Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 62/KH-UBND 2011 thực hiện Đề án phục hồi chức năng cho người tâm thần Thanh Hóa

Số hiệu: 62/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Vương Văn Việt
Ngày ban hành: 10/11/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/KH-UBND

Thanh Hoá, ngày 10 tháng 11 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2012-2015 TỈNH THANH HOÁ

Thực hiện Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020; Công văn số 3346/LĐTBXH-BTXH ngày 05/10/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc triển khai Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015; (gọi tắt là Đề án 1215), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1215 như sau:

I- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2012-2015

1. Thực trạng công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào công đồng

1.1. Khái quát thực trạng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí và dự báo số lượng đến năm 2015

Thanh Hóa có khoảng 500.000 người bị bệnh tâm thần và người rối nhiễu tâm trí chiếm khoảng 15% so với tổng dân số của tỉnh, trong đó có gần 50.000 người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

Người mắc bệnh tâm thần do các nguyên nhân: Di truyền, bệnh tật, hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông...

1.2. Thực trạng công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng

a) Nhận thức của các cấp các ngành và người dân về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm trợ giúp những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội (trong đó có người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí). Tuy nhiên nhiều cán bộ ở các ngành, các cấp và người dân chưa nhận thức hiểu biết đầy đủ về kiến thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho người tâm thần. Do đó người tâm thần thường bị miệt thị, coi thường xa lánh, mặt khác gia đình các đối tượng phải chăm sóc lâu ngày nên chán nản, cùng với khó khăn về kinh tế đã buông xuôi, nhốt người tâm thần hoặc để đi lang thang phó mặc cho xã hội.

b) Văn bản quản lý Nhà nước liên quan đến trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí:

+ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó có quy định chính sách và chế độ trợ giúp cho người tâm thần nặng mãn tính.

+ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó bao gồm cả các cơ sở bảo trợ xã hội có chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

Tuy nhiên các chính sách trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng đang còn nhiều bất cập như: Thiếu quy trình và nhân viên công tác xã hội làm công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm; chưa có quy trình, tiêu chí lựa chọn người tâm thần phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội kết hợp với phục hồi chức năng tại cộng đồng; các cơ sở bảo trợ Nhà nước thiếu, còn các cá nhân và tổ chức thì không có điều kiện để thành lập các trung tâm xã hội.

c) Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại các cơ sở bảo trợ xã hội

Trên địa bàn tỉnh có 03 trung tâm chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội và người có công, trong đó:

- 01 Trung tâm Bảo trợ Xã hội chuyên chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần với quy mô chăm sóc 300 đối tượng, nhưng do đối tượng trên địa bàn nhiều nên hiện nay đang chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho 548 đối tượng là người tâm thần;

- 01 Trung tâm Bảo trợ Xã hội nuôi dưỡng đối tượng tổng hợp (trong đó có bộ phận chăm sóc các đối tượng rối nhiễu tâm trí với quy mô 200 đối tượng);

- 01 Trung tâm Điều dưỡng người có công (trong đó có bộ phận chăm sóc các đối tượng người có công bị tâm thần với quy mô 50 đối tượng).

Các trung tâm chăm sóc người tâm thần trên địa bàn tỉnh chưa có Tổ công tác xã hội giúp hòa nhập công đồng cho người tâm thần.

d) Công tác trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng

- Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã ban nhiều chính sách trợ giúp cho người tâm thần. Những Chính sách này đã giúp cho các gia đình có người tâm thần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và cộng đồng công tác chăm sóc, trợ giúp người tâm thần đạt được các kết quả sau:

+ Người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí hưởng chế độ chính sách người có công (thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hóa học ...) gần 10.000 người;

+ Người tâm thần hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP gần 25.000 người.

- Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý; các nhà xã hội để trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng tại cộng đồng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Mặt khác tại cộng đồng cơ số thuốc để điều trị cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí đang còn thiếu; cơ chế chính sách trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và gia đình người tâm thần chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đời sống xã hội hiện nay do đó cuộc sống của người tâm thần đang còn giặp nhiều khó khăn.

đ) Đội ngũ cán bộ, nhân viên trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí

Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và công tác xã hội làm công tác trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 1.000 người. Đó là những người làm việc tại 03 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người tâm thần và tại các cơ sở y tế từ tỉnh đến các xã/phường/thị trấn.

2. Các nội dung chủ yếu thực hiện Đề án giai đoạn 2012 – 2015

2.1. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần

- Xây dựng Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần khu vực Bắc Miền Trung.

