MỤC 1: ĐỐI VỚI
NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945:
Điều 6.-
Người có công với cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 quy định tại Điều
5 của Pháp lệnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định công nhận được
Nhà nước ưu đãi:
1/ Trợ cấp háng tháng mức
120.000 đồng (đối với cán bộ thoát ly và không thoát ly).
2/ Ngoài trợ cấp hàng tháng trên
đây:
a) Người hoạt động cách mạng
thoát lý đang hưởng lương hoặc lương hưu, được phụ cấp hàng tháng tính theo thời
gian hoạt động trước cách mạng, cứ mỗi năm được phụ cấp mức 30.000 đồng.
b) Người hoạt động cách mạng
không thoát ly, không có lương hoặc lương hưu, nếu hoạt động cách mạng từ 1935
trở về trước thì được phụ cấp hàng tháng mức 200.000 đồng, nếu hoạt động cách mạng
từ 1936 đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì được phụ cấp hàng tháng mức
150.000 đồng.
3/ Được cấp tiền để mua báo nhân
dân hàng ngày; được tổ chức sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp.
4/ Khi người hoạt động cách mạng
trước Cánh mạng tháng Tám năm 1945 chết, người tổ chức mai táng được cấp khoản
tiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng; cha mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con đẻ bị
tật nguyền bẩm sinh hoặc bị tàn tật nặng từ nhỏ, được hưởng tiền tuất hàng
tháng mức 72.000 đồng/người, nếu sống cô đơn thì được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng
hàng tháng mức 240.000 đồng/người.
Chế độ tiền tuất hàng tháng và
trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại Điều này áp dụng cả đối với người đã
được công nhận là cán bộ hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
chết trước ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Điều 7.-
Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã hưởng chế độ ưu
đãi quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh thì không hưởng ưu đãi theo Điều 6 của
Pháp lệnh.
Điều 8.-
Người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã quy định tại Điều 6 của Pháp
lệnh là người đứng đầu các Hội cứu quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc,
Thanh niên cứu quốc, Quân nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nhi đồng cứu quốc) và
các tổ chức trong Mặt trận Việt minh.
Điều 9.-
Cơ sở để xét, quyết định công nhận người hoạt động cách mạng quy định tại Điều
6 của Pháp lệnh như sau:
1/ Đối với cán bộ thoát ly được căn
cứ lý lịch kê khai từ năm 1960 về trước. Nếu lý lịch khai năm 1960 mà cơ quan
quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu để thất lạc, có xác nhận, thì được hưởng lý lịch
khai trong "Cuộc vận động bảo vệ Đảng" ngay sau đó (từ 1969 trở về
trước). Trường hợp người hoạt động cách mạng liên tục ở các chiến trường B, K,
C từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì căn cứ vào lý lịch năm 1975 hoặc
năm 1976.
2/ Đối với cán bộ không thoát
ly, chỉ hoạt động ở cơ sở thì phải được chứng nhận của hai người cùng hoạt động
đã được công nhận là cán bộ hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm
1945 và phải được Hội nghị cán bộ lão thành ở địa phương thừa nhận.
3/ Cán bộ thoát ly và không
thoát ly hoạt động cách mạng tại địa phương thuộc cấp uỷ và chính quyền tại địa
phương quản lý phải được Tỉnh uỷ, Thành uỷ xác nhận.
4/ Cán bộ thoát ly thuộc Ban, Bộ,
ngành, đoàn thể Trung ương quản lý phải được Ban đảng, đảng đoàn, Ban cán sự đảng
của Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương xác nhận.
5/ Căn cứ kết
quả xác nhận của Tỉnh uỷ, Thành uỷ và các Ban đảng, đảng đoàn, Ban cán sự đảng
của Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương nói tại Khoản 3, 4 trên, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người hoạt động
cách mạng đang cư trú trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định
công nhận và hưởng chế độ ưu đãi. Riêng cán bộ thuộc quân đội nhân dân, công an
nhân dân đang tại ngũ do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ xem xét và quyết định việc hưởng
chế độ ưu đãi.
Điều 10.-
Người hoạt động cách mạng quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh được phụ cấp
"tiền khởi nghĩa" hàng tháng mức 50.000 đồng (kể cả cán bộ thoát ly
và không thoát ly, chỉ hoạt động ở xã, phường) và được hưởng từ ngày 1 tháng 1
năm 1995.
MỤC 2: ĐỐI VỚI
LIỆT SĨ VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ
Điều 11.-
Liệt sĩ quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh là người đã hy sinh thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
1/ Chiến đấu với địch hoặc trực
tiếp phục vụ chiến đấu;
2/ Trực tiếp đấu tranh chính trị,
đấu tranh binh vận với địch;
3/ Hoạt động cách mạng, hoạt động
kháng chiến bị địch bắt, tra tấn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh,
thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh.
4/ Làm nghĩa vụ quốc tế;
5/ Đấu tranh chống các loại tội
phạm;
6/ Dũng cảm làm những công việc
cấp bách phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà
nước và nhân dân;
7/ Chết do ốm đau, tai nạn khi
đang làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng và an ninh ở những vùng đặt biệt khó khăn,
gian khổ (nơi có phụ cấp lương đặc biệt mức 100%);
8/ Thương binh hoặc người hưởng
chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát, được y tế cơ sở hoặc
bệnh viện nơi điều trị xác nhận và được chính quyền địa phương hoặc đơn vị quản
lý nhận xét là xứng đáng.
Điều 12.-
1/ Đơn vị, cơ quan, chính quyền
địa phương... nơi có người hy sinh có trách nhiệm tổ chức việc chôn cất, giữ
gìn phần mộ, lập sơ đồ mộ chí; lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ chuyển đến Sở Lao động
- thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi thân nhân của liệt sĩ cư trú.
Hồ sơ liệt sĩ gồm: giấy báo tử,
biên bản xẩy ra sự việc (đối với trường hợp người hy sinh vì làm công việc cấp
bách phục vụ quốc phòng, an ninh, những trường hợp thương binh chết do vết
thương cũ tái phát, trường hợp người hy sinh vì chống tội phạm).
2/ Bộ Lao động - thương binh và
Xã hội hướng dẫn cụ thể nội dung hồ sơ và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
quy định cấp có thẩm quyền ký giấy báo tử.
Trong trường hợp liệt sĩ còn di
vật, tài sản riêng thì đơn vị, cơ quan, chính quyền địa phương nơi có người hy
sinh phải lập biên bản, tổ chức bàn giao trực tiếp đến gia đình liệt sỹ.
