Việt Nam.

11. p Bắc: Là tên gọi của một trận đánh quy mô lớn diễn ra vào ngày 02 tháng 01 năm 1963 gần Ấp Bắc thuộc tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ (ngày nay là tỉnh Tiền Giang), giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và đế quốc Mỹ, kết quả là chiến thắng lớn đầu tiên của du kích Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam đối với quân chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa được cố vấn Mỹ chỉ huy.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

12. Ba Tơ: Là huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi, là nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11/3/1945, giành chính quyền của quân và dân châu Ba Tơ, chỉ sau hai ngày phát xít Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam. Đội du kích Ba Tơ đã trở thành trung tâm của cao trào kháng Nhật, cứu nước ở Miền Trung Trung bộ và là hạt nhân của các lực lượng vũ trang Liên khu V sau này.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

13. Bắc Sơn: Là tên một huyện thuộc tnh Lạng Sơn. Nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp vào ngày 27/9/1940 tại huyện Bắc Sơn.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

14. Chương Dương: Là căn cứ thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Đây là căn cứ quan trọng cách Kinh thành Thăng Long khoảng 20 km về phía Nam. Căn cứ này như là tấm chắn bảo vệ phía Nam kinh thành Thăng Long. Trận Chương Dương gắn liền với chiến thắng chống quân Mông Nguyên ngày 05/6/1285.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

15. Diên Hồng: Là Hội nghị diễn ra vào năm 1284 tại Thăng Long (Hà Nội). Hội nghị diễn ra khi quân Nguyên âm mưu và đang chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta ln thứ hai. Tham dự Hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho Nhân dân cả nước. Hội nghị Diên Hồng được xem như Hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

16. Đường 03 Tháng 2: Là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị thống nhất Đảng, diễn ra tại một ngôi nhà nhỏ xóm lao động thuộc Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc) gồm đồng chí Vương (Bác Hồ), Đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu), đại biểu An Nam Cộng Sản Đảng (Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu). Tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì Hội nghị, tại Hội nghị lấy ngày 03/02/1930 là ngày Đảng Cộng sản Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

17. Đường 26 Tháng 3: Là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên, đặt ra vấn đề "... tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ đthâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết", chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

18. Đường 30 Tháng 4: Là ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh vào mùa Xuân 1975. Cả nước Việt Nam cùng tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

19. Đường 01 Tháng 5 : Là ngày Quốc tế của người lao động.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

20. Đường 19 Tháng 5: Là ngày sinh Chủ tịch HChí Minh (19/5/1890). Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một Nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

21. Đường 02 Tháng 9: Là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

22. Đống Đa: Là địa danh thuộc thành phố Hà Nội, nơi gắn với chiến thắng quân Mãn Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (chiến thắng Kỷ Dậu) năm 1789. Chiến thắng khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước hiểm họa xâm lược và chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

23. Đồng Khởi: Là phong trào do những thành viên Việt Minh ở miền Nam Việt Nam kêu gọi Nhân dân nổi dậy đồng loạt chống đế quốc Mỹ và thể chế Việt Nam Cộng hòa. Trước hết là những vùng nông thôn rộng lớn ở miền Nam Việt Nam và cả vùng núi Nam Trung bộ Việt Nam. Phong trào này diễn ra từ cuối năm 1959, đỉnh cao là năm 1960 và nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

24. Đông Kinh Nghĩa Thục: Là phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX trong thời Pháp thuộc (lập ra từ tháng 3 năm 1907 và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907). Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, bằng cách mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên là Nghĩa Thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

25. Điện Biên Phủ: Là trận đánh lớn nhất diễn ra tại Mường Thanh, châu Điện Biên (nay là thành phố Điện Biên Phủ). Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của Việt Nam. Buộc thực dân Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, chấm dứt chiến tranh, rút quân khỏi Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ mạnh mẽ các nước trên thế giới đồng loạt nổi dậy giành độc lập.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

26. Hàm Tử: Là địa danh lịch sử nổi tiếng, nơi xảy ra trận Hàm Tử trong cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên 1285 của quân dân Đại Việt. Cùng với các trận Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, chiến thắng Hàm Tử đã góp phần tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

27. Hoa Lư: Là tên vùng núi thuộc huyện Gia Khánh nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đó là nơi vua Đinh Tiên Hoàng sau khi dẹp loạn mười hai sứ quân, năm 986 đã lập kinh đô nước Đại Cồ Việt. Kinh đô Hoa Lư tồn tại từ năm 968 đến năm 1009. Năm 1010 dời đô ra Thăng Long - Hà Nội ngày nay.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

28. Hoàng Sa: Là quần đảo thuộc chủ quyền nước Cộng hòa Xã hội Vịệt Nam. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, do Bảo Đại đứng đầu. Ngày 06/9/1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa Bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự Hội nghị.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

29. Lam Sơn: Là vùng núi thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là địa danh nổi tiếng trong kháng chiến chống quân Minh thời Bình Định Vương Lê Lợi. Tại đây Lê Lợi đã quy tụ nhân tài hào kiệt chống lại bọn phong kiến phương Bắc đô hộ. Sau 10 năm kháng chiến (1418-1428), trải qua bao gian khổ ông mới giải phóng được đất nước. Khi lên ngôi Hoàng Đế, vua Lê Thái Tổ đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long). Lam Sơn xây dựng thành Lam Kinh hay Tây Kinh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

30. Mậu Thân: Là một sự kiện tổng tiến công và nổi dậy của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên hầu hết các thành phố lớn ở miền Nam vào dịp tết Mậu Thân năm 1968. Cuộc tổng tấn công và nổi dậy đã làm phá sản "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom phá hoại ở miền Bắc và chấp nhận đàm phán hòa bình ở Hội nghị Paris.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

31. Nam Kỳ Khởi Nghĩa: Là tên cuộc nổi dậy vũ trang chống Pháp và Nhật của người dân miền Nam Việt Nam vào năm 1940, do Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương và lãnh đạo. Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, qua năm sau nước Pháp bại trận, bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Thực dân Pháp ở Đông Dương mất liên lạc với chính quốc, lại phải đối phó với Phát xít Nhật đang lăm le muốn lật đổ chúng. Trước những khó khăn ấy của đối phương, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định chọn năm 1940 để khởi nghĩa cướp chính quyền. Chủ trương đó không được Trung ương tán thành và lệnh hoãn khởi nghĩa đưa vào không kịp. Có nơi cướp được chính quyền nhưng cũng có nơi bị thực dân Pháp đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bất thành, nhiều cán bộ và quần chúng hy sinh hoặc bị tù đầy, nhưng gây được tiếng vang trong và ngoài nước.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

32. Trường Sa: Là quần đảo thuộc chủ quyền nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam. Đầu thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với các đảo chính của quần đảo Trường Sa. Ngày 21/12/1933, Thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định 4702-CP đặt các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ và các đảo phụ thuộc vào tỉnh Bà Rịa. Ngày 22/10/1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy, đồng thời xác định "Hoàng Sa (Spratley)" (nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy. Ngày 06/9/1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình (nguyên văn), Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai (nguyên văn), Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Ngày 09/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 193/HĐBT thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28/12/1982, Quốc hội khóa VII ra Nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Ngày 01/7/1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh là Phú Yên và Khánh Hòa. Huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

33. Trường Sơn: Là tên dãy núi dài nhất hùng vĩ nhất Việt Nam (dài khoảng 1.100 km). Dải Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp tỉnh Nghệ An tới tận miền Đông Nam bộ. Là xương sống của bán đảo Đông Dương, là đường phân thủy giữa lưu vực sông Mê Kông và các sông đổ vào biển Đông. Trường Sơn gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta, đồng thời gắn bó mật thiết với các nước láng giềng Lào và Campuchia.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

34. Xô Viết Nghệ Tĩnh: Là tên gọi phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại thực dân Pháp. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà thường gọi là "Xô viết". Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 01/5/1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8 năm 1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Xô Viết Nghệ Tĩnh được xem như một cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho cuộc Cách mạng tháng Tám thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

35. Vạn Kiếp: Là căn cứ thủy quân và cảng lớn thời Lý-Trần nay thuộc vùng Vạn Yên, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Địa danh lịch sử này nằm gần những chỗ giao nhau của sông Cầu, sông Thương, sông Đuống, sông Kinh Thầy với sông Thái Bình. Đầu năm 1285, đây là địa bàn tập trung binh lực của quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo sau cuộc rút lui chiến lược khỏi Thăng Long trước thế mạnh ban đầu của quân Nguyên xâm lược.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

36. Vân Đồn: Là một huyện đảo thuộc tnh Quảng Ninh, nơi cha đựng dấu ấn của nhà Trần về chiến công chống nhà Nguyên, vừa có dấu ấn về giao thương, buôn bán. Trận Vân Đồn năm 1288, trên dòng sông Mang (Quan Lạn) gắn liền với tên tuổi của danh tướng Trần Khánh Dư. Trong trận đánh tan đoàn thuyền lương của quân Nguyên xâm lược.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

37. Yên Bái: Là tên tỉnh kết nghĩa với tỉnh Ninh Thuận từ trước năm 1975. Hiện nay tnh Ninh Thuận và tnh Yên Bái đã đặt tên đường Yên Ninh để thể hiện tình kết nghĩa giữa 02 tỉnh Yên Bái và Ninh Thuận.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

II. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng tiêu biểu và các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận

1. CK7: Là tên gọi tắt của Chiến khu số 7, nay thuộc xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tinh Ninh Thuận. Chiến khu này nằm về hướng Tây Nam, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 28 km. Năm 1947, căn cứ CK7 được thành lập có vai trò quan trọng trong chiến lược, kiểm soát được cả vùng rừng núi phía Tây Ninh Thuận, đồng thời từng là nơi đóng quân của các cơ quan đầu não tỉnh. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử rất hào hùng của quân dân Ninh Thuận suốt trong thời kỳ kháng chiến.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

2. CK19: Là tên gọi tắt của Chiến khu số 19, thuộc thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 60 km về phía Đông Bắc. CK19 là căn cứ của quân và dân Ninh Hải nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung, có vai trò quan trọng trong hai cuộc kháng chiến.

(Nguồn "Địa danh tnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

3. CK22: Là tên gọi tắt của Chiến khu số 22, thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 35 km về phía Tây Bắc. Căn cứ CK22 có vai trò quan trọng trong chiến lược, đồng thời đây là nơi quân và dân huyện Bác Ái tập trung lực lượng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

4. CK25: Là tên gọi tắt của Chiến khu số 25, thuộc xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 23 km về phía Tây. Căn cứ CK25 có vai trò quan trọng trong chiến lược, đồng thời đây là nơi quân và dân huyện Ninh Phước tập trung lực lượng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

5. CK35: Là tên gọi tắt của Chiến khu số 35, thuộc xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 23 km về phía Nam. Căn cứ CK35 có vai trò quan trọng trong chiến lược, đồng thời đây là nơi quân và dân huyện Thuận Nam tập trung lực lượng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

6. Đề Pô xe lửa Tháp Chàm: Thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. ĐPô xe lửa Tháp Chàm là 1 trong 5 cơ sở đường sắc lớn nhất Đông Dương. Chính vì vậy, ngành Đường sắc sớm hình thành giai cấp công nhân. Đây là nơi hội tụ nhiều cá nhân ưu tú từ nhiều nơi khác nhau vào làm việc, từ đây họ là hạt nhân tuyên truyền các tư tưởng chính trị tiến bộ. Là nơi thành lập chi bộ Đảng Tân Việt, để thực hiện Chỉ thị của Đảng về việc đấu tranh chống đế quốc gìn giữ hòa bình và ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tháng 4-1930, các chi bộ Tân Việt tại Ninh Thuận chuyển thành các chi bộ Đảng Cộng sản theo chủ trương chung của cả nước, bao gồm chi bộ Đpô Hỏa xa Tháp Chàm, chi bộ Cầu Bảo, chi bộ Sở Muối Cà Ná và lập tổ chức quần chúng tại nhiều nơi: Vạn Phưc, Đắc Nhơn, Phú Quý, Kinh Dinh. Đây là một chuyển biến quan trọng trong đời sống chính trị ở địa bàn Ninh Thuận. Từ đây những người cộng sản đã tập hợp đông đảo công nhân và quần chúng giác ngộ, tổ chức đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh cho người lao động. Thực dân Pháp ở Phan Rang hết sức hoang mang trước những cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt và nhân dân.

Đêm 19/10/1930, Chi bộ Đề pô xe lửa Tháp Chàm đã họp bí mật tổ chức lễ kỷ niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sáng ngày 20/10/1930 cờ đỏ búa liềm lại xuất hiện trên tháp nước Đpô và một số nơi trong thị xã, như kêu gọi toàn thể Nhân dân Ninh Thuận vùng dậy đấu tranh chống xiềng xích của bọn thực dân Pháp xâm lược. Là di tích lịch sử Cách mạng được UBND tỉnh xếp hạng năm 2003.

(Nguồn ''Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

7. Hòn Đỏ: Mũi đất nhô ra biển, thuộc xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải. Là một Di chỉ khảo cổ học mang dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh và thời kỳ Đồ đá mới của Việt Nam.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

8. Núi Tà Năng: Thuộc xã Phước Đại và Phước Chính, huyện Bác Ái. Đây là một căn cứ kháng chiến quan trọng của quân và dân tỉnh Ninh Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Di tích lịch sử Cách mạng núi Tà Năng được UBND tỉnh Ninh Thuận xếp hạng di tích lịch sử Cách mạng.

(Nguồn "Địa danh tỉnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016")

9. Tà Lú - Ma Ty: Tà Lú - Ma Ty gắn liền với chiến thắng đồn Tà Lú, Ma Ty năm 1960, tiến tới giải phóng huyện Bác Ái. Là di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Ninh Thuận đã được xếp hạng.

(Nguồn "Địa danh tnh Ninh Thuận xưa và nay, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2016"

10. Di tích cấp Quốc gia đặc biệt

STT

TÊN DI TÍCH

LOẠI HÌNH

SỐ QUYẾT ĐỊNH

01

Tháp Pô Klong Garai
(Đô Vinh, Tp. PR-TC)

Kiến trúc nghệ thuật

54/1979/QĐ-BVHTT
29/04/1979

02

Tháp Hòa Lai
(Bắc Phong - Thuận Bắc)

Kiến trúc nghệ thuật

04/2001/QĐ-BVHTT
19/01/2001

11. Di tích cấp Quốc gia

STT

TÊN DI TÍCH

LOẠI HÌNH

SQUYẾT ĐỊNH

01

By Đá Pinăng Tắc
(Phước Bình - Bác Ái)

Lịch sử cách mạng

1140/1992/QĐ-BVHTT
31/08/1992

02

Tháp Pô Rome
(Phước Hữu - Ninh Phước)

kiến trúc nghệ thuật

1140/1992/QĐ-BVHTT
31/08/1992

03

Đình Vạn Phước
(Phước Thuận - Ninh Phước)

Kiến trúc nghệ thuật

01/1999/QĐ-BVHTT
04/01/1999

04

Đình Đắc Nhơn
(Nhơn Sơn - Ninh Sơn)

Kiến trúc nghệ thuật

01/1999/QĐ-BVHTT
04/01/1999

05

Đình Dư Khánh
(Khánh Hải-Ninh Hải)

Kiến trúc nghệ thuật

01/1999/QĐ-BVHTT
04/01/1999

06

Đình Văn Sơn
(Văn Hải, Tp. PR - TC)

Kiến trúc nghệ thuật

01/1999/QĐ-BVHTT
04/01/1999

07

Đình Thuận Hòa
(Phước Thuận - Ninh Phước)

Kiến trúc nghệ thuật

04/2001/QĐ-BVHTT
19/01/2001

08

Đình Khánh Nhơn
(Nhơn Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc nghệ thuật

39/2002/QĐ-BVHTT
30/12/2002

09

Miếu Xóm Bánh
(Đài Sơn, Tp. PR-TC)

Kiến trúc nghệ thuật

39/2002/QĐ-BVHTT
30/12/2002

10

Đình Tấn Lộc
(Tấn Tài, Tp. PR-TC)

Kiến trúc nghệ thuật

05/2005/QĐ-BVHTT
08/03/2005

11

Chùa Ông
(Kinh Dinh, Tp. PR-TC)

Kiến trúc nghệ thuật

1252/QĐ-BVHTTDL
14/4/2011

12

Đình Tri Thủy
(Tri Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc nghệ thuật

1252/QĐ-BVHTTDL
14/4/2011

12. Di tích cấp tỉnh

STT

TÊN DI TÍCH

LOẠI HÌNH

SQUYẾT ĐỊNH

01

Đền Pô Inư - Nưgar
(Phước Hữu - Ninh Phước)

Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng

1170/1999/QĐ-UB
16/04/1999

02

Núi Cà Đú
(Khánh Hải - Ninh Hải)

Lịch sử cách mạng

1170/1999/QĐ-UB
16/04/1999

03

Đình Từ Tâm
(Phước Hải - Ninh Phước)

Kiến trúc nghệ thuật

111/2003/QĐ-UB
26/09/2003

04

Đình Ninh Quý
(Phước Sơn - Ninh Quý)

Kiến trúc nghệ thuật

111/2003/QĐ-UB
26/09/2003

05

Lăng Ông Hải Chử
ng Hai, Tp. PR-TC)

Kiến trúc nghệ thuật

111/2003/QĐ-UB
26/09/2003

06

Cây Me Bảo An
(Bo An, Tp. PR-TC)

Lịch sử cách mạng

185/2005/QĐ-UB
19/05/2005

07

Đình Lạc Nghiệp
(Cà Ná - Thuận Nam)

Kiến trúc nghệ thuật

185/2005/QĐ-UB
19/05/2005

08

Đình Tây Giang
(Đông Hải, Tp. PR-TC)

Kiến trúc nghệ thuật

185/2005/QĐ-UB
19/05/2005

09

Nhà số 30 Nguyễn Du
(Bảo An, Tp. PR-TC)

Lịch sử cách mạng

185/2005/QĐ-UB
19/05/2005

10

Đình Nhơn Hội
(Đô Vinh, Tp. PR-TC)

Kiến trúc nghệ thuật

185/2005/QĐ-UB
19/05/2005

11

Chùa Kim Sơn
(Tri Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc tôn giáo

252/2005/QĐ-UB
02/08/2005

12

Đình Mỹ Tường
(Nhơn Hải-Ninh Hải)

Kiến trúc nghệ thuật

252/2005/QĐ-UB
02/08/2005

13

Núi Hòn Dồ
(Nhơn Hải-Ninh Hải)

Lịch sử cách mạng

363/QĐ-UB
30/01/2007

14

Nhà Nguyễn Hữu Hương
(Bảo An, Tp. PR-TC)

Lịch sử cách mạng

363/QĐ-UB
30/01/2007

15

Chùa Thiên Tràng
(Nhơn Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng

3097/QĐ-UBND
07/08/2007

16

Miếu Mỹ Phong
(Thanh Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc nghệ thuật

3097/QĐ-UBND
07/08/2007

17

Đình Hiệp Kiết (Công Hải - Thuận Bắc)

Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng

6782/QĐ-UBND
14/11/2008

18

Đình An Xuân
(Xuân Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc nghệ thuật

6782/QĐ-UBND
14/11/2008

19

Đình Mỹ Phương
(Phương Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc tôn giáo

120/QĐ-UBND
12/01/2010

20

Đình Nhơn Sơn
(Văn Hải, Tp. PR-TC)

Kiến trúc nghệ thuật

87/QĐ-UBND
10/01/2011

21

Đình Trường Sanh
(Phước Hậu - Ninh Phước)

Kiến trúc nghệ thuật

87/QĐ-UBND
10/01/2011

22

Miếu Mỹ Ngọc
(Nhơn Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc nghệ thuật

87/QĐ-UBND
10/01/2011

23

Đình Ninh Chử
(Khánh Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc nghệ thuật

2855/QĐ-UBND
27/12/2011

24

Đền thờ Đức Thánh Trần
(Phủ Hà - PRTC)

Kiến trúc nghệ thuật tôn giáo

500/QĐ-UBND
13/3/2014

25

Đình Khánh Hội
(Tri Hải - Ninh Hải)

Kiến trúc nghệ thuật

15/QĐ-UBND
05/01/2015

26

Hò Bảo Trạo
(Mỹ Đông - PRTC)

Di sản Văn hóa phi vật thể

655/QĐ-UBND
24/3/2015

27

Múa Náp
(Thanh Hải - Ninh Hải)

Di sản Văn hóa phi vật thể

2402/QĐ-UBND
27/10/2015

28

Đình Kinh Dinh
(Kinh Dinh - PRTC)

Kiến trúc nghệ thuật

2290/QĐ-UBND
20/10/2015

29

Miếu Hòa Xuân
(Đạo Long - PRTC)

Kiến trúc nghệ thuật

2265/QĐ-UBND
16/9/2016

30

Đình Đạo Long
(Đạo Long - PRTC)

Kiến trúc nghệ thuật

2269/QĐ-UBND
16/9/2016

31

Đình Tấn Tài
(Tài Tài - PRTC)

Kiến trúc nghệ thuật

3156/QĐ-UBND 20/12/2016

32

Lăng Vĩnh Hy
(Vĩnh Hải - Ninh Hải)

Lịch sử cách mạng

3155/QĐ-UBND
20/12/2016

II. Danh nhân đất nước (Sắp xếp theo thứ tự A,B,C,....)

1. Âu Dương Lân (?- 1875): Không rõ năm sinh, là quan nhà Nguyễn và là chiến sĩ chống Pháp ở gần cuối thế kỷ XIX. Quê quán: Phú Kiết, Tịnh Hà, tỉnh Định Tường (nay là xã Phú Kiết, huyện chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông theo học Nho học và được bổ nhiệm làm Tri huyện ở Thang Trong. Ông cùng Nguyễn Hữu Huân tổ chức nghĩa quân kháng chiến chống Pháp tại Định Tường. Năm 1875 bị bắt, chúng dùng nhiều thủ đoạn để lung lạc, mua chuộc nhưng ông vẫn giữ được khí tiết của người anh hùng. Giặc Pháp đã xử bn ông tại Mỹ Tho.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

2. Bạch Liêu (1236-1315): Là Trạng nguyên đời vua Trần Thánh Tông, quê ở làng Yên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông đỗ trạng nguyên năm Thiệu Long thứ 9 (1266), nhưng không ra làm quan. Ông ở lại làm môn khách giúp Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trấn Nghệ An. Với tư cách là một quân sư, ông đã giúp Trần Quang Khải thảo ra kế hoạch về tuyển quân và dự trữ lương thực, củng cố biên giới phía Nam (gọi là Biến pháp tam chương) góp phần quan trọng trong việc đánh thắng quân Nguyên Mông. Ông được cử theo đoàn sứ bộ sang nhà Nguyên, bằng trí tuệ uyên bác và tài ngoại giao, ông đã góp phần thiết lập quan hệ ngoại giao hòa hiếu giữa 2 nước. Khi tuổi đã cao, ông về quê mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Ông thọ 79 tuổi, được an táng tại quê nhà

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

3. Bùi Bằng Đoàn (1889-1955): Là Chính khách Việt Nam, sinh tại làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông từng làm đến Thượng Thư bộ hình của triều đình Huế. Được Bác Hồ mời tham gia Ban cố vấn Chủ tịch nước sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên và được Chính phủ cử làm Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946-1955).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

4. Bùi Cầm Hổ (1390 - 1483): Là Á tướng, ông sinh ra và lớn lên tại xã Đậu Liêu, huyện Thiên Lộc, nay là thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh. Ông đã từng giữ các chức vụ: Ngự sử Trung thừa, An Vũ sứ Lạng Sơn, thăng Tham tri chính sự, chức Á tướng thời ba triều vua Lê sơ là: Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

5. Bùi Quốc Khái (1141-1234): Là Trạng nguyên, sinh tại làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Năm Trinh Phù thứ 10 (1185), khi 44 tuổi ông mới đi ứng thí và đã đỗ đại khoa trong số 30 người trúng tuyển. Sau khi đỗ đạt, ông được vua bổ nhậm chức Nhập thị Kinh diên, giữ nhiệm vụ dạy Thái tử và hu vua học. Ông làm quan ba triều: Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng, giữ đến chức Đô ngự sử. Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam chép: Bùi Quốc Khái, một lòng trung nghĩa, dày công giúp nước an dân. Gặp lúc triều chính đổ nát, gian thần lộng quyền, ông treo n từ quan, rồi xuất gia đầu Phật ở chùa Thiên Niên (gần Hồ Tây, Hà Nội)... Ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1234), ông mất, thọ 93 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

7. Bùi Xuân Phái (1921-1988): Là họa sĩ người gốc Hà Nội, nổi danh với những bức tranh về phố phường và cảnh sinh hoạt thường ngày ở Hà Thành. Người đi đã tặng ông biệt danh là "Phố Phái". Các tác phẩm về chân dung cũng là đóng góp đáng kể của ông về độ cảm nhận và thư pháp tạo hình. Ông cũng là người minh họa sách báo có nét riêng độc đáo. Hơn 40 năm lao động nghệ thuật, ông để lại cho ngành mỹ thuật Việt Nam hàng ngàn tác phm giá trị. Tranh của ông nhận được nhiều giải thưởng, trung bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và nhiều nước. Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

8. Châu Văn Liêm (1902 - 1930): Là nhà Cách mạng Việt Nam. Ông sinh tại làng Thới Thạnh, tổng Thi Bảo, quận Ô Môn, tnh Cần Thơ (ngày nay thuộc xã Thi Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ). Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Đông Dương năm 1924, ông lần lượt dạy học tại tỉnh lỵ Long Xuyên và Chợ Thủ thuộc tỉnh Long Xuyên (ngày nay thuộc tnh An Giang). Trong quá trình dạy học, ông đã thành lập các tổ chức như: Việt Nam Phục quốc Đảng (tại Cần Thơ), Hội giáo viên, học sinh yêu nước Long Xuyên (1926), mở học đường tại Sa Đéc, va là trường học, vừa là nơi gặp gỡ của các nhà cách mạng. Năm 1930, ông trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình có hàng nghìn Nhân dân tham d; kéo từ Đức Hòa lên Chợ Lớn. Ông dẫn đu đoàn người hô hào đòi giải phóng dân tộc, đưa yêu sách của Nhân dân, đòi giảm sưu thuế... Ông bị cảnh sát Pháp bắn và mất lúc mới 28 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

9. Chu Huy Mân (1913 - 2006): Là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, quê tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay thuộc xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Năm 1943, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Tháng 8/1954, là Bí thư Đảng ủy Đoàn trưởng. Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào. Năm 1957, ông giữ chức Chính ủy Quân khu IV; năm 1958, là Chính ủy Quân khu Tây Bắc kiêm Bí thư Khu ủy Tây Bắc. Từ năm 1967 đến năm 1975, ông là Tư lệnh Quân khu V, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu, Chính ủy chiến dịch Huế Đà Nẵng. Từ 1975 đến 1976, ông là Chính ủy, kiêm Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Quân khu V. Từ 1977 đến 1986 chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Nhân dân Việt Nam, được phong hàm Đại tướng năm 1982. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa II, VI, VII, được Quốc hội bu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa VII (1981-1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V, Ủy viên Bộ Chính trị khóa IV, V.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

10. Chu Mạnh Trinh (1862-1905): Là một danh sĩ thời Nguyễn, người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Từ nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, có tài văn phú. Năm 1885, ông đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất. Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ. Sau khi thi đỗ Tam Giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (đời Thành Thái thứ tư). Năm 1892, ông được bổ nhiệm làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, có tiếng là công minh chính trực. Có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp có hành động cậy thế lộng hành. Làm Tri phủ ít lâu thì cha mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư táng. Sau đó, ông được giao chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên. Chu Mạnh Trinh nổi tiếng là người có tài văn phú. Bài "Hàm Tử quan hoài cổ" ca ngợi chiến công của Thượng tướng Trần Quang Khải, đời nhà Trần.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

11. Công Chúa Ngọc Hân (1770-1799): Tên thật là Lê Ngọc Hân, công chúa nhà Hậu Lê, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). Năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong nhà Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng đã vào hàng quân Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi. Bà được phong là Quang Trung Bắc cung Hoàng hậu.

Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

12. Cống Quỳnh (1677-1748): Là một danh sĩ thời Lê Trịnh (vua Lê Hiển Tông), quê tại làng Bột Thượng, xã Hong Lộc, huyện Hong Hóa, tỉnh Thanh Hóa, ông từng thi đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại, nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên. Tác phẩm còn lại của Cống Quỳnh gồm một số bài ký, văn tế mẹ, văn khóc em và hai bài phú chép trong tập: "Lịch triu danh phú".

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

13. Cù Chính Lan (1930-1951): Là Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, sinh tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Năm 1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mỗ, anh đã một mình đuổi theo xe tăng Pháp, nhảy lên thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái để tiêu diệt địch. Cù Chính Lan từng nổi tiếng với thành tích với 1 lưỡi dao cùn bắt sống được một binh sĩ Pháp và cướp được một khu tiu liên, được tặng Huân chương Chiến công vì thành tích "tay không bắt giặc". Ngày 29/12/1951, đơn vị Cù Chính Lan được lệnh đánh đồn Tu Vũ (Điện Biên phủ). Trong trận này sau 3 lần bị thương nặng Cù Chính Lan hy sinh. Năm 1952 Nhà nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

14. Cường Để (1882 - 1951): Là một sỹ phu, sinh tại Huế. Tên thật là Nguyễn Phúc Cường Đệ, ông thuộc dòng dõi Hoàng Tử Cảnh; Được cụ Phan Bội Châu chọn làm Hội chủ Duy Tân Hội. Năm 1906, ông sang Nhật học ở trường Chấn Võ, Trường Tảo đạo điền. Năm 1909, bị trục xuất, ông lánh nạn sang Trung Quốc, Thái Lan, có lần về miền Nam vận động kinh phí cho tổ chức phong trào Đông Du... Năm 1939, ông lập tổ chức Việt Nam Phục quốc đồng minh chờ thời cơ theo quân Nhật vào Đông Dương. Nhưng ý đồ không thành, ông sống lưu vong và mất tại Nhật.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

15. Duy Tân (1900 -1945): Là Vua nhà Nguyễn, sinh tại Huế. Tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Nguyễn Phúc Hoàng. Năm 1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân lúc đó mới 8 tuổi. Là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn, có tinh thần yêu nước chống lại thực dân Pháp xâm lược. Bị lưu đày sang đảo La Réunion ở n Độ dương. Ông bị tử nạn do máy bay rơi năm 1945 tại Cộng hòa Trung Phi.

