Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 110/2024/NĐ-CP Công tác xã hội

Số hiệu: 110/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Lê Thành Long
Ngày ban hành: 30/08/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

Ngày 30/8/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 110/2024/NĐ-CP về Công tác xã hội, trong đó có nêu rõ thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề công tác xã hội.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

Tại Điều 41 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định cấp giấy chứng nhận hành nghề công tác xã hội theo thủ tục sau đây:

- Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến theo quy định tại Điều 40 Nghị định 110/2024/NĐ-CP cho cơ quan có thẩm quyền. Bao gồm những giấy tờ sau đây:

+ Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP .

+ Giấy chứng nhận đạt kết quả thực hành nghề công tác xã hội.

+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.

+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.

+ 02 ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải công bố, công khai danh sách người hành nghề công tác xã hội trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cấp chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

Xem chi tiết tại Nghị định 110/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2024.

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 110/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định về công tác xã hội.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định quyền và nghĩa vụ của đối tượng công tác xã hội; quyn và nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội; điều kiện đăng ký hành nghề công tác xã hội; thực hành nghề công tác xã hội; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội; cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân); cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác xã hội tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công tác xã hội là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.

2. Đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).

3. Dịch vụ công tác xã hội là dịch vụ do tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp hoạt động công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ giải quyết các vn đề xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.

4. Đạo đức nghề công tác xã hội là các chuẩn mực đạo đức mà người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội phải tuân thủ trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp,

5. Hành nghề công tác xã hội là những hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, trực tiếp thực hiện chuyên môn sâu (hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, chăm sóc, phục hồi hỗ trợ phát triển, tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho đối tượng công tác xã hội) của người làm công tác xã hội được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện đăng ký hành nghề công tác xã hội theo quy định của Nghị định này (sau đây gọi là giấy chứng nhận đăng ký hành nghề).

7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định của pháp luật về dân sự và bí mật về hồ sơ quản lý trường hợp.

8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng trong quá trình tư pháp.

Điều 4. Chức năng của công tác xã hội

Công tác xã hội có chức nàng hỗ trợ phòng ngừa; can thiệp, trị liệu; hỗ trợ phục hồi, phát triển đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng hạnh phúc của người dân; góp phần bảo đảm thực hiện quyền, nhân phẩm, giá trị của con người, công bằng và bình đẳng xã hội theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nguyên tắc của công tác xã hội

1. Tôn trọng và phát huy quyền lựa chọn, quyền quyết định mà không phân biệt giá trị, niềm tin, tư tưởng và cuộc sống của đối tượng và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

2. Thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của đối tượng bằng cách giúp đối tượng tự quyết định và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sng.

3. Tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẵn có của đối tượng để thúc đẩy việc trao quyền.

4. Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội, bảo đảm đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp và chất lượng.

5. Thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm cung cấp nguồn lực một cách công bằng, minh bạch theo nhu cầu của đối tượng.

6. Tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt đối xử về khả năng, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế - xã hội, màu da, chủng tộc, vùng miền, quốc tịch, quan điểm chính trị, tín ngưỡng tôn giáo và các đặc điểm sức khỏe của đối tượng.

7. Bảo đảm mọi quyết định đưa ra vì lợi ích tốt nhất của đối tượng.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về công tác xã hội

1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.

2. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác xã hội; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tham gia cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

3. Phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội, nhất là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Điều 7. Người làm công tác xã hội

Người làm công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Người làm công tác xã hội trong các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp, cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

3. Người làm công tác xã hội trong các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

4. Người làm công tác xã hội độc lập.

Điều 8. Dịch vụ công tác xã hội

Dịch vụ công tác xã hội gồm một hoặc nhiều dịch vụ sau:

1. Cung cấp các dịch vụ bảo vệ khẩn cấp

a) Đánh giá nguy cơ rủi ro, nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác.

b) Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng về chăm sóc y tế, nơi tạm trú an toàn, nước uống, thực phẩm, qun áo, đ dùng thiết yếu và đi lại.

2. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển

a) Đánh giá nhu cầu, sàng lọc, phân loại đối tượng; lập hồ sơ quản lý trường hợp.

b) Tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý, phục hồi tâm lý cho đối tượng.

c) Trị liệu rối nhiễu tâm trí, trị liệu sang chấn, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất.

d) Can thiệp, bảo vệ, chăm sóc, phục hồi và hỗ trợ phát triển cho các đối tượng.

đ) Xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát, đánh giá các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

e) Kết thúc kế hoạch can thiệp hỗ trợ đối tượng, lưu trữ hồ sơ quản lý đối tượng hoặc thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp mới (nếu đối tượng có nhu cầu),

g) Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng.

h) Kết nối cung cấp dịch vụ điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe; kết nối chuyển gửi đối tượng đến cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội hoặc cơ sở khác nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng.

i) Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, văn hóa, thể thao, tôn giáo và hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe cho đối tượng.

k) Tổ chức dạy văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp, tạo sinh kế, việc làm nhằm trợ giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.

l) Hỗ trợ đối tượng thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc phù hợp.

3. Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực

a) Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội, phát triển khả năng tự giải quyết các vn đ, giáo dục kỹ năng làm cha mẹ; đào tạo kỹ năng sng cho trẻ em và người chưa thành niên.

b) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội.

c) Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.

4. Cung cấp các dịch vụ phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tình trạng xâm hại, lạm dụng; bạo lực học đường, bạo lực giới và gia đình; ngược đãi và bóc lột lao động.

5. Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp, tòa án, phúc lợi xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chăm sóc người cao tui và người khuyết tật, giảm nghèo, phòng, chng ma túy, phát triển cộng đồng, công tác xã hội với người lao động và lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

6. Quản lý trường hợp đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở và ở cộng đồng.

7. Hỗ trợ phát triển cộng đồng

a) Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng.

b) Đ xuất cơ chế, chính sách và giải pháp công tác xã hội với các cơ quan có thẩm quyền.

c) Xây dựng mạng lưới nhân viên, cộng tác viên, tình nguyện viên công tác xã hội.

d) Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về công tác xã hội.

8. Hỗ trợ đối tượng đủ điều kiện ra khỏi cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện, cơ sở y tế trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

9. Tổ chức vận động nguồn lực thực hiện hoạt động công tác xã hội.

Điều 9. Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng gồm các bước sau;

1. Bước 1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

a) Thu thập các thông tin cơ bản của đối tượng, gia đình và thân nhân đối tượng, thông tin của người giám hộ hoặc người chăm sóc và các thông tin liên quan khác của đối tượng (nếu có).

b) Đánh giá toàn diện nhu cầu trợ giúp của đối tượng (theo thứ tự ưu tiên).

c) Tổ chức sàng lọc và phân loại đối tượng.

2. Bước 2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp đối với đối tượng.

a) Xây dựng kế hoạch trợ giúp phù hợp với đối tượng và nhu cầu của đối tượng.

b) Chủ trì, phối hợp với đối tượng và các tổ chức, cá nhân liên quan để xây dựng cụ thể về mục tiêu, nội dung hoạt động, khung thời gian, nguồn lực để xây dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp đối tượng.

c) Lập hồ sơ quản lý từng đối tượng.

3. Bước 3. Thực hiện kế hoạch trợ giúp đối tượng.

4. Bước 4. Theo dõi, rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch trợ giúp.

5. Bước 5. Kết thúc quá trình trợ giúp và lưu trữ hồ sơ.

Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

3. Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

4. Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.

5. Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thoả thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

6. Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội đ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

Mục 1. QUYỀN CỦA ĐỐI TƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 11. Quyền được tham vấn, tư vấn sử dụng dịch vụ công tác xã hội

1. Được thông tin, tham vấn, tư vấn, hướng dẫn về nhu cầu, phương pháp công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội phù hợp.

