BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số:
04-KL/TW
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2011
|
KẾT LUẬN
VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 32-CT/TW, NGÀY 09/12/2003 CỦA
BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHOÁ IX) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CỦA
CÁN BỘ, NHÂN DÂN
Sau khi xem xét Tờ trình của Văn
phòng Trung ương Đảng (Tờ trình số 92-TTr/VPTW, ngày 28/12/2010) và Báo cáo của
Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp (Báo cáo số 108/BC-BCS, ngày 20/12/2010) về kết quả
tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (sau đây gọi
tắt là Chỉ thị 32-CT/TW), Ban Bí thư cơ bản đồng ý với nội dung Tờ trình của
Văn phòng Trung ương Đảng và Báo cáo của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, đồng thời
kết luận một số vấn đề cơ bản như sau:
I - Những kết
quả chủ yếu trong việc thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW
1 - Nhận thức của các cấp uỷ, tổ
chức đảng về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
đã được nâng lên một bước; nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng đã coi phổ biến, giáo dục
pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thường
xuyên quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và các doanh nghiệp trong việc xây
dựng và tổ chức thực hiện.
Mặt trận và các tổ chức thành
viên của Mặt trận Tổ quốc đã có nhiều cố gắng, phối hợp với các cơ quan nhà nước
tích cực triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các
tầng lớp nhân dân; bước đầu đã thực hiện được chủ trương xã hội hoá công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, huy động được một số nguồn lực của xã hội cho công
tác này.
2 - Bộ máy tổ chức, cán bộ làn
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước được củng cố, kiện toàn; nhiều
cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được bồi dưỡng về chính trị,
nghiệp vụ; chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên.
Các cơ quan chuyên môn của Bộ Tư
pháp, tổ chức pháp chế các bộ, ngành và sở tư pháp các địa phương đã phát huy
được vai trò chủ động trong việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền cùng cấp triển
khai thực hiện Chỉ thị. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
các cấp đã thực hiện được vai trò liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, ban,
ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật. Công khai, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với thế hệ
trẻ.
3 - Hình thức phổ biến, giáo dục
pháp luật không ngừng được đổi mới, nội dung đã bám sát và phục vụ kịp thời việc
triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của mỗi bộ, ngành, địa phương; từng bước khắc phục được
tính hình thức. Nguồn kinh phí phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã
được quan tâm đầu tư năm sau cao hơn năm trước.
Trình độ, nhận thức và ý thức chấp
hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở nhiều cơ quan, tổ chức và địa phương được
nâng lên một bước; các hành vi vi phạm pháp luật giảm dần, góp phần giữ vằng an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
II - Hạn chế
và nguyên nhân
1 - Vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức
đảng chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật; chưa quan tâm chỉ đạo tổng kết và nhân rộng các mô
hình phổ biến, giáo dục pháp luật tốt tại cơ sở; chưa coi công tác này “là một
bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ
thống chính trị”; còn tình trạng cấp uỷ đảng coi phổ biến, giáo dục pháp luật
là nhiệm vụ riêng của các cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể, thiếu kiểm
tra, đôn đốc thường xuyên. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tích cực tham gia
vào các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; chưa thực sự gương mẫu chấp
hành pháp luật, lời nói chưa đi đôi với việc làm, từ đó làm ảnh hưởng không tốt
đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2 - Chất lượng, hiệu quả của
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều. Thời lượng và chất lượng
phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít,
chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Một số bộ, ngành, đoàn thể, địa
phương chưa thực sự chủ động thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vẫn
còn trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Tổ chức pháp chế một số bộ,
ngành, sở tư pháp một số địa phương và các cơ quan có liên quan chưa chủ động
tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch và các giải
pháp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với tình hình cụ
thể của từng bộ, ngành, đoàn thể, địa phương. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật các cấp chưa phát huy hết tiềm năng của từng thành viên. Hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được điều chỉnh bằng các văn bản có giá
trị pháp lý cao. Tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện và trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động này và các cơ chế, chính sách có
liên quan chưa được quy định rõ ràng.
3 - Việc phổ biến, giáo dục pháp
luật cho độic ngũ cán bộ, công chức và nhân dân có nơi, có lúc chưa được thực
hiện thường xuyên, còn mang tính hình thức; chưa kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục
pháp luật với việc tổ chức thi hành kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật
và việc xử lý những ngưpừi có hành vi vi phạm; một số vụ việc vi phạm pháp luật,
đặc biệt là một số vụ việc liên quan đến cán bộ, đảng viên chưa được xử lý
nghiêm minh, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. giáo dục
pháp luật trong nhà trường chưa gắn nhiều vói thực tiễn đời sống xã hội. Chương
trình, giáo trình, sách giáo khoa dạy và học pháp luật chưa thực sự phù hợp. Đội
ngũ giảng viên, giáo viên dạy pháp luật, giáo dục công dân còn thiếu về số lượng,
chưa được đào tào chuẩn về kiến thức pháp luật. Kinh phí phục vụ công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đầu tư hợp lý.
III - Phương
hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
1 - Tiếp tục củng cố, nâng cao
nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các
cơ quan nhà nước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế thực hiện
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của
hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và các thành viên của Hội
đồng trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp
luật ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Bảo đảm mọi chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đều được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến toàn thể
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức
tôn trọng, chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ và nhân dân; góp phần thực
hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh.
