Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo 2004 21/2004/PL-UBTVQH11

Số hiệu: 21/2004/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 18/06/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21/2004/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2004

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 21/2004/PL-UBTVQH11 NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO


Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004;
Pháp lệnh này quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.

Điều 2

Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.

Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật.

Điều 3

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động tín ngưỡng hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

2. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng, bao gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác.

3. Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận.

4. Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm ban hộ tự hoặc ban quản trị chùa của đạo Phật, giáo xứ của đạo Công giáo, chi hội của đạo Tin lành, họ đạo của đạo Cao đài, ban trị sự xã, phường, thị trấn của Phật giáo Hoà hảođơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác.

5. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.

6. Hội đoàn tôn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo.

7. Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận.

8. Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận.

9. Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo.

10. Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.

Điều 4

Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ.

Điều 5

Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật; tôn trọng giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo; giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Điều 6

Quan hệ giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế về vấn đề có liên quan đến tôn giáo phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế.

Điều 7

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

b) Phản ảnh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ, người có tín ngưỡng, các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

d) Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nước chủ động phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc tuyên truyền, vận động và thực hiện các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 8

1. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

2. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Chương 2:

HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CÓ TÍN NGƯỠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC

Điều 9

1. Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáomình tin theo.

2. Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, người có tín ngưỡng, tín đồ có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 10

Người tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, của lễ hội và hương ước, quy ước của cộng đồng.

Điều 11

1.Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo.

2. Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có sự chấp thuận của sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện.

Điều 12

1. Người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở đó với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã); trường hợp tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

2. Thẩm quyền chấp thuận việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng do Chính phủ quy định.

Điều 13

1. Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật thì không được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo, quản lý tổ chức của tôn giáo và chủ trì lễ hội tín ngưỡng.

2. Đối với người đã chấp hành xong các hình phạt hoặc biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 1 Điều này, chỉ sau khi được tổ chức tôn giáo đăng ký hoạt động và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo và quản lý tổ chức của tôn giáo.

Điều 14

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Điều 15

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường;

2. Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc;

3. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;

4. Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.

Chương 3:

TỔ CHỨC TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO

Điều 16

1. Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;

b) Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;

c) Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;

d) Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;

đ) Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

2. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:

a) Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Việc đăng ký hoạt động tôn giáo quy định tại điểm khoản 1 Điều này; hoạt động tôn giáo của tổ chức đã đăng ký và trình tự, thủ tục công nhận tổ chức tôn giáo do Chính phủ quy định.

Điều 17

1. Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.

2. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).

3. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 18

1. Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra hội nghị, đại hội.

2. Việc tổ chức hội nghị, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo của tổ chức tôn giáo được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.

3. Việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tiến hành sau khi có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hội nghị, đại hội.

Điều 19

1. Hội đoàn tôn giáo được hoạt động sau khi tổ chức tôn giáo đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Việc đăng ký hội đoàn tôn giáo được quy định như sau:

a) Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi hội đoàn hoạt động;

b) Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi hội đoàn hoạt động;

c) Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.

Điều 20

Dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo được hoạt động sau khi đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc đăng ký hoạt động của dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo được áp dụng như đối với hội đoàn tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này.

Điều 21

1. Người đi tu tại các cơ sở tôn giáo phải trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở. Người chưa thành niên khi đi tu phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

2. Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi nhận người vào tu có trách nhiệm đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo.

Điều 22

1. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáođảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợpcó yếu tố nước ngoài thì còn phải có sự thỏa thuận trước với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.

2. Người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện sau đây mới được Nhà nước thừa nhận:

a) Là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt;

b) Có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc;

c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

3. Việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.

4. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 23

Khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đi và đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đến.

Trường hợp chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo đã bị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị xử lý về hình sự thì khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo còn phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đến theo quy định của Chính phủ.

Điều 24

1. Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

2. Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt.

Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khoá trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

3. Việc mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp.

4. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng tôn giáo do Chính phủ quy định.

Điều 25

Các cuộc lễ của tổ chức tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Cuộc lễ có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải được Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra cuộc lễ chấp thuận;

2. Cuộc lễ có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra cuộc lễ chấp thuận.

Chương 4:

TÀI SẢN THUỘC CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TÍN ĐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC

Điều 26

Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó.

Điều 27

1. Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng ổn định lâu dài.

2. Đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được sử dụng ổn định lâu dài.

3. Việc quản lý và sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 28

1. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước theo quy định của pháp luật.

2. Việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải công khai, rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi quyên góp phải thông báo với Uỷ ban nhân dân nơi tổ chức quyên góp.