2. Được sử dụng dịch vụ công tác xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng và điều kiện thực tế của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Điều 12. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư

Được giữ bí mật thông tin về hồ sơ quản lý trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp đối tượng đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tiếp cận hồ sơ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội

1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng hoặc bị ép buộc sử dụng dịch vụ.

2. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội và các đặc điểm cá nhân khác.

Điều 14. Quyền được lựa chọn sử dụng dịch vụ công tác xã hội

1. Được lựa chọn sử dụng dịch vụ công tác xã hội phù hợp với nhu cầu.

2. Có người đại diện hoặc người giám hộ trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo quy định của pháp luật dân sự.

Điều 15. Quyền được cung cấp thông tin

1. Được cung cấp hồ sơ quản lý trường hợp của mình theo yêu cầu bằng văn bản.

2. Được hướng dẫn chi tiết về các dịch vụ công tác xã hội khi có yêu cầu.

Điều 16. Quyền được từ chối sử dụng dịch vụ công tác xã hội và rời khỏi cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

1. Được từ chối sử dụng dịch vụ công tác xã hội nếu không thấy phù hợp.

2. Được rời khỏi cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Quyền sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự

1. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật quyết định việc sử dụng dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, để kịp thời bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội có thể quyết định ngay việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng.

Mục 2. NGHĨA VỤ CỦA ĐỐI TƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 18. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Tôn trọng và không được có hành vi đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Điều 19. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội

1. Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin cá nhân, hợp tác đầy đủ với người hành nghề công tác xã hội và người làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

2. Phối hợp thực hiện các biện pháp, phương pháp can thiệp, trị liệu của người hành nghề công tác xã hội theo quy định của pháp luật.

3. Chấp hành nội quy của cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, quy định của pháp luật về công tác xã hội.

Điều 20. Nghĩa vụ chi trả chi phí sử dụng dịch vụ công tác xã hội

1. Đối tượng công tác xã hội sử dụng dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm chi trả tiền sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo văn bản hợp đồng tha thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội được ký kết với người hành nghề công tác xã hội hoặc cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác theo quy định của pháp luật được nhà nước hỗ trợ hoặc miễn tiền sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

2. Văn bản hợp đồng thỏa thuận (sau đây gọi tắt là hợp đồng thỏa thuận) theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương III

NGƯỜI HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Mục 1. QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 21. Quyền hành nghề công tác xã hội

1. Hành nghề công tác xã hội theo giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

2. Quyết định việc phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, hỗ trợ phát triển, tư vấn, trợ giúp và phương pháp công tác xã hội theo giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

3. Lập hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

4. Người hành nghề công tác xã hội độc lập được hưởng thù lao theo hợp đồng thoả thuận. Tiền thù lao được thỏa thuận tại hợp đồng thỏa thuận ký kết với đối tượng theo nguyên tắc tính đúng, tính đ trên cơ sở các yếu tố, gồm: Nội dung, tính chất của dịch vụ công tác xã hội; thời gian và công sức mà người hành nghề.công tác xã hội sử dụng để thực hiện dịch vụ công tác xã hội; kinh nghiệm và uy tín của người hành nghề; các chi phí tàu xe đi lại, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Trường hợp người hành nghề công tác xã hội làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội thì được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp, thù lao, tiền thưởng thu nhập tăng thêm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

5. Được hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội hoặc hành nghề độc lập.

6. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về công tác xã hội.

Điều 22. Quyền từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Người hành nghề công tác xã hội được từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các trường hợp sau:

1. Trường hợp vượt quá phạm vi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hoặc trái với giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

2. Việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội.

3. Đối tượng hoặc thân nhân của đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội có hành vi xâm phạm thân th, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phm của người hành nghề công tác xã hội.

4. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn công tác xã hội

1. Được đào tạo, đào tạo lại phát triển năng lực chuyên môn và cập nhật kiến thức công tác xã hội phù hợp nội dung hành nghề.

2. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về công tác xã hội.

Điều 24. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề công tác xã hội

1. Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.

2. Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc và cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; chính quyền nơi xảy ra sự việc có biện pháp bảo vệ người hoạt động hành nghề công tác xã hội.

Điều 25. Quyền được thực hiện biện pháp can thiệp công tác xã hội

Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc các cơ quan có liên quan sử dụng các biện pháp nghiệp vụ công tác xã hội để phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, bảo vệ, chăm sóc, phục hồi, hỗ trợ phát triển, tư vấn, trợ giúp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực, bạo hành, lạm dụng, ngược đãi gây tổn hại về thể chất, tinh thần và đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 26. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội

1. Tôn trọng các quyền của người sử dụng dịch vụ công tác xã hội; có thái độ hòa nhã, thấu cảm.

2. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định.

3. Đối x bình đẳng với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội, không để lại ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn.

Điều 27. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp

1. Thực hiện đúng quy định chuyên môn công tác xã hội.

2. Chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp công tác xã hội.

3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức công tác xã hội liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác xã hội; chịu trách nhiệm chi trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức; thực hành công tác xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Tận tâm trong quá trình hành nghề công tác xã hội.

5. Giữ bí mật những thông tin mà người sử dụng dịch vụ công tác xã hội đã cung cấp, trừ trường hợp pháp luật quy định.

6. Thông báo với người có thẩm quyền về trường hợp người hành nghề công tác xã hội khác có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Nghị định này.

7. Không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 10 của Nghị định này.

Điều 28. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với đồng nghiệp

1. Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong hành nghề công tác xã hội.

2. Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.

Điều 29. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với xã hội

1. Tham gia phát triển cộng đồng.

2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của những người cùng hành nghề công tác xã hội.

Điều 30. Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội về thực hiện đạo đức nghề nghiệp

1. Tuân th đạo đức nghề nghiệp khi hành nghề công tác xã hội.

2. Người hành nghề công tác xã hội có nghĩa vụ thực hiện bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Mục 3. ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ

Điều 31. Điều kiện hành nghề công tác xã hội

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ điều kiện sau đây được hành nghề công tác xã hội:

1. Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.

3. Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Điều 32. Các trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội

1. Người bị kết án mà chưa được xóa án tích.

2. Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

3. Đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề công tác xã hội

1. Ngôn ngữ sử dụng trong công tác xã hội là tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người hành nghề công tác xã hội, người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo yêu cầu của đối tượng và phải chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ công tác xã hội.

Điều 34. Cập nhật kiến thức công tác xã hội

1. Người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm cập nhật kiến thức công tác xã hội, phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.

2. Các hình thức cập nhật kiến thức công tác xã hội, bao gồm:

a) Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về công tác xã hội phù hợp với nội dung hành nghề công tác xã hội.

b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về công tác xã hội.

c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xã hội thuộc nội dung hành nghề.

d) Tự cập nhật kiến thức có liên quan đến công tác xã hội và các hình thức khác.

3. Người hành nghề công tác xã hội phải tham gia đào tạo bình quân tối thiểu 24 tiết học/năm hoặc tương đương tối thiểu 120 tiết học/05 năm để được cập nhật kiến thức công tác xã hội trong quá trình hành nghề công tác xã hội. Cơ quan, đơn vị có sử dụng người hành nghề công tác xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề công tác xã hội được cập nhật kiến thức.

4. Các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội và các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo về công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức cập nhật kiến thức công tác xã hội và cấp giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Kế hoạch, nội dung, phương pháp, chương trình, tài liệu cập nhật kiến thức công tác xã hội phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

7. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết Điều này.

Mục 4. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 35. Thực hành công tác xã hội

1. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội phải tham gia thực hành công tác xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy phép hành nghề công tác xã hội.

