Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 91/KH-UBND 2021 Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu: 91/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Đoàn Tấn Bửu
Ngày ban hành: 23/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 23 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019 và Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện;

Căn cứ Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP”

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI

- Trong ba năm triển khai, Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường về tầm quan trọng của sách, thói quen đọc sách, tự học, tự nghiên cứu để hình thành và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, hướng đến xây dựng xã hội học tập.

- Tính đến năm 2020, hệ thống thư viện công cộng và thư viện cộng đồng toàn tỉnh có: 01 thư viện cấp tỉnh, 09 thư viện huyện1, 143 phòng đọc sách xã, phường, thị trấn2 (11 phòng đọc sách có dự án BMGF-VN3), 122 tủ sách khuyến học4 và 30 điểm Bưu điện - Văn hóa xã hoạt động hiệu quả. Công tác xã hội hóa trong các hoạt động thư viện được thực hiện thường xuyên, nhiều mô hình hoạt động mới nhằm phát huy cơ sở vật chất thư viện đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa đọc được thực hiện hiệu quả; các hoạt động được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, cấp và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trên địa bàn Tỉnh.

- Hệ thống các thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông: có 645 cơ sở giáo dục5. Các thư viện cơ sở giáo dục được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố đẩy mạnh hoạt động thư viện trong nhà trường, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao tri thức của các em học sinh, tạo môi trường học tập, giải trí lành mạnh cho các em.

- Các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đều có thư viện tổng hợp các tài liệu chuyên ngành quốc phòng, an ninh phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn; Trại giam Cao Lãnh có Thư viện phục vụ cho phạm nhân đang chấp hành án6.

Nhìn chung, công tác triển khai đồng bộ, các chỉ tiêu cơ bản đạt theo kế hoạch giai đoạn 2017-2020 đã đề ra, từ đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân7, đặc biệt là người dân ở các xã biên giới, vùng xa ít có điều kiện tiếp cận các hoạt động giải trí lành mạnh; góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tỉnh nhà.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

(Phụ lục 1: Kết quả triển khai thực hiện Đề án đến năm 2020)

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

I. QUAN ĐIỂM - MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

- Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực của địa phương và đất nước.

- Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.

- Định hướng cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống.

- Khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển vốn tri thức, văn hóa của dân tộc; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

- Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; chú trọng tới người dân vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

- Góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và có khát vọng khởi nghiệp; quảng bá hình ảnh địa phương, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp trong tình hình mới.

- Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện; tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện; ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện; phát triển văn hóa đọc tạo môi trường học tập suốt đời cho nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí cho người dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

2.2.1. Mục tiêu đến năm 2025:

a) Toàn tỉnh:

- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:

+ Phấn đấu 90% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học.

+ Phấn đấu 35% người dân ở khu vực nông thôn, 25% người dân ở vùng xa, vùng biên giới được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại hệ thống Thư viện công cộng, Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.

- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:

+ Phấn đấu 60% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời.

+ Phấn đấu 90% người sử dụng thư viện (học sinh, sinh viên) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

- Về tăng cường phát triển vốn tài liệu:

+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 03 bản/người dân và đạt 0.25 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng8; mỗi người dân trung bình đọc 03 cuốn sách/năm.

+ Phấn đấu số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 1.700.000 lượt người/năm.

+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó: 85% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn trở lên (100% thư viện các trường THCS, THPT đạt chuẩn trở lên, thư viện tiên tiến và xuất sắc là 20%); 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận thiếu nhi và người khuyết tật; 80% thư viện của các cơ sở nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.

(Phụ lục 2: Số liệu hiện trạng văn hóa đọc tỉnh Đồng Tháp năm 2020, mục tiêu đến năm 2025)

b) Thư viện Tỉnh:

- Phấn đấu đến năm 2025, bổ sung tài liệu Thư viện Tỉnh đạt 260.000 bản sách9 và 5.000 bản tài liệu số; có ít nhất 50 máy tính phục vụ internet, tra tìm tài liệu phục vụ bạn đọc.

