BAN
CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
05/2000/QĐ-BVHTT
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHONG TRÀO TOÀN DÂN
ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 8/11/1993 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Bộ VHTT
Căn cứ Quyết định số 235/1999/QĐ-TTg ngày 23/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá;
Theo đề nghị của Thường trực Ban chỉ đạo
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo quyết định này Kế hoạch triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký
Điều 3. Thường trực Ban
chỉ đạo và các thành viên trong Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thường vụ Bộ Chính trị
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Văn phòng Quốc hội
- Văn phòng Chủ tịch nuớc
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- Cơ quan TW của các đoàn thể
- Công báo
- Văn phòng Chính phủ
- Các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ VHTT
- Sở VHTT các tỉnh, thành phố
- Lưu VP BCĐ
|
TRƯỞNG BAN
CHỈ ĐẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Nguyễn Khoa Điềm
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HOÁ”
(Ban
hành kèm theo quyết định số 01/2000/QĐ-BCĐ ngày 12 tháng 4
năm 2000 của Trưởng ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp uỷ Đảng,
Chính quyền, các cấp, các ngành, từ trong các cơ quan nhà nước đến ngoài xã hội,
trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dânvề vai trò, vị trí của văn hoá và
nhân tố con người đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng
hiện có trong phong trào chung Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đồng
thời lồng ghép bổ sung nội dung văn hoá vào các phong trào hiện có của các Bộ,
Ban, Ngành, đoàn thể, các địa phương.
- Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại
bỏ dần những cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh,
sống và làm việc theo pháp luật.
- Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế,
quy tắc về nếp sống văn hoá. Huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia các hoạt
động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá, tạo điều kiện cho các hoạt động văn
hoá phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, góp phần thúc
đẩy - xã hội phát triển.
II. MỤC TIÊU VÀ NHỮNG NỘI
DUNG CHỦ YẾU
II.1. Mục tiêu chung
Trước mắt, huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn
dân, mọi nguồn lực của xã hội tập trung vào hai lĩnh vực sau:
1. Đoàn kết xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống
tốt đẹp
2. Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá phong phú,
lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Thực hiện phương hướng nêu trong Nghị quyết
Trung ương 5 (khoá VIII) “làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt
động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa
bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước
ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục
vụ đă3cs lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Phấn đấu đến năm 2005 đạt các chỉ tiêu chủ yếu:
- 50% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá được UBND
quận, huyện, thị xã, thành phố công nhận.
- 40% làng, xóm, khu phố đạt chuẩn văn hoá được
UBND tỉnh, thành phố công nhận.
- 95%gia đình ở đồng bằng, 80% gia đình ở miền
núi có phương tiện nghe nhìn.
- Mỗi người dân có 4 bản sách/năm
- Mỗi xã, phường, thị trấn có 1 thiết chế văn
hoá - thể thao
II.2. Những nội dung chủ yếu
Nội dung cơ bản của phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá” được thể hiện ở 5 điểm sau:
1. Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giầu chính
đáng, xoá đói giảm nghèo.
Các đơn vị, tập thể, khu dân cư, làng,xã,cần:
- Đẩy mạnh hoạt động các hình thức khuyến nghề,
câu lạc bộ doanh nghiệp...
- Tổ chức các câulạc bộ khoa học kỹ thuật.
- Có các hình thức giúp vốn, trao đổi kinh nghiệm
làm ăn cải thiện đời sống kinh tế.
- Tương thân, tương ái giúp nhau thoát nghèo
nàn, lạc hậu.
2. Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh
- Nâng cao tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc
gắn với phong trào thi đua yêu nước.
- Nhất trí với đường lối chính trị của Đảng
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước
- Hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao
- Đấu tranh chống quan điểm sai trái
- Có ý thức tự cường, tự tôn dân tộc
- Giữ gìn bí mật quốc gia
3. Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội,
sống và làm việc theo pháp luật.
- Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc có kỷ
luật, thực hiện tốt nội quy đơn vị, hương ước, quy ước của làng, xã, khu phố và
quy định nơi công cộng. Sống và làm việc theo pháp luật.