2. Thực hành công tác xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp,

b) Thực hiện tại các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác theo quy định của pháp luật) có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành.

c) Thời gian thực hành đối với trình độ đại học trở lên từ đủ 12 tháng, trình độ cao đẳng từ đủ 09 tháng, trình độ trung cấp từ đủ 06 tháng tại cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

d) Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

Điều 36. Tổ chức việc thực hành công tác xã hội

1. Tiếp nhận người thực hành:

a) Người thực hành phải nộp giấy đề nghị thực hành theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp bản sao, xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận (nếu có) chuyên môn liên quan với đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội nơi đăng ký thực hành.

b) Người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tiếp nhận người thực hành trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp không tiếp nhận người thực hành công tác xã hội thì trong thời gian 01 ngày làm việc người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Phân công người hướng dẫn thực hành:

Người đứng đầu đơn vị, cơ sở ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.

3. Người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung, lĩnh vực thực hành công tác xã hội; có thời gian làm việc tại đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ 3 năm trở lên.

b) Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành.

4. Trách nhiệm của người hướng dẫn thực hành:

a) Hướng dẫn thực hành công tác xã hội cho người thực hành.

b) Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời gian thực hành phải có nhận xét bằng văn bản về quá trình thực hành, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội và đề nghị người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp giấy xác nhận quá trình thực hành.

c) Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyn lợi của đối tượng do lỗi của người hướng dẫn thực hành.

5. Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản nhận xét của người hướng dẫn thực hành, người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 37. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội

1. Đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức công tác xã hội, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp về công tác xã hội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kế hoạch, khung chuẩn chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức công tác xã hội; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ công tác xã hội, cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề công tác xã hội.

3. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở cập nhật kiến thức công tác xã hội được giao nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội phải đáp ứng theo khung chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Mục 5. ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 38. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Người hành nghề công tác xã hội được cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề được cấp có giá trị trong phạm vi toàn quốc và có thời hạn hiệu lực 05 năm.

3. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số định đanh cá nhân hoặc số căn cước, số hộ chiếu.

b) Nội dung hành nghề công tác xã hội.

c) Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

d) Tình trạng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội (cấp mới, cấp lại).

4. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 39. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đối với người đăng ký hành nghề công tác xã hội làm việc tại các đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở trên địa bàn; người hành nghề công tác xã hội độc lập.

Điều 40. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi tắt là Tờ khai đăng ký hành nghề).

2. Giấy chứng nhận đạt kết quả thực hành nghề công tác xã hội.

3. Bản sao văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.

4. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.

5. 02 ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ.

Điều 41. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến theo quy định tại Điều 40 Nghị định này cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải công bố, công khai danh sách người hành nghề công tác xã hội trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cấp chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

Điều 42. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội được cấp lại đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị mất hoặc hư hỏng.

b) Thay đổi thông tin hoặc có sai sót thông tin quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều 38 của Nghị định này.

c) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

a) Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội đối với trường hợp bị hư hỏng, thay đổi thông tin hoặc sai sót thông tin.

c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn phù hợp với nội dung hành nghề đề nghị thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin quy định tại điểm b khoản 3 Điều 38 của Nghị định này.

d) 02 ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ.

đ) Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội tương đương 120 tiết học trong thời gian 05 năm đối với trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều này.

3. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

a) Người đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội nộp 01 hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

b) Người hành nghề công tác xã hội phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề trước ít nhất 15 ngày làm việc trước thời điểm giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hết hạn.

c) Trong thi hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội phải cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Điều 43. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a) Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

b) Người hành nghề công tác xã hội không hoàn thành yêu cầu cập nhật kiến thức công tác xã hội quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định này.

c) Người hành nghề công tác xã hội tự đề nghị nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

d) Người hành nghề công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề quy định tại Điều 10, Điều 32 của Nghị định này.

đ) Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của đối tượng theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

2. Sau khi thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội, trường hợp muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề phải đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Nghị định này sau 05 năm, kể từ thời điểm thu hồi giấy phép hành nghề.

Điều 44. Đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam khi có giấy phép hành nghề công tác xã hội còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết.

2. Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam, gồm:

a) Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Giấy phép hành nghề công tác xã hội đã được cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam

a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này.

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đủ điều kiện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề công tác xã hội do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp thực hiện công tác xã hội tại Việt Nam cho đối tượng theo đợt, hợp tác đào tạo và thực hành công tác xã hội hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong thực hành công tác xã hội thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam quy định tại Điều này.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 45. Trách nhiệm của các bộ, ngành

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác xã hội và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chiến lược, đề án, dự án, chính sách phát triển công tác xã hội và quy hoạch, củng cphát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội; phát triển đội ngũ người làm công tác xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; xác định số lượng người hành nghề công tác xã hội theo quy mô dân số, phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương.

b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, cnh sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp người làm công tác xã hội; hướng dẫn thực hành công tác xã hội.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội và chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội.

d) Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

đ) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện nghiệp vụ công tác xã hội và bồi dưỡng, nâng cao năng lực người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội; truyền thông nâng cao nhận thức về công tác xã hội.

e) ng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực công tác xã hội; xây dựng hệ thống thông tin quản lý người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

2. Bộ Y tế chủ trì hướng dẫn về công tác xã hội trong lĩnh vực y tế và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ và hướng dẫn thực hiện; xây dựng đề án, dự án về công tác xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ.

4. Bộ Công an chủ trì hướng dẫn về công tác xã hội trong các cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ.

5. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công tác xã hội; phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan hướng dẫn về công tác xã hội trong các lĩnh vực tư pháp, nuôi con nuôi; thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý và các hoạt động về công tác xã hội khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để củng cố và phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

7. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các chính sách, đề án, dự án, chương trình công tác xã hội theo quy định, của pháp luật về ngân sách nhà nước.

8. Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao.

Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định về công tác xã hội trên địa bàn.

2. Bố trí kinh phí, nhân lực thực hiện các đề án, dự án, chương trình, nhiệm vụ phát triển công tác xã hội trên địa bàn.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo thẩm quyền.

4. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của người hành nghề công tác xã hội thuộc phạm vi quản lý.

5. Định kỳ báo cáo hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện Nghị định về công tác xã hội trên địa bàn, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2024.

2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2027, người hành nghề công tác xã hội phải có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Nghị định này.

Điều 48. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Lê T
hành Long

Phụ lục

(Kèm theo Nghị định số 110/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ)

TT

Nội dung

Mẫu số 01

Hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Mẫu số 02

Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức công tác xã hội

Mẫu số 03

Giấy đề nghị thực hành tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Mẫu số 04

Quyết định tiếp nhận và phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Mẫu số 05

Giấy xác nhận quá trình thực hành

Mẫu số 06

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

Mẫu số 07

Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội

Mẫu số 08

Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI

(Một số nội dung cơ bn)

Số:...../HĐ-20……

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13;

Căn cứ ……………….;

Căn cứ Nghị định số ……/2024/NĐ-CP ngày...tháng...năm... của Chính phủ quy định về công tác xã hội;

Căn cứ yêu cầu của bên thuê dịch vụ và khả năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người hành nghề công tác xã hội/cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;

Hôm nay, ngày ….. tháng .... năm …….., tại .................................................................

...................................................................................................................................

……………………………………………………………………………….  chúng tôi gồm có:

Đại diện Bên cung cấp dịch vụ công tác xã hội (Bên A):

1. Đại diện: Ông (bà) ...................................................................................................

Số định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu: ..........................................................

2. Tên cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội (nếu ): ................................................

3. Chức vụ: .................................................................................................................

4. Địa ch: ...................................................................................................................

5. Điện thoại: ...............................................................................................................

6. Email: .....................................................................................................................

7. Số tài khoản: ………………………….. Mở tại ngân hàng: ...........................................

Đại diện Bên được cung cấp dịch vụ công tác xã hội (Đối tượng/Bên B):

1. Người đại diện của đối tượng:

Ông (bà) ………………………………………… ...........................................................

Số định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu hoặc số hiệu của giấy tờ khác theo quy định của pháp luật (nếu có): ...................................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Điện thoại: ..................................................................................................................

