Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND quy định đặt tên đường công trình công cộng Cần Thơ

Số hiệu: 02/2017/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Phạm Văn Hiểu
Ngày ban hành: 07/07/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2017/NQ-HĐND

Cần Thơ, ngày 07 tháng 7 năm 2017

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên đường, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 50/TTr-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đặt tên đường và công trình công cộng; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất đặt tên 10 tuyến đường và 01 công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ

1. Đặt tên 10 tuyến đường trên địa bàn 04 quận

a) Quận Ninh Kiều (01 tuyến đường): Yết Kiêu;

b) Quận Cái Răng (01 tuyến đường): Trần Văn Việt;

c) Quận Bình Thủy (07 tuyến đường): Đồng Văn Cống, Đặng Văn Dầy, Tô Vĩnh Diện, Phạm Ngọc Hưng, Đồng Ngọc Sứ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Tính;

d) Quận Ô Môn (01 tuyến đường): Tôn Đức Thắng.

2. Đặt tên 01 công trình công cộng

Cầu Thới An Đông trên địa bàn quận Bình Thủy.

(Kèm theo:

- Phụ lục I: Thuyết minh quy mô, vị trí các tuyến đường và công trình công cộng;

- Phụ lục II: Tóm tắt tiểu sử danh nhân và ý nghĩa địa danh).

Điều 2. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành

1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai và thực hiện gắn biển tên đường, công trình công cộng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

2. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 07 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2017./.

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hiểu

PHỤ LỤC I

THUYẾT MINH QUY MÔ, VỊ TRÍ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố)

A. ĐƯỜNG (10 tuyến đường)

Stt

TÊN ĐƯỜNG

CHIỀU DÀI

(mét)

LÒNG ĐƯỜNG

(mét)

LỘ GIỚI

(mét)

SỐ LÀN XE

PHÂN NHÓM

GIỚI HẠN

(Điểm đầu - Điểm cuối)

TÊN TẠM GỌI HIỆN NAY

GHI CHÚ

I

QUẬN NINH KIỀU (01 tuyến đường)

1

Yết Kiêu

230

3,5 x 2

15

2

IV

Đường Phạm Ngũ Lão - đường Lê Anh Xuân (phường Thới Bình)

Đường cặp Rạch Sơn

II

QUẬN CÁI RĂNG (01 tuyến đường)

1

Trần Văn Việt

500

8

16

2

IV

Đường Võ Nguyên Giáp - Đường số 5, khu dân cư Công an (phường Hưng Thạnh và phường Phú Thứ)

Đường số 7, khu dân cư Công an

III

QUẬN BÌNH THỦY (07 tuyến đường)

1

Đồng Văn Cống

1.400

11

20

2

IV

Đường Trần Quang Diệu - Đường Võ Văn Kiệt (phường An Thới)

Hẻm 162 đường Trần Quang Diệu và đường Vành đai phi trường nhánh B

2

Đặng Văn Dầy

1.850

15 - 20

36

2 - 4

III

Đường Lê Hồng Phong - Đường Võ Văn Kiệt (phường Bình Thủy)

Đường trục chính khu hành chính quận Bình Thủy

3

Tô Vĩnh Diện

1.800

4

6

1

IV

Đường Bùi Hữu Nghĩa - Khu tái định cư phường Long Tuyền (phường Long Tuyền)

Đường Bùi Hữu Nghĩa - Khu tái định cư phường Long Tuyền

4

Phạm Ngọc Hưng

400

4

10

1

IV

Đường Võ Văn Kiệt - Đường Võ Văn Kiệt (phường An Thới)

Đường Vành đai phi trường 400 mét

5

Đồng Ngọc Sứ

450

5 - 8

16

1

IV

Đường Trần Quang Diệu - Đường Phạm Hữu Lầu (phường An Thới)

Hẻm 162/60 - 56 - 38 đường Trần Quang Diệu (đường LIA 10 - Rạch Phụng)

6

Nguyễn Chí Thanh

1.400

11

30

2

III

Đường Nguyễn Chí Thanh (hiện hữu) - Quốc lộ 91B (phường Thới An Đông)

Tuyến đường từ cầu Trà Nóc 2 đến Quốc lộ 91B

Đường Nguyễn Chí Thanh (mới) có chiều dài toàn tuyến là 5.740 mét

7

Nguyễn Thị Tính

280

6

10

1

IV

Đường Cách mạng tháng 8 đến đến cuối Hẻm 116 (phường Bùi Hữu Nghĩa)