3. Không được lợi dụng việc quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc thực hiện những mục đích trái pháp luật.

Điều 29

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được bảo đảm bình thường như các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác.

Việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật có liên quan.

Điều 30

Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Khi thay đổi mục đích sử dụng của các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng phải có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; khi thay đổi mục đích sử dụng của các công trình thuộc cơ sở tôn giáo phải sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 31

Việc di dời các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng,tôn giáo do yêu cầu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải được trao đổi trước với người đại diện của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo và thực hiện đền bù theo quy định của pháp luật.

Điều 32

Việc xuất bản, in, phát hành các loại kinh, sách, báo, tạp chí và các xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm về tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất đồ dùng phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 33

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và tham gia các hoạt động khác vì mục đích từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật.

2. Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TÍN ĐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC

Điều 34

Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc có quyền thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế theo quy định của hiến chương, điều lệ hoặc giáo luật của tổ chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Khi thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế, tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc phải bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và công việc nội bộ của các quốc gia.

Điều 35

Khi tiến hành các hoạt động quan hệ quốc tế sau đây phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương:

1. Mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam hoặc triển khai chủ trương của tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam;

2. Tham gia hoạt động tôn giáo, cử người tham gia khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài.

Điều 36

Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương chấp thuận, phải tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo của Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 37

Người nước ngoài khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; được mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để phục vụ nhu cầu của bản thân theo quy định của pháp luật Việt Nam; được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín đồ tôn giáo Việt Nam; được mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam để thực hiện các lễ nghi tôn giáo cho mình; tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 39

1. Tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thì không phải làm thủ tục công nhận lại.

2. Hội đoàn tôn giáo, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo đã đăng ký và được phép hoạt động trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thì không phải làm thủ tục đăng ký lại.

Điều 40

Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2004.

Điều 41 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 21/2004/PL-UBTVQH11

Hanoi, June 18, 2004

 

ORDINANCE

ON BELIEFS AND RELIGIONS

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
Pursuant to Resolution No. 21/2003/QH11 of November 26, 2003 of the XIth National Assembly, the 4th session, on the 2004 law- and ordinance-making program;
This Ordinance prescribes belief and religious activities.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Citizens have the right to belief and religious freedom, following or not following any religion

The State guarantees citizens' right to belief and religious freedom. Nobody can infringe upon such freedom right.

All religions are equal before law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Religious dignitaries, priests, monks and citizens who have beliefs or follow religions enjoy all civic rights and have to perform the civic obligations

Religious dignitaries, priests and monks have to regularly educate followers in patriotism, exercise of the civic rights, performance of the civic obligations and the sense of law observance.

Article 3.- In this Ordinance, the following terms and phrases shall be construed as follows:

1. Belief activities mean activities demonstrating the ancestral worship, commemoration and honoring of the persons with merits to the country and/or communities; worship of deities, saints or traditional idols, and other folk belief activities representing the fine values of history, culture and social ethics.

2. Belief establishments mean places where communal belief activities are carried out, including communal houses, temples, small temples, small pagodas, ancestral worship altars, clan ancestor worship houses and the like.

3. Religious organizations mean groups of believers in the same system of religious tenets, principles and rites, which are organized according to a certain structure recognized by the State.

4. Grassroots religious organizations mean grassroots units of religious organizations, including pagoda protection boards or pagoda management boards of Buddhism, dioceses of Catholicism, chapters of Protestantism, religious clans of Caodaism, commune, ward or district township administration boards of Hoa Hao Buddhism sect, and grassroots units of other religious organizations.

5. Religious activities mean the preaching and practice of tenets, principles and rites and organizational management of religions.

6. Religious societies mean a form of rallying followers, set up by religious organizations in service of religious activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Followers mean persons who believe in a religion and are recognized by religious organizations.

9. Priests or monks mean followers who voluntarily and constantly effect a particular lifestyle according to the tenets and principles of a religion in which they believe.

10. Dignitaries mean followers who hold specific positions or ranks in religions.

Article 4.- Pagodas, churches, chancels, sanctuaries, communal houses, temples, small temples and head offices of religious organizations and training establishments of religious organizations, other lawful belief or religious establishments, canons and worshipping objects are protected by law.

Article 5.- The State guarantees the right to conduct belief activities and religious activities according to law provisions; respects cultural values and religious ethics; preserves and promotes positive values of the tradition of ancestral worship, commemoration and honoring of the persons with merits to the country or communities, in order to contribute to consolidating the great national unity bloc and satisfy the people's spiritual needs.