Số tài khoản: ……………………………….. Mở tại ngân hàng: ........................................

2. Tên đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội:

Ông (bà) ………………………………………………………. ..........................................

Số định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu hoặc số hiệu của giấy tờ khác theo quy định của pháp luật (nếu có) ...................................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Điện thoại: ..................................................................................................................

Số tài khoản (nếu có): ……………………….. Mở tại ngân hàng: .....................................

Hai bên đã cùng nhau trao đổi thảo luận về việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội với những điều khoản sau:

Điều 1. Trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Nội dung công việc (Ghi cụ thể một hoặc nhiều dịch vụ công tác xã hội theo quy định tại Điều 8 Nghị định này):    

(1) ..............................................................................................................................

(2) ..............................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Điều 2. Trách nhiệm của đối tượng

Trong thời gian sử dụng dịch vụ công tác xã hội của cơ sở/Ông (bà) ..............................

...................................................................................................................................

phải tuân thủ các nội dung, quy định hoặc hướng dẫn của cơ sở/Ông (bà) và tích cực tham gia các hoạt động chung của cơ sở/Ông (bà); cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết để Bên A thực hiện công việc theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Thời hạn hợp đồng và tiền thù lao

1. Thời hạn hợp đồng:

Từ ngày ….. tháng ….. năm …. đến ngày tháng …. năm ….

2. Tiền thù lao:

Bên B có trách nhiệm trả thù lao cho bên A theo thỏa thuận giữa hai bên là ……… đồng; lần thứ nhất được thực hiện ngay sau khi ký Hợp đồng này (chuyển khoản hoặc tiền mặt), lần thứ hai ……………

Điều 4. Chấm dứt hợp đồng

Hết thời hạn hợp đồng hoặc chưa hết thời hạn hợp đồng, 2 bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng.

Một trong hai bên thông báo trước ít nhất 07 ngày cho bên kia và thỏa thuận chi phí sử dụng (nếu có):    

Điều 5. Điều khoản chung

1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng, những điều khoản không có trong hợp đng được thực hiện theo thng nht giữa hai bên và theo quy định của pháp luật.

2. Nếu phát sinh tranh chấp về hợp đồng, các bên sẽ tiến hành thương lượng, thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, một trong các bên có quyền khởi kiện ra tòa án dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Hợp đng được lập thành 04 bản, các bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.

4. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ..............................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN A
GIÁM ĐỐC CƠ SỞ CÓ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI/NGƯỜI HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02

…1…
…2…

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …. /GCN-(cơ quan ban hành)

….., ngày tháng năm ....

GIẤY CHỨNG NHẬN CẬP NHẬT KIẾN THỨC CÔNG TÁC XÃ HỘI

(Những nội dung cơ bản)

Ông/bà: ……………(Họ và tên) ………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………..

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………..………

Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………….…………………..

Số định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu: …………………………………………….

Ngày cấp: ………………………………………. Nơi cấp: ………………………………………

Đã thực hiện cập nhật kiến thức công tác xã hội:

(Ghi rõ từng hình thức cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định này, tổng số tiết):

………………………………………………………………………..……………………………..

………………………………………………………………………..……………………………..

………………………………………………………………………..……………………………..

Tổng số: ………tiết học trong 05 năm (bằng chữ ……………………………………………..)

Từ ngày …. tháng ….. năm ….., đến ngày ….. tháng .... năm …..

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)

1: Tên cơ quan chủ quản của đơn vị, cơ sở.

2: Tên đơn vị hoặc cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Đơn vị hoặc cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm lưu trữ tư liệu chứng minh nội dung, thời gian tham gia cập nhật kiến thức công tác xã hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận.

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….1…., ngày.... tháng... năm ....

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Thực hành tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

(Những nội dung cơ bản)

Kính gửi: ……………….2………………..

Họ và tên: ...................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................

Số định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu3: .........................................................

Ngày cấp ……………………………….. Nơi cấp: ............................................................

Địa chỉ cư trú: .............................................................................................................

Điện thoại: ………………………………. Email (nếu ): .................................................

Văn bằng chuyên môn: 4 ..............................................................................................

Nội dung đăng ký thực hành: .......................................................................................

Thời gian đăng ký thực hành: .......................................................................................

Để có đủ điều kiện được cấp hành nghề công tác xã hội, tôi đề nghị cho phép và tạo điều kiện cho tôi được thực hành cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Tôi xin cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc thực hành công tác xã hội và các quy định khác có liên quan của cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

NGƯỜI LÀM ĐƠN5
(Ký và ghi rõ họ, tên)

___________________

1 Địa danh.

2 Chức danh người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, nơi đề nghị đăng ký thực hành.

3 Ghi một trong các thông tin số định danh cá nhân/số căn cước/số hộ chiếu còn hạn sử dụng.

4 Ghi theo quy định của cơ sở đào tạo cấp văn bng.

5 Trường hợp nộp trực tuyến thì người làm đơn không cần ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu số 04

…1…
…2…

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../QĐ-..3...

.…4….., ngày tháng năm ....

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tiếp nhận và phân công người hướng dẫn thực hành tại cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

(Những nội dung cơ bản)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ/CƠ SỞ5....

Căn cứ ………………………………………6 ……………………………………..;

Căn cứ Điều ……………… Nghị định về công tác xã hội;

Xét đơn đề nghị của ………..7……………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tiếp nhận ông/bà ……..8…………, sinh ngày...tháng....năm ………, S định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu có văn bằng chuyên môn được thực hành tại khoa/phòng/bộ phận chuyên môn trong thời gian từ ngày....tháng... năm ... đến ngày....tháng... năm ...

Điều 2. Phân công ông/bà ……..9……., chịu trách nhiệm chính để hướng dẫn thực hành cho ông/bà …………….. trong thời gian quy định tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các ông/bà có tên tại Điều 1, Điều 2 và ....10.... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ/CƠ SỞ
(Ký và ghi rõ họ tên)

___________________

1 Tên cơ quan chủ quản.

2 Tên đơn vị, cơ sở hướng dẫn thực hành công tác xã hội.

3 Chữ viết tắt của đơn vị, cơ sở hướng dẫn thực hành công tác xã hội.

4. Địa danh.

5. Thủ trưởng đơn vị/cơ sở hướng dẫn thực hành công tác xã hội.

6. Căn cứ văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơ sở hướng dẫn thực hành.

7. Ghi rõ chức danh của người đứng đầu đơn vị hoặc bộ phận được giao đầu mối về hướng dẫn thực hành.

8. Ghi rõ họ tên người đăng ký thực hành công tác xã hội.

9. Ghi rõ họ tên người hướng dẫn thực hành công tác xã hội.

10. Ghi cụ thể các cá nhân, đơn vị có liên quan (nếu cần).

Mẫu số 05

1
2

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../GXNTH - ...(ghi tên đơn vị, cơ sở hướng dẫn thực hành)

.….., ngày tháng năm ....

GIẤY XÁC NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH

………… 3 ……………. xác nhận:

Ông/bà: ......................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................

Địa chỉ cư trú: .............................................................................................................

Số định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu: ..........................................................

Ngày cấp ……………………………… Nơi cấp: ..............................................................

Văn bằng chuyên môn: ................................................................................................

Nội dung chuyên môn thực hành: .................................................................................

Đã hoàn thành và đạt yêu cầu về thực hành công tác xã hội tại: …………….…..3………………. do ………….4…………. hướng dẫn, cụ thể:

1. Thời gian thực hành:5 ..............................................................................................

2. Năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành: 6 ................................................

3. Đạo đức nghề nghiệp:7 ............................................................................................

