Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 16/2008/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Đào Xuân Cần
Ngày ban hành: 08/07/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 16/2008/NQ-HĐND

Bắc Giang, ngày 08 tháng 7 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUỸ HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, HỌC TẬP, ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI TỪ 50% ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRỞ LÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHOÁ XVI-KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường và giải quyết khiếu nại về đất đai; Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp;
Xét Tờ trình số 28/TTr-UBND ngày 02/7/2008 của UBND tỉnh đề nghị thành lập Quỹ hỗ trợ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá- Xã hội HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thành lập Quỹ hỗ trợ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên (có Đề án của UBND tỉnh kèm theo).

Điều 2. Trích ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng bố trí vốn ban đầu cho Quỹ.

Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân vận động các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng quỹ.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, từ ngày ký.

Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Khoá XVI kỳ họp thứ 13 thông qua ./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy, VP.UBND tỉnh, VP Đoàn ĐBQH;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân tỉnh ;
- Các cơ quan, ban, ngành trực thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Viện KSND, TAND tỉnh, các cơ quan TW đóng trên địa bàn;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Công báo-Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH& HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Đào Xuân Cần

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP “QUỸ HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, HỌC TẬP, ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI TỪ 50% ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRỞ LÊN”

Căn cứ chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, tình hình thực tế của tỉnh và trao đổi kinh nghiệm với thành phố Hà Nội;

Sau khi tiếp thu ý kiến của Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tại phiên họp UBND tỉnh ngày 19/6/2008, UBND tỉnh đã bổ sung hoàn chỉnh Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên (gọi tắt là Quỹ hỗ trợ) của tỉnh với các nội dung sau:

1. Sự cần thiết phải thành lập Quỹ hỗ trợ

a) Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp hiện nay

Từ năm 2003 đến nay, để triển khai thực hiện một số dự án lớn như: Khu công nghiệp Đình Trám, Cụm công nghiệp Ô tô Đồng Vàng, Khu công nghiệp Quang Châu, Khu công nghiệp Vân Trung huyện Việt Yên, Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng trên địa bàn huyện Yên Dũng; Khu dân cư mới số 1, số 3, Công viên trung tâm của thành phố Bắc Giang; một số cụm công nghiệp và các dự án nhỏ lẻ khác ở các huyện, thành phố..., tỉnh đã thu hồi khoảng gần 1.500 ha đất chủ yếu là đất nông nghiệp, liên quan đến 41.273 hộ dân. Bình quân một năm tỉnh thu hồi trên 200 ha, dự kiến các năm tiếp theo tỉnh sẽ thu hồi và chuyển mục đích sử dụng khoảng 200 ha đến 250 ha.

Căn cứ vào số liệu báo cáo của UBND các huyện, thành phố, tổng hợp các đối tượng khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên có 6.443 phụ nữ đủ 55 tuổi trở lên; 3.999 nam giới đủ 60 tuổi trở lên; học sinh trung học cơ sở 5.679 học sinh; học sinh trung học phổ thông 4.673 học sinh; người già cô đơn 293 người; người trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo nghề 15.984 lao động; dự kiến số lượng lao động hỗ trợ đào tạo nghề bình quân một năm là 3.000 lao động (có biểu tổng hợp kèm theo).

Việc thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời gian vừa qua đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo nên những khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn và những khu đô thị mới khang trang hiện đại.

UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong đó quy định cụ thể các khoản hỗ trợ về ổn định sản xuất, đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, nhằm ổn định sản xuất, đời sống cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp. Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của tỉnh thường xuyên được quan tâm xem xét, điều chỉnh kịp thời theo hướng có lợi cho người dân, vì vậy một bộ phận người dân khi Nhà nước thu hồi đất được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã tự chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định được đời sống của mình.

b) Khi thu hồi đất và thực hiện bồi thường GPMB còn khó khăn, vướng mắc trong chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá chuyển, đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, còn những vấn đề tồn tại bức xúc lớn đang đặt ra trong quá trình thu hồi đất, tổ chức thực hiện bồi thường GPMB là:

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ mới quan tâm đến thiệt hại vật chất và được tiền tệ hóa chi trả trực tiếp cho người dân, trong khi đó người dân sử dụng khoản kinh phí này chưa hợp lý, chủ yếu sử dụng để tiêu dùng như xây dựng nhà cửa, mua sắm các vật dụng đắt tiền (xe máy, ti vi...) ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài;

- Thu hồi đất thường tập trung vào một số khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị, dẫn đến tình trạng ở một số địa phương có nhiều hộ gia đình đã thu hồi hết 100% đất sản xuất nông nghiệp;

- Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chưa gắn kết đồng bộ phát triển đô thị-công nghiệp với dịch vụ việc làm; chưa quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh để thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa tạo việc làm cho khu vực nông nghiệp nông thôn;

- Nhu cầu học nghề chuyển đổi nghề nghiệp ngày một lớn, nhưng đào tạo nghề chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm lao động nông nghiệp nông thôn (số đông lao động có trình độ văn hóa thấp, độ tuổi cao, khả năng học tập để chuyển đổi nghề và tìm việc làm hạn chế... ), số đông người sau khi thu hồi đất chưa chuyển đổi được nghề nghiệp;

- Chưa có sự quan tâm đồng bộ của hệ thống chính trị và người dân về sự cần thiết phải học nghề để có việc làm và thu nhập ổn định lâu dài.

2. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Luật Lao động; Luật Giáo dục và các Luật có liên quan;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

3. Mục tiêu của Đề án

- Mục tiêu chung: Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế đi liền với chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển nông thôn, trước hết là tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân vùng thu hồi đất, tạo thuận lợi cho việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư để phát triển kinh tế của tỉnh;

- Mục tiêu cụ thể: Xác định và thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ đối với các hộ gia đình sau khi thu hồi từ 50% đất nông nghiệp trở lên được giao theo Nghị định 64/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ để họ có điều kiện ổn định cuộc sống, phổ cập giáo dục, học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm, có thu nhập ổn định để có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi thu hồi đất.

4. Nội dung của Quỹ hỗ trợ

a) Nguồn thu để tạo Quỹ hỗ trợ

- Thu 7.000 đ/m2 trên tổng diện tích đất nhà nước thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Kêu gọi, vận động chủ đầu tư được giao đất, cho thuê đất sản xuất kinh doanh, dịch vụ đóng góp xây dựng Quỹ hỗ trợ;

- Đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh;

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Ngân sách tỉnh cấp (ban đầu);

Trường hợp thu từ các khoản huy động nêu trên còn thiếu thì ngân sách tỉnh cấp bổ sung.

b) Đối tượng được hưởng Quỹ hỗ trợ

Đối tượng được hỗ trợ: là các thành viên của hộ gia đình khi Nhà nước thu từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên được giao theo Nghị định 64/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ.

Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố tại thời điểm hiện nay, số lượng các đối tượng chính sách thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất nông nghiệp trở lên và dự kiến số người được hưởng Quỹ hỗ trợ như sau:

Số TT

Nội dung

Số lượng

(người)

01

Phụ nữ đủ 55 tuổi trở lên - hỗ trợ mua bảo hiểm y tế

6.443

02

Nam giới đủ 60 tuổi trở lên - hỗ trợ mua bảo hiểm y tế

3.999

03

Học sinh TH cơ sở được hỗ trợ 3 năm tiền học phí

5.679

04

Học sinh TH phổ thông được hỗ trợ 3 năm tiền học phí

4.673

05

Người già cô đơn được hỗ trợ 20kg gạo/tháng

293

06

Người trong độ tuổi LĐ được hỗ trợ đào tạo nghề

15.984

 

Dự kiến số lượng LĐ được hỗ trợ đào tạo bình quân 1 năm

3.000

c) Nội dung hỗ trợ

- Hỗ trợ học tập: Hỗ trợ tiền học phí (theo mức quy định của trường công lập hệ A) cho học sinh đang theo học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho các loại hình đào tạo giáo dục theo quy định; thời gian hỗ trợ 03 năm.