- Thực hiện giao tiếp văn minh,lịch sử, thái độ
vui vẻ, trách nhiệm với công việc.
- Xây dựng công sở văn minh, giảm thủ tục phiền
hà, quan liêu lãng phí.
- Thực hiện tốt nếp sống văn minh - lành mạnh -
tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, giỗ tết, lễ hội và các sinh hoạt xã hội
khác.
- Giữ gìn và phát huy thuần phong mĩ tục và đạo
lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Không thực hiện các hành vi tín ngưỡng (như đặt
bát hương, lập bệ thờ, cúng lễ...) ở bên ngoài khuôn viên nơi thờ tự đã được
quy định.
- Không hút thuốc lá trong nhà trẻ, bệnh viện,
phòng họp, trong các rạp chiếu bóng, rạp hát, trên tàu xe, máy bay và những nơi
tập trung đông người.
4.Xây dựng môi trường văn hoá sạch - đẹp - an
toàn
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi công cộng
- Không gây rối và làm mất trật tự
- Không lấn chiếm vỉa hè, lề đường, đất công
- Không treo dán, viết vẽ quảng cáo, ra vặt tuỳ
tiện ở nơi công cộng
- ăn mặc sạch sẽ, lịch sự khi ra đường.
- Nhà ở,nơi làm việc, nhà vệ sinh ngăn nắp, gọn
gàng, sạch đẹp.
- Bảo vệ cây xanh nơi công cộng và khuyến khích
mọi nhà, mọi cơ quan trồng cây xanh, xây dựng vườn hoa, cây cảnh.
- Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá, di tích
cách mạng, các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Không lưu hành văn hoá phẩm có nội dung độc hại
- Tích cực phòng chống các tệ nạn mại dâm, nghiện
hút, cờ bạc, tham nhũng.
- Ngăn chặn tệ trộm cắp, cháy, nổ, tai nạn giao
thông.
5. Xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao và
nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - thể thao cơ sở.
Các thiết chế văn hoá - thể thao gồm Nhà văn
hoá, Trung tâm thể dục thể thao,các loại hình Câu lạc bộ Văn hoá nghệ thuật,
các đội văn nghệ, đội thông tin lưu động, công viên, khu vui chơi giải trí,
phòng đọc sách báo, phòng thể dục thể hình, điểm bưu điện văn hoá xã... đã và
đang đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống,
góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. Do vậy, các đơn vị,
tập thể, khu dân cư, làng, xã, cần:
- Quy hoạch có địa điểm để tổ chức cácasinh hoạt
văn hoá, thể thao.
- Hàng năm, xác định chỉ tiêu phát triển văn hoá
- thể thao,tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ cho văn hoá - thể thao.
- Xác định mức đầu tư kinh phí cho các thiết chế
văn hoá - thể thao hiện có
- Xây dựng quỹ xây dựng đời sống văn hoá
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, sáng tạo, hưởng
thụ văn hoá
II.3. Các phong trào cụ thể
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá” cần được xác định là phong trào quần chúng rộng lớn, mọi cá nhân, tập
thể trong xã hội đều có trách nhiệm tham gia.Cần đẩy mạnh các phong trào cụ thể
sau đây:
1. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình
tiên tiến
Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể, lực
lượng vũ trang... cần xác định việc xây dựng và phát hiện, biểu dương khen thưởng
những việc làm tốt của các cá nhân từ già tới trẻ, biểu dương những người tốt
là góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Tiêu chuẩn để xem xét người tốt việc tốt căn cứ
vào 5 đức tính nêu trong Nghị quyết 5 (khoá VIII) như sau:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn
đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước
thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết vói nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu
tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi
ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần
kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng,
có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp,
có kỹ thuật,sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình,t ập thể
và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết,
trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Trên cơ sở 5 đức tính trên, từng cấp, từng ngành
nghiên cứu đưa ra tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với đặc điểm hoạt động, công việc của
cấp, ngành mình.