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ/CƠ SỞ
(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

___________________

1 Tên cơ quan chủ quản.

2 Tên đơn vị, cơ sở hướng dẫn thực hành công tác xã hội.

3 Tên đơn vị, cơ sở hướng dẫn thực hành công tác xã hội.

4 Họ và tên người hướng dẫn thực hành công tác xã hội.

5 Ghi cụ thể thời gian thực hành từ ngày .... tháng ...năm.... đến ngày.... tháng ....năm...

6 Nhận xét cụ thể về thực hiện năng lực, trình độ, kỹ năng thực hành công tác xã hội,

7 Nhận xét cụ thể về giao tiếp, ứng xử, tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội.

Mẫu số 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ảnh màu

4 cm x 6 cm

ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ

Số: ………/SLĐTBXH-GĐKHN

1. H và tên (chữ in hoa): ……………………….

6. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề

(Cấp mới □, Cấp lại □ có giá tr đến ngày....tháng...năm ……)

2. Ngày, tháng, năm sinh: …………………….…

3. Số định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu: …………………………………………………….

4. Quốc tch: ……………………………………..

5. Nội dung hành nghề: …………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Ngày... tháng... năm...
…..1……

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

1 Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố....

Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

(Những nội dung cơ bản)

Kính gi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tnh, thành phố …………..

1. Họ và tên người hành nghề (ghi bằng chữ in hoa): ....................................................

Giới tính: ………. Ngày sinh: .../…../…… Số điện thoại: ………… Email: .....................

Số định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu: ..........................................................

Ngày cấp: ….../….../…… Nơi cấp: ................................................................................

Địa ch thường trú: ......................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: ...........................................................................................................

Giấy phép hành nghề (ghi đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cp giấy phép hành nghề) .................................................................................................................

2. Hình thức đăng ký hành nghề: (tích x vào một hoặc 2 ô □)

- Hành nghề độc lập: □

- Hành nghề tại cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội: □

3. Hành nghề tại cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội:

- Tên cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội: ..........................................................

- Đại diện: Ông (bà) .....................................................................................................

- Chức vụ: ...................................................................................................................

- Địa chỉ: .....................................................................................................................            

- Điện thoại cơ quan: ...................................................................................................

- Email: .......................................................................................................................

4. Nội dung hành nghề (Tích x lựa chọn một hoặc các nội dung sau):

- Công tác xã hội đối với người có công với cách mạng:

- Công tác xã hội đối với các đối tượng (người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật, ………):

- Công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý:

- Đào tạo công tác xã hội:

- Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế:

- Công tác xã hội trong lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật:

5. Hồ sơ kèm theo Tờ khai đăng ký hành nghề: (ghi theo thành phần hồ sơ được quy định tại Nghị định này)

Tôi xin gửi Tờ khai này kèm theo Hồ sơ được quy định tại Nghị định về công tác xã hội. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam kết tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công tác xã hội, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công tác xã hội do pháp luật quy định.

…., ngày …. tháng.... năm
Người đăng ký hành nghề công tác xã hội1
(Ký và ghi rõ họ tên)

___________________

1 Trường hp nộp trực tuyến thì người làm đơn không cần ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội

(Những nội dung cơ bản)

Kính gửi: ………..1………….

Họ và tên: ...................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................

Địa chỉ cư trú: .............................................................................................................

Số định danh cá nhân/Số căn cước/Số hộ chiếu2 ……. Ngày cấp ……… Nơi cấp: ..........

Điện thoại: ………………………. Email (nếu có): ...........................................................

Nội dung hành nghề công tác xã hội: ............................................................................

Nội dung thay đổi thông tin hành nghề công tác xã hội: (nếu có) ....................................

Số giấy phép hành nghề đã được cấp: ……. Ngày cấp: ………… Nơi cấp: .....................

Lý do xin cấp lại3:

1. Do bị mất

2. Do bị hư hỏng

3. Do thay đổi nội dung hành nghề. Hồ sơ gửi kèm: Bản sao văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn phù hợp với nội dung hành nghề đề nghị thay đi

4. Do thay đổi thông tin

5. Do giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hết thời hạn

6. Do sai sót thông tin giấy phép hành nghề

Tôi xin gửi kèm 02 ảnh màu (nền trắng) 04 cm x 06 cm và các tài liệu kèm theo theo quy định của pháp luật về cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội. Kính đề nghị quý cơ quan xem xét, cấp lại giấy phép hành nghề công tác xã hội cho tôi.

NGƯỜI LÀM ĐƠN4
(Ký và ghi rõ họ, tên)

___________________

1 Tên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

2 Ghi một trong các thông tin về s định danh cá nhân/số căn cước/số hộ chiếu còn hạn sử dụng.

3 Đánh dấu x vào ô vuông tương ứng với lý do đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

4 Trường hợp nộp trực tuyến thì người làm đơn không cần ký và ghi rõ họ tên.

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 110/2024/ND-CP

Hanoi, August 30, 2024

 

DECREE

SOCIAL WORK

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law dated November 22, 2019 on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization;

Pursuant to the Law on the Elderly dated November 23, 2009;

Pursuant to the Law on Persons with Disabilities dated June 17, 2010;

Pursuant to the Law on the Elderly dated November 23, 2009;

Pursuant to the Law on Adoption dated April 05, 2016;

Pursuant to the Law on Domestic Violence Prevention and Control dated November 14, 2022;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Government hereby promulgates a Decree on social work.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree provides for rights and obligations of social work clients; rights and obligations of social work practitioners; eligibility requirements for practice of social work; social work practice; authority, applications and procedures for issuance, re-issuance and revocation of certificates of eligibility for social work practice.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to social workers, social work practitioners; foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam (hereinafter referred to as “organizations and individuals”); individuals, groups, families and communities that conduct social work-related activities in Vietnam.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. “social work client” may be an individual, group, family or community that needs social work services (hereinafter referred to as “client”).

3. “social work service” refers to any service provided by an eligible organization or individual with the aim of supporting individuals, groups, families and communities in addressing social issues.

4. “social work ethics” refer to ethical standards which social workers and social work practitioners must adhere to in the process of performing professional activities.

5. “social work practice” refers to performance of professional activities and direct practice of professional expertise (prevention, intervention, provision of therapy or care, rehabilitation, development support, provision of advice or consulting, psychological support for social work clients) by social workers that are granted a certificate of eligibility for social work practice by a competent authority.

6. “certificate of eligibility for social work practice” refers to a document issued by a competent authority to any person who is eligible to apply for social work practice as prescribed in this Decree (hereinafter referred to as "certificate of eligibility for practice”).

7. “privacy of social work clients” includes life privacy, personal privacy and family privacy under civil law and privacy of case management documentation.

8. “social work in the judicial field” refers to the activity of applying theories, principles and methods of social work to contribute to protecting the legitimate rights and interests of clients in the judicial process.

Article 4. Functions of social work

Functions of social work include supporting prevention; intervention, provision of therapy; supporting recovery and development of clients to ensure social security and create people's happiness; contributing to asserting human rights, dignity, values, social justice and equality according regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Respect and promote clients’ rights to make their own choices and decisions, irrespective of their values, beliefs, thoughts and lives, provided this does not threaten the rights and legitimate interests of others.

2. Promote clients’ full involvement and participation in all aspects of decisions and actions that affect their lives.

3. Focus on strengths and leverage existing resources of clients to promote empowerment.

4. Assume responsibility for social work professional activities, ensuring that clients are provided with appropriate and effective social work services.

5. Promote social justice, ensure fair and transparent provision of resources according to the clients’ needs.

6. Respect clients’ diversity regardless of their capacity, age, gender, civil status, socio-economic status, skin color, race, region, nationality, political beliefs, spiritual beliefs and physical characteristics.

7. Make sure that all decisions are made in the clients' best interests.

Article 6. State policies on social work

1. The State plays a leading role in developing a system of public facilities providing social work services appropriate to socio-economic conditions and state budget capacity from time to time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Develop human resources for social work, especially in disadvantaged areas.

Article 7. Social workers

Social workers consist of:

1. Public officials, public employees and employees carrying out social work in state agencies and public service providers.

2. Social workers in units and facilities providing social work services in the social, medical, educational and judicial field, in detention facilities and reform schools, and in other fields as prescribed by law.