Điều 13.-
1/ Sở Lao động - Thương binh Xã
hội căn cứ hồ sơ liệt sỹ, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hướng dẫn Uỷ ban
Nhân dân huyện, quận, thị xã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức lễ báo tử
tại gia đình liệt sỹ, cùng gia đình lập tờ khai tình hình thân nhân liệt sĩ; ra
quyết định cấp "giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ", thực hiện chế độ
trợ cấp mà gia đình được hưởng, đồng thời gửi hồ sơ về Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
2/ Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội giúp Chính phủ kiểm tra việc xác nhận liệt sĩ, trình Thủ tướng Chính phủ
cấp "Bằng Tổ quốc ghi công" và tổ chức lưu giữ từng hồ sơ liệt sĩ.
Điều 14.-
1/ Chi phí lễ tang, chôn cất được
ấn định mức 960.000 đồng.
2/ Chi phí tổ chức lễ báo tử được
ấn định mức 240.000 đồng/người.
Điều 15.-
Giải quyết vấn đề mộ liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ kháng chiến và bảo vệ tổ
quốc:
1/ Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ có
trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị tìm kiếm, cất bốc các hài cốt liệt sĩ ở hải đảo,
biên giới, miền núi thưa dân; đồng thời, thống nhất với cơ quan hữu trách của
các nước bạn tổ chức tìm kiếm, cất bốc, di chuyển hài cốt liệt sĩ quân tình
nguyện Việt Nam và bàn giao cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo hướng
dẫn của Bộ Lao động - thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng.
2/ Bộ Lao động - thương binh và
Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tìm kiếm, cất bốc hài cốt
liệt sĩ ở các khu vực còn lại theo sơ đồ mộ chí của các đơn vị bàn giao hoặc do
nhân dân địa phương phát hiện và có sự xác nhận của đơn vị quân đội, công an hoặc
chính quyền địa phương.
3/ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hài cốt liệt sĩ là
người thuộc địa phương mình; xây dựng, nâng cấp, tu bổ, giữ gìn các phần mộ liệt
sĩ, quản lý chu đáo danh sách và sơ đồ từng mộ liệt sĩ, tổ chức báo tin phần mộ
liệt sĩ cho gia đình liệt sĩ.
4/ Việc quy tập, cải táng hài cốt
liệt sĩ mới tìm kiếm và phát hiện được thực hiện cụ thể như sau:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung đưng chỉ đạo Sở Lao động - thương binh và Xã hội tổ chức cải
táng mộ liệt sĩ là người địa phương vào các nghĩa trang liệt sĩ gần nơi gia
đình cư trú; đối với những hài cốt liệt sĩ có ghi tên, quê quán thuộc các địa
phương khác thì lập danh sách theo từng tỉnh, thành phố báo cáo về Bộ Lao động
- thương binh và Xã hội, đồng thời thông báo cho Sở Lao động - thương binh và
Xã hội nơi quê quán của liệt sĩ tổ chức đưa về bàn giao cho địa phương đó; những
hài cốt liệt sĩ không xác định đầy đủ tên, quê quán thì cải táng vào nghĩa
trang liệt sĩ của địa phương mình, nhưng ghi rõ địa danh chôn cất trước đây; những
khu mộ liệt sĩ có danh sách chung nhưng không xác định cụ thể tên tuổi của từng
bộ hài cốt thì cải táng vào nghĩa trang địa phương, bố trí thành từng khu, từng
mộ dựng bia chung ghi lại những yếu tố còn lưu được (tên, ngày, tháng, năm hy
sinh, nơi hy sinh hoặc quê quán...).
5/ Những mộ liệt sĩ do thân nhân
liệt sĩ có nguyện vọng giữ lại bảo quản thì chính quyền cơ sở xem xét, lập danh
sách để cơ quan Lao động - thương binh và Xã hội giải quyết hỗ trợ tiền xây vỏ
mộ theo mức quy định của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.
6/ Đối với khu mộ (hoặc mộ lẻ)
do nhân dân phát hiện nhưng chưa xác định rõ là mộ liệt sỹ thì Uỷ ban nhân dân
các cấp giao nhiệm vụ cho cơ quan quân sự địa phương phối hợp với cơ quan Lao động
- thương binh và xã hội xác minh xử lý.
7/ Những mộ liệt sỹ có tên, quê
quán đã quy tập và xây cất trong các nghĩa trang liệt sĩ thì tạm thời chưa di
chuyển. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc bảo quản
chu đáo.
8/ Ngân sách Trung ương bảo đảm
chỉ cho các công việc: khảo sát, tìm kiếm, thu thập xử lý thơng tin có liên
quan tới việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, cải táng, cất bốc, di chuyển, xây dựng,
tu bổ, lập danh sách từng phần mộ liệt sĩ. Bộ Lao động - thương binh và Xã hội,
Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn cụ thể mức chỉ cho từng công việc. Giao Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tỉnh Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố quyết định mức chỉ cụ thể đối với từng trường hợp khi quy tập phải
huy động lực lượng lớn, việc đi lại khó khăn, tốn kém, nên dễ phát sinh yếu tố
bệnh tật.
Điều 16.-
Nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ là những
công trình văn hoá, lịch sử.
1/ Nghĩa trang liệt sĩ được đặt ở
những nơi trang nghiêm, thuận tiện cho việc thăm viếng.
2/ Đài tưởng niệm liệt sĩ được
xây dựng ở trung têm chính trị, vân hoá của cả nước, của từng địa phương hoặc ở
những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử tiêu biểu.
3/ Nhà bia ghi tên liệt sĩ (có
danh sách từng liệt sĩ) được xây dựng ở xã, phường nguyên quán của liệt sĩ.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách
nhiệm, phân công người bảo quản các nghĩa trang, đài tưởng niệm, nhà bia ghi
tên liệt sĩ.
4/ Ngân sách Trung ương bảo đảm
chi cho việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ nghĩa trang, đài tưởng niệm gắn liền với
các chiến tích lịch sử tiêu biểu (trận đánh lớn, căn cứ cách mạng, địa phương
anh hùng...), nghĩa trang quân tình nguyện và những vùng liên quan đến an ninh,
quốc phòng.
5/ Ngân sách địa phương bảo đảm
chi cho việc xây dựng, nâng cấp tu bổ, giữ gìn các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng
niệm được phân công ngoài các nghĩa trang đài tưởng niệm quy định ở Khoản 4
trên.
Uỷ ban nhân dân xã, phường sử dụng
một phần quỹ đền ơn đáp nghĩa cho việc xây dựng nhà bia ghi tên liệt sĩ của xã,
phường mình. Trường hợp nguồn quỹ chưa đảm bảo yêu cầu thì phối hợp với các
đoàn thể quần chúng huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong địa
phương.
Những địa phương quá khó khăn,
không có khả năng kinh phí dể hoàn thành khối lượng công việc được phân công
thì ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 17.-
Thành lập Ban chỉ đạo công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ ở Trung ương và ở
những địa phương có khối lượng lớn về công tác này.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội là Trưởng ban chỉ đạo, chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội
vụ, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và các ngành có liên quan xây dựng
Chương trình dài hạn và hàng năm về công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ,
đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ trình Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn
chỉ đạo việc tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.