(Nguồn "Trung tâm bảo tồn di tích cđô Huế”)

16. Dương Khuê (1839-1902): Là quan nhà Nguyễn và là nhà thơ, người làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ ng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Tuy có làm thơ chữ Hán, nhưng ông nổi tiếng nhờ những bài ca trù. Với sự tinh luyện về ngôn ngữ và sự hài hòa trong thanh điệu của ông, khiến những bài ấy luôn cuốn hút người nghe. Đặc biệt là tác phẩm "Gặp lại cô đầu cũ".

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

17. Dương Phúc Tư (1505-1564): Là Trạng nguyên, người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Ông làm chức quan tham chính. Sau này ông dâng sớ xin qui thuận vua Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

18. Dương Văn An (1514 - 1591): Là Thượng thư nhà Mạc, ông sinh tại làng Tuy Lộc, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, về sau, ông ra ngụ ở xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ Tiến sỹ vào khoa năm Đinh Mùi (1547) được triều đình nhà Mạc bổ đi làm quan, thăng dần lên các chức: Lại khoa Đô cấp sự trung (tước Sùng Nham bá), Tả thị lang bộ Lại rồi Thượng thư, tước Sùng Nham hầu. Năm Tân Mão (1591), Dương Văn An mất lúc 50 tuổi, được tặng tước Tuấn Quốc công. Đlại tác phẩm nổi tiếng "Ô Châu cận lục".

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

19. Đàm Quang Trung (1921-1995): Là tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dân tộc Tày, sinh tại bản Nà Nghiềng, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ông từng là chính khách, giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc từ 1987 đến 1992. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động cách mạng và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 02 năm 1939. Năm 1940, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam rồi quản thúc tại địa phương. Năm 1941, ông được các đng chí tổ chức thoát khỏi sự quản thúc và sang Tĩnh Tây (Trung Quốc). Năm 1984, ông được phong quân hàm Thượng tướng, làm Tư lệnh Quân khu I, Bí thư Đảng ủy Quân khu I.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

20. Đào Công Soạn (1381-1458): Là đại thần nhà Lê, tên tự là Tân Khanh, sinh tại làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Năm 1427, thủ lĩnh quân Lam Sơn chống quân Minh là Lê Lợi tiến quân ra Bắc, tổ chức kỳ thi đầu tiên; Khi đó Đào Công Soạn đã 46 tuổi, đi thi và đỗ đầu. Ông được Lê Lợi bổ dụng làm quan. Năm 1435, ông được thăng chức Sứ thẩm hình, kiêm Thượng thư Bộ lễ. Ông luôn là trung thần, được vua Lê tin cậy giao nhiều trọng trách.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

21. Đào Duy Từ (1572-1634): Nhà Chính trị quân sự, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Ông được coi là Khai quốc công thần của chín đời chúa Nguyễn và 13 đời vua Nhà Nguyễn. Quê huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, ông giúp chúa Nguyễn đắp lũy Thầy và lũy Trường Dục ở Quảng Bình để chống lại quân Trịnh. Tác giả Hồ trướng khu cơ (sách binh pháp), tuồng cổ "Sơn Hậu", khúc ngâm "Ngọc Long Cương Văn"...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

22. Đào Tấn (1845 - 1907): Nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam. Quê ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông thi đỗ cử nhân, làm quan đến chức Tổng đốc Nghệ An, rồi Thượng thư Bộ Công. Ông là người có công lớn trong việc xây dựng nghệ thuật sân khấu tuồng Việt Nam, xây dựng những mô hình kịch bản và diễn xuất trong nghệ thuật tuồng. Ngoài nghệ thuật tuồng, còn sáng tác thơ và tự khúc bằng chữ Hán. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao: San hậu, Hồi trống cổ thành, Diễn võ đình. Là quan thanh liêm của Nhà Nguyễn, giữ đến chức Thượng thư bộ Công.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

23. Đặng Công Chất (1621 hay 1622 -1683): Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) thời vua Lê Thần Tông. Người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nguyên quán của ông là xã Thái Bát, huyện Bất Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Tháng 3 âm lịch năm Cảnh Trị thứ 3, t Tỵ 1665, ông được thăng làm Công bộ Hữu thị Lang. Năm 1671, ông cùng Binh bộ Tả thị lang Lê Sĩ Triệt khảo xét các nha môn trong ngoài. Năm 1676, ông được phong làm Lại bộ tả thị lang. Năm 1677, Đinh Văn Tả đem quân đánh phá Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng, Kính Vũ chạy sang Long Châu, đồ đảng còn lại đều tan vỡ. Sau triều đình nhà Lê cho triệu Đinh Văn Tả về, dùng Đặng Công Chất thay thế và để Tuấn Hòa ở lại giữ chức tham trấn.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

24. Đặng Dung (1373 - 1414): Là Danh tướng nhà Hậu Trần. Là người xã Tả Hạ, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1409, ông giữ chức Đồng bình Chương sự. Đầu năm 1424, ông bị địch bắt ở Sa Bồ Cán, thượng lưu sông Gianh. Trên đường giải về Trung Quốc, ông đã tự vẫn. Ông để lại bài thơ "Cảm hoài" nổi tiếng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

25. Đặng Huy Trứ (1825 - 1874): Là nhà cải cách Việt Nam thời cận đại. Quê làng Bát Vọng, sau sang ngụ ở làng Thanh Lương (nay thuộc xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ông là một trong những người có công đầu đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam, bằng việc mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường (ngày 14/3/1869) ở phố Thanh Hà, Hà Nội. Ông là Nhà cải cách thời Nhà Nguyễn cuối Thế kỷ XIX với tư tưởng phát triển kinh tế, khoa học quân sự, chống tham nhũng, giao thương với Phương Tây. Là người đầu tiên đưa kỹ nghệ đóng tàu phương Tây du nhập vào Việt Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

26. Đặng Nguyên Cẩn (1866 - 1923): Là chí sỹ cận đại trong lịch sử Việt Nam. Sinh tại làng Lương Điền, tổng Bích Triều, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Năm 1888, thi đỗ cử nhân ông được bổ làm Giáo thụ phủ Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Năm 1895, ông đỗ Phó bảng, khoa Ất Mùi, được đổi làm quan tại Huế, rồi làm Đốc học ở tỉnh Nghệ An. Năm 1907, ông cùng Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân lập "Triêu Dương thương quán" ở Vinh buôn bán hàng nội hóa và các sách tân thư của Đông Kinh Nghĩa Thục, để vừa cổ xúy vừa tạo nguồn tài chính cho phong trào. Năm 1908, ông hưởng ứng phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Bị lao tù khổ sở suốt 13 năm đến năm 1921 ông được thả cùng với Nguyễn Thúc Kháng, Ngô Đức Kế. Trở về quê ít lâu, ông mất năm 1923.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

27. Đặng Tất (1357-1409): Là Danh tướng nhà Hậu Trần. Sinh tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1391, ông được phong làm Đại tri Châu hóa. Năm 1407, được phong làm Quốc công. Tháng 5 năm 1408, ông cùng Giản Định đế từ Hóa Châu ra đánh chiếm lại Nghệ An. Năm 1408, ông mang quân vào đánh Tân Bình, phá tan quân Thế Căng ở cửa Nhật Lệ, bắt giết Thế Căng và cháu, là Đống Cao. Quân Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An tới Thuận Hóa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

28. Đặng Thai Mai (1902-1984): Là giáo sư, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam. Sinh tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939). Ông lần lượt giữ các chức vụ như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm Cao cấp Liên khu IV, Giám đc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Nguyên là Bộ trưởng Bộ giáo dục, ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như: Văn thơ cách mạng Việt Nam đu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

29. Đặng Thái Thân (1874 - 1910): Là chí sĩ cận đại trong lịch sử Việt Nam. Hiệu Ngư Hải, Ngư Ông, người làng Mỹ Chiêm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1904, cùng với nhiều chí sỹ khác thành lập Duy Tân Hội. Tháng 9 năm 1908, Chính phủ Nhật thi hành hiệp ước Pháp-Nhật, theo đó ra lệnh giải tán Đông Á đồng văn thư viện và Cống Hiến hội, trục xuất du học sinh ra khỏi đất Nhật. Thời gian đó, phong trào Đông Du ở trong nước cũng bị chính quyền thực dân Pháp trấn áp mạnh, Đặng Thái Thân phải rút vào núi tạm lánh. Ngày 02/02/1910, bị giặc Pháp bao vây, ông bắn chết một tên địch, thủ tiêu hết các tài liệu bí mật rồi dùng súng tự sát.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

30. Đặng Thì Thố (1526-?): Không rõ năm mất, là Trạng nguyên thứ 40 của Việt Nam. Quê làng An Lạc (còn gọi là làng Thạc), huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã An Châu, thành phố Hải Dương). Ông đỗ tiến sĩ cập đệ khoa Kỷ Mùi năm Quang Bảo thứ 6 (1559). Sau đó, ông trở thành quan của triều đình nhà Mạc, làm đến chức tả Thị lang bộ Binh, Hàn Lâm viện.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

31. Đặng Tiến Đông (1738- ?): Không rõ năm mất, là Danh tướng thời Tây Sơn. Quê ở làng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Năm 1789, ông trở thành tướng Đông Lĩnh Hầu, tham gia cuộc tiến công đồn Khương Thượng của quân Thanh, góp phần lập nên chiến thắng Đng Đa, giải phóng Thăng Long. Dưới triều Quang Trung (1788-1792), ông giữ chức Vệ Quốc Thượng tướng Quân, Trấn thủ hai xứ Thanh Hoa và Nghĩa An (thời Tây Sơn gọi trấn Nghệ An là Nghĩa An hay Trung Đô).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

32. Đinh Công Trứ (? - ?): Không rõ năm sinh và mất, là một danh tướng Việt Nam Thế kỷ X. Người quê động Hoa Lư, châu Đại Hoàng thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Năm 931, được cử làm thứ sử Hoan Châu. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một bộ tướng, cũng là con nuôi là Kiều Công Tiễn giết chết để giành quyền. Đinh Công Trứ vào Châu Ái theo Ngô Quyền. Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hán, tự xưng là Ngô Vương. Đinh Công Trứ tiếp tục được phong trấn thủ châu Hoan, nhưng bị bệnh mất không lâu sau đó. Con của ông là Đinh Bộ Lĩnh, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thành lập vương triều nhà Đinh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

33. Đinh Đức Thiện (1914 - 1986): Là Thượng tướng quân đội Nhân dân Việt Nam, tên thật là Phan Đình Dinh. Quê làng Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Là một trong những người lãnh đạo chủ chốt trong việc xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trong Chiến tranh Việt Nam; Nguyên y viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Cơ khí Luyện Kim, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930. Năm 1939, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm Bí thư, kiêm Chủ tịch tỉnh Bắc Giang, sau đó giữ nhiều trọng trách ở Khu ủy Việt Bắc và các chức vụ quan trọng khác của Chính phủ, Quân đội vào những thời khắc khó khăn nhất. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng tháng 4 năm 1974, Trung tướng năm 1984 và Thượng tướng tháng 12 năm 1986.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

34. Đinh Lễ (?-1427): Không rõ năm sinh, là công thần khai quốc nhà Lê sơ, nay là xã Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông là người dũng cảm, nhiều mưu lược, võ nghệ hơn người, khi còn trthường làm cận vệ cho Lê Lợi. Những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn ông theo Lê Lợi chiến đấu với quân Minh thắng nhiều trận ln.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

35. Đinh Liệt (? - 1471): Không rõ năm sinh, là công thần khai quốc nhà Lê sơ. Người thôn Phúc Long, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn, ông theo Lê Lợi chiến đấu vùng núi Chí Linh trải qua nhiều gian khổ. Đầu năm 1428 ông được xếp vào chức thủ quân thiết đột. Trong số những công thần theo Lê Lợi từ hội thề Lũng Nhai thì Đinh Liệt được xếp hàng đầu, phong làm Suy trung Tán trị hiệp mưu bảo chính công thần Vinh lộc đại phu tả kim ngô đại tướng quân, tước Thượng tri tự. Từ năm 1454 đến năm 1459, ông giữ chức Thái Bảo. Năm 1470, ông làm chức Chinh Lỗ tướng quân. Năm 1471, ông mất, được truy phong là Trung Mục vương.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

36. Đinh Núp (1914 - 1999): Là Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, một nhân vật lịch sử và văn học Việt Nam; Sinh tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai. Người dân tộc BaNa; Năm 1976, là Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Gia Lai - Kon Tum; Đại biểu Quốc hội khóa VI (1976-1981); Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hi khóa VI (1976-1981). Ông là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, tác phẩm này đã được dựng thành phim.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

37. Đoàn Khuê (1923-1999): Là Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, sinh tại Thôn Gia Đẳng, xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Đương năm 1945 (trước Cách mạng Tháng Tám), tham gia thành lập Tỉnh ủy Lâm thời tỉnh Quảng Bình (năm 1945), làm Ủy viên quân sự của Tỉnh ủy. Ông được phong m giữ Đại tướng năm 1990. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến khóa VII, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (từ 1991 đến 1997), đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, IX.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

38. Đoàn Nhữ Hài (1280-1335): Là danh Thần thời Trần, người làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay là huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Ông làm quan trải ba đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), Trần Minh Tông (1314-1329) và Trần Hiến Tông (1329-1341), là người có năng lực hoạt động về ngoại giao và nội trị, lần lượt nắm giữ các chức vụ Ngự sử trung tán, Tham tri chính sự, Hành khiển, Thiên tử chiêu dụ sứ, Kinh lược Nghệ An. Ông hy sinh trong cuộc chinh phạt Ai Lao năm 1335.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

39. Đoàn Quý Phi (1601-1661): Tên thật là Đoàn Thị Ngọc, là Hiếu chiêu Hoàng hậu, chánh phu nhân của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, được tôn xưng là bà chúa Tằm Tang. Đã hết lòng ủng hộ, khuyến khích nhân dân các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, nhờ vậy mà nghề tằm tang ở Đàng Trong được mở mang và đã sản xuất được nhiều mặt hàng tơ lụa nổi tiếng như để bán trong nội địa và xuất khu ra nước ngoài qua thương cảng Hội An.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

40. Đoàn Trần Nghiệp (1908- 1930): Là nhà chí sỹ, thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp một trong những lãnh đạo của Việt Nam quốc dân đảng. Quê ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông được cảm thông sâu sắc với cảnh nhân dân bị áp bức, kìm kẹp. Ông tham gia Việt Nam quốc dân Đảng và được cử vào Ban án sát, ông lập được nhiều chiến công oanh liệt, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Ông còn có biệt danh do nghĩa quân phong tặng là “Hiệp sĩ Ký Con”. Trong cuộc khởi nghĩa ngày 10/2/1930, ông lãnh đạo đội cảm tử quân tấn công các cứ điểm xung quanh Hà Nội. Cuộc chiến không cân sức diễn ra quyết liệt, ông bị bắt. Tháng 12/1930 ông bị xử chém tại Trà Co, Hà Nội.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

41. Đoàn Tử Trực (1848 - 1866): Một lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp. Quê ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thuộc dòng dõi vương gia, cảm thông sâu sắc với cuộc sống nô lệ của Nhân dân dưới sự áp bức của bọn quan lại tham ô và Triều Nguyễn thối nát. Ông cùng hai người anh là Đoàn Hữu Trung và Đoàn Hữu Ái đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, tập hợp dân nghèo làm cuộc biến loạn, đấu tranh giành quyền lợi cho tầng lớp nông dân cơ cực; cuộc khởi nghĩa kéo theo nhiều dân các vùng lân cận tham gia. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, khủng bố dữ dội. Ông bị địch xử bắn khi mới tròn 18 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

42. Đỗ Khắc Chung (1247-1330): Là Thượng thư đời nhà Trần, còn gọi là Trần Khắc Chung, người ở làng Cam Lộ, huyện Giáp Sơn, tỉnh Hưng Yên. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai, ông có làm sứ giả, sang thương thuyết với Ô Mã Nhi. Nhờ công lớn trong cuộc kháng chiến đó, ông được vua ban họ Trần và phong chức Đại Hành Khiển. Qua bốn đời vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng: Đại hành khiển, Tể tướng, Thượng thư, Ngự Sử đại phu, Đại an phủ kinh sư, Quan nội hầu, Sư bảo. Năm 1306, ông cùng Văn Túc Vương Đạo Tái chủ chương tán thành gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Năm 1307, khi Chế Mân qua đời, theo lệnh vua Trần Anh Tông, Trần Khắc Chung vào Chiêm Thành cứu được Huyền Trân đưa về Thăng Long.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

43. Đ Quang (1807 - 1866): Là vị quan thanh liêm, sĩ phu yêu nước thời Nguyễn, quê ở xã Văn Lư, huyện Gia Lộc, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (nay là thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Ông được bổ nhiệm nhiều chức vụ ở các địa phương Bắc kỳ và Trung kỳ cũng như ở kinh thành Huế. Năm 1860, ông được điều vào Nam làm tuần phủ Gia Định. Khi Pháp đánh chiếm 3 tnh miền Đông, ông bí mật về Gò Công cùng Trương Định chống giặc. Sau hòa ước năm 1862, ông bị triệu về kinh và được bổ làm Tuần Phủ Nam Định. Nhiều lần từ chức về quê nhưng vẫn bị ép ra làm Tham tán quân vụ ở Hải An rồi tuần phủ Nam Định.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

44. Đỗ Lý Khiêm: Không rõ năm sinh và năm mất, là Trạng nguyên khoa thi Kỷ Mùi (1499). Người làng Ngoại Lãng, xã Song Lãng, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ (nay là làng Ngoại Lãng, xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Làm quan đến Phó đô Ngự sử. Đi sứ nhà Minh bmất ở dọc đường. Ông là anh ruột của tiến sĩ (đệ tam giáp đồng tiến sĩ), Hội nguyên khoa Mậu Thìn (1508), đời vua Lê Uy Mục, là Đỗ Oánh (tức Đỗ Vinh).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

45. Đỗ Tống (1504 - ?): Không rõ năm mất, là Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu (1529), người xã Lại Ốc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc (nay thuộc xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan cho nhà Mạc, giữ các chức quan như: Tả Thị lang Bộ Hình, Đông các Đại học sĩ.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

46. Đội Cấn (1881- 1918): Là một Lãnh tụ thời chống Pháp. Đội cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt, người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đi lính khố xanh thay cho anh trai là Trịnh Văn Cấn, lên đến chức đội thì gọi là Đội Cấn. Năm 1917, ông chỉ huy cuộc khởi nghĩa của binh lính người Việt đóng tại Thái Nguyên, nhằm mục đích giải phóng các nhà yêu nước, nhà hoạt động Cách mạng bị giam giữ tại đây, cướp kho vũ khí trang bị cho nghĩa quân, mở rộng địa bàn khởi nghĩa. Năm 1917, phát đi lời tuyên bố đề: “Ngày 15/7 năm thứ nhất Đại hùng Đế quốc”. Pháp điều quân từ Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái đến đàn áp. Nghĩa quân rút sang vùng Tam đảo, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã. Ông mất năm 1918, trong một trận đánh với quân Pháp.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

47. Đội Cung (? - 1941): Không rõ năm sinh, là một thủ lĩnh của cuộc binh biến chống lại thực dân Pháp. Tên thật là Trần Công Cung. Quê ở xã Long Trì, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Khi trưng thành, ông tham gia lực lượng lính khố xanh tại Nghệ An và thăng dần lên chức Đội (tương đương Trung sĩ) nên gọi là Đội Cung. Khi thực dân Pháp có ý định điều một số đội lính khố xanh tại Nghệ An sang chiến đấu tại Lào, các binh sĩ tại đây đã hoang man và bất mãn. Năm 1941, ông được điều động từ Vinh về đồn Chợ Rạng (Thanh Chương, Nghệ An) thay cho viên đồn trưởng người Pháp là Alônggiô. Năm 1941, ông cùng 11 lính đồn Chợ Rạng tiến về Đô Lương giết viên đồn trưởng đồn Đô Lương rồi cùng 25 lính ở đây tiến về Vinh ngay trong đêm đó với mục đích chiếm Trại Giám Binh thành Nghệ An và sau đó phát triển ra các nơi khác. Do bị lộ nên không chiếm được trại Giám Binh ở Vinh. Nghĩa binh bị đàn áp, binh biến chấm dứt. Riêng Đội Cung thoát được lẩn trốn một thời gian, nhưng do có chỉ điểm nên một tháng sau ông bị bắt. Bị thực dân Pháp hành quyết ngày 25/4/1941.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

48. Đông Hồ (1906 - 1969): Là nhà thơ, nhà giáo, quê ở làng Mỹ Đức, huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, tên thật là Lâm Tấn Phác. Ông chuyên viết báo, làm sách, làm công tác xuất bản. Năm 1926, ông lập Trí đức Học xá tại Hà Tiên nhằm truyền bá văn chương tiếng Việt. Năm 1964, ông dạy học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông là người có công lớn trong việc góp phần hình thành dòng văn chương lãng mạn những năm 20 thế kỷ XX. Ngoài ra, ông còn sưu tập, nghiên cứu nhiều đề tài văn xuôi, thơ phú... Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao: Tập thơ Linh Phương, Hà tiên Mạc thi sử.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

49. Đồng Khánh (1864-1889): Là Hoàng đế thứ 9 của nhà Nguyễn, tên khai sinh là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, miếu hiệu là Nguyễn Cảnh Tông. Được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và phong tiến Kiên Giang quận công. Trị vì từ năm 1885 đến 1889. Đồng Khánh là vị vua ôn hòa, người không chống Pháp.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

50. Giáp Hải (1515 -1585): Là Trạng nguyên, tự Tiềm Phu, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Ông đỗ Trạng nguyên năm Mậu Tuất (1538) đời Mạc Thái Tông, làm quan đến Thượng thư bộ Lại, kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê Bá, Luân Quận Công. Sáng tác của ông hiện nay cũng không rõ là có bao nhiêu, nhưng có một cuốn được Khâm định Việt sử Thông Giám Cương mục nhắc tới là Bang giao bị lãm. Sau khi mất được sắc phong Sinh quốc công.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

51. Giang Văn Minh (1573 - 1638): Là quan nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm 1628 đời Lê Thần Tông. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi. Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung (1630), Thái bộc tự khanh (1631). Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh. Sau khi chết, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

52. Hà Văn Mao (?-1887): Không rõ năm sinh, là một thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Là người dân tộc Mường, quê ở xã Điền Lư, châu Quan Hóa (nay thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa). Hưởng ứng phong trào Cần Vương (1886 - 1887) hp chiến với nghĩa quân Ba Đình. Sau khi nghĩa quân Ba Đình bị thương vong Hà Văn Mao cùng với Tống Duy Tân và cầm Bá Thước, tiếp tục tổ chức liến kết nghĩa quân chống Pháp tại vùng thượng đạo Thanh Hóa, thường được gọi là Nghĩa quân Hùng Lĩnh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

53. Hải Triều (1908-1954): Là nhà báo nhà lý luận, nhà phê bình văn học Việt Nam, tên thật là Nguyễn Khoa Văn. Ông sinh ở làng An Cựu ở ngoại thành Huế, quê ở xã Lê Lợi, huyện An Dương, tỉnh Hải Phòng. Năm 1927, Ông tham gia vào Đảng Tân Việt và dự Hội nghị toàn quốc của Đảng này cải tổ và gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, ông bị bắt đi an trí tại Phong Điền, đến tháng 3/1945 mới được thả. Ông tham gia tng khởi nghĩa ở Huế, sau làm Giám đốc Tuyên truyền Trung bộ. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp, làm Giám đốc Sở Tuyên truyền Liên khu IV, Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu IV.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

54. Hàm Nghi (1870-1943): Là vị Hoàng đế thứ 8 nhà Nguyễn, tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tư hiệu là Ưng Lịch, lên ngôi vua lúc 13 tuổi. Ông là vị vua yêu nước chống Pháp, có khí tiết và trọng danh dự dân tộc. Ông theo phe kháng chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu, tấn công các căn cứ của Pháp ở Huế thất bại, nhà vua rời kinh thành ra Quảng Trị, xuống chiếu Cần Vương phát động toàn dân chiến đấu. Năm 1888 bị bắt, đày sang An-giê-ri thuộc Pháp và qua đời năm 1943.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

55. Hoàng Công Chất (1706-1769): Là lãnh tụ một trong bốn cuộc khởi nghĩa nông dân lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài chống lại vua Lê chúa Trịnh. Quê ở xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Năm 1739, ông họp dân khởi nghĩa, chiến đấu linh hoạt đã từng đánh bại quân triều đình, bắt trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Truyền. Năm 1750, nghĩa quân hoạt động mạnh ở vùng Thái Bình, sau đó bị dồn ép phải chạy vào Thanh Hóa rồi ra Hưng Hóa. Năm 1751, nghĩa quân rút lên châu Ninh Biên (Lai Châu) phối hợp với các thủ lĩnh dân tộc ở đây, đánh bại quân triều đình, làm chủ vùng Tây Bắc, xây căn cứ Noong Hét (Điện Biên). Năm 1768, sau khi ổn định tình hình ở các trấn miền xuôi, chúa Trịnh tập trung quân đánh lên Tây Bắc. Nghĩa quân yếu dần và đến năm 1769 thì nghĩa quân bị đàn áp.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

56. Hoàng Dư Khương (1911 - 1983): Là một cán bộ Cách mạng cương trực, giàu nghị lực, kiên định, có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu, trong gầy dựng phong trào cách mạng. Sinh tại làng Bình Thái, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang (nay thuộc quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng). Năm 1936, ông tham gia phong trào Đông Dương đại hội. Năm 1937, vào Sài Gòn hoạt động trong công nhân cao su ở đồn điền Dầu Tiếng, Gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1943 và hoạt động trong giới công nhân, lao động ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 8/1945, tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở Sài Gòn, được cử vào Xứ ủy lâm thời Nam bộ, phụ trách Kỳ bộ Việt Minh Nam bộ. Năm 1948-1949, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, rồi Chính ủy Bộ tư lệnh khu IX. Năm 1950, được cử làm Phó Bí thư Liên khu miền Đông Nam bộ cho đến ngày đình chiến (7/1954). Sau Hiệp định Genève, ông được phân công ở lại hoạt động tại miền Nam, Ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam bộ.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

57. Hoàng Minh Giám (1904 - 1995): Là một nhà ngoại giao của Việt Nam. Ông sinh tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay là quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông là người trực tiếp trợ giúp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đàm phán với nhà ngoại giao Sainteny của Chính phủ Pháp, dẫn đến việc ký Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946. Ngoài ra ông còn giữ nhiều chức vụ quan trọng của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa VI. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa I, II, III, IV, V và VI, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam các khóa I, II và III. Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam từ năm 1977 đến năm 1992.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

58. Hoàng Nghĩa Phú (1479 - ?): Không rõ năm mất, ông là Trạng nguyên khoa Tân Mùi (1511) đời Lê Tương Dực, quê ở xã Mạc Xá, huyện Chương Đức, phủ ng Thiên (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội) sau chuyển sang ở xã Đan Khê, huyện Thanh Oai, phủ ng Thiên (nay là làng Đa Sĩ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Ông làm quan đến Tham tri Chính sự, kiêm Đô ngự sử. Năm 1511-1533, ông được bổ làm quan Hàn Lâm viện Hiệu lý suốt 23 năm. Năm 1534, ông được bổ làm Giám sát Ngự sử Binh bộ Tả Thị Lang rồi thăng Đông các Đại học sỹ và tiếp tục làm quan đến Tham tri Chính sự, dự bàn các công việc của triều đình nhà Lê trong sự nghiệp Trung Hưng đất nước. Trong hoàn cảnh bắt đầu sự nghiệp Trung Hưng một mặt phải đánh dẹp nhà Mạc, một mặt phải ổn định xã hội, thu phục lòng dân, ông đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình phò vua vực nước. Năm 1548, ông xin lui về nghỉ hưu, phải 3 lần khẩn khoản nhà vua mới chuẩn cho.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

59. Hoàng Quốc Việt (1905-1992): Là một chính khách Việt Nam. Ông sinh tại Đáp Cầu, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh (ngày nay là phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh). Năm 1930, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1937, ông được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ. Năm 1941, ông tham dự Hội nghị VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh chủ trì, được cử vào Ban Chấp hành Trung ương và được bầu làm Ủy viên Thường vụ Trung ương. Năm 1951, tại Đại hội II Đảng Cộng sản Việt Nam ông lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận-Mặt trận và giữ cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Năm 1960, ông được bầu làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt - Trung. Tháng 12/1976, trong Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ: Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977), Chủ tịch danh dự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1983), Đại biểu Quốc hội từ khóa V- đến khóa VIII.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

60. Hoàng Sâm (1915-1969): Là Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tên thật là Trần Văn Kỳ, người làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam). Năm 1948, được Bác Hồ phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1953, ông làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn (sư đoàn) 304. Ông từng làm chỉ huy trưởng Mặt trận Trung Lào, tham gia giải phóng thị xã Thà Khẹt. Sau đó ông được cử làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 320. Năm 1955, ông tham gia tiếp quản Hải Phòng, được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông làm Tư lệnh Quân khu 3, Tư lệnh Quân khu Hữu ngạn, Tư lệnh Quân khu Trị-Thiên.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

61. Hoàng Thế Thiện (1922-1995): Tướng Lĩnh Quân đội nhân dân, Ông tên thật là Lưu Văn Thi, ông sinh tại ngõ Mai Viên, thành phố Hải Phòng. Năm 1945, ông làm Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Thái Nguyên. Năm 1946, ông làm Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1947, ông được điều vào Quân đội Nhân dân Việt Nam làm Phái viên Chính trị Khu 10, ri Trưởng phòng Chính trị Liên Khu 10 - Quân khu ủy viên. Năm 1950, ông làm Chính ủy nguyên là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1977-1982), từng giữ chức vụ Chính ủy của nhiều - Bí thư Đảng ủy Trung đoàn Tây Đô (Khu 9), Chỉ huy phó Chiến dịch Long Châu Hà II và Chiến dịch Sóc Trăng II. Cuối năm 1951, ông làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Trung đoàn Cửu Long (Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ). Năm 1952, ông làm Trưởng phòng Chính trị rồi Chủ nhiệm Chính trị Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ - Quân khu Ủy viên, Ủy viên Ban Tuyên huấn và Ủy viên Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam. Năm 1959, ông làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Cục Không quân.