3. Social workers in socio-political organizations, socio-professional organizations, non-governmental organizations, associations, enterprises and other organizations as prescribed by law.

4. Independent social workers.

Article 8. Social work services

Social work service includes one or more services below:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Assessing risks and needs of clients; screening and classifying clients. Where necessary, transfer clients to health facilities, educational institutions, police authorities or other appropriate agencies and organizations.

b) Ensuring clients’ safety and meeting clients’ urgent needs for medical care, decent shelter, drinking water, food, clothing, essential supplies and transport.

2. Providing care, intervention, rehabilitation and development support services

a) Assessing needs of clients, screening and classifying clients; preparing case management documentation.

b) Provision of advice and consulting, psychological support, psychosocial rehabilitation for clients.

c) Treatment of mental disorders, provision of trauma or psychological crisis therapy, and physical rehabilitation.

d) Intervention, protection, care, rehabilitation and development support for clients.

dd) Tailoring an intervention and support plan for clients; monitoring, reviewing and evaluating intervention and support activities and adjusting the plan accordingly.

e) Ending the intervention and support plan tailored for clients, keep client management records or implementing a new intervention and support plan (if the clients so request).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Seeking cooperation in providing medical treatment and health care services; in transferring clients to facilities providing social work services or other facilities to meet their needs.

i) Organizing rehabilitation, cultural, sports and religious activities and other activities suitable for the age and health of clients.

k) Teaching school subjects, providing career counseling, vocational and training education, creating livelihoods and jobs to assist clients in their development in terms of physical fitness, intellect, personality and community integration.

l) Supporting clients in benefiting from social welfare policies; finding and arranging appropriate forms of care.

3. Providing services related to social education and capacity building

a) Providing services related to social education, problem solving skills development and parenting skills education; providing life skills education for children and minors.

b) Providing training and coaching courses on social work for public officials, public employees, employees and social work collaborators.

c) Offering training courses and organizing conferences to improve knowledge and skills for clients in need.

4. Providing preventive services for clients falling into difficult circumstances or suffering abuse or exploitation; school violence, gender and domestic violence; labor abuse and exploitation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Managing cases of clients using social work services (hereinafter referred to as “social work service users”) at the grassroots and community level.

7. Support for community development

a) Working the people and authorities at all levels to identify community issues to design community support programs and plans.

b) Suggesting social work mechanisms, policies and solutions to competent authorities.

c) Building a network of social workers, social work collaborators and volunteers.

d) Organizing communication activities to raise awareness of social work.

8. Supporting eligible clients in leaving social assistance facilities, detention facilities, rehabilitation centers and health facilities to return to their families, integrate into the community, and stabilize their lives.

9. Organizing mobilization of resources to carry out social work activities.

Article 9. Process for providing social work services

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Step 1. Receive and collect information, and assess the clients’ support needs.

a) Collect basic information of the clients, their family and relatives, information of their guardian or caregiver and other relevant information (if any) of the client.

b) Conducting comprehensive assessment of the client’s support needs (in order of priority).

c) Organizing client screening and classifying.

2. Step 2. Tailor a support plan.

a) Tailor a support plan to the clients and their needs.

b) Preside over and cooperate with the client and relevant organizations and individuals in determining the objectives, details of work, time frame and resources so as to tailor a support plan for the clients.  

c) Prepare records to manage each client.

3. Step 3. Implement the client support plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Step 5. End the support process and archive records.

Article 10. Prohibited acts

1. Providing, disclosing or destroying personal information and data of clients without consent of the clients or their guardians or representatives unless requested by the competent agency or individual as prescribed by law.

2. Refusing to provide social work services to clients in need of urgent protection, except force majeure events as prescribed by law.

3. Misusing the provision of social work services for personal gain or violation of laws.

4. Misusing the practice of social work for seeking personal gain from the State's regimes and policies or from the support of organizations and individuals.

5. Earning profits other than the remuneration and expenses agreed upon with organizations and individuals under social work service contracts, unless otherwise agreed upon by the parties.

6. Misusing the practice of social work and the provision of social work services for infringing upon the interests of the State, and legitimate rights and interests of organizations and individuals.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 1. RIGHTS OF SOCIAL WORK CLIENTS

Article 11. Right to be advised and consulted about the use of social work services

1. Be informed, advised, consulted and instructed about the needs, appropriate social work methods and services.

2. To use social work services suitable for conditions circumstances of the clients and actual conditions of facilities providing social work services.

Article 12. Right to have their privacy respected

Have their privacy of management documentation preserved in the course of using social work services, except where the clients agree to share information as prescribed by law or competent authorities make a written request for access to documentation for performance of their tasks as prescribed by law.

Article 13. Right to have their honor respected and be provided with protection in the course of using social work services

1. Not be discriminated against, abused, exploited or forced to use services.

2. Have their age, gender, ethnicity, religion, folk beliefs, medical condition, economic conditions, social status and other personal characteristics respected.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. To select to use the social work services tailored to their needs.

2. Have their representatives or guardians in the course of using social work services under civil law.

Article 15. Right to be provided with information

1. Be provided with documentation for management of their case upon their written request.

2. Be provided with detail instructions about social work services upon request.

Article 16. Right to refuse to use social work services and leave facilities providing social work services

1. To refuse to use social work services if deemed inappropriate.

2. To leave facilities providing social work services as prescribed by law.

Article 17. Right to use social work services of minors, persons having lost capacity for civil acts, persons having difficulty in awareness and control of their acts, persons with restricted capacity for civil acts

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. In the event of an emergency, in order to promptly protect the life and health of minors, persons having lost capacity for civil acts, persons having difficulty in awareness and control of their acts, the head of the facility providing social work services may immediately decide to provide social work services to such clients.

Section 2. OBLIGATIONS OF SOCIAL WORK CLIENTS

Article 18. Obligation to respect practitioners and others working at facilities providing social work services

Respect and do not threaten or offend the honor and dignity; cause harm to the life, health and property of practitioners and others working at facilities providing social work services.

Article 19. Obligation to comply with regulations in the course of using social work services

1. Truthfully provide and take responsibility for personal information, fully cooperate with social work practitioners and persons working at facilities providing social work services.

2. Cooperate in adopting intervention measures and methods and therapies of social work practitioners as prescribed by law.

3. Comply with regulations imposed by facilities providing social work services and regulations of law on social work.

Article 20. Obligation to pay costs of using social work services

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The service contract shall be prepared using the Form No. 01 in the Appendix to this Decree.

Chapter III

SOCIAL WORK PRACTITIONERS

Section 1. RIGHTS OF SOCIAL WORK PRACTITIONERS

Article 21. Right to practice social work

1. To practice social work according to the certificate of eligibility for practice.

2. To make decisions on prevention, intervention, provision of therapy, protection or care, rehabilitation, development support, provision of advice and consulting and social work methods according to the certificate of eligibility for social work practice.

3. To draw up a social work service contract with organizations or individuals in need as prescribed by law.

4. Independent social work practitioners is entitled to receive remuneration under the contract. The remuneration shall be agreed upon under the contract signed with the client by adhering to the principle of correct and sufficient calculation based on the following factors: Details and nature of social work services; time and effort that a social work practitioner uses to render social work services; experience and reputation of the practitioner; travel and accommodation expenses and other reasonable expenses for providing social work services. In case the social work practitioner works at multiple facilities providing social work services, he/she is entitled to salary, allowances, remuneration and bonus (if any) according to regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. To participate in socio-professional organizations for social work.

Article 22. Right to refuse to provide social work services

A social work practitioner reserves the right to refuse to provide social work services in the following cases:

1. The social work services are beyond the scope of the certificate of eligibility for practice or contrary to the certificate of eligibility for practice.

2. The provision of social work services contradicts regulations of law or social work ethics.

3. The social work service user or their relative causes harm to the body, health, life, honor, and dignity of the social worker practitioner.