- Công tác phục vụ bạn đọc: ít nhất 6.000 người/năm đăng ký sử dụng thư viện, mượn tài nguyên thông tin, sử dụng tài liệu điện tử, tài liệu số tại thư viện, ngoài thư viện và trên không gian mạng.

- Phấn đấu đạt 2.000.000 lượt tài nguyên thông tin phục vụ tại thư viện và lưu động; số lượt người người truy cập, sử dụng thông tin tri thức và không gian mạng đạt 1.000.000 lượt.

- Phấn đấu 80% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ thư viện được ứng dụng khoa học và công nghệ; xây dựng và đảm bảo hoạt động trang thông tin điện tử của thư viện; tổ chức được mục lục điện tử trực tuyến (OPAC); ít nhất 30% dịch vụ thư viện được cung cấp trực tuyến.

- Hàng năm tổ chức 04 hội nghị, hội thảo, triển lãm chuyên đề; có ít nhất 01 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được nghiệm thu đưa vào thực hiện trong thực tiễn hoặc có 06 sản phẩm thông tin chuyên đề, thư mục được chia sẻ với các thư viện khác.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền 30 cuộc/năm; tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng đọc, kỹ năng thông tin: 4 lớp/ năm.

- Thực hiện Đề án Thư viện điện tử cho hệ thống thư viện công cộng tỉnh Đồng Tháp đảm bảo tính hiện đại, quản lý tốt tài liệu điện tử, đồng thời phát huy hiệu quả việc khai thác quản lý tài liệu dạng giấy truyền thống hiện đang có tại thư viện nhằm từng bước nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu học tập, sản xuất kinh doanh của người dân.

- Phát triển phần mềm quản lý tài liệu số Thư viện; xây dựng kho tài liệu số hóa lưu trữ trên hệ thống máy chủ Thư viện Tỉnh, đủ năng lực chia sẻ dùng chung cho hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh, ưu tiên số hóa tài liệu địa chí, bài trích, tài liệu phục vụ cho việc phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- 100% đội ngũ cán bộ thư viện được đào tạo và đào tạo lại kiến thức, có kỹ năng vận hành thư viện hiện đại; ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) vào công tác chuyên môn.

c) Thư viện huyện, thành phố:

- Phấn đấu các thư viện cơ sở đạt 180.000 bản sách; mỗi thư viện huyện, thành phố có từ 10.000 bản sách, trong đó ít nhất 1.000 đầu sách, 10 đầu báo, tạp chí (bao gồm báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.

- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, diện tích đảm bảo 60 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện; bảo đảm cho người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện.

- Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng chuyên ngành thông tin - thư viện trở lên hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

- Ứng dụng hiệu quả phần mềm quản lý thư viện E-libman trong các khâu hoạt động của thư viện.

- 100% thư viện cấp huyện được Thư viện Tỉnh phối hợp hỗ trợ phục vụ xe thư viện lưu động tại các xã vùng xa, biên giới và xã nông thôn mới.

2.3. Định hướng đến năm 2030:

Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác; các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố; môi trường đọc tiếp tục được cải thiện, hoạt động thư viện cơ bản đáp ứng nhu cầu đọc của người dân.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân; nhất là vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo của con người, đẩy mạnh xã hội học tập, góp phần phát triển văn hóa đọc tỉnh nhà.

- Huy động sự tham gia của các phương tiện thông tin, truyền thông tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp.

- Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc; tôn vinh người có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp thư viện ở địa phương; chính sách trợ giúp bảo tồn và phát huy các bộ sưu tập tài liệu quý hiếm.

- Tổ chức các câu lạc bộ, hội sách nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên và Nhân dân tham gia đọc sách.

2. Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc:

- Tăng cường vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động xây dựng, duy trì thói quen đọc tài liệu dạng giấy, điện tử phù hợp với điều kiện thực tế.

- Huy động sự tham gia, phối hợp, triển khai có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức liên quan (nhà trường, thư viện, nhà sách...) trong việc xây dựng, duy trì thói quen đọc và tăng cường vai trò cá nhân và gia đình.

- Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.

3. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp tài liệu cho người đọc:

- Nghiên cứu triển khai, áp dụng các hình thức cung cấp có hiệu quả các tài liệu đến người đọc có nhu cầu.

- Tổ chức các hội thi với quy mô, tính chất phù hợp cho từng đối tượng người đọc đảm bảo đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhằm khuyến khích tinh thần đam mê đọc sách của người dân tại địa phương.

- Phối hợp cung cấp, luân chuyển sách phục vụ nhu cầu tìm hiểu nâng cao kiến thức tại các câu lạc bộ, Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng xã, Tổ nhân dân tự quản, Hội quán…

4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa:

- Đảm bảo cho các thư viện hoạt động, phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, điện tử hóa, tự động hóa hoạt động chuyên môn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thư viện theo đúng lộ trình.

- Có chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các thư viện hoạt động không sử dụng ngân sách Nhà nước.

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực tham gia phát triển văn hóa đọc.

- Đẩy mạnh triển khai các chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt liên quan đến phục vụ phát triển văn hóa đọc, trong đó xác định cụ thể các nội dung, mức độ liên quan để triển khai lồng ghép phù hợp, hiệu quả.

- Đẩy mạnh phát triển thư viện cộng đồng, phòng đọc sách, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học, tủ sách pháp luật; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống thư viện tư nhân và loại hình tủ sách.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp và cơ sở khác hoạt động trong lĩnh vực phát hành sách, kinh doanh xuất bản phẩm đối với phát triển văn hóa đọc.

- Vận động xã hội hóa, phát huy tiềm năng vốn tài liệu trong Nhân dân để tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách…phục vụ nhu cầu đa dạng của người đọc. Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, cung cấp sách cho các huyện, xã vùng xa, biên giới được tiếp cận thông tin tri thức.

5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin:

- Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện công cộng hiện đại, có vốn tài liệu phong phú, thân thiện với người sử dụng, trở thành trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục của cộng đồng, nơi giao lưu tác giả - tác phẩm và người đọc, phục vụ hiệu quả nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân; chú trọng phát triển thư viện trường học.

- Thí điểm và từng bước hình thành thư viện điện tử phục vụ cộng đồng và nguồn học liệu mở cho trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận tiện.

- Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện; hướng dẫn phương pháp sử dụng thư viện có hiệu quả; đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động tại cơ sở, nhất là ở vùng nông thôn, vùng xa, vùng biên giới; phối hợp, liên kết giữa Thư viện cấp huyện với Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, điểm Bưu điện - Văn hóa xã; tăng cường luân chuyển sách báo, tài liệu từ hệ thống thư viện công cộng tới các địa bàn vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trường học, đồn biên phòng, trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.

6. Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm:

- Bảo đảm chất lượng và nội dung thông tin trong xuất bản phẩm, chú trọng sách, tài liệu về giáo dục kỹ năng sống, tinh thần tự hào dân tộc, lối sống lành mạnh, thái độ ứng xử văn minh, giàu lòng nhân ái, phổ biến kiến thức.

- Bảo đảm cơ cấu sách, tài liệu phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao và đa dạng của người dân; chú trọng các loại sách phục vụ trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác trong xã hội.

- Phát triển đa dạng các loại sách (bỏ túi, sách nói, sách điện tử) có nội dung phong phú dành cho các nhóm đối tượng, tập trung vào các nội dung phổ cập kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc.

7. Mở rộng hợp tác quốc tế:

- Giao lưu, trao đổi sách và tài liệu khác, học tập kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc với các thư viện của các tỉnh, thành trong nước và thế giới phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền quảng bá các tác phẩm có giá trị của tỉnh ra nước ngoài, đồng thời lựa chọn các tác phẩm có chất lượng của nước ngoài để giới thiệu, phổ biến tại tỉnh.

- Tích cực phối hợp tổ chức hoặc tham gia các sự kiện quốc tế liên quan đến phát triển văn hóa đọc.

- Tranh thủ sự hỗ trợ hợp pháp của các quốc gia, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình triển khai phát triển văn hóa đọc.

III. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước; nguồn thu từ dịch vụ thư viện; nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp từ tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm, lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

3. Kinh phí giai đoạn 2021 - 2025

3.1. Thư viện Tỉnh: tổng kinh phí 3.750.000.000đ (Ba tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng). Cụ thể từng năm (có đính kèm phụ lục chi tiết)

3.2. Thư viện cấp huyện, xã (các thư viện cấp huyện trong các Trung tâm Văn hóa -Thể thao và Truyền thanh huyện, thành phố và các Tủ sách xã…)

Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối trong dự toán chi Ngân sách hàng năm đã được phân cấp để bố trí kinh phí thực hiện đảm bảo phát triển văn hóa đọc tại địa phương theo quy định.

(Phụ lục 3: Kinh phí dự toán thực hiện Đề án văn hóa đọc giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Định hướng các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc theo Kế hoạch gắn với các chương trình, đề án có liên quan.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.

- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và địa phương lồng ghép nội dung Kế hoạch vào các chương trình, đề án khác nhằm thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

- Chỉ đạo hệ thống Thư viện công cộng triển khai các mô hình phát triển văn hóa đọc; thu thập các tài liệu quý hiếm, tài nguyên thông tin của địa phương; thí điểm xây dựng thư viện điện tử, xây dựng bộ sưu tập số về địa phương; phổ biến tài nguyên thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng phát triển mạng lưới thư viện phục vụ nông thôn theo hướng tổ chức mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với Trung tâm Văn hóa, thể thao cấp xã, Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, điểm Bưu điện - Văn hóa xã; tăng cường công tác luân chuyển sách báo giữa các thư viện; khuyến khích, tạo điều kiện cho thư viện tư nhân, thư viện cộng đồng phát triển.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động lồng ghép với các chương trình, đề án khác liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan nghiên cứu, triển khai phù hợp với chương trình của từng bậc học, cấp học.

- Chỉ đạo rà soát, kiện toàn hệ thống thư viện trường học; xây dựng và phát triển nguồn học liệu mở; nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng thông qua công tác khuyến học, khuyến đọc.

- Phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lượng thư viện trường học, phát động phong trào đọc sách, xây dựng văn hóa đọc trong học sinh.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động lồng ghép với các chương trình, đề án khác liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai phù hợp nâng cao chất lượng đọc sách, báo tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội trực thuộc.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thông tin, tuyên truyền của các cơ quan truyền thông trong tỉnh và hệ thống tuyền thanh cơ sở theo định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

6. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch và các chương trình, đề án khác có nội dung liên quan lồng ghép với Kế hoạch này theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương trong từng thời kỳ; phối hợp kiểm tra việc thực hiện.

7. Báo Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp: Tuyên truyền các văn bản, quy định của Trung ương, của tỉnh có liên quan; các hoạt động của Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; xây dựng chuyên trang, chuyên mục chủ đề văn hóa đọc.

8. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp liên quan:

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phát động phong trào đọc sách, thói quen đọc sách, báo trong cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động và nhân dân để không ngừng nâng cao kiến thức đáp ứng nhu cầu công tác, đời sống và học tập suốt đời.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Bố trí nguồn kinh phí chi đầu tư xây dựng thiết chế và kinh phí sự nghiệp cho hoạt động thư viện cấp huyện và cấp xã; khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân xây dựng thư viện, nhà sách, tủ sách, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan liên quan trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc, gắn kết với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Hàng năm, cân đối ngân sách hỗ trợ trang bị sách cho các Câu lạc bộ, Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng xã, Tổ nhân dân tự quản, Hội quán trên địa bàn.

- Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách Trung ương, của Tỉnh cho phát triển văn hóa đọc theo quy định pháp luật.

- Thống kê số lượng bản sách trong nhân dân trên địa bàn quản lý.

Các Sở, ban, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả. Kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trước ngày 05/11 hàng năm.

Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để thống nhất đề xuất, chỉ đạo thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CTXH, CTXHNN;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo ĐT, Đài PTTH ĐT;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX.VD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021- 2025

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND Tỉnh)

Đơn vị tính: đồng

Stt

Nội dung

Đơn vị đề nghị

Ghi chú

Cộng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

A

B

1=2+3+4+5+6

2

3

4

5

6

C

 

Tổng cộng (Thư viện Tỉnh)

3,750,000,000

750,000,000

750,000,000

750,000,000

750,000,000

750,000,000

 

I

Tăng cường phát triển vốn tài liệu

3,250,000,000

650,000,000

650,000,000

650,000,000

650,000,000

650,000,000

 

1

Mua tài liệu các loại phục vụ đọc, mượn (bản giấy và điện tử) tại Thư viện Tỉnh và luân chuyển tài liệu đến các TV huyện, điểm Bưu điện văn hóa xã, tủ sách khuyến học, Trại giam, trường học...: 6.500 bản x 100.000 đ/bản sách = 650.000.000 đồng.

3,250,000,000

650,000,000

650,000,000

650,000,000

650,000,000

650,000,000

 

II

Tổ chức các hoạt động

500,000,000

100,000,000

100,000,000

100,000,000

100,000,000

100,000,000

 

1

Nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng thông, tin tức: Tổ chức các hoạt động đọc sách, thực hành từ sách, giáo dục Stem (6 đợt/ năm).

186,000,000

37,200,000

37,200,000

37,200,000

37,200,000

37,200,000

 

1.1

Hoạt động đọc sách trả lời câu hỏi

42,000,000

8,400,000

8,400,000

8,400,000

8,400,000

8,400,000

 

 

Photo đề: 500đ/ đề x 200 đề x 6 đợt

3,000,000

600,000

600,000

600,000

600,000

600,000

 

 

Quà tham gia hoạt động, đạt 30% số lượng học sinh tham gia 200 em: 20.000 đ x 65 phần x 6 đợt

39,000,000

7,800,000

7,800,000

7,800,000

7,800,000

7,800,000

 

1.2

Hoạt động đọc sách thực hành từ sách

48,000,000

9,600,000

9,600,000

9,600,000

9,600,000

9,600,000

 

 

Quà tham gia hoạt động, đạt 30% số lượng học sinh tham gia 100 em: 20.000 đ x 30 phần x 6 đợt

18,000,000

3,600,000

3,600,000

3,600,000

3,600,000

3,600,000

 

 

Nguyên vật liệu hướng dẫn: 10.000đ/ học sinh x 100 học sinh x 6 đợt.

30,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

 

1.3

Hoạt động giáo dục STEM đến trường học

96,000,000

19,200,000

19,200,000

19,200,000

19,200,000

19,200,000

 

 

Quà tham gia hoạt động, đạt 30% số lượng học sinh tham gia 100 em: 20.000 đ x 30 phần x 12 tháng

36,000,000

7,200,000

7,200,000

7,200,000

7,200,000

7,200,000

 

 

Nguyên vật liệu hướng dẫn: 10.000đ/ học sinh x 100 học sinh 12 đợt.

60,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

 

2

Nâng cao kiến thức và kỹ năng đọc: Biên soạn ấn phẩm thông tin tư liệu, sổ tay hướng dẫn các hoạt động đọc sách và tổ chức hoạt động lưu động

100,000,000

20,000,000

20,000,000

20,000,000

20,000,000

20,000,000

 

2.1

Ấn phẩm thông tin tư liệu: Phát hành đến các thư viện huyện, điểm Bưu điện văn hóa xã, tủ sách khuyến học và các trường TH,THCS,THPT: 500 bản x 1 ấn phẩm/ năm x 20.000đ = 10.000.000đ

50,000,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

 

2.2

Sổ tay hướng dẫn các hoạt động đọc sách: phát hành đến các thư viện huyện, điểm Bưu điện văn hóa xã, tủ sách khuyến học và các trường TH,THCS,THPT: 500 bản x 1 ấn phẩm/ năm x 20.000đ = 10.000.000đ

30,000,000

10,000,000

 

10,000,000

 

10,000,000

 

2.3

Sổ tay tổ chức các hoạt động thư viện lưu động đến trường học: phát hành đến các thư viện huyện, điểm Bưu điện văn hóa xã, tủ sách khuyến học và các trường TH,THCS,THPT: 500 bản x 1 ấn phẩm/ năm x 20.000đ = 10.000.000đ