Trên địa bàn Bắc Miền Trung qua số liệu điều tra theo Quyết định số 1129/QĐ-LĐTBXH ngày 27/8/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội toàn khu vực có trên 30.000 người tâm thần nặng, lang thang có hành vi gây nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng (Thanh Hóa 17.500 người, Nghệ An 8.000 người và Hà Tĩnh 7.000 người) và dự báo số người tâm thần ngày càng tăng đến năm 2015 toàn khu vực có khoảng 35.000 người và đến năm 2020 có khoảng 40.000 người. Do đó việc xây dựng Trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng Bắc Miền Trung là hết sức cần thiết và xây dựng theo các chỉ tiêu sau:

+ Địa điểm xây dựng: Tại xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa;

+ Quy mô xây dựng: Chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho 500 đối tượng;

+ Mặt bằng xây dựng: 15 ha;

+ Diện tích xây dựng gồm: Khu làm việc hành chính của cán bộ công nhân viên Trung tâm; Trạm y tế; nhà ăn và bếp nấu cho đối tượng; khu phục hồi chức năng và dạy nghề cho các đối tượng; khu nhà ở cho đối tượng; cổng tường rào, sân vườn nội bộ của Trung tâm; khu vui chơi giải trí cho các đối tượng;

+ Thời gian thực hiện từ năm 2012 đến năm 2013;

+ Kinh phí thực hiện ước tính khoảng 60 tỷ đồng.

- Đầu tư trang thiết bị cho cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần hiện có của tỉnh để tổ chức lao động trị liệu, trị liệu tâm lý kết hợp với phục hồi chức năng luân phiên tại gia đình, cộng đồng. Kinh phí thực hiện khoảng 5 tỷ đồng.

2.2. Phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng với các nội dung sau:

a) Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trong lĩnh vực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần

Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng cho 1.900 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng cho 1.000 cán bộ đang công tác tại các xã/phường/thị trấn; các phòng ban của UBND huyện/thị xã/thành phố; các cán bộ đang công tác tại các trung tâm bảo trợ xã hội và tại các sở ban ngành, các hội đoàn thể cấp tỉnh (bình quân 250 người/năm). Kinh phí thực hiện dự kiến là:

1.000 người x 2 triệu đồng/người = 2.000 triệu đồng.

- Đào tạo trình độ trung cấp nghề với các chuyên môn (tâm lý học, xã hội học, y tế, công tác xã hội trong lĩnh vực tâm thần) cho 650 cán bộ, cộng tác viên làm việc tại các xã, phường, thị trấn. Kinh phí thực hiện dự kiến là:

650 người x 2 năm x 15 triệu đồng/năm/người = 19.500 triệu đồng.

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên tại các xã/ phường /thị trấn (mỗi xã 01 cộng tác viên) làm công tác tư vấn giúp người tâm thần phục hồi chức năng tại cộng đồng và lập hồ sơ quản lý ca, để theo dõi các đối tượng tâm thần và người rối nhiễu tâm trí. Hỗ trợ mỗi cộng tác viên với mức trợ cấp hàng tháng bằng 1,5 lần lương tối thiểu, kinh phí thực hiện: 25.009,56 triệu đồng và chia theo các năm như sau:

+ Năm 2012 bố trí 100 cộng tác viên làm tại 100 xã/phường/thị trấn:

100 ng x 0,83 triệu đồng/ng/th x 1,5 x 12 th = 1.494 triệu đồng

+ Năm 2013 bố trí 300 cộng tác viên làm tại 300 xã/phường/thị trấn:

300 ng x 0,83 triệu đồng /ng/tháng x 1,5 x 12 tháng = 4.482 triệu đồng

+ Từ năm 2014 trở đi bố trí 637 cộng tác viên làm tại 637 xã/phường/thị trấn:

637 ng x 0,83 triệu đồng/ng/tháng x 1,5 x 24 tháng = 19.033,560 triệu đồng

- Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho 250 người với các chuyên môn kết hợp tâm lý học, xã hội học, y tế và nghề công tác xã hội trong lĩnh vực tâm thần để làm việc tại các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở bảo trợ xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh. Kinh phí thực hiện dự kiến là:

250 người x 4 năm x 20 triệu đồng/năm/người = 20.000 triệu đồng.

b) Tập huấn các kiến thức về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần cho 10.000 người của các gia đình có người tâm thần. Kinh phí thực hiện dự kiến: 10.000 người x 2 triệu đồng/ng = 20.000 triệu đồng.

2.3. Phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí

Xây dựng 4 mô hình thí điểm về phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại các địa điểm sau:

- Tại cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người tâm thần thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa;

- Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa;

- Tại Trung tâm y tế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa;

- Tại Trung tâm y tế huyện Hà trung, Thanh Hóa.

Kinh phí thực hiện dự kiến 8.000 triệu đồng (mỗi trung tâm 2.000 triệu đồng).

