Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/2012/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Văn Thành
Ngày ban hành: 20/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2012/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 20 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 4

(Từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 7 năm 2012)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004; Luật Ngân sách Nhà nước ngày 06/12/2002;

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 26/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

Sau khi xem xét Tờ trình số 39/TTr-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2012 và Đề án số 4295/ĐA-UBND ngày 12 tháng 7 /2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu, nhiệm vụ

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng tương xứng là địa bàn ven đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất phù hợp, hiệu quả gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn liền phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá năng suất, chất lượng, hiệu quả; có sức cạnh tranh và phát triển bền vững, tăng cường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. An ninh trật tự được giữ vững, hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

a) Giai đoạn 2012 - 2015

- Năm 2012 hoàn thành quy hoạch và đề án nông thôn mới cho 100% xã.

- Có 30% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Có 40% số xã đạt chuẩn về hệ thống đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã; giao thông nội đồng đảm bảo yêu cầu cơ giới hóa nông nghiệp (Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

- 50% hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã đạt chuẩn (80% hệ thống kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa).

- 100% số xã đạt chuẩn về hệ thống điện, giá bán điện đúng quy định.

- 100% xã đạt chuẩn giáo dục tiểu học, hoàn thành 50% hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã.

- 50% số xã hoàn thiện hệ thống công trình phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; 40% số thôn, xã có nhà văn hóa đạt chuẩn; chợ nông thôn được xây dựng theo quy hoạch và đạt chuẩn (Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

- Hoàn thiện hệ thống công trình phục vụ việc chuẩn hóa y tế trên địa bàn xã; 70% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- 70% số xã có trụ sở và hệ thống công trình phụ trợ đạt chuẩn.

- 100% số xã đạt tiêu chuẩn ngành Thông tin và Truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

- Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 5,5 - 6%/năm; tốc độ tăng bình quân GDP nông - lâm - thủy sản tăng 4,5%/năm.

- Nâng cao thu nhập cư dân nông thôn gấp 1,5 - 2 lần so với hiện nay; giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn dưới 3% (Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp đạt dưới 25% (Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

- 80% số xã đã có nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; 80% xã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.

- 50% số xã đạt tiêu chí về giáo dục; tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 100%, tỷ lệ học sinh vào lớp 1, lớp 6 đúng độ tuổi đạt 100%.

- 50% số xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, 100% trung tâm xã và cụm dân cư có hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh. 30% số xã có Trung tâm văn hóa thể thao xã đạt chuẩn, trên 95% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 80% số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Đào tạo nghề cho 125.000 lao động nông thôn ở 3 cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp và sơ cấp), cụ thể: 70.000 lao động nông thôn được thụ hưởng theo chính sách từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu của Trung ương và địa phương; 55.000 lao động nông thôn đào tạo theo hình thức xã hội hoá.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 100% cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó: 60% Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã có trình độ đại học; 100% công chức xã có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó 60% có trình độ đại học, cao đẳng; 70% công chức có trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm; 100% cán bộ chủ chốt chính quyền có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 50% công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

- 100% số xã đạt chuẩn về giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn.

b) Giai đoạn 2016 - 2020

- Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng 70% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã theo chuẩn nông thôn mới: có 80% số xã đạt chuẩn về hệ thống đường giao thông địa bàn xã; có 80% số thôn, xã có các công trình phục vụ về nhu cầu hoạt động văn hóa - thể thao đạt chuẩn; 90% số xã có trụ sở và hệ thống công trình phụ trợ đạt chuẩn; 90% hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch); 90% số hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn (Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

- 70% số xã đạt chuẩn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao, tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm ”mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương, gắn với phát triển thị trường tiêu thụ.

- 90% số xã đạt chuẩn về phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; 90% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; 80% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn; 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trong đó 70% được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế. Các trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng được dùng nước hợp vệ sinh; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã; 100% số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ mục tiêu 70% số xã đạt chuẩn nội dung chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn; 75% số xã đạt chuẩn về đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, 100% công chức xã có trình độ đại học và cao đẳng chuyên môn nghiệp vụ, trung cấp lý luận chính trị hành chính.

Điều 2. Giải pháp thực hiện

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm đóng góp công sức, tri thức, nguồn lực của cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch trong triển khai xây dựng nông thôn mới; căn cứ vào điều kiện thực tế và lợi thế của từng vùng, địa phương rà soát, bổ sung hoàn thiện quy hoạch theo yêu cầu của Bộ Tiêu chí.