- Trợ cấp cho người hết tuổi lao động: Hỗ trợ 100% kinh phí bảo hiểm y tế theo mức thu bảo hiểm y tế tự nguyện cho người đủ 60 tuổi trở lên đối với nam và đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ (trừ những đối tượng đã được trợ cấp bảo hiểm y tế theo quy định); trợ cấp khó khăn cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, mức hỗ trợ bằng tiền tương đương 20kg gạo/người/tháng theo giá gạo trên thị trường tại thời điểm hỗ trợ.

- Hỗ trợ học nghề: Đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề phải theo học tại các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện đào tạo theo quy định của Nhà nước (bao gồm cơ sở dạy nghề trong hoặc ngoài tỉnh); được định hướng theo học các nghề phù hợp với khả năng của từng đối tượng và nhu cầu sử dụng lao động.

- Hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo một nghề cho người trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề, do Quỹ chi cho cơ sở đào tạo (kể cả doanh nghiệp tự đào tạo và tuyển dụng lao động lâu dài); không chi trực tiếp cho người đi học. Thẻ có giá trị bằng 3.000.000 đồng. Những trường hợp đã được hỗ trợ học tập, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ đào tạo nghề từ những nguồn kinh phí khác thì không được hưởng các khoản hỗ trợ theo quy định tại Đề án này.

5. Tổ chức thực hiện

a) Quản lý sử dụng Quỹ hỗ trợ

Quỹ hỗ trợ được đặt dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh thông qua Ban điều hành Quỹ do UBND tỉnh quyết định gồm: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban. Các thành viên là lãnh đạo các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm soạn thảo trình UBND tỉnh ban hành quyết định quy định cụ thể về thu, chi Quỹ, cơ chế quản lý, sử dụng... Quy chế hoạt động của Ban điều hành Quỹ và trách nhiệm của các cấp các ngành tổ chức thực hiện Quỹ hỗ trợ.

Tổ chức thực hiện Quỹ hỗ trợ phải được tổng hợp số liệu cụ thể, theo dõi, giám sát chặt chẽ các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ (thu hồi từ 50% đất nông nghiệp trở lên) từ thôn, xóm, tổ dân cư, khối phố, xã, phường, thị trấn đến cấp huyện, tỉnh, đảm bảo công khai minh bạch đúng chế độ, chính sách pháp luật, quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Tạo nguồn kinh phí cho Quỹ hỗ trợ

UBND tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh bổ sung Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008, cụ thể là bổ sung khoản 5, Điều 11 “Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân khi thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên, mức: 7.000đ/m2” của bản Quy định một số điểm cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 và cho thực hiện từ ngày UBND tỉnh ra Quyết định ban hành Quỹ hỗ trợ.

Tổ chức vận động quyên góp xây dựng Quỹ hỗ trợ một số dự án đã thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh như: Khu công nghiệp Quang Châu, Khu công nghiệp Vân Trung, Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng và các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp khác, mức đóng góp bằng 7.000đ/m2 đất.

Ngân sách tỉnh cấp ban đầu 15 tỷ đồng.

c) Công tác tuyên truyền của các tổ chức chính trị- xã hội và các ngành, các cấp

Để tạo sự chuyển biến đồng bộ và hiệu quả, thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị 11/2006/CT-TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ, ổn định đời sống người dân khi thu hồi đất, ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB và thu hút đầu tư của tỉnh; các tổ chức chính trị, các ngành, các cấp tăng cường tuyên truyền vận động mọi tổ chức và cá nhân tích cực xây dựng quỹ hỗ trợ, chăm lo đời sống nhân dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Đề án thành lập “Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên", trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và thi hành từ ngày 01/8/2008./.

 

BIỂU TỔNG HỢP

NHU CẦU QUỸ HỖ TRỢ THEO MỨC ĐỘ THU HỒI ĐẤT

(Kèm theo Đề án)

STT

Nội dung

Đơn giá (đồng)

Số lượng (người)

Thành tiền (đồng)

I

Thu hồi đất ≥ 30%

1

2

3 = 1 X 2

1

Phụ nữ > 55 tuổi (mua BHYT)

80 000

13 513

1 081 040 000

2

Nam giới > 60 tuổi (mua BHYT)

80 000

8 182

654 560 000

3

Học sinh THCS (học phí)

135 000

11 398

1 538 730 000

4

Học sinh THPT (học phí)

270 000

10 753

2 903 310 000

5

Người già cô đơn (mua gạo)