Năm 1964, ông làm Phó Chính ủy Quân khu 8 (Trung Nam Bộ). Năm 1966, ông về Mặt trận Tây Nguyên (B3) làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Sư đoàn 1, Đảng Ủy viên Mặt trận B3. Năm 1970, ông được điều vào tuyến lửa Trường Sơn, làm Phó Chính ủy - Thường vụ Đảng ủy Mặt trận 968 Nam Lào rồi tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (tháng 1 năm 1971). Năm 1971, ông làm Phó Chính ủy - Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn (Đoàn 559) kiêm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh khu vực 470 (tương đương Sư đoàn). Năm 1974, ông được thăng quân hàm thiếu tướng theo Lệnh số 21-LCT của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Tôn Đức Thắng. Tháng 12 năm 1976, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV. Năm 1977, ông làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Xây dựng Kinh tế - Bí thư Đảng ủy Tổng cục. Năm 1982, ông được điều về nước làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Thương binh và Xã hội. Năm 1983, ông được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa II. Năm 1987, ông làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ông là người đại diện cho Chính phủ Việt Nam đàm phán với Làng trẻ em SOS Quốc tế về việc thành lập Làng trẻ em SOS Việt Nam năm 1987 và là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Làng trẻ em SOS Việt Nam (1987-1990). Năm 1989, ông được nghỉ hưu và mất năm 1995.

62. Hoàng Văn Thái (1915-1986): Là Đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sinh tại làng An Khang, tổng Đại Hoàng (nay là xã Tây An), huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông là Tổng tham mưu trưng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp công trong nhiều chiến dịch quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam như: Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950, Trận Điện Biên Phủ năm 1954, Chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Ông cũng là nhân vật chính trị cao cấp của Việt Nam, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tư lệnh Quân giải phóng min Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

63. Hồ Hán Thương (? - 1407): Không rõ năm sinh, là vị vua thứ hai và cũng là vua cui cùng của nhà H, cai trị nước Đại Ngu từ năm 1401 đến 1407. Trong thời gian ở ngôi, Hồ Hán Thương đã 2 lần đánh Chiêm Thành. Lần đầu năm 1402, quân Đại Ngu thng lợi, khiến vua Chiêm phải dâng Chiêm Động và CLũy (Quảng Nam và Bc Quảng Ngãi hiện nay). Nhà H chiếm được đất y đặt ra 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

64. Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446): Còn có tên Lê Trừng, thuộc Hoàng thân nhà Hồ. Con cả của Hồ Quý Ly, anh của vua Hồ Hán Thương. Là nhà kỹ thuật quân sự, là một công trình sư lỗi lạc. Là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hóa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông chế tạo được súng thần công, nên lại được làm quan ở bộ Công, thăng đến chức Tả thị lang. Hồ Nguyên Trừng đã soạn ra cuốn Nam Ông mộng lục. Ông còn là nhà kỹ thuật quân sự tài ba. Ông sáng chế và chỉ đạo chế tác súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến) và thuyền clâu (thuyền chiến lớn có hai tầng). Cho nên sau này ông được nhà Minh thu dụng để lo việc chế tạo súng. Ông còn là người lo việc đắp những con đê lớn, đào một số kênh và vét lại một số con sông nhằm phục vụ các hoạt động về giao thông, thủy lợi và quân sự. Đặc biệt, những công trình kiến trúc ở thời nhà Hồ, chng hạn như: thành Tây Đô đsộ... đều do ông chỉ huy xây dựng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

65. Huyền Quang (1254-1334): Là Trạng nguyên, còn có tên gọi Huyền Quang một thiền sư, nhà thơ Việt Nam thời Trần. Người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay là làng Vạn Tải, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bc Ninh). Ông học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, ông nổi tiếng về văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tcủa Thiền n Đ.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

66. Huỳnh Mn Đạt (1807-1882): Là quan nhà Nguyễn và là nhà thơ ở thế kỷ XIX tại Nam Bộ. Huỳnh Mn Đạt còn được gọi là Hoàng Mn Đạt. Người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là thành phố Hồ Chí Minh. Năm 24 tuổi, ông đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) tại Gia Định. Năm Kỷ Hợi (1839), ông giữ chức Thự Ngự sử đạo Ninh Thái (tức Bắc Ninh và Thái Nguyên). Năm 1840, ông được cử làm Khâm sứ. Năm 1851, ông được thăng quyền Tuần phủ Hà Tiên. Năm 1852, xảy ra vụ án ẩn lậu thuốc phiện, nhiều quan chức của tỉnh bị liên lụy, trong số đó có ông. Ông bị cách chức Tuần phủ, tám năm sau, ông mới được tha, nhưng bị chuyển làm Án sát Định Tường. Năm 1861, quân Pháp chiếm Định Tường. Đmất thành, vua Tự Đức ra lệnh bắt giải Huỳnh Mn Đạt cùng với một số quan chức khác về kinh, nhưng đến tháng 11 cùng năm thì được tha. Ông nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

67. Huỳnh Thúc Kháng (1875-1947): Là chính khách, nhà chí sỹ, nhà văn, quê huyện Thăng Bình (nay là Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Hoàng giáp không ra làm quan, đứng đầu phong trào Duy Tân ở Trung kỳ đầu thế kỷ XX. Phong trào chống sưu thuế nổ ra, ông bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo 13 năm. Sau khi trở về ông làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, làm báo Tiếng dân. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi Bác Hồ sang Pháp. Ông là người sáng lập và là Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Tác giả các sách: "Thi tù tùng thoại"; "Thi tù thảo"; "Trung Kỳ cựu sưu ký"...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

68. Khúc Hạo: Không rõ năm sinh và mất, là Tiết độ sứ - vua Việt Nam trị vì giai đoạn 907-917. Ông được coi là người thực hiện cải cách hành chính đầu tiên ở Việt Nam. Sinh tại làng Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phin hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, "an cư lạc nghiệp" là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi. Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế má lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh "bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi".

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

69. Khúc Thừa Dụ: Không rõ năm sinh và mất, là Tiết độ sứ - vua Việt Nam tự vì 905-907, quê ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương). Ông được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thng trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc Nam Việt.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

70. Kinh Dương Vương: Không rõ năm sinh và mất, là Thủy tổ dân tộc Việt. Tên húy là Lộc Tục, là người hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879 trước công nguyên), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là xã Ngàn Hống, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh); sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân. Kinh Dương Vương có thể là danh hiệu đời sau truy tặng cho một tù trưởng bộ lạc đã góp công vào việc thống nhất tộc người Lạc Việt, có thể là tù trưởng bộ lạc Văn Lang trước Hùng Vương. Sự nghiệp của ông được tiếp nối bởi Lạc Long Quân và Hùng Vương đời thứ nhất. Niên đại của Kinh Dương Vương là trước thế kỷ VII trước công nguyên bởi theo các bằng chứng khảo cổ học thì nhà nước đầu tiên Văn Lang được thành lập vào thế kỷ VII trước Công nguyên.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

71. La Văn Cầu (1932 - còn sống): Là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ông là người duy nhất hiện nay đang còn sng nhưng tên ông đã được đặt cho đường phố và nhiều công trình công cộng tại nhiều tỉnh thành. Tên thật là Sầm Phúc Hướng, dân tộc Tày. Quê xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông gia nhập quân đội năm 1948, năm 1950 được kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1948 - 1952, ông tham gia chiến đấu 29 trận. Đặc biệt trong trận Bông Lau năm 1949, ông đã anh dũng bắn chết địch trên xe tăng rồi nhảy lên xe tăng cướp súng địch diệt gọn 10 tên. Trong trận Đông Khê (Chiến dịch Biên giới năm 1950), khi đang chỉ huy tổ bộc phá phá rào, ông bị thương nát tay phải, ông đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay cho khỏi vướng rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong. La Văn Cầu được tuyên dương là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương kháng chiến hạng Nhất. Được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đợt I - 1952.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

72. Lê Chân (? - 43): Không rõ năm sinh, là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà được coi là người có công khai khẩn lập nên vùng đất mới Hải Phòng. Quê làng An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Lớn lên xinh đẹp giỏi võ. Thái thú nhà Hán là Tô Định hãm hại mẹ cha, bà phải bỏ quê ra vùng biển khai phá. Vùng đất mới ngày càng trù phú cũng lấy tên là An Biên (Lê Chân, Hải Phòng). Năm 40, cùng dân làng nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và được phong là Thánh Chân công chúa. Năm 43, Mã Viện đưa quân sang xâm lược. Quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, Lê Chân tự vẫn theo Hai Bà Trưng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

73. Lê Đình Kiên (1621-1704): Là một viên quan dưới triều Lê Trung Hưng, quê ở Bái Trại (nay là Thiết Đinh, còn gọi là Thiết Đanh), xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1664, ông làm Trấn thủ trấn Sơn Nam. Tại đây, ông đã ra sức ổn định xã hội, dẹp quân Tàu Ô, trộm cướp và mở mang Phố Hiến thành nơi phn hoa đô hội, nên đương thời có câu: "Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Ông mất năm 1704 thọ 84 tuổi, được truy phong Phúc Thần của triều đình.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

74. Lê Đức Thọ (1911 - 1990): Là chính khách Việt Nam. Tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nay là xã Nam Vân (thành phố Nam Định). Năm 1944, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1948, ông vào miền Nam Việt Nam làm Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam bộ cho tới Hiệp định Genève được ký kết năm 1954. Sau khi tập kết ra Bắc năm 1955, ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Việt Nam) và đắc cử. Đầu năm 1968, ông trở lại miền Nam làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam một thời gian ngắn. Đến tháng 5 cùng năm, ông làm cố vấn đặc biệt cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Cuối năm 1977 đến tháng 01/1979, Bộ Chính trị phân công ông phụ trách Ban Công tác Đặc biệt. Năm 1980, ông làm Bí thư Thường trực Ban Bí thư, phụ trách tổ chức. Đến tháng 10/1980 kiêm Trưởng ban Chính trị Đặc biệt. Từ tháng 3/1983, ông là Bí thư phụ trách Tư tưởng, Nội chính và Ngoại giao. Năm 1983, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng. Năm 1986, ông là Trưởng Tiểu Ban Nhân sự Đại hội VI. Từ tháng 12 năm 1986, ông là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

75. Lê Hiến Mai (1918-1992): Là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông tên thật là Dương Quốc Chính. Quê xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Năm 1947 đến năm 1949, ông lần lượt giữ các chức vụ Chính ủy Mặt trận Tây Tiến, Liên khu I, Bộ Tư lệnh Nam bộ, kiêm Phân liên khu miền Đông Nam bộ. Năm 1953, ông làm Tư lệnh, Bí thư quân khu ủy Phân liên khu miền Tây Nam bộ. Năm 1958, ông làm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Pháo binh. Những năm đầu thập niên 60, ông chuyển sang công tác chính quyền, làm Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực (1960 - 1.1963), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (1963 - 1975). Năm 1965, ông quay lại quân đội làm Chính ủy, Bí thư đảng ủy Quân khu 4, Ủy viên Quân ủy Trung ương. Năm 1967, ông làm Phó Chủ nhiệm Tng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ủy viên thưng trực Quân ủy Trung ương, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự; Năm 1974, ông được thăng quân hàm Trung tưng. Từ tháng 6 năm 1971 ông giữ chức Bộ trưởng, Bí thư đảng đoàn Bộ Nội vụ (sau đổi là Bộ Thương binh và Xã hội). Năm 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội cho đến năm 1982, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Năm 1982, ông làm Chủ nhiệm Ủy ban Y tế - Xã hội của Quốc hội, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh xâm lược. Năm 1990, ông làm Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III và IV; đại biểu Quốc hội các khóa III, V, VI và VII.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

76. Lê Hiến Tông (1461-1504): Là Hoàng đế thứ 6 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Hiến Tông kế nghiệp Thánh Tông Thuần Hoàng đế, tiếp tục sự vẻ vang của Đại Việt. Ông ưa chuộng văn học, tiết kiệm tiêu dùng, thận trọng hình phạt, luôn gần gũi với bề tôi, là bậc Hoàng đế rất giỏi giữ vững cơ đồ. Lê Hiến Tông là một vị hoàng đế thông minh, nhân từ và ôn hòa. Ông chủ ý đến giáo dục quan lại chống thói quan liêu và tham nhũng. Nhưng lên ngôi vua được 7 năm thì qua đời vào năm Cảnh Thống thứ 7 (1504), thọ 44 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

77. Lê Hồng Sơn (1899 - 1933): Là nhà Cách mạng chống Pháp, còn có các bí danh: Lê Hưng Quốc, Võ Hồng Anh, Lê Tản Anh. Quê ông ở làng Xuân Hồ, tng Xuân Liu, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1920, ông tham gia vào Việt Nam Quang phục Hội. Năm 1924, ông là người hỗ trợ cho Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Pháp Merlin ở khách sạn Victoria, Sa Diện, Quảng Châu (Trung Quốc), nhưng mưu sát không thành. Năm 1925, Lê Hồng Sơn tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên) và trở thành một cánh tay đắc lực của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1926, Lê Hồng Sơn gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1929, Lê Hồng Sơn là người giữ một vai trò quyết định trong việc thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 26 tháng 9 năm 1932 ông bị mật thám Pháp bắt ở Thượng Hải giải về Việt Nam giam ở nhà lao Vinh, sau đó đem ra xét xử và bị kết án tử hình vào năm 1933.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

78. Lê Ích Mộc: Không rõ năm sinh và mất. Là Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, đời Lê Hiến Tông (1502). Người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phú Kinh Môn (nay thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng). Ông nguyên là đạo sĩ, đến khi đỗ Trạng nguyên Lê Ích Mộc được phong làm quan, ông làm quan tới Tả thị lang. Khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh chùa Diên Phúc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

79. Lê Nại (1479 - ?): Không rõ năm mất, là Trạng nguyên khoa t Sửu (1505) đời vua Lê Duy Mục. Người xã Mộ Trạch, huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là con rể của hoàng giáp Vũ Quỳnh và cháu nội của danh thần Lê Cảnh Tuân đã tuẫn quốc dưới thời Minh thuộc. Ông có tiếng hay chữ, thi hương, thi đình đều đỗ đầu. Làm quan tới chức Hưu thị lang bộ Hạ

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

80. Lê Ngân (? - 1437): Không rõ năm sinh, là một danh tướng nhà Lê Sơ. Quê ở xã Đàm Di, thuộc Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông có công lớn trong các trận đánh tại Lạc Thủy tiêu diệt sinh lực địch, bảo toàn lực lượng nghĩa quân, phá thế bao vây cô lập của giặc. Năm 1427, vây hãm thành Nghệ An, dụ hàng được tướng giặc Thái Phúc... Năm 1429, ông được phong chức Á thượng hu.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

81. Lê Ngô Cát (1827 - 1875): Là nhà sử học, hiệu Trung Mại. Quê ở xã Hương Lang, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Sơn Bình). Năm 1848, ông đỗ cử nhân, sơ bổ giáo thọ phủ Kinh Môn (Hải Dương) ít lâu bổ tri huyện Thất Khê (Lạng Sơn) rồi thăng Hàn lâm viện biên tu. Lê Ngô Cát là tác giả đầu tiên của cuốn Đại Nam quốc sử diễn ca, cuốn lịch sử bằng thơ. Tuy chỉ là một bài vè minh họa cho các sự kiện lịch sử nhưng sự phóng khoáng của trí tưởng tượng, tài năng và mỹ cảm của người viết đã làm cho Đại Nam quốc sử diễn ca có sức hấp dẫn đặc biệt.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

82. Lê Nhân Tông (1441 - 1459): Là vị Hoàng đế thứ 3 của nhà Hậu Lê, tên thật là Lê Bang Sơ, người làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Ông trị vì trong vòng 17 năm, từ năm 1442 sau khi Lê Thái Tông qua đời đến khi bị Lê Nghi Dân ám sát vào năm 1459. Năm 1446, khi quân Đại Việt thắng lớn trong cuộc tiến công Chiêm Thành, bt sống được cả vua Chiêm và lập vua Chiêm mới lên thay. Năm 1448, ông cũng sáp nhập đất của xứ Bồn Man vào lãnh thổ Đại Việt. Là một vị Hoàng đế hiền minh, Lê Nhân Tông sau khi lên ngôi vào năm 1452 đã truy tặng cho các công thần khai quốc của triều Hậu Lê, một việc mà Hoàng đế Lê Thánh Tông sau này sẽ tiếp tục thực hiện, ban ruộng đất cho hậu duệ của họ và tăng bng lộc cho quan lại, vương hầu.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

83. Lê Phụng Hiểu (1010 - 1058): Là một danh tướng nhà Lý. Quê ở hương Băng Sơn, tổng Dương Sơn, huyện Cổ Đằng, lộ Thanh Hóa (nay thuộc xã Hong Sơn, huyện Hong Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông có sức khỏe được Lý Thái T phong là Vũ Vệ tướng quân. Có công giúp Lý Thái Tông (1028 - 1054) dẹp “loạn ba vương” giành ngôi vua năm 1027. Sau khi làm lễ đăng quang, vua Lý Thánh Tông thăng luôn cho Lê Phụng Hiểu lên chức Đô thống Thượng tướng quân, tước hầu. Từ đó cho đến cuối đời, Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu một lòng phò tá nhà Lý, lập được nhiều công trạng lớn. Đánh đuổi Chiêm Thành (1044), giữ vững ổn định cho đất nước Đại Việt bên trong cũng như bên ngoài.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

84. Lê Quang Đạo (1921-1999): Là một chính khách của Việt Nam. Quê phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tham gia hoạt động phong trào Thanh niên dân chủ ở Hà Nội 1938, gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương 1940. Ông là tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam với quân hàm Trung tướng. Chủ tịch quốc hội và phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1987-1992). Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III - VI; Bí Thư Trung ương Đảng khóa IV - V (1976-1986); Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

85. Lê Sát ( ? - 1437): Không rõ năm sinh, là công thần khai quốc nhà Lê sơ. Người làng Bỉ Ngũ, thuộc Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1428, Lê Lợi phong thưởng cho các công thần, ông được ban hiệu Suy trung Tán trị Hiệp trung mưu quốc công thần Nhập ni kiểm hiệu Tư khấu bình chương quân quốc trọng sự. Năm 1429, tên ông đứng thứ nhì, phong Huyện thượng hầu. Năm thứ 6, đời vua Lê Thái Tổ 1433 ông được phong làm Đại tư đồ, nhận cố mệnh giúp vua Lê Thái Tông. Năm thứ nhất Thiệu Bình 1434, ông được phong làm thủ tướng. Năm 1437, Lê Sát bị bãi chức, sau bắt tự tại nhà, vợ con gia sản đều bị tịch thu. Năm 1453 vua Lê Thánh Tông truy tặng ông chức thái bảo Cảnh quốc công.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

86. Lê Thái Tông (1423 - 1442): Là Hoàng đế thứ 2 của triều đại nhà Hậu Lê. Người hương Quần Lai, huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân ngày nay), thuộc tỉnh Thanh Hóa. Lê Thái Tông lên kế vị khi mới 11 tuổi nhưng đã tỏ ra là vị Hoàng đế anh minh. Ông trọng dụng các đại thần chính trực như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt và giáng chức những quyền thần như: Lê Sát, Lê Ngân. Thái Tông đã đích thân dẹp trừ các tù trưởng họ Cầm, giặc Nghiễm và Ai Lao vào năm 1439, 1441. Sử thần Ngô Sĩ Liên đánh giá: “quả xứng là bậc hoàng đế anh hùng vậy”.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb TP.Hồ Chí Minh")

87. Lê Thanh Nghị (1911-1989): Là một chính khách Việt Nam. Tên thật là Nguyễn Khắc Xứng. Quê ở làng Thượng Cốc, xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Năm 1929, ông gia nhập Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tham gia hoạch định chính sách công nghiệp và kinh tế. Ông từng giữ chức Phó Thủ tướng của Việt Nam từ năm 1960 đến năm 1980, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước (1982-1986). Ông là đại biểu Quc hội từ khóa II đến khóa VII. Năm 1987 ông nghỉ hưu và mất năm 1989 tại Hà Nội.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb TP.Hồ Chí Minh")

88. Lê Thiết Hùng (1908 - 1986): Nhà hoạt động Cách mạng, là một trong những vị tướng được phong quân hàm đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (1946). Ông tên thật là Lê Văn Nghiệm, tên khác là Lê Trị Hoàn. Quê tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1931. Năm 1940, ông được lệnh về Việt Nam, nhưng đến Tĩnh Tây, Quảng Tây (Trung Quốc) lại được phân công ở lại đây làm đại diện cho Việt Nam Giải phóng Đồng minh hội (sau đổi thành Việt Nam độc lập Đồng minh). Tháng 11/1946, ông được cử giữ chức Chủ tịch của Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam. Tháng 7/1947, ông về tham gia xây dựng Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng 01/1948, ông giữ chức Tổng Thanh tra quân đội kiêm chức Hiệu trưởng Trường Lục quân Việt Nam (1948-1954). Sau đó ông làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Pháo binh (1954-1956), Hiệu trưởng đầu tiên Trường Sĩ quan Pháo binh (1956- 1963) kiêm Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng không. Năm 1963, ông chuyển sang làm công tác đối ngoại: được cử làm Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Triều Tiên đến năm 1970. Từ tháng 5/1970 ông làm phó Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu.

(Nguồn "Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb TP.Hồ Chí Minh")

89. Lê Trí Viễn (1919-2012): Là giáo sư, nhà giáo Nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu và đã đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị. Ông sinh tại xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012. Năm 1946, ông tham gia kháng chiến chng Pháp đng thời giảng dạy tại trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh), làm Hiệu trưởng Trường cấp 3 Lê Khiết (Quảng Ngãi). Từ năm 1963 đến 1978, ông làm chủ nhiệm khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ năm 1978, ông dạy tại Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1992.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

90. Lê Trọng Tấn (1914-1986): Là Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sinh tại làng Yên Nghĩa, thôn An Định (cũ), xã Nghĩa Lộ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV và V, Đại biểu Quốc hội khóa VII.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

91. Lê Trung Đình (1857 - 1885): Là một chí sĩ yêu nước. Người làng Phú Nhơn, huyện Bình Sơn (nay là huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Cùng với các sĩ phu trong tỉnh, Lê Trung Đình bí mật lập Nghĩa hội. Được sự hỗ trợ của quân nội ứng, hương binh Quảng Ngãi nhanh chóng đánh chiếm tỉnh thành, bt giữ các quan lại, thả tù phạm, thu ấn triện, binh khí và tiền lương... rồi phát động phong trào Cần Vương trong toàn tỉnh. Nghĩa quân làm chủ tỉnh thành được một hai hôm, vào năm 1885, quyn Tiu Phủ sứ Sơn phòng Nghĩa-Định bây giờ là Nguyên Thân (trước theo Nghĩa hội Quảng Ngãi, sau theo Pháp) cùng Đê đốc Đinh Hội đem khoảng 900 biền binh tiến về tỉnh thành mở cuộc vây đánh. Sau khi quân triều giết chết Nguyễn Tự Tân và sáu viên chỉ huy khác, thì bắt được Lê Trung Đình. Dụ hàng không thành, ngày 23/7/1885, Lê Trung Đình bị triều đình thân Pháp đem ra xử chém tại phía Bắc thành Quảng Ngãi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

92. Lê Văn Đức (1793-1842): Là danh tướng dưới triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Ông là người ở huyện An Bảo, nay thuộc tỉnh Bến Tre. Năm 1822, ông được bổ làm Lang trung bộ Công, rồi lần lượt trải các chức: Thiêm sự, Ký lục trấn Binh Hòa sung Giám thị trường Nam Định, Hữu Thị lang bộ Công, Hữu Thị lang bộ Binh, Toản tu bách quan chức chế. Năm 1828, cử ông làm Tham tri bộ Binh, lại sung chức phụ việc coi thi Hội, rồi thăng Thượng thư bộ Binh. Tuy là một võ tướng, nhưng Lê Văn Đức cũng là người thích làm thơ. Tác phẩm của ông có: Chu nguyên tạp vịnh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

93. Lê Văn Hiến (1904-1997): Là Chính khách Việt Nam. Ông sinh ra tại xóm Cây Thông, thuộc xã Phước Ninh (thành phố Đà Nẵng). Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1938, ông nhận nhiệm vụ viết sách "Ngục Kontum" đtố cáo tội ác thực dân cùng lúc với cuốn sách của nhà báo cánh tả André Viollis "Indochine SOS" (Đông Dương cấp cứu) đã làm xúc động dư luận nước Pháp. Tháng 3 năm 1946, ông trở thành. Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông giữ cương vị này trong suốt những năm kháng chiến. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, và một trong số 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp năm 1946 đồng thời giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Tối cao khóa đầu tiên. Tháng 10 năm 1958, ông rời vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính sau 12 năm công tác. Từ 1959-1962, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong 3 năm tham gia xây dựng Ủy ban Kế hoạch Quốc gia chuẩn bị cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội khởi đầu bằng Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965). Ông còn là Đại biểu Quốc hội các khóa II, III. Năm 1962, ông được bổ nhiệm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Lào (1962-1975). Năm 1976 ông nghỉ hưu và mất năm 1997.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

94. Lê Văn Hưu (1230 - 1322): Nhà sử học thời nhà Trần. Ông quê ở làng Thần Hậu, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đỗ Bảng nhãn lúc 17 tuổi sau đó được cử làm quan Kiểm pháp, Thượng thư Bộ binh và làm Giám tu Quốc Sử viện, nơi chịu trách nhiệm biên soạn bộ sử của đất nước. Năm 1272, bộ Đại Việt ký sử viết từ thời Triệu đến cuối đời Lý được dâng lên vua Trần phê chuẩn.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

95. Lê Văn Thnh: Không rõ năm sinh và mất, là Trạng nguyên khoa t Mão (1075) dưới thời vua Lý Nhân Tông, quê ông ở làng Đông Cửu, xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Yên Định, lộ Bắc Giang (nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Năm 1076, ông được bổ làm Thị Lang bộ binh. Năm 1084, ông được vua Tống ban chức Long đồ các Đãi Chế và sau làm Thái sư từ năm 1085 đến 1095.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

96. Louis Pasteur (1822 -1895): Nhà vi sinh vật học người Pháp, với những phát hiện về các nguyên tắc của tiêm chủng, lên men vi sinh. Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực vi sinh vật học, cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, được gọi là "cha đẻ của vi sinh vật học". L. Pasteur là người quan trọng trong ngành hóa học, đáng chú ý nhất là cơ bản về phân tử đối với tính không đối xứng của một số tinh thể nhất định và raxemic hóa. Ông cũng là thành viên của rất nhiều Viện Hàn lâm tại Pháp cũng như ở nước ngoài. Nhiều ngôi làng và đường phố trên thế giới mang tên ông. Có thể nói tài năng và cống hiến của ông đã vượt qua biên giới địa lý và chính trị. Ông lập và làm Giám đốc Viện Pasteur từ 1887 cho đến khi ông qua đời.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

97. Lương Văn Can (1854-1927): Là nhà Cách mạng Việt Nam, người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Là một trong nhóm người sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hoạt động được chín tháng thì bị đóng cửa. Năm 1914, thực dân Pháp viện cớ kết án ông 10 năm biệt xứ sang Phnôm Pênh, đến năm 1921 đã phải thả. Hơn 8 năm sau, Lương Văn Can được giảm án, trở về Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 1921. Về nhà, thấy "nghĩa đảng tan lạc hết nên chỉ nghĩ đến việc làm sách". Tuy nhiên, sau đó ông lại tiếp tục mở trường Ôn Như, tức vừa dạy học vừa soạn sách. Ngày 13 tháng 6 năm 1927 (Đinh Mão), ông qua đời tại Hà Nội, thọ 73 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

98. Lưu Hữu Phước (1921-1989): Là một nhạc sỹ nổi tiếng, ông sinh tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc thành phố Cn Thơ). Là tác giả của những bản hùng ca, giải phóng; tác phẩm của ông luôn gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; nguyên Đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông đã trở thành tác giả của những chính ca xuất sắc,tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật rất cao và có giá trị lịch sử như: Tiếng gọi Thanh niên, Lên đàng, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

99. Lưu Danh Công (1643-1675): Là Trng nguyên khoa Canh Tuất (1670) dưới triều vua Lê Huyền Tông, người xã Phương Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Thời gian làm quan của ông khá ngn, do từ khi thi đtới khi mt chỉ có 5 năm. Ông làm quan Hàn lâm Thị độc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

100. Lưu Nhân Chú (? - 1433): Không rõ năm sinh, là danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Quê ở huyện Đại Từ, Bắc Thái. Là người có tên trong danh sách hội thề Lũng Nhai năm 1416, chuẩn bị khởi nghĩa. Ông đã liên tục có nhiều cống hiến cho khởi nghĩa Lam Sơn thành công. Năm 1427, ông được phong chức Hành quân đô đốc tổng quản, Nhập nội đại tư mã, lĩnh 4 vệ Tiền, Hậu, Tả, Hữu, kiêm coi việc quân Tân vệ. Sau chiến thắng quân Minh, ông được vua Lê Thái Tổ phong chức TTướng, đứng đầu hàng võ quan, kiêm coi chính sự nhà nước.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

101. Lưu Thúc Kiệm: Không rõ năm sinh và mất, người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn (1400), đời Hồ Quý Ly cùng 20 người khác đỗ thái học sinh, trong đó có Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành... Những người đỗ thái học sinh có nêu tên này sau đều làm quan dưới triều đại Hậu Lê. Sử sách ghi chép rất ít về ông, chỉ biết rằng ông làm quan đến Hàn lâm trực Học sĩ. Do giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho ông việc thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

102. Lý Đạo Thành (? - 1081): Không rõ năm sinh, thường gọi là Thái sư. Ông là người làng Cổ Pháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1074, được triệu về làm Thái Phó, Bình Chương Quân Quốc trọng sự, hết lòng với Hoàng gia. Ông là người trung trực, coi sóc việc quan, việc dân chu đáo, cả châu Nghệ An dưới thời ông quản lý rất yên bình, thịnh trị. Có lúc bị gièm pha, ghen ghét, nên bị bãi khi lại vào giúp chính, ông hết lòng xếp đặt. Việc chính sự trong triều, kế hoạch ngoài biên, ông giúp ích rất nhiều. Ông là quan Ttướng đại thần phụ chính của vua Lý Thánh Tông và vua Lý Nhân Tông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

103. Lý Nhân Tông (1066-1127): Là vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Lý, trị vì trong vòng 56 năm (1073 - 1127), lâu hơn bất kỳ một vị hoàng đế nhà Lý và triều đại nào trong lịch sử Việt Nam. Nhân Tông nổi tiếng là một minh quân trong lịch sử Việt Nam, là người đặt nền móng xây nền giáo dục đại học Việt Nam, cũng như sự thịnh trị lâu dài của triều Lý, qua việc mở cửa Quốc Tử giám vào năm 1077. Một sự kiện đánh dấu sự nổi tiếng của triều đại Nhân Tông là trong năm 1075 đến năm 1076, Thái úy phụ chính Lý Thường Kiệt hai lần đánh bại quân đội hùng mạnh của nhà Tống trong Chiến dịch phá Tống và Trận Như Nguyệt, lưu danh thiên cổ.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

104. Lý Thái Tông (1000 - 1054): Là vị Hoàng đế thứ 2 của triều đại nhà Lý, cai trị trong 26 năm (1028 - 1054). Ông được đánh giá là 1 vị Hoàng đế tài giỏi, thời đại của ông được xem là khởi đầu sự thịnh vượng của nhà Lý. Thái Tông Hoàng đế được mô tả uy dũng hơn người, bách chiến bách thắng, trải qua loạn Tam vương mà lên ngôi. Ông củng cố quyền lực cho nhà Lý, bên trong dùng chính sách hòa thân, gả công chúa cho các Châu mục, bên cạnh đó còn dẹp loạn đảng làm phản như loạn họ Nùng; bên ngoài đánh được Chiêm Thành, công tích đánh dẹp uy nghi, tiền đề cho các đời sau phát triển phồn thịnh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

105. Lý Thánh Tông (1023 - 1072): Là vị Hoàng đế thứ 3 của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến năm 1072, tổng cộng 17 năm. Cũng như 2 vị Hoàng đế Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, Thánh Tông là người tài kiêm văn võ. Ông nổi tiếng là một minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam, qua việc đối đãi nhân từ với tù nhân, đối xử với người dân trọng tình nghĩa và có phần khoan thứ. Khi vừa lên ngôi, ông cho đặt quốc hiệu Đại Việt, bắt đầu Kỷ nguyên Đại Việt hưng thịnh hơn 800 năm của Việt Nam với quốc hiệu này. Quân sự dưới đời Lý Thánh Tông tiếp tục được phát triển tối cường. Năm 1069, Lý Thánh Tông phát động chiến tranh và mở rộng lãnh thổ Đại Việt.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

106. Lý Tự Trọng (1914 -1931): Là một trong những nhà Cách mạng trẻ tuổi Việt Nam. Tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy. Ông sinh tại làng Bn Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập và hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1926, ông về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 09/02/1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm 1 năm khởi nghĩa Yên Bái tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên mật thám Pháp Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi. Sau đó, ông bị bắt và kết án tử hình lúc đó mới 17 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

107. Ngô Chân Lưu (903 - 1011): Là một Đại sư, quê tại hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc, sau là thôn Đoài xã Da Hạ, huyện Kim Hoa phủ Bắc Hà (nay là thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Ông là vị thiền sư được phong Tăng thống đầu tiên của trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tăng Thống Ngô Chân Lưu, được ban danh hiệu, Khuông Việt đại sư năm 971.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

108. Ngô Gia Khảm (1912-1990): Là nhà Khoa học, một trong những người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động đầu tiên Việt Nam (1952), còn gọi là người "Anh hùng Lao động số một". Ông quê ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1944, Ngô Gia Khảm là một trong những người đầu tiên xây dựng và là Quản đốc Xưởng Quân giới ở chiến khu Việt Bắc. Ông cùng với ông Nguyễn Văn Xuân (kỹ sư) chế tạo lựu đạn vỏ gang kiểu đập tại Bắc Ninh.

