HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 148/2019/NQ-HĐND
|
Lâm
Đồng, ngày 07 tháng 12 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Xét Tờ trình số 7676/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc
ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng
nhân dân tỉnh và ý kiến
thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mục tiêu
tổng quát
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững;
phấn đấu tốc độ tăng trưởng bằng hoặc cao hơn năm 2019, hoàn thành các chỉ tiêu
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ X, Nghị quyết 145/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội
đồng nhân dân tỉnh.
Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với
xây dựng nông thôn mới; ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao và phát
triển có chọn lọc các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến. Phát triển
toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân; thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ, phát huy đổi mới, sáng tạo. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh và đẩy mạnh khởi nghiệp. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống
thiên tai; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Giữ vững ổn định
chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 2. Các chỉ
tiêu chủ yếu
1. Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) (theo
giá so sánh 2010) tăng từ 8,5 - 9%; trong đó, khu vực nông lâm thủy tăng 5,0 -
5,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,2 -11,5%; khu vực dịch vụ tăng
10,1 - 10,5%.
- Cơ cấu kinh tế: Ngành nông lâm thủy
chiếm 43,1 - 43,2%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 18,1 - 18,2%, ngành dịch
vụ chiếm 38,6 - 38,8%.
- GRDP bình quân đầu người khoảng 73
- 75 triệu đồng.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng
800 triệu USD, tăng 11,1% so với năm 2019.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội từ 33.300 - 33.800 tỷ đồng, chiếm khoảng 36% GRDP.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn: 9.295 tỷ đồng, tăng 12% so ước thực hiện năm 2019; trong đó thu thuế, phí,
lệ phí: 5.985 tỷ đồng, tăng 14% so với ước thực hiện năm 2019.
- Tổng lượng khách du lịch khoảng 7,8
triệu lượt khách, tăng 9,1%, trong đó khách quốc tế khoảng 580 ngàn lượt, tăng
8,8%; tổng lượt khách du lịch qua đăng ký lưu trú khoảng 5,3 triệu lượt, tăng
9,3% so với năm 2019.
2. Các chỉ tiêu xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,02%;
quy mô dân số 1.340 triệu người.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5 - 1,0%,
trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2 - 3%.
- Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân: 90%.
- Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc
gia: 75 - 80%.
- Tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về
y tế: 98,6%; số bác sĩ/vạn dân: 7,9 bác sĩ.
- Tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị: 87,5%.
3. Các chỉ tiêu môi trường:
- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp
nước hợp vệ sinh: 90%.
- Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch:
71%.
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được
thu gom và xử lý: 91 - 95%.
- Tỷ lệ độ che phủ của rừng: 55%.
4. Chỉ tiêu về nông thôn mới: Có thêm
10 xã đạt 19/19 tiêu chí về nông thôn mới, có thêm 02 huyện (Đạ Tẻh, Cát Tiên)
đạt chuẩn nông thôn mới; có ít nhất 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao,
10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 109 xã đạt 19/19 tiêu chí về nông thôn mới,
06 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Điều 3. Nhiệm vụ
và giải pháp
1. Tiếp tục bám sát, thực hiện quyết
liệt, phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VIII
về nhiệm vụ phát triển kinh tế 5 năm 2016 - 2020; tập trung các nguồn lực thực
hiện có hiệu quả 04 chương trình trọng tâm, 12 công trình, dự án trọng điểm của
tỉnh và các công trình trọng điểm của các huyện, thành phố.
2. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp: Thực hiện
tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Tỉnh
ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 -
2020, định hướng đến năm 2025. Tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng
nông thôn mới, chuyển đổi giống cây trồng, tái canh cải tạo giống cà phê và đẩy
mạnh phát triển sản xuất an toàn, bền vững. Coi phát triển nông nghiệp hiệu quả cao là trọng tâm, ứng dụng công nghệ cao, công
nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và phát triển thị trường là khâu đột phá. Đổi
mới các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất theo chuỗi
giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Tăng cường quảng bá, phát triển
thương hiệu nông sản và nhãn hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Phát
triển chăn nuôi theo hướng bền vững, kiểm soát tốt dịch bệnh, an toàn vệ sinh
thực phẩm, đảm bảo môi trường. Thực hiện nghiêm về quản lý, bảo vệ rừng, chuyển
đổi mục đích đất lâm nghiệp, cho thuê môi trường rừng, bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học theo Luật lâm nghiệp; tăng cường khoanh nuôi tái sinh và trồng
rừng kinh tế, nâng cao độ che phủ rừng; chủ động phòng, chống cháy rừng và
phòng chống thiên tai.
3. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển
ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao các lĩnh vực, sản phẩm có
lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Chủ động tham gia và tận dụng thành tựu cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy đổi mới công nghệ, dây chuyền thiết bị, nâng cao năng suất lao động, phát triển
sản phẩm mới, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp của tỉnh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp; tiếp tục tháo gỡ khó
khăn vướng mắc để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư.
4. Thực hiện có hiệu quả Luật quy hoạch;
lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2045; hoàn thành đồ án quy hoạch thành phố Bảo Lộc và
vùng phụ cận, các đồ án quy hoạch đô thị vệ tinh và quy hoạch xây dựng trên địa
bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch; đảm
bảo khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Tăng
cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, trật tự xây dựng đô thị và nông
thôn.
5. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Tỉnh ủy về
phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm
2025; có các giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hạ tầng
du lịch, xây dựng các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí có quy mô lớn, sản
phẩm du lịch mới theo hướng chất lượng cao; đưa du lịch thật sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối
bán buôn, bán lẻ, từng bước chuyển đổi mô hình chợ truyền thống. Chú trọng phát
triển thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu hàng hóa. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường
chống kinh doanh trái phép, buôn lậu; ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập
lậu, hàng kém chất lượng. Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải,
tài chính ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác.
Tận dụng tối đa các lợi thế từ các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới đem lại đối với những mặt hàng có giá trị cao, có lợi thế của tỉnh. Chủ động mở rộng
thị trường xuất khẩu, tập trung các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
lớn. Ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư công nghệ cao, công nghệ tiên
tiến, hàng hóa trong nước chưa sản
xuất được.
6. Về điều hành ngân sách: Tập trung chỉ đạo công tác thu ngân sách, trọng
tâm là thu từ thuế, phí, lệ phí; chống thất thu ngay từ những tháng đầu năm;
chú trọng các địa phương có nguồn thu lớn và các lĩnh vực có số thu lớn; phấn đấu
hoàn thành dự toán thu ngân sách của từng tháng, từng quý và cả năm 2020.
Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà
nước theo hướng hiệu quả, bền vững; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ
trọng chi thường xuyên; đảm bảo chi cho con người, an sinh xã hội và chi cho quốc
phòng, an ninh; đảm bảo cơ cấu chi ngân sách địa phương theo đúng quy định.
7. Đầu tư phát triển: Tăng cường huy
động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) để xây dựng kết
cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu dân cư, khu du lịch. Ưu tiên
đầu tư cho các dự án, công trình cấp bách, bức xúc của tỉnh, đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn, giảm nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các công trình trọng điểm, quan trọng đang triển khai thực hiện để
đưa vào khai thác; huy động các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng thành phố
Đà Lạt trở thành thành phố thông minh. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu
trong công tác triển khai dự án và
giải ngân vốn đầu tư công; thường xuyên kiểm tra tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, giải phóng mặt bằng; đôn đốc
chủ đầu tư triển khai thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, đẩy nhanh tiến
độ giải ngân; kiên quyết điều chuyển vốn các dự án chậm triển khai, tỷ lệ giải
ngân thấp. Thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các
dự án sử dụng vốn ODA. Đẩy mạnh áp dụng đấu thầu qua mạng bảo đảm tỷ lệ theo
quy định.
