|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
61/KH-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Kế hoạch
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Đồng Tháp
|
|
Người ký:
|
Trần Trí Quang
|
Ngày ban hành:
|
25/02/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 61/KH-UBND
|
Đồng Tháp, ngày 25
tháng 02 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN KẾT LUẬN SỐ 249-KL/TU CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH, GÓP PHẦN TẠO DỰNG HÌNH ẢNH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 -
2025
Thực hiện Kết luận số 249
-KL/TU ngày 01 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tiếp tục đẩy
mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2021 - 2025, Uỷ ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch cụ thể hóa triển khai thực
hiện, với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đẩy mạnh phát triển du lịch
theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, chuyên nghiệp, chất
lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch,
góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp; từng bước đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh.
- Phát triển du lịch bền vững
trên nền tảng tăng trưởng xanh, gắn phát triển du lịch với nông nghiệp, nông
thôn, sản phẩm OCOP và các giá trị tài nguyên văn hóa bản địa, thế mạnh của
từng địa phương; thích ứng với tình hình dịch bệnh.
- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ,
triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU
LỊCH
1. Mục tiêu tổng quát
- Triển khai có hiệu quả, đúng
quan điểm, định hướng, giải pháp về phát triển du lịch Đồng Tháp theo Nghị
quyết Đảng bộ Tỉnh khoá XI và Kết luận số 249-KL/TU ngày 01/12/2021 của Ban
Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã đề ra, tạo sự đồng thuận, nhất quán trong nhận thức
và hành động của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân; tập
trung phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và
trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu
phát triển nhanh với giữ vững sự ổn định, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với các
biến cố khó lường của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh.
- Khai thác hiệu quả lợi thế
tài nguyên đặc trưng riêng của từng địa phương, gắn với bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa - di sản, niềm tự hào quê hương, con người Đồng Tháp để phát triển
du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương, đẩy mạnh kết nối với các ngành, lĩnh
vực, gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trong phát triển du lịch. Thu
hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch góp phần nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ, hình ảnh địa phương, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của
vùng đất Sen hồng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2025, thu
hút trên 5 triệu lượt khách, tăng trưởng bình quân 13%/năm. Tổng doanh thu du
lịch 1.700 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 15%/năm.
- Du lịch đóng góp từ 5% - 6%/GRDP
của Tỉnh.
- Phấn đấu có ít nhất 10 khu,
điểm du lịch cấp Tỉnh; 5 khu, điểm du lịch tiêu biểu cấp Khu vực; 1 khu du lịch
cấp Quốc gia (Khu Du lịch Tràm Chim). Giữ vững vị trí nhóm 3 Khu vực.
- Giải quyết việc làm cho
15.000 lao động. 100% lao động trực tiếp được đào tạo tập huấn kiến thức, kỹ
năng nghiệp vụ du lịch.
- Thu nhập của hộ dân làm du
lịch nông nghiệp gấp từ 1,5 lần thu nhập của hộ dân làm nông nghiệp thuần trở
lên.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Nhiệm vụ chủ yếu
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ
tầng du lịch - thương mại dịch vụ - hạ tầng giao thông; đa dạng hóa dịch vụ du
lịch, phát triển hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc trưng các khu di tích, điểm du
lịch trọng điểm theo định vị và phát triển sản phẩm mới có lợi thế về văn hóa
lịch sử, nông nghiệp, sông Mê Kông kết hợp phát triển kinh tế ban đêm. Tập
trung phát triển loại hình du lịch văn hóa - tâm linh, sinh thái - nghỉ dưỡng -
trải nghiệm và các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm,
kinh tế tuần hoàn. Hỗ trợ các huyện, thành phố phát triển loại hình du lịch
cộng đồng, du lịch trang trại, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm
OCOP và xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Gắn việc tổ chức
các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch với các lễ hội
thường niên kết hợp quảng bá du lịch và hình ảnh địa phương. Tăng cường tuyên
truyền, quảng bá, liên kết và xúc tiến du lịch cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giới
thiệu điểm đến du lịch Đồng Tháp an toàn trên Cổng thông tin du lịch Đồng Tháp,
sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn, các kênh truyền thông truyền
thống và mạng xã hội.
- Xây dựng hệ sinh thái khởi
nghiệp du lịch, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả. Phát triển hệ sinh thái du lịch
thông minh. Tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước tham gia đầu tư phát triển du lịch cũng như khai thác tốt tiềm năng,
lợi thế so sánh của tỉnh, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển du lịch. Ứng dụng
công nghệ thông tin vào phát triển các phần mềm tiện ích hỗ trợ công tác quản lý
và phục vụ khách du lịch. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành du lịch, kết nối với hệ
thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia. Kết nối các điểm đến du lịch của tỉnh với
TPHCM và ĐBSCL; hình thành các tour, tuyến du lịch mới nội tỉnh, liên tỉnh; Nâng
cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân
lực du lịch chất lượng cao thích ứng với tình hình mới. Nâng cao năng lực cho
các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch ứng dụng công nghệ thông tin; thích
ứng linh hoạt, an toàn với dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai và các rủi ro
trong hoạt động du lịch hướng đến phát triển chuyên nghiệp và bền vững.
- Tăng cường công tác hỗ trợ du
khách và quản lý điểm đến, khu vực động lực phát triển du lịch; đảm bảo môi trường
du lịch an ninh, an toàn, văn minh, thân thiện và phát triển bền vững.
- Hoàn thiện, thực thi có hiệu
quả cơ chế, chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Đổi mới mô hình tổ chức quản lý, khai thác các khu di tích, điểm du lịch trọng
điểm của Tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch.
2. Giải pháp trọng tâm
2.1. Tuyên truyền nâng
cao nhận thức về phát triển du lịch
- Tuyên truyền thường xuyên,
tiếp tục tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các ngành, các cấp, doanh
nghiệp và người dân xem du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của
tỉnh, du lịch phát triển sẽ tạo ra nhu cầu, thị trường và động lực để thúc đẩy
các ngành khác cùng phát triển. Chú trọng nội dung tuyên truyền phát triển du
lịch hướng đến tạo dựng hình ảnh địa phương gắn với xây dựng văn hóa và con
người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo.
- Nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo vệ, giữ gìn và khai
thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, tích cực tham gia đầu tư phát
triển du lịch, có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, kiểm tra, giám
sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch.
- Phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các mô hình Câu lạc bộ, Hội quán, mô
hình tự quản cộng đồng trong việc phát triển du lịch Đồng Tháp thực sự là “Điểm
đến du lịch đặc trưng - an toàn - thân thiện - chất lượng" góp phần tạo
dựng hình ảnh Đồng Tháp.
2.2. Triển khai đồng bộ
các giải pháp thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid - 19, phục hồi
hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới
- Triển khai các giải pháp, Bộ
tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid - 19 trong hoạt động du
lịch trên địa bàn tỉnh và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và của Tỉnh đối
với các cơ sở kinh doanh du lịch, người lao động làm việc trong ngành du lịch
bị tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19. Hướng dẫn các Khu di tích, Điểm
du lịch, Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai thực hiện các giải pháp
thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả với đại dịch Covid - 19 gắn với xây dựng
các gói Combo sản phẩm dịch vụ du lịch phù hợp với bối cảnh bình thường mới,
đáp ứng nhu cầu phân khúc khách nhóm nhỏ, hộ gia đình, khách của doanh nghiệp
lữ hành,… Các Cơ sở kinh doanh du lịch phải đăng ký và tự đánh giá an toàn
Covid - 19 hàng ngày tại địa chỉ http://safe.tourism.com.vn để kết nối
với hệ thống an toàn Covid - 19 quốc gia và định kỳ đánh giá an toàn theo Bộ
tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid - 19 trong hoạt động du lịch
trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực dự báo, chủ
động xây dựng kịch bản ứng phó với các diễn biến mới của dịch bệnh, không để bị
động, bất ngờ, giảm thiểu thiệt hại tác động đến ngành du lịch.