Trong Kháng chiến chống Pháp, ông xây dựng Xưởng Hóa chất đầu tiên ở Việt Bắc, chế tạo thuốc nổ làm mìn, lựu đạn, đạn. Ông bị thương ba lần trong khi sản xuất. Từ năm 1945 đến năm 1954, ông đã đào tạo được nhiều công nhân quân giới và sản xuất nhiều thuốc nổ phục vụ nhiệm vụ kháng chiến.

Năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, ông làm Giám đc kiêm Bí thư Đảng ủy Nhà máy Toa Xe lửa Gia Lâm trực thuộc Tổng cục Đường sắt. Ngô Gia Khảm từng là Trưởng ban Ban Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Nhà máy Toa Xe lửa Gia Lâm.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

109. Ngô Mây (1922-1947): Là Anh hùng quân đội Nhân dân Việt Nam. Sinh tại thôn Vân Triêm, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Năm 1945, ông tham gia Việt Minh cướp chính quyền tại huyện Phù Cát và trở thành đội viên "Đội tự vệ sắt" của làng Vân Triêm. Khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông tham gia du kích xã, chiến đấu chống quân Pháp. Tháng 4 năm 1947, ông nhập ngũ, được biên chế vào Đại đội quyết tử của Tiểu đoàn 50, Trung đoàn 94, Khu V. Năm 1947, ông xung phong nhận nhiệm vụ đánh bom cảm tử. Trong trận phục kích ở Rộc Dứa ông là người đã ôm bom ba càng lao vào đánh xe cơ giới của quân Pháp, tiêu diệt 1 trung đội lính Âu Phi. Năm 1955 ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

110. Ngô Miễn Thiệu (sinh năm 1498 hay 1499): Không rõ năm mất, là trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quang Thiệu thứ 3 (1518) đời Lê Chiêu Tông. Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (nay thuộc xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông giữ các chức quan trọng như Thượng thư Bộ Lại kiêm Đô ngự sử, Chưởng Hàn lâm viện sự, Nhập thị Kinh diên và tước Lý Khê Bá. Sau ông làm quan với nhà Mạc, giữ các chức quan như Thượng thư Bộ L, Đông các Đại học sĩ, Ngự sử đài Đô Ngự sử, Hàn lâm viện Thị thư và Thăng Trình Khê hầu.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

111. Ngô Tất Tố (1894 - 1954): Là nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954. Ông sinh ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngô Tt Tố không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Ông viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Tác phẩm tiêu biểu: "Ngô Việt Xuân Thu" (dịch năm 1929), "Hoàng Hoa Cương" (dịch năm 1929), "Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ" (truyện ký lịch sử năm 1935), "Đ Thám" (truyện ký lịch sử, viết chung, năm 1935), "Tắt đèn" (tiểu thuyết, báo Việt nữ, năm 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, năm 1939) "Lều chõng" (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944), (Mai Lĩnh xuất bản, 1952), tiểu thuyết "Tắt đèn" .... Ông qua đi ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

112. Ngô Thì Nhậm (1746-1803): Là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê - Tây Sơn, người có công ln trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ông còn có tên gọi là Ngô Thời Nhiệm tự Hy Doãn hiệu Đạt Hiên. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê - Trịnh. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ Thượng thư. Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm và một số viên quan triều Tây Sơn bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803, do roi bị tẩm thuốc độc, sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì Nhậm qua đời.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

113. Ngô Văn Sở (Không rõ năm sinh - mất năm 1795): Là danh tướng thời Tây Sơn. Quê ở Thảo Nha, huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; lớn lên ở huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Ông còn có tên là Ngô Hồng Chấn, Ngô Văn Tàng. Năm 1787, ông ra Thăng Long diệt Trịnh, được Nguyễn Huệ giao trấn giữ Bắc Hà. Năm 1788, ông cùng Ngô Thì Nhậm thực hiện kế hoạch lui quân về Tam Điệp, giữ lực lượng để tham gia giải phóng Thăng Long năm 1789. Ông từng đi sứ sang triều Thanh trong đoàn phái bộ Quang Trung “giả” năm 1790. Vì gièm pha và nội bộ lục đục nên ông bị dìm chết dưới sông Hương thời vua Quang Toản năm 1795.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

114. Nguyên Phi Ỷ Lan (1044 - 1117): Là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông. Quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Bà còn có tên Lê Thị Yến hay Lê Khiết Nương (Lê Khiết), bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho hoàng triều Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương. Năm 1117, Thái hậu qua đời, thọ khoảng 73 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

115. Nguyễn Bặc (924 - 979): Là khai quốc công thần nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ X trong lịch sử Việt Nam. Hiệu là Định Quc công, vị trí như Ttướng. Theo các gia phổ và tài liệu Lược sử họ Nguyễn, ông được tôn là bậc tiền thủy tổ họ Nguyễn ở Việt Nam chính thống, ông được Việt Sử tân biên liệt vào danh sách "Giao Châu thất hùng", tức 7 anh hùng người Giao Châu gồm: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng. Ông mất năm 978 tại Hoa Lư.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

116. Nguyễn Bình (1908 - 1951): Là Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Quê xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, ông có tên chính là Nguyễn Phương Thảo. Năm 1928 ông vào Quốc dân Đảng bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1935 ra tù về hoạt động ở quê nhà trong phong trào bình dân. Năm 1943 được Trung ương giao mua vũ khí và xây dựng cơ sở Cách mạng ở Hải Phòng. Năm 1945 đánh đồn Bần, đồn Bí Chợ, Mạo Khê, chỉ huy chiến khu Đông Triều. Tháng 10/1945, Hồ Chủ tịch cử ông vào Nam bộ làm Tư lệnh Khu 7. Năm 1946 được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Năm 1948 được phong Trung tướng, Tư lệnh chỉ huy quân đội và dân quân Nam bộ. Ngày 29/9/1951, theo yêu cầu của Trung ương, ông lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Trên đường đi, ông bị quân Pháp phục kích và hi sinh tại xã Srê Dốc, huyện Sê San, tỉnh Xtung Treng, trên đất Campuchia. Tháng 02/1952, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 84/SL truy tặng ông Huân chương Quân công hạng Nhất. Ông cũng là người đầu tiên trong quân đội được nhận Huân chương cao quý này. Năm 2000 Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

117. Nguyễn Cảnh Chân (1355 - 1409): Là danh tướng chống quân Minh đời Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông người làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông được phong chức Đồng tri Khu mật viện quân sự (tương đương với tham mưu trưởng quân đội). Năm 1407 quân Minh xâm lược, ông cùng Trần Ngỗi (Giản Định Đế) khởi nghĩa chống Minh. Năm 1409 vì bất đồng, vua Giản Định sai người chém chết Nguyễn Cảnh Chân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

118. Nguyễn Cảnh Dị (không rõ năm sinh - mất 1414): Là danh tướng của nhà Hậu Trần chống giặc nhà Minh. Quê ông ở làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, là con Nguyễn Cảnh Chân. Ông cùng Đặng Dung đón vua Trùng Quang ra Nghệ An, chiêu tập nghĩa binh chống giặc, đã giao chiến với giặc hàng trăm trận lớn nhỏ. Sau vì nhà Hậu Trần không có quân tiếp viện, ông bị tướng giặc Trương Phụ bắt và bị xử tử năm 1414.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

119. Nguyễn Cao (1837 - 1887): Là danh tướng thời nhà Nguyễn, là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ XIX. Tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Hiên. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, khoa bảng tại làng Cách Bi, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh). Năm 1867, ông thi đỗ Giải Nguyên kỳ thi Hương. Năm 1873, quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất, ông được giữ chức Tán lý quân vụ tỉnh Bắc Ninh. Năm 1882, Pháp tiến đánh Hà nội lần thứ hai, Nguyễn Cao lại đem quân về đánh Pháp tại Gia Lâm, rồi sau đó đem quân bao vây tỉnh thành Hà Nội. Sau nhiều trận đánh thắng lợi, ông bị Pháp bắt trong trận đánh làng Kim Giang (Hà Tây). Năm 1887 quân Pháp đã đem Nguyễn Cao ra chém đầu tại vườn Dừa (gần Hồ Gươm, Hà Nội), lúc ấy ông 50 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

120. Nguyễn Chánh (1914 - 1957): Là vị tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Ông có tên gọi khác là Chí Thuần, quê quán xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1929, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1931, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1935-1939, ông là Tỉnh ủy viên Quảng Ngãi. Năm 1945, ông lãnh đạo đội du kích Ba Tơ. Năm 1954, ông đã chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên giải phóng Kon Tum. Sau năm 1954, ông làm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông mất 24/9/1957 và được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhì và nhiều huân, huy chương khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

121. Nguyễn Chí Diểu (1908 - 1939): Là nhà hoạt động chính trị, quê xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế. Năm 1925, ông vào học Trường Quốc học Huế và kết thân với các Đảng viên cộng sản trẻ tuổi. Tại đây ông tham gia Đảng Tân Việt, Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Năm 1927, ông bị đuổi học vì tham gia bãi khóa đòi thả Phan Bội Châu. Năm 1928, ông đắc cử xứ Ủy viên Trung Kỳ của Đảng Tân Việt. Sau khi hợp nhất đảng cộng sản, ông là Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa I. Năm 1930, ông bị Pháp bắt và bị giam đến tháng 5 năm 1933 đưa ra tòa. Tháng 6 năm 1936 ông được trả tự do. Ông mất ngày 15 tháng 9 năm 1939 vì bệnh lao, hưởng dương 31 tui. Thi hài ông được Phan Bội Châu đng ý an táng trong vưn mộ Sào Nam ở dốc Nam Giao - Bến Ngự (Huế).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

122. Nguyễn Công Bình (Không rõ năm sinh và năm mất): Là trạng nguyên, người đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ năm Kiến Gia thứ 3 (Quý Dậu, 1213), đời vua Lý Huệ Tông. Ông là người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới (nay huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc). Ông làm quan đến Hàn lâm học sĩ dưới triều Lý Huệ Tông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

123. Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998): Là chính khách - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông có tên khai sinh Phạm Văn Cương, quê quán xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1937 - 1939, ông tham gia Tổ chức Thanh niên Dân chủ rồi Thanh niên Phản đế tại Nam Định. Năm 1940 - 1945, bị thực dân Pháp bỏ tù tại Nam Định, Hòa Bình, Sơn La. Năm 1943, trong nhà tù Sơn La, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1945 về công tác tại Bộ Quốc phòng, làm Bí thư cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp; sau đó giữ chức vụ Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương, Bí thư đảng ủy các cơ quan Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh (1947-1949). Năm 1956-1960 là Tng Lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Ấn Độ ; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Ủy viên Đảng đoàn Bộ Ngoại giao (1960-1979); Quyền Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Genève về Lào (1961-1962); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách công tác đấu tranh chống Mỹ (từ 1964). Năm 1982, Ủy viên chính thức Bộ Chính trị khóa VI (1986- 1991). Đại biểu Quốc hội khóa VlI-VlII; được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1998, ông qua đời. Năm 2007, ông được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

124. Nguyễn Duy Hiệu (1847 - 1887): Là chí sĩ, là lãnh tụ trong phong trào Cn Vương tại Quảng Nam. Quê quán làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc (nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An) tỉnh Quảng Nam. Năm 1876, ông thi đỗ cử nhân. Năm 1879, ông thi đỗ Phó bảng lúc 32 tuổi, được triều đình Tự Đức bổ nhiệm làm quan Phụ đạo tại kinh thành Huế. Đầu năm 1886, Nguyễn Duy Hiệu chính thức làm Hội chủ mới của Nghĩa hội và ông đã chọn thung lũng Trung Lộc thuộc Quế Sơn đặt tổng hành dinh với tên gọi là Tân tỉnh Trung Lộc. Tháng 10 năm 1887, ông bị bắt và giải ra Huế và đã bị kết án tử hình. Hiện nay, phần mộ Nguyễn Duy Hiệu ở xã Cẩm Hà, thành phố Hội An.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

125. Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719): Là Trạng Nguyên làm quan tới chức Ttướng thời Lê Trung hưng. Ông có tên gọi khác là Trạng Bịu, người xã Hoài Bão (có tục danh là làng Bịu), tổng Nội Duệ (nay là xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Năm 16 tuổi ông thi đỗ tam trường (tú tài). Năm 19 tuổi ông lại đỗ đầu hương cống (cử nhân), được triều đình cho vào học tại Quốc Tử Giám. Năm Chính Hòa thứ 4, khoa Quý Hợi (1683), ông thi đỗ Trạng Nguyên được triều đình giao cho giữ nhiều chức vụ quan trọng từ Đô đài ngự sử, Binh bộ Thượng thư rồi lên chức quan cao nhất là Ttướng đời nhà Hậu Lê. Năm 1697 - 1698, Nguyễn Đăng Đạo đi sứ nhà Thanh Trung Quốc, văn tài của ông đã làm kinh ngạc cả triều đình nhà Thanh cùng sứ thần các nước. Vua Thanh phong cho ông là Trạng nguyên của Bắc triều, ban mũ áo, võng lọng cho ông vinh quy về nước. Sử sách thường gọi Lưỡng quốc Trạng nguyên. Ông mất năm 1719 ở Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

126. Nguyễn Địa Lô (Không rõ năm sinh, năm mất và quê quán): Là gia nô của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nguyễn Địa Lô có tài bắn cung bách phát bách trúng. Năm 1285, tham gia kháng chiến chông quân Chiêm Thành tiến ra đánh Nghệ An, tướng chỉ huy của nhà Trần là Trần Kiện đã hèn nhát bỏ đi đầu hàng. Toa Đô lập tức sai người dẫn Trần Kiện về Yên Kinh (Trung Quốc), nhưng khi bọn Trần Kiện vừa đến biên giới phía Bắc, Nguyễn Địa Lô cũng có mặt trong cuộc tập kích này và chính ông đã bắn chết Trần Kiện.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

127. Nguyễn Đình Hiến (1872-1947): Là danh thần nhà Nguyễn, làm tới chức tổng đốc Binh Phú (Bình Định - Phú Yên). Ông còn có biệt danh khác: tự Dực Phu, hiệu n Nam, thụy là Mạnh Khả, quê làng Lộc Đông, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Năm 1895, ông bổ vào học sinh trường Đốc Quảng Nam. Năm 1897, ông dự kỳ thi Hương tại Huế. Năm 1900, ông đỗ Á nguyên tại trường Thừa Thiên. Năm 1901, ông đỗ Phó bảng trong kỳ thi Hội. Năm 1905 được thăng chức Toản tu. Năm 1906 ông được vua Thành Thái phái sang du học tại Pháp về chính trị và phong tục và đã viết cuốn “Tây sai kỹ lãm” trình vua Thành Thái. Năm 1907, ông được cai đổi sang làm Tri huyện huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Năm 1908, thăng Tri phủ Hoài Nhơn. Năm 1912, ông lãnh chức Quản đạo đạo Ninh Thuận. Năm 1913, được thăng chức Phủ Thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1919, ông được vua cử làm Phó Chủ khảo khoa thi Hội thí Kỷ Mùi, sau đó tháng Bố Chính sứ tỉnh Hà Tĩnh, rồi về Huế giữ chức Tả thị lang Bộ Lại, năm sau chuyển làm Bố Chính sứ tỉnh Quảng Bình. Năm 1921, ông chuyển về làm Phủ doãn Phủ Thừa Thiên, năm sau giữ chức Tuần phủ tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1923, thăng Tổng đốc Bình Phú. Năm 1927, Nguyễn Đình Hiến về hưu với hàm Hiệp tá Đại học sĩ, sau đó ông trở về Huế và ở tại ấp Bình An, gần dốc Nam Giao một thời gian. Năm: 1935, ông trở về nguyên quán ở làng Lộc Đông dưỡng tuổi già và qua đời vào ngày 17/3/1947, hưởng thọ 75 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

128. Nguyễn Đình Thi (1924-2003): Là nhà văn và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại. Ông sinh ra ở Luông Pra Băng (Lào), nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. Các tác phẩm của ông: Xung kích, bến bờ sông Lô (truyện); người chiến sỹ, bài thơ Hắc Hải (thơ). Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

129. Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977): Là họa sĩ của Việt Nam, ông đã để lại nhiều tác phẩm rất nổi tiếng trong nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX. Hiện nay, ông được mệnh danh là "Người con của Hà Nội". Quê quán tại làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1929-1934. Năm 1940, ông đi tìm sơn mài nghệ thuật tại Nhật Bản. Ông đã tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 ở Việt Nam. Ông đã mở rất nhiều lớp nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng các họa sĩ trẻ tại miền Trung. Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1947, ông là Chủ tịch Liên đoàn Văn hóa kháng chiến Liên khu V. Ông cũng từng trải các nhiệm vụ như Ủy viên Ban thường vụ Hội mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam. Các giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996; Huân chương Lao động hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng ba. Tác phẩm nổi tiếng của ông là bức tranh: Du kích La Hay tập bắn (1947) bằng chất liệu bột màu.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

130. Nguyễn Đức Lượng (1465 - ?): Không rõ năm mất, là trạng nguyên đỗ đầu khoa Hồng Thuận năm thứ 6 (1514), đời Lê Tương Dực. Người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam (nay thuộc xã Dân Hòa huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lễ, từng đi sứ nhà Minh, khi ông mất, được phong Thượng thư.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

131. Nguyễn Đốc Ngữ (Không rõ năm sinh, mất 1892): Là Đốc binh của triều đình Huế nên thường gọi là Đốc Ngữ. Tên thật là Nguyễn Đức Ngữ, người xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1873, khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất ông có mặt trong đội quân của triều đình Huế đóng ở Sơn Tây. Do chiến đấu dũng cảm, lập được nhiều chiến công, ông được thăng chức Đốc binh, từ đó có tên gọi là Đốc Ngữ. Từ năm 1883 đến 1890, ông là người có đóng góp lớn cho trận đánh Pháp. Sau khi Nguyễn Quang Bích mất, ông đem quân đến vùng Thanh Sơn (Phú Thọ) lập căn cứ riêng, ri ln lượt mở rộng hoạt động sut dọc hai bờ sông Hồng và sông Đà. Trong cuộc chiến đấu, ông còn liên kết với Tống Duy Tân ở Thanh Hóa và ĐKiều ở Rừng Già (Cẩm Khê, Phú Thọ). Năm 1892, trong trận chiến không cân sức ông bị quân Pháp giết tại trận Chợ Bờ (tỉnh Hòa Bình). Ngày nay, tên ông được đặt cho phĐốc Ngữ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

132. Nguyễn Giản Thanh (1482- không rõ năm mất): Là Trạng nguyên khoa thi năm Mậu Dần, niên hiệu Đoan Khánh thứ tư (1508), đời vua Lệ Uy Mục. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, người làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh, ông còn có tên gọi khác là Trạng Me. Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông các Đại học sĩ. Sau đó, lại ra làm quan với nhà Mạc và được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) để cầu phong cho Mạc Đăng Dung. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Khi mất được tặng tước hầu. Tác phẩm của ông: Phụng thành xuân sắc phú (Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng), bài phú bằng chữ Nôm tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

133. Nguyễn Hiền (1234 - 1255): Là trạng nguyên khi 12 tuổi. Ông người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), ông trở thành Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử thời vua Trần Thái Tông. Đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử đặt ra danh vị Tam khôi bao gồm: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Vì còn thiếu niên nên vua cho ông về quê 3 năm tu dưỡng, sau ra làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Ông có đi sứ nhà Nguyên vài lần. Bị bệnh mất lúc 21 tuổi, nhà vua thương tiếc phong ông là “Đại vương Thành hoàng” ở 32 nơi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

134. Nguyễn Hiến Lê (1912-1984): Là nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,... Nguyễn Hiến Lê quê ở làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, ông học tại Hà Nội, trước ở trường Yên Phụ, sau lên trường Bưởi. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo. Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn. Năm 1980 ông về lại Long Xuyên. Cùng năm ông bắt đầu viết Hồi ký Nguyễn Hiến Lê và hoàn chỉnh vào năm 1983. Ông lâm bệnh và mất, ngày 22/12/1984 tại Bệnh viện An Bình, Chợ Lớn, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

135. Nguyễn Hoàng (1525-1613): Là Thái úy Đoan Quốc Công, con trai thứ hai của An Thành hầu Nguyễn Kim, quê ở Thanh Hóa. Dưới triều nhà Hậu Lê, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước. Năm 1569 ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa (khu vực Quảng Trị, Huế ngày nay). Năm 1593, ông ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm. Năm 1599, ông trở về Thuận Hóa. Từ đây, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá. Năm 1600 ông dời dinh sang phía đông Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm 1601, cho xây chùa Thiên Mụ. Đmở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên, chiếm đất từ bắc Quảng Nam đến đèo Cù Mông của vương quốc Chămpa. Năm 1613, ông mất, thọ 89 tuổi, con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế vị. Ông ở ngôi 56 năm, an táng ở núi Thạch Hãn (thuộc Quảng Trị), thụy là Gia Vũ vương, Nhân dân gọi là chúa Tiên. Lăng mộ của ông hiện nay vẫn còn, gọi là Trường Cơ, đặt ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

136. Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960): Là nhà văn Việt Nam. Quê ở xã Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Sinh trưởng trong gia đình nhà Nho. Năm 1930, làm công chức và bắt đầu viết văn. Năm 1943, tham gia phong trào Việt Minh, gia nhập tổ chức Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945, ông tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Năm 1946 là đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953-1954, ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25/7/1960 tại Hà Nội. Năm 1995, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã đặt tên cho một đường phố của thủ đô là đường Nguyễn Huy Tưởng. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Các tác phẩm tiêu biểu: Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết 1942), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948)...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

137. Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700): Là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Sài Gòn - Gia Định vào năm 1698. Tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ. Ông sinh ở thôn Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Năm 1693, ông dẫn đầu đoàn quân chinh phạt Chiêm Thành và bắt được vua xứ này là Bà Tranh. Năm 1698, làm thống suất kinh lược sứ lập phủ Gia Định. Năm 1699, Nặc Ông Thu (vua Chân Lạp) đem quân tiến công nước ta, ông được triều đình cử vào chống trả. Tại đây ông đánh tan quân Nặc Ông Thu. Hầu hết công tác bình định khai hoang lập ấp ở miền Nam vào giai đoạn này phần lớn đều do công của ông. Đương thời đồng bào Nam kỳ có lập đền thờ ông ở nhiều nơi như: Biên Hòa, Long Xuyên, Châu Đốc... ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có một cù lao được Nhân dân địa phương đặt tên là Cù lao ông Chưởng và một con rạch lớn gọi là Lòng ông Chưởng. Ông mất năm Canh Thân 1700 thọ 51 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

138. Nguyễn Hữu Dật (1603-1681): Là danh tướng thời chúa Nguyễn, người có công lớn trong các cuộc chiến tranh với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Là cha của Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hữu Duy, Nguyễn Hữu Cảnh, đều là danh tướng của Chúa Nguyễn. Quê ở Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 16 tuổi (1619) ông đã có tài văn thơ, được chúa Sãi bổ làm Văn chức, sau làm được giữ chức Đốc chiến, Chưởng dinh, Tiết chế, tước Chiêu Vũ Hầu. Năm 1681, ông mất, thọ 78 tuổi được chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) truy tặng Tĩnh Quốc Công.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

139. Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635): Là vị chúa Nguyễn của chính quyền Đàng Trong (ở ngôi từ năm 1613 đến năm 1635). Trong thời gian ở ngôi chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai khỏi chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên được dân chúng gọi là chúa Sãi, chúa Bt hay Phật chúa. Năm 1585, khi mới 22 tuổi, Thế tử Nguyễn Phúc Nguyên dn mt hm đội 10 chiếc đến bến Cửa Việt, tiêu diệt hai chiếc tàu hải tặc Shirahama Kenki (Bạch Tần Hiển Quý) của người Nhật Bản. Năm Nhâm Dần (1602), Nguyễn Phúc Nguyên được cử đến trấn thủ dinh Quảng Nam. Năm 1631, Chúa lập ra sở đúc súng đại bác, mở trường bắn, trường tập voi, tập ngựa, cứ hằng năm luyện tập để phòng bị chiến tranh. Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên tháng 11 năm 1635, hưng thọ 73 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

140. Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687): Là vị chúa Nguyễn của chính quyền Đàng Trong. Tước hiệu Dương Quận công và được người trong lãnh thổ gọi là chúa Hiền. Ông ở ngôi từ năm 1648 đến năm 1687. Năm 1653, chúa Hiền sai đắp đồn Sa Chùy (ở cửa biển Nhật Lệ, bấy giờ gọi là lũy Mũi Dùi). Năm 1656, quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An. Năm 1679, chúa Nguyễn cho phép đem 3000 người và hơn 50 chiến thuyền đến khai phá vùng đất Gia Định-Mỹ Tho, từ đó phố xá, chợ búa mọc lên sầm uất, thuyền buôn của các nước Thanh, Nhật Bản và các nước phương Tây ra vào tấp nập, phong hóa ngày càng mở mang. Năm 1687, ông qua đời, thọ 68 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

141. Nguyễn Quan Quang (không rõ năm sinh, năm mất): Là Trạng nguyên, người đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ năm Thiên ng Chính Bình thứ 3 (1234), đời vua Trần Thái Tông. Quê quán xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

142. Nguyễn Quang Bật (1463-1505): Tên thật Nguyễn Quang Hiếu, là người đỗ Trạng Nguyên năm 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ông là người huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, có ý chí "nhân định thắng thiên", không tin vào số mệnh. Ông là thành viên nhóm Tao đàn Nhị thập bát Tú. Vì trái ý của Lê Uy Mục nên bị giáng xuống Thừa Tuyên, Quảng Nam.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

143. Nguyễn Quang Bích (1832 - 1890): Là quan nhà Nguyễn, là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại vùng Tây Bắc. Ông còn có tên là Ngô Quang Bích, tự Hàm Huy, hiệu Ngư Phong. Ông sinh tại làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (nay là làng Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Năm 1869, thời Tự Đức, ông đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ đình nguyên (tức Hoàng giáp). Năm 1875, được vua Tự Đức giao cho duyệt bộ sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Năm 1876, ông kiêm thêm chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa. Năm 1885, vua Hàm Nghi phong làm Lễ bộ thượng thư. Năm 1885-1886, ông đã hai lần sang Trung Quốc cầu viện, cuối năm 1886 Nguyễn Quang Bích trở về nước xây dựng căn cứ mới Nghĩa Lộ (nay là thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái). Năm 1890, ông lâm bệnh và mất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

