Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 177/1999/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 177/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 177/1999/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị định số : 177/1999/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định việc thành lập và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Điều 2. Mục đích thành lập, hoạt động

Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện (sau đây gọi tắt là Quỹ) được thành lập và hoạt động nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích phát triển văn hoá, thể thao, khoa học, xã hội.

Điều 3. Quỹ là tổ chức phi Chính phủ, có tư cách pháp nhân, có tên gọi, có trụ sở và có con dấu riêng, mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Quỹ hoạt động theo Điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ chuẩn y.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính

1. Quỹ thành lập và hoạt động không vì mục đích thu lợi nhuận.

2. Hoạt động của Quỹ theo nguyên tắc tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí cho hoạt động xã hội, từ thiện của mình và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

3. Quỹ phải thực hiện các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về thành lập, hoạt động, quản lý tài chính, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể Quỹ. Quỹ phải thực hiện công khai mọi khoản thu, chi theo quy định của pháp luật về công khai tài chính.

4. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thành lập và hoạt động của Quỹ để thu lợi và hoạt động bất hợp pháp.

Chương 2:

THÀNH LẬP QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN; QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA QUỸ

Điều 5. Sáng lập viên và điều kiện thành lập Quỹ

1. Sáng lập viên.

Mọi tổ chức được thành lập hợp pháp theo pháp luật; mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được tham gia thành lập Quỹ.

2. Việc thành lập Quỹ phải có đủ các điều kiện sau đây :

a) Có ít nhất ba thành viên với tư cách sáng lập viên xin thành lập Quỹ. Trường hợp tổ chức tham gia thành lập thì tổ chức phải cử người đại diện để tham gia;

b) Có đầy đủ hồ sơ xin phép thành lập Quỹ theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này;

c) Có trụ sở làm việc.

Điều 6. Thủ tục thành lập

Các sáng lập viên phải gửi hồ sơ xin phép thành lập Quỹ tới cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này để xin phép thành lập Quỹ. Hồ sơ gồm :

1. Đơn xin thành lập Quỹ (kèm theo Đề án thành lập Quỹ);

2. Dự thảo điều lệ của Quỹ;

3. Danh sách các sáng lập viên, lý lịch trích ngang của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc, phụ trách kế toán;

4. Phương án tập hợp, quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Quỹ.

Điều 7. Thẩm quyền cho phép thành lập

1. Thủ tướng Chính phủ giao cho Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép thành lập và chuẩn y Điều lệ của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện có trụ sở chính trên địa bàn.

2. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể uỷ quyền cho Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ra quyết định cho phép thành lập và chuẩn y Điều lệ của Quỹ có quy mô nhỏ.

3. Cơ quan Tổ chức chính quyền các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Quỹ và trình cấp có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ được quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.

Điều 8. Quyền hạn và trách nhiệm của Quỹ

Quỹ có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây :

1. Vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia tài trợ cho các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ;

2. Tiếp nhận tiền và tài sản do các tổ chức, cá nhân tài trợ hợp pháp cho Quỹ;

3. Xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ;

4. Sử dụng tiền và tài sản theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ;

5. Thực hiện công khai tình hình thu và sử dụng các nguồn thu của Quỹ, cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng của Nhà nước khi có yêu cầu theo quy định;

6. Hoạt động theo đúng Điều lệ của Quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuẩn y;

7. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;

8. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ

Điều 9. Hội đồng quản lý Quỹ

1. Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện phải có Hội đồng quản lý Quỹ. Hội đồng quản lý do những người sáng lập cử ra trong số các sáng lập viên và được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ chuẩn y.

2. Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây :

a) Xem xét và thông qua phương hướng, kế hoạch hoạt động của Quỹ;

b) Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ; xây dựng định mức chi tiêu cho công tác quản lý của Quỹ trong phạm vi tổng số kinh phí được sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Quy chế này;

c) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ của Quỹ;

d) Chuẩn y các kế hoạch tài chính, thẩm tra báo cáo quyết toán của Quỹ;

đ) Hội đồng quản lý Qũy quyết định các bộ phận chuyên môn của Qũy.

3. Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ được quy định trong điều lệ của Quỹ.

4. Hội đồng quản lý Quỹ có Thường trực Hội đồng do Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng đảm nhiệm. Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm thay mặt Hội đồng để quản lý các hoạt động của Quỹ và giải quyết các vấn đề do Giám đốc điều hành Quỹ đề nghị. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ được quy định cụ thể trong Điều lệ.