- Có chính sách kích cầu phù
hợp với từng thời điểm dịch bệnh, giãn cách,… để duy trì, phục hồi, thu hút
khách, phát triển trong điều kiện bình thường mới, thích ứng linh hoạt, an toàn
với dịch bệnh.
2.3. Đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông, hạ tầng du lịch - thương mại dịch vụ
- Triển khai dự án kết nối giao
thông phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị và
phát triển du lịch. Tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông huyết
mạch dẫn đến các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm để xây dựng các tuyến du
lịch, tour du lịch khép kín:
+ Hệ thống tỉnh lộ, tuyến mới
Làng hoa Sa Đéc - Vĩnh Thạnh và tuyến tránh thành phố Cao Lãnh. Kết nối thông
suốt các tuyến giao thông đối ngoại (Cao tốc Tháp Mười - Thành phố Cao Lãnh, An
Thái Trung - Thành phố Cao Lãnh, tuyến Trung Lương - Cần Thơ đoạn đi qua huyện
Châu Thành), hoàn thiện nâng cấp Quốc lộ 30 nối với cửa khẩu Dinh Bà.
+ Đầu tư xây dựng các bến tàu
khách du lịch để phục vụ khai thác loại hình du lịch đường sông.
- Đầu tư hoàn thiện và đưa vào
khai thác các hạng mục còn lại của Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2015 -
2020: Sân chim nhân tạo và khu tham quan trải nghiệm thu hoạch lúa ma, trò chơi
cảm giác mạnh tại Tràm Chim; Làng Bé Sen và khu lưu trú dã ngoại, cắm trại tại
Xẻo Quít; Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo và Xứ ủy Nam Bộ, Bảo tàng Sen tại Gò
Tháp, chú trọng tạo điểm nhấn để thu hút khách.
- Trùng tu, tôn tạo các di tích
lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, nhất là các di tích đã được xếp hạng Quốc gia,
Quốc gia đặc biệt và cấp Tỉnh đủ điều kiện để đưa vào các tuyến điểm tham quan
vệ tinh kết hợp tổ chức các dịch vụ phục vụ du lịch. Phát huy các lễ hội truyền
thống hàng năm như: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, Lễ giỗ Thiên hộ Võ Duy Dương - Đốc Binh
Nguyễn Tấn Kiều, Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Lễ giỗ Ông, bà Đỗ Công
Tường, Lễ hội Trần Văn Năng,… nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống gắn với các hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thể thao - du lịch để quảng
bá hình ảnh địa phương gắn với phát triển du lịch.
- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong du lịch; số hóa các
thông tin, tài liệu về điểm đến, sản phẩm dịch vụ, tiện ích,… hướng tới hình
thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
- Phát triển hệ thống dịch vụ
thương mại: Nhà hàng đặc sản, khu phố ẩm thực, khu sản phẩm làng nghề truyền
thống, quà lưu niệm, khu vui chơi giải trí, đặc biệt là phát triển kinh tế ban
đêm nhằm đa dạng hóa dịch vụ thương mại - du lịch, tăng sức cạnh tranh, thu
hút, giữ chân khách và tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch, thương mại dịch vụ.
- Khuyến khích, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển các tuyến xe buýt chất lượng
cao đi đến các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; phát triển các
phương tiện vận chuyển khách thân thiện với môi trường, giảm tiếng ồn (xuồng
kéo, xe điện, tàu điện/năng lượng mặt trời...). Hoàn thiện các mô hình hoạt
động thí điểm xe 4 bánh có gắn động cơ điện phục vụ khách tham quan tại các địa
điểm đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt và mở rộng đến các điểm du lịch
khác khi có đủ điều kiện.
2.4. Phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP,
kết nối và xây dựng các tour tuyến du lịch nông thôn
- Tập trung phát triển sản phẩm
du lịch có chất lượng cao, khác biệt, có giá trị gia tăng và tăng cường trải nghiệm
cho khách dựa trên lợi thế về tài nguyên đặc trưng của từng địa phương, phù hợp
với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Đồng Tháp.
Phát triển hệ thống sản phẩm có tính liên kết cao: Sản phẩm du lịch sinh thái -
nghỉ dưỡng; du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP kết hợp trải
nghiệm làng nghề; du lịch văn hóa - tâm linh (Đình làng - Nhà cổ) kết hợp Lễ
hội; du lịch MICE (sự kiện - hội nghị - hội thảo) - ẩm thực kết hợp mua sắm; du
lịch chính quyền - du lịch số - thực tế ảo; du lịch chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp;...
Đẩy mạnh sự kết nối và nâng cao chất lượng trong chuỗi giá trị của sản phẩm du
lịch. Tăng cường công tác quản lý điểm đến, các khu vực động lực phát triển du
lịch, bảo đảm môi trường an ninh - an toàn, xanh - sạch, văn minh - thân thiện.
- Tiếp tục phát triển hoàn
thiện sản phẩm du lịch đặc trưng từng khu di tích, điểm du lịch trọng điểm theo
định vị (kèm theo phụ lục 2).
- Triển khai dự án Làng văn hóa
du lịch Sa Đéc và xây dựng Làng văn hóa du lịch Sen Tháp Mười. Chú trọng phát triển
sản phẩm du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di
tích lịch sử cách mạng, làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.
- Xây dựng dự án phát triển du
lịch đường sông, khai thác tuyến sông Tiền và sông Hậu; kết nối với các hãng du
thuyền quốc tế khai thác tuyến du lịch đường thủy dọc sông Mekong sang
Campuchia.
- Khuyến khích các thành phần
kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch theo mô hình tăng trưởng
xanh, kinh tế tuần hoàn tại các khu điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch
vụ du lịch. Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch mới, có tính độc đáo, dựa
trên tài nguyên tự nhiên và nhân văn nổi trội của tỉnh, khai thác chuyên sâu ẩm
thực truyền thống kết hợp chế biến các món ăn mới từ nông sản xanh của địa
phương, đặc biệt là ẩm thực Sen để tạo ra nét “văn hoá ẩm thực” riêng cho từng
khu điểm du lịch, nhà hàng ăn uống, xây dựng thương hiệu điểm đến gắn với món
ăn đặc trưng.
- Tiếp tục phát triển hoàn
thiện Chương trình du lịch “Trải nghiệm mùa nước nổi” tại Vườn Quốc gia
Tràm Chim, Chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân” ở
Xẻo Quít, Chương trình du lịch “Trải nghiệm mỗi ngày một nghề” tại thành
phố Sa Đéc, Chương trình du lịch “Đi trong màu xanh của vườn trái cây đặc
sản” như Quýt hồng Lai Vung, Xoài Cao Lãnh, Nhãn Châu Thành,…để thu hút
khách.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá
tính hiệu quả về kinh tế - xã hội của các mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch
cộng đồng trên địa bàn tỉnh để lựa chọn những mô hình đủ điều kiện xây dựng
thành sản phẩm du lịch nông thôn có tính nổi trội, khác biệt, có tính cạnh
tranh cao để kết nối thành các tour, tuyến du lịch về làng, hấp dẫn, thu hút du
khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm.
- Hỗ trợ các huyện, thành phố
hoàn thiện, nâng chất lượng các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp,
Homestay, Farmstay, đồng thời hoàn thiện các tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP hạng
3 sao - 4 sao đối với du lịch nông thôn; triển khai các điểm bán hàng OCOP tại
các điểm du lịch cộng đồng, góp phần tiêu thụ (tại chỗ) nhiều nông sản, hàng
thủ công mỹ nghệ, thông qua mua sắm, tiêu dùng của du khách.