Hẻm 116 đường Cách mạng tháng 8

IV

QUẬN Ô MÔN (01 tuyến đường)

1

Tôn Đức Thắng

9.600

11 - 24

42

2 - 4

I

Cầu Sang Trắng 1 - Cầu Ô Môn (phường Phước Thới và phường Châu Văn Liêm)

Quốc lộ 91

B. CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (01 công trình)

TT

TÊN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

ĐỊA CHỈ

QUY MÔ

Thông số mô tả quy mô theo quy định chuyên môn đối với từng loại công trình cụ thể

CẤP

TÊN TẠM GỌI HIỆN NAY

GHI CHÚ

I

QUẬN BÌNH THỦY

1

Cầu Thới An Đông

Phường Thới An Đông

Bê tông cốt thép, dài 300 mét, rộng 11 mét, tải trọng 30 tấn

I

Cầu Trà Nóc 2

PHỤ LỤC II

TÓM TẮT TIỂU SỬ DANH NHÂN VÀ Ý NGHĨA ĐỊA DANH
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố)

A. ĐƯỜNG (10 tuyến)

I. QUẬN NINH KIỀU (01 tuyến)

1. Yết Kiêu (1242 - 1301)

Yết Kiêu là tùy tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, quê làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Ông là một trong những tùy tướng tài giỏi và trung liệt của Hưng Đạo Vương. Vốn là người thiện thủy chiến, trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên, ông đã dùng tài lặn mà đánh đắm thuyền giặc và chính ông đã bắt sống tên phù thủy tay sai giặc lợi hại là Nguyễn Bá Linh.

Khi ông mất, vua Trần truyền lập đền thờ ông ở bờ sông Hạ Bì là nơi quê ông. Đời sau có thơ vịnh:

Hồ hải xông pha tỏ chí mình.

Không nề lặn lội cứu sinh linh.

Giữa sông cung kiếm trừ yêu quái.

Đáy nước khoan thuyền bắt Bá Linh.

Cướp vía Thoát Hoan khi đắc báo.

Giúp oai Hưng Đạo lúc hành binh.

Một mai phá giặc thành công lớn.

Rạng vẻ trời Nam một tướng tinh.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên; Phan Đại Doãn, Chương Thâu...-H. :Giáo dục, 2006.-647 tr.; 24cm).

II. QUẬN CÁI RĂNG (01 tuyến)

1. Trần Văn Việt (1950 - 1980)

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Việt sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau). Năm 1969, ông bắt đầu tham gia du kích tại xã, sau đó được bổ sung vào bộ đội chủ lực thuộc Quân khu 9. Ông đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong những năm tháng tham gia chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969 - 1975, ông đã chỉ huy đơn vị chiến đấu 17 trận lớn nhỏ, diệt hàng chục tên địch, bắn chìm 04 tàu chiến; riêng ông đã tiêu diệt 06 tên, thu 02 súng, 08 lựu đạn và một số quân trang và nhiều quân dụng khác của địch.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1976, ông được điều động về công tác trong lực lượng công an, được tổ chức phân công về đại đội Cảnh sát bảo vệ, Công an thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ. Trong quá trình công tác, ông luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được lãnh đạo giao, góp phần tích cực cùng đơn vị truy quét bọn tàn quân địch, bọn tội phạm hình sự, bắt hàng trăm tên tội phạm, trong đó có nhiều tên giết người cướp của, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương. Ông đã anh dũng hy sinh trong cuộc trấn áp bọn cướp có vũ khí tại số nhà 54, đường Phạm Ngũ Lão, thành phố Cần Thơ vào ngày 10 tháng 7 năm 1980.

Ngày 28 tháng 8 năm 1981, ông được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Qua hơn 10 năm chiến đấu và công tác, ông đã được tặng thưởng 01 Huân chương chiến thắng hạng nhất, 01 Huân chương chống Mỹ, cứu nước hạng Ba và nhiều bằng khen khác.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Đội Nghiên cứu lịch sử - Công an thành phố Cần Thơ cung cấp).

III. QUẬN BÌNH THỦY (07 tuyến)

1. Đồng Văn Cống (1918 - 2005)

Đồng Văn Cống sinh năm 1918, quê xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông nhập ngũ năm 1946 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1944.

Trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Nam Bộ. Từ năm 1946 - 1954, ông làm Trung đoàn trưởng,
Tỉnh đội trưởng Bến Tre. Từ năm 1954 - 1959, ông làm Ủy viên Ban Liên hiệp đình chiến Trung ương, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330. Năm 1962, ông làm Phó Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn. Từ năm 1963 - 1969, ông làm Tư lệnh Quân khu 9. Từ năm 1969 - 1972, ông làm Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, kiêm Tư lệnh bộ đội Việt Nam tại khu Đông Bắc Cam-pu-chia (C40). Từ năm 1973 - 1974, ông làm Tư lệnh Quân khu 8. Từ năm 1974 - 1975, ông làm Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, ông làm Phó Tư lệnh Quân khu 7. Tháng 10 năm 1982, ông làm Phó Tổng Thanh tra Quân đội. Ông còn là đại biểu Quốc hội khóa VI.

Ông được phong quân hàm Trung tướng năm 1980. Ông đã nhận được Huân chương Hồ Chí Minh, 02 Huân chương Quân công hạng I, 01 Huân chương Quân công hạng III.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Ban viết sử Cục Chính trị Quân khu 9; cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre: www.bentre.gov.vn, biên tập Nguyễn Hữu Vị).

2. Đặng Văn Dầy (1944 - 1994)

Đặng Văn Dầy, bí danh Ba Dầy, sinh năm 1944, tại ấp Tân Bình, xã Phong Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Ông nhập ngũ năm 1962, được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1965. Tháng 01 năm 1972, trước tình hình bình định ác liệt của địch và sự thông báo của cấp trên về một số hệ thống kho bị lộ. Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, đồng chí Ba Dầy chỉ huy một lực lượng gồm 06 đồng chí, tổ chức tập kích hỏa lực vào chi khu Bà Thầy, khi chúng đang xem đoàn hát Cần Thơ biểu diễn, tiêu diệt hàng chục tên lính ngụy và bắn chìm 02 tàu địch.

Tháng 6 năm 1972, đồng chí Đặng Văn Dầy nhận nhiệm vụ phục kích đánh tàu chở hàng tiếp tế cho đồn Bà Thầy. Đồng chí đã nhanh chóng chỉ huy lực lượng gồm 03 đồng chí đi trinh sát thực địa chọn địa điểm, thời cơ thích hợp, nắm rõ quy luật hoạt động của chúng. Báo cáo với chi bộ và được cấp trên nhất trí, đồng chí đã chỉ huy đồng đội cài thủy lôi và ém lực lượng hai bên sông, dùng súng B40 bắn cháy 02 tàu của địch, làm cho chúng thiệt hại về phương tiện, vật chất.

Tháng 7 năm 1972, đồng chí Đặng Văn Dầy tham gia lực lượng cán bộ, chiến sĩ kho S301A; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, tổ chức phục kích đánh Tiểu đoàn 4 thuộc Sư đoàn 21 ngụy ở cây Bả Đậu, kinh đứng Biện Nhị, tiêu diệt được 30 tên địch và làm cho chúng không tiến quân vào khu vực kho của đơn vị.

Năm 1986, đồng chí đã được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hạng nhì. Ngày 06 tháng 11 năm 1987, đồng chí Đặng Văn Dầy vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ Kho 301, 1962 - 2012).

3. Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953)

Tô Vĩnh Diện sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, anh tham gia dân quân ở địa phương, năm 1949 xung phong vào bộ đội.

Để chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ, Tô Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng một đơn vị cao xạ pháo. Trên đường đơn vị hành quân hơn 1.000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch, anh luôn luôn gương mẫu làm mọi việc nặng nhọc, động viên giúp đỡ đồng đội đưa pháo tới đích an toàn. Có lệnh kéo pháo ra, anh lại đi sát từng người, động viên giải thích rõ nhiệm vụ, giúp anh em quyết tâm khắc phục khó khăn.

Đêm tối, đường dốc, dây kéo pháo đứt, pháo lao nhanh xuống dốc. Trước cảnh hiểm nghèo đó, anh hô anh em: "Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo" và buông tay lái xông lên trước, lấy thân mình lao vào chèn bánh xe pháo. Pháo bị vướng, nghiêng tựa vào bờ, nhờ đó đơn vị giữ được pháo không rơi xuống vực. Anh đã anh dũng hy sinh.

Anh được nhà nước truy tặng Huân chương chiến công hạng I, Huân chương Quân công hạng II và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn....- H.: Giáo dục, 2006.- 648 tr.; 24 cm).

4. Phạm Ngọc Hưng (1918 - 1999)

Phạm Ngọc Hưng, bí danh Năm Hải, sinh năm 1918, tại xã Quới An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ông nhập ngũ năm 1945, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1946.