20,000,000

 

10,000,000

 

10,000,000

 

 

3

Triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực

214,000,000

42,800,000

42,800,000

42,800,000

42,800,000

42,800,000

 

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND Tỉnh)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2017

Thực hiện năm 2018

Thực hiện năm 2019

Năm 2020

Thực hiện 2020/2017

 

Chỉ tiêu

Thực hiện (4)

 

(1)

(2)

(3)

 

a- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:

 

Dịch vụ Internet miễn phí

TV Tỉnh

Thư viện

01

01

01

01

01

Đạt 100%

 

9 TV Huyện

Thư viện

9/12

9/12

9/12

10/12

9/12

Đạt 100%

 

11 điểm TV xã, 160 phòng đọc sách cơ sở và điểm bưu điện văn hóa xã

điểm

41/171

41/171

41/171

41/171

41/171

Đạt 100%

 

Tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học

Lượt người

896.300

1.053.754

1.168.065

1.355.000

984.8911

Đạt 110%

 

Phục vụ khu vực nông thôn

Lượt người

329.500

365.700

383.800

420.000

420.012

Đạt 127%

 

Phục vụ ở vùng xa, biên giới

Lượt người

103.500

174.100

209.400

280.000

280.022

Đạt 270%

 

b- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:

 

Kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời

Lượt người

510.000

646.000

714.000

850.000

850.055

Đạt 167%

 

Kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

Lượt người

850.000

240.000

360.000

1.450.000

1.450.030

Đạt 171%

 

c- Về tăng cường phát triển vốn tài liệu:

 

Số bản sách/người dân đọc

Lượt sách/ người

3.434.000

3.725.288

4.063.920

6.800.000

4.156.760

Đạt 121%

 

Lượt người truy cập và sử dụng thông tin

Lượt người/ năm

1.200.000

1.320.000

2.100.000

1.500.000

1.500.035

Đạt 125%

 

d- Kinh phí (cấp cho TV Tỉnh)

Triệu đồng

327.600.000

227.600.000

227.600.000

227.600.000

227.600.000

Đạt 69.5%

 

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LIỆU HIỆN TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2020, MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND Tỉnh)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2017

Thực hiện năm 2020

Chỉ tiêu năm 2025

a- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:

Dịch vụ Internet miễn phí

TV Tỉnh

Thư viện

01

01

01

9 TV Huyện

Thư viện

9/12

9/12

9/12

Tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học

Lượt người

896.300

984.891

1.524.375

Phục vụ khu vực nông thôn

Lượt người

329.500

420.000

490.000

Phục vụ ở vùng xa, biên giới

Lượt người

103.500

280.000

350.000

b- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:

Kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời

Lượt người

510.000

850.000

1.020.000

Kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí

Lượt người

850.000

1.450.000

1.535.310

c- Về tăng cường phát triển vốn tài liệu:

Số bản sách/người dân (Hệ thống thư viện cộng cộng, thư viện ngành, thư viện cơ sở giáo dục và trong nhân dân)

Bản sách/ người

2.0

2.6

3

Số bản sách phục vụ hệ thống thư viện công cộng toàn tỉnh (Thư viện Tỉnh, thư viện huyện)/ người dân

Bản sách/người

0.16

0.2

0.25

Lượt người truy cập và sử dụng thông tin

Lượt người/ năm

1.200.000

1.500.000

1.700.000

d- Kinh phí (cấp cho TV Tỉnh)

Triệu đồng

327.600.000

227.600

300.000

 

PHỤ LỤC 3

KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ DỰ TOÁN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 91 /KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