2 400 000

411

986 400 000

6

Đối tượng trong độ tuổi đào tạo nghề

 

21 211

 

-

Hỗ trợ đào tạo nghề

3 000 000

3 000

9 000 000 000

 

Tổng cộng:

 

 

16 164 040 000

II

Thu hồi đất ≥ 40%

 

 

 

1

Phụ nữ > 55 tuổi (mua BHYT)

80 000

7 881

630 480 000

2

Nam giới > 60 tuổi (mua BHYT)

80 000

4 866

389 280 000

3

Học sinh THCS (học phí)

135 000

6 674

900 990 000

4

Học sinh THPT (học phí)

270 000

5 675

1 532 250 000

5

Người già cô đơn (mua gạo)

2 400 000

314

753 600 000

6

Đối tượng trong độ tuổi đào tạo nghề

 

19 294

 

-

Hỗ trợ đào tạo nghề

3 000 000

3 000

9 000 000 000

 

Tổng cộng:

 

 

13 206 600 000

III

Thu hồi đất ≥ 50%

 

 

 

1

Phụ nữ > 55 tuổi (mua BHYT)

80 000

6 443

515 440 000

2

Nam giới > 60 tuổi (mua BHYT)

80 000

3 999

319 920 000

3

Học sinh THCS (học phí)

135 000

5 679

766 665 000

4

Học sinh THPT (học phí)

270 000

4 673

1 261 710 000

5

Người già cô đơn (mua gạo)

2 400 000

293

703 200 000

6

Đối tượng trong độ tuổi đào tạo nghề

 

15 984

 

-

Hỗ trợ đào tạo nghề

3 000 000

3 000

9 000 000 000

 

Tổng cộng:

 

 

12 566 935 000

IV

Thu hồi đất ≥ 60%

 

 

 

1

Phụ nữ > 55 tuổi (mua BHYT)

80 000

4 541

363 280 000

2

Nam giới > 60 tuổi (mua BHYT)

80 000

2 846

227 680 000

3

Học sinh THCS (học phí)

135 000

4 215

569 025 000

4

Học sinh THPT (học phí)

270 000

3 217

868 590 000

5

Người già cô đơn (mua gạo)

2 400 000

226

542 400 000

6

Đối tượng trong độ tuổi đào tạo nghề

 

11 744

 

-

Hỗ trợ đào tạo nghề

3 000 000

3 000

9 000 000 000

 

Tổng cộng:

 

 

11 570 975 000

V

Thu hồi đất ≥ 70%

 

 

 

1

Phụ nữ > 55 tuổi (mua BHYT)

80 000

4 083

326 640 000

2

Nam giới > 60 tuổi (mua BHYT)

80 000

2 633

210 640 000

3

Học sinh THCS (học phí)

135 000

3 757

507 195 000

4

Học sinh THPT (học phí)

270 000

2 648

714 960 000

5

Người già cô đơn (mua gạo)

2 400 000

194

465 600 000

6

Đối tượng trong độ tuổi đào tạo nghề

 

10 711

 

-

Hỗ trợ đào tạo nghề

3 000 000

3 000

9 000 000 000

 

Tổng cộng:

 

 

11 225 035 000

Ghi chú:

- Định mức chi bảo hiểm y tế bình quân 80.000đ/ng/năm (mức chi căn cứ CV số 308/CV-BHXH-TN ngày 02/6/2004 của BHXH tỉnh Bắc Giang;

- Định mức chi học phí THCS 15.000đ/tháng x 9 tháng = 135.000đ/hs/năm; Định mức chi học phí THPT (hệ A) 30.000đ/hs/tháng x 9 tháng = 70.000đ/hs/năm (mức chi căn cứ quy định tại QĐ số 28/2007/QĐ-UBND ngày 27/3/2007 của UBND tỉnh)

- Định mức chi cho người già cô đơn không nơi nương tựa 20kg gạo/tháng x 12 tháng x 10.000đ/kg = 2.400.000đ/người/năm;

- Định mức chi học nghề 3.000.000đ/lao động.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND ngày 08/07/2008 thành lập Quỹ hỗ trợ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên do Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XVI, kỳ họp thứ 13 ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.892

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.65.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!