Trong kháng chiến chống Pháp, trưởng thành từ chiến sĩ đến Tỉnh đội trưởng Vĩnh Long. Từ năm 1957 - 1960, ông làm Tham mưu phó Sư đoàn 338, Sư đoàn phó Sư đoàn 330. Năm 1961, ông làm Tham mưu phó Quân khu Hữu Ngạn. Năm 1963, ông làm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 338. Năm 1964, ông làm Phó Tư lệnh Quân khu 9. Tháng 7 năm 1969, ông làm Tham mưu phó, kiêm Trưởng phòng Dân quân, Bộ tham mưu quân giải phóng miền Nam. Tháng 9 năm 1971, Phó Tư lệnh, rồi Tư lệnh Quân khu 9. Tháng 5 năm 1976, Phó Tư lệnh Quân khu 9 khi sáp nhập Quân khu 8 và Quân khu 9.

Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1974. Ông đã nhận được Huân chương Độc lập hạng I, Huân chương Quân công hạng I.

(Theo cơ sở dữ liệu nguồn từ Ban viết sử Cục Chính trị Quân khu 9; cổng thông tin điện tử: thvl.vn, trang tin "Người con trung hiếu")

5. Đồng Ngọc Sứ (1932 - 2015)

Mẹ Đồng Ngọc Sứ (còn gọi Mười Thơm) tham gia Cách mạng năm 1946. Đến năm 1949, mẹ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, là Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ lần lượt nhận các nhiệm vụ công tác phụ vận, công tác quân y Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo, dân y huyện Bình Minh, Trưởng đội giao liên công khai huyện, Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bình Minh. Từ năm 1966 - 1973, mẹ là Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long và Hội phó Ban Chấp hành Phụ nữ thị xã Sa Đéc. Năm 1974 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, mẹ là cán bộ Dân vận Thành ủy Cần Thơ.

Mẹ có một người con nuôi tên Đồng Xuân Bình - Trung đội phó truyền tin D312/e3, hy sinh năm 1972.

Mẹ Đồng Ngọc Sứ qua đời năm 2015 vì tuổi cao, được an táng tại số nhà 53/62 đường Nguyễn Việt Dũng, phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Trong kháng chiến, mẹ được tặng thưởng nhiều huân chương và được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ.- Cần Thơ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 1998.- Tr. 78).

6. Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967)

Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở thôn Niệm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Năm 17 tuổi, ông đã cùng một số thanh niên tá điền đấu tranh chống lại bọn cường hào địa phương. Ông tham gia phong trào Mặt trận Bình dân, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1937, sau đó được cử làm Bí thư Chi bộ. Năm 1938, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Cuối năm 1938, ông bị địch bắt. Sau khi ra tù, ông tiếp tục hoạt động và được cử lại làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Giữa năm 1939, ông lại bị giặc Pháp bắt và giam ở các nhà lao: Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột…

Năm 1941, ông vượt ngục và tham gia thành lập Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên, ra sức xây dựng cơ sở cách mạng nhiều nơi trong tỉnh. Năm 1943, ông lại bị bắt. Năm 1945, ông ra tù. Đến tháng 3 năm 1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng tổ chức ở Tân Trào (Tuyên Quang), ông được bầu vào Ban Chấp Trung ương Đảng, được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung kỳ.

Năm 1947, ông được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, sau đó làm Bí thư Phân khu ủy Bình - Trị - Thiên. Từ cuối năm 1948 đến năm 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy Khu IV. Năm 1950, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Phó Bí thư Tổng Quân ủy. Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II, khoá III.

Trong kháng chiến chống Mỹ, ông được Đảng điều động trở lại quân đội. Năm 1965, ông vào chiến trường miền Nam, là Ủy viên Hội đồng quốc phòng. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý. Sau khi mất, ông được truy tặng huân chương Hồ Chí Minh và huân chương Quân công hạng II.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên; Phan Đại Doãn, Chương Thâu...-H. : Giáo dục, 2006. -647 tr.; 24cm.)

7. Nguyễn Thị Tính (1927 - 1971)

Liệt sĩ, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Tính, quê quán tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang); bản thân, chồng và 01 con là liệt sĩ. Từ năm 1945, suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, vợ chồng mẹ đều tham gia công tác cách mạng. Mẹ từng là Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh xã Hiệp Hưng, Thường vụ Chi ủy xã, đến ngày mẹ hy sinh năm 1971. Chồng của mẹ là liệt sĩ Lương Minh Xiếu, Đảng ủy viên Đảng ủy liên cơ, hy sinh năm 1967, ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành. Con trai mẹ, anh Lương Văn Hiệp, nhập ngũ vào bộ đội năm 1960, hy sinh năm 1972 tại Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ.