Điều 10. Giám đốc Quỹ và các bộ phận chức năng

1. Giám đốc Quỹ là đại diện theo pháp luật của Quỹ, do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm.

2. Giúp Giám đốc trong việc điều hành Quỹ có thể có Phó Giám đốc, phụ trách kế toán, thủ quỹ và một số bộ phận chuyên môn. Phó Giám đốc Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.

3. Phụ trách kế toán của Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Quỹ và căn cứ vào tiêu chuẩn do Bộ Tài chính quy định.

4. Trưởng, Phó các bộ phận chuyên môn do Giám đốc Quỹ bổ nhiệm.

Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Quỹ

1. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.

2. Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ; chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng Nghị quyết của Hội đồng quản lý, Điều lệ hoạt động của Quỹ và đúng pháp luật.

3. Ký các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

4. Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý và cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Quỹ.

5. Chịu trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo Điều lệ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản.

Điều 12. Ban kiểm soát Quỹ

1. Quỹ phải có Ban kiểm soát Quỹ. Đối với Qũy do Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ra quyết định thành lập, Hội đồng quản lý thực hiện chức năng kiểm soát Qũy.

2. Ban kiểm soát Quỹ phải có ít nhất 3 thành viên gồm : Trưởng ban, Phó trưởng ban và ủy viên. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập Ban kiểm soát và bổ nhiệm các thành viên.

3. Ban kiểm soát Quỹ hoạt động độc lập và có nhiệm vụ sau đây :

a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo đúng Điều lệ và các quy định của pháp luật;

b) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm soát các hoạt động và tình hình tài chính của Quỹ.

Điều 13. Nguồn thu của Quỹ

Quỹ có các nguồn thu sau đây :

1. Thu từ sự đóng góp tự nguyện, tài trợ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trong nước và nước ngoài;

2. Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân tài trợ;

3. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi, các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

Điều 14. Sử dụng Quỹ

Các nội dung sử dụng Quỹ bao gồm :

1. Tài trợ cho các chương trình, các đề án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích phát triển văn hoá, thể thao, khoa học, xã hội theo tôn chỉ, mục đích và Điều lệ của Quỹ;

2. Tài trợ cho các tổ chức, cá nhân về những hoạt động phù hợp với mục đích, tôn chỉ của Quỹ;

3. Tài trợ theo sự ủy nhiệm của tổ chức, cá nhân và thực hiện các dự án tài trợ có địa chỉ theo quy định của pháp luật;

4. Chi cho hoạt động quản lý Quỹ không vượt quá 5% tổng số thu của Quỹ.

Điều 15. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, thống kê

1. Quỹ phải tổ chức và thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

2. Mở sổ ghi đầy đủ danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và danh sách những đối tượng được tài trợ.

3. Lập và gửi đầy đủ, đúng thời hạn các báo cáo tài chính theo định kỳ và quyết toán hàng năm của Quỹ theo quy định cho cơ quan tài chính của cấp có thẩm quyền cho phép thành lập.

Điều 16. Trách nhiệm của Quỹ đối với các cơ quan nhà nước

1. Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của cơ quan tài chính thuộc cấp cho phép thành lập Quỹ.

2. Quỹ chịu sự quản lý nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực hoạt động của Quỹ.

Điều 17. Quan hệ của Quỹ với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Quỹ

1. Quỹ được phép quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để vận động tài trợ cho Quỹ hoặc cho các đề án cụ thể của Quỹ theo quy định của pháp luật.

2. Quan hệ với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng các đề án tài trợ theo tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ.

3. Quỹ có trách nhiệm thực hiện tài trợ đúng theo sự ủy quyền của các tổ chức, cá nhân tài trợ có mục đích, có đối tượng và địa chỉ cụ thể.

4. Quỹ chịu sự giám sát của các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ và của nhân dân.

Điều 18. Thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ

1. Quỹ có thể đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của Quỹ và phải thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, huyện nơi thành lập chi nhánh, mở văn phòng đại diện và cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định việc thành lập và quy định quyền hạn, trách nhiệm của chi nhánh, văn phòng đại diện theo đề nghị của Giám đốc Quỹ.

2. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Quỹ, hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải phù hợp với mục đích, tôn chỉ hoạt động của Quỹ. Quỹ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.