4. Other cases prescribed by law.

Article 23. Right to have their professional expertise in social work improved

1. Be provided with training or re-training to improve professional expertise and update knowledge about social work appropriate to their practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 24. Right to be provided with protection upon practice of social work

1. To have their health, life, honor and body protected.

2. In case his/her life, health, honor or dignity is harmed, the social work practitioner is permitted to temporarily leave the workplace and the facility providing social work services; the local authority in the area where the case occurs shall take measures to protect the social work practitioner.

Article 25. Right to implement social work intervention measures

Preside over or cooperate with police authorities or relevant authorities in applying social work measures with a view to prevention, intervention, provision of therapy, protection or care, rehabilitation, development support, provision of advice, provision of assistance and protection of legitimate rights and interests of persons suffering physical or mental harm from violence, abuse or exploitation and other clients as prescribed by law.

Section 2. OBLIGATIONS OF SOCIAL WORK PRACTITIONERS

Article 26. Obligations of social work practitioners to social work service users

1. Respect rights of social work services; have a courteous and empathetic attitude.

2. Provide advice and information as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 27. Obligations of social work practitioners to their profession

1. Comply with regulations on professional expertise in social work.

2. Assume responsibility for professional decisions and social work methods.

3. Regularly study and update knowledge about social work to improve professional expertise in social work; take responsibility for paying for training, refresher training and knowledge updating costs; practice social work, unless otherwise prescribed by law.

4. Be dedicated to the practice of social work.

5. Keep confidentiality of information provided by social work service users, unless prescribed by law.

6. Notify competent persons of cases where other social work practitioners violate professional ethics against social work service users or colleagues or violate the provisions of this Decree.

7. Do not perform prohibited acts specified in Article 10 of this Decree.

Article 28. Obligations of social work practitioners to their colleagues

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Protect the honor and reputation of colleagues.

Article 29. Obligations of social work practitioners to the society

1. Participate in community development.

2. Participate in monitoring the professional competence and professional ethics of their fellow social work practitioners.

Article 30. Obligations of social work practitioners to professional ethics

1. Adhere to professional ethics upon practice of social work.

2. Comply with the code of social work ethics laid down by the Minister of Labor - Invalids and Social Affairs.

Section 3. ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR PRACTICE

Article 31. Eligibility requirements for social work practice

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. He/she has obtained a diploma, advanced diploma, bachelor’s degree or postgraduate degree in social work, sociology, psychology, special education or other social sciences as prescribed by law.

2. He/she is physically fit for practice of social work.

3. He/she does not fall into the cases specified in Article 32 of this Decree and other cases in accordance with regulations of law on penalties for administrative violations.

4. He/she has an unexpired certificate of eligibility for social work practice issued by a competent authority.

Article 32. Prohibition from social work practice

A person is banned from practicing social work if:

1. He/she has unspent conviction.

2. He/she is sent to a compulsory education institution, compulsory rehabilitation center or reform school or given education at a commune, ward or commune-level town as an administrative penalty.

3. He/she is facing a criminal prosecution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 33. Use of language in practice of social work

1. Language used in social work is Vietnamese, except for the case specified in clause 2 of this Article.

2. Social work practitioners, foreign nationals and overseas Vietnamese are entitled to use a language other than Vietnamese to provide social work services at the request of clients and take responsibility for quality of such social work services.

Article 34. Updating knowledge about social work

1. Social work practitioners shall update knowledge about social work appropriate to their social work practice.

2. Knowledge about social work may be updated adopting the following methods:

a) Joining short-term training, coaching or refresher training courses, conferences, workshops and seminars on social work appropriate to the social work practice.

b) Participating in compiling textbooks, teaching materials, and professional documents on social work.

c) Conducting scientific researches on social work and teach social work within the range of practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Social work practitioners shall join a training course with an average of at least 24 class periods/year or at least 120 class periods/05 years to update social work knowledge during their social work practice. Agencies and units employing social work practitioners shall enable them to update knowledge.

4. Facilities providing social work services, social work schools, centers and training institutions shall organize the updating of social work knowledge and issue certificates of updated social work knowledge to social work practitioners according to the Form No. 02 in the Appendix to this Decree.

5. Plans, contents, methods, programs and documents intended for updating of social work knowledge must be approved by competent authorities.

6. The certificate of updated social work knowledge is provided in the Form No. 02 in the Appendix to this Decree.

7. The Minister of Labor - Invalids and Social Affairs shall elaborate this Article.

Section 4. SOCIAL WORK PRACTICE

Article 35. Social work practice

1. Any applicant for the certificate of eligibility for social work practice must participate in social work practice as prescribed in clause 2 of this Article, except where he/she has been granted a license for social work practice by a competent foreign authority or organization.

2. The practice of social work shall adhere to the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Social work must be practiced at units and facilities providing social work services (social support facilities, rehabilitation centers, health facilities, education institutions and other facilities as prescribed by law) with the scope of professional operations appropriate to the details of practice.

c) The minimum duration of practice required for a person holding a bachelor’s degree is 12 months, an advanced diploma is 09 months and a diploma is 06 months at a facility providing social network services.

d) The practitioner must accept the assignment by and comply with instructions of the practice instructor and must respect the rights and obligations of social work service users.

Article 36. Organizing social work practice

1. Receive a practitioner:

a) The practitioner must submit an application for practice according to Form No. 03 in the Appendix to this Decree and submit a copy and present the original of the relevant diploma or certificate (if any) to the unit or facility providing social work services to which the practice is applied.

b) The head of the unit or facility providing social work services shall receive the practitioner within 03 working days from the date of receiving the application. If the application is rejected, the within 01 working day, the head of the unit or facility providing social work services shall provide a written explanation.

2. Assign a practice instructor:

The head of the unit or facility providing social work services shall issue a decision to assign practice instructor according to the Form No. 04 in the Appendix to this Decree. A practice instructor is only allowed to instruct a maximum of 5 practitioners at a time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) His/her scope of professional operations is appropriate to the details and fields of social work practice; has worked for the unit or facility providing social work services for 3 years or more.

b) His/her qualification level is equivalent to or higher than that of the practitioner.

4. Responsibilities of the practice instructor:

a) Instruct practitioners in social work practice.

b) Within 02 working days from the end of the practice duration, give a written comment on the practice process, competence, professional expertise, practice skills and compliance with code of social work ethics and request the head of the unit or facility providing social work services to issue a certificate of practice.

c) Bear responsibility in case any practitioner makes professional mistakes during the practice process, thereby affecting the health and interests of clients through the practice instructor’s fault.

5. Issue a certificate of practice: Within 05 working days from the date of receiving the practice instructor’s written comment, the head of the unit or facility providing social work services shall issue a certificate of practice according to the Form No. 05 in the Appendix to this Decree.

Article 37. Training and refresher training for social work practitioners and social workers

1. Units and facilities providing social work services shall organize and enable social work practitioners and social workers to participate in training courses on and updating of social work knowledge in terms of professional operations and professional ethics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Agencies, organizations and facilities that update social work knowledge which are tasked with training, retraining, coaching and refresher training to improve professional expertise of social work practitioners and social workers must meet the standard training framework issued by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs.

Section 5. APPLYING FOR SOCIAL WORK PRACTICE

Article 38. Certificate of eligibility for social work practice

1. Each social work practitioner shall be granted 01 certificate of eligibility for social work practice.

2. The granted certificate of eligibility for social work practice shall be valid nationwide for 05 years.

3. A certificate of eligibility for social work practice shall contain the following basic information:

a) Full name; date of birth; nationality; personal identification number or ID card number, passport number.

b) Details of social work practice.

c) Effective period of the certificate of eligibility for social work practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The certificate of eligibility for social work practice is provided in the Form No. 06 in the Appendix to this Decree.

Article 39. Authority to issue, re-issue and revoke certificates of eligibility for social work practice

Departments of Labor - Invalids and Social Affairs shall issue, re-issue and revoke certificates of eligibility for social work practice of social work practitioners working at units and facilities providing social work services, training institutions and vocational education and training institutions headquartered within their provinces; independent social work practitioners.