Article 6.- Relationships between the State of the Socialist Republic of Vietnam and foreign countries as well as international organizations regarding religion-related issues must be based on the principle of respect for each other's independence and sovereignty, non-interference in each other's internal affairs, equality and mutual interests, in conformity with each party's laws, international laws and practices.

Article 7.-

1. Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, have the responsibility:

a/ To rally people who have beliefs or follow religions as well as non-belief or non-religious people for building up the great national unity bloc, constructing and defending the Fatherland.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To take part in propagating among and mobilizing dignitaries, priests, monks, followers, persons who have beliefs, religious organizations and people to observe the law provisions on beliefs and religions;

d/ To participate in the formulation and supervision of the implementation of policies and laws on beliefs and religions.

2. Within the ambit of their tasks and powers, the State agencies shall take initiative in coordinating with Vietnam Fatherland Front Central Committee and the Front's member organizations in propagating, mobilizing and implementing policies and laws on beliefs and religions.

Article 8.-

1. It is prohibited to make discriminations for belief or religious reasons; or infringe upon the citizens' right of belief and religious freedom.

2. It is prohibited to abuse the right of belief and religious freedom to undermine peace, national independence and unification; incite violence or propagate wars, conduct propagation in contraven-tion of the State's laws and policies; divide people, nationalities or religions; cause public disorder, infringe upon the life, health, dignity, honor and/or property of others, or impede the exercise of civic rights and performance of civic obligations; conduct superstitious activities or other acts of law violation.

Chapter II

BELIEF ACTIVITIES OF BELIEVERS AND RELIGIOUS ACTIVITIES OF FOLLOWERS, PRIESTS, MONKS AND DIGNITARIES

Article 9.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In belief or religious activities, believers and followers shall have to respect the right to belief and religious freedom and the right to non-belief and non-religious freedom of other people; exercise their right to belief and religious freedom without impeding the exercise of their civic rights and performance of their civic obligations; and conduct belief or religious activities in strict compliance with law provisions.

Article 10.- Persons who join in belief or religious activities must observe regulations of belief or religious establishments or rituals as well as village codes and communal conventions.

Article 11.-

1. Dignitaries, priests and monks can perform religious rites within the scope of their charge, and preach or teach religions at religious establishments.

2. In cases where they perform religious rites, preach or teach religions at variance with the provisions of Clause 1 of this Article, they must obtain approvals of the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns (hereinafter referred collectively to as district-level People's Committees) where they shall conduct such activities.

Article 12.-

1. Persons in charge of grassroots religious establishments shall have to register annual programs of religious activities to take place at their establishments with the People's Committees of communes, wards or district townships (hereinafter referred collectively to as commune-level People's Committees); where religious activities are organized outside the registered programs, approvals of competent State agencies are required.

2. Competence to approve the organization of belief festivals shall be prescribed by the Government.

Article 13.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For persons who have completely served penalties or administrative handling measures mentioned in Clause 1 of this Article, they shall be allowed to preside over religious rites, do missionary work, to teach religions or manage religious organizations only after having their activities registered by religious organizations and approved by competent State agencies.

Article 14.- Belief or religious activities must be safe, thrifty, compatible with the national traditions and cultural identity, and preserve and protect the environment.

Article 15.- Belief or religious activities shall be stopped in one of the following cases:

1. They infringe upon the national security, seriously affect the public order or environment;

2. They adversely affect the people's unity, the fine national cultural traditions;

3. They infringe upon life, health, dignity, honor or property of other persons.

4. They involve other serious law violation acts.

Chapter III

RELIGIOUS ORGANIZATIONS AND OPERATION THEREOF

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. An organization shall be recognized as a religious organization when it fully meets the following conditions:

a/ Being an organization of persons having the same belief, having religious tenets, principles and rites, which are not contrary to the nation's fine traditions, customs and interests;

b/ Having a charter or statute expressing its guidelines, objectives and way of religious practice, closely associated with the nation and not contrary to law provisions;

c/ Having registered religious activities and conducting stable religious activities;

d/ Having a head office, organizational structure and lawful representative;

e/ Having an appellation not identical to that of another religious organization already recognized by the competent State agency.

2. Competence to recognize religious organizations:

a/ The Prime Minister recognizes religious organizations having the scope of operation in many provinces and/or centrally-run cities;

b/ The presidents of the People's Committees of the provinces or centrally-run cities recognize religious organizations having the scope of operation mainly in a province or centrally-run city.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.-

1. Religious organizations can establish, divide, separate, merge or amalgamate their attached organizations according to their respective charters or statutes.