2. Xây dựng gia đình văn hoá
Gia đình là tế bào của xã hội. Môi trường văn
hoá trong gia đình là yếu tố quan trọng hình thành tư tưởng, đạo đức, lối sống
của các thành viên. Xâydựng iga đình văn hoá theo 4 tiêu chuẩn sau:
. Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh
và hạnh phúc
- Có kế hoạch phát triẻn kinh tế gia đình, làm
giàu chính đáng
- Vợ chồng bình đẳng và tôn trọng nhau
- Bố mẹ có trách nhiệm nuôi conkhoẻ, dạy con
ngoan, đối xử công bằng với các con.
- Người lớn (ông bà,cha mẹ, anh chị) sống mẫu mực
-Con cháu hiểu thảo, chăm ngoan, lễ phép, làm
tròn bổn phận chăm sóc chu đáo ông bàn, bố mẹ và những người thân.
- Chăm lo rèn luyện sức khoẻ và phòng bệnh
. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
- Không vi phạm Pháp luật, chấp hành đầy đủ quyền
và nghĩa vụ của công dân.
- Không có người mắc vào các tệ nạn xã hội
- Không có người trong độ tuổi đi học mà không
đi học
- Giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh
quan, di tích, di sản văn hoá và lịch sử của làng xóm, khối phố,.
. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh1 hoặc 2 con
- Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
. Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư:
- Cùng nhau xây dựng cuộc sống mới ở khu dâncư.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn
nạn, giúp đỡ người nghèo và những gia đình neo đơn, giúp nhau xoá đói giảm
nghèo,
- Tích cực tham gia các hoạtđộng xã hội, từ thiện
do địa phương tổ chức.,
- Tham gia hoà giải các mối quan hệ bất đồng với
ý thức xây dựng.
- Tham gia đầy đủ các sinh hoạt, hội họp của
thôn, xóm, tổ dân phố, miền dân cư,
3. Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở
khu dân cư
Đây là cuộc vận động do Uỷ ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Namphát động từ tháng 5/1995, đang được triển khai rộng khắp ở các
khu dân cư trong cả nước, đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, cuộc vận động
nhằm vào 6 nội dung định hướng thống nhất như sau:
- Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm
giàu hợp pháp và xoá đói, giảm nghèo
- Đoàn kết phát huy truyền thống tương thân,
tương ái, hoạt động nhân đạo và đền ơn đáp nghĩa.
- Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương,
mọi người sống và làm việc theo pháp luật và quy ước cộng đồng.
- Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân...
- Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao
dân trí và thực hiện tốt chương trình chăm lo sức khoẻ ban đầu cho mọi người.
- Đoàn kết xâydựng cơ sở chính trị trong sạch, vững
mạnh gắn bó với nhân dân.
4. Xây dựng làng, bản, ấp, khu phố văn hoá
Tiêu chuẩn chung gồm 5 điểm sau
- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát
triển
- Có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong
phú
- Có môi trường cảnh quan sạch đẹp
- Có khu vui chơi giải trí và hoạt động văn hoá
- thể thao.
- Thực hiện tốt pháp luật, chủ trương của Đảng
và các chính sách xã hội của Nhà nước và Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ về
việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân
cư.
5. Xây dựng công sở, doanh nghiệp, đoan vị lực
lượng vũ trang... có nếp sống văn hoá.
Tất cả các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng
vũ trang, công an, trường học,b ệnh viẹn... (gọi chung là công sở), các doanh
nghiệp (nơi làm việc nơi sản xuất, dịch vụ), đều hưởng ứng phong trào này và
tên gọi đượcc ụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Tiêu chuẩn đạt đơn vị có nếp
sống văn hoá gồm các điểm sau:
- Công sở xanh, sạch, đẹp, an toàn
- Sinh hoạt chính trị nề nếp
- Có ý thức lao động kỷ luật, sáng tạo, hợp tác
giúp đỡ nhau làm việc với năng suất cao, có hiệu quả rõ rệt. Có chế độ học tập,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Quan hệ chặt chẽ với cơ sở, với nhân dân; khắc
phục các thủ tục phiền hà, thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả, có nếp sống
văn minh lịch sự trong sinh hoạt và giao tiếp.
