Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 76/2008/NĐ-CP hứơng dẫn Luật Đặc xá

Số hiệu: 76/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 04/07/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 76/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẶC XÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đặc xá ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành khoản 1 Điều 5, Điều 8, Điều 9, Điều 10, khoản 1 Điều 17 của Luật Đặc xá về thời điểm đặc xá, việc ban hành, công bố và thông báo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, điều kiện của người được đề nghị đặc xá và trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định hồ sơ của người được đề nghị đặc xá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã cược giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trai tạm giam được đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước; cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến hoạt động đặc xá.

Chương 2:

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỂ CHỦ TỊCH NƯỚC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐẶC XÁ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC

Điều 3. Tờ trình của Chính phủ để Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá

1. Nhân dịp sự kiện trọng đại về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có ý nghĩa lớn về đối nội, đối ngoại đối với sự phát triển của đất nước; ngày lễ Quốc khánh 2/9 hoặc các ngày lễ khác gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước; xét thấy cần thiết, Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định về đặc xá.

2. Khi Chủ tịch nước có yêu cầu về đặc xá hoặc đề nghị của Chính phủ về đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức liên quan giúp Chính phủ nghiên cứu, xây dựng tờ trình của Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, ban hành Quyết định về đặc xá và Quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn đặc xá.

3. Tờ trình của Chính phủ phải nêu rõ sự cần thiết của việc đặc xá, dự kiến thời điểm đặc xá, đối tượng được đề nghị đặc xá, điều kiện của người được đề nghị đặc xá, các trường hợp không đề nghị đặc xá; thành phần Hội đồng Tư vấn đặc xá; tổ chức thực hiện đặc xá và những nội dung khác liên quan đến hoạt động đặc xá.

Điều 4. Công bố và thông báo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước

Sau khi Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức công bố Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thông báo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo giám thị trại giam, trại tạm giam niêm yết công khai, phổ biến đầy đủ nội dung liên quan đến Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và kịp thời giải quyết những yêu cầu của người đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam.

Điều 5. Điều kiện của người được đề nghị đặc xá theo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước

1. Căn cứ vào Điều 10, Điều 11 của Luật Đặc xá và Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, Chính phủ hướng dẫn cụ thể điều kiện của người được đề nghị đặc xá.

2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam được coi là đã lập công lớn, là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Đặc xá được hiểu nhu sau:

a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù: là người đang chấp hành hình phạt tù đã có hành động giúp trại giam, trại tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm; cứu được tính mạng của nhân dân hoặc tài sản lớn của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc khác được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

b) Người mắc bệnh hiểm nghèo là người bị mắc một trong các bệnh sau: ung thư, bại liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng; suy tim độ III hoặc suy thận độ IV trở lên, có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa hoặc bản sao Bệnh án của bệnh viện cấp tỉnh trở lên; nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đang có những nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu, có phiếu xét nghiệm HIV và kết luận của Trung tâm Y tế cấp huyện trở lên;

c) Người ốm đau thường xuyên: là người đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện nhiều lần, trong một thời gian dài, không lao động, không tự phục vụ bản thân được và không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế cấp tỉnh trở lên;

d) Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình: là người đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam có gia đình đang lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, không còn tài sản gì đáng kể hoặc có bố đẻ, mẹ đẻ vợ, chồng, con ốm đau nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người đó là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình cư trú.

Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phong trong việc tổ chức thực hiện Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước

1. Sau khi có Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, thống nhất với Bộ Quốc phòng, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan, tổ chức liên quan giúp Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thành lập Ban Chỉ đạo về đặc xá thuộc Bộ và hướng dẫn thành lập Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ công an, Bộ Quốc phòng quản lý.

Điều 7. Trình tự lập danh sách người được đề nghị đặc xá

1. Căn cứ vào quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Chính phủ, trại giam, trại tạm giam tổ chức cho tập thể đội phạm nhân họp bình xét, bỏ phiếu kín, giới thiệu người được đề nghị đặc xá; cán Bộ quản giáo phụ trách đội có trách nhiệm tổng hợp kết quả cuộc họp bằng biên bản và đề xuất ý kiến.