2 - Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện
pháp luật và các cơ chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng
cơ chế thực hiện chủ trong xã hội hoá, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội
tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xác định rõ trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế trong việc triển khai
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Có chính sách hỗ trợ nâng cao
nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đối với nhân dân ở vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc ít người và các đối tượng thiệt thòi.
3 - Gắn việc tuyên truyền, phổ
biến các chủ trương, nghị quyết của đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thể chế hoá kịp thời, đúng đắn và tổ
chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng. Thường xuyên quan
tâm, đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế hợp lý, động viên, khuyến khích đội ngũ
cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan,
đơn vị và địa phương; đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác này.
4 - Tiếp tục tăng cường sự phối
hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đề cao
vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông đại chúng, các cán bộ chuyên
trách và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xác định rõ nội
dung, chương trình phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong từng
thời gian, phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, địa phương; bảo đảm phục vụ kịp thời
các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, tổ chức và địa phương. Thường
xuyên kiểm tra, sơ kết, rút ra kinh nghiệm tốt để phát huy, kịp thời khắc phục
những hạn chế, thiếu sót.
5 - Tích cực đổi mới, đa dạng
hoá các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của
từng nhóm đối tượng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, tổ chức
và các địa phưpưng; lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực
hiện các chương trình, các phong trào vận động quần chúng khác; thường xuyên hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đố thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp
luật; kiểm điểm, phê bình, xử lý nghiêm khắc đối với những cơ quan, tổ chức, cá
nhân không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
6 - Tiếp tục đổi mới chương
trình, giáo trình, sách giáo khoa giảng dạy về pháp luật; tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng, từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy pháp luật, giáo
dục công dân trong tất cả các cấp học và trình độ đào tại, đáp ứng các nhu cầu
dạy và học tập kiến thức pháp luật trong tất cả các trường trên phạm vi cả nước;
đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo pháp luật cho học sinh, sinh
viên trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học với
nội dung, hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.
7- Kết hợp chặt chữ giữa công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp
luật; thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp
luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân; ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm mọi hành
vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những đối tượng vi phạm là cán bộ, đảng viên.
Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có chức năng tổ chức thi hành pháp luật
và các cơ quan tư pháp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Gắn kết chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan
nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.
IV- Trách nhiệm
tổ chức thực hiện
1 - Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục
lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan khẩn trương xây dựng, ban hành
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, tạo cơ
sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; lãnh
đạo, chỉ đạo đại biểu Quốc hội thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến
pháp luật và giám sát việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại
địa phương nơi ứng cử.
2 - Ban các sự đảng Chính phủ
lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân các địa phương triển khai thực
hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm,
tình hình và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, địa phương trong từng thời
gian, tập trung hướng mạnh về cơ sở. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp, nâng
cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các ngành, các cấp; kiện
toàn bộ máy chuyên trách làm công tac phổ biến, giáo dục pháp luật. Trọng tâm
là kiện toàn hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức
pháp chế các ngành, các cấp, các đoàn thể. Rà soát, phân loại, đánh giá đội ngũ
làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng
thích hợp.
Nghiên cứu xây dựng và thực hiện
các chế độ, chính sách đối với những người tham gia công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy pháp luật, giáo dục công
dân; hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, đáp ứng tốt hơn cho hoạt động
phổ biến, giáo dục pháp luật v.v… Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; có chính sách khen thưởng, động viên kịp
thời đối với tổ chức, cá nhân có thành tích; phê bình và xử lý nghiêm khắc đối
với những cơ quan, đơn vị, cá nhân mắc sai phạm.
3 - Các tỉnh uỷ, thành uỷ và các
cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm
lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế thực
hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến căn bản về ý
thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân; hiện thực hoá quan
điểm “phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng”. Quán triệt để cán bộ, đảng viên nêu cao ý thức tôn trọng, gương mẫu
chấp hành pháp luật; tích cực vận động gia đình, người thân và những người xung
quanh nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; coi đây là một trong các tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá tư cách đảng viên.
4 - Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương
Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở trung ương lãnh đạo Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan xây
dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức; gắn phổ biến, giáo dục pháp
luật với việc thực hiện các phòng trào, các cuộc vận động quần chúng do Đảng,
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động.
5- Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục
và Đào tạo chủ trì phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và các cơ quan có
liên quan rà soát nội dung, hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa
giáo dục pháp luật phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên; rà soát,
phân loại, đánh giá đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy pháp luật, giáo dục
công dân để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng thích hợp.
6 - Đài Truyền hình Việt Nam,
Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân, các cơ quan thông tin tuyên truyền ở
Trung ương và địa phương tiếp tục phối hợp xây dựng các chuyên trang, chuyên mục
về phổ biến, giáo dục pháp luật, lựa chọn nội dung, hình thức hợp lý và tăng thời
lượng tuyên truyền để thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục
pháp luật do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương đã đề ra.
7 - Các tổ chức đảng trong các
cơ quan có chức năng tổ chức thi hành pháp luật và các cơ quan tư pháp tăng cường
chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của mình để nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành của cán bộ
và nhân dân; tăng cường lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thi
hành pháp luật trong các lĩnh vực chuyên môn được giao.
Văn phòng trung ương Đảng và Ban
cán sự đảng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi việc quán triệt thực
hiện và báo cáo kết quả với Ban Bí thư.
Nơi nhận:
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ;
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương;
- Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương;
- Các đồng chí Uỷ viên;
- Ban chấp hành Trung ương;
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
|
T/M
BAN BÍ THƯ
Trương Tấn Sang
|