2.4. Tổ chức tuyên truyền

Tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, viên chức và người dân về bảo trợ, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

Bằng nhiều biện pháp như thông qua các hội nghị, các phương tiện truyền thông, phát tờ rơi; thiết lập các kênh thông tin chia sẽ thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề có liên quan đến chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, viên chức và người dân về bảo trợ, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

Kinh phí thực hiện dự kiến 1.000 triệu đồng.

2.5. Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu trợ giúp và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần

- Nghiên cứu khảo sát, đánh giá nhu cầu phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí trên địa bàn toàn tỉnh;

- Khảo sát, cập nhật số liệu đối tượng người tâm thần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

- Khảo sát nhu cầu đào tạo;

Trên địa bàn tỉnh sẽ tổ chức điều tra khảo sát theo biểu mẫu thống nhất toàn quốc và thực hiện theo kế hoạch của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Kinh phí thực hiện dự kiến: 2.000 triệu đồng.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2012

1. Mục tiêu, các chỉ tiêu thực hiện

- Mục tiêu: Huy động tối đa sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa, ngăn chặn người rối nhiễu tâm trí bị tâm thần góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

- Các chỉ tiêu thực hiện: Năm 2012 là năm đầu tiên thực hiện Đề án. Do đó để tạo tiền đề thực hiện cho những năm tiếp theo cần đạt được các chỉ tiêu sau:

+ 100 % đối tượng tâm thần nặng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

+ 20% gia đình có người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng;

+ Tổ chức đào tạo (2 lớp với 150 học viên) trình độ trung cấp nghề với các chuyên môn (tâm lý học, xã hội học, y tế, công tác xã hội trong lĩnh vực tâm thần) cho cán bộ cộng tác viên làm việc tại các xã, phường, thị trấn.

+ Gửi 100 học sinh đi đào tạo tại Trường Đại học Lao động xã hội để đào trình độ cao đẳng, đại học với các chuyên môn kết hợp tâm lý học, xã hội học, y tế và nghề công tác xã hội trong lĩnh vực tâm thần để bố trí làm việc tại các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở bảo trợ xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh trong những năm tới.

2. Nội dung thực hiện

Năm 2012 là năm đầu tiên thực hiện Đề án, để tạo tiền đề để thực hiện trong những năm tiếp theo do đó cần tập trung vào các nội dung sau:

2.1. Xây dựng Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần khu vực Bắc Miền Trung

- Lập dự án đầu tư, thiết kế, dự toán và khảo sát, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đền bù, giải phóng mặt bằng diện tích xây dựng Trung tâm;

- Tổ chức đấu thầu và bắt đầu khởi công xây dựng các hạng mục công trình;

- Kinh phí thực hiện 20.000 triệu đồng.

2.2. Đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho Cơ sở Bảo trợ xã hội Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần (Trung tâm Bảo trợ xã hội Quảng Hợp của tỉnh) để tổ chức lao động trị liệu, trị liệu tâm lý kết hợp với phục hồi chức năng luân phiên tại gia đình, cộng đồng.

- Lập dự án cải tạo, thiết kế, dự toán, khảo sát và mua sắm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Tổ chức đấu thầu và bắt đầu khởi công cải tạo các hạng mục công trình;

- Kinh phí thực hiện 3.000 triệu đồng.

2.3. Phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng với các nội dung sau:

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và tập huấn kỹ năng cho 250 cán bộ đang công tác tại các xã/phường/thị trấn; các phòng ban của UBND huyện/thị xã/thành phố; cán bộ đang công tác tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội và tại các sở, ban ngành, các hội đoàn thể cấp tỉnh. Kinh phí thực hiện dự kiến:

250 người x 2 triệu đồng/người = 500 triệu đồng;

- Đào tạo trình độ trung cấp nghề với các chuyên môn (tâm lý học, xã hội học, y tế, công tác xã hội trong lĩnh vực tâm thần) cho cán bộ cộng tác viên làm việc tại các xã, phường, thị trấn là: 100 người. Kinh phí thực hiện dự kiến là:

100 người x 2 năm x 15 triệu đồng/năm/người = 3.000 triệu đồng.

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên tại các xã/phường/thị trấn làm công tác tư vấn giúp người tâm thần phục hồi chức năng tại cộng đồng và lập hồ sơ quản lý ca để theo dõi các đối tượng tâm thần và người rối nhiễu tâm trí. Hỗ trợ mỗi cộng tác viên với mức trợ cấp hàng tháng bằng 1,5 lần lương tối thiểu. Kinh phí thực hiện là:

100 người x 1,5 x 0,830 triệu đồng x 12 tháng = 1.494 triệu đồng

- Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học cho 50 người với các chuyên môn kết hợp tâm lý học, xã hội học, y tế và nghề công tác xã hội trong lĩnh vực tâm thần để làm việc tại các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở bảo trợ xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh. Kinh phí thực hiện là:

50 người x 4 năm x 20 triệu đồng/năm/người = 4.000 triệu đồng.