144. Nguyễn Quý Đc (1648 -1720): Là nhà giáo, nhà sử học, nhà chính trị thời Lê trung hưng. Ông có bút danh khác: húy Tộ, tự Bản Nhân, hiệu Đường Hiên. Người làng Thiên Mỗ, thuộc Thăng Long (tức làng Đại Mỗ, nay thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Năm lên 8 tuổi, ông nổi tiếng là "kỳ đồng". Năm 1663, ông đỗ Hương cống. Năm 1670, ông đỗ khoa thi Hoành từ, được thăng làm Thị nội văn chức. Năm 1680, ông lĩnh chức Đốc đồng Cao Bằng. Năm 1686, ông được thăng làm Thiêm đô ngự sử (cố vấn và can gián vua). Năm 1690, ông được cử làm Chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang tuế cống triều Thanh (Trung Quốc). Năm 1694, thăng ông làm Tả thị lang bộ Lễ. Ông mất năm 1720, thọ 72 tuổi, được truy tặng là Thái tể, ban tên thụy là Trịnh Mục và được Nhân dân tôn thờ là Phúc Thần.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

145. Nguyễn Quyền (1869-1941); Là chí sĩ yêu nước, là một trong những người sáng lập viên của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Năm 1908 thực dân Pháp lấy kết án khổ sai chung thân rồi đem đày ra Côn Đảo. Năm 1910 ông được tha về, nhưng bị "an trí" tại Bến Tre. Năm 1920 ông đến Rạch Giá, Sa Đéc rồi về sống tại Bến Tre với gia đình và làm nghề bốc thuốc. Năm 1941 ông mất tại Bến Tre hưởng thọ 72 tuổi. Tên của ông được đặt cho một con đường tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, một phố tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

146. Nguyễn Sinh sắc (1862 - 1929): Là Phó bảng, có tên gọi khác còn gọi là Nguyễn Sinh Huy. Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1891, ông vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ. Năm 1894, ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm 1895, ông vào Huế thi hội bị hỏng, xin làm hành tẩu bộ Hộ. Năm 1907, ông làm Tri huyện Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Năm 1911, ông vào Sài Gòn, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ, rồi đi Lộc Ninh làm giám thị đồn điền. Ông giúp nhiều chùa ở Nam Bộ dịch, chú giải kinh, góp nhiều ý kiến cho phong trào Chấn hưng Phật giáo do các hòa thượng Khánh Hòa khởi xướng. Ông cũng có quan hệ với nhiều tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1927, ông định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc hành nghề bc thuc cho dân địa phương. Ông mt năm 1929, phần mộ của ông hiện nằm ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

147. Nguyễn Sơn (1908 - 1956): Là thiếu tướng người Trung Quốc gốc Việt Nam. Ông tên thật là Vũ Nguyên Bác, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đầu năm 1926, ông được cử đi học Trường Sĩ quan Hoàng Phvà ông gia nhập Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Năm 1948, ông được Nhà nước Việt Nam phong quân hàm thiếu tướng. Năm 1950, ông trlại Trung Quốc công tác, làm Phó Cục trưởng Cục Điều lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Năm 1955, ông được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phong quân hàm thiếu tướng và được chính phủ Trung Quốc tặng Huân chương Giải phóng hạng nhất. Ông trở thành Tướng của hai nước. Ông mất năm 1956 tại Hà Nội do bị bệnh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

148. Nguyễn Tất Thành (1890-1969): Là danh nhân văn hóa, nhà cách mạng lỗi lạc, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác. Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nưc tại Pháp gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho Nhân dân Việt Nam. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp. Năm 1921, Người sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra tờ báo “Thanh niên”. Năm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam. Năm 1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

149. Nguyễn Thành Ý (1820-1897): Là quan đại thần triều Nguyễn, ông được xem là vị lãnh sự ngoại giao đầu tiên của Đại Nam (1874-1883) tại Nam kỳ thuộc Pháp. Ông có các bút danh khác: Tự Thiện Quan, hiệu Túy Xuyên, quê tại làng Túy La (nay thuộc xã Điện Quang), tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Cử nhân năm 1843 tại trường Thừa Thiên, thời Thiệu Trị và được bổ làm chức quan nhỏ tại Huế. Năm 1874, ông được triều đình bổ nhiệm làm Khâm phái kiêm Lãnh sự ở Gia Định, hàm Hng lô tự khanh. Năm 1877, ông được thăng hàm Quang lộc tự khanh, sung chức Chánh khâm phái. Năm 1879, ông sang học trường Cơ khí ở Toulon, Pháp. Năm 1883, ông trở về kinh đô, được vua Tự Đức thăng chức Hữu tham tri Bộ Binh. Năm Thành Thái thứ ba (1891), triều đình lại thỉnh ông ra kinh nhậm chức Lễ Bộ Thượng thư kiêm Phụ Đạo Đại Thần, trực tiếp dạy vua Thành Thái. Năm 1897, ông qua đời, thọ 77 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

150. Nguyễn Thị Thập (1908-1996): Là nhà cách mạng nữ Việt Nam. Quê quán xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Năm 1931, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1946, bà được bầu là Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Năm 1955, bà được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu (năm 1980). Bà còn được Đảng và Nhà nước Việt Nam giao nhiều chức vụ quan trọng như: Bí thư Đảng đoàn phụ nữ kiêm Trưởng ban phụ vận Trung ương Đảng. Liên tục từ khóa I đến khóa VI, bà được bầu vào Quốc hội và giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa II đến khóa VI. Bà được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam và danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà mất ngày 19/3/1996 tại thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

151. Nguyễn Thiến (Không rõ năm sinh, mất 1557): Là Trạng nguyên của nhà Mạc. Ông có quê nội làng Tảo Dương, quê ngoại làng Canh Hoạch phủ Thanh Oai nay thuộc thành phố Hà Nội, đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn năm Đại Chính thứ ba (1532) triều vua Mạc Thái Tông, trước giữ chức Thượng thư bộ Lễ, sau giữ chức Thượng thư bộ Lại, tước Thư quốc công. Ông mất ở Thanh Hóa năm 1557.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

152. Nguyễn Thiếp (1723-1804): Là nhà Nho, là danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn. Ông có tên húy là Minh, tự là Quang Thiếp. Ngoài ra, ông còn có tên tự đặt, hoặc do người đương thời xưng tặng, như: Khải Xuyên, Hạnh Am, Điên ẩn, Cuồng ẩn, Lạp Phong cư sĩ... Quê quán: ở Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1748, ông dạy học ở Bố Chính. Năm 1756, ông được bổ làm Huấn đạo (chức quan trông coi việc học trong một huyện) ở Anh Đô, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Ở Nghệ An được 6 năm, ông làm quan Tri huyện Thanh Giang (nay là huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Năm 1804 danh sĩ Nguyễn Thiếp mất, thọ 81 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

153. Nguyễn Thuật (1842-1911): Là danh sĩ, danh thần triều Nguyễn. Lúc trước có tên là Nguyễn Công Nghệ, tự: Hiếu Sinh, hiệu: Hà Đình, quê tại làng Hà Lam, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa, trấn Quảng Nam (nay là thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Năm 1867, ông thi đỗ Cử nhân. Năm 1868 đỗ Phó bảng, ông được bổ làm Giáo đạo trường Dưỡng Thiện, dạy các Hoàng tử. Năm 1881, ông được thăng hàm Tham tá các vụ, lãnh Bộ Hộ thị lang, rồi nhận lệnh làm Chánh sứ sang Trung Quốc, về nước, ông được thăng hàm Tham tri. Năm 1883, ông được cử làm Phó sứ sang Thiên Tân (Trung Quốc) bàn việc hội thương. Năm 1887, ông được cử làm Tổng đốc Thanh Hóa. Năm 1893, ông được triệu về kinh nhận hàm Hiệp tá đại học sĩ, tước An Trường tử, lãnh chức Thượng thư bộ Binh. Sang đời vua Duy Tân, ông xin về hưu, dạy học cho đến khi qua đời năm 1911, thọ 69 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

154. Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996): Là luật sư, chính khách Việt Nam. Ông sinh tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, , tỉnh Long An). Năm 1930, ông học luật tại Pháp và trở về nước năm 1933. Năm 1947, ông đã vận động hàng trăm luật sư, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo, nhà báo... ký tên đòi Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ Việt Nam do Việt Minh lãnh đạo. Năm 1948, ông kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1969, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Năm 1981-1987, là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm 1988. Năm 1980-1981, ông là Quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Năm 1988-1994, là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa VII. Ông được thưởng Huân chương Sao vàng năm 1993. Năm 1996, ông qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

155. Nguyễn Khắc Nhu (1882 - 1930): Là chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại, sinh tại làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, ông từng dẫn đường cho Phan Bội Châu lên đồn Phồn Xương gặp Đề Thám. Năm 1907 làm trưởng đoàn cùng 17 thanh niên tham gia phong trào Đông Du. Năm 1908 - 1922 làm tổng sứ ở Thịnh Liệt. Năm 1927 ông thành lập hội Việt Nam Dân Quốc. Năm 1930, ông trực tiếp chỉ huy trận đánh tập kích đồn binh Hưng Hóa và phủ lị Lâm Thao nhưng bị thực dân Pháp đánh bại. Tại đây, ông đập đầu vào tường giam tự tử để bảo toàn khí tiết, hưởng dương 48 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

156. Nguyễn Khánh Toàn (1905 - 1993): Là nhà giáo, nhà khoa học Việt Nam. Ông đã đóng góp nhiều công sức xây dựng nền Giáo dục Việt Nam và nền Khoa học Xã hội Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 - 1982. Sinh tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Năm 1926, ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1929, ông sang học tại Trường Đảng Liên Xô theo giới thiệu của Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1930, Quốc tế Cộng sản giới thiệu ông làm nghiên cứu sinh sử học với đề tài "Chiến tranh nông dân ở Đông Dương vào thế kỷ XVIII - Khởi nghĩa Tây Sơn" và nhận học vị tiến sĩ tại Khoa Sử, Đại hc Phương Đông (Liên Xô). Năm 1939, ông điều về Trung Quốc hoạt động với nhóm Cộng sản Việt Nam ở Diên An. Năm 1946, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Năm 1960, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Năm 1965-1982, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đến về hưu. Tháng 12 năm 1993, ông mất, hưởng thọ 88 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

157. Nguyễn Khiêm Ích (1679-1740): Là đại thần nhà Lê Trung hưng trong lịch sử Việt Nam, quê quán Kim Sơn, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Năm 1710 đời Lê Dụ Tông, ông thi đỗ Giải nguyên rồi đỗ Thám hoa đình nguyên khi 37 tuổi. Năm 1720, ông được thăng làm Tả thị lang bộ Hình, rồi Hữu thị lang bộ Lại, tước Thuật Phương hầu, vào phủ chúa Trịnh làm Bồi tụng. Năm 1723, ông làm Chánh sứ sang Trung Quốc mừng vua Ung Chính nhà Thanh vừa lên ngôi. Khi tới Bắc Kinh, ông cùng mọi người trong đoàn dâng lên 3 bài thơ chúc mừng, được Ung Chính khen hay và mời vào yết kiến trong điện Càn Thanh. Khi trở về, Phạm Khiêm Ích được phong làm Tả thị lang bộ Hộ, Thuật quận công; sau đó đổi sang làm Tả thị lang bộ Lại.

Năm 1728, vua Lê Dụ Tông thân chinh ra đề thi khoa Đông các. Ông làm bài "Năm được mùa to" rất được khen ngợi, được trúng thứ nhất. Ông được kiêm chức Đại học sĩ Đông các. Sử sách còn chép lại bài thi này của ông. Thời Lê Đế Duy Phường, Phạm Khiêm Ích được thăng làm Đô ngự sử, vẫn làm việc ở bộ Lại. Năm 1732 đời Lê Thuần Tông, ông được thăng làm Thượng thư bộ Binh, gia thăng Thiếu Bảo và vào phủ chúa làm Tham tụng. Năm 1738, thời Lê Ý Tông, ông lại bị bãi chức Tể tướng. Năm 1739, ông ra làm Đốc phủ Thanh Hóa. Sau đó ông được thăng làm Thái tể. Năm 1740, ông mất tại Thanh Hóa, thọ 62 tui, được truy tặng chức Đại tư không, thụy là Thuần Đạo. Trong suốt 30 năm tham chính (1710 - 1740), ông tỏ rõ là một vị quan tài năng, liêm cần, đức cao, đức trọng, là bậc đại thần của triều đình Lê - Trịnh. Hiện nay, tên danh nhân văn hóa Phạm Khiêm Ích được đặt tên cho một con đường thuộc quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

158. Nguyễn Kỳ (Không rõ năm sinh, năm mất): Là trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Quảng Hòa thứ nhất (1541), đời Mạc Hiến Tông, làm quan đến Hàn lâm thị thư. Người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Hạ (nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

159. Nguyễn Lượng Thái (không rõ năm sinh, năm mất):trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham hầu. Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

160. Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775): Là Danh thần đời Lê Thuần Tông. Tự Hi Tự, hiệu Nghị Hiên, biệt hiệu Hồng ngự cư sĩ, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1731, ông đỗ Hoàng giáp lúc 23 tuổi. Làm quan đến Thượng thư, sung chức Tham tụng, Đi tư đồ. Ông có công đánh dẹp ở nhiều nơi, làm Đại tư không, tước Xuân Quận Công, rồi tứ sĩ (1771). Năm 1775 ông mất, thọ 67 tuổi, được truy phong Trung đẳng phúc thần. Ông cùng Ngô Thì Sĩ có làm lời chú và lời bàn trong bộ Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên. Ngoài ra, ông còn soạn các tác phẩm: Quân trung liên viện; Việt sử bị lãm; Lạng Sơn đoàn thành đồ chí; Cổ lễ nhạc chương thị văn tập.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

161. Nguyễn Nghiêu Tư (không rõ năm sinh, năm mất): Là trạng nguyên thời nhà Lê sơ, làm quan đến chức Thượng thư. Ông đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông, làm quan Hàn lâm trực học sĩ, An phủ sứ lộ Tân Hưng Thượng. Hiệu Tùng Khê, tự Quân Trù, lúc nhỏ tên Trư, người huyện Vũ Ninh, phủ Từ Sơn. (nay huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

162. Nguyễn Oanh (1911-1959): Là nhà hoạt động cách mạng, quê ở Gia Lâm, Hà Nội. Ông vào Sài Gòn sinh sống bằng nghề thợ giày, có điều kiện tiếp xúc với phong trào kháng chiến nên ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Năm 1945, ông là Ủy viên Xứ ủy Nam kỳ kiêm Bí thư thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Năm 1955, là phó Ban Tổ chức Đặc khu ủy, hoạt động tại vùng Thủ Dầu Một - Biên Hòa. Năm 1956, ông bị Ngô Đình Diệm bắt đày ra Côn đảo, đến năm 1959 rồi qua đời.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

163. Nguyễn Phan Vinh (1933 - 1968): Là Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sinh tại thôn Bình Ninh, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1954, là học sinh lớp 7, ông xung phong nhập ngũ, rồi tập kết ra Bắc. Năm 1963, ông là Trung úy thuyền trưởng Hải quân. Năm 1967, ông chỉ huy “Đoàn tàu không số” vượt đường “Trường Sơn” trên Biển Đông với nhiệm vụ chuyên chở vũ khí quân dụng chi viện cho chiến trường miền Nam. Năm 1968, trong lúc chỉ huy những chuyến tàu Hải quân, ông bị địch bao vây và hy sinh tại trận, hưởng dương 35 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

164. Nguyễn Phi Khanh (không rõ năm sinh, năm mất): Là Hàn lâm học sĩ nhà Hồ. Tên thật là Nguyễn ng Long, là cha của Nguyễn Trãi - một công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Quê làng Chí Ngãi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, Hải Dương). Năm 1374, Ông thi đỗ Nhị giáp tiến sĩ năm Long Khánh thứ 2, đời vua Trần Duệ Tông. Năm 1407, ông tham gia Chiến tranh Minh - Đại Ngu và bị giải về Trung Quốc. Ông mất lúc 73 tui tại Trung Quốc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

165. Nguyễn Phong sắc (1902 - 1931): Là chiến sĩ cách mạng Việt Nam, là thành viên Chi bộ Cộng sản Bắc Kỳ, là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh tại làng Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1927, ông gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1929, ông cùng các đồng chí: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh và 5 người khác đầu tiên thành lập tổ chức Đảng ở trong nước. Năm 1930, là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau một thời gian ông bị thực dân Pháp bắt và tử hình tháng 5 năm 1931.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

166. Nguyễn Phúc Lan (1601 - 1648): Là vị chúa Nguyễn của chính quyền Đàng Trong, có tên khác là Nguyễn Thần Tông, ở ngôi từ năm 1635 - 1648, hiệu là Công Thượng vương, người dân Đàng Trong gọi là chúa Thượng. Trong cuộc chiến lần thứ 4 với quân Trịnh, Chúa Phúc Lan tự cầm quân ra hỗ trợ cho con trai là Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Dật, sau đó cảm thấy không được khỏe và rút về. Đến phá Tam Giang thì Chúa mất, hưởng thọ 48 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

167. Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725): Là vị chúa của chính quyền Đàng Trong. Ông có tên khác là Nguyển Hiển Tông, ở ngôi từ năm 1691 - 1725. Đương thời ông nhận sắc phong Tộ Quốc công dân chúng trong lãnh thổ gọi ông là Chúa Minh hay Quốc Chúa. Khi mới lên ngôi, ông quan tâm đến chiêu hiền đãi sĩ, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má lao dịch, bớt hình ngục, ông còn cho xây dựng một loạt chùa miếu, mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am. Năm 1710, nhân ngày Phật đản, ông cho đúc chuông chùa Thiên Mụ nặng 2,021 kg, cao 2,5 m, đường kính 1,2 m. Năm 1714, ông giao cho Chưởng cơ Tống Đức Đạt huy động tất cả thợ khéo ở các nơi sửa sang chùa Thiên Mụ. Ngoài ra, ông còn chú trọng đến việc thi cử, ông đã cho tổ chức các khoa thi trong phủ Chúa. Năm 1725, ông qua đời, lăng mộ táng tại Kim Ngọc, Hương Trà, Thừa Thiên. Tên lăng là Trường Thanh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

168. Nguyễn Quốc Thịnh (1624 - 1674): Là trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông. Người xã Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Năm 1667, ông làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Năm 1669, ông làm Lễ bộ tả thị lang, tước Ngọc Trì tử. Năm 1673, ông làm Hộ bộ hữu thị lang. Tháng 12 năm 1673, ông được giao làm Lại bộ tả thị lang. Năm 1674, ông được truy tặng chức Binh bộ thượng thư, tước Trì quận công, ban thụy hiệu là Cương Trung.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

169. Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370): Là nhà chính trị, là đại thần có tài, được xếp vào hàng "Người phò tá có công lao tài đức đời Trần". Tự Bang Trực, hiệu Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Năm 1312, Nguyễn Trung Ngạn giữ chức gián quan. Năm 1332, ông được thăng Nội mật viện phó sứ, giữ sổ sách ở nội sảnh cung Quan Triều. Năm 1334, ông theo Thượng hoàng đi đánh giặc Ai Lao. Năm 1342, ông được thăng lên làm Hành khiển coi việc ở viện Khu mật. Năm 1370, ông từ trần.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

170. Nguyễn Tuân (1910 - 1987): Là nhà văn Việt Nam. Quê ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho. Năm 1938, ông nổi tiếng với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như: Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, ông bị bắt giam vì tiếp xúc với những người hoạt động chính trị. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 - 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1987, ông mất tại Hà Nội. Năm 1996, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

171. Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998): Là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991. Tên thật Nguyễn Văn Cúc, người xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, ông tham gia cách mạng từ năm 1929. Năm 1930, ông rải truyền đơn ngày Quốc tế lao động bị địch bắt, kết án tù chung thân đầy ra Côn Đảo. Năm 1936, được trả tự do, ông hoạt động công vận ở Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1941, ông bị bắt ở Vinh, đi tù Côn Đảo lần nữa. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, ông về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Gia Định, lãnh đạo kháng chiến chống Pháp. Năm 1986, ông là Tổng Bí thư, kiêm Bí thư Đảng ủy quân sự Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa VIII. Từ năm 1991 đến khi mất là cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông là chiến sĩ của hành động, đưa ra chủ trương “Nhìn thẳng vào sự thật” và thiết kế đường lối đổi mới của Đảng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

172. Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872): Là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ XIX. Ông thường được gọi là Nguyễn Siêu, tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình, sinh ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Các tác phẩm của ông đều bằng chữ Hán và được khắc in: Phương Đình văn loại, Phương Đình thi loại...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

173. Nguyễn Xuân Chính (1587 - 1693): Là trạng nguyên khoa Đinh Su, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông khi đó ông đã 50 tuổi. Người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (nay là xã Phù Chn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Làm quan đến Tả thị lang Lại bộ, Nhập thị Kinh diên, tước Đạo Ngạn bá. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, tước hầu.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

174. Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889): Là quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ An - Hà Tĩnh, hồi cuối thế kỷ XIX. Hiệu Ngọc Đường, Hiến Đình, Lương Giang nhân dân thường gọi ông là Nghè Ôn. Ông quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông nhiều lần dâng sớ lên triều đình Tự Đức trình bày kế hoạch đánh giặc giữ nước. Tự Đức điều ông về Huế làm Biện Lý Bộ Hình, nhưng sau đó đã cách chức ông. Ông về dựng cờ khởi nghĩa tại làng rồi lập căn cứ kháng chiến. Nghĩa quân có đến hai ngàn người hoạt động ở các vùng Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc. Năm 1887 ông bị bắt và giam ở Huế đến khi mất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

175. Nguyễn Mậu Tài (1616-1688): Là quan đại thần nhà Lê trung hưng. Quê quán: người làng Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 31 tuổi (1646), ông đỗ đồng tiến sĩ đời Lê Chân Tông, niên hiệu Dương Đc.

Năm 1672-1673, đời Lê Gia Tông, ông làm Đô ngự sử, được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc cống nhà Minh, khi về được giữ chức Thượng thư bộ Binh. Năm 1676, đời Lê Hy Tông, ông giữ chức Ttướng trong 6 năm. Năm 1685, ông làm Thượng thư bộ Công. Năm 1688, ông 73 tuổi, xin nghỉ hưu, nhưng chưa kịp về đã qua đời. Triều đình truy tặng ông là Thượng thư bộ Lễ, hàm Thiếu bảo.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

176. Ông Ích Đường (1884-1908): Là liệt sĩ Việt Nam thời cận đại. Sinh tại làng Phong Lệ, huyện Duyên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1908, hưởng ứng phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ, ông chỉ huy Nhân dân Hòa Vang đi chống sưu thuế, bị chính quyền thực dân Pháp truy nã, ông tạm lánh nhà Mạc Quý bạn học với ông, nhưng Mạc Quý phản bội, mật báo với quân Pháp. Ông bị bắt và bị chém ngày 11 tháng 5 năm 1908 tại chợ Túy Loan (nay thuộc xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

177. Phạm Bành (1827-1887): Là quan nhà Nguyễn, đã tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Quê ở làng Trương Xá (nay thuộc xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa). Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông bỏ quan về quê cùng với Hoàng Bật Đạt mộ quân khởi nghĩa. Mặc dù tuổi già sức yếu (lúc này ông đã 60 tuổi) nhưng Phạm Bành luôn có mặt ở trận địa, nơi nguy hiểm nhất để động viên và khích lệ các nghĩa binh chiến đấu. Sau khi Ba Đình thất thủ, ông đưa nghĩa quân rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao (huyện Yên Định). Tháng 3 năm 1887, mẹ và con ông là Phạm Tiêu bị quân Pháp bắt làm con tin, ông đã ra đầu thú và uống thuốc độc tự tử ngay sau khi mẹ và con được thả vào tháng 4 năm 1887 để tỏ rõ khí tiết của mình.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

178. Phạm Duy Quyết (không rõ năm sinh, năm mất): Là trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Thuần Phúc thứ nhất (1562), đời Mạc Mậu Hợp. Người làng Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Hải Dương. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê Hầu.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

179. Phạm Đôn Lễ (1457 - Không rõ năm mất): Là Trạng nguyên khoa Tân Mùi (1481), niên hiệu Hồng Đức 12, đời vua Lê Thánh Tông. Tự là Lư Khanh, vì có công dạy dân làng dệt chiếu cói nên còn gọi là Trạng Chiếu hay Tam nguyên Đôn Lễ. Ông làm quan đến các chức: Tả thị lang, Thượng thư. Quê làng Hải Triều thuộc tổng Thanh Triều, phủ Long Hưng, huyện Ngự Thiên, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Sau một thời gian, ông được cử sang nhà Minh (Trung Quốc), khi về nước, ông đem các kỹ thuật dệt chiếu truyền bá cho dân làng Hải Triều và dân các làng miền duyên hải trấn Sơn Nam Hạ. Từ quan, ông về dạy học tại làng Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

180. Phạm Nhữ Tăng (1422 - 1478): Là Nghĩa sĩ tham gia xướng nghĩa cùng các trung thần Nguyễn Xí, Lê Quyết Trung, Lê Nhân Thuận, Lê Niệm, Đinh Liệt, Lê Khang,... Ông thuộc dòng dõi tướng quân Phạm Ngũ Lão thời nhà Hồ. Năm 1460, ông dẹp hàng trăm loạn đảng, phế Lê Nghi Dân, rước Lê thánh Tông lên ngôi vua. Năm 1472, ông được Hoàng đế Lê Thánh Tông trao chức Đô ty Quảng Nam kiêm trấn phủ Hoài Nhân (Đô Thống phủ). Năm 1478, ông bệnh qua đời tại thành Đồ Bàn, được cải táng tại xứ Đồng Tràm làng Hương Quế (Quế Phú).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

181. Phạm Như Xương (1844 - không rõ năm mất): Là vị quan triều Nguyễn. Tự Phồn Sinh, ông làm quan ở bộ, viện, nội các, làm Bố chính ở Phú Yên rồi cáo quan về hưu. Về sau, ông chiêu tập nghĩa quân chống Pháp ở Bình Thuận, Phú Yên. Nghĩa quân tan rã, ông và gia quyến bị bắt giải về kinh sư. Nhưng sau ông được ân xá, được trở lại làm quan ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Một thời gian sau ông cáo quan về hưu, các con của ông có những người tham gia vào các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp vào đầu thế kỷ XX như Phạm Như Giáp, Phạm Như Đỉnh, Phạm Như Chương... Bản thân ông cũng là cố vấn của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội do Phan Bội Châu lãnh đạo.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

182. Phạm Phú Thứ (1821 - 1882): Là đại thần triều nhà Nguyễn. Trước có tên là Phạm Hào (khi đỗ Tiến sĩ, được vua Thiệu Trị đổi tên là Phú Thứ), tự Giáo Chi, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu Giá Viên. Quê tại làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (cũ), tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thôn Nam Hà 1, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1854, cử ông làm Tri phủ Tư Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1855, ông được điều sang công tác quân sự để giải quyết cuộc bạo động của người Thượng ở Đá Vách (thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Năm 1858, ông chuyển về làm việc ở Nội các tại Huế. Năm 1860, từ Nội các ông được thăng chức Thị lang bộ Lại, rồi thăng làm Thự Tham tri của bộ này. Năm 1876, ông thụ chức Tổng đốc Hải An. Năm 1878, thăng ông làm Thự Hiệp biện Đại học sĩ. Năm 1882, ông mất tại quê nhà, thọ 61 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

183. Phạm Quang Tiến (Không rõ năm sinh và năm mất): Người làng Lương Xá, huyện Thiện Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phú Lương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565) thời Mạc Mậu Hợp. Ông làm quan Đông các Đại học sĩ, được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) và mất trên đường đi (không rõ năm mất). Sau khi mất, ông được truy tặng chức Tả Thị Lang.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

184. Phạm Tu (476-545): Người ở trang Quang Liệt tức là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (tên cũ là huyện Thanh Đàm), nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Là võ tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công giúp Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân. Cuối năm Tân Dậu (tháng 1 năm 542) ông phò vua Lý đuổi Tiêu Tư. Năm 543, đánh đuổi quân Lâm Ấp. Tháng 6 năm 545, nhà Lương cử một đạo quân khác sang đánh Vạn Xuân. Phạm Tu lập sở chỉ huy tiền phương (bên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay) giữ cửa sông Tô Lịch được vài tháng, nhưng vì tuổi cao sau nhiều năm xung trận, quận giặc lại đông, gặp lúc hiểm nghèo nên lão tướng Phạm Tu đã hy sinh vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (tức 12 tháng 8 năm 545), thọ 70 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

185. Phạm Trấn (1523, không rõ năm mất): Người làng Lam Kiều, huyện Gia Phúc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thôn Lam Cầu, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ). Ông đỗ đệ nhất giáp đồng tiến sĩ cập đệ nhất danh (trạng nguyên), khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Ông làm quan cho nhà Mạc, đến khi nhà Mạc mất cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hại.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

186. Phạm Văn Đồng (1906-2000): Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt - Trung. Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1945, ông giữ các chức vụ như: Trưởng phái đoàn Chính phủ tại Hội nghị Fôngtenơblô (Fontainebleau; tháng 5/1946). Đại diện của Đảng và Chính phủ tại Min Nam Trung bộ. Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng (tháng 8/1949), kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (tháng 5/1954). Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Genève về Đông Dương (tháng 5 - 7/1954). Thủ tướng Chính phủ (1955 - 1981), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1987). Ủy viên Bộ Chính trị các khóa II - V (tháng 2/1951 - 1986). Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12/1986 - 1997). Đại biểu Quốc hội các khóa I - VII (1946 - 1987).

