HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 52/2011/NQ-HĐND
|
Bình Định, ngày
09 tháng 12 năm 2011
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH
BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày
02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành Quy chế hoạt động của HĐND;
Căn cứ Nghị quyết 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011
của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm
2020;
Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008
của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện
nghèo;
Sau khi xem xét Tờ trình số 97/TTr-UBND ngày 25
tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc Thông qua Chương
trình mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015 và định
hướng giảm nghèo đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 33/BC-VHXH ngày 01 tháng12
năm 2011 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất
trí thông qua Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Định giai
đoạn 2011-2015 và định hướng giảm nghèo đến năm 2020 với các mục tiêu, chỉ tiêu
chủ yếu sau:
I. Mục tiêu tổng quát
đến năm 2020
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì
người nghèo, tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo ở
các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tạo cơ hội để người nghèo, hộ
nghèo, hộ cận nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, đẩy nhanh
tiến độ giảm nghèo và củng cố thành quả của công cuộc giảm nghèo, hạn chế tái
nghèo; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống
giữa nông thôn và thành thị, các nhóm dân cư trên địa bàn; tăng cường khả năng
tiếp cận pháp lý cho người nghèo; bảo vệ phụ nữ và trẻ em hộ nghèo.
II. Mục tiêu
cụ thể giai đoạn 2011-2015
- Tạo việc làm ổn định và đa
dạng hoạt động thu nhập cho lao động nghèo; tăng thu nhập bình quân đầu người
của các hộ nghèo lên 2 lần và thu nhập bình quân đầu người của các huyện nghèo
tăng ít nhất 3 lần so với năm 2010.
- Đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ
nghèo chung trên địa bàn tỉnh xuống còn dưới 8%, bình quân mỗi năm giảm 2%
(theo chuẩn nghèo hiện hành). Riêng các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn,
thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 4-5%.
- Bảo đảm các điều kiện thiết
yếu về nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe,
giáo dục, dạy nghề, dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, các hoạt động vui chơi,
giải trí góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các hộ nghèo, đặc
biệt hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc
biệt khó khăn. Nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
nghề,… đạt 55%.
III. Các chỉ tiêu
chủ yếu cần đạt
được
đến năm 2015:
1. Đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 8%, bình
quân mỗi năm giảm 2% (theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015).
2. Đảm bảo cung cấp
đủ vốn cho 100% hộ nghèo và hộ cận nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn tín
dụng ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. 100% người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; phấn đấu 80%
hộ cận nghèo tham gia mua Bảo hiểm y tế và được Nhà nước hỗ trợ 50% mệnh giá mua
thẻ Bảo hiểm y tế tự nguyện cho hộ cận nghèo.
4. 100% con em thuộc
gia đình chính sách, người có công với cách mạng; trẻ em học mẫu giáo và học
sinh, sinh viên ở các xã vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn được miễn, giảm học phí và được hỗ trợ chi phí học tập.
5. Tạo việc làm ổn
định và đa dạng hoạt động thu nhập cho lao động nghèo; tăng thu nhập bình quân
đầu người của các hộ nghèo lên 2 lần và thu nhập bình quân đầu người của các huyện
nghèo nhất tăng ít nhất 3 lần so với năm 2010.
6. 100% hộ nghèo có
nhà ở đơn sơ, tạm bợ, dột nát được hỗ trợ làm nhà ở; đảm bảo đạt 95% hộ dân cư
nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
7. 100% các xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được đầu tư và nâng cao chất lượng
cơ sở hạ tầng thiết yếu.
8. 100% hộ nghèo và hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu
số ở các huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản, đặc biệt khó khăn được tiếp cận
các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, đời sống văn hóa, tinh
thần, tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.
9. 100% cán bộ tham
gia làm công tác giảm nghèo ở các cấp được tập huấn nâng cao năng lực giảm
nghèo.
IV. Kinh
phí
cho công tác
giảm nghèo giai đoạn 2011-2015
Ngoài các nguồn kinh phí từ
Trung ương, vốn tín dụng ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, vốn
Chương trình dự án lồng ghép khác để thực hiện các dự án, chính sách cho Chương
trình giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015 thì ngân sách của
tỉnh hỗ trợ Quỹ xóa đói, giảm nghèo là 8 tỷ đồng, cụ thể:
- Năm 2011 và năm 2012: 1 tỷ
đồng/năm;
- Từ năm 2013 đến 2015: 2 tỷ
đồng/năm;
Điều 2. Giao
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2011; có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2011./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tùng
|