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở.Đoàn kết nội bộ,
nghiêm túc tự phê bình và phê bình; đấu tranh có hiệu quả với nạn tham nhũng,
lãng phí của công và các hiện tượng tiêu cực khác.,
- Giữ gìn bí mật quốc gia
- Thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ,
thể dục thể thao góp phần nâng cao đời sống văn hoá và rèn luyện thể chất cho
người lao động.
Cần cụ thể hoá và bổ sung nội dung của các phong
trào trên cho phù hợp và thiết thực với từng địa bàn hoạt động của mỗi đơn vị.
6. Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ
vĩ đại
Với các nộid ung:
- Mỗi người dân tự chọn 1 môn thể thao để luyện
tập
- Mỗi gia đình phấn đấu đạt tiêu chuẩn gia đình
thể thao (có 50% thành viên trong gia đình tham gia tập luyện thể dục - thể
thao thường xuyên).
- Mỗi trường học thực hiện tốt giờ thể dục chính
khoá và ngoại khó.
- Mỗi đơn vị quân đội, công an đạt tiêu chuẩn
rèn luyện thể thao theo quy định.
- Mỗi xã, phường có ít nhất 1 khu vui chơi giải
trí và tập luyện thể dục - thể thao.
- Mỗi bản làng có 1 câu lạc bộ thể dục - thể
thao
- Hoàn thành quy hoạch đất đai cho thể dục thể
thao theo Chỉ thị 274/TTg của Thủ tướng Chính phủ
7. Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo
- Triển khai sâu rộng phong trào này trong mọi tầng
lớp nhân dân, nhất là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà khoa học để
nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp, có nhiều tác phẩm văn hoá, văn nghệ,
công trình khoa học giá trị cao phục vụ nhân dân vì sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
- Chính quyền các cấp, cơ quan, đoàn thể cần:
+ Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học
tập nâng cao trình độ mọi mặt của dân. Mở rộng phong trào khuyến học
+ Có kế hoạch mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, đào
tạo và nâng đỡ tài năng văn hoá, văn nghệ.
+ Đầu tư kinh phí tổ chức các trại sáng tác và
thựch hiện các đề tài khoa học
+Trao giải thưởng cho các tác phẩm, công trình
xuất sắc
+ Có hình thức khen thưởng danh hiệu vinh dự cấp
nhà nước cho các tác giả có cống hiến phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, khoa
học của đất nước.
Tuỳ vào đặc thù của mỗi loại hình phong trào,
các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các địa phuơng căn cứ nội dung cơ
bản của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có định hướng
cụ thể hoá tiêu chuẩn xâydựng đời sống văn hoá ở từng lĩnh vực, từng cơ sở cho
phù hợp. Tôn trọng và biểu dương sự sáng tạo tìm tòi các hình thức hoạt động của
quần chúng ở cơ sở nhằm đưa nhanh phong trào vào cuộc sống.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận
thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính
quyền cơ quan quản lý Nhà nước với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở tất cả
các cấp.
Theo các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung
ương 5 (khoá VIII) các cấp chính quyền, các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể trên cơ sở
xác định vai trò vị trí của văn hoá, căn cứ vào nội dung xây dựng đời sống văn
hoá để lồng ghép, bổ sung vào nội dung các phong trào do đơn vị phát động. Coi
việc chỉ đạo , phát động, xây dựng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá là một động lực, một nội dung của phong trào thi đua yêu nước. Làm tốt
công tác thông tin, tuyên truyền.
2. Nâng mức đầu tư cho các thiết chế văn hoá -
văn nghệ - thông tin - thể dục thể thao các cấp.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 phải đảm bảo tỷ
trọng chi ngân sách cho vănhoá phải tăng cường ứng nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Khuyến khích các địa phương tăng thêm nguồn đầu tư cho các thiết chế văn hoá.
Tiến tới mỗi xã, phương có một thiết chế văn hoá (nhà văn hoá) gắn với cán bộ
quản lý được đào tạo Phát triển mạng lưới phát thanh truyền hình đến tận gia
đình nhân dân, giúp đỡ các hoạt động văn hoá nghệ thuật quần chúng.