Ông được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

187. Phạm Văn Xảo (Không rõ năm sinh, mất năm 1431): Là danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sử sách không nói rõ về xuất thân của ông; tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu, ông có công lớn trong các trận đánh chiến lược, góp phần cho thành công của nghĩa quân. Năm 1426, ông chỉ huy một cánh quân trong trận vây đánh thành Đông Quan, vây hãm tướng địch Vương Thông; đánh chiếm Ninh Kiều mở rộng địa bàn; cầm quân tiến lên ải Lê Hoa đánh tan viện binh của giặc do Mộc Thạnh chỉ huy. Năm 1427, ông lập công trong trận quyết chiến chiến lược Tốt Động - Chúc Động, trận Chi Lăng - Xương Giang... Năm 1428, ông được ban quốc tính họ Lê, phong chức Thái bảo; tên ông được khắc trong bảng các vị khai quốc công thần triều Lê.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

188. Phạm Thế Hiển (1803-1861): Quê quán tại làng Luyến Khuyết, tổng Đông Hồ, huyện Đông Quan, phủ Thái Bình nay là thôn Đồng Hòa, xã Thụy Phong, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đỗ Cử nhân năm 1828, năm 1829 đỗ Tam giáp Đồng Tiến sĩ. Vì thế dân gian thường gọi ông là "Ông Nghè Luyến Khuyết". Trong quá trình làm quan, ông nổi tiếng cương trực, được vua Tự Đức tin dùng. Năm 1858, khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng, ông giữ chức vụ Tham tán Đại thần Quân thứ Quảng Nam (trông coi việc biên phòng tỉnh Quảng Nam), được Tự Đức cử làm Phó tướng cho Nguyễn Tri Phương. Năm 1860, ông về quê thăm mẹ ốm nặng, tại đây ông đã tìm gặp Phạm Huy Quang và Đốc học Phạm Văn Nghị kêu gọi văn thân sĩ phu trong tỉnh dâng biểu xin đánh Tây; Sau khi quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông được giữ chức vụ Quân thứ Gia Định, cùng vào Nam với Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, ra sức xây dựng Đại đồn Chí Hòa để bao vây và bức rút quân Pháp như chiến thuật đã được vận dụng tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, cuối năm Tân Dậu (1861), sau thời gian chuẩn bị kỹ càng, quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. Đại đồn chỉ giữ được hơn một ngày thì bị thất thủ, Nguyễn Tri Phương phải lui quân về giữ Biên Hòa. Riêng Phạm Thế Hiển thì bị trọng thương và mất sau đó không lâu, hưởng dương 58 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

189. Phan Bá Phiến (1839-1887): Hay Phan Thanh Phiến tự là Dương Nhân, là chí sĩ yêu nước trong phong trào Cần Vương. Ông sinh tại làng Tân Lộc, huyện Hà Đông (nay là huyện Núi Thành), tỉnh Quảng Nam. Năm 1858, ông đỗ Cử nhân, được bổ làm Tri huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tháng 7/1885, ông cùng Nguyễn Duy Hiệu, Trần Văn Dư, Nguyễn Tiểu La (tức Nguyễn Hàm) thành lập Nghĩa hội Quảng Nam vận động sĩ phu và dân chúng hưởng ứng dụ Cần Vương. Tháng 5/1885, Nghĩa hội Quảng Nam được thành lập, Phan Bá Phiến trở thành một trong ba nhân vật chủ chốt của phong trào, cùng với Trần Văn Dư và Nguyễn Duy Hiệu. Ngày 4/9/1885, đơn vị nghĩa quân do ông lãnh đạo đã cùng với các cánh quân của Nguyễn Duy Hiệu, Trần Văn Dư, Hồ Học đánh chiếm tỉnh thành La Qua. Sau khi Hội chủ Trần Văn Dư bị ám hại (13/12/1885), Nguyễn Duy Hiệu được bầu làm Hội chủ, thì ông làm Phó hội, tham gia xây dựng căn cứ Tân Tỉnh ở Trung Lộc (Quế Sơn) trung tâm lãnh đạo cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Vào giữa năm 1887, quân Pháp phối hợp với quân của triều đình, đã huy động một lực lượng quân sự hùng hậu đánh chiếm Tân Tỉnh. Nghĩa quân đã chống trả quyết liệt, nhưng do quá chênh lệch về trang bị vũ khí và lỏng lẻo về tổ chức, nên liên tục thất bại nhiều trận. Cuối cùng, Nguyễn Duy Hiệu phải giải giáp lực lượng còn lại, cho trở về ẩn dật chờ thời, để tránh tổn thất vô ích. Sau đó ông uống thuốc độc tự vẫn (năm 1887).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

190. Phan Bá Vành (Không rõ năm sinh, mất năm 1827): Người ở làng Minh Giám, nay là làng Nguyệt Lâm, huyện Vũ Tiên, phKiến Xương, tỉnh Thái Bình (tục gọi là Ba Vành). Vào năm 1821, do bất bình với chính sách của nhà Nguyễn cùng sự bóc lột của quan lại địa phương, Phan Bá Vành đã dựng cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa nổ ra đầu tiên tại Trà Lũ. Với chủ trương “lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”, ngay từ những ngày đầu, số người đi theo ông đã lên đến hơn 5000, về sau kết hợp thêm mấy ngàn quân của thủ lĩnh Ba Hùm (người Mường) từ thượng du Thanh Hóa và quân nổi dậy ở các tỉnh lân cận thì lực lượng của Bá Vành đã lên ti hàng vạn người. Đầu năm 1827, triều Nguyễn tập trung binh lực nhằm tiêu diệt cuộc khởi nghĩa, cụ thể vua Minh Mạng đã điều động hầu hết lực lượng quân đội ở Bắc thành, Nghệ An, Thanh Hóa và một phần ở Huế để đối phó với quân của Phan Bá Vành. Trong thời kỳ đầu, quân triều đình tuy đông nhưng đánh mãi vẫn chưa thu được thắng lợi. Sau đó, Nguyễn Công Trứ dùng đến mưu kế mua chuộc quân lính của ông. Do vậy, cuộc khởi nghĩa sau đó nhanh chóng bị tan rã và Phan Bá Vành cùng các thuộc hạ tin cẩn đều bị bắt và xử cực hình. Ngày nay, khu di tích Đồn Cả ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã được xây dựng để làm nơi phụng thờ Phan Bá Vành và những nghĩa binh tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân do ông làm thủ lĩnh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

191. Phan Huy Ích (1750-1822): Hiệu Dụ Am, người làng Thu Hoạch, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông tên thật là Phan Công Hậu. Lúc trẻ, học ở quê nhà, Phan Huy Ích nổi tiếng thông minh. Ông đỗ đầu khoa thi Hương trường Nghệ khoa Tân Mão (1771). Năm 1773, ông được bổ chức Tả mạc xứ Sơn Nam. Năm 1775, Phan Huy Ích lại đỗ đầu khoa thi Hội ở Thăng Long, rồi sau đó đỗ chế khoa đồng Tiến sĩ. Năm Bính Thân, ông vinh quy bái Tổ ở làng quê Thu Hoạch. Tháng 5/1788, Nguyễn Huệ ra Bắc, xuống chiếu cầu hiền, Phan Huy Ích cùng Ngô Thì Nhậm, Đoàn Nguyên Tuấn ra hợp tác với Tây Sơn. Phan Huy Ích được phong làm Tả thị lang Bộ hộ.

Khi nhà Tây Sơn mất, Phan Huy Ích bị bắt cùng với Ngô Thì Nhậm, bị giam cầm, tra khảo nhưng rồi cũng được tha. Cuối năm 1803, ông về ẩn ở Sài Sơn. Năm 1814, ông về quê Thiên Lộc dạy học đến năm 1819 lại ra Sài Sơn an dưỡng rồi mất vào năm 1822, thọ 73 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

192. Phan Phù Tiên (Không rõ năm sinh và năm mất): Là nhà sử học, quê xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông đỗ Thái học sinh đời Trần Thuận Tông (1396). Đến năm Kỷ Dậu (1429), đời Lê Thái Tổ, ông lại đỗ khoa Minh kinh. Làm quan đến Tri quốc sử viện, rồi ra làm An phủ sử Thiên Trường và giữ chức Quốc tử giám bác sỹ. Ông đlại các tác phẩm giá trị: Việt âm thi tập, Đại Việt sử ký tục biên (soạn năm 1445, gồm 10 quyển chép tiếp vào bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

193. Phan Thành Tài (1878-1916): Hiệu là Đạt Đức, sinh tại làng Bảo An, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình khoa bảng; thân sinh là Phan Thành Tích, đỗ Cử nhân khoa Mậu Tý (1888).

Thuở nhỏ, ông học chữ Nho, rồi Quốc ngữ và chữ Pháp tại Đà Nẵng. Năm 1899, được bổ làm thông ngôn ở dinh Tổng đốc Bình Phú (Bình Định - Phú Yên), rồi làm thông phán ở Bác cổ học viện Nam kỳ ở Sài Gòn, nhưng chỉ một thời gian ngắn lại bỏ về quê.

Những năm 1902 - 1908, ông tham gia tích cực phong trào Duy Tân. Khi thực dân Pháp khủng bố những yếu nhân của phong trào Duy Tân, ông may mắn thoát khỏi. Ông là lớp người tiên phong của tổ chức Việt Nam Quang phục hội ở Trung kỳ và trở thành yếu nhân của cuộc khởi nghĩa dưới danh nghĩa vua Duy Tân (1916) do Trần Cao Vân, Thái Phiên lãnh đạo. Sắp đến ngày hành động thì công việc bị lộ. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. Vua Duy Tân bị bắt cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân ngày 6/5/1916. Nhà vua bị giam, sau đó bị đày sang đảo Réunion (châu Phi), còn hai ông Thái Phiên và Trần Cao Vân thì bị chém ở pháp trường An Hòa (Huế). Phan Thành Tài bỏ trốn lên miền núi Quảng Nam, được một người dân tộc Cơ tu cưu mang, che giấu; một thời gian sau đó, bị Pháp bắt đưa về xchém tại nơi bến sông cạnh chợ Vĩnh Điện ngày 9/6/1916.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

194. Phan Thúc Duyện (1873-1944): Là chí sỹ yêu, hiệu Phong Thử, tự My Sanh, yếu nhân của phong trào Duy Tân (1908), còn gọi là Phan Diện, quê làng Phong Thử, huyện Điện Bàn, tnh Quảng Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nông nghiệp, đậu Cử nhân khoa Canh Tý 1900. Sau khi đỗ Cử nhân, ông không ra làm quan mà tích cực thực hành duy tân tự cường tại quê nhà cùng với các đồng chí là Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh. Năm 1908, phong trào Duy Tân bị đàn áp, ông và các chiến sĩ khác bị bắt lưu đày Côn Đảo vô thời hạn. Ở Côn Đảo được hơn 10 năm, ông được con trai làm đơn khiếu nại, đến năm 1919 ông được trả tự do về đến Huế, ông bị thực dân Pháp và triều đình Huế buộc lưu trú tại Quảng Bình. Sau đó ông được về sống ở bản quán. Ông mất ngày 3/10/1944 tại quê nhà.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

195. Phan Trọng Tuệ (1920-1990): Là chính khách Việt Nam, nguyên quán huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội); tham gia cách mạng từ những năm ba mươi. Năm 1934, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1939 đến năm 1940, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây và Hà Đông; phụ trách Liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 27 năm tù và đày đi Côn Đảo. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được giải thoát và công tác trong Ban trật tự Côn Đảo rồi trở về đất liền.

Ông là một tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân hàm Thiếu tướng và là Tư lệnh đầu tiên của Lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang; nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1974-1975), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

196. Quách Thị Trang (1948- 1963): Pháp danh là Diệu Nghiêm, sinh tại làng Cổ Khúc, quận Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, nay là Đông Hưng, Thái Bình; trong 1 gia đình có 6 anh em. Thân phụ của Trang là ông Quách Văn Bội, thân mẫu là bà Hà Thị Vân. Ngày 25/8/1963, Quách Thị Trang đã có mặt trong số hơn 5.000 sinh viên, học sinh biểu tình trước công viên Diên Hồng ở trước cổng chính chợ Bến Thành (Sài Gòn). Cuộc biểu tình này do Ủy ban chỉ đạo Học sinh liên trường chỉ đạo, nhằm chống lại quy định "thiết quân luật" của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Được lệnh cấp trên, đông đảo những cảnh sát dã chiến đã dàn quân và dùng loa yêu cầu đoàn biểu tình giải tán. Bất chấp những lời kêu gọi, tốp nữ học sinh đi đầu vẫn xông tới. Đến lúc này, cảnh sát nổ súng thẳng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương. Trong số người chết, có Quách Thị Trang khi ấy mới 15 tui.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

197. Tạ Hiện (Không rõ năm sinh và năm mt): Là lãnh tụ nghĩa binh chống Pháp. Ông còn có tên là Tạ Quang Hiện, người huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, đậu Tú tài võ, giữ chức Đốc binh quân vụ Tuyên Quang. Năm 1882, ông được thăng chức Đđốc, không theo lệnh bãi binh, kiên quyết kháng chiến. Cuối năm 1883, ông tập hợp được gần 4000 nghĩa binh, đánh thành Nam Định. Ông là bạn chiến đấu của Nguyễn Thiện Thuật, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và thống nhất lực lượng kháng chiến ở đồng bằng Bắc Bộ. Đầu năm 1887, ông bị bắt ở Bình Bắc (Đông Triều, Phả Lại). Đến 1888, ông vượt ngục và tiếp tục kháng chiến chủ yếu ở Đông Triều. Năm 1892, ông lại bị bắt ở Đông Triều, không rõ năm mất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

198. Tản Đà (1889 - 1939): Là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội). Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà - quê hương ông. Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà ni lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa di dào năng lực sáng tác. Ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí “Hữu Thanh”, “An Nam” tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại". Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

199. Tăng Bạt Hổ (1858-1908): Là chí sĩ yêu nước, quê ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là một chí sĩ đứng ở hàng đầu trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở Bình Định. Ông còn là người đã giới thiệu, đưa đường cPhan Bội Châu sang Nhật Bản gây dựng cơ sở cho hoạt động Đông Du. Sau đó, ông tiếp tục vận động, đưa đón liên lạc với các đầu mối đưa thanh niên sang du học tại Nhật. Hoạt động không ngừng suốt 20 năm, cho đến năm 1908, ông bí mật đi từ Bắc vào Trung, dừng ở Huế để cổ động cho phong trào Đông Du. Nhưng vì lâm bệnh nặng, ông lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng trên một con thuyền đậu ở gần sông Hương.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

200. Thế Lữ (1907 -1989): Là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Khi trở thành thành viên của nhóm “Tự Lực văn đoàn” (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên của các tờ báo “Phong hóa” và “Ngày nay”.

Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến trong những năm Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1957-1977). Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào Thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt II năm 2000.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

201. Thi Sách (Không rõ năm sinh - mất năm 39): Là con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên. Năm 20 tuổi, ông cưới Trưng Trắc (con gái Lạc tướng huyện Mê Linh) làm vợ. Bất bình về chế độ cai trị của nhà Đông Hán, Thi Sách (lúc bấy giờ đang làm Huyện lệnh huyện Châu Diên) bèn vận động nhân dân cùng nổi lên chống lại. Năm Giáp Ngọ, Tô Định sang thay Tích Quang làm Thái thú quận Giao Ch, làm nhiều điều bạo ngược, Thi Sách gửi thư đến cảnh cáo. Tô Định đem đại quân đến đàn áp, ông bị giết năm Kỷ Hợi (39).

Tháng Hai năm sau (40), vợ ông là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi được Tô Định, trả được nợ nước, thù nhà.

Sau này, khi chép về cuộc khởi nghĩa này, Hậu Hán thư đã khen Thi Sách là người "rất hùng dũng".

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

202. Thích Quảng Đức (1897-1963): Thế danh là Lâm Văn Tức, sinh tại Khánh Hòa, xuất gia năm 7 tuổi, pháp danh là Thích Quảng Đức. Năm 1943, hòa thượng Thích Quảng Đức chuyển vào tu tại Sài Gòn.

Đầu năm 1963, khi phong trào Phật giáo miền Nam nổ ra, Thích Quảng Đức đã gửi thư cho Giáo hội Phật giáo xin tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp tăng ni, Phật tử của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày 6/6/1963, sau một buổi lễ cầu siêu ở chùa Xá Lợi, 1000 tăng ni, Phật tử đã tuần hành chầm chậm sau một chiếc xe hơi. Đến ngã tư Lê Văn Duyệt, hòa thượng Thích Quảng Đức từ trên xe bước xuống, ngồi chắp tay ngay ngắn. Hai vị tăng đxăng lên người ông, sau đó, hòa thượng tự tay bật lửa. Lửa bừng lên trong tiếng gào khóc, tụng kinh của các Phật tử vây quanh.

Hành động tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng dân. Đồng bào xem đây là ngày đưa hòa thượng Thích Quảng Đức về cõi Niết bàn.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

203. Thiệu Trị (1807-1847): Tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, sinh tại Huế. Vua là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.

Vua lên ngôi ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu, tức ngày 11/2/1841 ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi. Vua Thiệu Trị là một người hiền hòa, siêng năng cần mẫn; trị vì từ năm 1841-1847. Vua qua đời ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức ngày 4/10/1847, miếu hiệu là Hiến Tổ Chương Hoàng đế. Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Lăng của vua là Xương Lăng, tọa lạc tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

204. Thoại Ngọc Hầu (1761-1829): Thoại Ngọc Hầu tên Nguyễn Văn Thoại (còn đọc là Thụy). Ông sinh tại làng An Hải, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Ông lập được công lớn, được phong tước Hầu. Nhà Nguyễn thường lấy tên các công thần ghép vào tước, nên người ta quen gọi theo tên tước "Thoại Ngọc Hầu". Hai lần ông mang ấn bảo hộ Cao Miên nên cũng được gọi là Bảo hộ Thoại.

Năm 1778, ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thành Gia Định. Năm 1792, ông sang Xiêm La, trên đường về ông đã đánh tan bọn cướp biển Bồ Đà (Giavanays). Liên tục các năm 1796, 1797, 1799, ông đều được Chúa cử sang nước Xiêm La. Năm 1816, Thoại Ngọc Hầu được triệu về Huế nhận chức Trận thủ trấn Vĩnh Thanh. Ở trấn này, ông lo việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất mới. Các công trình lớn của ông còn để lại cho đời sau là: Kênh Thoại Ha, Kênh Vĩnh Tế, Lộ Núi Sam-Châu Đốc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

205. Tiểu La (1863-1911): Là một chí sĩ yêu nước thời cận đại trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh tại làng Thạnh Mỹ, phủ Thăng Bình (nay là thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Năm 1887, khi phòng trào Nghĩa Hội bị thất bại, Nguyễn Thành vẫn tiếp tục tổ chức chiến đấu. Năm 1903, Phan Bội Châu đã đến sơn trang để tìm gặp Nguyễn Thành. Năm 1904, Hội nghị thành lập Duy Tân hội đã diễn ra ti đây, Ông là một trong những người có công lớn trong việc sáng lập và tổ chức Duy Tân hội. Năm 1908, Phong trào Duy Tân lên cao, cuộc biểu tình kháng sưu đầu tiên nổ ra ở Đại Lộc nhanh chóng lan rộng ra khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh Trung kỳ mà sử quen gọi là “Trung kỳ dân biến”. Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, hầu hết các nhà yêu nước đều bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày khổ sai.

Ra đảo được mấy tháng, được tin tại quê nhà vợ mất, rồi sau đó người con gái qua đời. Kế tiếp là hung tin, Nhật cấu kết với Pháp trục xuất du học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Đau xót trước viễn cảnh “Nước mất nhà tan”, ông lâm bệnh thổ huyết và mất tại Côn Đảo vào ngày 11/11/1911.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

206. Tinh Thiều (Không rõ năm sinh, mất năm 545): Là công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Không rõ năm sinh, mất năm 545, người Sơn Tây (Hà Nội hiện nay), cùng quê với Lý Nam Đế.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người giỏi từ chương và từng muốn phục vụ cho nhà Lương. Ông đến Kiến Khang kinh đô nhà Lương, xin được chọn làm quan. Mặc dù ông đã chứng minh được tài năng của mình nhưng Thượng thư Bộ lại nhà Lương là Sái Tôn cho rằng họ Tinh trước không có ai hiển đạt, nên chỉ bcho ông chức Quảng Dương môn lang, tức là lính gác cửa ở kinh thành. Tinh Thiều lấy làm nhục, bèn bỏ chức của nhà Lương trở về làng, theo Giám quân châu Cửu Đức là Lý Bí mưu khởi nghĩa chống nhà Lương. Lý Bí tập hợp hào kiệt Giao Châu, khởi nghĩa chống nhà Lương năm 541. Qua 3 năm chiến đấu, 3 lần đánh bại quân Lương, lại đánh đuổi quân Lâm Ấp xâm lấn phía Nam. Năm 544, Lý Bí tự xưng làm hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Trong những người phò tá, Tinh Thiều đứng đầu các quan văn với chức Thái sư, Phạm Tu đứng đầu các tướng võ, Triệu Túc làm Thái phó.

Năm 545, trong cuộc chiến đấu ngoan cường chống lực lượng đi đàn áp của nhà Lương. Tinh Thiều đã anh dũng hy sinh. Do chưa rõ năm sinh nên cũng chưa rõ khi mất, Tinh Thiều được hưởng thọ bao nhiêu tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

207. Tô Hiến Thành (Không rõ năm sinh, mất năm 1179): Người làng Hạ M, huyện Đan Phượng (nay thuộc tỉnh Hà Nội). Ông là hiền thần dưới triều vua Lý Anh Tông (1138-1175); có công đánh dẹp giặc Ai Lao, Chân Lạp và loạn lạc trong nước. Ông làm đến chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự (như Ttướng) và làm quan phụ chính phù ấu chúa Lý Cao Tông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

208. Tố Hữu (1920-2002): Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, bút danh Tố Hữu và là tên thường dùng; quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Ông giác ngộ cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ năm 1937-1938. Tháng 4/1939, ông bị thực dân Pháp bắt và giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3/1942, ông vượt ngục Đaclay và tiếp tục hoạt động cách mạng.

Tố Hữu từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng (1951); Ủy viên Ban Bí thư (từ 1958-1980); Ủy viên Bộ Chính trị (từ 1976-1986); Trưởng ban Tuyên huấn, Khoa giáo; Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc; Trưởng ban Thống Nhất (1974-1975); Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tố Hữu là một trong những tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm của ông gồm: các tập thơ: Từ y (1946), Việt Bắc (1954), Gió lọng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992); tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ ln xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (1981).

Ông đã đạt nhiều giải thưởng cao quý: Giải nhất giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc), Giải thưởng Văn học ASEAN (1996), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I năm 1996

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

209. Tô Ngọc Vân (1908-1954): Bút danh Tô Tử, Ái Mỹ, sinh tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật khóa II (năm 1931). Từ năm 1931, ông cộng tác với các báo: “Phong Hóa”, “Ngày Nay”, “Thanh Nghị”... Ông từng dạy học ở trường trung học Phnôm-Pênh (1935-1939) và dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1939-1945). Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Nhập vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Tô Ngọc Vân đã từ quan điểm nghệ thuật thuần túy chuyển sang quan điểm nghệ thuật phục vụ kháng chiến.

Những bức tranh trong kháng chiến chống Pháp của ông đã thể hiện điều đó. Lòng yêu nước của ông là tấm gương của một nghệ sỹ, chiến sỹ chân chính. Những cống hiến của ông về nghệ thuật sơn dầu trước cách mạng rất có giá trị và càng ngày thời gian càng khẳng định những bức tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân còn trẻ mãi, có sức sống lâu bền.

Ngày 17/6/1954, ông hy sinh ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Tranh của Tô Ngọc Vân từng được triển lãm ở Sài Gòn (1930), Ba Lan, Liên Xô, Hung-ga-ri, Ru-mani...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

210. Tô Vĩnh Diện (1924-1953): Quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Vì nhà nghèo nên từ năm 8 tuổi, ông phải đi ở cho địa chủ và chịu đựng nhiều cảnh áp bức bất công. Tháng 7/1949, ông xung phong vào bộ đội, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Tháng 5/1953, quân đội Việt Nam thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị đánh lớn, Tô Vĩnh Diện được điều làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo. Trên đường kéo pháo ở Điện Biên, pháo lao nhanh xuống dốc, Tô Vĩnh Diện xông lên trước, lấy thân chèn bánh pháo, cứu pháo an toàn, hy sinh một cách anh dũng. Anh đã được Quốc hội truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

211. Tôn Đc Thắng (1888-1980): Là chính khách Việt Nam, sinh tại xã Mỹ Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1906, ông theo học Trường Bách nghệ Sài Gòn, làm công nhân ở xưởng Ba Son. Năm 1920, ông sáng lập Công hội Đỏ ở Sài Gòn - đây là Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân ở Việt Nam.

Năm 1927, Tôn Đức Thắng tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Cuối năm 1928, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông được đón về đất liền cùng nhiều chiến sĩ cộng sản khác. Sau đó, ông được cử vào Xứ ủy Nam Bộ và đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa I.

Năm 1955, ông là Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, Trưởng Ban Thường trực Quốc hội. Năm 1960, ông là Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ năm 1969 đến năm 1980, ông là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tôn Đức Thắng là một chiến sĩ cách mạng kiên cường và gương mẫu, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính và hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Ông mất năm 1980, hưởng thọ 92 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

212. Tống Duy Tân (1837-1892): Quê ở xã Đông Biện, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Năm Canh Ngọ (1870), ông đỗ Cử nhân và năm 1875 đỗ Tiến sĩ. Bước đầu ông làm Tri phủ Vĩnh Tường, rồi Đô đốc học Thanh Hóa. Về sau ông làm Thương biện Tỉnh vụ, đổi sang Chánh sứ Sơn phòng tỉnh Thanh Hóa.

Từ năm 1885, ông hưởng ứng phong trào Cần Vương tham gia khởi nghĩa chống Pháp, trở thành thủ lĩnh kháng chiến tại tỉnh Thanh Hóa. Tháng 9 năm Nhâm Thìn (1892), ông rút quân về hang Nhâm K(xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa). Được một thời gian thì bị học trò cũng là cháu ruột ông là Cao Ngọc Lễ báo cho Pháp vây bắt ông. Chúng kết án tử hình và giết ông ngày 5/10 Âm lịch (1892), hưởng dương 55 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

213. Trần Cố (Không rõ năm sinh và năm mất): Người xã Phạm Trin, huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng (nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Hưng). Ông đỗ Kinh Trạng nguyên khoa Bính Dần, niên hiệu Thiệu Long thứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông. Ông làm quan đến Hiến sát sứ.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

214. Trần Duệ Tông (1337-1377): Vua là con thứ 11 của Trần Minh Tông, thân mẫu là Đôn Từ hoàng thái phi. Vua được lập làm Thái tử năm Tân Hợi (1371) và được truyền ngôi ngày 9 tháng 11 năm Nhâm Tí (1372). Vua ở ngôi 5 năm (1372-1377), mất ngày 24 tháng Giêng năm Đinh Tị (1377) khi đang đi đánh Chiêm Thành, lúc 41 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

215. Trần Đăng Ninh (1910-1955): Tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, quê ở xã Quảng Phú Cầu, huyện ng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông hoạt động cách mạng từ năm 1930; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1936); từng giữ các chức vụ: Ủy viên Thành ủy Hà Nội (1939), Xứ ủy viên Bắc kỳ (1940), y viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941), Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ.

Ông bị Pháp bắt giam hai lần, kết án tù chung thân nhưng sau đó ông vượt ngục. Tháng 3/1945, ông là Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc kỳ, phụ trách Chiến khu Hoàng Hoa Thám. Tháng 8/1945, ông được cử vào Tổng bộ Việt Minh, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là đặc phái viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản vào công tác ở Trung Bộ và Nam Bộ; đặc trách xây dựng căn cứ địa Việt Bc, trưởng ban Ban Kiểm tra của Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (1946 - 1949).

Trong Chiến dịch Biên giới (1950), ông trực tiếp làm Trưởng ban cung cấp Chiến dịch; Ủy viên Tổng quân ủy (1950 - 1955); Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II.