2. Căn cứ vào kết quả bình xét, tổng hợp và đề xuất ý kiến của cán bộ quản giáo quy định tại khoản 1 Điều này, trình tự, thủ tục lập danh sách người đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam có đủ điều kiện đề nghị đặc xá thực hiện như sau:

a) Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm nghiên cứu, lập danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá trình giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh Quân khu và tương đương xem xét, quyết định việc lập danh sách người được đề nghị đặc xá;

b) Giám thị trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm gửi danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá đến Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng Bộ Công an (đối với trại giam thuộc Bộ Công an); Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (đối với trại giam thuộc Bộ Quốc phòng), Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc Cục trưởng Cục An ninh điều tra Bộ Công an (đối với trại tạm giam thuộc Bộ Công an); Giám đốc Công an cấp tỉnh (đối với trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh), Tư lệnh Quân khu và tương đương (đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Quân khu và tương đương);

c) Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng; Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc nhòng; Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cục trưởng Cục An ninh điều tra; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Tư lệnh Quân khu và tương đương có trách nhiệm tổng hợp, trình danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá đến Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3. Việc lập danh sách người được đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam phải đúng pháp luật, công khai, dân chủ, khách quan; bảo đảm các yêu cầu về đối nội, đối ngoại, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Điều 8. Thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá

1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập Tổ thẩm định liên ngành gồm đại diện của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan.

Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm giúp Hội đồng Tư vấn đặc xá nghiên cứu, thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá do giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh Quân khu và tương đương trình.

Căn cứ vào kết quả thẩm định của Tổ thẩm định liên ngành, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc lập danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá trình Hội đồng Tư vấn đặc xá xem xét, quyết định.

2. Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá có trách nhiệm tập hợp, chuyển danh sách người đủ điều kiện hoặc người không đủ điều kiện được đề nghị đặc xá và hồ sơ đề nghị đặc xá đến các thành viên Hội đồng Tư vấn đặc xá.

Các thành viên Hội đồng Tư vấn đặc xá có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm định, phát hiện những sai sót về nội dung và hình thức trong hồ sơ đề nghị đặc xá và thông báo kịp thời cho Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá biết. Sau khi nhận được ý kiến tham gia của thành viên Hội đồng Tư vấn đặc xá, Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá có trách nhiệm giải quyết. Trường hợp không thống nhất về danh sách người đủ điều kiện, người không đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá phải có báo cáo giải trình kèm theo danh sách và hồ sơ để Hội đồng Tư vấn đặc xá xem xét, quyết định.

3. Hội đồng Tư vấn đặc xá tổ chức thẩm định hồ sơ, danh sách do Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá trình và quyết định danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 76/2008/ND-CP

Hanoi, July 4, 2008

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OFA NUMBER OFARTICLES OF THE LAW ON SPECIAL AMNESTY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 21, 2007 Law on Special Amnesty;
At the proposal of the Minister of Public Security,

DECREES:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Subjects of application

This Decree applies to persons sentenced to term imprisonment or life imprisonment commuted to term imprisonment who are serving their imprisonment in prisons or detention camps and granted special amnesty on the occasion of the countrys important events or major public holidays; Vietnamese agencies, organizations and citizens, foreign organizations and individuals and international organizations that reside or operate in the territory of the Socialist Republic of Vietnam and are involved in special amnesty activities.

Chapter 2

ORDER OF AND PROCEDURES FOR PROMULGATION OF SPECIAL AMNESTY DECISIONS BY THE STATE PRESIDENT AND IMPLEMENTATION OF THE STATE PRESIDENTS SPECIAL AMNESTY DECISIONS

Article 3. The Governments report for the State President to promulgate special amnesty decisions

1. On the occasion of politically, economically, culturally or socially important events of great domestic and external significance for national development, the September 2 National Day or other festive days associated with important historical events of the country; and considering it necessary, the Government shall propose the State President to decide on special amnesty.