8. Về phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã: Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ; Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 24
tháng 10 năm 2017 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động
lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến
năm 2020, triển khai các giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp, khuyến khích, thúc đẩy
doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo,
áp dụng công nghệ mới, nâng cao chất
lượng và khả năng cạnh tranh. Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế hợp tác,
nòng cốt là hợp tác xã với nhiều
hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, hình thành các chuỗi giá trị; nhân rộng
các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả.
9. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội:
Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa nhân các sự kiện chính trị quan
trọng của đất nước và của tỉnh; phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết
chế văn hóa, thể dục thể thao ở các cấp.
Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác dân số, y tế dự phòng; củng cố và nâng
cao hiệu quả hoạt động mạng lưới y tế cơ sở và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.
Thúc đẩy xã hội hóa, hợp tác công
tư, tạo điều kiện để y tế tư nhân phát triển.
Thực hiện có hiệu quả các nội dung đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của Ban chấp Trung ương, tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập
trong công tác quản lý, dạy và học,
thi cử. Thực hiện đầy đủ các chính sách phát triển giáo dục vùng khó khăn, đồng
bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách. Tăng cường xã hội hóa giáo dục và
đào tạo, nâng cao hiệu quả dạy nghề gắn giải quyết việc làm, gắn đào tạo nghề với
nhu cầu và thị trường lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công
nghệ; đổi mới sáng tạo trên cơ sở cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo vệ và
khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
Tiếp tục thực hiện đầy đủ, hiệu quả
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Tổ chức thực hiện hiệu quả các
chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Quan tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật,
trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ; công tác bình đẳng giới, chống tệ nạn xã hội.
10. Thực hiện hiệu quả các Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; phấn đấu
hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của chương trình. Ưu tiên nguồn lực cho các
xã xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới;
khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của
người nghèo; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao thu nhập cho người
dân.
11. Về cải cách hành chính: Tiếp tục thực hiện sắp xếp, củng cố tổ chức và bộ
máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo kế hoạch, lộ trình. Đẩy mạnh
cải cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và
một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở; nâng
cao năng lực và trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức;
xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động
công vụ. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện
cải cách hành chính; thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên giao đảm bảo chất lượng,
hiệu quả và đúng thời gian quy định.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính,
loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết trong đầu tư, kinh doanh, xây dựng,
đất đai... Đẩy mạnh thực hiện quản
lý nhà nước theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
12. Đẩy mạnh công tác phòng, chống
tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư; phát hiện
kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí; kiên quyết khắc phục tình trạng “tham
nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Xử lý kết luận
thanh tra, kiểm toán theo đúng quy định; chấn chỉnh khắc phục kịp thời những tồn
tại, hạn chế trong quản lý, điều hành. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp,
kéo dài.
13. Về quốc phòng an ninh và trật
tự an toàn xã hội: Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định
chính trị và trật tự an toàn xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế -
xã hội với bảo đảm an ninh quốc phòng; thực hiện tốt công tác diễn tập khu vực
phòng thủ, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, huấn luyện sẵn sàng
chiến đấu. Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Tăng cường
các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; thực hiện quyết liệt đồng bộ nhiều giải
pháp để bảo đảm an toàn giao thông, phấn đấu giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao
thông.
14. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước; kịp thời phát hiện, nhân rộng các nhân tố điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng - an ninh, chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và
những ngày lễ lớn của đất nước
trong năm 2020.
Điều 4. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề
phát sinh khi thực hiện Nghị quyết; xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung những
biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện Nghị quyết theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng nhân
dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của
pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Lâm Đồng Khóa IX, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2019 và
có hiệu lực từ ngày 17 tháng 12 năm 2019./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- VPQH, VPCP;
- Các bộ: KH và ĐT, Tài chính;
- TT: TU, HĐND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng;
- Đại biểu HĐND tỉnh
Khóa IX;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp
tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thành
phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh,
Báo Lâm Đồng;
- Chi cục VT, LT;
- Trang TTĐT HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, HS kỳ họp.
|
CHỦ
TỊCH
Trần Đức Quận
|