1. Kinh phí thực hiện giai đoạn 2017-2020:

Năm

Tổng kinh phí cấp cho thư viện tỉnh

Kinh phí bổ sung tài liệu hằng năm

Kinh phí bổ sung tài liệu từ Đề án Văn hóa đọc

Tổ chức hoạt động phục vụ Đề án Văn hóa đọc

2018

777.600.000đ

450.000.000đ

300.000.000đ

27.600.000đ

2019

677.600.000đ

450.000.000đ

200.000.000đ

27.600.000đ

2020

677.600.000đ

450.000.000đ

200.000.000đ

27.600.000đ

TC

2.132.800.000đ

1.350.000.000đ

700.000.000đ

82.800.000đ

2. Kinh phí dự toán giai đoạn 2021-2025:

Năm

Tổng kinh phí cấp cho thư viện tỉnh

Kinh phí bổ sung tài liệu hằng năm

Kinh phí bổ sung tài liệu từ Đề án Văn hóa đọc

Tổ chức hoạt động phục vụ Đề án Văn hóa đọc

2021

750.000.000đ

450.000.000đ

200.000.000đ

100.000.000 đ

2022

750.000.000đ

450.000.000đ

200.000.000đ

100.000.000 đ

2023

750.000.000đ

450.000.000đ

200.000.000đ

100.000.000 đ

2024

750.000.000đ

450.000.000đ

200.000.000đ

100.000.000 đ

2025

750.000.000đ

450.000.000đ

200.000.000đ

100.000.000 đ

TC

3.750.000.000đ

2.250.000.000đ

1.000.000.000đ

500.000.000đ

 

 



1 Thực hiện Quyết đinh số 09/QĐ-UBND ngày 29/01/2018 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Đài Truyền thanh, Nhà Thiếu nhi và Thư viện thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh trực thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

2 143 phòng đọc sách xã, phường, thị trấn không trực thuộc thư viện Tỉnh quản lý và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ.

3 Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”.

4 Tại 69 Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, 03 CLB Gia đình phát triển bền vững, 22 Hội quán, 25 thư viện trường học, 01 Nhà văn hóa ấp và 02 Hội khuyến học các huyện.

5 Trong đó: 452 thư viện Trường THPT, 02 thư viện của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, 01 thư viện Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật và 190 “Góc thư viện của bé” trong các trường mầm non.

6 Giao lưu tuyên truyền giới thiệu sách; Nói chuyện chuyên đề; Tổ chức hoạt động đọc sách “Sống và làm việc theo pháp luật” và luân chuyển tài liệu.

7 Tổ chức Lễ khai mạc Ngày Hội “Sách và Văn hoá đọc”; Tổ chức Hội Sách; Trưng bày, triển lãm sách, mô hình “Tủ sách khuyến học”, “Tủ sách tri ân” giới thiệu sách qua website Thư viện Tỉnh; Tổ chức cuộc thi Xếp sách nghệ thuật; triển lãm gian hàng Thanh niên khởi nghiệp; Trao giải thưởng cuộc thi viết cảm nhận “Sách và cuộc sống”, vòng sơ khảo cuộc thi “Đại sứ văn hoá đọc”; Giao lưu tuyên truyền giới thiệu sách chủ đề “Sách - chìa khóa thành công”; Mời diễn giả, tác giả nói chuyện về sách; Phát động phong trào tặng sách “Quyển sách cũ, tấm lòng mới” và tặng thẻ thư viện miễn phí cho người đọc; Tổ chức các hoạt động đọc sách, hướng dẫn kỹ năng đọc… Hướng dẫn chuyên môn cho Thư viện huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Treo khẩu hiệu tuyên truyền tại Thư viện Tỉnh và một số trục chính nội ô Thành phố Cao Lãnh

8 Theo báo cáo trong hệ thống thư viện cộng cộng đạt 389.461 bản sách, trung bình đạt 0.24 bản sách/ người dân. Phấn đấu đến năm 2025 bổ sung 639.502 bản sách/ người dân và đạt 0.4 bản sách/ người dân.

9 Năm 2020 Thư viện tỉnh bổ sung đạt 221.554 bản sách. Để đạt chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 thì trung bình mỗi năm phải phấn đấu bổ sung đạt 6.500 bản sách/ năm.

1 Trong năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động thư viện Tỉnh và các thư vện cơ sở, thư viện của các cơ sở giáo dục giảm quy mô, tránh tụ tập đông người do đó số lượt người tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học cũng giảm theo.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 91/KH-UBND ngày 23/03/2021 thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.678

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.146.180
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!