- Khảo sát, hỗ trợ một số làng
nghề tiêu biểu, đủ điều kiện phát triển thành điểm du lịch vệ tinh kết nối với
các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm. Tổ chức tập huấn kiến thức về du
lịch, hỗ trợ xúc tiến thương mại - du lịch cho các làng nghề tạo sản phẩm mới.
- Phát triển loại hình đờn ca
tài tử, dân ca Đồng Tháp tại các khu di tích, điểm du lịch theo hình thức Câu
lạc bộ để phục vụ khách du lịch. Xây dựng loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian
lồng ghép với các tour du lịch văn hóa.
- Phối hợp với TP. Hồ Chí Minh
và các tỉnh, thành ĐBSCL xây dựng, đưa vào khai thác tuyến du lịch mới “Sắc
màu vùng biên” (TP HCM - Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang). Phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An và Tiền Giang tiếp tục
hoàn thiện Chương trình du lịch “Hành trình ba địa phương một điểm đến -
Trải nghiệm vùng Đồng Tháp Mười” nhằm gia tăng tính hấp dẫn, thu hút khách
du lịch.
- Xây dựng và đưa vào khai thác
các tour tuyến du lịch nông thôn cho học sinh, sinh viên, du khách thành thị và
khách quốc tế (kèm theo phụ lục 3).
2.5. Cơ cấu lại thị
trường khách du lịch
- Về thị trường khách du
lịch nội địa: Phát triển thị trường khách tham quan nghỉ dưỡng - ngắm cảnh
quan thiên nhiên sông nước miệt vườn - trải nghiệm nông nghiệp nông thôn - làng
nghề - thưởng thức ẩm thực dân gian Nam bộ; du lịch văn hóa - lễ hội; du lịch
MICE (sự kiện, hội nghị, hội thảo) kết hợp mua sắm. Đồng thời định hướng lại
thị trường khách du lịch lễ hội - tâm linh theo hướng kết hợp hài hoà giữa mục
đích lễ hội - tâm linh với các mục đích khác. Nghiên cứu, nắm bắt xu hướng thị
trường để chủ động có giải pháp đáp ứng kịp thời. Đẩy mạnh thu hút khách nội
địa kết hợp các chương trình kích cầu du lịch gắn với tặng thêm dịch vụ và nâng
cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng các chương trình du lịch mới phù hợp với xu
hướng du lịch hậu Covid - 19, thị hiếu và đặc điểm của thị trường khách Việt
Nam là dân số trẻ, thích trải nghiệm và khám phá vùng đất mới. Đa dạng hoá sản
phẩm đáp ứng cho nhiều thị trường khách Bắc, Trung, Nam nhằm giảm rủi ro khi
phụ thuộc vào một thị trường.
- Về thị trường khách du
lịch quốc tế: Tập trung khai thác thị trường khách quốc tế có khả năng chi
tiêu cao, lưu lại dài ngày, trải nghiệm văn hóa bản địa và tham quan cảnh quan
thiên nhiên. Đồng thời, nghiên cứu sâu đến lượng khách du lịch đường thủy, là
thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đối tượng khách mang quốc tịch thứ
ba đi qua cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và Thường Phước. Đẩy mạnh thu hút phân khúc
thị trường khách du lịch theo một số loại hình du lịch chuyên đề như du lịch
cộng đồng; du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông thôn; du lịch ẩm thực; du lịch
sinh thái, du lịch về Làng,..
2.6. Quảng bá, xúc tiến
du lịch và kêu gọi đầu tư
- Định kỳ tổ chức Lễ hội Sen,
Lễ hội Xoài và Festival Hoa. Đăng cai tổ chức hàng năm 4 sự kiện chính trị,
kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch cấp Vùng và Quốc gia. Tham gia, hưởng ứng
các sự kiện Năm du lịch quốc gia, sự kiện, lễ hội cấp vùng và quốc gia để quảng
bá điểm đến, sản phẩm du lịch và hình ảnh địa phương, thu hút khách du lịch,
nhà đầu tư. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch Đồng Tháp trên
các nền tảng số.
- Xây dựng các ấn phẩm, video
clip giới thiệu tiềm năng, sản phẩm, dự án kêu gọi đầu tư để quảng bá nhân các
lễ hội, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch, hội chợ triển
lãm trong và ngoài nước. Xây dựng clip thực tế ảo giới thiệu các khu di tích,
điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Lồng ghép hoạt động quảng bá các sản phẩm đã
được cấp nhãn hiệu sở hữu trí tuệ, chứng nhận OCOP, chứng nhận “Made in Dong Thap”
vào các chương trình xúc tiến du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương.
- Tăng cường liên kết hợp tác
phát triển du lịch với các địa phương trong nước, đặc biệt là phát huy chương
trình kết nối du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng
Sông Cửu Long.
- Tổ chức cho các doanh nghiệp,
đơn vị, cơ sở kinh doanh du lịch tham dự các sự kiện, lễ hội văn hóa - thương
mại - du lịch để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch và tạo sự kết nối với các
Công ty Du lịch - Lữ hành các địa phương khác đưa khách về Đồng Tháp và đầu tư
khai thác dịch vụ ở các khu di tích, điểm du lịch. Tổ chức các Đoàn khảo sát
học tập kinh nghiệm những mô hình phát triển du lịch có hiệu quả và xúc tiến du
lịch với các địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh, tiến tới xúc tiến du
lịch nước ngoài khi có điều kiện.
- Mời gọi đầu tư xây dựng từ 2
- 3 khách sạn, khu nghỉ dưỡng phức hợp đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao; đầu tư phát
triển công trình dịch vụ, vui chơi giải trí, hoạt động trải nghiệm phù hợp tại
các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm, đặc biệt là phát triển kinh tế ban
đêm để phục vụ khách lưu trú. Quan tâm các dự án phát triển du lịch sinh thái
gắn với chuỗi giá trị từ Sen, đưa hình ảnh hoa Sen và các sản phẩm từ Sen thực
sự trở thành sản phầm du lịch đặc thù của tỉnh.
- Rà soát, đôn đốc các dự án đã
được cấp phép đầu tư hoặc đã được phê duyệt chủ trương đầu tư để hỗ trợ giải
quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc triển khai các dự
án đầu tư. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư triển
khai thực hiện dự án đúng tiến độ, quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng theo quy
định.
2.7. Đào tạo phát triển
nguồn nhân lực du lịch
- Rà soát lại nguồn nhân lực
phục vụ trong ngành du lịch hiện nay để xác định chất lượng, số lượng lao động
của ngành du lịch (gồm lao động trực tiếp, lao động gián tiếp và cộng đồng),
mức độ đáp ứng so với nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới. Qua đó,
xây dựng chương trình đào tạo mang tính toàn diện: Đào tạo mới, đào tạo lại,
nâng cao kiến thức quản lý, quản trị du lịch, kỹ năng nghiệp vụ du lịch, ngoại
ngữ du lịch, công nghệ thông tin,... theo từng nhóm đối tượng: Quản lý Nhà
nước, Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp,
Quản lý cấp trung (Giám sát và Trưởng các bộ phận), Nhân viên làm việc trực
tiếp trong lĩnh vực du lịch, Người dân tham gia làm du lịch (Du lịch Cộng đồng)
và cộng đồng dân cư tại các khu vực phát triển du lịch. Từng bước xây dựng đội
ngũ các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp năng động, sáng tạo; đội ngũ nhân viên
phục vụ chuyên nghiệp; cộng đồng dân cư trở thành đội ngũ tuyên truyền, quảng
bá du lịch, đại diện cho hình ảnh và nét đẹp của địa phương; có chính sách thu
hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch Tỉnh.