Article 40. Application for first issuance of certificate of eligibility for social work practice

1. An application form for social work practice, which is made using the Form No. 07 in the Appendix to this Decree (hereinafter referred to as “application form for practice).

2. A certificate of successful completion of social work practice.

3. A copy of the diploma, degree or certificate in social work, sociology, psychology, special education or other social sciences as prescribed by law.

4. A fit-to-work certificate issued by a competent health facility no more than 12 months before the date of submitting the application for issuance of the practicing certificate.

5. 02 04 x 06 cm color photos taken against a white background no more than 06 months before the date of submitting the application.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The applicant for issuance of certificate of eligibility for social work practice shall submit 01 application in person or online as prescribed in Article 40 of this Decree to the competent authority.

2. Within 07 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the competent authority shall issue the certificate of eligibility for social work practice. If the application is invalid, provide a written explanation within 03 working days.

3. The Department of Labor - Invalids and Social Affairs shall announce and publicize the list of social work practitioners on the web portal of the provincial People’s Committee and Department of Labor - Invalids and Social Affairs issuing the certificate of eligibility for social work practice.

Article 42. Re-issuance of certificate of eligibility for social work practice

1. The certificate of eligibility for social work practice shall be re-issued in any of the following cases:

a) The certificate of eligibility for social work practice is lost or damaged.

b) Any information specified in point a, b or c clause 3 Article 38 of this Decree is changed or erroneous.

c) The certificate of eligibility for social work practice expires as prescribed in clause 2 Article 38 of this Decree.

2. An application for re-issuance of certificate of eligibility for social work practice is composed of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) An original of the certificate of eligibility for social work practice in case it is damaged or information thereon is changed or erroneous.

c) A copy of the diploma or certificate appropriate to the detail of practice to be changed in case of change of information as specified in point b clause 3 Article 38 of this Decree.

d) 02 04 x 06 cm color photos taken against a white background no more than 06 months before the date of submitting the application.

dd) The certificate of updated social work knowledge equivalent to 120 class periods in a period of 05 years in the case specified in point c clause 1 of this Article.

3. Procedures for re-issuance of certificate of eligibility for social work practice

a) The applicant for re-issuance of certificate of eligibility for social work practice shall submit 01 application in person or online as prescribed in clause 2 of this Article to the competent authority.

b) The social work practitioner must complete the procedures for re-issuance of the certificate of eligibility for social work practice at least 15 days before the expiry date of the certificate of eligibility for social work practice.

c) Within 05 working days from the date of receiving a sufficient application as prescribed, the authority competent to issue the certificate of eligibility for social work practice shall re-issue the certificate of eligibility for social work practice. If the application is invalid, provide a written explanation within 02 working days.

Article 43. Revocation of certificate of eligibility for social work practice

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Any document in the application for issuance of certificate of eligibility for social work practice is forged.

b) The social work practitioner fails to satisfy the requirements for updating of social work knowledge prescribed in clause 3 Article 34 of this Decree.

c) The social work practitioner returns the certificate of eligibility for social work practice himself/herself.

d) The social work practitioner falls into one of the cases of prohibition from social work practice specified in Article 10 and Article 32 of this Decree.

dd) The social work practitioner violates professional ethics, thereby adversely affecting physical and mental health, and dignity of clients according to the conclusion given by the competent authority.

2. After the certificate of eligibility for social work practice is revoked, if the social work practitioner wishes to keep practice, he/she must apply for issuance of a new certificate of eligibility for social work practice as prescribed in this Decree after 05 years from the date of revocation.

Article 44. Regulations on applying for social work practice in Vietnam applicable to foreign nationals and overseas Vietnamese

1. A foreign national or overseas Vietnamese is entitled to practice social work in Vietnam if he/she has an unexpired license for social work practice issued by the competent foreign authority or organization recognized under the treaty or international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

2. An application for social work practice in Vietnam consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The license for social work practice which has been granted by the competent foreign authority or organization and undergone consular legalization according to Vietnam’s laws.

3. Procedures for applying for social work practice in Vietnam

a) The foreign national or overseas Vietnamese shall submit 01 application as prescribed in clause 2 of this Article to the competent authority specified in Article 39 of this Decree.

b) Within 07 working days from the date of receiving the application, the competent authority specified in Article 39 of this Decree shall issue the certificate of eligibility for social work practice according to the Form No. 06 in the Appendix to this Decree. If the application is unsatisfactory, provide a written explanation within 03 working days.

4. Where a foreign national or overseas Vietnamese issued with the license for social work practice issued by the competent foreign authority or organization recognized has carried out social work in Vietnam for clients in batches, cooperated in social work training and practice or transferred technical know-hows in social work practice, he/she is not required to follow the procedures for applying for social work practice in Vietnam as prescribed in this Article.

Chapter IV

RESPONSIBILITY FOR STATE MANAGEMENT

Article 45. Responsibilities of ministries and central authorities

1. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs shall assist the Government in performing uniform state management of social work and has the following tasks and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Submit to a competent authority for promulgation of or promulgate under its authority mechanisms, policies and legislative documents on social work; professional ethical standards applicable to social workers; instructions on social work practice.

c) Preside over and cooperate with the Ministry of Home Affairs and relevant ministries and central authorities in studying, formulating and perfecting standards applicable to job titles of social workers and salary regimes applicable to public officials, public employees and employees doing social work.

d) Perform uniform management of the issuance, re-issuance and revocation of certificates of eligibility for social work practice.

dd) Organize training, retraining and professional training in social work and provide refresher training to and develop competence of social workers and social work practitioners; communicate to raise awareness of social work.

e) Apply information technology in the field of social work; build an information system to manage social workers, social work practitioners, facilities providing social work services and social work service users.

2. The Ministry of Health shall preside over providing guidelines on social work in medical field and perform other tasks according to its functions and tasks of state management.

3. The Ministry of Education and Training shall preside over and cooperate with relevant ministries, central authorities and relevant authorities to complete legislative documents on social work at education and training institutions under its state management and provide guidance on their implementation; set up projects on social work and perform other tasks according to its functions and tasks of state management.

4. The Ministry of Public Security shall preside over providing guidelines on social work in detention facilities, compulsory education institutions and reform schools, and perform other tasks according to its functions and tasks of state management.

5. The Ministry of Justice shall cooperate with the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs to complete mechanisms and policies on social work development; cooperate with ministries and central authorities to provide guidance on social work in the areas of justice and adoption; provide legal assistance and perform other social work-related activities according to its functions and tasks of state management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. The Ministry of Finance shall consolidate social work policies, schemes, projects and programs and request competent authorities to provide funding for implementation thereof according to regulations of law on state budget.

8. Ministries and central authorities shall provide guidance and implement this Decree according to the functions and tasks assigned by competent authorities.

Article 46. Responsibilities of provincial People’s Committees

1. Direct, provide guidance on and organize the implementation of Decree on social work within their provinces.

2. Provide funding and human resources for implementation of schemes, projects, programs and tasks for social work development within their provinces.

3. Direct, provide guidelines on and organize the issuance, re-issuance and revocation of certificates of eligibility for social work practice under their authority.

4. Carry out examination and inspection, impose penalties for violations and handle complaints and denunciations on organization and activities of social work practitioners under their management.

5. Submit an annual report (before the 15th of December) and ad hoc reports on the implementation of Decree on social work within their provinces to the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs for consolidation and reporting to the Prime Minister.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 47. Effect

1. This Decree comes into force from October 15, 2024.

2. As of January 01, 2027, every social work practitioner is required to obtain the certificate of eligibility for social work practice as prescribed in this Decree.

Article 48. Responsibility for implementation

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
PP. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Le Thanh Long

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 110/2024/NĐ-CP ngày 30/08/2024 về Công tác xã hội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.478

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.135.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!