- Tập huấn các kiến thức về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần cho 2.000 người của các gia đình có người tâm thần. Kinh phí thực hiện là: 2.000 x 2 triệu đồng/người = 4.000 triệu đồng.

2.3. Phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí

Thành lập 1 mô hình thí điểm về phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại bệnh viện tâm thần tỉnh Thanh Hóa. Kinh phí thực hiện là 2.000 triệu đồng.

2.4. Tổ chức tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, viên chức và người dân về bảo trợ, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng. Kinh phí thực hiện là 400 triệu đồng.

2.5. Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu trợ giúp và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần.

- Nghiên cứu khảo sát, đánh giá nhu cầu phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí trên địa bàn toàn tỉnh;

- Khảo sát, cập nhật số liệu đối tượng người tâm thần được trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

- Khảo sát nhu cầu đào tạo;

- Kinh phí thực hiện là: 1.000 triệu đồng.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2012-2015

Tổng nhu cầu kinh phí dự kiến thực hiện Đề án 1215 giai đoạn 2012-2015 là: 182.009,56 triệu đồng:

- Nguồn từ ngân sách Trung ương bố trí theo Chương trình mục tiêu trong dự toán hàng năm là: 152.900 triệu đồng;

- Nguồn từ ngân sách địa phương dự kiến bố trí trong dự toán hằng năm là: 29.109,56 triệu đồng.

2. Kinh phí thực hiện đề án năm 2012 là: 42.394 triệu đồng

- Nguồn từ ngân sách Trung ương bố trí theo Chương trình mục tiêu trong dự toán năm 2012 là: 37.000 triệu đồng;

- Nguồn từ ngân sách địa phương bố trí dự kiến trong dự toán năm 2012 là: 5.394 triệu đồng.

(Có tổng hợp kinh phí thực hiện đề án kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương để xây dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp xã hội cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

- Phối hợp Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên; quy trình trợ giúp xã hội cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

- Phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Y tế, UBND huyện Ngọc Lặc hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục xây dựng trung tâm chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần khu vực Bắc Miền Trung; xây dựng mô hình thí điểm về phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương điều tra, rà soát và phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên; đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý đối tượng.

2. Sở Y tế

- Chủ trì và phối hợp với các ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ y tế trong điều trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng và trong các cơ sở Bảo trợ Xã hội; nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế trên địa bàn toàn tỉnh về chăm sóc sức khỏe tâm thần.

- Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ, chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành trên địa bàn phối hợp, giúp đỡ duy trì các hoạt động của trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí theo quy định.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể triển khai lồng ghép các Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, học viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; triển khai các chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục và đào tạo;

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cơ sở y tế có liên quan thực hiện công tác chăm sóc, phục hồi khả năng học tập và học nghề cho học sinh, sinh viên, học viên bị mắc bệnh tâm thần.

4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ kế hoạch được phê duyệt và chính sách, chế độ quy định hiện hành, nghiên cứu đề xuất kinh phí hàng năm cho các cơ quan thực hiện theo quy định của Nhà nước.

5. Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường

Hoàn chỉnh thủ tục cấp đất để xây dựng Trung tâm Chăm sóc, Phục hồi chức năng cho người tâm thần khu vực Bắc Miền Trung tại xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình trong tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.

7. Các sở, ban, ngành đoàn thể có liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch; nghiên cứu, xây dựng, đề xuất ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để phát triển việc việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu nhằm cụ thể hoá kế hoạch phát triển việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng;

- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của kế hoạch trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn;

- Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để thực hiện kế hoạch.

9. Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh

Chủ trì, chỉ đạo các hội thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức về việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng; thực hiện công tác giám sát quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KHEN THƯỞNG

Căn cứ vào nội dung kế hoạch này, yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện thị xã, thành phố; Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ động xây dựng sớm kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm. Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Hằng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các huyện/thị xã/thành phố kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch;

- Giữa kỳ, tổ chức sơ kết 1 lần; sau năm năm thực hiện tổng kết đánh giá giai đoạn và xây dựng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn tiếp theo;

- Những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án trên địa bàn được Chủ tịch UBND tỉnh xem xét khen thưởng vào dịp sơ kết và tổng kết 5 năm, thực hiện Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án 1215 của tỉnh Thanh Hoá. Trong quá trình triển khai thực hiện có gì vướng mắc, yêu cầu các đơn vị có Văn bản phản ánh về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo đề xuất, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động – TBXH (báo cáo);
- Bộ Tài chính; Bộ KH-ĐT (báo cáo);
- Thường trựcTỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND (báo cáo);
- Chủ tich, các Phó chủ tịch;
- Các sở, ban ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, DT, M5.
KH 340467

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Việt

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 62/KH-UBND ngày 10/11/2011 thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2015 tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


755

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.72.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!