Điều 18.-
1/ Vợ (hoặc chồng), con, cha mẹ
đẻ, người có công nuôi liệt sĩ (gọi chung là thân nhân liệt sĩ) có yêu cầu đi
thăm viếng mộ liệt sĩ theo danh sách thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội nếu phải chi phí tốn kém mà hoàn cảnh quá khó khăn thì ngân sách địa
phương nơi thân nhân cư trú hỗ trợ một phần.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức hỗ trợ cụ thể.
2/ Ngân sách Trung ương hỗ trợ một
phần kinh phí cho các địa phương có nhu cầu lớn về đón tiếp thân nhân liệt sĩ
đi viếng mộ liệt sĩ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và Bộ Tài chính quy định mức hỗ trợ đối với từng tỉnh, thành phố theo kế hoạch
hàng năm.
Cư quan Lao động - Thương binh
và Xã hội phối hợp với cơ quan quân sự địa phương giúp Uỷ ban nhân dân lập kế
hoạch, hướng dẫn về thủ tục đi viếng mộ liệt sĩ của thân nhân, hỗ trợ kinh phí
(nếu có) và đón tiếp thân nhân liệt sĩ từ địa phương khác đến.
Điều 19.-
Gia đình liệt sĩ gồm những thân nhân của liệt sĩ quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh,
được cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" và hưởng chế độ ưu đãi
là:
1/ Vợ (hoặc chồng) liệt sĩ là
người kết hôn hợp pháp hoặc thực tế là vợ hoặc chồng liệt sĩ, được nhân dân, cơ
quan có thẩm quyền thừa nhận.
Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ
lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng ở vào một trong hai hoàn cảnh sau đây nếu được
gia đình liệt sĩ thừa nhận và Uỷ ban nhân dân xã, phường công nhận thì cũng được
giải quyết hưởng chế độ ưu đãi:
- Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng
hoặc lấy vợ khác nhưng vẫn nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc vẫn phụng
dưỡng bố mẹ liệt sĩ.
- Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng
hoặc vợ khác nhưng nay sống độc thân do người chồng (hoặc vợ ) sau đã chết.
2/ Con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôi
hợp pháp và con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng
chết người vợ đang mang thai.
3/ Cha mẹ đẻ của liệt sĩ.
4/ Người có công nuôi liệt sĩ là
người đã thật sự nuôi dưỡng liệt sĩ từ nhỏ, đối xử với liệt sĩ như con đẻ, thời
gian nuôi từ 10 năm trở lên khi liệt sĩ còn dưới 16 tuổi. Trường hợp nuôi liệt
sĩ ở thời kỳ sơ sinh hoặc đang bị tai hoạ lớn mà đã nuôi liệt sĩ từ 5 năm trở
lên khi còn dưới 16 tuổi cũng được xác nhận là người có công trường liệt sĩ.
Điều 20.-
Thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 19 của Nghị định này được hưởng tiền tuất
như sau:
1/ Được hưởng tiền tuất lần đầu
mức 3.000.000 đồng khi báo tử.
2/ Vợ (hoặc chồng), cha mạ đẻ,
người có công nuôi liệt sĩ, khi đến tuổi 55 đối với nam, 50 tuổi đối với nữ hoặc
chưa đến tuổi đó nhưng mất sức lao động từ 61% trở lên; hoặc có 3 con là liệt
sĩ trở lên đến tuổi 55 đối với nam, 50 tuổi đối với nữ hoặc chưa đến tuổi đó
nhưng mất sức lao động từ 61% trở lên; con liệt sĩ từ 16 tuổi trở xuống; con liệt
sĩ trên 16 tuổi nếu còn tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học, bị tật nguyền bẩm sinh, bị tàn tật nặng từ nhỏ mà mồ côi cả
cha mẹ, được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức 240.000 đồng/người.
Điều 21.-
Thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 20, Khoản 3 Nghị định này chết, người tổ chức
mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng.
Điều 22.-
Liệt sĩ không còn thân nhân quy dịnh tại Điều 19 Nghị định này thì một trong những
người thân khác của liệt sĩ đang đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ
cấp một lần mức 600.000 đồng.
Điều 23.-
Người hy sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước nếu do một trong những
lý do quy định tại Điều 11 của Nghị định này mà chưa được xác nhận là liệt sĩ
thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng
dẫn thống nhất về hồ sư, thủ tục xác nhận, thời gian thân nhân hưởng tiền tuất
và giải quyết khoản truy lĩnh (nếu có), được chi phí tổ chức lễ báo tử mức
240.000 đồng/mỗi trường hợp.
MỤC 3: ĐỐI VỚI
ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG, ANH
HÙNG LAO ĐỘNG
Điều 24.-
1/ Anh hùng lực lượng vũ tranh
nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động quy định tại Điều 10 của
Pháp lệnh (kể cả cán bộ thoát ly và không thoát ly) được hưởng phụ cấp ưu đãi
hàng tháng mức 72.000 đồng/người.
2/ Ngoài phụ cấp ưu đãi quy định
tại khoản 1 trên, Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng mức 240.000 đồng/người (như quy định tại Điều 20, khoản 3 của Nghị định
này). Riêng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống cô đơn không nơi nương tựa còn
được hưởng thêm một khoản trợ cấp hàng tháng mức 48.000 đồng/người.
3/ Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân, Anh hùng lao động từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân
nhân (vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, con) được trợ cấp một lần mức 3.000.000 đồng.
4/ Thân nhân đang đảm nhiệm việc
thờ cúng người được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
thì được trợ cấp một lần bằng 3.000.000 đồng.
5/ Khi Anh hùng lực lượng vũ
trang, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động chết thì người tổ chức mai
táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng.
MỤC 4: ĐỐI VỚI
THƯƠNG BINH, BỆNH BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
A- ĐỐI VỚI
THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
Điều 25.-
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Điều 12 của
Pháp lệnh là người đã bị thương một trong các trường hợp sau đây:
1/ Chiến đấu với địch hoặc trong
khi trực tiếp chiến đấu;
2/ Do địch tra tấn kiên quyết đấu
tranh, không chịu khuất phục, để lại thương tích thực thể;
3/ Đấu tranh chống các loại tội
phạm;
4/ Dũng cảm làm những công việc
cấp bách phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà
nước và của nhân dân;
5/ Làm nhiệm vụ quốc phòng và an
ninh ở những vùng đặc biệt khó khăn, gian khổ (nơi có phụ cấp lương mức đặc biệt
100%);
6/ Làm nghĩa vụ quốc tế.
Những trường hợp bị thương trong
khi học tập, tham quan, du lịch, đi an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị,
làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục... hoặc
lao động theo các Chương trình hợp tác về lao động với các nước... thì không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 26.-
1/ Người bị thương sau khi điều trị
lành vết thương, được giám định y khoa để kết luận tình trạng mất sức lao động
do thương tật gây nên; người bị thương mất sức lao động từ 21% trở lên được lập
hồ sơ xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh.