* Đối với cán bộ quản lý nhà
nước các cấp về du lịch: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Quản lý quy hoạch,
điểm đến du lịch; Quản lý và phát triển các loại hình du lịch; kiến thức về xây
dựng phát triển sản phẩm du lịch xanh; kỹ năng tổ chức sự kiện; kiến thức về
chuyển đổi số trong du lịch; kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh và
rủi ro trong hoạt động du lịch; kiến thức về phát triển du lịch bền vững.
* Đối với cán bộ quản lý
doanh nghiệp, khu di tích, điểm du lịch và cơ sở lưu trú du lịch: Đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ: Kiến thức về quản lý, khai thác tài nguyên bản
địa; xây dựng phát triển sản phẩm du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; kiến
thức về khởi nghiệp du lịch và chuyển đổi số; kiến thức về phát triển loại hình
du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng; kỹ năng giao tiếp, lễ tân
ngoại giao; nghiên cứu thị trường, tiếp thị, xúc tiến, quảng bá du lịch; kiến
thức về lập, tổ chức triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền
vững; tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại điểm đến.
* Đối với nhân viên phục vụ
trong ngành du lịch: Tập trung đào tạo các kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn kỹ
năng nghề du lịch Việt Nam. Chú trọng các nghiệp vụ chuyên sâu như: Nghiệp vụ
Lễ tân, Buồng, Nhà hàng, Bar, Bếp, Hướng dẫn viên du lịch; Kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng; Quy trình đón tiếp và phục vụ khách
tại điểm; Thống kê du lịch, công nghệ thông tin, ngoại ngữ du lịch; Kiến thức
tổng quan về du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ; Kiến thức về phát triển
du lịch nông nghiệp, nông thôn, khai thác văn hóa bản địa trong hoạt động du
lịch; Kiến thức về văn hóa lịch sử Nam bộ và Đồng Tháp.
2.8. Ứng dụng khoa học và
công nghệ trong hoạt động du lịch
- Phát triển hệ sinh thái du
lịch số; ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối, hỗ trợ và tăng trải nghiệm
cho khách; mở rộng năng lực cung cấp dịch vụ kết hợp giữa kênh thực và kênh số;
sử dụng tối đa các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch. Hình thành hệ
thống thông tin số về khu di tích, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, tiện
ích trong du lịch,... Khai thác tối đa hiệu quả của các ứng dụng công nghệ
thông tin để tăng tính hấp dẫn, dễ tiếp cận tiện nghi phục vụ tại các điểm đến
du lịch Đồng Tháp.
- Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động phát triển du lịch; tận dụng sự
tiện lợi của điện thoại thông minh để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, chào bán
các chương trình tham quan, trải nghiệm, đăng ký lịch trình, đặt chổ, đặt dịch
vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển,… thông qua việc thiết kế các trang web,
fanpage, zalo trên các thiết bị di động; hướng đến mô hình cung cấp dịch vụ
tiện lợi theo hình thức trọn gói (Combo).
2.9. Bảo vệ môi trường du
lịch, an ninh, an toàn xã hội
- Thực hiện nghiêm các quy định
về bảo vệ môi trường trong các khu di tích, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà
hàng du lịch, điểm dừng chân, các tuyến du lịch. Thực hiện đầy đủ các bước lập
báo cáo tác động môi trường đối với các dự án du lịch, công tác thu gom và xử
lý rác, nước thải, xây dựng các khu vệ sinh công cộng đạt chuẩn, bãi đậu xe,
các biển báo, chỉ dẫn, công tác bảo đảm trật tự xã hội, an ninh, an toàn cho du
khách.
- Khuyến khích các đơn vị, cơ
sở dịch vụ du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái
chế, tái sử dụng, ứng dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm
thiểu phát thải khí nhà kính trong các hoạt động du lịch. Cải thiện cảnh quan môi
trường du lịch “xanh, sạch, đẹp”; nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ du
lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
giáo dục, phát động cộng đồng dân cư tích cực xây dựng môi trường du lịch an
ninh, an toàn, thân thiện, văn minh.
2.10. Hoàn thiện cơ chế
chính sách, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
- Đổi mới mô hình quản lý, khai
thác, phát huy các khu di tích, điểm du lịch có tính đặc trưng, khác biệt, cạnh
tranh cao để thu hút du khách.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển du lịch mới thay cho Nghị quyết số 210/2018/NQ-HĐND ngày
06/12/2018 của Hội đồng nhân dân Tỉnh.
- Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu
chí đánh giá hiệu quả phát triển và mức độ đóng góp của du lịch (tỷ lệ % du lịch/GRDP)
cho nền kinh tế của tỉnh.
- Đổi mới công tác quản lý nhà
nước về du lịch, tạo môi trường đầu tư và đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới.
Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho cán
bộ quản lý các cấp đủ năng lực tham mưu, định hướng khôi phục lại hoạt động du lịch
thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid - 19 và biến đổi khí hậu. Cải
cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành,
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch.
- Rà soát quy hoạch sử dụng đất
để kêu gọi đầu tư các dự án du lịch có tính qui mô lớn, tạo điểm nhấn, làm động
lực phát triển ngành du lịch; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch sử dụng đất
của các khu, điểm du lịch trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư
phát triển các khu, điểm du lịch.
- Tăng cường hoạt động phối hợp
liên ngành, liên kết vùng về phát triển du lịch; Hình thành cơ chế điều phối
phát triển du lịch vùng đáp ứng yêu cầu liên kết phát triển du lịch trong giai
đoạn mới. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung đã được ký kết tại Thỏa
thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh,
thành Đồng bằng sông Cửu Long.