3. Thực hiện chính sách xã hội hoá các hoạt động
xây dựng đời sống văn hoá:
Quán triệt, tổ chức tuyên truyền, triển khai thực
hiện Nghị quyết 90/CP và NĐ73.CP của Chính phủ về xã hội hoá hoạt động văn hoá.
Với mục tiêu lấy sức dân chăm lo cho dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi
người.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng
lớp xã hội tham gia hoạt động xây dựng đời sống văn hoá.
- Hình thành các câu lạc bộ
- Có chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho
các nhà sản xuất, sáng tạo, các vănnghệ sĩ sáng tác và hoạt động phục vụ đời sống
văn hoá của nhân dân.
- Có chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, về
vay vốn cho các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá.
- Có chính sách khen thưởng các tập thể, cá nhân
hoạt động tích cực phục vụ đời sống văn hoá.
- Khuyến khích đầu tư xâydựng các thiết chế văn
hoá cơ sở
- Triển khai quỹ văn hoá Quốc gia đối với miền
núi, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng cách mạng, kháng chiến và vùng sâu,
vùng xa, biêngiới, hải đảo gặp khó khăn và các đối tượng xã hội bị thiệt thòi.
4. Tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, giám
sát
Banchỉ đạo Trung ương vf chính quyền các cấp,
các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể chọn điểm chỉ đạo phong trào, tăng cường kiểm tra,
giám sát, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng điển hình, khắc phục yếu kém, uốn nắn
lệch lạc để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển
vững chắc đi nhanh vào cuộc sống.
Bộ VHTT và các cơ quan Trung ương tăng cường quản
lý Nhà nước về vănhoá thông tin góp phần để các hoạt động văn hoá phát triển
phong phú, đa dạng, lành mạnh, đúng hướng.Tăng cường thanh tra, kiểm tra, lập lại
trật tự văn hoá theo Nghị định 87/CP và xây dựng nếp sống văn minh theo Chỉ thị
27 của Bộ chính trị.
Hàng năm, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cùng
cấp thực hiện kiểm tra chéo, đánh giá thực chất phong trào, kịp thời đề xuất biện
pháp tháo gỡ khó khăn, có giải pháp tạo điều kiện để phong trào phát triển, xem
xét việc bình chọn cá nhân, tập thể có thành tích để tuyên truyền, biểu dương kịp
thời.
5. Đẩy mạnh công tác thi đua - khen thưởng
- Tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc lần thứ nhất.
Nhà nước và Chính phủ có các hình thức khen thưởng (Bằng công nhận, Huân
chương, Huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu thi đua...) biểu dương khen thưởng
các tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá”.
Đây là phong trào rộng lớn thu hút sự tham gia của
mọi tầng lớp xã hội nên sẽ có nhiều phong trào nhánh. ở mỗi phong trào ứng với
một danh hiệu thi đua như:
- Người tốt việc tốt
- Gia đình văn hoá
- Khu dân cư tiên tiến, xuất sắc
- Làng, ấp, bản, khu phố văn hoá
- Công sở đạt tiêu chuẩn văn hoá
- Xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp... văn minh
- trường học có nếp sống văn hoá
- Đơn vị đạt thành tích cao về rèn luyện thân thể
- Văn nghệ sĩ vì sự nghiệp xây dựng đời sống văn
hoá
- Chiến sĩ vì sự nghiệp xây dựng đời sống văn
hoá
- Tiểu đội, đại đội, trung đoàn... đồn biên
phòng, đồn công an... có môi trường văn hoá tốt.
Nghiên cứu đề xuất với Ban chỉ đạo thông qua
danh hiệu thi đua chung cho cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong
phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” Trung ương có bộ phận thường trực và tổ thư ký giúp việc
cho Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo Trung ương phối hợp với chính quyền địa phương
cùng chỉ đạo phong trào, triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo, xây dựng Quy chế
hoạt động, chuơng trình công tác cụ thể và biện pháp thực hiện cho từng địa
bàn, tổng hợp nắm tình hình, tổ chức khảo sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng,
biểu dương phong trào.