2/ Hồ sư thương tật gồm: Giấy chứng
nhận bị thương; biên bản giám định y khoa, biên bản xảy ra sự việc (đối với trường
hợp người bị thương vì làm những công việc cấp bách phục vụ quốc phòng, an ninh
và trường hợp người bị thương vì chống tội phạm).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn cụ thể hồ sư và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định cấp
có thẩm quyền ký giấy chứng nhận thương binh; hướng dẫn việc tổ chức lưu giữ hồ
sư thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Điều 27.-
1/ Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ
được giao quy định cấp có thẩm quyền trong quân đội, công an nhân dân, Sở Lao động
- thương binh và Xã hội xem xét, ra quyết định cấp "Giấy chứng nhận thương
binh", tặng "huy hiệu thương binh" và quyết định thực hiện chế độ
trợ cấp theo quy định.
2/ Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh.
Điều 28.-
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động - thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội
vụ nghiên cứu ban hành, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn thương tật, bệnh tật; xây dựng
quy chế tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng giám định y khoa các cấp, các
ngành, chỉ đạo việc giám định mức độ mất sức lao động do thương tật phù hợp với
điều kiện lao động và sinh hoạt của thương binh.
Điều 29.-
1/ Thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh được hưởng trợ cấp thương tật từ ngày Hội đồng giám
định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ mất sức lao động do thương tật.
2/ Trợ cấp thương tật được tính
theo mức độ mất sức lao động của từng người và tính trên mức lương quy định là
312.000 đồng.
3/ Thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh mất 21% sức lao động do thương tật được trợ cấp hàng
tháng bằng 21% mức lương quy định, sau đó cứ mất 1% sức lao động do thương tật
được trợ cấp thêm 1% mức lương quy định.
Điều 30.-
Người bị thương từ 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước được xác nhận là thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh thì giải quyết như sau:
1/ Những quân nhân, dân quân, du
kích, thanh niên xung phong bị thương trong kháng chiến mà không kết luận tỷ lệ
mất sức lao động do thương tật và đã được xếp vào 4 hạng thương binh theo quy định
tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ), nay thống nhất tính trợ cấp thương tật theo tỷ lệ mất sức lao động
cụ thể như sau:
- Hạng 5/6 cũ (hạng 4/4) = tỷ lệ
mất sức lao động 21%
- Hạng 4/6 cũ (hạng 4/4) = tỷ lệ
mất sức lao động 31%
- Hạng 3/6 cũ (hạng 3/4) = tỷ lệ
mất sức lao động 51%
- Hạng 2/6 cũ (hạng 2/4) = tỷ lệ
mất sức lao động 71%
- Hạng 1/6 cũ (hạng 1/4) = tỷ lệ
mất sức lao động 81%
- Hạng đặc biệt cũ (hạng 1/4)= tỷ
lệ mất sức lao động 91%
2/ Thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh đã được kết luận tỷ lệ mất sức lao động do thương tật
thì căn cứ tỷ lệ thương tật xác định trong biên bản giám định y khoa lưu tại hồ
sơ chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng theo như quy định tại Điều 29 trên.
3/ Trường hợp khi bị thương có mức
lương cao hơn mức lương quy định (312.000 đồng) thì ngoài trợ cấp hàng tháng
quy định tại Điều 29 của Nghị định này được trợ cấp thêm một lần một khoản tiền
từ 1 đến 4 tháng lương khi bị thương tuỳ theo mức độ mất sức lao động như sau:
Mức
độ mất sức lao động
|
Mức
trợ cấp một lần
|
Từ 21% đến 40% sức lao động
|
- 1 tháng lương khi bị thương
|
Từ 41% đến 60% sức lao động
|
- 2 tháng lương khi bị thương
|
Từ 61% đến 80% sức lao động
|
- 3 tháng lương khi bị thương
|
Từ 81% đến 100% sức lao động
|
- 4 tháng lương khi bị thương
|
Điều 31.-
Người bị thương, mất sức lao động do thương tật từ 5% đến 20% được trợ cấp một
lần như sau:
Mức
độ mất sức lao động
|
Mức
trợ cấp một lần
|
Từ 5% đến 10% sức lao động
|
- 1 tháng lương khi bị thương
|
Từ 11% đến 15% sức lao động
|
- 2 tháng lương khi bị thương
|
Từ 16% đến 20% sức lao động
|
- 3 tháng lương khi bị thương
|
Người khi bị thương không thuộc
diện hưởng lương hoặc có mức lương khi bị thương thấp hơn mức lương quy định tại
Điều 29, khoản 2 của Nghị định này thì khoản trợ cấp một lần tính theo mức
lương quy định là 312.000 đồng.
Điều 32.-
Người bị thương đã được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ mất sức lao động
do thương tật, nếu sau 2 năm vết thương tái phát thì sau khi điều trị, được xem
xét giám định lại thương tật.
Bộ Lao động - Thương binh và xã
hội và Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc giám định lại thương tật, giải quyết các
khiếu nại, tố cáo về giám định thương tật.
Điều 33.-
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh không phải là người hưởng
lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng phụ cấp khu vực ở nơi cư trú (nếu
có).
Điều 34.-
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81%
trở lên có vết thương đặc biệt nặng như: cụt 2 chi trở lên, mù tuyệt đối 2 mắt,
tâm thần nặng, không tự chủ đời sống sinh hoạt, liệt 2 chi trở lên do vết
thương tuỷ sống, vết thương sọ não; phải thường xuyên dùng xe lăn, xe lắc để di
chuyển hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác được phụ cấp thêm hàng thàng
mức 48.000 đồng/người.
Điều 35.-
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động do thương
tật từ 81% trở lên điều dưỡng ở gia đình nếu được Uỷ ban Nhân dân xã, phường đề
nghị và Hội đồng Giám định y khoa chỉ định cần người phục vụ được phụ cấp hàng
tháng cho người phục vụ mức 96.000 đồng/tháng.
Riêng những thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh có vết thương đặc biệt nặng quy định tại Điều
34 Nghị định này điều dưỡng ở gia đình được phụ cấp hàng tháng cho người phục vụ
mức 120.000 đồng/ tháng.
Điều 36.-
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở
lên do tình trạng thương tật, bệnh tật hoặc do hoàn cảnh đặc biệt không thể về
sinh sống với gia đình thì được tổ chức nuôi dưỡng tại các cơ sở của tỉnh,
thành phố nơi gia đình cư trú theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
Điều 37.-
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở
lên do thương tật thường xuyên không ổn định, sức khoẻ sa sút được tổ chức điều
trị, điều dưỡng phục hồi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn, chỉ đạo việc sử dụng giường điều trị, giường
diều dưỡng hàng năm theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.
Điều 38.-
Tuỳ theo tình trạng thương tật, thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh được cấp phương tiện giả, phương tiện chuyên dùng và những trang bị, đồ
dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội thống nhất với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về quy cách, chủng loại, thời
gian sử dụng và phương thức cấp pháp, thanh quyết toán khoản chi phí cho việc
trang cấp nói trên.