3. Các chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ có trách nhiệm với các cơ quan nhà nước ở địa phương theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.

Chương 4:

SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ VÀ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG QUỸ

Điều 19. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể Quỹ

1. Tùy theo yêu cầu và khả năng hoạt động của Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể Quỹ.

2. Quỹ bị buộc phải giải thể trong những trường hợp sau đây :

a) Trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập nhưng Quỹ không hoạt động;

b) Không được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ hoạt động quá 6 tháng kể từ ngày quyết định tạm đình chỉ có hiệu lực.

Điều 20. Đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động Quỹ

1. Quỹ bị đình chỉ hoạt động khi vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của nhân dân.

2. Quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động khi :

a) Hoạt động sai mục đích, tôn chỉ, không đúng Điều lệ của Quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuẩn y;

b) Vi phạm các quy định về quản lý tài chính của Quỹ và của Nhà nước;

c) Tổ chức quản lý và điều hành Quỹ sai quy định của pháp luật hiện hành;

d) Sử dụng sai có hệ thống hoặc sử dụng sai nghiêm trọng các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho Quỹ;

đ) Tổ chức vận động tài trợ trái pháp luật.

3. Đối với các vi phạm nêu tại khoản 1và khoản 2 Điều này, ngoài việc bị đình chỉ, hoặc tạm đình chỉ hoạt động thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, Quỹ có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo mức độ vi phạm, những người có trách nhiệm quản lý Quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập Quỹ có quyền quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ và cho phép Quỹ hoạt động trở lại.

Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày bị tạm đình chỉ hoạt động, nếu Quỹ sửa chữa, khắc phục được những vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này thì được cấp có thẩm quyền xem xét cho phép hoạt động trở lại.

Điều 21. Xử lý tài sản khi giải thể Quỹ

Khi giải thể Quỹ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, toàn bộ số tài sản và tiền còn lại của Quỹ được nộp vào ngân sách nhà nước của cấp cho phép thành lập Quỹ. Nghiêm cấm việc phân tán tiền và tài sản của Quỹ trái pháp luật.

Điều 22. Áp dụng đối với các Quỹ được thành lập trước khi Quy chế này có hiệu lực

Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện đã được phép thành lập trước khi Quy chế này có hiệu lực thì không phải xin phép thành lập lại, nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Điều 6 trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ khi Quy chế này có hiệu lực và phải thực hiện đầy đủ các quy định của Quy chế này.

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 177/1999/ND-CP

Hanoi, December 22, 1999

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE SOCIAL FUNDS AND CHARITY FUNDS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Civil Code of October 28, 1995;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on Organization and Operation of the Social Funds and Charity Funds.

Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing.

Article 3.- The Minister of Finance, the Minister-Head of the Government Commission for Organization and Personnel shall have to guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 REGULATION

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE SOCIAL FUNDS AND CHARITY FUNDS
(Issued together with the Governments Decree No.177/1999/ND-CP of December 22, 1999)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Establishment and operation purposes

The social funds and charity funds (hereafter called the funds for short) shall be set up and operate for humanitarian and charity purposes to promote the cultural, sport, scientific and social development.

Article 3.- A fund is a non-governmental organization that has the legal person status, its own name, head office and seal, and opens its bank account(s) at bank(s) or State Treasury(ies).

The fund shall operate according to its Charter ratified by the State agency competent to permit its establishment.

Article 4.- Operation and financial management principles

1. The funds are set up and operate for non-profit purposes.

2. The funds operate according to the principle of self coverage of expenses for their social and charity activities and taking self-responsibility with their own properties.

3. The funds shall have to comply with the provisions of this Regulation and other law provisions on the establishment, operation, financial management, merger, consolidation, division, splitting and dissolution of funds. They shall also have to make public all their revenues and expenditures according to the law provisions on financial publicity.

4. Organizations and individuals are strictly prohibited to take advantage of the establishment and operation of the funds to gain profit and operate unlawfully.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ESTABLISHMENT OF THE SOCIAL FUNDS AND CHARITY FUNDS; THE FUND’ POWERS AND RESPONSIBILITIES

Article 5.- Founding members and conditions for the fund establishment

1. Founding members

All organizations established according to laws; all individuals aged full 18 or more and having full capacity for civil acts may participate in the establishment of the funds.