- Chú trọng công tác kiểm tra,
nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở để kịp thời chấn chỉnh,
tháo gỡ khó khăn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cơ sở trong việc thực hiện
đúng, đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, công tác phòng, chống dịch bệnh và quy
định pháp luật nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, an toàn, hiệu quả
trong hoạt động du lịch.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm
của các sở, ngành, chính quyền địa phương trong việc xây dựng nếp sống văn
minh, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn
cho khách. Tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp du lịch, lữ
hành, khách sạn, khu điểm du lịch, phát huy vai trò của các hội quán, cơ sở dịch
vụ có liên quan đến du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu phát
triển chuỗi sản phẩm du lịch chất lượng cao. Tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh trong đầu tư phát triển du lịch, nâng
cao khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ các doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh du lịch, theo dõi sự phát
triển của các loại hình kinh doanh du lịch dựa trên nền tảng công nghệ số để
kịp thời có các biện pháp quản lý phù hợp. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý
nghiêm hành vi vi phạm các qui định của pháp luật, xây dựng môi trường cạnh tranh
lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, hệ thống doanh nghiệp kinh doanh du lịch chuyên
nghiệp, hiện đại, có năng lực cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu phát triển theo
quy luật kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
IV. KINH PHÍ
Tổng kinh phí thực hiện: 38.095.000.000
đồng, sử dụng từ nguồn sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp đào tạo được giao hàng năm
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; từ nguồn vận động, tài trợ, hỗ trợ của các
tổ chức, cá nhân và nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) theo đề xuất của Sở Tài
chính tại Công văn số 340/STC- HCSN ngày 14 tháng 02 năm 2022 (Phụ lục đính
kèm)
V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
(Phụ lục đính kèm)
VI. THÔNG TIN BÁO CÁO
Định kỳ báo cáo kết quả triển
khai thực hiện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan thường trực Ban
Chỉ đạo Phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh) trước ngày
15 tháng 5 và ngày 15 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân
Tỉnh, Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực
hiện có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ
quan thường trực của Ban Chỉ đạo) tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh
xem xét giải quyết.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam Tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các sở, ban, ngành Tỉnh, UBND
các huyện, thành phố và các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, vận chuyển, lưu trú,
khu di tích, điểm du lịch chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết hoặc lồng ghép
vào kế hoạch của cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ
được phân công tại kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Tổng cục Du lịch VN;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành Tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Doanh nghiệp du lịch;
- Các Khu di tích, điểm du lịch;
- Báo ĐT, Đài PTTH ĐT, Cổng TTĐT Tỉnh;
- LĐ VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX.VD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Trí Quang
|
PHỤ LỤC 1
KẾT
QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân Tỉnh)
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Tăng trưởng 2016-2020
|
1
|
Tổng doanh thu du lịch
|
tỷ đồng
|
487,78
|
684
|
913
|
1,051
|
840,557
|
|
|
Tăng trưởng so với năm
trước
|
%
|
9,79
|
40,23
|
16,96
|
15,12
|
-20,04
|
12,410
|
2
|
Lượt khách du lịch
|
lượt
|
2.663.050
|
3.336.982
|
3.607.840
|
3.953.891
|
2.704.224
|
|
|
Tăng trưởng so với năm
trước
|
%
|
17,45
|
25,31
|
16,87
|
9,59
|
-31,60
|
8
|
|
Trong đó: Khách quốc tế
|
lượt
|
68.714
|
78.101
|
83.182
|
85.837
|
28.826
|
|
|
Tăng trưởng so với năm
trước
|
%
|
54,53
|
13,67
|
15,23
|
3,19
|
-66,42
|
4
|
3
|
Số ngày lưu trú bình quân
|
Ngày
|
1,31
|
1,35
|
1,4
|
1,4
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
|
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
|
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
UTH 2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Tăng trưởng 2021-2025
|
1
|
Tổng doanh thu du lịch
|
tỷ đồng
|
600
|
850
|
1.050
|
1.330
|
1.700
|
|
|
Tăng trưởng so với năm
trước
|
%
|
-28,62
|
41,66
|
23,53
|
26,67
|
27,82
|
29,92
|
2
|
Lượt khách du lịch
|
lượt
|
1.500.000
|
2.700.000
|
3.700.000
|
4.350.000
|
5.000.000
|
|
|
Tăng trưởng so với năm
trước
|
%
|
-44,53
|
80
|
37,03
|
17,56
|
14,94
|
37,38
|
|
Trong đó: Khách quốc tế
|
lượt
|
30.000
|
35.000
|
50.000
|
80.000
|
126.000
|
|
3
|
Số ngày lưu trú bình quân
|
Ngày
|
1
|
1,4
|
1,45
|
1,5
|
1,5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 1
PHÂN
CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2022 của UBND Tỉnh)
TT
|
Nội dung thực hiện
|
Đơn vị chủ trì thực hiện
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
1
|
1. Tổ chức triển khai,
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Xây
dựng Kế hoạch phát triển du lịch hàng năm, định kỳ kiểm tra, đánh giá, phối
hợp với các ngành liên quan tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai thực
hiện Kế hoạch này.
|
Sở VHTTDL - Thường trực BCĐ phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh
địa phương Tỉnh
|
Các Sở, ngành Tỉnh, UBND cấp
huyện, UBMTTQVN Tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, DNDL, LH, khu di tích, điểm
du lịch, điểm tham quan cộng đồng, Cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch,…
|
Thường xuyên, hàng năm
|
2. Triển khai các giải
pháp thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch Covid - 19, phục hồi hoạt động
du lịch trong điều kiện bình thường mới.
|
- Các Sở, ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- Các đơn vị kinh doanh du
lịch và các đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên, hàng năm
|
3. Xây dựng và triển
khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch và có liên
quan đến hoạt động du lịch
|
Các Trường đào tạo nghề du
lịch TPHCM, ĐH Đồng Tháp, Chuyên gia du lịch, UBND cấp huyện, các đơn vị kinh
doanh du lịch và các đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên, hàng năm
|
4. Định hướng và hỗ
trợ các huyện, thành phố, phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch
trang trại, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP và xây dựng
sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.
|
- Đơn vị tư vấn
- BCĐ Phát triển du lịch và
tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
|
Thường xuyên, hàng năm
|
5. Nghiên cứu xây dựng
bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển du lịch và mức độ đóng góp của du
lịch (tỷ lệ % du lịch/GRDP) cho nền kinh tế của tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu
ngành du lịch tỉnh, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia.
|
Trung tâm thông tin thuộc
Tổng cục Du lịch, Cục Thống kê Tỉnh và các đơn vị có liên quan
|
Năm 2022 và năm 2025
|
|
6. Hoàn thiện cơ chế,
chính sách về phát triển du lịch:
- Xây dựng chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển du lịch mới thay cho Nghị quyết số 210/2028/NQ-HĐND của
HĐND Tỉnh. Triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Tham mưu UBND Tỉnh đổi mới
mô hình tổ chức quản lý, khai thác các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm
của Tỉnh.
|
|
- BCĐ Phát triển du lịch và
tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- Các đơn vị có liên quan
|
Giai đoạn 2022 - 2025
|
7. Tổ chức các sự kiện
văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội thường niên do ngành quản lý để thu hút
khách du lịch;
|
- BCĐ Phát triển du lịch và
tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh
- Đơn vị tư vấn,
- UBND cấp huyện
- Các đơn vị có liên quan
|
Định kỳ, hàng năm
|
8. Tăng cường liên kết
hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước, đặc biệt là phát
huy chương trình kết nối du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 Tỉnh, thành
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Phối hợp với TP. Hồ Chí Minh
và các tỉnh, thành ĐBSCL xây dựng, đưa vào khai thác tuyến du lịch mới “Sắc
màu vùng biên” (TP HCM
- Long An - Đồng Tháp - An
Giang - Kiên Giang). Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long
An và Tiền Giang tiếp tục hoàn thiện Chương trình du lịch “Hành trình ba
địa phương một điểm đến -Trải nghiệm vùng Đồng Tháp Mười” nhằm gia tăng
tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
|
- Sở Du lịch/Sở VHTTDL/Sở
VHTTTTDL các địa phương trong liên kết;
- Các Sở, ngành Tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các đơn vị kinh doanh du
lich và các cơ quan truyền thông.
|
Thường xuyên, hàng năm
|
9. Tổ chức điều tra,
khảo sát khách du lịch để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của họat động du
lịch Tỉnh, khảo sát hoạt động phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng
đồng, đánh giá toàn diện về thực trạng phát triển, khuyến nghị các mô hình
phát triển du lịch phù hợp, để định hướng cho các điểm du lịch nông nghiệp,
nông thôn, đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
|
- Các Sở, ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- Các đơn vị kinh doanh du
lich và các cơ quan truyền thông
|
2022 - 2025
|
|
10. Tổ chức các Đoàn
khảo sát học tập kinh nghiệm những mô hình phát triển du lịch mới, hiệu quả.
|
|
- BCĐ Phát triển du lịch và
tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- Các đơn vị kinh doanh du
lich và các cơ quan truyền thông
|
Hàng năm
|
11. Khảo sát, hỗ trợ
một số làng nghề tiêu biểu, đủ điều kiện phát triển thành điểm du lịch vệ
tinh kết nối với các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm.
|
- Các Sở, ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
12. Tổ chức kiểm tra,
nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở, để kịp thời chấn chỉnh,
tháo gỡ khó khăn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cơ sở trong việc thực
hiện đúng, đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, công tác phòng, chống dịch bệnh
và quy định pháp luật nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, an toàn,
hiệu quả trong hoạt động du lịch.
|
- BCĐ Phát triển du lịch và
tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- Các đơn vị kinh doanh du
lich và các cơ quan truyền thông
|
Hàng năm
|
13. Xây dựng dự án
phát triển du lịch đường sông, khai thác tuyến sông Tiền và sông Hậu; kết nối
với các hãng du thuyền quốc tế khai thác tuyến du lịch đường thủy dọc sông
Mekong sang Campuchia.
|
- Các Sở, ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- Đơn vị tư vấn
- Các đơn vị kinh doanh du lich
- Các đơn vị có liên quan
|
2022-2025
|
14. Tổ chức các hoạt
động văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao của Tỉnh, đăng cai tổ chức các
hội thi, các giải thi đấu thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế tại Đồng
Tháp để góp phần phát triển du lịch và nâng cao hình ảnh địa phương
|
- Các Sở, ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm, định kỳ
|
15. Tuyên truyền nâng
cao nhận thức về vai trò, lợi ích của phát triển du lịch. Chú trọng nội dung
tuyên truyền phát triển du lịch hướng đến tạo dựng hình ảnh địa phương gắn
với xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghƿa tình, năng động, sáng tạo.