Điều 39.-
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động do thương
tật từ 61% trở lên bị chết do ốm đau, tai nạn nếu không phải là người hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức
960.000 đồng và thân nhân được hưởng tiền tuất như sau:
1/ Vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ,
người có công nuôi hợp pháp đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ, con chưa đủ
15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học phổ thông, bị tật nguyền bẩm sinh,
bị tàn tật nặng từ nhỏ (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được
pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết, người vợ đang mang thai)
được hưởng tiền tuất hàng tháng mức 48.000 đồng/người.
2/ Vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ,
người có công nuôi hợp pháp đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ sống cô đơn,
không nơi nương tựa, con chưa đủ 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học phổ
thông, bị tật nguyền bẩm sinh, bị tàn tật nặng từ nhỏ mà mồ côi cả cha mẹ được
hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức 84.000 đồng/người.
3/ Trường hợp không có thân nhân
hoặc thân nhân không thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì một trong những
người thân khác đang đảm nhiệm việc thờ cúng được nhận tiền tuất một lần mức
600.000 đồng.
Kinh phí giải quyết các khoản
chi quy định tại Điều này do ngân sách Nhà nước đài thọ.
Điều 40.-
Bãi bỏ việc xác định thương binh loại B.
Những quân nhân, công an nhân
dân được xác nhận là thương binh loại B từ trước ngày 31 tháng 12 năm 1993 nay
gọi là quan nhân bị tại nạn lao động và hưởng chế độ do Ngân sách Nhà nước đài
thọ như sau:
1/ Trợ cấp hàng tháng được tính
theo mức độ mất sức lao động của từng người và tính trên mức lương quy định là
252.000 đồng. Cụ thể là:
Mức độ mất sức lao động
|
Mức trợ cấp hàng tháng
|
Từ 21% đến 30% sức lao động
|
20% mức lương quy định =
50.400 đồng
|
Từ 31% đến 40% sức lao động
|
25% mức lương quy định =
63.000 đồng
|
Từ 41% đến 50% sức lao động
|
35% mức lương quy định =
88.200 đồng
|
Từ 51% đến 60% sức lao động
|
40% mức lương quy định =
100.800 đồng
|
Từ 61% đến 70% sức lao động
|
55% mức lương quy định =
138.600 đồng
|
Từ 71% đến 80% sức lao động
|
65% mức lương quy định =
163.800 đông
|
Từ 81% đến 90% sức lao động
|
80% mức lương quy định =
201.600 đồng
|
Từ 91% đến 100% sức lao động
|
90% mức lương quy định =
226.800 đồng
|
2/ Được hưởng phụ cấp khu vực ở
nơi cư trú (nếu có) nếu không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm
xã hội.
3/ Được tiếp tục hưởng khoản phụ
cấp thêm vì có vết thương đặc biệt nặng và phụ cấp thêm cho người phục vụ (nếu
có), được xét hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm.
4/ Các chế độ trang cấp theo
tình trạng thương tật, chế độ khám chữa bệnh, giám định vết thương tái phát, chế
độ khi chết do ốm đau, tai nạn thực hiện như quy định đối với quân nhân bị tai
nạn lao động.
5/ Người khi bị thương có mức
lương cao hơn mức lương quy định (312.000 đồng) được trợ cấp thêm một lần một
khoản tiền từ 1 đến 3 tháng lương khi bị thương tuỳ theo mức độ mất sức lao động
như sau:
Mức
độ mất sức lao động
|
Mức
trợ cấp một lần
|
Từ 21% đến 40% sức lao động
|
1 tháng lương khi bị thương
|
Từ 41% đến 60% sức lao động
|
1,5 tháng lương khi bị thương
|
Từ 61% đến 80% sức lao động
|
2 tháng lương khi bị thương
|
Từ 81% đến 100% sức lao động
|
3 tháng lương khi bị thương
|
Điều 41.-
Người bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, thuộc một trong những
trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này mà chưa được xác nhận là
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thì Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thống nhất về hồ
sơ, thủ tục xác nhận, thời gian hưởng trợ cấp và giải quyết khoản truy lĩnh (nếu
có).
B- ĐỐI VỚI BỆNH
BINH
Điều 42.-
Bệnh binh quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh là quân nhân, công an nhân dân
không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, đã bị mắc bệnh một trong các trường hợp
sau:
1/ Do hoạt động ở chiến trường;
2/ Do hoạt động ở địa bàn đặc biệt
khó khăn gian khổ từ 3 năm trở lên;
3/ Do hoạt động ở địa bàn đặc biệt
khó khăn gian khổ chưa đủ 3 năm nhưng đã có trên 10 năm trở lên phục vụ trong
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
4/ Đã công tác trong Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân đủ 15 năm.
Địa bàn đặc biệt khó khăn gian
khổ nói ở Điều này là nơi có phụ cấp lương đặc biệt mức 100%.
Điều 43.-
1/ Quân nhân, công an nhân dân bị
mắc bệnh, trước khi xuất ngũ, Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kết luận
mất sức lao động do bệnh tật từ 61% trở lên được lập hồ sơ xác nhận là bệnh
binh.
2/ Hồ sơ bệnh binh gồm: Quyết định
xác nhận bệnh binh, biên bản giám định y khoa, phiếu cá nhân.
Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ phối hợp
với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể nội dung hồ sơ, quy định
cấp có thẩm quyền ký quyết định xác nhận bệnh binh và cấp giấy chứng nhận bệnh
binh.
3/ Hồ sơ bệnh binh được chuyển đến
các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nơi bệnh binh cư trú để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.
4/ Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận bệnh binh, hướng dẫn việc tổ chức lưu giữ
hồ sơ bệnh binh.
Điều 44.-
Việc giám định sức lao động do bệnh tật đối với bệnh binh thực hiện như quy định
tại Điều 28 của Nghị định này.
Điều 45.-
1/ Bệnh binh được hưởng trợ cấp
từ ngày có quyết định xuất ngũ về gia đình.
2/ Trợ cấp bệnh binh được tính
theo mức độ mất sức lao động của từng người và tính trên mức lương quy định là
252.000 đồng.