Ông được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Quân công hạng Hai, Chiến thắng hạng Nhất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

216. Trần Hiến Tông (1319-1341): Vua có tên húy là Trần Vượng, là con trưởng của Trần Minh Tông, mẹ là Minh Từ hoàng thái phi. Ông lên ngôi khi còn nhỏ (10 tuổi) nên quyền hành thực tế nằm trong tay Thượng hoàng, cho nên tuy thời gian trị vì là 13 năm nhưng Trần Hiến Tông không tự chủ được việc gì. Vua mất ngày 11 tháng 6 năm Tân Tị (1341), lúc 22 tuổi, Trần Hiến Tông là vvua đầu tiên của triều Trần chưa kịp nhường ngôi cho con để lên làm Thượng hoàng thì mất.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

217. Trần Khánh Dư (Không rõ năm sinh, mất năm 1339): Người huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Ông được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi, sau mắc lỗi bị đuổi về Chí Linh làm nghề đốt than. Quân Nguyên sang xâm lược, ông được dự Hội nghị Bình Than (1282) và được phong Phó đô Tướng quân. Ông lập chiến công lớn ở Vân Đồn, đánh tan hơn trăm chiến thuyền chở lương của giặc. Sau chiến thắng, ông được phong Phiêu kỵ tướng quân, tước Nhân Huệ vương.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

218. Trần Khát Chân (1370-1399): Là tướng nhà Trần, người làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay là Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Ông lập chiến công, đánh thng thủy quân của Chế Bồng Nga xâm phạm bờ cõi nước ta ở cửa sông Luộc năm 1390; được phong Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan nội hầu và ban cho thái ấp ở vùng Hoàng Mai. Sau vụ mưu sát Hồ Quý Ly tại hội thề Đốn Sơn không thành, ông bị giết.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

219. Trần Minh Tông (1300-1357): Vua là con thứ tư của Trần Anh Tông, thân mẫu là Chiêu Hiến Hoàng thái hậu (người họ Trần, con gái của Bảo Nghĩa Đại Vương Trần Bình Trọng). Vua ở ngôi 15 năm (1314-1329) và làm Thái thượng hoàng 28 năm. Trần Minh Tông tuy nối ngôi còn trẻ, nhưng vốn thông minh, tài trí nên vua vừa duy trì vừa tiếp tục phát triển đất nước trong hòa bình, hưng thịnh. Vua mất ngày 19 tháng 2 năm Đinh Dậu (1357).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

220. Trần Nguyên Đán (1326-1390): Hiệu Băng Hồ; là danh thần đời Trần, thuộc dòng dõi quý tộc. Ông là chắt của Thái sư Trần Quang Khải; bố vợ của Nguyễn Phi Khanh, là ông ngoại Nguyễn Trãi. Ông quê ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định. Năm 1370, ông cùng các hoàng tử Trần Phủ, Trần Kính và công chúa Thiên Ninh tổ chức lực lượng lật đổ Dương Nhật Lễ, lấy lại ngôi vua cho họ Trần. Trần Phủ lên ngôi (tức Nghệ Tông) phong ông chức Nhập nội kiểm hiệu Tư đồ kiêm Quản trấn Quốc Oai (Hà Tây). Năm 1385, thấy nhà Trần ngày càng suy yếu, "vận nước sắp hết" mà bản thân thì bất lực, ông xin về nghỉ tại Côn Sơn (Hải Dương). Ngày 14 tháng 11 năm Canh Ngọ (1390), Tư đồ Trần Nguyên Đán mất tại Côn Sơn, hưởng thọ 66 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

221. Trần Quang Khải (1241-1294): Là con thứ ba của Thái Tông Trần Cảnh; em ruột vua Trần Thánh Tông; làm tới chức Thượng tướng Thái sư; đảm nhận việc ngoại giao trong kháng chiến chống Nguyên Mông; trực tiếp chỉ huy trận thắng ở Chương Dương (1285) và là tác giả bài Tụng giá hoàn kinh sư nổi tiếng. Trần Quang Khải có học lực cao, sáng tác nhiều bài thơ xuất sắc, bộc lộ hào khí của thời đại đất nước hưng thịnh, đồng thời lại chứng tỏ một tâm hồn thi sĩ phong phú, gắn bó với thiên nhiên. Tập thơ Lạc đạo tập chỉ còn sót lại hơn mười bài, có bài nổi tiếng, tuy viết bằng chữ Hán mà rất phổ biến trong các thế hệ dân chúng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

222. Trần Quốc Lặc (Không rõ năm sinh, năm mất): Người làng ng Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng (nay là huyện Nam Thanh, Hải Hưng). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông. Sau đó ông làm quan đến Thượng thư. Sau khi mất, vua phong làm Phúc thần, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

223. Trần Quý Khoáng (1409-1414): Là con thứ của Mn Vương Ngạc, cháu nội của vua Trần Nghệ Tông, gọi Giản Định Đế bằng chú ruột. Trần Quý Khoáng lên ngôi ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Sửu (1409), phong Nguyễn Súy làm thái phó, sai quân đón Giản Định Đế để tránh sự phân tán lực lượng. Ngày 20/4, Giản Định bị dẫn về Nghệ An, Trùng Quang khiêm nhường mặc thường phục xuống thuyền đón rước, tôn Giản Định làm thái thượng hoàng. Tháng 7/1409, vua Trùng Quang cùng thượng hoàng chia quân hai đường đánh quân Minh. Thượng hoàng Trần Ngỗi đóng ở Hạ Hồng (Ninh Giang, Hải Dương), Trùng Quang Đế đóng ở Bình Than. Quân Minh cố thủ không dám ra đánh. Tướng Minh là Trương Phụ đem quân cứu viện, thượng hoàng thấy liền rời thuyền chạy lên trấn Thiên Quan, Trần Quý Khoáng nghi ngờ thượng hoàng có lòng khác, liền sai người đuổi theo. Nguyễn Súy đuổi theo không kịp, nhưng Trương Phụ lại bắt được thượng hoàng Trần Ngỗi, giải về Kim Lăng giết chết. Tháng 4 năm Giáp Ngọ (1414), do quân ít không thể chống lại được với quân Minh, Trương Phụ, Mộc Thạch cho quân bao vây đã bắt được Trùng Quang Đế, Đặng Dung, Nguyễn Súy giải về Trung Quốc, trên đường đi vua tôi nhà Hậu Trần đã nhảy xuống biển tự tử để tỏ rõ khí phách, nhà Hậu Trần chấm dứt từ đó.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

224. Trần Sùng Dĩnh (1465, không rõ năm mất): Người làng Đông Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng (nay là huyện Thanh Hà, Hải Hưng). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông. Ông làm quan Đô ngự sử Thập nhị Kinh diên, rồi được thăng lên Hữu thị lang Bộ hộ và Thượng thư Bộ hộ vào tháng 12/1514 dưới thời vua Lê Tương Dực. Sau khi mất, ông được phong làm Phúc thần và được thờ phụng ở quê nhà.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

225. Trần Tất Văn (1428-1527): Người xã Nguyệt Áng, huyện An Lão, phủ Kinh Môn, Hải Dương (nay thuộc ngoại thành Hải Phòng). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526), thời Lê Cung Đế. Thời Mạc, ông đi sứ phương Bắc, rồi làm đến Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

226. Trần Thái Tông (1218-1277): Có tên húy là Trần Cảnh, sinh tại làng Tức Mặc. Tháng 12/1225, Trần Cảnh kết hôn với Lý Chiêu Hoàng và ngay sau đó được Lý Chiêu Hoàng nhưng ngôi. Vua lên ngôi tháng 12 năm Ất Dậu (1255), ở ngôi 33 năm (1225 - 1258). Vua là bậc minh quân, có lòng khoan nhân đại độ, có khả năng thống lĩnh tam quân, chống lại quân Nguyên Mông, đưa quốc gia phát triển hưng thnh, quốc lực dồi dào. Vua cũng là người sùng Phật giáo, thơ văn, với những tác phẩm như: về thiền có Thiền tông chỉ nam ca, thơ văn có Trần Thái Tông thi tập. Vua ở ngôi thượng hoàng 19 năm (1258-1277), mất ngày 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (1277).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

227. Trần Thánh Tông (1240 - 1290): Vua là con thứ hai của Trần Thái Tông, thân mẫu là Thuận Thiên thái hậu. Vua được Trần Thái Tông truyền ngôi ngày 24 tháng 2 năm Mậu Ngọ (1258), ở ngôi 20 năm (1258-1278) và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 cho đến khi qua đời. Trần Thánh Tông là một vị vua tài đức, có nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng Đại Việt trở nên hưng thịnh. Dưới triều đại của ông, nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên Mông tạm thời không sang xâm lược, tạo điều kiện phát triển lực lượng hùng mạnh. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân đội giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên. Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều mà trước nay và sau này hầu như không có. Ngoài ra, ông rất giỏi về thơ văn, cũng rất sùng Phật giáo, thường hay sáng tác thơ ca với một số tác phẩm như: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông)… nhưng hầu hết đều đã thất lạc, chỉ còn lưu lại 6 bài thơ chép rải rác trong Việt âm thi tậpĐại Việt sử ký toàn thư.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

228. Trần Tử Bình (1907-1967): Là Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, quê ở tỉnh Hà Nam. Ông tham gia tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội từ năm 1929, rồi gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Những năm 30, ông xâm nhập giới công nhân vào làm việc ở đồn điền cao su Phú Riềng (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Năm 1931, ông bị Pháp bắt đày Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do, về quê nhà. Sau đó ông bắt liên lạc với Đảng, trở thành Bí thư chi bộ rồi Bí thư Huyện ủy Bình Lục, Bí thư Tnh ủy Hà Nam. Đến năm 1941, được để cử vào Xứ ủy Bắc Kỳ phụ trách Liên C (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình) rồi Liên D (Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang).

Tháng 3/1945, Trần Tử Bình vượt ngục Hỏa Lò, rồi được cử vào Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Vào thời khắc “Một ngày bằng hai mươi năm” của những ngày tháng Tám năm 1945 lịch sử, Trần Tử Bình là một cốt cán của Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông gia nhập quân đội, được phong quân hàm Thiếu tướng. Sau hiệp định Genève (1954), ông được cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, rồi làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

229. Trần Văn Bảo (1524 -1611): Quê ở làng Cổ Chử, huyện Giao Thủy, trấn Sơn Nam (nay là thôn Dứa, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).

Ông đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông. Ông làm quan Thượng thư, đi sứ phương Bắc, tước Nghĩa Sơn Bá, được tặng Quận Công.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

230. Trần Văn Cung (1909-1977): Là Nhà hoạt động cách mạng ưu tú. Ông sinh tại làng Kim Khê Trung, tổng Kim Nguyên (nay là xã Nghi Hoa), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lp huấn luyện chính trị do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Tháng 3/1929, ông tham gia thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên trong nước. Tháng 5/1929, ông làm Trưởng đoàn Đại biểu thanh niên Bắc kỳ đi dự Đại hội Đại biểu lần thứ I của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Tháng 6/1929, ông dự Hội nghị thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng và được làm Ủy viên Trung ương. Tháng 9/1929, ông bị địch bắt tại Nghệ An đến năm 1936 mới ra tù.

Ngày 8/8/1945, Trần Văn Cung được phân công cùng Nguyễn Tạo phụ trách chỉ đạo khởi nghĩa phân khu Vinh - Bến Thủy.

Tháng 1/1946, Trần Văn Cung và Nguyễn Tạo được Đảng và Việt Minh Nghệ Tĩnh giới thiệu ra tranh cử và trúng cử Đại biểu Quốc hội khu vực Vinh - Bến Thủy.

Kỳ họp thứ IV của Quốc hội tháng 3/1955, Trần Văn Cung là Ủy viên chính thức Ban Thường trực Quốc hội. Năm 1957, do yêu cầu công tác, Trần Văn Cung chuyển sang làm Phó Giám đốc - Bí thư Đảng ủy Trường Kinh tế Tài chính Trung ương trực thuộc phủ Thủ tướng, sau này là Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.

Năm 1967, Trần Văn Cung nghỉ hưu. Năm 1977, ông mất do bị bệnh hiểm nghèo.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

231. Trần Văn Dư (1839-1885): Có tên là Trần Dư, tự Hoán Nhược, sinh tại làng An Mỹ Tây, huyện Hà Đông, nay là xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình Nho học. Năm 1884, ông được bổ Chánh sơn phòng sứ Quảng Nam. Tuy nhiên, triều đình Huế thấy việc cử Trần Văn Dư làm Sơn phòng sứ Quảng Nam là điều bất lợi cho xu thế “hợp tác” giữa Nam triều và Pháp, nên đã ra dụ hoán đổi ông vào làm Bố chánh Bình Thuận và cử Phó bảng Nguyễn Đình Tựu thay.

Năm 1885, hưởng ứng dụ Cân Vương, Trn Văn Dư cùng với Nguyn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La Nguyễn Thành... thành lập Nghĩa hội Quảng Nam do ông làm Thủ hội.

Tháng 7 năm Ất Dậu (tháng 8/1885), ông thay mặt Nghĩa hội ra Bản Cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh đứng lên chống Pháp. Tháng 12/1885, quân Pháp và quân Nam triều bao vây tấn công sơn phòng Dương Yên, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề. Trước tình hình đó, Trần Văn Dư giao quyền Thủ hội cho Nguyễn Duy Hiệu để ra Huế gặp vua Đồng Khánh nhằm tìm ra một giải pháp.

Dọc đường, ông bị quyền Tuần phủ sứ Quảng Nam Châu Đình Kế bắt giữ và báo với quân Pháp; viên quan này đã mượn tay quân Pháp để giết chết ông tại góc thành La Qua ngày 13/12/1885.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

232. Trần Văn Giàu (1911 -2010): Là nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà giáo Việt Nam; đồng chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (cùng với đại tướng Võ Nguyên Giáp). Từ năm 15 tuổi ông đã lên học tại Sài Gòn rồi sang du học tại Pháp và đến năm 1930 thì bị trục xuất về nước sau khi tham gia biu tình trước dinh tng thống Pháp đòi hủy án tử hình đối với các chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Yên Bái. Sau đó, ông tham gia cách mạng, bị thực dân Pháp bắt, kết án 5 năm đày đi Côn Đảo. Tháng 4/1940, ông ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng, rồi lại bị địch bắt đưa đi giam ở Tà Lài và sau đó vượt ngục trở về, tiếp tục hoạt động cách mạng.

Năm 1943, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, lãnh đạo cách mạng tháng Tám ở miền Nam năm 1945 và được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Bộ.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước, tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học xã hội.

Ông vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (1992), danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, giải thưởng HChí Minh, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

233. Trần Văn Khê (1921 -2015): Là một nhà nghiên cứu văn hóa, tên khai sinh là Trần Quang Khê, sinh tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, Tiền Giang) trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc cổ truyền.

Ông là một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là Tiến sĩ ngành Âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp và từng là Giáo sư tại Đại học Sorbonne, Pháp; thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO. Ông còn là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới. Sau một thời gian bị bệnh nặng, ông qua đời ngày 24/6/2015, hưởng thọ 94 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

234. Trần Văn Kiểu (1919-1968): Bí danh Chín Ka, quê ở làng Sơn Tịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông vào Nam làm công nhân cao su đồn điền Phú Mỹ Hưng ở huyện Xuân Lộc. Năm 1943, ông tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lập được nhiều thành tích trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Năm 1954, ông được bầu làm Ủy viên Ban Công vận Trung ương cục miền Nam, phụ trách khu Sài gòn - Chợ Lớn, lãnh đạo phong trào đô thị, phong trào công nhân cao su, chuẩn bị cho cuộc tng tiến công xuân Mậu Thân. Ông bị bắt trong một lần tham gia đấu tranh, bị tra tấn dã man nhưng quyết không khai, bị xử tử ngày 30/01/1968.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

235. Trần Văn Ơn (1931 - 1950): Sinh ra ở xóm Bàn Cờ, nay thuộc quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, trong một gia đình công chức nghèo, yêu nước. Năm 1941, Trần Văn Ơn được giới thiệu vào đoàn thể học sinh kháng chiến nội thành, được chỉ đạo ở Sài Gòn học tập và hoạt động; bí mật tham gia Đội Vũ trang diệt ác trừ gian của phong trào học sinh, sinh viên cứu quốc.

Ngày 1/11/1949, Ban lãnh đạo Học sinh cứu quốc Sài Gòn gồm 5 đồng chí là học sinh trường Pê-trớt Ký và Gia Long bị địch bắt tra tấn rất dã man. Ngày 23/11/1949, Trần Văn Ơn cùng các học sinh trường Pê-trớt Ký bãi khóa “phản đối bắt bớ học sinh”, đòi chính quyền bù nhìn phải “trả tự do cho học sinh bị bắt vô cớ”.

Ngày 9/1/1950, Trần Văn Ơn cùng đoàn biểu tình (bao gồm học sinh Sài Gòn, cùng nhiều thầy giáo, phụ huynh và đồng bào) kéo vào dinh Thủ hiến chống trả quyết liệt với bọn lính Pháp, Âu - Phi và cảnh sát Bình Xuyên. Trong lúc giúp đỡ một nữ sinh bị bọn lính đánh đập dã man, Trần Văn Ơn đã bị một loạt đạn của kẻ thù quật ngã, trên tay anh vẫn còn cầm bản kiến nghị.

Ngày 12/1/1950, hàng triệu học sinh, sinh viên và đồng bào đã tham gia truy điệu và kết chặt hàng ngũ xuống đường tuần hành đưa đám tang Trần Văn Ơn. Tấm gương Trần Văn Ơn đã thúc giục bao thế hệ trẻ quên mình xông lên phía trước đấu tranh đòi hòa bình, tự do cho dân tộc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

236. Trần Văn Trà (1919-1996): Quê xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Hai mươi tuổi, ông vào Sài Gòn hoạt động cách mạng. Mùa thu năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng: Khu trưởng khu 8, Xứ Ủy viên Nam Bộ, Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh kiêm Chính ủy khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tư lệnh Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Tập kết ra Bắc, ông làm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Giám đốc Học viện quân chính, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương. Năm 1963, ông về Nam, đảm nhiệm các chức vụ: Tư lệnh quân giải phóng miền Nam, Ủy viên Trung ương cục miền Nam, Phó Bí thư Quân ủy miền. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, ông là Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh. Miền Nam được giải phóng, ông làm Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy quân khu 7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông được phong quân hàm Trung tướng năm 1959, Thượng tướng năm 1974 và được tặng thưởng hai Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

237. Trần Văn Phương (1965 - 1988): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch (cũ), nay là ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình; lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống cách mạng. Học xong lớp 10, ông vào bộ đội, được cử đi học lớp kế toán trinh sát pháo binh của quân chủng.

Tháng 1/1984, Trần Văn Phương được bổ sung về làm khẩu Đội trưởng pháo thuộc Tiểu đoàn 562, Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân. Tháng 1/1986, Trần Văn Phương trở về đơn vị, được bổ nhiệm làm Trung đội trưởng và đề bạt quân hàm thiếu úy.

Đầu tháng 3/1988, hải quân Trung Quốc cho nhiều tàu chiến khu khích và chiếm đóng đảo Chữ Thập và Châu Viên. Lúc này Trần Văn Phương được trên bổ nhiệm Phó Chỉ huy Trưởng đảo Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa). 17 giờ ngày 13/3/1988, tàu chiến hải quân Trung Quốc kéo đến, gọi loa, buộc tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam rời đảo. Mờ sáng ngày 14/3, hải quân Trung Quốc hạ xuồng cho lính tiến về phía lá cờ Việt Nam. Trần Văn Phương tổ chức lực lượng, động viên chiến sỹ bình tĩnh, quyết bảo vệ cờ Tổ quốc.

Khi quân Trung Quốc xông vào cướp cờ, không sợ hy sinh, Trần Văn Phương lao vào giằng lại lá cờ Tổ quốc. Thấy tính mạng một chiến sỹ bị uy hiếp, anh xông vào cứu, trúng đạn và hy sinh vào ngày 14/3/1988.

Gương anh dũng hy sinh của Trần Văn Phương đã cổ vũ cán bộ, chiến sỹ trên đảo kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

238. Triệu Quốc Đạt (Không rõ năm sinh và năm mất): Là một huyện lệnh, hào trưởng - thủ lĩnh vùng đất thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa); là anh ruột của Triệu Thị Trình (hay Bà Triệu). Khi Bà Triệu còn nhỏ được ông nuôi nng do cha mẹ mất sớm. Năm 246, ông tụ binh khơi nghĩa chống lại nhà Đông Ngô bấy giờ đang đô hộ Việt Nam. Về sau ông bị tử trận, quân của ông tôn bà Triệu lên làm thủ lĩnh chống lại quân Ngô. Cuộc khi nghĩa thất bại khi thứ sử Giao Châu là Lục Dận đem quân sang đánh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

239. Triệu Túc (Không rõ năm sinh, mất năm 545): Là công thần, người huyện Chu Diên (nay là tỉnh Hưng Yên).

Ông là công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là tù trưởng huyện Chu Diên, rất mến phục tài đức của Giám quân châu Cửu Đức là Lý Bí, mưu cùng Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương. Tham gia giúp Lý Bí còn có em của ông là Triệu Quang Thành và con trai ông là Triệu Quang Phục. Năm 541, Lý Bí tập hợp hào kiệt Giao Châu, khởi nghĩa chống nhà Lương. Qua 3 năm chiến đu, 3 lần đánh bại quân Lương, lại đánh đuổi quân Lâm Ấp xâm lấn phía Nam. Năm 544, Lý Bí tự xứng làm hoàng đế, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân. Trong những người phò tá, Triệu Túc được phong làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu các quan văn, Phạm Tu đứng đầu các tưng võ; Triệu Quang Phục làm Tả tướng quân.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

240. Trịnh Đình Thảo (1901-1986): Quê ở làng Chính Kinh, Nhân Mục, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông du học ở Pháp, tốt nghiệp Cử nhân văn chương, cao học kinh tế và thương mại, Tiến sĩ luật khoa. Làm luật sư tại Tòa Thượng thẩm Sài Gòn trong nhiều năm. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong nội các Trần Trọng Kim, đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ. Năm 1968, ông ra chiến khu tham gia thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ: Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngày 31/3/1986, ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

241. Trịnh Khả (Không rõ năm sinh và mất): Là danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; nguyên quán ở làng Kim Bôi, nay là làng Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Cha của Trịnh Khả làm Chánh tổng nên ông có điều kiện học hành. Năm 18 tuổi, Trịnh Khả đã tinh thông chữ Hán, tính nết hiền lành nhưng rất lanh lẹ, tướng mạo khác thường.

Năm 1400, Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh thừa cơ xâm lược nước ta (1407). Đất nước lâm vào cảnh điêu linh, dân tình cực khổ. Trịnh Khả vốn có lòng yêu nước nồng nàn, không chịu cảnh nô lệ, nên đã tìm đến với nghĩa quân Lê Lợi đất Lam Sơn tụ nghĩa chống lại giặc Minh giành độc lập cho đất nước. Trịnh Khả là một trong số 18 nghĩa sĩ đầu tiên có mặt ở Hội thề Lũng Nhai (1416) và đã cùng Lê Lợi khởi binh chống giặc Minh (1418).

Sau khi đánh đuổi quân Minh, thu lại giang sơn bờ cõi, lập nên triều Lê sơ. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (1428). Trịnh Khả là bậc công thần bình ngô khai quốc, được Lê Lợi tin dùng, cho lấy họ Lê gọ là Lê Khả. Ông tiếp tục phục vụ trải 3 đời vua triều Lê sơ là Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông và Lê Nhân Tông. Ông đã đóng góp công lao to lớn vào việc đánh dẹp giặc Minh xâm lược, giữ vững nền độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Cuối đời vua Lê Nhân Tông, ông bị bọn gian thần Lê Khuyển và các quốc cửu lập mưu giết hại cùng với con trai cả là Trịnh Bá Quát; Lê Khắc Phục và con trai là Trịnh Bá Nhai. Đến đời vua Thuần Tôn Hoàng đế, Trịnh Khả, Trịnh Khắc Phục mới được minh oan, con cháu lại được trọng dụng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

242. Trịnh Tuệ (Sinh năm 1701, không rõ năm mất): Trước ông có tên là Trịnh Huệ, sau vì trùng tên với Tuyên Phi Đặng Thị Huệ nên đổi sang là Trịnh Tuệ, hiệu là Cúc Lam; quê ở Biện Thượng (nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa); trú quán tại xã Bất Quần (nay là xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (tức năm 1736), đời Lê Ý Tông. Ông là Trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam. Ông từng làm Tham tụng, Thượng thư bộ Hình, Quốc tử giám tế tửu (hiệu trưởng). Con đường công danh của ông cũng gập ghềnh, không phát huy được hết tài năng. Cuối đời, Trạng nguyên Trịnh Tuệ về mở trường dạy học ở chân núi Voi (thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần). Khi mất, ông được phong Hữu thị lang.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

243. Trương Hanh (Không rõ năm sinh, năm mất): Là Đại thần đời nhà Trần; quê ở làng Mạnh Tân, huyện Trường Tân (nay thuộc xã Gia Lương, huyện Tứ Lộc, tính Hải Dương). Ông là người Hải Dương khai khoa đầu tiên của tỉnh, đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ khoa thi Thái học sinh vào năm Nhâm Thìn (1233), niên hiệu Kiến Trung đời Trần Thái Tông; làm quan thăng đến Thượng thư.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

244. Trương Minh Giảng (Không rõ năm sinh, mất năm 1841): Quê ở làng Hanh Thông, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Ông đỗ Cử nhân năm 1819, lần lượt được bổ các chức vụ Lang trung Bộ binh, rồi đổi sang Bộ hình, Thượng thư Bộ hộ. Năm 1833, ông sung chức Tham tán quân vụ đem quân đánh dẹp Lê Văn Khôi khởi nghĩa chiếm thành Phiên An. Sau đó, ông đã cùng Nguyễn Xuân đẩy lui quân Xiêm xâm nhập miền Nam, được phong tước Bình Thành Nam. Sau khi cùng Nguyễn Văn Năng đem quân giúp Chân Lạp đánh đuổi được quân Xiêm, thu phục thành Nam Vang, ông được phong tước Bình Thành Bá. Về sau, ông được phong Hiệp biện Đại học sĩ, lãnh chức Tổng đốc An Giang, có thời gian làm Bảo hộ Chân Lạp. Ông là đồng tác giả (cùng với Phan Huy Thực, Thượng thư bộ Lễ) biên soạn bộ Liệt thánh thực lục, tham gia biên soạn bộ Đại Nam thực lục chính biên.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam”)

245. Trương Xán (Không rõ năm sinh và năm mất): Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch, châu Bố Chính (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Ông đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với Kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông (Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hóa trở vào gọi là Trại). Về tri thức đều phải giỏi như nhau.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

246. Tú Xương (1870 - 1907): Sinh ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Dù thi hỏng mãi, chỉ đỗ Tú tài nhưng ông nổi tiếng về văn học, nhất là về thơ trào phúng; có sắc thái độc đáo.

Nói đến tài làm thơ của Tú Xương, nhiều người đã đặc biệt chú ý đến sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc.

Các thể loại chủ yếu: thơ luật Đường (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt); phú; văn tế; câu đối; hát nói; lục bát. Ở thể loại nào Tú Xương cũng tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy. Tác phẩm tiêu biểu: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đ, Thương vợ...

Ngày 15 tháng Chạp năm Bính Ngọ, ông mất đột ngột vì mắc cơn mưa, rét trên đường về quê ngoại, hưởng dương 37 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

247. Tuệ Tĩnh (1341-1385): Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, tng Văn Trai, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Tuệ Tĩnh sống dưới các triều Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông và Trần Phế Đế. Ông là danh y lỗi lạc và một ngày kia tiếng tăm này đã đến tai vua Minh bên Trung Hoa. Minh Thái Tổ ỷ thế bèn cho sứ sang đòi bắt 20 tăng nhân An Nam đưa về Kim Lăng. Tuệ Tĩnh bỗng trở thành nạn nhân của cuộc tiến cống này. Tại Minh triều ông đã chữa khỏi bệnh cho Minh hoàng hậu, được vua Minh phong là Đại y thiền sư. Sau đó ông bị lưu lại và mất nơi xứ người.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

248. Tự Đức (1829 -1883): Còn gọi là Nguyễn Dực Tông, hiệu là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Vua là con thứ hai của Nguyễn Hiến Tổ (Thiệu Trị), thân mẫu là bà Phạm Thị Hàng (sau được tôn phong là Thái hậu Từ Dũ). Lúc nhỏ ông được phong Phước Tuy công, lên ni ngôi từ tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), đặt niên hiệu là Tự Đức từ năm 1848. Vua Tự Đức. là người có thời gian trị vì lâu nhất của triều Nguyễn, từ năm 1847 đến 1883, tổng cộng 36 năm.

Nhà vua rất thích lịch sử, đã đặt Tập Hiền Viên và Khai Kinh Diên để ông ngự ra cùng với các quan bàn sách vở, thơ phú hoặc nói chuyện chính trị. Ông còn chỉ đạo cho Quốc sử quán soạn bộ sử lớn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, từ đời thượng cổ cho tới hết thời nhà Hậu Lê, trong đó ông tự phê nhiều lời bình luận.

Tự Đức cũng rất yêu nghệ thuật, đã tập trung nhiều người soạn kịch bản tuồng về kinh thành Huế. Ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi, tức ngày 19/7/1883, vua Tự Đức qua đời, lúc 54 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

249. Ung Văn Khiêm (1910-1991): Sinh tại làng Tấn Đức, nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Ông là một nhà cách mạng và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ cao cấp như trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam từ tháng 2/1961 đến tháng 4/1963, sau đó làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam đến năm 1971. Trong thời gian đảm nhận chức vụ này, ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Ung Văn Khiêm đã có những đóng góp nổi bật vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Ngành ngoại giao trong những năm đầu thập kỷ 1960, phục vụ sự nghiệp khôi phục và phát triển đất nước, tiếp tục đề cao Hội nghị Genève, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam, tăng cường đoàn kết 3 nước Đông Dương, mở rộng quan hệ với các nước Xã hội chủ nghĩa...

Sau ngày thống nhất đất nước, ông về sống tại thành phố Hồ Chí Minh và mất năm 1991, thọ 81 tuổi.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

250. Văn Tiến Dũng (1917 -2002): Người làng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông tham gia cách mạng từ năm 1936, năm 1943-1944 là Bí thư cán sự Tỉnh ủy Hà Đông, Bắc Ninh, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), ông là Chính ủy chiến khu 2, Cục trưởng Cục chính trị, Phó Bí thư quân ủy trung ương. Từ năm 1951-1953, ông là Đại Đoàn trưởng kiêm chính ủy Đại Đoàn 320, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông làm trưởng Đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy ban liên hiệp đình chiến thi hành hiệp định Genève với Pháp.

Từ năm 1954, ông giữ chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đến năm 1975 là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, năm 1980 giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Đảng ủy quân sự trung ương cho đến ngày nghỉ hưu.

Ông được Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng nhiều huân chương cao quý, trong đó có Huân chương sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, ông còn là tác giả các sách: Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam, Đại thắng mùa xuân...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

251. Võ Chí Công (1913-2011): Tên thật: Võ Toàn; quê ở xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ông sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng (1930 - 1934); gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (1935); Bí thư Chi bộ Đảng (1936); Bí thư Huyện ủy (1939); Bí thư lâm thời Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Nam (1940); phụ trách xây dựng cơ sở cách mạng ở các tỉnh Nam Trung Bộ (1940 - 1942). Ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 25 năm tù đày đi Buôn Ma Thuột.

Những năm 1945 đến 1975, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng như:

Trưởng Ban khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Nam, Đà Nẵng (8/1945); Chính trị viên Trung đoàn 93; Phó ban Tổ chức Cán bộ Quân khu V (1946); Khu Ủy viên Liên khu V (1950); Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (1952); Phó Bí thư Khu ủy khu V (1955 - 1960); sau đó là Phó Bí thư Trung ương Cục Miền Nam; Bí thư, Chính ủy Quân khu V (1960 - 1975).

Sau khi nước đất nước thống nhất, ông giữ các chức vụ quan trọng khác:

Ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI, được cử giữ chức Phó Thủ tướng Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản mới được thành lập (1976-1977); Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (1977-1979) và Trưởng ban Cải tạo Nông nghiệp miền Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, được Ban Chấp hành bầu vào Bộ Chính trị (1976 - 1986); Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987 - 1992); cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6/1991 - 12/1997); Đại biểu Quốc hi các khóa VI, VII, VIII.

Ông đã được Đng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

252. Võ Liêm Sơn (1888 - 1949): Hiệu Ngạc Am, sinh tại xã Hữu Ngoại (nay là xã Thiên Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Võ Liêm Sơn là nhà giáo yêu nước có tư tưởng tiến bộ. Do không chịu tòng phục người Pháp nên ông bị cách chức, từ đó ông chuyển sang giáo dục, làm Giáo sư Hán văn và Quốc văn tại Trường Quốc học Huế năm 1919.

Ông là người học rộng, đọc nhiều tân thư kể cả sách viết về chủ nghĩa Mác - Lênin, nên khi dạy ở Quốc học, Võ Liêm Sơn đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa yêu nước chân chính cho tầng lớp học sinh. Học trò của thầy Võ Liêm Sơn có Trần Phú, Đào Duy Anh, Trương Tấn Bửu, Hà Huy Tập, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp...