2. Upon the State Presidents request for special amnesty or at the Governments proposal on special amnesty, the Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy and concerned agencies or organizations in, assisting the Government in studying and making its reports to be submitted to the State President for consideration and promulgation of special amnesty decisions and decisions on establishment of the Advisory Council for Special Amnesty.

3. The Governments report must clearly state the necessity of special amnesty, the projected time of special amnesty, categories of persons proposed for special amnesty and conditions on persons proposed for special amnesty, cases not proposed for special amnesty; composition of the Advisory Council for Special Amnesty; organization of the grant of special amnesty and other contents related to special amnesty activities.

Article 4. Promulgation and announcement of special amnesty decisions of the State President

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Information and Communication shall direct news and press agencies to announce the State Presidents special amnesty decisions on the mass media.

The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall direct prison or detention camp wardens to publicly post up and fuily disseminate the contents related to the State Presidents special amnesty decisions and promptly handle petitions of persons who are serving their imprisonment in prisons or detention camps.

Article 5.- Conditions for persons to be proposed for special amnesty under the State Presidents special amnesty decisions

1. Based on Articles 10 and 11 of the Law on Special Amnesty and the State Presidents special amnesty decisions, the Government shall guide in detail the conditions on persons proposed for special amnesty.

2. Persons sentenced to term imprisonment or life imprisonment commuted to term imprisonment and serving their imprisonment penalties in prisons or detention camps, who are considered having recorded great merits, suffering from dangerous diseases or chronic ailments, or being in exceptionally difficult circumstances or the sole work hands in their families as defined in Clause 2, Article 10 of the Law on Special Amnesty, are construed as follows:

a. Persons having recorded great merits while serving their imprisonment are those who are serving their imprisonment penalties and have assisted prisons or detention camps or proceedings bodies in detecting, hunting, investigating and/or handling criminals; have saved the lives of people or big property of the State, collectives or citizens in natural disasters or fires; have had inventions or innovations of great value or recorded other exceptionally outstanding achievements certified by competent bodies;

b. Persons suffering from dangerous diseases are those who have been infected with one of the following diseases: cancer, paralysis, drug-resistant tuberculosis, liver cirrhosis, asystolia of grade III, kidney failure of grade IV or higher grade, with conclusions of medical examination councils or copies of clinical records of provincial-or higher-level hospitals; have been infected with HIV currently developing into AIDS, with opportunistic infections and negative anticipations, with HIV test papers and conclusions of district- or higher-level health centers;

c. Persons suffering from chronic ailments are those who are serving their imprisonment in prisons or detention camps and have been medically treated at health stations or. hospitals time and again for a long period, being unable to labor, to help themselves in daily life and incapable of causing danger to society, with medical examination conclusions or written certifications of provincial- or higher-level health bodies;

d. Persons having families in exceptionally difficult circumstances, being the sole work hands in their families means persons who are serving their imprisonment in prisons or detention camps while their families are falling into exceptionally difficult economic circumstances due to natural disasters, fires, accidents, being left with no valuable assets or their natural parents, spouses or children have suffered from prolonged serious illnesses without anyone to rely on, and are the only work hands in their families, with certifications of commune-level Peoples Committees of localities where their families reside.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. After the issuance of special amnesty decisions by the State President, the Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, reach agreement with the Ministry of Defense and coordinate with the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy as well as concerned bodies and organizations in, assisting the Government in organizing the implementation of those decisions.

2. The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall set up their respective special amnesty steering committees and guide the establishment of special amnesty proposal-considering councils of prisons or detention camps under their respective management.

Article 7. Order of making lists of persons proposed for special amnesty

1. Based on the special amnesty decisions of the State President and the guidance of the Government, prisons and detentions camps shall organize inmate teams meetings to give their comments and cast ballots on, and recommend persons for special amnesty; superintendents in charge of inmate teams shall sum up results of the meetings in minutes and make suggestions.