2. The establishment, division, separation, merger or amalgamation of grassroots religious organizations must be approved by the People's Committees of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People's Committees).

3. The establishment, division, separation, merger or amalgamation of religious organizations not falling into the cases prescribed in Clause 2 of this Article must be approved by the Prime Minister.

Article 18.-

1. Conferences or congresses of grassroots religious organizations shall be organized after they are approved by the People's Committees of districts, where such conferences or congresses take place.

2. Religious organizations' conferences or congresses at the central level or of the entire religious sects shall be held after they are approved by the central-level agencies in charge of State management over religions.

3. Religious organizations' conferences or congresses not falling into the cases prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall be held after they are approved by the provincial-level People’s Committees of the localities, where such conferences or congresses take place.

Article 19.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The registration of religious societies is prescribed as follows:

a/ Religious societies having the scope of operation within a rural district, urban district, provincial capital or provincial town shall be registered with the district-level People's Committees of localities where they operate;

b/ Religious societies having the scope of operation in many rural districts, urban districts, provincial capitals and/or provincial towns shall be registered with the provincial-level People's Committees of localities where they operate;

c/ Religious societies having the scope of operation in many provinces and/or centrally-run cities shall be registered with the central-level agencies in charge of State management over religions.

Article 20.- Religious orders, monasteries and other collective religious practice organizations shall be allowed to operate after they have been registered with competent State agencies.

The registration of operations of religious orders, monasteries and other collective religious practice organizations shall comply with the regulations applicable to religious societies prescribed in Clause 2, Article 19 of this Ordinance.

Article 21.-

1. Persons who enter into religion at religious establishments must do so at their own free will without being compelled or obstructed by any other person. Minors who wish to enter into religion must be consented by their parents or guardians.

2. Persons in charge of religious establishments, when admitting persons wishing to enter into religion, shall have to register them with the commune-level People's Committees of the localities where their religious establishments are located.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The ordainment, bestowal of orders, appointment, election or honorary nomination in religions shall be effected according to charters or statutes of religious organizations and must satisfy the conditions prescribed in Clause 2 of this Article. For cases involving foreign elements, there must be prior agreements with the central-level agencies in charge of State management over religions.

2. Persons who are ordained, bestowed orders, appointed, elected or honorarily nominated must satisfy the following conditions before being recognized by the State:

a/ Being Vietnamese citizens, having good ethical qualities;

b/ Having spirit of national unity and harmony;

c/ Strictly observing law.

3. The dismissal or discharge of religious dignitaries shall comply with the charters or statutes of religious organizations.

4. Religious organizations shall have the responsibility to register the ordained, order-bestowed, appointed, elected or honorarily nominated persons; notify the dismissal or discharge of religious dignitaries to competent State management agencies.

Article 23.- When transferring religious dignitaries, priests or monks to other areas of operation, religious organizations shall have the responsibility to notify such to the district-level People's Committees of the localities where they leave and register them with the district-level People's Committees of the localities where they move to.

For dignitaries, priests or monks who have violated the religious legislation and been administratively handled by presidents of the provincial-level People's Committees or criminally handled, their transfer to other places of religious activities must also be approved by the provincial-level People's Committees of the localities where they move to according to the Government's regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Religious organizations may establish training schools or open fostering classes for professional religious activists.

2. The establishment of schools for training professional religious activists must be approved by the Prime Minister.

The enrollment of students of religious training schools must comply with the principles of publicity and free will of enrollees and the schools' approved operation charters.

The Vietnamese history and Vietnamese law shall be the curricular study subjects in the training programs of schools training professional religious activists.

3. The opening of fostering classes for professional religious activists must be approved by the presidents of the provincial-level People's Committees of the localities where such courses are opened.

4. The order and procedures for establishing or dissolving training schools or opening religious fostering classes shall be prescribed by the Government.

Article 25.- Religious organizations' rites occurring outside religious establishments shall comply with the following regulations:

1. Rites participated by followers within a rural district, urban district, provincial capital or provincial town must be approved by the district-level People's Committees of localities where such rites take place;

2. Rites participated by followers from many rural districts, urban districts, provincial capitals and/or provincial towns within a province or centrally-run city or from many provinces and/or centrally-run cities must be approved by the provincial-level People's Committees of the localities where such rites take place.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ASSETS OF BELIEF OR RELIGIOUS ESTABLISHMENTS AND SOCIAL ACTIVITIES OF RELIGIOUS ORGANIZATIONS, FOLLOWERS, PRIESTS, MONKS AND DIGNITARIES

Article 26.- Lawful assets belonging to belief or religious establishments shall be protected by law. It is strictly prohibited to infringe upon such assets.