- Bộ VHTT làm tốt vai trò thường trực, tham mưu
giúp Ban chỉ đạo; thể chế hoá các văn bản của Đảng, Nhà nước; hướng dẫn và đúc
kết kinh nghiệm thực tiễn kết hợp công tác quản lý với công tác nghiên cứu khoa
học, nhanh chóng hình thành quan niệm chuẩn về đời sống văn hoá và bổ sung hoàn
thiện nội dung cơ bản của công tác xây dựng đời sống văn hoá đáp ứng yêu cầu chỉ
đạo của phong trào; trực tiếp theo dõi chỉ đạo phong trào xây dựng gia đình văn
hoá, làng, bản, ấp, khu phố văn hoá.
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc làm đầu mối liên kết
cac đoàn thể, các giới, các hội làm nòng cốt cho phong trào.Đồng thời trực tiếp
chủ trì cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xâydựng cuộc sống mới ở khu dân cư”.
- Uỷ ban Thể dục thể thao chủ trì phong trào thi
đua Toàn dân rèn luyện thânthể theo gương Bác Hồ vĩ đại, phối hợp với Bộ VHTT để
củng cố hệ thống tổ chức văn hoá thông tin thể thao cấp tỉnh, huyện và cơ sở.
- Hội đồng Thi đua khen thưởng các cấp có trách
nhiệm giúp các cấp chính quyền theo dõi và chỉ đạo thường xuyên phong trào;
cùng Bộ VHTT xây dựng đề án về danh hiệu thi đua chung cho phong trào và phân cấp
khen thưởng cho từng cấp, từng ngành cụ thể.
- Các Bộ, Ban, ngành phối hợp hành động chỉ đạo
hệ thống tổ chức của đơn vị thực hiện tốt Kế hoạch này. Mỗi cơ quan, đơn vị cần
cụ thể chương trình hành động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá” cho phù hợp, sát thực với tình hình công tác và môi trường đại
lý - lịch sử của cơ quan, đơn vị đang hoạt động. Đặt ra các tiêu chuẩn xét thi
đua khen thưởng. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo dõi chỉ đạo phong trào này
trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, an ninh nhân dân. Bộ Giáo dục theo
dõi chỉ đạo phong trào này trong các nhà trường.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt
Nam và các cơ quan báo chí,thông tin đại chúng khác mỏư chuyên mục thường xuyên
tuyên truyền giới thiệu những gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến,
những kinh nghiệm vànhững mô hình làm tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”... phê phán những biểu hiện thiếu trách nhiệm của cá nhân, tập
thể đối với phong trào.
- Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia
sớm triển khai chương trình nghiên cứu cơ bản, điều tra xã hội học về đời sống
văn hoá trên các lĩnh vực, vùng miền ở nước ta, giúp cho công tác chỉ đạo nâng
cao chất lượng, hiệu quả của phong trào.
- Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban Dân vận
Trung ương và các đoàn thể: Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp, chỉ đạo hệ thống tổ chức đoàn thể từ
Trung uơng đến địa phưong cùng hành động và tổ chức các tổ, đội công tác bám
sát địa bàn, căn cứ vào nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” phát động nhân dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả, đúc rút kinh
nghiệm, nhân rộng điển hình, khắc phục yếu kém, uốn nắn lệch lạc để phong trào
phát triển vững chắc. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam theo dõi chỉ đạo phong
trào này trong công nhân viên chức.
- Các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức lực lượng
đi thực tế, động viên các văn nghệ sĩ, các nhà khoa học sáng tạo nhiều tác phẩm,
công trình khoa học về vănhoá, văn học, nghệ thuậtphục vụ nhân dân, nhất là các
đề tài yêu nước, cách mạng, dân tộc và miền núi.
Hàng năm các thành viên trong Ban chỉ đạo có
trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức thực hiện phong trào ở lĩnh vực thành viên
phụ trách về Thường trực Ban chỉ đạo để tổng họp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.