Thường xuyên cập nhật thông
tin, hoạt động về du lịch và viết tin bài đăng lên Cổng thông tin du lịch,
trang tin điện tử, mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, hình ảnh du lịch.
|
- BCĐ Phát triển du lịch và
tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- UBMTTQVN Tỉnh
- Tổ chức chính trị xã hội
- Các đơn vị kinh doanh du
lich và các cơ quan truyền thông
|
Thường xuyên, hàng năm
|
2
|
1. Tăng cường tuyên
truyền, quảng bá, liên kết và xúc tiến du lịch cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Tổ chức các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch theo kế hoạch năm được
duyệt. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch, khu di tích,
điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tham gia các hội chợ triển lãm
trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm và liên kết phát triển du lịch,
nghiên cứu mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm du lịch gắn với thị trường
khách.
|
Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Tỉnh
|
- BCĐ Phát triển du lịch và
tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh - Các đơn vị kinh doanh du lịch và các cơ
quan truyền thông
|
Thường xuyên, hàng năm
|
2. Hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, xây dựng, phát
triển thương hiệu sản phẩm.
|
Các đơn vị kinh doanh du lịch
và các đơn vị có liên quan
|
|
3. Tổ chức khảo sát
nhu cầu và xây dựng các chương trình tham quan du lịch nội tỉnh mới phù hợp
với từng thị trường khách du lịch. Xây dựng các Chương trình du lịch nông
thôn, du lịch về làng, du lịch chính quyền để giới thiệu với các doanh nghiệp
lữ hành và du khách trong và ngoài nước.
|
- Sở VHTTDL
- UBND cấp huyện
- Các đơn vị kinh doanh du
lich và các cơ quan truyền thông
|
|
4. Tăng cường cập nhật
thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác, đưa lên website du lịch tỉnh. Xây
dựng các tài liệu, video clip quảng bá xúc tiến du lịch và mời gọi đầu tư.
Tham mưu, đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung, hình thức xúc tiến, quảng
bá chuyên nghiệp, hiệu quả, phát huy tối đa ứng dụng công nghệ hiện đại thay
cho các công cụ truyền thống; phát huy các nguồn lực xã hội hóa tham gia vào
hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
|
- BCĐ Phát triển du lịch và
tạo dựng hình ảnh địa phương Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố.
- Các đơn vị kinh doanh du
lich và các cơ quan truyền thông
|
Thường xuyên hàng năm
|
5. Mời gọi đầu tư xây
dựng từ 2 - 3 khách sạn, khu nghỉ dưỡng phức hợp đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao;
đầu tư phát triển công trình dịch vụ, vui chơi giải trí, hoạt động trải
nghiệm phù hợp tại các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm, đặc biệt là phát
triển kinh tế ban đêm.
|
- Sở KHĐT, Sở VHTTDL
- UBND các huyện, thành phố
và các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
|
6. Phát triển hoàn
thiện sản phẩm du lịch đặc trưng tại khu di tích Xẻo Quýt và Khu du lịch Tràm
Chim theo định vị. Tiếp tục phát triển hoàn thiện Chương trình du lịch trải
nghiệm mùa nước nổi ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, Chương trình du lịch trải
nghiệm một ngày làm nông dân ở Xẻo Quít.
|
|
Sở VHTTDL, Vườn Quốc gia Tràm
Chim và các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
7. Tham mưu UBND Tỉnh
tổ chức Lễ hội Xoài
|
Sở NNPTNT, Sở VHTTDL, UBND TP
Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh và các đơn vị liên quan
|
Định kỳ
|
3
|
1. Hỗ trợ thủ tục đầu
tư cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, triển khai các dự án phát triển du lịch
để tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
phát triển du lịch.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các Sở ngành có liên quan và
UBND các huyện, thành phố
|
Hàng năm
|
2. Bố trí và phân bổ
nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo Kế hoạch.
|
Các Sở ngành có liên quan và
UBND các huyện, thành phố
|
Hàng năm
|
3. Xây dựng hệ sinh
thái khởi nghiệp du lịch, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả.
|
Các Sở ngành có liên quan và
UBND các huyện, thành phố
|
Hàng năm
|
4
|
1. Phối hợp với các
ngành, địa phương đề xuất UBND Tỉnh các nội dung liên quan đến phát triển hạ
tầng giao thông phục vụ du lịch trên địa bàn Tỉnh.
|
Sở Giao thông Vận tải
|
Các Sở ngành Tỉnh và UBND các
huyện, thành phố
|
Hàng năm
|
2. Nghiên cứu khảo sát
địa điểm và đề xuất xây dựng bến tàu khách du lịch để phục vụ phát triển du
lịch đường sông.
|
Các Sở: VHTTDL, XD, TNMT UBND
thành phố và các đơn vị có liên quan
|
2022 - 2025
|
3. Triển khai dự án
kết nối giao thông phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
văn minh đô thị và phát triển du lịch
|
Các Sở ngành Tỉnh và UBND các
huyện, thành phố
|
2022 - 2025
|
4. Tham mưu UBND Tỉnh
xây dựng các bãi đỗ xe tại các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm
|
Các Sở: VHTTDL, XD, UBND
thành phố và các đơn vị có liên quan
|
2022 - 2025
|
5. Phối hợp thực hiện
lắp đặt biển quảng cáo, biển chỉ dẫn về du lịch trên các tuyến đường tỉnh lộ.
|
Sở VHTTDL, Sở Xây dựng, UBND
các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan
|
|
6. Khuyến khích, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển các tuyến xe buýt
chất lượng cao đi đến các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Hoàn
thiện các mô hình hoạt động thí điểm xe 4 bánh có gắn động cơ điện phục vụ
khách tham quan tại các địa điểm đã được UBND Tỉnh phê duyệt và mở rộng đến
các điểm du lịch khác khi có đủ điều kiện.
|
Sở VHTTDL, UBND các huyện,
thành phố và các đơn vị liên quan
|
Hàng năm
|
5
|
1. Xây dựng Kế hoạch
tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Đồng Tháp, gắn với tạo dựng hình ảnh
địa phương
|
Sở Thông tin và Truyền Thông
|
Ban Tuyên giáo, Sở VHTTDL và
các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
2. Chỉ đạo, định hướng
các cơ quan báo chí trong tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin, tuyên
truyền các hoạt động phát triển du lịch gắn với nâng cao hình ảnh địa phương.
|
Báo ĐT, Đài PTTH ĐT, Cổng
thông tin điện tử và các cơ quan, đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
3. Tăng cường triển
khai giải pháp chuyển đổi số theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh.
Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong hoạt động du lịch.
|
Sở VHTTDL và các đơn vị có
liên quan
|
2022 - 2025
|
6
|
1. Bố trí, phân bổ
kinh phí cho hoạt động sự nghiệp du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng
của tỉnh và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của Tỉnh.
|
Sở Tài chính
|
Sở VHTTDL và các đơn vị liên
quan
|
Hàng năm
|
7
|
1. Triển khai, hướng
dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, cảnh quan, tài nguyên
thiên nhiên.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các đơn vị kinh doanh du lịch
|
Hàng năm
|
2. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư phát triển du lịch về công tác đền bù giải phóng mặt
bằng và thủ tục giao đất.
|
Nhà đầu tư, DNDL, UBND các
huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
3. Phát động chiến
dịch làm xanh - sạch môi trường tại các khu di tích, điểm tham quan du lịch
của Tỉnh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.
|
Các đơn vị kinh doanh du
lịch, Đoàn TNCS HCM Tỉnh, Hội LH Phụ nữ Tỉnh, Sở GDĐT, Sở VHTTDL
|
Hàng năm
|
|
4. Hỗ trợ, hướng dẫn
thực hiện các thủ tục đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động du
lịch, các dự án đầu tư phát triển du lịch, khu di tích, điểm du lịch trên địa
bàn tỉnh theo quy định;
|
|
Các đơn vị kinh doanh du
lịch, Nhà đầu tư, DNDL
|
Hàng năm
|
8
|
1. Giới thiệu, phối
hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền
thống để tạo sản phẩm liên kết trong phát triển du lịch của tỉnh.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
|
Các Sở ngành Tỉnh và
UBND các huyện, thành phố
|
Hàng năm
|
2. Lồng ghép các nội
dung phát triển du lịch vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chương trình
xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
|
Sở VHTTDL và các đơn vị
có liên quan
|
Hàng năm
|
3. Giới thiệu, phối
hợp, phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
hữu cơ kết hợp với phát triển du lịch.
|
- Các Sở ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố
- Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
9
|
1. Hỗ trợ tạo sự liên
kết giữa các Siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh với các doanh
nghiệp du lịch trong các chương trình kích cầu du lịch.
|
Sở Công Thương
|
- Các Sở ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố
- Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
2. Hỗ trợ các doanh
nghiệp du lịch kết nối với các sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá,
giới thiệu và mở rộng hình thức kinh doanh sản phẩm thông qua thương mại điện
tử.
|
- Các Sở ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố
- Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
3. Phát triển hệ thống
dịch vụ thương mại: Nhà hàng đặc sản, khu phố ẩm thực, khu sản phẩm làng nghề
truyền thống, quà lưu niệm, khu vui chơi giải trí, đặc biệt là phát triển
kinh tế ban đêm.
|
- Các Sở ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố
- Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
10
|
1. Chủ trì, hướng dẫn,
triển khai, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch Covid-19 trong hoạt
động du lịch trên địa bàn Tỉnh.
|
Sở Y tế
|
- Các Sở ngành Tỉnh
- UBND các huyện, thành phố
- Các đơn vị có liên quan
|
Định kỳ, Hàng năm
|
2. Tổ chức tiêm
Vaccine Covid-19 cho lực lượng cán bộ nhân viên và người lao động đang tham
gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.
|
- UBND các huyện, thành phố
- Các đơn vị kinh doanh du
lịch, Nhà đầu tư, DNDL
|
Hàng năm
|
3. Hướng dẫn, kiểm tra
chặt chẽ công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
|
Các đơn vị kinh doanh du
lịch, Nhà đầu tư, DNDL
|
Thường
xuyên, hàng năm
|
11
|
1. Phối hợp thực hiện
công tác kiểm tra, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đảm bảo an
ninh, an toàn tài sản và tính mạng cho khách du lịch.
|
Công an Tỉnh
|
Sở VHTTDL, Ban chỉ huy Quân
sự Tỉnh
|
Hàng năm
|
2. Hướng dẫn các doanh
nghiệp du lịch, khu di tích, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch thực hiện
các quy định về an ninh quốc phòng, phòng chống cháy nổ, trật tự an toàn xã
hội trong hoạt động du lịch.
|
Các đơn vị kinh doanh du
lịch, DNDL
|
Hàng năm
|
3. Hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơ sở lưu trú du lịch sử dụng phần mềm khai báo tạm
trú đối với khách (quốc tế và nội địa), tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục
xuất nhập cảnh cho khách quốc tế đến Đồng Tháp và đảm bảo công tác phòng
chống dịch bệnh Covid-19.
|
Khách sạn, Nhà nghỉ, Homestay,
Farmstay,… và các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
12
|
- Triển khai dự án Làng văn
hóa du lịch Sa Đéc sau khi được phê duyệt. Tổ chức Lễ hội Hoa/Festival Hoa
- Phát huy giá trị hệ thống
nhà cổ và di tích lịch sử trên địa bàn gắn với phát triển du lịch
|
UBND TP Sa Đéc
|
- Đơn vị tư vấn
- Các Sở Ngành Tỉnh và Các
đơn vị kinh doanh du lịch
|
Hàng năm, định kỳ
|
13
|
Xây dựng Làng văn hóa du lịch
Sen Tháp Mười. Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử, làng nghề thủ công
truyền thống của địa phương. Định kỳ tổ chức Lễ hội Sen
|
UBND huyện Tháp Mười
|
- Đơn vị tư vấn
- Các Sở Ngành Tỉnh và Các
đơn vị kinh doanh du lịch
|
Năm 2022
|
14
|
1. Quản lý, giám sát
công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, các hoạt động du lịch tại địa
phương.
|
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
|
- Các Sở Ngành Tỉnh và Các
đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
2. Tổ chức khảo sát và
tạo điều kiện cho người dân khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống.
|
Sở VHTTDL, Sở NNPTNT, Sở Công
thương và Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
|
3. Quy hoạch địa điểm
phát triển các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp nông thôn trên địa
bàn quản lý.
|
Sở VHTTDL, Sở NNPTNT và Các
đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
4. Tuyên truyền để
người dân có ý thức phối hợp cùng các doanh nghiệp du lịch trong đón tiếp và
phục vụ khách tham quan, trải nghiệm hoạt động du lịch tại địa phương, đảm
bảo môi trường du lịch an toàn, thân thiện, mến khách.
|
- Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
5. Giải quyết tốt các
vấn đề về an ninh trật tự, chèo kéo, tranh giành khách, chặt chém khách, gian
lận thương mại, mua bán hàng rong tại khu di tích, điểm du lịch, trạm dừng
chân,...
|
- Các đơn vị có liên quan
|
Thường
xuyên, Hàng năm
|
6. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, triển khai các dự
án đầu tư du lịch theo đúng quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Có biện pháp
đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án du lịch đang thực hiện trên địa bàn.
|
- Các Sở Ngành Tỉnh và Các
đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên, Hàng năm
|
7. Xây dựng kế hoạch
cụ thể hóa của địa phương, chủ động triển khai và phối hợp với các đơn vị có
liên quan để thực hiện Kế hoạch này.
|
Các Sở Ngành Tỉnh
|
Hàng năm
|
8. Khuyến khích các
thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh phát triển du lịch theo mô hình tăng
trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn tại các khu điểm du lịch và các cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch. Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch mới, có tính
độc đáo, dựa trên tài nguyên tự nhiên và nhân văn nổi trội của địa phương,
khai thác chuyên sâu ẩm thực truyền thống kết hợp chế biến các món ăn mới từ
nông sản xanh của địa phương, đặc biệt là ẩm thực Sen, để tạo ra nét “văn hoá
ẩm thực” riêng cho từng điểm du lịch, nhà hàng ăn uống, xây dựng thương hiệu
điểm đến gắn với món ăn đặc trưng.