2. The establishment of a fund must fully satisfy the following conditions:

a/ There are at least 3 members in their capacity as the founding members, who apply for the fund establishment. Where an organization participates in the establishment, it must nominate its representative(s) to participate therein;

b/ There is a complete dossier of application for the fund establishment as stipulated in Article 6 of this Regulation;

c/ Theres a working office for the to-be set up fund.

Article 6.- Establishment procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The application for the fund establishment (attached with the fund establishment project);

2. The draft Charter of the fund;

3. The list of the founding members, the brief curricula vitae of members of the Fund Management Board, the director and the chief accountant;

4. The plan on the collection, management and use of the funds capital and properties.

Article 7.- Competence to permit the establishment

1. The Prime Minister authorizes the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities to permit the establishment and ratify Charters of the social funds and charity funds in their respective localities.

2. Depending on each specific case, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities may authorize the presidents of the Peoples Committees of districts, provincial towns and cities to permit the establishment and ratify Charters of the small-size funds.

3. The agencies and administrations at all levels shall assume the prime responsibility and coordinate with the finance agencies of the same level to evaluate dossiers of application for the fund establishment and submit them to the authorities competent to permit the fund establishment as stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 8.- The funds powers and responsibilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To mobilize domestic and foreign organizations and individuals to provide financial support for activities according to the funds principles and purposes;

2. To receive money and properties lawfully provided as financial support by organizations and individuals for the fund;

3. To elaborate and implement financial support projects according to the funds principles and purposes;

4. To use the funds money and properties in strict accordance with the funds principles and purposes;

5. To effect the publicity on the funds revenues and the use thereof, to supply necessary information to the States functional agencies when so requested as prescribed by law;

6. To operate in strict compliance with the funds Charter already ratified by the competent State agency;

7. To be subject to the inspection and examination by the State agencies as prescribed by law;

8. To exercise other rights and performs other obligations prescribed by law.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- The Fund Management Board

1. Each social or charity fund must have a Fund Management Board, whose members shall be nominated from the founding members and approved by the authorities competent to permit the fund establishment.

2. The Fund Management Board shall have the following tasks and powers:

a/ To consider and approve the orientations and plans for the funds operation;

b/ To issue regulations on the management and use of the funds revenue sources; to elaborate the norms of spending on the fund management within the total funding to be used under the provisions of Clause 4, Article 14 of this Regulation;

c/ To supervise and inspect the implementation of the funds Charter;

d/ To ratify the funds financial plans and examine its final account settlement reports;

e/ To decide the establishment of specialized sections of the fund.

3. The Fund Management Board shall work according to the collective regime to decide matters under its competence. The Fund Management Boards working regulations shall be stipulated in the Funds Charter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- The funds director and functional sections.

1. The funds director is the funds representative at law, who shall be appointed by the chairman of the Fund Management Council.

2. The director is assisted in the administration of the fund by the deputy director(s), chief accountant, cashier and a number of the specialized sections. The funds deputy director(s) shall be appointed by the chairman of the Fund Management Board at the proposal of the director.

3. The funds chief accountant shall be appointed by the chairman of the Fund Management Board at the proposal of the funds director and on the basis of the criteria set by the Finance Ministry.

4. The heads and deputy heads of the specialized sections shall be appointed by the funds director.

Article 11.- Tasks and powers of the funds director

1. To be answerable before the Fund Management Board and before law for the entire operations of the fund.

2. To administer and manage the funds activities; to observe the funds spending norms in strict compliance with the resolution of the Fund Management Board, the funds Charter and law.

3. To sign legal documents within his/her administrative responsibility and be accountable for his/her decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To manage the funds capital and property according to its Charter and law provisions on financial and property management.

Article 12.- The Fund Control Board

1. Each fund must have the Fund Control Board. For a fund set up by decision of the president of the Peoples Committee of the district, provincial town or city, the Fund Management Board shall perform the control function.

2. The Fund Control Board must be composed of at least 3 members, including the head, the deputy head(s) and member(s). The chairman of the Fund Management Board shall decide the establishment of the Control Board and appoint its members.

3. The Fund Control Board shall operate independently and have the following tasks:

a/ To inspect and supervise the funds operation in strict compliance with the Charter and law provisions;

b/ To report and propose to the Fund Management Board on the results of the control of the funds activities and its financial situation.