Những thành tích và sự cống hiến công sức, máu xương của gia đình mẹ Nguyễn Thị Tính được Đảng và Nhà nước mãi mãi ghi ơn, ngày 24 tháng 4 năm 1995, mẹ được truy tặng danh hiệu cao quý Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cần Thơ.- Cần Thơ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 1998.- Tr. 392).

IV. QUẬN Ô MÔN (01 tuyến)

1. Tôn Đức Thắng (1888 - 1980)

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại làng Mỹ Hoà Hưng, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc tỉnh An Giang). Năm 1910, sau khi học xong trường dạy nghề, ông vào làm việc trong xưởng máy của hải quân Pháp tại Sài Gòn. Năm 1912, ông lãnh đạo cuộc bãi công của học sinh trường dạy nghề và công nhân nhà máy Ba Son. Bị lùng bắt ráo riết, ông phải trốn sang Pháp làm thợ máy trong hải quân Pháp.

Năm 1919, ông tham gia cuộc binh biến tại Biển Đen, bị điều động tới một đơn vị hải quân tham gia tấn công Xê-va-tô-pôn, ông đã tự tay kéo lá cờ đỏ trên đỉnh cột tàu Phơ-răng-xơ (France) để chào mừng Cách mạng tháng Mười Nga. Trở về nước năm 1920, ông ra sức xây dựng các cơ sở công hội bí mật tại khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn và lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925 thắng lợi. Năm 1926, ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1927, được cử vào Ban chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Nam kỳ. Cuối năm 1929, ông bị thực dân Pháp kết án 20 năm tù khổ sai và đày ra Côn Đảo.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông được chính quyền cách mạng đón về. Từ năm 1945 - 1969, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ tịch Mặt trận liên minh nhân dân ba nước Đông Dương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ 1955, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 1960,... Từ năm 1969, ông được cử làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông đã được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng huân chương Sao vàng, giải thưởng "Vì hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc" do Ủy ban giải thưởng hoà bình Quốc tế Lê-nin tặng. Năm 1967, ông được Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô tặng Huân chương Lê-nin.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn....- H.: Giáo dục, 2006.- 648 tr.; 24 cm).

B. CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (01 công trình)

QUẬN BÌNH THỦY (01 cầu đường bộ)

Thới An Đông

Thới An Đông là thôn được lập nên từ triều Gia Long, thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Sang triều Minh Mạng, thuộc tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Trải qua triều Thiệu Trị, Tự Đức đến đầu thời Pháp thuộc vẫn tổng cũ, thuộc hạt thanh tra Ba Xuyên, rồi Sóc Trăng, sau đó là Trà Ôn. Từ ngày 05 tháng 01 năm 1876, Thới An Đông được gọi là làng, thuộc hạt tham biện Trà Ôn. Từ ngày 01 tháng 01 năm 1900, thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1913 đến sau này thuộc quận Ô Môn cùng tỉnh. Từ năm 1956 đến ngày 30 tháng 4 năm1975, Thới An Đông được gọi là xã, thuộc tỉnh Phong Dinh. Về phía chính quyền cách mạng khi thành lập quận Ba, bao gồm xã Thới An Đông, thành phố Cần Thơ thuộc Khu ủy Khu 9 (Tây Nam Bộ), cho đến ngày 04 tháng 3 năm 1976, thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang (mới nhập). Từ ngày 26 tháng 12 năm 1991, thuộc tỉnh Cần Thơ, do chia tách tỉnh Hậu Giang. Đến ngày 02 tháng 01 năm 2004, cải biến thành phường Thới An Đông, thuộc quận Bình Thủy (mới lập), thành phố Cần Thơ.

Địa danh Thới An Đông xuất hiện trên 200 năm, bao gồm cả phường Trà Nóc, Trà An ngày nay. Di tích đình Thới An Đông xưa vẫn còn bên vàm rạch Trà Nóc, cạnh Nhà máy nhiệt điện. Tên gọi Thới An Đông mang ý nghĩa: một vùng đất ở về phía Đông luôn thái bình, an lạc.

(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bước đầu tìm hiểu Địa danh thành phố Cần Thơ.- Biên soạn Nhâm Hùng, 2013.- Tr. 125).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND ngày 07/07/2017 về đặt tên đường và công trình công cộng do thành phố Cần Thơ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.116

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.67.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!