2. Tăng cường hỗ trợ, khuyến khích, đẩy mạnh phát triển sản xuất; trọng tâm là chuyển đổi: Xây dựng vùng sản xuất tập trung; cánh đồng mẫu lớn; sản xuất theo hướng hàng hoá; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; phát triển thị trường tiêu thụ; tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn.

3. Đào tạo nhân lực quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình; chú trọng đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý đầu tư, đất đai, văn hoá... và công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Từng bước thực hiện cơ khí hoá trong sản xuất nông nghiệp.

5. Huy động vốn thực hiện Chương trình

- Phấn đấu đạt tổng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 -2020 là 14.810.631 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn ngân sách: 5.971.556 triệu đồng (40,32%);

+ Vốn tín dụng: 4.419.537 triệu đồng (29,84%);

+ Vốn đầu tư của doanh nghiệp: 2.946.358 triệu đồng (19,89%);

+ Vốn huy động từ cộng đồng dân cư: 1.473.179 triệu đồng (9,95%).

Phân kỳ đầu tư:

+ Giai đoạn 2012 - 2015: 5.938.496 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách 2.375.398 triệu đồng.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 8.872.134 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách 3.548.854 triệu đồng.

- Bố trí tối đa các nguồn vốn của ngân sách địa phương các cấp để triển khai thực hiện Chương trình; chủ động, huy động cao độ vốn ngân sách Trung ương dành cho Chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để xây dựng nông thôn mới.

- Tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình nông dân tiếp cận vốn tín dụng đầu tư của nhà nước phát triển đường giao thông, xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở làng nghề ở nông thôn; vốn tín dụng theo chính sách ưu đãi phục vụ nông nghiệp, nông thôn; vốn tín dụng thương mại đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn xã bằng tiền hoặc hiện vật; có cơ chế để thu hút các tổ chức quốc tế, kiều bào tham gia đóng góp xây dựng quê hương.

- Vận động nhân dân đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện, bằng các hình thức phù hợp để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương; nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, thông qua HĐND xã.

- Huy động các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

6. Tiếp tục áp dụng các cơ chế chính sách về hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đã được thành phố ban hành để thực hiện. Ban hành cơ chế chính sách đặc thù, cơ chế hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách để khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, huy động tối đa nội lực trong cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp.

7. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, chính quyền cấp huyện, cấp xã; phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể các cấp, làm chủ của cộng đồng dân cư để thực hiện trong xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác chỉ đạo, sơ tổng kết, thi đua, khen thưởng; công tác kiểm tra giám sát, phòng chống lãng phí, tiêu cực trong triển khai Chương trình.

8. Một số giải pháp trọng tâm thực hiện năm 2012 và 2013

- Trong năm 2012 hoàn thành phê duyệt các quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đảm bảo chất lượng.

- Tập trung quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn; xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, trọng tâm là hệ thống đường vận chuyển và hệ thống thuỷ lợi trong vùng sản xuất gắn với quy hoạch khu dân cư nông thôn.

- Ngay trong năm 2012, đối với các xã đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn, thành phố hỗ trợ xây dựng tuyến đường nội đồng phục vụ sản xuất trực tiếp bằng xi măng; vận động các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép, cát đá... bán sản phẩm theo giá ưu đãi; các địa phương vận động các doanh nghiệp và nhân dân hỗ trợ, đóng góp kinh phí mua các vật liệu khác, hiến đất, huy động nhân công để thực hiện.

- Thực hiện cơ giới hoá một số khâu canh tác, làm đất, tưới tiêu, gieo trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm.

- Tăng cường trồng cây phân tán ven đường giao thông nông thôn, các hệ thống kênh mương thuỷ lợi lớn.

- Tích cực chỉ đạo thực hiện thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn, nhất là việc xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng hầm bioga.

- Xây dựng các thiết chế văn hoá trong cộng đồng dân cư nông thôn.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

- Giao Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

- Ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố giúp HĐND thành phố xem xét, quyết định các cơ chế, chính sách cụ thể cần thiết theo thẩm quyền do Ủy ban nhân dân thành phố trình và báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp gần nhất.

- Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, các đại biểu HĐND thành phố đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố khoá XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2012, có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND thành phố thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thành

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND ngày 20/07/2012 về nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.496

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.66.13
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!