Article 13.- The funds revenue sources

A fund shall have the following revenue sources:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Financial supports with concrete purposes and addresses for implementation under the authorization of the organizations and/or individuals that provide the financial support;

3. The deposit interests and other lawful revenues (if any).

Article 14.- Use of funds

The contents of fund using include:

1. To provide the financial support for programs and projects for humanitarian and charity purposes, promoting the cultural, sport, scientific and social development according to the funds principles, purposes and Charter.

2. To provide the financial support for organizations and individuals activities which conform to the funds principles and purposes;

3. To provide the financial support under the authorization of organizations and/or individuals and implement the financial-support projects with clear addresses according to law provisions;

4. To spend on the funds management activities, which must not exceed 5% of the total funds revenue.

Article 15.- Organization and implementation of the accounting and statistical work

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. It shall have to open books to record the full list of contributing and donating organizations and individuals as well as the list of the subjects receiving financial support.

3. It shall have to elaborate and send fully and on time the periodical financial statements and annual final account settlement reports as prescribed for the finance agency by the authority competent to permit its establishment.

Article 16.- Funds responsibility toward State agencies

1. Social funds and charity funds shall be subject to the State financial management by the finance agencies of the levels competent to permit their establishment.

2. The fund shall also be subject to the State professional management of their operations by the specialized management agencies.

Article 17.- The funds relations with organizations and individuals related to their activities

1. Funds may set up relations with domestic and foreign organizations and individuals in order to mobilize financial supports for the funds or their specific projects according to the provisions of law.

2. Funds may set up relations with localities, organizations and/or individuals that need financial supports in order to elaborate financial support projects according to the funds operation principles and purposes.

3. Funds shall have to provide financial support in strict compliance with the authorization of the organizations and individuals that provide financial supports with concrete purposes, objects and addresses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Establishment and operation of the funds branches and representative offices

1. A fund may set up its branches and/or representative offices in places other than the location of its head office and must notify this to the Peoples Committees of the provinces or districts where it establishes branches and/or representative offices as well as the agency competent to permit the establishment of the fund. The Fund Management Board shall decide the establishment and determine the powers and responsibilities of branches and representative offices at the proposal of the funds director.

2. The funds branches and representative offices are its dependent units which shall operate according to the funds purposes and principles. The fund shall take responsibility for all activities of its branches and representative offices.

3. The funds branches and representative offices shall take responsibilities towards the State agencies in localities as prescribed in Article 17 of this Regulation.

Chapter IV

MERGER, CONSOLIDATION, DIVISION, SPLITTING, DISSOLUTION OF FUND AND SUSPENSION OF FUNDS’ OPERATIONS

Article 19.- Merger, consolidation, division, splitting and dissolution of a fund

1. Depending on the requirements and operation capacity of the fund, the Fund Management Board may propose to the competent agency for the merger, consolidation, division, splitting or dissolution of the fund.

2. The fund is forced to dissolve in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The fund is not allowed by the competent authority to resume its operation after its was suspended for more than 6 months from the suspension date.

Article 20.- Stopping or suspending operations of a fund

1. A fund shall be stopped from operation when it has seriously violated laws or infringed upon the States and/or peoples interests.

2. A fund shall be suspended from operation when:

a/ Operating for the wrong purposes and not in accordance with its principles and Charter already ratified by the competent State agency;

b/ Violating the financial management regulations of the fund and the State;

c/ Organizing the fund management and administration in contravention of the current law provisions;

d/ Using the purposed financial supports of organizations and individuals wrongly in a systematic or serious manner;

e/ Mobilization of financial support in contravention of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The authority competent to permit the fund establishment shall also be competent to decide the operation stoppage, suspension and resumption.

Within 6 months after being suspended from operation, if the fund corrects and redresses its violations stipulated in Clause 2 of this Article, the competent authority may consider and allow it to resume operation.

Article 21.- Handling of a funds properties upon its dissolution

Upon the funds dissolution, after paying all debts and dissolution expenses, all the remaining properties and money of the fund shall be remitted to the State budget of the level that has permitted the fund establishment. To strictly prohibit the illegal disbursement of the funds money and properties.

Article 22.- Application to the funds established before this Regulation takes effect

The social funds and charity funds which were established before this Regulation takes effect shall not have to apply for re-establishment but must supplement and complete their dossiers according to the stipulations of Article 6 within 60 (sixty) days from the effective date of this Regulation and must fully abide by the provisions of this Regulation.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.797

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.147.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!