2. Based on such comments, sum-ups and suggestions of superintendents, as provided for in Clause 1 of this Article, the order of and procedures for making lists of persons serving imprisonment penalties in prisons or detention camps who are eligible for being proposed for special amnesty are as follows:

a. Special amnesty proposal-considering councils of prisons or detention camps shall study and make lists and files of current imprisonment servers who are eligible for special amnesty proposal and submit them to wardens of prisons or detention camps of the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense, directors of provincial-level Police Departments or military zone commanders or the equivalent for consideration and decision on the lists of persons proposed for special amnesty;

b. Prison or detention camp wardens shall send the lists and files of current imprisonment servers who are eligible for special amnesty proposal to the director of the Prison, Education Camp and Reformatory Management Department of the Ministry of Public Security (for prisons under the Ministry of Public Security); the director of the Criminal Investigation Department of the Ministry of Defense (for prisons under the Ministry of Defense); the director of the Office of the Investigation Police Agency of the Ministry of Public Security or the director of the Investigation Security Department of the Ministry of Public Security (for prisons under the Ministry of Public Security); directors of provincial-level Police Departments (for prisons under provincial-level Police Departments; military zone commanders or the equivalent (for prisons and detention camps under military zones or the equivalent);

d The director of the Prison, Education Camp and Reformatory Management Department; the director of the Criminal Investigation Department of the Ministry of Defense; director of the Office of the Investigation Police Agency of the Ministry of Public Security; the director of the Investigation Security Department; directors of provincial-level Police Departments; military zone commanders and the equivalent shall sum up and submit the lists and files of current imprisonment servers who are eligible for special amnesty proposal to the Minister of Public Security or the Minister of Defense.

3. The listing of persons proposed for special amnesty by prisons and detention camps must be lawful, public, democratic and objective; meet the domestic and external requirements, protecting national security and maintaining social order and safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Minister of Public Security shall decide to set up the inter-branch appraisal team comprising the representatives of the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy, the Vietnam Fatherland Front Central Committee as well as concerned bodies and organizations.

The inter-branch appraisal team shall assist the Advisory Council for Special Amnesty in studying and appraising the lists and files of persons proposed for special amnesty, which are submitted by wardens of prisons or detentions under the Ministry of Public Security or the Ministry of Defense, directors of provincial-level Police Departments, military zone commanders or the equivalent.

Based on the results of appraisal by the inter-branch appraisal team, the Minister of Public Security and the Minister of Defense shall decide to make the lists of persons eligible or ineligible for special amnesty proposal and submit them to the Advisory Council for Special Amnesty for consideration and decision.

2.The standing body of the Advisory Council for Special Amnesty shall sum up and hand the
lists of persons eligible or ineligible for special amnesty proposal and the special amnesty
proposal dossiers to members of the Advisory Council for Special Amnesty.

Members of the Advisory Council for Special Amnesty shall study, appraise and detect errors in content and form of the special amnesty proposal dossiers and promptly notify them to the standing body of the Advisory Council for Special Amnesty. After receiving comments of members of the Advisory Council for Special Amnesty, the standing body of the Advisory Council for Special Amnesty shall handle the matters. In case of divergent opinions on the lists of eligible persons or the lists of ineligible persons, the standing body of the Advisory Council for Special Amnesty shall send an explanatory report enclosed with the lists and dossiers to the Advisory Council for Special Amnesty for consideration and decision.

3. The Advisory Council for Special Amnesty shall organize the appraisal of dossiers and lists submitted by its standing body and decide on the lists of persons eligible and ineligible for special amnesty and submit them to the State President for consideration and decision.

Chapter 3

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 9. Implementation effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10. Implementation responsibilities

1.The Minister of Public Security, the Minister of Defense and the Minister of Foreign Affairs shall, within the ambit of their respective functions and tasks, guide the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of Peoples Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 76/2008/NĐ-CP ngày 04/07/2008 Hướng dẫn Luật Đặc xá

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.135

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.86.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!