Điều 46.-
1/ Bệnh binh được trợ cấp hàng
tháng như sau:
Mức độ mất sức lao động
|
Mức trợ cấp hàng tháng
|
Từ 61% đến 70% sức lao động
|
55% mức lương quy định =
138.600 đồng
|
Từ 71% đến 80% sức lao động
|
65% mức lương quy định =
163.800 đồng
|
Từ 81% đến 90% sức lao động
|
80% mức lương quy định =
201.600 đồng
|
Từ 91% đến 100% sức lao động
|
90% mức lương quy định =
226.800 đồng
|
2/ Bệnh binh mất sức lao động từ
61% trở lên đã được xác nhận và hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 01
năm 1995, thì căn cứ tỷ lệ mất sức lao động do bệnh tật được xác định trong
biên bản giám định y khoa lưu tại hồ sơ bệnh binh để chuyển sang hưởng trợ cấp
bệnh binh hàng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3/ Những quân nhân hoạt động
kháng chiến trước ngày 20 tháng 7 năm 1954 về nghỉ chế độ mất sức lao động theo
Nghị định 500/NB-LĐ ngày 12 tháng 11 năm 1958 của Liên Bộ Quốc phòng - Cứu tế
xã hội - Tài chính và Nghị định số 523/TTg ngày 6 tháng 12 năm 1958 của Thủ tướng
Chính phủ và đã được chuyển sang hưởng chế độ bệnh binh hạng 2/3 theo quy định
tại Nghị định 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng, nay thống
nhất tính trợ cấp bệnh binh theo tỷ lệ mất sức lao động là 71%.
Điều 47.-
1/ Bệnh binh được xác nhận từ
ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có mức lương cao hơn mức lương quy định
(312.000 đồng) được trợ cấp một lần một khoản tiền tuỳ theo mức độ mất sức lao
động như sau:
Mức
độ mất sức lao động
|
Mức
trợ cấp một lần
|
- Từ 61% đến 80% sức lao động
|
- 2 tháng lương khi xuất ngũ
|
- Từ 81% đến 100% sức lao động
|
- 3 tháng lương khi xuất ngũ
|
Điều 48.-
Bệnh binh do bệnh cũ tái phát nặng được giám định lại khả năng lao động, kết luận
của Hội đồng giám định y khoa là căn cứ để quyết định việc hưởng tiếp trợ cấp của
bệnh binh.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc giám định lại sức lao động của bệnh binh,
giải quyết các khiếu nại, tố cáo về giám định khả năng lao động.
Điều 49.-
Bệnh binh được hưởng phụ cấp khu vực ở nơi cư trú (nếu có).
Điều 50.-
Bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên nếu có tình trạng bệnh tật đặc biệt
nặng được phụ cấp thêm hàng tháng; tuỳ theo tình trạng bệnh tật được cấp phương
tiện giả, phương tiện chuyên dùng, những trang bị, đồ dùng cần thiết phục vụ
cho sinh hoạt; được phụ cấp hàng tháng cho người phục vụ; được tổ chức nuôi dưỡng;
điều trị, điều dưỡng như đối với thương binh được quy định tại các Điều 34, 35,
36, 37, 38 của Nghị định này.
Điều 51.-
Bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên, chết do bệnh cũ tái phát hoặc chết
do ốm đau, tai nạn thì người tổ chức mai táng được cấp khoản tiền lễ tang, chôn
cất và thân nhân của người chết được hưởng tiền tuất như quy định đối với
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại Điều 39 của
Nghị định này.
Điều 52.-
1/ Bãi bỏ việc xác định bệnh
binh hạng 3:
Những quân nhân, công an nhân
dân bị mắc bệnh, mất sức lao động từ 41% đến 60%, đã được xác nhận là bệnh binh
hạng 3 từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước nay không gọi là bệnh binh mà
là quân nhân bị bệnh nghề nghiệp và được hưởng trợ cấp hàng tháng tính trên mức
lương quy định là 252.000 đồng trong thời gian là 2 năm rưỡi (30 tháng) kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 1995 do ngân sách Nhà nước đài thọ như sau:
Mức
độ mất sức lao động
|
Mức
trợ cấp hàng tháng
|
- Từ 41% đến 50% sức lao động
|
35% mức lương quy định =
88.200 đồng
|
- Từ 51% đến 60% sức lao động
|
40% mức lương quy định =
100.800 đồng
|
2/ Sau khi hết
thời gian hưởng trợ cấp, tuỳ theo điều kiện sức lao động và thời gian công tác
của từng người để xét việc tiếp tục hưởng trợ cấp. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn cụ thể Nghị định này.
MỤC 5: ĐỐI VỚI
NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG HOẶC HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY
Điều
53.- Cơ sở để xét, công nhận người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng
chiến bị địch bắt tù, đày quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh:
1/ Tờ khai của người bị địch bắt
tù, đày;
2/ Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng
viên (đối với người bị địch bắt tù, đày là cán bộ thoát ly hoặc đảng viên);
3/ Xác nhận của Ban Liên lạc nhà
tù (đối với người bị địch bắt tù, đày là cán bộ không thoát ly hoặc chưa phải
là đảng viên).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn cụ thể nội dung hồ sơ, thủ tục về thẩm quyền đề nghị xác nhận.
Điều 54.-
1/ Việc xét duyệt hồ sơ và quyền
lợi của người bị bắt tù, đày có thương tích thực thể được thực hiện như đối với
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Nghị định này.
2/ Hồ sơ người bị bắt tù, đày
không xác định được thương tích thực thể do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
nơi người bị địch bắt tù, đày cư trú tiếp nhận trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân đân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định công nhận và giải quyết chế độ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận và lưu giữ hồ sơ.
Điều 55.-
1/ Người hoạt động cách mạng hoặc
hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù được tặng "Kỷ niệm chương" do
Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước hướng dẫn cụ thể.
2/ Người hoạt động cách mạng hoặc
hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày không xác định được thương tích thực
thể được trợ cấp như sau:
a) Được trợ cấp một lần tính
theo thời gian bị địch bắt tù, đày ở các nhà tù, cụ thể là:
- Dưới 1 năm được trợ cấp
500.000 đồng.
- Từ 1 năm đến 3 năm được trợ cấp
1.000.000 đồng.
- Từ 3 năm đến 5 năm được trợ cấp
1.500.000 đồng.
- Từ 5 năm đến 10 năm được trợ cấp
2.000.000 đồng.
- Từ 10 năm trở lên được trợ cấp
2.500.000 đồng.
b) Khi chết, người tổ chức mai
táng được trợ cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng.
Điều 56.-
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày không
xác định được thương tích thực thể đã được tiếp nhận hồ sơ, xác nhận là thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh trước ngày 01 tháng 01 năm năm
1995 tạm thời vẫn thực hiện chế độ trợ cấp thương tật và các chế độ ưu đãi khác
như đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại
Nghị định này; không thực hiện việc giám định lại để điều chỉnh tỷ lệ mất sức
lao động; khi chết do ốm đau, tai nạn hoặc chết do bệnh cũ tái phát thì người tổ
chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất mức 960.000 đồng (không áp dụng
chế độ như đối với thương binh chết).
MỤC 6: ĐỐI VỚI
NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ LÀM NGHĨA VỤ
QUỐC TẾ
Điều 57.-
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh
là người tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến
30 tháng 4 năm 1975, kể cả cán bộ thoát ly và cán bộ không thoát ly.