Năm 1927, ông tham gia Tân Việt cách mạng Đảng. Nhà ông trở thành nơi hội họp, gặp gỡ của các đảng viên ở Huế. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ông hoạt động với tư cách là thân sĩ ở Ninh Thuận.

Năm 1930, ông và người con trai đầu là Võ Bỉnh Sơn bị bắt và đưa về giam ở nhà lao Hà Tĩnh gần một năm, sau khi được tha ông lại vào Huế. Khâm sứ Pháp Saten (Yvé Châtel) dụ ông trở lại làm quan và muốn ông chống lại cộng sản. Ông nói: "Họ không phải là kẻ thù của tôi". Thấy ở Huế không yên ông cùng gia đình vào ở xã Mỹ Đức, nơi có phong cảnh đẹp kề tỉnh lỵ Phan Rang, làm ăn và viết sách.

Năm 1934, ông lại bị tình nghi, bị khám xét, sách vở bị tịch thu và bị bắt giam, sau đó bị quản chế.

Khoảng năm 1935-1936, ông vầo Sài Gòn làm báo một thời gian ngắn rồi trở lại Phan Rang. Nhật vào Đông Dương (1942), Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập, những người thân Nhật đến vận động ông ra giúp việc nhưng ông kiên quyết từ chối.

Năm 1944, ông và người con thứ hai, Võ Giới Sơn tham gia Việt Minh. Sau ngày cướp chính quyền ở Phan Rang (1945), Võ Giới Sơn được cử làm Ủy viên Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh và Võ Liêm Sơn được mời là cố vấn của ủy ban. Nhng năm 1946, quân Pháp đánh ra vây bắt nhân viên Ủy ban nhân dân. Ông đi thuyền ra Huế, báo cáo với Ủy ban nhân dân Trung Bộ rồi về quê Hà Tĩnh, ít lâu sau thì được tin Võ Giới Sơn bị giặc giết hại.

Sau đó không lâu, ông hoạt động bí mật trong phong trào Việt Minh. Năm 1948, ông làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt liên khu IV.

Lúc sinh thời Võ Liêm Sơn sáng tác nhiều tác phẩm phê phán chủ nghĩa thực dân Pháp, ông là một nhà giáo, một nhà văn yêu nước tiêu biu được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quý trọng.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

253. Vũ Duệ (1468-1522): Vũ Duệ thuở nhỏ tên là Vũ Nghĩa Chi, người làng Trình Xá (Kẻ Chịnh), huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây (nay thuộc làng Trình Xá, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), trong một gia đình nông dân nghèo. Vũ Nghĩa Chi sớm mồ côi cha mẹ, năm 6 tuổi được ông Vũ Công Cán là người trong dòng tộc đón về làm con nuôi, cho ăn học. Chi học giỏi được mệnh danh là “Thần đồng”. Năm 20 tuổi, ông đỗ đầu thi Hương; khoa thi Hội năm Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, ông đoạt giải Tráng Nguyên. Ông làm việc nước từ đời Lê Thánh Tông tới các triều vua: Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục, Tương Mục và Chiêu Tông, ông làm việc từ chức Tham phủ tới Thượng thư Bộ lại, Đông các Đại học sỹ, Trịnh ý bỉnh văn, Thiếu bảo, tước Trình khê hầu. Thời Chiêu Tông, đất nước suy tàn, tướng võ Mạc Đăng Dung thoán quyền, cướp ngôi vua. Ông không chịu nổi, tử tiết ngày 16/8 năm Nhâm Ngọ (1522).

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

254. Vũ Dương (Tích) (Không rõ năm sinh và mất): Có sách cho là Vũ Tích, không rõ năm sinh và năm mất, người làng Man Nhuế, huyện Thanh Lâm, Thừa Tuyên, Hải Dương (nay thuộc huyện Nam Thanh, Hải Hưng). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Ông làm quan đến Hàn lâm Thị thư, đi sứ Trung Quốc, được thăng n Thượng thư Bộ công, tước Hầu. Ông có tham gia nhóm Tao đàn Nhị thập bát Tú của Lê Thánh Tông.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

255. Vũ Giới (1541-1593): Người xã Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bc (nay là xã Phú Lương, huyện Lương Tài, Bắc Ninh), cùng làng với Phạm Quang Tiến, Trạng nguyên khoa thi năm 1565. Ông đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577), đời Mạc Mậu Hợp. Làm quan qua các chức như Hữu thị lang, Thượng thư Bộ lại.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

256. Vũ Kiệt (Không rõ năm sinh và năm mất): Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc (nay là thôn Cừu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Ông làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

257. Vũ Tông Phan (1800 - 1851): Là Danh sĩ, Nhà giáo dục, còn gọi là Võ Tông Phan; tự Hoán Phủ, hiệu Lỗ Am, Đường Xuyên, nguyên quán làng Hoa Đường, huyện Đường An sau đổi là làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Do ông nội đỗ Hương cống (Cử nhân) làm Thị nội Văn chức trông coi việc học hành trong phủ Chúa Trịnh, nên gia đình ông đã di cư ra phường Báo Thiên, sau là thôn Tự Tháp, ven bờ phía tây hồ Hoàn Kiếm. Tại đây, ông theo học danh sĩ Phạm Quý Thích, làm bạn với Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... tại trường Tự Tháp; tục gọi là Nghè Tự Tháp. Ông đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất (1826), thời Minh Mạng. Ông làm Tham hiệp trấn Ninh Bình nhưng sau bị giáng làm Đốc học Bắc Ninh. Sau này, ông cáo quan về mở trường dạy học ở thôn Tự Tháp, phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các tác phm của ông: Tô Khê tùy bút tập, L An di cảo thi tập, Thăng Long hoài cổ, Kiếm hthập vịnh...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

258. Vũ Tuấn Thiều (Sinh năm 1425, không rõ năm mất): Người làng Nhật Thiều, huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô (nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Ông làm quan đến Tả thị lang Bộ lại.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

259. Vương Thừa Vũ (1910 - 1980): Tên thật là Nguyễn Văn Đồi, sinh tại làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, là một trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng đất nước, đặc biệt, tên tuổi của ông gn với Hà Nội qua hai sự kiện lịch sử tiêu biểu: Sự kiện thứ nhất là cuộc chiến đấu 60 ngày đêm “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Thủ đô khởi đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp năm 1946; sự kiện thứ hai là cuộc tiếp quản tưng bừng “năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” giải phóng Thủ đô sau Chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong hai sự kiện lịch sử đó, Trung tướng Vương Thừa Vũ có sự đóng góp quan trọng ở cương vị Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội năm 1946, Chủ tịch Ủy ban quân chính Hà Nội năm 1954.

Từ 1955-1963, ông là Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn; từ năm 1964-1980, ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện Quân chính, kiêm Tư lệnh Quân khu IV (1964-1971). Ông được phong quân hàm Trung tướng năm 1974. Ngoài ra, ông còn được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác...

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

260. Xuân Diệu (1916 - 1985): Tên thật là Ngô Xuân Diệu; bút danh: Trảo Nha; quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Xuân Diệu học tiểu học ở Quy Nhơn, sau đó học trung học ở Hà Nội và Huế.

Năm 1940, ông thi đỗ Tham tá thương chính và vào làm việc tại Mỹ Tho. Một thời gian sau ông xin thôi việc ra Hà Nội kết bạn thơ với Huy Cận. Xuân Diệu tham gia cách mạng từ năm 1944. Sau cách mạng tháng Tám, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc; thư ký tòa soạn tạp chí “Tiên phong”.

Năm 1948, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam. Ông được kết nạp vào Đảng năm 1949. Từ 1957 cho đến khi qua đời, Xuân Diệu luôn được bu vào Ban chp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1983, ông được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Năm 1985, Xuân Diệu lâm trọng bệnh và qua đời.

Xuân Diệu là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, đã đlại cho đời một sự nghiệp sáng tác lớn lao và giá trị:

+ Về thơ ca có các tập thơ nổi tiếng như: tập Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946), tập Riêng chung (1960), Hai đợt sóng (1967), tập Hồn tôi đôi cánh (1976)....

+ Trên lĩnh vực văn xuôi có các tác phm chính: Trường ca (1939) và Phấn thông vàng (1945)

+ Ngoài ra, Xuân Diệu còn rất tài tình trong việc phê bình văn học, dịch thuật thơ nước ngoài. Các tác phẩm tiêu biểu: Kí sự thăm nước Hung, Triều lên, Các nhà thơ cđiển Việt Nam, Dao có mài mới sắc.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

261. Xuân Thủy (1912 - 1985): Tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, sinh tại thôn Hòe Thị, tổng Phương Canh, huyện Hoài Đức cũ, thuộc tỉnh Hà Đông cũ (nay là xã Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Ông làm ký giả từ thập niên 1930, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1932. Ông làm Chủ nhiệm tờ “Cứu Quốc” một thời gian dài (1944-1955). Ông từng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1963-1965) và là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1968-1973) tại Hội nghị Paris.

Đầu năm 1980, ông làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Xô, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt nam... Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước Việt Nam. Ông được Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

II. Nhân vật tiêu biểu tỉnh Ninh Thuận (Sắp xếp theo thứ tự A, B, C,...)

1. Châu Thanh Xuân (1932 - 1999): Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, nhà hoạt động cách mạng, bí danh: Sáu Xuân, ông sinh tại thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Năm 1947: Thoát ly gia đình, tham gia cách mạng, hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Năm 1950, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1992-1994: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận. Năm 1995-1996: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận.

Thành tích: Huân chương độc lập hạng Nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huân chương quyết thắng hạng Nhất; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và nhiều huy chương, huy hiệu khác.

(Ban Tổ chức Tỉnh ủy cung cấp)

2. Đặng Chí Thanh (1925-2002): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở xã Thuận Diêm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, nay là làng Cà Ná (thôn Lạc Nghiệp, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận). Tên thật của ông là Đặng Văn Bính (Bình). Năm 1945, ông quyết định tham gia cách mạng. Được tổ chức phân công làm dân quân thôn, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tháng 7/1954, đồng chí được tổ chức tin tưởng giao nhiệm vụ mới là Phó ban vận tải đường thủy tại Thuận Diêm. Cuối năm 1960, đồng chí cùng các chiến sĩ chính thức nhận nhiệm vụ, Đặng Chí Thanh được cử làm Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ của chiếc tàu không số mang mật hiệu 41 và chỉ huy thủy thủ đoàn vận hành chuyến tàu đầu tiên vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam. Từ năm 1961 đến năm 1975, đồng chí cùng các đồng đội khác đã vận chuyển thành công về miền Nam 12 chuyến hàng với hàng ngàn tấn vũ khí đạn dược. Năm 1967 khi đang là Thượng úy, Chính trị viên thuyền thuộc Đoàn 125 Hải Quân, đồng chí vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông được điều động về công tác tại Lữ đoàn 125, Bộ Tư lệnh Hải quân (Hải Phòng).

Thành tích: Huân chương chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều giấy khen. Năm 1982, Đặng Chí Thanh được Nhà nước cho nghỉ hưu và mất năm 2002.

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

3. Lê Chưởng (1914 - 1973): Là Lão thành cách mạng, bí danh là Trường Sanh, quê tại làng Long Quảng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1931, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1945, ông được cử vào Ninh Thuận để hoạt động. Tháng 8/1945, ông được bầu làm Ủy viên tuyên truyền, Ông là một trong những người chỉ huy khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Ninh Thuận. Tháng 10/1945, Xứ ủy Trung Kỳ cử ông về làm Bí thư Thuận Hóa (Huế) phụ trách công tác tuyên truyền của Xứ ủy. Hòa bình lập lại (tháng 8/1954), Tổng quân ủy điều ông về làm Cục trưởng Cục tuyên huấn của Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm Giám đốc nhà xuất bản Quân đội. Tháng 1/1959, ông được Nhà nước phong hàm Thiếu tướng. Năm 1965, ông được điều vào chiến trường Trị Thiên, ông đã chỉ huy những trận đánh lớn và giành nhiều thắng lợi. Năm 1970, do nhu cầu công tác ông được biệt phái sang làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ Giáo dục. Năm 1973, ông gặp tai nạn và mất trong một chuyến công tác vào vùng mới giải phóng tỉnh Quảng Trị.

Thành tích: Huân chương chiến công hạng Nhất, Huân chương chiến thắng hạng Nhất, huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương giải phóng hạng Nhất, Huân chương giải phóng hạng Nhất (Pa thét Lào tặng), Huân chương Vạn tượng (vua Lào tặng), Huân chương chiến sĩ vẻ vang, Huân chương Hồ Chí Minh (2/9/1999) và truy tặng Lão thành cách mạng.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

4. Lê Tự Nhiên (1916 - 1970): Là lão thành cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Thuận 1946 - 1947, bí danh là Lê Nam Hưng, quê tại làng Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên; sinh ra và lớn lên trong một gia đình công nhân nghèo. Cuối năm 1937, ông được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế chỉ định làm Bí thư Thành ủy lâm thời thành phố Huế. Năm 1939, ông vào Ninh Thuận tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 6/1945 ông được bầu vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời và Ủy viên Ủy ban Việt Minh tỉnh.

Cuối năm 1946, Xứ ủy Trung kỳ đã chỉ định ông vào Ủy ban quân chính Nam Trung bộ phụ trách hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Viên. Năm 1962, ông được Trung ương Đảng cử làm Phó Ban tổ chức Trung ương Cục và Phó chủ tịch Hội đồng Thi đua và Khen thưởng của Ủy ban Trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1965, Trung ương điều ông về tăng cường cho Khu ủy Trị Thiên-Huế, được phân công vào Thường vụ Khu ủy và được cử làm Trưởng ban Tổ chức Khu ủy Trị Thiên-Huế. Năm 1970, ông lâm bệnh nặng và mất vì bị nhiễm chất độc hóa học.

Thành tích: Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1998), Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất và Huân chương chiến thắng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

5. Mai Văn Cương (1945-1973): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sinh tại Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo vùng chiến khu; ông tham gia kháng chiến năm 16 tuổi. Đầu năm 1964, ông tham gia bộ đội C80 huyện đội Anh Dũng. Năm 1967, do yêu cầu phục vụ chiến trường, ông được điều động đến công tác tại đơn vị H50 làm nhiệm vụ tải hàng chiến lược phục vụ chiến trường Khu 6. Năm 1968, Đoàn H50 được lệnh điều động 4 Đại đội gồm lực lượng mạnh đưa vũ khí, đạn dược và thuốc men đến chiến trường Tuyên Đức.

Năm 1970 - 1971, tuyến đường vận tải H50 càng phức tạp, gian khác liệt hơn, ông được điều về Tiểu đoàn phụ trách một Tiểu đội bám địch bung ra từ sân bay Bù Gia Mập để ngăn chặn và đánh phá hành lang của ta. Trong chiến dịch “Chồm lên” năm 1973, phối hợp cùng lực lượng chủ lực của Miền, Đoàn H50 được Quân khu giao đảm nhiệm một chốt chặn trên đường 20.

Những năm tháng tham gia chiến đấu gian khổ và ác liệt, ông luôn thể hiện một tinh thần bền bỉ, gan dạ, dũng cảm đối mặt với mọi hy sinh, ông đã lên làm tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thành tích: Huân chương chiến công, Huân chương Chiến sĩ giải phóng. Năm 1997, ông được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

6. Nguyễn Nhất Tâm (1926 - 1994): Là cán bộ lão thành Cách mạng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Ninh Thuận, có tên khác là Nguyễn Hữu Đức, quê tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Quá trình hoạt động cách mạng của ông có những điểm chính sau:

Tháng 8/1945, là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận và tháng 6/1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1969 - 1971, ông là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh. Tháng 11/1974 - tháng 12/1975, ông là Ủy viên thường trực Ủy ban khu 6. Tháng 01/1976 - 9/1979. Tháng 10/1979 - 1986, ông là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thuận Hải. Từ tháng 7/1985 - 9/1989, ông làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Thuận Hải.

Thành tích: 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 01 Huân chương kháng chiến hạng Ba, 01 Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, 01 Huân chương quyết thắng hạng Nhất, 01 Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận”, Ban Chấp hành Đảng hộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

7. Nguyễn Ngọc Lân (1906 - 1987): Nhà hoạt động cách mng, quê tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Tháng 7/1930 - tháng 4/1931, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại Tháp Chàm (Ninh Thuận) và phân công làm công tác tuyên truyền gây cơ sở cách mạng trong giáo giới.

Tháng 5/1947 - tháng 11/1948, ông giữ chức vụ Tỉnh Ủy viên, Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Thuận Nam. Tháng 12/1948 - tháng 10/1950, giữ chức vụ Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận.

Tháng 5/1955 - tháng 8/1970, ông tập kết ra Bắc làm Phó Phòng Tổ chức cán bộ Bộ Y tế, Trưởng Phòng Tổ chức Sở Công nghiệp, Bí thư Đảng ủy xí nghiệp cơ khí Hải Phòng. Tháng 9/1970, ông nghỉ hưu tại thành phố Hải Phòng. Từ năm 1978 - năm 1984, ông chuyển sinh hoạt Đảng về thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Thuận Hải. Từ năm 1985 - tháng 10/1987, ông chuyển sinh hoạt Đảng và chế độ hưu vào phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

(Nguồn “Đề án đặt, đi tên đường huyện Ninh Phước)

8. Nguyễn Nhược Thị (1830-1909): Là Danh nhân, tên thật là Nguyễn Thị Bích, tự: Lang Hoàn; quê ở làng Đông Giang, huyện An Phước, đạo Ninh Thuận (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận).

Nhờ tư chất thông minh, lại được đi học ngay từ nhỏ nên bà sớm nổi tiếng về tài văn chương. Vừa có tài sắc, lại được Phụ chính đại thần Lâm Duy Nghĩa tiến cử, năm 18 tuổi (Tự Đức nguyên niên năm 1848), Nguyễn Thị Bích được tuyển vào cung. Trong một buổi ngâm vịnh, Vụa Tự Đức xướng đề thơ Tào Mai (Hoa mai sớm nở) và bài họa của bà được nhà vua khen tặng 20 nén bạc, đng thời cho sung chức Thượng Nghi Viên Sư, để dạy học trong nội cung. Sau đó, bà lần lượt được phong: Tài nhân (1850), Mỹ nhân (1860) rồi Quý nhân. Năm 1868, bà được tấn phong là Lục giai Tiệp dư. Năm Thành Thái thứ 4 (1892), bà được Thái hoàng thái hậu Từ Dụ tấn phong làm Tam giai Lễ tần.

Tháng 11 (âm lịch) năm Duy Tân thứ 3 (1909), Nguyễn Thị Bích qua đời tại Huế, thọ 79 tuổi. Tác phẩm của Nguyễn Thị Bích có một số bài thơ chữ Hán và một tác phẩm có tên là Loan dư Hạnh thục quốc âm ca (còn gọi là Hạnh thục ca) bằng chữ Nôm, dài 1020 câu theo thể thơ lục bát, phần lớn kể lại mọi biến cố xảy ra từ khi quân Pháp sang đánh chiếm Việt Nam cho đến khi Thành Thái lên nối ngôi vua.

(Nguồn "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam")

9. Nguyễn Thúc Khôi (1922 - 2009): Nguyên Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Thuận Hải, sinh tại thôn Dư Khánh, Thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Tham gia cách mạng năm 1944. Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1959 - 1965: ông là Phó Bí thư tỉnh ủy Ninh Thuận và Tỉnh đội trưởng kiêm chính trị viên Tỉnh đội; Năm 1985 - 1987: ông là Ủy viên Trung ương MTTQVN - Chủ tịch MTTQVN tỉnh Thuận Hải.

Thành tích: Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất; Huân chương quân công hạng Nhì; Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng 1,2,3; Huân chương độc lập hạng 2; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

(Tài liệu Ban Tổ chức Tỉnh ủy cung cấp)

10. Pô Pôr Thị Dú (1930-1958): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở thôn Đá Mài, xã Phước Kháng, huyện Bác Ái (cũ) nay là huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận; Năm 1951, bà tham gia du kích xã đến năm 1953 được cấp trên phân công phụ trách hội phó phụ nữ, kiêm cán bộ phụ trách du kích xã. Nhiệm vụ của bà là vừa vận động nhân dân bám đất, bám làng đấu tranh chống lậi âm mưu dồn dân lập ấp của chế độ Mỹ-Diệm, vừa sản xuất lương thực tại chỗ dự trữ cung cấp tiếp tế cho cách mạng. Tháng 8/1958, địch mua chuộc được một số liên gia trưởng người dân tộc làm chỉ điểm càn quét lùng sục vào vùng căn cứ bắt được đồng chí. Biết được Pô Pôr Thị Dú là cơ sở mật quan trọng của cách mạng, chúng đánh đập tra tấn rất dã man và sau đó bà đã anh dũng hy sinh.

Thành tích: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(Tài liệu Ban Tuyên giáo tỉnh ủy cung cấp)

11. Pinăng Thạnh (1935 - 2015): Là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê tại xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Năm 1962, ông được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng và trong đợt củng cố lại Chi bộ xã Phước Trung, ông được cử làm Phó Bí thư kiêm xã đội trưởng. Từ năm 1965, tại Ninh Thuận, Mỹ - Ngụy cho xây dựng sân bay chiến lược quân sự Thành Sơn. Ông trực tiếp chỉ đạo lực lượng vũ trang huyện Bác Ái và lực lượng du kích vành đai thực hiện chống càn có hiệu quả. Bện cạnh đó, ông còn cùng tập thể chi bộ kiên trì vận động, giáo dục quần chúng, đưa xã Phước Trung từ xã trung bình lên một xã khá toàn diện, nhất là phong trào sản xuất và chiến đấu.

Ngày 20/12/1969, ông được Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng Lầm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất và tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Thành tích: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ giải phóng, Huân chương độc lập hạng Ba, Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu dũng sĩ (Dũng sĩ quyết thng, Dũng sĩ bn máy bay).

(“Những người con trung hiếu” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận, xuất bản năm 2004)

12. Phan Trung (1814-1884): Là Danh nhân, tự Tử Đơn, hiệu Bút Phong. Nguyên tằng tổ là người tỉnh Phúc Kiến bên Trung Hoa, di cư sang huyện An Phước, phủ Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa, nay là tỉnh Ninh Thuận.

Vào đời Thiệu Trị năm thứ nhất (1841), ông thi đỗ Cử nhân, được bổ làm Tri huyện Tân Thạnh (thuộc Gia Định). Vì xảy ra việc tranh tụng, ông phải bị cách chức. Năm Tự Đức thứ 14 (1861), quân Pháp đánh hạ đại đồn Chí Hòa, ông mộ được hơn nghìn nghĩa quân, liền mang hết vào Nam để cùng với Phó lãnh binh Trương Định tổ chức kháng chiến. Vì vậy, ông được triều Nguyễn cho khôi phục quan tịch, sau thăng làm Hàn Lâm Viện Thị Giảng Học Sĩ. Tháng 6/1862, triều đình Huế ký kết Hòa ước Nhâm Tuất với Pháp. Sau đó, ông nhận lệnh trở về kinh (Huế) làm Thị độc học sĩ, sung chức Khánh Hòa Điền nông sứ để lo việc khẩn hoang.

Năm 1879, gặp tiết Hoàng Thái hậu (Từ Dũ) thất tuần đại khánh, ông được chọn về triều dự lễ. Nghe tiếng ông, vua Tự Đức cho mời vào điện riêng hỏi han nhiều việc, được vua khen là người có trung nghĩa và khẳng khái. Sau đó, ông được thăng Thị lang Bộ hộ, nhưng vẫn sung làm Khánh Hòa Điền nông sứ như cũ. Năm 1883, ông được triệu về làm quan ở kinh (Huế). Đầu năm Kiến Phúc (1884), vì tuổi già, ông xin về quê rồi mất năm 1884.

(Nguồn "Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam")

13. Trần Đệ (1923-1998): Là cán bộ lão thành cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận 1960 - 1971, bí danh Hoàng Giáo, sinh tại xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Năm 1944, với tinh thần nhiệt huyết cách mạng của tuổi trẻ, ông đã tìm đến những hội viên cốt cán của Việt Minh và tham gia vào hoạt động của tổ chức Việt Minh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Năm 1950, ông được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh thay cho đồng chí Trần Thi ra Liên khu 5 công tác.

Sau Hiệp định Genève, ông là Tỉnh Ủy viên được điều làm Bí thư vùng 3. Giữa năm 1960, Tỉnh ủy họp củng cố một bước về tổ chức, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận (từ năm 1960-1965).

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh (7/1970), khi bầu Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ, ông vẫn được đề cử làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận.

Tháng 2/1972, ông được điều về làm Trưởng Ban Dân vận khu và Chánh văn phòng Khu ủy khu 6.

Tháng 4/1975, ông được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận. Tháng 2/1976, theo quyết định của Trung ương hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận sáp nhập thành tỉnh Thuận Hải, ông giữ chức Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thuận Hải.

Thành tích: Huy chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Pháp và Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và Vì giai cấp nông dân Việt Nam, Huy hiệu “Ninh Thuận ghi công” và “50 năm tuổi Đảng”.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

14. Trần Nguyên Mn (1915 - 1950): Là liệt sĩ, ông sinh tại thôn Nga Mân, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 1944, tham gia du kích Ba Tơ luyện tập quân sự, tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở huyện Đức Phtỉnh Quảng Ngãi.

Năm 1945, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thị trấn Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Tháng 6/1946, ông được bầu vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy và Ủy viên Ủy ban Việt Minh tỉnh kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Ninh Thuận.

Năm 1947, ông làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Ninh Thuận.

Tháng 5/1949, ông được chỉ định làm quyền Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Ninh Thuận.

Năm 1950, ông bị bệnh và từ trần ở CK7.

Thành tích: 01 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất (Do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký năm 1951).

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

15. Trương Chí Cương (1919-1975): Là lão thành cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận 1947 - 1949, quê tại xã Xuyên Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nông dân nghèo. Ông tham gia cách mạng năm 15 tuổi.

Năm 1935, sau một thời gian hoạt động tích cực, ông được bầu làm trưởng đoàn học sinh gồm 80 người. Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939), ông tổ chức nhiều hoạt động và bị bắt ở tù vào năm 1939.

Năm 1946, ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Ninh Thuận.

Năm 1947, ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy (là Ủy viên phân ban Cục Nam Trung bộ).

Từ năm 1947 - 1949, ông cùng với Tỉnh ủy Ninh Thuận thực hiện được một số công tác lơn như: tổ chức cuộc tổng phá tề trừ gian ở nông thôn, xây dựng Đảng bộ mạnh và một hàng ngũ cán bộ bám trong quần chúng, xây dựng quân đội và chính quyền các cấp.

Cuối năm 1959 -1960, ông trực tiếp phụ trách Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam và Thành ủy Đà Nẵng.

Năm 1967, Khu ủy chủ trương sát nhập Bắc Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành lập đặc khu do Khu ủy trực tiếp lãnh đạo và tổ chức. Ông được cử làm Bí thư đặc khu ủy Quảng Đà và Chính ủy Mặt trận 44.

Từ 1970-1973: Ông làm Thường trực phụ trách chung Liên khu 5.

Thành tích: Bằng Tổ quốc ghi công, Lão thành cách mạng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương kháng chiến chống Pháp và Mỹ hạng Nhất.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

16. Trương Thuần Hy (1903 -1998): Là cán bộ lão thành cách mạng, sinh tại thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Năm 1940 được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Tham gia cách mạng năm 1940.

- Năm 1946 - 1947: Trưởng Ban quân khu tỉnh đoàn;

- Năm 1948 - 1949: Phó Bí thư, Chủ tịch huyện Tuy Phong, tỉnh Thuận Hải;

- Năm 1949 - 1950: Trưởng Ban kinh tế tỉnh Ninh Thuận;

Thành tích: Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng hai; Huân chương chống Mỹ hạng ba; Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.

(Tài liệu Ban Tổ chức Tỉnh ủy cung cấp)

17. Võ Dân (1921 - 1958): Nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Ninh Thuận 1949 - 1951, còn có tên gọi Võ Xuân Hào, quê sinh tại thôn Bồ Đề, xã Đức Thuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1939, đồng chí được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Năm 1950, bầu Ban Chấp ủy mới có đồng chí Võ Dân. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Ninh Thuận mà đứng đầu là đồng chí Võ Dân, trong năm 1950, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã quyết nghị những vấn đề lớn mà đến nay vẫn còn giá trị như: Xây dựng Đảng bộ Ninh Thuận thành một Đảng quần chúng đông đảo và mnh mẽ; xây dựng chi bộ tự động công tác là làm cho các cán bộ xã, phường biết căn cứ chủ trương, đường lối của trên mà xác định chương trình kế hoạch cho xác với địa phương; kiện toàn bộ máy làm việc;...

Năm 1951, ông dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2. Tháng 7/1954, ông được Liên khu ủy 5 chỉ định vào Ban cán sự Cực nam (liên tỉnh 3). Tháng 6/1956, Liên khu ủy 5 quyết định ông về làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.

Năm 1958, ông bí mật về Phan Thiết sắp xếp lại sự chỉ đạo cơ sở nội thành, sau đó quay về lại căn cứ A Ra (Di Linh).

Thành tích: Bằng Tổ quốc ghi công, 01 Huân chương kháng chiến hạng Nhất, 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất.

(“Những Chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, năm 2000)

18. Võ Thị Xuyến (1926-1946): Liệt sĩ - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sinh tại thôn Thanh Ly, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1944 - tháng 9/1945, bà làm liên lạc cho đồng chí Phan Đăng Hồ. Tháng 10/1945, bà làm y tá cứu thương trên chiến trường Lâm Đồng và Ninh Thuận; đến tháng 6/1946 làm Chủ nhiệm Việt Minh thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Tháng 10/1946, theo sự phân công của Tỉnh ủy Ninh Thuận, trên đường đi công tác vận động thực hiện Tạm ước 14/9, bà bị địch vây bắt, sau một thời gian bị tra tấn dã man, bà đã anh dũng hy sinh, khi vừa tròn 20 tuổi.

Thành tích: Bằng Tổ quốc ghi công và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(Tài liệu Ban Tuyên giáo cung cấp)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 08/QĐ-UBND ngày 10/01/2018 về Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Ninh Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.424

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.231.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!