UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2009/QĐ-UBND
|
Lạng Sơn, ngày
12 tháng 01 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LẠNG
SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày
03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày
16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên không phải đăng ký kinh
doanh;
Căn cứ Thông
tư
số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của
Bộ Xây dựng
hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 15/6/2007 của UBND Tỉnh
Lạng Sơn ban hành Quy định bảo vệ và
giữ
gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TU ngày
27/3/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về xây
dựng nếp sống văn minh đô thị, tăng cường quản lý trật tự, vệ sinh
môi trường đô thị;
Theo đề
nghị của Chánh Văn
phòng HĐND-UBND Thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy
định về thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa
bàn
Thành phố Lạng Sơn.
Điều 2. Giao Chủ tịch UBND các phường, xã chịu trách nhiệm tổ chức tuyên
truyền và triển khai thực hiện Quyết định này tới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm
hướng dẫn, đôn đốc UBND các
phường, xã thực hiện nghiêm túc Quyết định này.
Điều 3. ChánhVăn phòng HĐND
-UBND Thành phố, Thủ trưởng các phòng
ban, ngành trực thuộc, Chủ tịch UBND các phường, xã
thuộc Thành phố Lạng Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 07 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 18/3/2008 của UBND Thành phố Lạng Sơn.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đào Trọng Tâm
|
QUY ĐỊNH
VỀ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2009/QĐ -UBND,
ngày 12 tháng 01 năm 2009 của UBND Thành phố Lạng Sơn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số nội dung, yêu cầu để thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa
bàn
Thành phố Lạng Sơn.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Quy định này được áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động, cư trú, lao động, học tập trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện nếp sống văn minh đô thị
1. Thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên cơ sở tự nguyện, tự giác; tôn trọng
cộng đồng và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp
luật.
2. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên cơ sở giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp; loại bỏ những hình thức sinh hoạt, lối
sống, hủ tục lạc hậu ra khỏi đời sống xã hội.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. THƯƠNG MẠI
Điều 4. Văn
minh
trong giao tiếp, ứng xử
1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động thương mại có trách nhiệm duy
trì, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc; trang phục
gọn gàng, tác phong lịch sự; có
thái độ hoà nhã trong
giao tiếp,
ứng
xử với khách hàng và mọi người; thực hiện cạnh
tranh lành mạnh, trung thực
trong kinh doanh, tạo niềm tin với khách hàng.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh phải thực hiện việc niêm
yết
giá bán hàng hoá
và bán đúng giá đã niêm yết. Không nài ép, giành giật; không phân biệt đối xử với khách hàng.
Điều 5. Về thời gian và địa điểm kinh doanh
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được kinh doanh tại những địa điểm
được phép kinh
doanh theo quy định. Nghiêm cấm việc bày bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và
tại
các khu vực cấm kinh doanh, họp chợ.
2. Không kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke từ sau 12 giờ đêm
đến
8 giờ sáng; không kinh doanh trò chơi điện tử quá 11 giờ đêm.
Điều 6. Về hoạt động mua, bán hàng rong
1. Cá
nhân bán hàng rong phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ
bán hàng và hàng hoá ngăn nắp, trật tự, phải có dụng cụ chứa đựng rác, chất thải
phù hợp. Không dùng loa đài để quảng cáo, rao mua, bán hàng hoá.
2. Cá
nhân mua, bán hàng rong không được phép mua, bán hàng dưới lòng đường, trên các
phương tiện vận chuyển; khu vực thuộc các danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá
- lịch sử đã được xếp hạng; khu vực trụ sở các cơ quan, tổ chức; doanh trại
quân đội nhân dân, trường học, bệnh viện; khu vực cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và
các khu vực mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định cấm khác.
3. Cá
nhân bán hàng rong và dịch vụ lưu động không được gây ồn tại nơi công cộng và
làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ sau 22 giờ đến 5
giờ sáng.
Mục 2. QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
Điều 7. Về hoạt động xây dựng
1. Chủ công trình xây dựng phải có giấy
phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp trước khi tiến hành khởi công (trừ các trường hợp được miễn giấy
phép theo quy định của Luật Xây dựng); có trách nhiệm tạo điều kiện khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra theo quy định.
2. Chủ công trình xây dựng, tổ chức, cá nhân khi thi công phải đảm bảo các quy định về an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh trong thời gian thi
công. Việc tập kết vật liệu xây dựng không được gây cản trở giao thông và mất vệ sinh môi trường.
Điều 8. Về bảo vệ
công trình hạ tầng đô thị
1. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
tham
gia bảo vệ các công trình hạ tầng
đô thị như: hệ thống điện chiếu sáng công cộng,
điện sinh hoạt, cấp thoát nước, viễn
thông, thông tin liên lạc...
2. Người phát hiện hành vi xâm
hại công trình hạ tầng đô thị có trách nhiệm thông báo kịp thời đến UBND phường, xã hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
Điều 9. Về đảm bảo an
toàn giao thông
1. Hộ
gia đình, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, làm sạch vỉa hè; để phương tiện gọn
gàng, đảm bảo lối đi của người đi bộ. Không lợp mái che, mái vẩy; không sử dụng
vỉa hè vào các mục đích khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Không
để phương tiện dưới lòng đường; thực hiện việc dừng, đỗ xe đúng nơi quy định.
Không tự ý mở đường dẫn từ vỉa hè xuống lòng đường.
3.
Nghiêm cấm các hành vi họp chợ, bày bán hàng và các hoạt động thể thao tự phát
khác trên đường giao thông.