Điều 58.-
Cơ sở để xác nhận người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc là hồ sơ kê
khai để quyết định khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến với hình thức
Huân chương, Huy chương chiến thắng hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến
(hoặc cả hai hình thức Huân chương, Huy chương nếu có).
Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà
nước có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan Thi đua và Khen thưởng các cấp, các ngành
cung cấp hồ sơ xét khen thưởng của từng người cho Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh, thành phố nơi người đó cư trú để xem xét và làm thủ tục trình Chủ
tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định công nhận và giải quyết chế
độ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận và lưu giữ hồ sơ.
Điều 59.-
Người hoạt động kháng chiến quy định tại Điều 57 của Nghị định này đến tuổi 60
đối với nam, 55 đối với nữ được hưởng trợ cấp như sau:
1/ Trợ cấp hàng tháng tính theo
thời gian hoạt động kháng chiến, cứ mỗi năm hoạt động được trợ cấp bằng 2.400 đồng.
Trường hợp thời giam hoạt động kháng chiến có tháng lẻ thì từ 6 tháng trở lên
được tính là 1 năm, dưới 6 tháng tính là nửa năm.
2/ Người hoạt
động kháng chiến có nguyện vọng hưởng trợ cấp 1 lần thì cứ 1 năm hoạt động
kháng chiến được trợ cấp bằng 120.000 đồng.
Căn cứ vào khả năng của Ngân
sách và hoàn cảnh, nguyện vọng của từng người, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và Bộ Tài chính quy định cụ thể việc hưởng trợ cấp 1 lần.
3/ Khi người hoạt động kháng chiến
đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, lương hưu, trợ
cấp mất sức dài hạn thì khi chết, người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang,
chôn cất mức 960.000 đồng.
MỤC 7: ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG
Điều 60.-
1/ Người có công giúp đỡ cách mạng
quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh là người dân đã trực tiếp giúp đỡ cách mạng
trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 trong lúc khó khăn nguy hiểm, được Nhà nước khen
thương với các hình thức: "Kỷ niệm chương", "Tổ quốc ghi
công" kèm theo bằng "Có công với nước" hoặc "Bằng có công với
nước".
2/ Hồ sơ người có công giúp đỡ
cách mạng là tờ khai quá trình hoạt động, thành tích cụ thể của từng người được
chính quyền xã, phường nơi cư trú xác nhận kèm theo Kỷ niệm chương " Tổ quốc
ghi công" hoặc "Bằng có công với nước".
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội căn cứ hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định
công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hôi giúp Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra việc xác nhận và lưu giữ hồ sơ.
Điều 61.-
1/ Người có công giúp đỡ cách mạng
quy định tại Điều 60 Nghị định này được trợ cấp hàng tháng mức 72.000 đồng/người;
nếu sống cô đơn không nơi nương tựa được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức
240.000 đồng/người.
2/ Người có
công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Nhà nước tặng thưởng Huân chương
kháng chiến, đã được xác nhận từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 khi đến tuổi 55 đối
với nam, 50 tuổi đối với nữ hoặc chưa đến tuổi đó nhưng mất sức lao động 61% trở
lên được trợ cấp hàng tháng mức 60.000 đồng/tháng; nếu sống cô đơn không nơi
nương tựa được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng 180.000 đồng/ người.
3/ Người có công giúp đỡ cách mạng
đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng khi chết, người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ
tang, chôn cất mức 960.000 đồng.
Chương 3:
NHỮNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI KHÁC
ĐỂ CHĂM SÓC ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG
MỤC 1: VỀ CHĂM
SÓC SỨC KHOẺ
Điều 62.-
Những người có công giúp đỡ cách mạng sau đây nếu không phải là người hưởng
lương, hưởng bảo hiểm xã hội thì được Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh,
chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện dân y hoặc bệnh viện quân đội.
1/ Người hoạt động cách mạng trước
Cách mạng Tháng 8 năm 1945;
2/ Vợ (chồng), bố, mẹ đẻ, con của
liệt sỹ, người có công nuôi liệt sỹ đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
3/ Anh hùng lực lượng vũ trang,
Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
4/ Thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh bị mất sức lao động do thương tật từ 21% trở lên;
5/ Bệnh binh bị mất sức lao động
do bệnh tật từ 61% trở lên;
6/ Người hoạt động cách mạng hoặc
hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
7/ Người có công giúp đỡ cách mạng
đang được hưởng trợ cấp hàng tháng;
8/ Người được hưởng trợ cấp phục
vụ và con thứ nhất, thứ hai dưới 18 tuổi của thương binh, bệnh binh, bị mất sức
lao động từ 81% trở lên.
Điều 63.-
Mức bảo hiểm y tế hàng tháng của những người có công với cách mạng quy định tại
Điều 62 của Nghị định này là 3.600 đồng. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.
MỤC 2: VỀ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Điều 64.-
Học sinh là con liệt sỹ; học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh và
người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên, khi học
ở các trường mầm non, tiểu học và phổ thông trung học được:
1/ Ưu tiên trong tuyển sinh và
xét tốt nghiệp;
2/ Được trợ cấp mỗi năm học 1 lần
với các mức: 60.000 đồng khi học trường mầm non, 90.000 đồng khi học trường tiểu
học, 120.000 đồng khi học trường phổ thông trung học cho một học sinh để mua
sách, vở, đồ dùng học tập;
3/ Được miễn các khoản đóng góp
xây dựng trường, sở;
4/ Được miễn nộp học phí.
Học sinh là con của thương binh,
con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động
từ 61% đến 80% nếu học tiểu học và phổ thông trung học được miễn nộp học phí;
Con của thương binh, con của bệnh
binh và người hưởng chính sách như thương binh hoặc con bệnh binh mất sức lao động
từ 21% đến 60% được giảm 50% mức nộp học phí.
Điều 65.-
Anh hùng lực lượng vũ trang; Anh hùng lao động; thương binh; người hưởng chính
sách như thương binh; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh
và con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở
lên, khi học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề,
dự bị đại học và trường phổ thông dân tộc nội trú:
1/ Được xếp vào nhóm ưu tiên cao
trong tuyển chọn, trong việc xét lên lớp, thi kiểm tra ở cuối năm học, chuyển giai
đoạn trong đào tạo. Riêng Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động đã tốt
nghiệp phổ thông được nhận thẳng vào hệ chính quy (không phải thi), được xếp
vào nhóm ưu tiên cao nhất trong tuyển chọn, chuyển giai đoạn;
2/ Được trợ cấp mỗi năm 1 lần với
các mức: 150.000 đồng khi học trường trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, phổ
thông dân tộc nội trú; 180.000 đồng khi học trường cao đẳng và đại học cho một
học sinh để mua tài liệu, đồ dùng học tập;
3/ Được cấp 50% tiền mua vé xe
tháng để đi học từ nơi ở nội trú đến trường (nếu có);
4/ Được miễn nộp học phí;
Học sinh, sinh viên là con của
thương binh, con của bệnh binh và con của người hưởng chính sách như thương
binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% được miễn nộp học phí.