|
Các Sở Ngành Tỉnh và Các đơn
vị có liên quan
|
Hàng năm
|
9. Rà soát, điều
chỉnh, bổ sung, thống nhất quy hoạch sử dụng đất của các khu di tích: Xẻo
Quýt, Gò Tháp,.. với kế hoạch sử dụng đất của địa phương có khu di tích, điểm
du lịch trọng điểm, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận, tham gia đầu tư
phát triển du lịch.
|
Các Sở Ngành Tỉnh và Các đơn
vị có liên quan
|
2022 - 2025
|
15
|
1. Tuyên truyền trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành, của cộng đồng về Kết luận số 249-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh;
phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực của người dân và toàn xã hội
trong quá trình phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương.
|
Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
|
Sở TTTT, các tổ chức chính
trị xã hội, Trường Chính trị Tỉnh, và các đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên, Hàng năm
|
16
|
1. Căn cứ chức năng,
nhiệm vụ của từng tổ chức phối hợp tuyên truyền, quảng bá về du lịch và vận
động, hỗ trợ đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng phát triển du
lịch gắn với thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa
phương. Phối hợp tham gia giám sát, phản biện xã hội các nội dung có liên
quan đến phát triển du lịch gắn với xây dựng hình ảnh địa phương.
|
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính
trị - xã hội Tỉnh
|
Các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
17
|
1. Duy trì chuyên
trang, chuyên mục tuyên truyền về các hoạt động du lịch. Tăng cường thời
lượng, chuyên mục, chuyên trang nhằm tuyên truyền sâu, rộng đến các tầng lớp
nhân dân tham gia thực hiện tốt nội dung Kế hoạch.
|
Báo Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Cổng thông
tin điện tử Tỉnh
|
Sở VHTTDL và các đơn vị có
liên quan
|
Thường xuyên, Hàng năm
|
2. Kịp thời thông tin,
phản ánh các hoạt động, sự kiện về du lịch tại địa phương và các hoạt động
xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phương trong nước và quốc tế.
|
Sở VHTTDL và các đơn vị có
liên quan
|
Thường xuyên, Hàng năm
|
3. Xây dựng các phóng
sự truyền hình thực tế để tuyên truyền, quảng bá du lịch và hình ảnh tỉnh
Đồng Tháp.
|
Sở VHTTDL và các đơn vị có
liên quan
|
Thường xuyên, Hàng năm
|
18
|
1. Thực hiện tốt vệ
sinh môi trường tại cơ sở và khu vực kinh doanh của đơn vị, chịu trách nhiệm
về an ninh trật tự trong khu vực do doanh nghiệp quản lý. Tham gia tích cực
vào các chương trình, sự kiện văn hoá - du lịch của địa phương.
|
Đề nghị Các khu di tích, điểm du lịch và doanh nghiệp du lịch, lữ
hành, vận chuyển, lưu trú, cơ sở sản xuất và bán hàng lưu niệm, đặc sản
Đồng Tháp
|
|
Thường xuyên, Hàng năm
|
2. Có kế hoạch đầu tư
nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tiện nghi phục vụ khách; đào tạo bồi dưỡng
nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch cho đội ngũ cán bộ quản
lý và nhân viên phục vụ. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá các sản phẩm
đặc trưng của đơn vị để kích cầu du lịch và tạo thương hiệu, hình ảnh đối với
khách du lịch.
|
|
Thường xuyên, Hàng năm
|
PHỤ LỤC 2
SẢN
PHẨM ĐẶC DU LỊCH TRƯNG TỪNG KHU DI TÍCH, ĐIỄM THAM QUAN DU LỊCH
(Kèm theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân Tỉnh)
1. Khu di tích Gò Tháp gắn với
Tháp Mười, phát triển theo hướng “Vương Quốc Sen - Văn hóa tâm linh”, gắn
với Làng văn hóa du lịch Sen Tháp Mười - Lễ hội Sen và bộ sưu tập Sen;
2. Khu di tích Xẻo Quít phát
triển theo chủ đề “Bảo tồn lịch sử gìn giữ hồn quê và bộ sưu tập hoa súng”;
3. Khu du lịch sinh thái Gáo
Giổng phát triển theo chủ đề “Làng ẩm thực đồng quê và bộ sưu tập tre”;
4. Vườn Quốc gia Tràm Chim phát
triển du lịch sinh thái “Đồng Tháp Mười thu nhỏ gắn với trải nghiệm cuộc sống
ngư dân mùa nước nổi”;
5. Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc
phát triển theo chủ đề là “Nơi giáo dục truyền thống cách mạng gắn với trải nghiệm
Làng Hòa An xưa”;
6. Thành phố Sa Đéc phát triển
theo chủ đề “Thành phố hoa của khu vực Nam Bộ gắn với Làng văn hóa du lịch
Sa Đéc - Festival Hoa”;
7. Thành phố Cao Lãnh phát
triển theo chủ đề “Đô thị Sen và xanh - Thủ phủ Đất Sen Hồng”;
8. Khu Du lịch Văn hóa Phương
Nam phát triển theo chủ đề “Đặc sắc văn hóa Phương Nam”./.
PHỤ LỤC 3
CÁC
TOUR, TUYẾN DU LỊCH NÔNG THÔN CHO HỌC SINH, SINH VIÊN, DU KHÁCH THÀNH THỊ VÀ
KHÁCH QUỐC TẾ
(Kèm theo Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân Tỉnh)
1. Tour du lịch “Về thăm
Làng Hòa An xưa”: Trải nghiệm các hoạt động tại khu tái hiện Làng Hoà An
xưa kết hợp tham quan Bảo tàng tổng hợp Tỉnh, viếng Đền thờ Ông, Bà Đỗ Công
Tường và tham quan tìm hiểu khu hành chính của UBND Tỉnh.
2. Tour du lịch “Về thăm
Làng nghề thủ công truyền thống”: Trải nghiệm Làng nghề dệt choàng Long
khánh kết hợp tham quan Đình Long Khánh, làng rau hữu cơ và tắm Cồn Long Khánh,
lưu trú tại các ngôi nhà cổ.
3. Tour du lịch “Về thăm
Làng quê thân thiện Cồn Phú Mỹ xanh”: Trải nghiệm nét sinh hoạt làng quê
tại Homestay, tham quan trải nghiệm mô hình du lịch nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao tại Trang trại ECOFARM kết hợp viếng Đền thờ Trần Văn Năng.
4. Tour du lịch “Về thăm
Làng chiếu trải nghiệm Chợ ma”: Tham quan trải nghiệm làng nghề dệt chiếu
Định Yên, Chợ chiếu (Chợ ma) kết hợp tham quan Đình Định Yên, lưu trú tại
Homestay Huỳnh Gia (nhà cổ gia đình Ông Huỳnh Phước Dũng).
5. Tour du lịch “Về thăm
Làng văn hóa du lịch Sa Đéc”: Tham quan trải nghiệm các hoạt động trồng,
chăm sóc hoa kiểng tại Làng hoa kiểng Sa Đéc, trải nghiệm Làng bột kết hợp
thưởng thức ẩm thực bánh dân gian Nam bộ và tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê,
Chùa Kiến An Cung và các di tích lịch sử văn hóa tại thành phố Sa Đéc.
6. Tour du lịch “Về thăm
Làng văn hóa du lịch Sen Tháp Mười”: Tham quan chụp ảnh, trải nghiệm,
thưởng thức ẩm thực sen và mua sắm sản phẩm chế biến từ sen kết hợp thăm viếng
Khu di tích Gò Tháp, trải nghiệm hoạt động văn hóa tâm linh gắn với tìm hiểu,
khám phá văn hóa phù Nam và Thiền viện Trúc lâm Tháp Mười…/.
Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kết luận 249-KL/TU tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021-2025
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Kế hoạch 61/KH-UBND ngày 25/02/2022 thực hiện Kết luận 249-KL/TU tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021-2025
8
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|