Điều 10. Về bảo vệ cây xanh, vườn
hoa, khu
vui
chơi công cộng
1. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
tham
gia
bảo vệ, giữ gìn hệ thống cây
xanh, vườn hoa, khu vui chơi công cộng; tự quản, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên và hè phố trước cửa nhà mình. Không tự
ý chặt hạ, tỉa cành cây xanh khi chưa
được
phép của
cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
2. Người phát hiện hành vi xâm hại cây xanh, vườn hoa, khu vui chơi công cộng có trách nhiệm thông báo kịp thời đến UBND phường, xã hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
Điều 11. Về người điều khiển, dẫn
dắt súc vật
1. Súc vật ra
đường phải có người điều khiển, dẫn dắt. Không thả rông chó và
các loại súc vật trên đường. Khi đưa chó đi ra
đường phải có rọ mõm. Người chủ của
súc
vật phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm và phải bồi thường thiệt hại (nếu
có)
do súc vật gây ra.
2. Không dắt súc vật chạy
theo
khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông.
Mục 3. VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG
Điều 12. Về thu gom và xử lý rác
thải
1. Các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện đúng quy
định về thu gom,
xử
lý rác thải. Không để vật đựng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình ra lòng
đường, vỉa hè. Thực hiện đúng thời gian đổ rác
theo quy định của
đơn
vị thu gom rác.
2. Cấm các hành vi: vứt, đổ rác thải, nước thải ra lòng đường, vỉa hè, sông, suối, ao hồ, công viên, vườn hoa và
các khu công cộng.
Điều 13. Bảo vệ
và
giữ gìn vệ sinh nguồn nước
1. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu vực vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải được qua hệ thống xử lý trước khi xả vào hệ
thống thoát nước chung.
2. Nghiêm cấm việc xả nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước mặt của sông,
suối, hồ, ao, kênh mương.
Điều 14. Bảo vệ
và
giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu
dân cư
1. Nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân phải có công trình vệ sinh đảm
bảo
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
2. Không bố trí cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại khu vực nội thành khi chưa được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Không xây
dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc kho tàng có chứa chất dễ cháy, nổ, hoá chất độc hại hoặc gây
tiếng ồn quá mức cho phép trong các khu dân cư
khi chưa
được
cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Định kỳ hàng tuần, hàng tháng các hộ gia đình, các khối phố, thôn
bản, khu
dân cư tổ chức tổng vệ sinh đường phố, đường ngõ xóm, nhà ở để đảm
bảo
vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
Mục 4 . VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG
Điều 15. Văn
minh
trong việc cưới, việc tang
1. Việc cưới:
a)
Lễ cưới tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm. Chấp hành việc đăng ký kết hôn theo quy
định của pháp luật. Khuyến khích sử dụng hình thức báo hỷ thay
cho
việc
tổ
chức tiệc
cưới linh đình.
b) Không bắn các
loại pháo trong đám cưới.
2. Việc tang:
a) Lễ tang tổ chức nhanh gọn, văn minh, tiết kiệm. Gia đình có tang lễ phải đưa
tang, chôn cất trong thời gian 48 giờ, kể từ thời điểm người chết. Trường hợp người chết là người có bệnh truyền nhiễm
phải thực hiện việc đưa tang, chôn cất trong thời
gian 24 giờ.
b) Không thực hiện hoạt động mê tín, dị đoan dưới mọi hình thức. Không tổ
chức ăn uống linh đình sau khi đưa tang và các
dịp
cúng giỗ.
c)
Hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ. Nghiêm
cấm
rắc tiền giấy, tiền
xu
trên đường đưa tang.
Điều 16. Đảm bảo trật tự, mỹ quan
đô thị
1. Không sử dụng nhạc trong đám cưới, đám
tang với âm
lượng lớn; không sử dụng nhạc trước 6 giờ
và sau 22 giờ.
2. Tổ chức đưa rước đám cưới, đám tang có trật tự, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Khi có nhu cầu sử dụng vỉa hè để dựng rạp phải xin phép UBND phường, xã.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Khen thưởng
Các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định này được biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Việc đánh
giá
kết quả thực hiện Quy
định này là một cơ sở để bình xét các danh
hiệu: Cơ quan văn hoá; Khu dân cư tiên tiến; Khu dân cư văn hoá; Gia đình văn hoá.
Điều 18. Xử lý vi phạm
Mọi hành vi vi phạm
Quy định này, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nêu tên
trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và bị áp dụng các quy định
của
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính theo từng lĩnh vực hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự. Nếu gây hậu quả hoặc gây thiệt hại còn phải khắc phục và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các
cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ
ban nhân dân thành phố chịu
trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước do đơn vị phụ trách.
2. Thủ trưởng các phòng, ban, cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố, các tổ chức, đơn vị có trụ sở trên địa bàn Thành phố chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, quán triệt và giám sát việc thực hiện các nội dung Quy định đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị và đoàn viên, hội viên.
3. Uỷ ban nhân dân các phường, xã chịu trách nhiệm xây dựng kế
hoạch, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân và bổ sung những nội dung của Quy định này vào
quy ước, hương ước của các
khối
phố, thôn bản trên địa bàn.
4. Các cơ quan, đơn vị và
Uỷ
ban nhân dân các phường, xã báo cáo kết quả
thực hiện Quy định này trong các báo cáo định kỳ tháng, quý, năm gửi đến Văn phòng
HĐND-UBND để tổng hợp và báo cáo UBND Thành phố.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ
quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố và Uỷ ban nhân dân các
phường, xã phản ánh, kiến nghị, kịp thời gửi đến Văn phòng HĐND-UBND thành phố
để
tổng hợp, trình UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung./.