Học sinh là con của thương binh,
con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 21% đến 60%
được giảm 50% mức nộp học phí.
Điều 66.-
Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách ưu
đãi đang học ở các trường đào tạo của Nhà nước: Đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề, dự bị đại học và trường phổ thông dân tộc nội trú mà
không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học:
1/ Mức trợ cấp hàng tháng
150.000 đồng/ người cấp cho học sinh, sinh viên là:
- Anh hùng lực lượng vũ trang,
Anh hùng lao động;
- Thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh;
- Con của thương binh, con của bệnh
binh và con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ
81% trở lên có vết thương, bệnh lý đặc biệt nặng quy định tại Điều 34 và Điều
50 Nghị định này.
2/ Mức trợ cấp hàng tháng
120.000 đồng/ người cấp cho học sinh, sinh viên là:
- Con liệt sỹ đang hưởng tiền tuất
hàng tháng.
- Con của thương binh, con của bệnh
binh và con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ
81% trở lên.
3/ Mức trợ cấp hàng tháng
100.000 đồng/ người, cấp cho học sinh, sinh viên là:
- Con của liệt sỹ đang hưởng trợ
cấp nuôi dưỡng hàng tháng.
- Con của thương binh, con của bệnh
binh và con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ
61% đến 80%.
Điều 67.-
Ngân sách Nhà nước đảm bảo các khoản cấp, trợ cấp bằng nguồn riêng cho giáo dục
và đào tạo để chi trả theo quy định tại các Điều 64, 65, 66 Nghị định này. Bộ
Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính hướng dẫn, quy định tại nguồn chi trả, phương thức quản lý chặt chẽ việc
thực hiện các chế độ ưu đãi quy định tại mục này.
MỤC 3: VỀ HỖ
TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CẢI THIỆN NHÀ Ở
Điều 68.-
Người có công với cách mạng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh được giải quyết đất
ở hoặc hỗ trợ để có nhà ở tuỳ theo công lao và hoàn cảnh cụ thể của từng người,
khả năng của Nhà nước và địa phương.
Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính hướng dẫn thực
hiện cụ thể những ưu đãi về nhà ở, đất ở.
Điều 69.-
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Tung ương có trách nhiệm chỉ
đạo các cấp, các ngành, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi
người có trách nhiệm tham gia và vận đông phong trào xây dựng "Ngôi nhà
tình nghĩa" bằng nguồn kinh phí đóng góp của mọi tổ chức và cá nhân trong
địa phương và các nguồn khác để góp phần cung Nhà nước hỗ trợ người có công với
cách mạng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt có nơi ở ổn định.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên tham gia và phối hợp phát động, duy trì phong trào xây dựng
"Ngôi nhà tình nghĩa".
MỤC 4: VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM, HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ GIA ĐÌNH
Điều 70.-
Người có công với cách mạng được ưu tiên trong giải quyết việc làm, hỗ trợ đời
sống, phát triển kinh tế gia đình như: ưu tiên giao đất, vay vốn của "Quỹ
quốc gia giải quyết việc làm" và từ các nguồn khác với lãi suất để sản xuất;
được miễn hoặc giảm các loại thuế; miễn hoặc giảm nghĩa vụ lao động công ích
theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm, Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cụ Địa chính, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam theo thẩm quyền phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chế độ ưu đãi quy định tại Điều này.
Chương 4:
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 71.-
Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội căn cứ vào chế độ khen thưởng chung của Nhà
nước, phối hợp với Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước hướng dẫn chỉ đạo cụ thể
việc xét khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện
chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 72.-
1/ Người man khai, giả mạo giấy
tờ để được xác nhận là người có công với cách mạng thì bị thu hồi gấy chứng nhận,
bồi hoàn số tiền đã lĩnh và tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính, truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2/ Người man khai, giả mạo giấy
tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi (man khai thời gian công tác, tuổi đời, vết
thương...) thì tạm đình chỉ việc hưởng chế độ ưu đãi, phải bồi hoàn số tiền đã
lĩnh do man khai hoặc giả mạo và xem xét xác định lại cho hưởng theo đúng chế độ
quy định của Nghị định này.
3/ Người chứng nhận sai sự thật
hoặc làm giả giấy tờ cho người khác được cấp giấy chứng nhận người có công với
cách mạng và hưởng chế độ thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đã được hưởng sai chế độ phải bồi hoàn số
tiền đã lĩnh.
4/ Người lợi dụng chức vụ, quyền
hạn gây trở ngại hoặc do thiếu trách nhiệm dẫn đến những sai phạm trong việc
xác nhận làm thiệt hại đến quyền lợi của người có công với cách mạng thì tuỳ
theo mức độ vi phạm mà bị lý kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
5/ Người vi phạm các quy định về
quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí dùng cho sự nghiệp chăm sóc người có công
với cách mạng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 73.-
1/ Người có công với cách mạng
đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội, bị kết án tù dưới 5 năm thì trong thời
gian chấp hành hình phạt tù không được hưởng các chế độ ưu đãi.
2/ Người có công với cách mạng
đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội nghiêm trọng, bị kết án tù từ 5 năm trở
lên thì bị thu hồi Giấy chứng nhận và tạm đình chỉ các chế độ ưu đãi đang hưởng
kể từ ngày bản án có hiệu lực.
Điều 74.-
Việc thu hồi giấy chứng nhận, tạm đình chỉ, tiếp tục xem xét cho hưởng chế độ
ưu đãi hoặc phục hồi chế độ ưu đãi sau khi chấp hành xong hình phạt tù quy định
tại Điều 72, Điều 73 của Nghị định này do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp
"Giấy chứng nhận" và giải quyết chế độ ưu đãi xem xét quyết định theo
hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 75.-
1/ Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu
nại, tố cáo hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động
cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động
kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
2/ Các cơ quan Nhà nước khi tiếp
nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh và
Nghị định này có trách nhiệm giải quyết theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại,
tố cáo của công dân.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 76.-
1/ Các khoản
trợ cấp, phụ cấp và các khoản chi khác quy định tại Nghị định này đã được tính ứng
với hệ số mức lương viên chức Nhà nước; khi mức lương thay đổi sẽ được điều chỉnh
tương ứng.
2/ Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí hàng
năm, thống nhất của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính trình Chính phủ phê
duyệt và tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi quy định tại Nghị định này đối với các
đối tượng thuộc phạm vi ngành đang quản lý.
Điều 77.-
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Những quy định trước đây trái với
những quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 78.-
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng
dẫn cụ thể và tổ chức thực hiện Nghị định này, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo
quản lý, kiểm tra việc chấp hành chính sách đối với người có công với cách mạng
ở các ngành, các địa phương trong cả nước.
Điều 79.-
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này; đồng thời theo phạm vi, trách nhiệm và khả năng của mình
quy định những ưu đãi khác đối với người có công với cách mạng.