CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 24/CP
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 5 năm 1993
|
NGHỊ
ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 24-CP NGÀY
22-5-1993 VỀ VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
QUỐC GIA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992,
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.
- Thành lập Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, trên cơ sở tổ
chức lại Viện Khoa học Việt Nam hiện nay.
Trung tâm Khoa học tự nhiên và
công nghệ quốc gia là cơ quan khoa học trực thuộc Chính phủ, hoạt động theo quy
chế riêng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hoạt động Khoa học và Công nghệ.
Trung tâm Khoa học tự nhiên và
công nghệ quốc gia có chức năng tổ chức và thực hiện các hoạt động nghiên cứu về
khoa học tự nhiên và công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước, nhằm tạo
ra và triển khai các công nghệ tiên tiến có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế và xã hội của nước ta.
Trung tâm Khoa học tự nhiên và
công nghệ quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 2.
- Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tổ chức các hoạt động nghiên
cứu về khoa học tự nhiên và công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước,
triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu và các công nghệ mới vào sản xuất
và đời sống xã hội:
a) Nghiên cứu những vấn đề khoa
học cơ bản hiện đại làm cơ sở cho việc phát triển các hướng công nghệ mới.
b) Nghiên cứu tổng hợp về các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên của đất nước để xây dựng cơ
sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước và của từng vùng lãnh thổ.
c) Nghiên cứu tạo ra những công
nghệ mới, sản phẩm mới nhằm nâng cao trình độ công nghệ của những ngành sản xuất
quan trọng của đất nước.
d) Tham gia với các ngành, các địa
phương trong việc chuyển giao công nghệ, thẩm định trình độ công nghệ, xét duyệt
luận chứng kinh tế - kỹ thuật các công trình lớn, quan trọng của Nhà nước và của
địa phương.
2. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, và triển khai công nghệ của
trung tâm.
3. Tham gia đào tạo cán Bộ Khoa
học và công nghệ, nhất là cán bộ có trình độ cao.
4. Tham gia việc hoạch định
chính sách phát triển khoa học và công nghệ của đất nước.
5. Thực hiện hợp tác về khoa học
và công nghệ với nước ngoài theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Quản lý tổ chức, biên chế,
tài sản, kinh phí của trung tâm theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3.
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:
A. CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ:
1. Viện toán học
2. Viện Công nghệ thông tin
3. Viện Vật lý
4. Viện Vật lý địa cầu
5. Viện hoá học
6. Viện Công nghệ hoá học
7. Viện hoá học các hợp chất
thiên nhiên
8. Viện Sinh thái và tài nguyên
sinh vật
9. Viện Hải dương học
10. Viện sinh học nhiệt đới
11. Viện Công nghệ sinh học
12. Viện cơ học
13. Viện Cơ học ứng dụng
14. Viện Khoa học vật liệu
15. Viện địa chất
16. Viện địa lý
17. Viện Kỹ thuật nhiệt đới.
Địa điểm đặt trụ sở chính và các
phân viện của từng viện do Giám đốc trung tâm quyết định.
B. CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG GIÚP
VIỆC GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM :
1. Văn phòng
2. Ban kế hoạch - Tài chính
3. Ban Hợp tác quốc tế
4. Ban tổ chức - cán bộ
5. Ban Thanh tra
6. Trung tâm thông tin - tư liệu
(đơn vị sự nghiệp)
7. Văn phòng 2 tại thành phố Hồ
Chí Minh.
C. Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc
Trung tâm thành lập theo Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ
trưởng.
Điều 4.
- Lãnh đạo Trung tâm gồm một Hội đồng Trung tâm (chịu trách nhiệm chính về
mặt khoa học) và một Giám đốc; Giám đốc có một số Phó giám đốc giúp việc.
1. Hội đồng Trung tâm gồm một số
nhà khoa học trong và ngoài Trung tâm, tổng số không quá 15 người, nhiệm kỳ là
5 năm. Thành viên Hội đồng nhiệm kỳ đầu tiên do Viện trưởng Viện Khoa học Việt
Nam, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường và Bộ trưởng, Trưởng ban
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp lựa chọn và đề nghị, Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt. Hội đồng bầu ra Chủ tịch, và 1 đến 2 Phó Chủ tịch. Chủ tịch, Phó Chủ
tịch hội đồng do Thủ tướng Chính phủ xem xét và bổ nhiệm. Chủ tịch Hội đồng làm
việc chuyên trách, các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Hội đồng Trung tâm có nhiệm vụ
và quyền hạn:
a) Thảo luận và quyết định các
phương hướng, quy hoạch và kế hoạch phát triển các ngành khoa học và công nghệ
của Trung tâm.
b) Quyết định kế hoạch nghiên cứu
và triển khai khoa học và công nghệ hàng năm của Trung tâm, phân bổ kinh phí
nghiên cứu khoa học do ngân sách cấp cho Trung tâm, trên cơ sở đề nghị của Giám
đốc Trung tâm.
c) Kiểm tra việc thực hiện các
Nghị quyết và quyết định của Hội đồng trong phạm vi toàn Trung tâm.
d) Tư vấn cho Giám đốc Trung tâm
về các vấn đề tổ chức và cán bộ của Trung tâm.
e) Quyết định việc đặt ra và xét
tặng các giải thưởng khoa học của Trung tâm.
2. Giám đốc Trung tâm chịu trách
nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về mọi mặt hoạt động của Trung tâm. Giám đốc và
các Phó giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm
cùng với Chủ tịch hội đồng Trung tâm xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 5.
- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ Nghị định số 118-CP
ngày 20-5-1975 của Hội đồng Chính phủ và các quy định khác trước đây trái với
Nghị định này.
Điều 6.
- Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Viện trưởng
Viện Khoa học Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng,
Trưởng ban Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.