Article 27.-

1. Land, where exist works used by religious establishments, including land pertaining to pagodas, churches, sanctuaries, chancels, monasteries, schools training professional religious activists, head offices of religious organizations and other establishments of religions permitted by the State to operate, shall be used in a stable and long-term manner.

2. Land with works being communal houses, temples, small temples, small pagodas, ancestral worship altars and clan ancestor worship houses thereon shall be used in a stable and long-term manner.

3. The management and use of land prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall comply with the provisions of the land legislation.

Article 28.-

1. Belief establishments and religious organizations may raise funds or receive assets voluntarily donated by organizations and individuals at home and abroad according to law provisions.

2. The fund raising by belief establishments and religious organizations must be organized publicly with clear use purposes and must be notified in advance to the People's Committees of the localities where the fund raising is organized.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29.- Belief or religious activities at belief or religious establishments being historical-cultural relics, scenic places or beauty spots are ensured to take place normally as at other belief or religious establishments.

The management, use, renovation and upgrading of works belonging to belief or religious establishments being historical-cultural relics, scenic places or beauty spots shall comply with the provisions of the legislation on cultural heritage and relevant legislations.

Article 30.- The renovation or upgrading of existing works belonging to belief or religious establishments or building of the new ones must comply with the law provisions on construction.

The change of the use purposes of works belonging to belief establishments must be approved by the district-level People's Committees. The change of the use purposes of works of religious establishments must be approved by the provincial-level People's Committees.

Article 31.- For the relocation of works belonging to belief or religious establishments due to requirements of socio-economic development plannings, the representatives of such belief or religious establishments must be notified and consulted in advance and compensations therefor shall be made according to law provisions.

Article 32.- The publishing, printing and distribution of prayer books, other belief or religious books, newspapers, magazines and publications; the trade in, export and import of cultural products on beliefs or religions; the production of articles in service of belief or religious activities must comply with law provisions.

Article 33.-

1. The State encourages and creates conditions for religious organizations to take part in bringing up and educating disadvantaged children; to provide assistance to healthcare establishments for the poor, the disabled, HIV/AIDS-infected persons, lepers, mental patients; to provide assistance for development of pre-school educational establishments, and take part in other activities for charity or humanitarian purposes in compliance with their charters or statutes and law provisions.

2. Dignitaries, priests or monks, in their capacity as citizens, are encouraged by the State to organize educational, healthcare, charity or humanitarian activities according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



INTERNATIONAL RELATIONS OF RELIGIOUS ORGANIZATIONS, FOLLOWERS, PRIESTS, MONKS AND DIGNITARIES

Article 34.- Religious organizations, followers, priests, monks and dignitaries may conduct international relation activities according to the provisions of their charters, statutes or principles and in compliance with Vietnamese law.

When conducting international relation activities, religious organizations, followers, priests, monks and dignitaries must be on equal footing, respect one another, respect independence, sovereignty and internal affairs of the countries.

Article 35.- The following international relation activities must be approved by the central-level agencies in charge of State management over religions:

1. Inviting foreign organizations or foreigners into Vietnam or organizing the execution of undertakings of foreign religious organizations in Vietnam;

2. Participating in religious activities or sending persons to join religious training courses overseas.

Article 36.- Dignitaries, priests or monks being foreigners may preach at Vietnamese religious establishments after being approved by the central-level agency in charge of the State management over religions, and must observe regulations of Vietnamese religious organizations and Vietnamese law provisions.

Article 37.- Foreigners, when entering Vietnam, must comply with the Vietnamese laws; are allowed to carry along religious publications and other religious articles to serve their personal needs according to provisions of Vietnamese laws; are given favorable conditions for their daily religious activities at religious establishments like Vietnamese religious followers; are allowed to invite Vietnamese religious dignitaries to perform religious ceremonies for them; and must observe regulations of Vietnamese religious organizations.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 38.- In cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Ordinance, the provisions of such international agreements shall apply.

Article 39.-

1. Religious organizations which have been recognized by competent State agencies before the effective date of this Ordinance shall not have to carry out the procedures for re-recognition.

2. Religious societies, religious orders, monasteries and other collective religious practice organizations, which have been registered and permitted for operation before the effective date of this Ordinance, shall not have to carry out the procedures for re-registration.

Article 40.- This Ordinance takes effect as from November 15, 2004.

Article 41.- The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nguyen Van An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Ordinance No.21/2004/PL-UBTVQH11 of June 29, 2004 on beliefs and religions

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.028

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.107.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!